đề cương môn chủ nghĩa xã hội khoa học 2021

32 454 2
đề cương môn chủ nghĩa xã hội khoa học 2021

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trương Thị Hồng Nhung Lớp: trung cấp chính trị THẢO LUẬNMÔN: CNXHKHCâu 1: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy phân tích để khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại hiện nay? Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam?SMLS của GCCN là phạm trù cơ bản nhất, xuất sắc nhất của CNXH khoa học. Phát hiện ra SMLS của GCCN là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Chủ nghĩa Mác. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về SMLS của GCCN. Các phần tử cơ hội, xét lại và các thế lực thù địch đã lợi dung để tuyên truyền nhằm phủ nhận SMLS của GCCN và chủ nghĩa xã hội. I. Quan niệm GCCN:GCCN là giai cấp của những người lao động được hình thành và phát triển gắn liền với nền Sx công nghiệp ngày càng hiện đại, là giai cấp đại iện cho PTSX tiên tiến, cho LLSX phát triển ngày cành cao manh tính chất XHH, quốc tế hoá. Trong thời đại ngày nay, GCCN là gc duy nhất có SMLS lãnh đạo và và tổ chức quá trình CM để XD thành công CNXHCS. Hiện nay ở trong các nước TBCN, GCCN là ngưới lao động lám thuê nên bị nhà TB bóc lột còn ở trong các nước XHCN, GCCN là người làm chủ, họ có vai trò lãnh đạo XH.

Trương Thị Hồng Nhung - Lớp: H361 THẢO LUẬN MÔN: CNXHKH Câu 1: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy phân tích để khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại hiện nay? Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam? SMLS của GCCN là phạm trù cơ bản nhất, xuất sắc nhất của CNXH khoa học. Phát hiện ra SMLS của GCCN là một trong những cống hiến vĩ đại nhất của Chủ nghĩa Mác. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về SMLS của GCCN. Các phần tử cơ hội, xét lại và các thế lực thù địch đã lợi dung để tuyên truyền nhằm phủ nhận SMLS của GCCN và chủ nghĩa xã hội. I. Quan niệm GCCN: GCCN là giai cấp của những người lao động được hình thành và phát triển gắn liền với nền Sx công nghiệp ngày càng hiện đại, là giai cấp đại iện cho PTSX tiên tiến, cho LLSX phát triển ngày cành cao manh tính chất XHH, quốc tế hoá. Trong thời đại ngày nay, GCCN là g/c duy nhất có SMLS lãnh đạo và và tổ chức quá trình CM để XD thành công CNXHCS. Hiện nay ở trong các nước TBCN, GCCN là ngưới lao động lám thuê nên bị nhà TB bóc lột còn ở trong các nước XHCN, GCCN là người làm chủ, họ có vai trò lãnh đạo XH. II. Nội dung Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân : Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của gccn là tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản để đấu tranh giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bất công, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. III.Phê phán những quan điểm sai lầm phủ nhận vai trò SMLS của GCCN. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các phần tử cơ hội, xét lại và các thế lực thù địch đã lợi dung để tuyên truyền nhằm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhận và chủ nghĩa xã hội. Các quan điểm cho rằng: GCCN đã hoà tan vào CNTB, CNTB đã trở thành CNTB nhân dân và SMLS của GCCN không còn và đã chuyển giao cho tầng lớp trí thức. các quan điểm này sai là vì: - Hiện nay, CNTB vẫn giữ nguyên bản chất của nó là duy trì chế độ tư hữu, thì bản chất bóc lột của nó vẫn còn làm cho Mâu thuẫn xung dột giữa GCCN với GCTS ngày càng trở nên gay gắt và nhà TB vẫn luôn tìm mọi cách xoa dịu mâu thuãn đến mức có thể nên gccn không thể hoà tan vào CNTB. - Ngày nay khoa học phát triển, công nhân không còn trình độ lao động cơ bắp mà chuyển sang lao động trí óc và bản thận họ vẫn là người lao làm thuê ,vẫn là những người bị bóc lột và có lợi ích đối lập với GCTS nên GCCN có tính CM triệt để hơn còn tri thức thiếu tính CM triệt tuy trí thức có vai trò to lớn trong sự phát triển của XH nhưng lao động của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ chủ yếu là những giá trị tinh thần còn SXVC quyết định cho sự tồn tại của XH vẫn gắn liền với GCCN vì vậy giai cấp công nhân vẫn là giai cấp cơ bản của XH , có vai trò to lớn đối với CM thế giới. Để bảo đảm cho sự phát triển của XH loài người phát triển nhanh và bền vững gắn liền với SMLS của GCCN vì thế trong giai đoạn hiện nay GCCN vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử của mình vì: -GCCN vẫn còn là LLSX tiên tiến, hàng đầu đi đầu trong đấu tranh chống CNTB hiện