NHÂN TỐ CON NGƯỜ 1 Khái niệm về con người:

Một phần của tài liệu đề cương môn chủ nghĩa xã hội khoa học 2021 (Trang 28 - 29)

1 Khái niệm về con người:

Từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm, trào lưu tư tưởng, triết học khác nhau về con người và bản chất con người nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác – Lenin mới đưa ra quan niệm đúng đắn và khoa học.: “ Con người là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học, đồng thời là một thực thể xã hội, mang bản chất xã hội.”

Quan điểm về con người của chủ nghĩa Mác – Lenin được thể hiện:

+ Hai mặt cơ bản nhất của con người là mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt đó thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Chịu sự tác động của các mặt xã hội, mặt tự nhiên của con người được nâng lên làm cho con người khác hẳn động vật. Chính vì vậy mà Các Mác quan niệm : con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt, một thực thể tự nhiên đã được nhân loại hóa.

+ Bản chất tự nhiên của con người là gắn bó với đồng loại không thể tách rời, đồng thời là những cá nhân với ý nghĩa đầy đủ.

+ Trong xã hội có giai cấp, con ngưới bao giờ cũng mang tính giai cấp và mang dấu ấn thời đại. Ben cạnh tính chất cơ bản đó , con ngưới còn có tính chất dân tộc và tính nhân loại. Song với bản chất vốn có của mình, con người luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp của nhân loại

Trên tất cả các ý nghĩa đó C Mác đã khái quát : “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.

Chỉ có CM XHCN mới có đủ điều kiện để hướng con người phát triển và nhân lên giá trị, bản chất tốt đẹp của mình.

2 Khái niệm nhân tố con người:

Là bản thân con người được xem xét về vai trò và tác động của nó đối với tiến trình phát triển của lịch sử.

Nhân tố con người bao hàm những mặt sau :

+ Là một nhân tố xã hội để phân biệt nó với các nhân tố khác trong đời sống xã hội ( như nhân tố kinh tế, kỹ thuật , tài nguyên….) được huy động vào hóa trình hoạt động thực tiễn để đem lại sự phát triển và tiến bộ xã hội.

+ Là những tiêu chí về số lượng và chất lượng của dân số và lao động. Nó nói lên khả năng của con người, của một cộng đồng người trong một hoàn cảnh xã hội - lịch sử nhất định cần phải được khai thác và phát huy trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội, mà trước hết và chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động của con người.

+ NTCN bao gồm một chỉnh thể các giai cấp, các tầng lớp xả hội, các dân tộc, các tôn giáo, các giới, các lứa tuổi…khác nhau, nhưng liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của cộng đồng để thúc đẩy tiến bộ xã hội.

+ NTCN là những tiêu chí về nhân cách, bao gồm toàn bộ những yếu tố như phẩm chất, năng lực, đạo đức, tư tưởng, tính cảm, chức năng xã hội của con người….có thể khai thác, phát huy trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội. Trong cấu trúc nhân cách, đạo đức và năng lực là hai thành phần cốt yếu để tạo nên nhân cách của con người. Trong đó, đạo đức được xem là cái gốc có giá trị định hướng cho hoạt động của con người hướng tới những giá trị nhân đạo, tiến bộ và phát triển bền vững. Còn năng lực, đặt biệt là năng lực sáng tạo là điều kiện và khả năng hiện thực để con người vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới thúc đẩy xã hội phát triển.

Tóm lại: NTCN là một phạm trù triết học xã hội dùng để nhấn mạnh mặt hoạt đông của con người với tư cách là chủ thể của toàn bộ tiến trình lịch sử; đồng thời, bao gồm cả những phẩm chất, nhân cách, tìm năng và năng lực sáng tạo của con người được huy động vào quá trình cải tạo tư nhiên, cải tạo xã hội vì lợi ích của xã hội, nhân loại và của chính bản than con người.

Một phần của tài liệu đề cương môn chủ nghĩa xã hội khoa học 2021 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w