1 Phương hướng cơ bản:
Đảng ta luôn nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề con người và việc phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, coi đó vừa là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng vừa là yêu cầu của chính sự nghiệp hoàn thiện bản thân con người, xay dựng con người mới XHCN.
Phương hướng cơ bản để phát huy nhân tố con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được Đảng ta đề cập trong các nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều nghị quyết của BCH TW; thể hiện sâu sắc và cụ thể trong chủ trương, chính sách của nhà nước:
Thứ nhất: “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trí thức”.
Đặc trưng của cnh, hđh là sử dụng một cách phổ biến nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ( Đại Hội X) chúng ta phải gắn cnh, hđh với phát triển kinh tế tri thức nhằm gút ngắn quá trình cng, hđh tạo ra cơ sở vật chất kỷ thuật cần thiết cho cnxh.
Đẩy mạnh cnh, hđh và từng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế tri thức là căn cứ khoa học và phù hợp với xu thế chung của thới đại. Điều nầy chỉ thành công khi có chính sách đúng về phát triển nguồn nhân lực và phát huy có hiệu quả nhân tố con người Vn.
Tóm lại: ngh, hđh vừa là điều kiện vật chất cần thiết và quan trọng để phát triển đất nước, nâng cao chất lượng đời sống con người, để bồi dưỡng phát huy nhân tố con người, đồng thới vừa đặc ra yêu cầu khách quan phải phát huy nhân tố con người- yếu tố quyết định đến thắng lợi cnh, hdh đất nước.
Thứ hai, xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách xã hội phù hợp.
Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành hệ thống chính sách của Đảng và Nn ta, là sự thể hiện lý tưởng chính trị, cương lĩnh, đường lối cm của đảngcộng sản, trong hệ thống pháp luật của nhà nước xhcn và thể hiện bằng quá trình tổ chức thực hiện trong cuộc sống. Chính
sách xã hội thể hiện trên tất cả các lĩnh vực và thể hiện rỏ nhất bản chất của một chế độ xã hội.
Chính sách xã hội phải hướng tới con người và vì con người, qua đó chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người được học tập, rèn luyện phấn đấu vươn lên và cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước. Để thực hiện được điều đó phải bảo đảm: “ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt hóa trình phát triển”
Thứ ba, từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của chế độ xhcn.
Cơ chế quản lý của một xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giữa cá nhâ với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nhằm thực hiện mục đích quản lý xã hội theo một định hướng nhất định của giai cấp cầm quyền.
Chế độ xhcn là chế độ quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ trên mọi lĩnh vực. Do vậy, xã hội phải tạo ra những điều kiện thuận lợi đề người lao động có thể tham gia tích cực vào công việc quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, qua đó nhân tố con ngưới mới phát huy một cách hiệu quả vào các qu1 trình phát triển.
Thứ tư : thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.
Cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa có nhiệm vụ trang bị lý luận chủ nghĩa Mac – lenin, tư tưởng HCM cho quần chúng nhân dân lao động. Do vậy thực hiện cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa chính là nhằm bồi dưỡng, phát triển và phát huy tốt hơn nhân tố con người VN trong quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc xhcn.
2Những giải pháp phát huy nhân tố con người VN
2.1Trên lĩnh vực kinh tế
Xác lập địa vị làm chủ của người lao động trong quá trình lao động sản xuất thông qua việc tạo điều kiện cho họ làm chủ những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế. Phát huy sáng kiến của người lao động trong quá trình lao động sản xuất thông qua việc tạo điều kiện cho họ làm chủ những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi thành phần kinh tế. Phát huy sáng kiến của người lao động trong quá trình lao động sản xuất, phát triển kinh tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại…của người lao động; thực hiện phân phối công bằng, công khai và dân chủ.
Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi địa phương trong quá trình sản xuất kinh doanh; phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.