đại, vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư nặng nề và mang bản chất quốc tế rõ nét trong quá trình toàn cấu hoá. -Ngày nay giai cấp công nhân phát triển ngày càng đông về số lượng và tăng về chất lượng: bản lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, có năng lực đề ra chính sách, tổ chức thực hiện , quy động được lực lượng. - Mặt khác GCCN có thêm một số biểu hiện mới do tác động của sự phát triển của LLSX hiện đại và những điều chỉnh của QHSX TBCN nên một bộ phận lớn công nhân được trí tuệ hoá với tri thức và kỹ năng lao động cao luôn gắn bó với CM khoa học và công nghệ hiện đại nên GCCN trở thành LL cơ bản cho sự phát triện của XH đại diện cho PTSX tiên tiến. - QHSX TBCN vẫn giữ nguyên bản chất chỉ thay đổi về hình thức. Nó hình thành nên những tập doàn TB lón và nó không thể giải quyết được mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX biểu hiện về kinh tế là kinh tế TB khủng hoảng với chu kỳ ngày càng rut ngắn làm cho đời sống của giai cấp công nhân khó khănn bấn cùng làm cho đấu tranh G/C gia tăng và đỉnh cao là cuộc CM XHCN xảy ra và trỏ thánh hiện thực tiêu biểu là cuộc CMT10 Nga do GCCN lãnh đạo tổ chức thực hiện giành thắng lợi. Do đó đến nay GCCN vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử Vì vậy, vấn đề khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại hiện nay đang đặt ra một cách bức thiết trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hiểu rõ ý nghĩa và nội dung căn bản cụ thể của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn mới – giai đoạn phải thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. IV. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Chủ nghĩa Mác Lênin xác định giai cấp công nhân chính là giai cấp có sứ mệnh lịch sử hết sức to lớn là xoá bỏ chế độ bóc lột TBCN, thực hiện sự chuyển biến cách mạng từ XH TBCN lên xã hội XHCN và Cộng sản chủ nghĩa.Theo Mác và Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải do ý muốn chủ quan của giai cấp công nhân hoặc do sự áp đặt của các nhà tư tưởng mà do những điều kiện khách quan quy định. 1.Trước hết đó là do địa vị kinh tế xã hội của giai cấp công nhân quy định nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. . + CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại và phát triển của lực lượng sản xuất. Sự ra đời của nền đại công nghiệp, một mặt tạo ra cơ sở vật chất, mặt khác sản sinh ra giai cấp công nhân, lực lượng xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất mới, lực lượng sản suất hiện đại, tiên tiến. Giai cấp công nhân xét về nguồn gốc ra đời là con của nền đại công nghiệp, sinh ra và phát triển theo đà phát triển của kỹ thuật và công nghiệp, họ chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trong khi đó quan hệ sản xuất TBCN lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn cơ bản trong lòng XHTB và được biểu hiện ra ngoài bằng mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp công nhân - đại diện cho lực lượng sản xuất mới - với giai cấp tư sản - đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời. + Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Một khi quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ xảy ra xung đột gay gắt trong xã hội, lúc đó giai cấp tiên tiến trong xã hội - đại diện cho lực lượng sản xuất mới - sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị, thiết lập quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, tạo nên phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn phương thức sản xuất cũ bị thay thế. Khi ấy hình thái kinh tế xã hội cũ sẽ thay đổi bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao, tiến bộ hơn : đó là quy luật phát triển cơ bản của xã hội loài người đã được lịch sử chứng minh, không một học thuyết nào bác bỏ được 2.Giai cấp công nhân là giai cấp có khả năng giải quyết mâu thuẩn phương thức sản xuất TBCN - Với mâu thuẫn trong xã hội tư bản, sớm hay muộn người đại diện cho lực lượng sản xuất mới sẽ lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh lật đổ giai cấp tư sản - đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời - thiết lập quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất tiên tiến, cơ bản nhất của phương thức sản xuất TBCN,vì vậy nó sẽ là người quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN, hình thành phương thức sản xuất mới : phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa, nền tảng cho xã hội CSCN ra đời - Mặt khác, trong xã hội tư bản, giai cấp công nhân luôn luôn phát triển ngày càng đông về số lượng và tăng về chất lượng cùng với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và quá trình CNH-HĐH nền kinh tế. Về số lượng: Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế Năm 1950 thế giới có 290 triệu công nhân 1990 615 1998 800 2010 dự báo có 1,2 Tỷ công nhân Về chất lượng: Chất lượng công nhân được nâng lên cao, từ lao động bằng tay chân – giản đơn sang lao động bằng máy móc – trí óc – lao động bằng chất sám. Lao động ngày nay phát triển với trình độ tự động hóa cao kết hợp với sử dụng trang thiết bị khoa học kỷ thuật hiện đại. Đội ngũ công nhân trí thức ngày càng đông có bằng cấp và học vị cao ( sưu tầm số liệu ) Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học-công nghệ, trình độ người lao động nói chung cũng được nâng lên đáng kể. Thể hiện ngay ở nước ta nhưng năm gần đây trình độ học vấn của công nhân đã tăng nhanh. Nếu như năm 1986 ta có khoảng 40% công nhân có văn hoá cấp PTTH thì đến nay số lượng đó là 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 chỉ 26%, năm 2006 khoảng 31%. Ở các nước tư bản phát triển phần lớn công nhân có trình độ lành nghề. Chỉ có khoảng 10 % công nhân có trình độ thấp và không lành nghề. Cơ cấu công nhân lao động ở các khu vực: Nước Ngành nông lâm nghiệp Khai thác chế tạo dịch vụ, công nghệ cao Mỹ 3% 28% 71% Nhật 7% 34% 59% Đức 4% 38% 58% Anh 2% 29% 69% Pháp 5% 29% 66% Tuy nhiên, sự phát triển của giai cấp công nhân cũng đồng thời dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ CNTB, hình thành xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN. Hiện nay, giai cấp tư sản đã và đang tìm mọi cách để điều chỉnh các quan hệ TBCN nhằm cứu vãn chế độ thống trị của giai cấp mình và trên thực tế giai cấp tư sản đã đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưng vẫn không khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của XHTB, vẫn phải thường xuyên đối đầu với các cuộc khủng hoảng nặng nề với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp thường xuyên không tránh khỏi của hàng chục triệu người, những khoảng nợ công chồng chất. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề nhưng bức tranh toàn cảnh của sự phát triển lực lượng sản xuất thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, dù có trãi qua những bước thăng trầm, quanh co nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử. 3. Do yêu cầu phát triển của XH: Nhu cầu phát triển nhanh nhân bản và bền vững của thế giới hiện đại cũng là điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. -CNTB phát triển không bền vững ngày càng de dọa đến loài người : nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng - Mục tiêu cuối cùng của CNTB là lợi nhuận nên chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tình trạng áp bức bóc lột ngày cáng gia tăng, càng nảy sinh ra những vấn đề bất ổn về xã hội phát triển bất chấp hậu qủa như: Kinh doanh ma túy, mua bán nội tạng con người… - Chế độ XHCN là dựa trên chế độ công hữu về TLSX, nó hướng tới những công nghệ mới đảm bảo cho sự phát triển của XHJ loài người phát triển nhanh và bến vững gắn liền với SMLS của GCCN. V. Liên hệ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ một nước thuộc địa nửa phong kiến ngay từ đầu gánh vác SMLS trước tiên là làm cuộc CMDTDC nhân dân thông qua Đảng lãnh đạo và đã hoàn thành. Giai đoạn hiện nay, SMệnh của GCCN VN là tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo sự nghiệp CM trong giai đoạn mới XD CNXH bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Phát triễn đất nước cùng với việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. + Là lực lượng đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển đội ngũ trí thức. GCCN là nồng cốt của liên minh công – nông – trí thức hiện nay. + GCCN VN có những điểm mạnh cơ bản và nhiều hạn chế yếu kém. về số lượng giai cấp công nhân còn ít , tỷ lệ cơ cấu công nhân trong dân cư quá thấp. Về chất lượng, giai cấp công nhân còn nhiều mặt hạn chế, biểu hiện ở sự giác ngộ về sứ mệnh lịch sử, vai trò, trách nhiệm của giai cấp còn yếu do trình độ nhận thức lý luận kém,. Một bộ phận công nhân chạy theo lối sống thực dụng, ít tha thiết chính trị. Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật còn thấp chưa đáp ứng yêu cấu thực tiễn, công nhân lành nghề ít, trình độ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đặc biệt quản lý kinh tế còn non kém. Ngoài ra công nhân Việt Nam còn có tính tổ chức kỷ luật chưa cao, mang nặng tâm lý tác phong, tập quán, lối sống của người nông dân sản xuất nhỏ, tiểu tư sản và còn bị ảnh hưởng của tàn dư thực dân phong kiến. * Phương hướng, giải pháp xd GCCN VN trong giai đoạn hiện nay: Để hoành thánh SMLS của GCCN VN hiện nay là đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ví thế phải đề ra phướng và mục tiêu thích hợp xd GCCN đáp ưng yêu cấu SN CM: +XD bản lĩnh chính tri của GCCN VN .Xây dựng giai cấp công nhân phát triển lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc; . Nhạy bén và vững vàng trước những phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình đất nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc và hợp tác quốc tế; . Xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng thộng qua đội tiền phong là đảng cộng sản vn, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; . Là nồng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; + XD GCCN Phát triển nhanh chóng về số lượng, nâng cao chất lượng về nhiều mặt nhất là xd ĐCSVN vững mạnh toàn diện về nhiều mặt, có cơ cấu đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước; + Ngày càng được trí thức hóa, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – khoa học tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế trí thức; có tác phong công ngiệp và kỷ thuật lao động cao; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các mục tiêu quan hệ chặc chẽ với nhau, để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, thực hiện giai cấp lãnh đạo cách mạng , giai cấp tiên phong và đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN xhcn, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (Thêm trang 29 GT CNXHKH) Câu 2 Hãy trình bày vai trò của Đảng Cộng Sản đối với sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân ? Liên hệ Đảng Cộng Sản Việt Nam ? TRẢ LỜI I DẪN NHẬP GCCN muốn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình phải có Đcs lãnh đạo. Đó là nguyên lý là tất yếu khách quan. Một ĐCS trung thành với sự nghiệp , lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của gccn được thể hiện trên những vấn đề sau: II ĐẢNG CỘNG SẢN LÀ GÌ ? + ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng là một tổ chức chính trị thống nhất, chặt chẽ gồm những người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc; lấy chủ nghĩa Mac – lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. + ĐSC là một bộ phận hữu cơ, nằm trong giai cấp công nhân. Đảng chẳng những là đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân mà còn là đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của toàn thể nhân dân lao động và dân tộc. + ĐCS có khả năng đúc kết, nhận thức được các quy luật vận động của xã hội trong lịch sử và tương lai; là người dẫn dắt giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng của cuộc cách mạng dân tộc xã hội chủ nghĩa. + ĐCs là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân. Đảng lãnh đạo và tổ chức gccn, nhân dân lao động vượt qua khó khăn, thách thức, đấu tranh giành thắng lợi nầy đến thắng lợi khác. Đảng lãnh đạo tổ chức, giác ngộ công nhân, định ra đường lối, chiến lược, sách lược đúng đắn, đoàn kết toàn dân tộc đấu tranh lật độ chế độ tư bản, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. III VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘN SẢN: + Có ĐSC lãnh đạo cuộc đấu tranh của gccn mới chuyển từ tự phát thành tư giác. Có ĐCS lãnh đạo thì giai cấp công nhân mới có đường lối, phương pháp cách mạng đúng để tập hợp, đoàn kết các tầng lớp, giai cấp xã hội khác, đoàn kết toàn dân tộc tiến hành tiến hành cánh mạng xhcn thắng lợi. Ví dụ: Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trước năm 1930, tuy anh dũng , kiên cường nhưng cuối cùng đều thất bại, vì chưa có sự lãnh đạo của Đảng cộn sản. Từ khi có đcs lãnh đạo đến nay, cách mạng vn đi từ thắng lợi nầy đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng tám thành công, kháng chiến chống xâm lược thắng lợi, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, và ngay nay đang lãnh đạo nhân dân ta thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước thu dược nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM: + Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; + Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ngang tầm với nhiệm vụ; + Phê phán mọi biểu hiện xem nhẹ, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. V LIÊN HỆ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: Câu 3 Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ? liên hệ với đặt trưng chủ nghĩa xã hội ở VN ? TRẢ LỜI I XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LÀ GI ? II NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CNXH: Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội trong đó bao gồm những đặc trưng cụ thể nhất định, phản ánh đầy đủ bản chất, đặc điểm của chế độ xã hội mới, mục tiêu, lý tưởng và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội về cơ bản có 6 đặc trưng: + Cở sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp. Xã hội xã hội chủ nghĩa với tính cách là một xã hội phủ định biện chứng xã hội tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất của nó nhất thiết phải là cơ sở của nền đại công nghiệp phát triển và hoàn thiện trên một trình độ cao của nó. + Xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; Trong tuyên ngôn của Đảng Công Sản , Cac Mac đã chỉ rỏ đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản. + Tạo ra cách tổ chức lao động kỷ luật mới; CNXH quan tâm và coi trọng việc tổ chức lao động và kỷ luật lao động nhằm khắc phục những tàn dư lao động đã bị tha hóa trong nền sản xuất tư bản, làm cho người lao động xứng đáng với địa vị làm chủ của mình. +Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; * Do của cải làm ra chưa dồi vào như chủ nghĩa cộng sản nên chủ nghĩa xã hội thực hiện theo nguyên tác phân phối theo lao động; theo đó mỗi người sản xuất được nhận từ xã hội một lượng sản phẩm tiêu dùng ngang với hiệu quả lao động mà họ làm ra cho xã hội, sau khi đã đóng góp một khoảng vì lợi ích chung. +Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích , quyền lực và ý chí của nhân dân lao động; *Đó là nhà nước của dân , do dân và vì dân. *Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước là thực hiện sự lãnh đạo của chính Đảng của giai cấp công nhân đối với toàn xã hội nhằm bảo vệ và phát triển nền dân chủ XHCN , bảo đảm quyền làm chủ thuộc về nhân dân lao động. + Giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện sự bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Những đặc tưng nêu trên của cnxh quan hệ chặc chẽ và bổ sung cho nhau, thể hiện trình độ phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn của cnxh so với cntb . Trong tiến trình phát triển của cnxh hiện thực, những đặc trưng đó đang được nhận thức, bổ sung, hoàn thiện them. III NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CNXH VIỆT NAM 1 - Đặc trưng bao quát nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa do nhân dân ta xây dựng được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định.: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ xã hội trước đó. Xã hội tư bản có đời sống vật chất và tiện nghi rất cao; dân có thể giàu, nước có thể mạnh, nhưng từ trong bản chất của chế độ xã hội tư bản, ở đó không thể có công bằng và dân chủ: nhà nước là nhà nước tư sản; giàu có là cho nhà tư bản; sự giàu mạnh có được bằng quan hệ bóc lột. Trong xã hội như vậy, người dân không thể là chủ và làm chủ xã hội. Xây dựng xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” là quá trình vô cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài trong hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam - một nước còn nghèo, đang phát triển, chưa có “nền đại công nghiệp” (điều kiện cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội như C.Mác đã chỉ rõ), v.v Nhưng để trở thành xã hội xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng nêu trên, không có cách nào khác là toàn Đảng, toàn dân ta phải nỗ lực sáng tạo, chiếm lĩnh các đỉnh cao của xã hội. Và, Việt Nam đang từng bước đạt tới các mục tiêu cần có trong hiện thực. Đảng ta đã vạch ra phương hướng, chính sách cụ thể, có cơ sở lý luận - thực tiễn để thực hiện trong hiện thực: “nước mạnh” gắn với “dân giàu”, “công bằng” và “văn minh”, bảo đảm “dân chủ”; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hoàn thiện nhà nước pháp quyền với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; v.v 2 - Xã hội “do nhân dân làm chủ”. “Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã hội của loài người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuy nhiên trong thực tiễn lại là chuyện khác: Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân các dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được quyền đó. Cho nên “nhân dân làm chủ xã hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng này không thể tách rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Nói dân giàu, nước mạnh chính là thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân đối với nhà nước - dân là chủ. “Dân chủ” trong đặc trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận hành theo chế độ và nguyên tắc dân chủ. Và chính nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ”. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải là “công bộc” của nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ. 3 - “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”. Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển. Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã hội. Đến lượt mình, nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại. Mác đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội chỉ thực hiện được bởi “một nền đại công nghiệp”. Nền đại công nghiệp phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại. Lực lượng sản xuất hiện đại quyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới. Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Với các nội dung và lô-gíc vận động như đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao - điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ nghĩa. 4 - “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nếu như “nền kinh tế phát triển cao” là nội lực, là sức mạnh vật chất cho phát triển xã hội thì văn hóa là nguồn lực tinh thần bên trong của phát triển xã hội. Văn hóa là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh con người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại. Mỗi nền văn hóa phải kết tinh tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại, đồng thời phải chuyển hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng của mình. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì vậy, chính là mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội đó phát triển. Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và văn hóa thời đại để phát triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh cho xã hội phát triển. Hơn nữa, bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa là tiến bộ, khoa học và nhân văn. Cho nên, chủ nghĩa xã hội đồng chất và cùng chiều với văn hóa; phấn đấu cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cũng chính là phấn đấu cho những giá trị văn hóa - xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội văn hóa cao. Những phẩm chất, những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa là những phẩm chất và giá trị phổ quát của xã hội tương lai. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội đại đồng không tồn tại những bản sắc riêng biệt. Xã hội xã hội chủ nghĩa là một vườn hoa muôn sắc các phẩm chất, các giá trị, ở đó bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng người khác nhau phải được độc lập tồn tại, tôn vinh, phát huy, phát triển. Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương phát triển nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất trong đa dạng, làm phong phú diện mạo văn hóa Việt Nam. 5 - “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Nói đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa đều là vì con người. Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó là sản phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên nhiên. Bởi con người có trí tuệ và tình cảm, có khát vọng và khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểu biết để tạo cho mình một thế giới Người - thế giới Văn hóa. Cho nên lịch sử của loài người là lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ mọi lực cản thiên nhiên và xã hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất - xã hội đó chính là xã hội xã hội chủ nghĩa. Bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa, trình độ phát triển của xã hội chủ nghĩa, rõ ràng, là bản chất và trình độ phát triển Người, của Con người. Xã hội xã hội chủ nghĩa phải đem lại ấm no cho con người như là đòi hỏi tiên quyết. Nhưng bản tính con người là không bao giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được. Con người phải được tự do - tự do không chỉ bó hẹp trong nghĩa được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nô dịch, kìm hãm về mặt xã hội. Điều quan trọng hơn là nó được thăng hoa tiềm năng trí tuệ, tình cảm và năng lực vốn có để thực hiện những khát vọng cao đẹp của mình. Sự phát triển toàn diện con người là ước mơ, khát vọng của con người tự do. Xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nơi: sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người như C.Mác đã nói. Đặc trưng Người nhất của khát vọng con người là hạnh phúc. Bởi có thể người ta giàu có, đầy đủ tiện nghi, được phát triển, song vẫn bất hạnh. Hạnh phúc là trạng thái yên lành, hài hòa, là tinh thần thoải mái biểu hiện sự mãn nguyện thanh cao nhất của con người. Phấn đấu đạt tới một xã hội bảo đảm hạnh phúc cho con người, đó là một xã hội văn hóa cao. 6 - “Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Nếu như các đặc trưng nêu trên (kinh tế, văn hóa, con người) là những yếu tố thuộc phẩm chất bên trong tạo nên một chỉnh thể xã hội, thì ở đặc trưng này đòi hỏi những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại bền vững của xã hội lành mạnh. “Bình đẳng” là một phẩm chất và giá trị nhân quyền thể hiện trình độ phát triển và chất nhân văn cao của xã hội. Một đòi hỏi quan trọng của xã hội chủ nghĩa là bảo đảm bình đẳng không chỉ cho cá nhân người công dân, mà còn ở cấp độ cho tất cả các cộng đồng, các dân tộc trong một quốc gia. Ngay trong xã hội hiện đại, ở các nước phát triển, thực hiện bình đẳng giữa các tộc người, các dân tộc cũng đang là vấn đề nan giải. Mặt khác, “đoàn kết” là sức mạnh - đó là một chân lý. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã kêu gọi: Những người lao động ở tất cả các nước trên thế giới đoàn kết lại (C.Mác); còn trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. Đồng thời đây cũng là một giá trị đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa. “Bình đẳng” và “đoàn kết” chính là nền tảng của sự “tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển”. Tôn trọng và giúp nhau không chỉ là tình thương, lòng nhân đạo, mà thực sự là đòi hỏi, yêu cầu, trách nhiệm và điều kiện thiết yếu cho sự phát triển của từng cá nhân, cộng đồng, dân tộc; là một tiêu chuẩn quan trọng của xã hội phát triển. Đoàn kết toàn dân, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc đã làm nên thành công của cách mạng Việt Nam. Và giờ đây, tinh thần đó, phương châm đó đang là những nét đặc sắc của giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7 - “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Nhà nước pháp quyền là một hình thức quản lý nhà nước trên một trình độ cao và hiệu quả. Nó điều hành hoạt động của các cơ quan nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Nhưng vấn đề ở đây là pháp luật nào? Pháp luật của ai và vì ai? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước quản lý và điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân với nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức và quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật đó và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đòi hỏi khách quan để thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa hiện nay. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không thể nào khác là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đảng mang bản chất, lý tưởng, nội dung xã hội chủ nghĩa, là đảng thực hiện mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. 8 - “Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”. Theo nguyên lý phát triển xã hội, đặc biệt trong thế giới hiện đại, mỗi quốc gia là một bộ phận hợp thành cộng đồng quốc tế. Sự phát triển quốc gia xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có được khi đẩy mạnh “quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”. Quan hệ hữu nghị và hợp tác chính là thể hiện bản chất hòa hảo, thiện chí và tạo điều kiện cho các quốc gia hội nhập, tiếp thu những thành quả phát triển của mỗi bên, tích lũy kinh nghiệm và rút ngắn quá trình phát triển của mỗi nước. Điều có ý nghĩa lớn lao hơn là ở chỗ, “hữu nghị”, “hợp tác”, “phát triển” chính là bản chất, là khát vọng hòa đồng theo bản chất trí tuệ và tình cảm nhân văn cao cả có tính nhân loại của con người, của loài người; điều thể hiện bản chất cao đẹp nhất của xã hội xã hội chủ nghĩa. Qua đó chúng ta thấy quan điểm, đường lối, chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước sau đều phù hợp với bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa nêu trên. Đây là một đặc trưng nổi bật của nội dung và mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và chính nó là yếu tố, điều kiện để Việt Nam phát triển nhanh chóng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được đặc trưng nêu trên, Đảng ta vạch ra đường lối đối ngoại: độc [...]... lãnh đạo của Đảng; + Phát triển nhanh chóng về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước; + Ngày càng được trí thức hóa, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – khoa học tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế trí thức; có tác phong công ngiệp và kỷ thuật lao động cao; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Các mục... chon con đường xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã quốc tế hóa lực lượng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam giao lưu và hợp tác quốc tế mà thực hiện bước “rút ngắn” ; cho các quốc gia dân tộc phát triển theo con đường phi tư bản chủ nghĩa; tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, xay dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã... nghiệp với dịch vụ, khoa học và công nghệ trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất + Phải đặc biệt chú trọng nông nghiệp để nó thật sự trở thành cơ sở của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước + cần thỏa mãn những lợi ích kinh tế thiết thực trước mắt cho nông dân thì mới xây dựng được cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa công sản + Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp... đền ơn đáp nghĩa; hỗ trợ nông dân, công nhân trí thức, người có công với sự nghiệp cách mạng + Nâng cao dân trí, kiến thức và khoa học công nghệ, nhận thức về chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội cho công nông, trí thức + Làm tốt công tác huy hoạch tổng thể phát triển công ngiệp, khoa học công nghệ và đô thị gắn với huy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn, các kết cấu hạ tầng ngày càng thuận tiện và... ở trong một nước nhất định phải hợp nhất lại trong các tổ chức vô sản thống nhất Cương lĩnh dân tộc của Lenin là cơ sở lý luận để phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nghiên cứu vận dụng trong các vấn đề về giải phóng dân tộc, quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa với cách mạng giải phóng dân tộc Đến năm 1920 , Cương lĩnh dân tộc của Lenin bổ sung , phát triển thành bản bản sơ thảo lần thứ nhất... cùng phát triển” II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC: Nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng ta hiện nay tập trung ở cương lĩnh năm 1991 các Nghị quyết đại hội, nhiều nghị quyết cùa BCH TW Đảng -Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đại Hội lần thứ VII , Đảng ta xác định : “ Thực hiện chính sách bình đẳng đoàn kết tương... đẳng đại học trở lên đạt 2.337.000 người; trong đó có hơn 14000 tiến sỹ khoa học và tiến sỹ; hơn 16.000 thạc sỹ.Cùng với các tầng lớp nhân dân lao động, lực lượng nầy đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp , hiện đại hóa đất nước Đảng và Nhà nước ta xác định việc đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật là quốc sách hàng đầu Do thể lực và trình độ học vấn của... nhất: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức” Đặc trưng của cnh, hđh là sử dụng một cách phổ biến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng xuất lao động xã hội cao Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ( Đại Hội... nâng cao đời sống nhân dân Hai là: phát triển nhanh hơn về công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa Ba lá: phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ 3 Nội dung của văn hóa xã hội của liên minh _ Mục tiêu trên lĩnh vực của liên minh nầy là: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu... việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu , kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặt biệt về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại” Biểu hiện cụ thể: + Đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống . Trương Thị Hồng Nhung - Lớp: H361 THẢO LUẬN MÔN: CNXHKH Câu 1: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy phân tích để khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp. thắng lợi mục tiêu dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (Thêm trang 29 GT CNXHKH) Câu 2 Hãy trình bày vai trò của Đảng Cộng Sản đối với sứ mệnh lich sử của giai cấp công

Ngày đăng: 03/10/2014, 19:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan