1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội

62 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 3,67 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo Đại học khóa học 2008 – 2012 tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học và giảng viên hướng dẫn. Tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận : “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội ” Sau một thời gian từ hình thành ý tưởng nghiên cứu, lập đề cương, triển khai đề tài, xử lý nội nghiệp và viết báo cáo đến nay khóa luận đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, tiến sỹ Nguyễn Trọng Bình người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm học, cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã bồi dưỡng kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu làm khóa luận tốt nghiệp. Xin được gửi tới các bạn bè đồng khóa đã khuyến khích, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và động viên tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn bè đồng khóa để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn

LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình đào tạo Đại học khóa học 2008 – 2012 tại trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học và giảng viên hướng dẫn. Tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận : “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội ” Sau một thời gian từ hình thành ý tưởng nghiên cứu, lập đề cương, triển khai đề tài, xử lý nội nghiệp và viết báo cáo đến nay khóa luận đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, tiến sỹ Nguyễn Trọng Bình người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin được gửi tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm học, cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Lâm nghiệp, những người đã bồi dưỡng kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu lời cảm ơn chân thành nhất. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu làm khóa luận tốt nghiệp. Xin được gửi tới các bạn bè đồng khóa đã khuyến khích, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất và động viên tinh thần để tôi có thể hoàn thành khóa học và thực hiện khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến phê bình, đóng góp của các bạn bè đồng khóa để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Hằng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 2.4.2.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp 18 - Hệ số tổ thành của tầng cây cao được tính theo công thức: 19 (2.3) 19 3.1. Điều kiện tự nhiên của VQG Ba Vì 21 CHƯƠNG 4 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Ở khu vực sườn Tây núi Ba Vì – Khu vực Khánh Thượng có 4 loài cây chiếm ưu thế được xác định và có ý nghĩa sinh thái là: Thành ngạnh (Cratoxy Maingayi) với hệ số tổ thành là 1.0, Sồi xanh (Lithocarpus pseudosundaicus) là 0.9, Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata) 0.8, Chẹo (Engelhardtia sp) 0.7, còn lại là các loài khác như Hoắc quang (Wendlandia sp), Chẹo tía(Engelhardtia chrysolepis), Trám (Canarium), Kháo nước (Phoebe sp), Thừng mực (Holarrhena antidysenteria), Phân mã (Archidendron balansae) 33 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI NÓI ĐẦU 1 2.1.1. Mục tiêu chung 11 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 11 - Đánh giá tính đa dạng về cấu trúc tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh 11 - Đánh giá được tình hình sinh trưởng và một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao tại VQG Ba Vì 11 2.4.1 Phương pháp luận 13 Hệ sinh thái rừng là một thực thể phức tạp tồn tại mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể và giữa chúng với môi trường sinh thái tạo thành một thể thống nhất, có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và luôn vận động theo quy luật tự nhiên và hướng đến sự đa dạng, tính ổn định và hoàn thiện về chức năng mà trong đó cây rừng luôn giữ vị trí chủ đạo. Sự thay đổi về tổ thành tầng cây cao sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong hệ sinh thái rừng 13 Từ khi hình thành thì giữa cây rừng và các yếu tố hoàn cảnh đã nảy sinh các mối quan hệ phức tạp. Ban đầu là sự thích nghi của cây rừng với các điều kiện khí hậu, đất đai. Ở giai đoạn này rừng thường có cấu trúc đơn giản và chưa có sự cạnh tranh giữa các cây rừng với nhau. Mối quan hệ giữa các cây rừng trong giai đoạn này chủ yếu là mối quan hệ tương hỗ, tạo điều kiện sống tốt hơn cho các loài cây trong hệ sinh thái rừng. Theo thời gian cây rừng lớn lên, rừng bước vào giai đoạn khép tán, giữa các cây rừng xảy ra sự cạnh tranh về không gian sống như cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng, nước… làm xuất hiện hiện tượng phân hóa. Những cây thích nghi hơn với điều kiện tự nhiên sẽ sinh trưởng vượt trội chiếm tầng ưu thế, chèn ép các cây khác, ngược lại có những cây do sức đề kháng yếu, khả năng thích nghi kém hơn sẽ bị chèn ép ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và xảy ra hiện tượng phân hóa giữa các cây rừng. Điều này dẫn đến sự biến đổi về thành phần và số lượng loài. Quá trình này diễn ra trong một thời gian nhất định cho đến khi rừng đạt được sự ổn định hay còn gọi trạng thái rừng già (rừng cực đỉnh) 13 Theo tiến trình của chọn lọc tự nhiên thì các thành phần cấu trúc rừng luôn biến đổi không ngừng và các quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi rừng đạt được cấu trúc bền vững với tính đa dạng và độ ổn định cao nhất. Với rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy thì quá trình này thường bắt đầu là những loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, tuổi thọ ngắn, giá trị thấp được thay thế dần bằng các loài cây gỗ lớn lâu năm. Hệ sinh thái có kết cấu rừng đơn giản, kém ổn định được thay thế bằng hệ sinh thái rừng có kết cấu phức tạp, ổn định hơn. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng sẽ đánh giá được hiện trạng rừng, giúp các nhà lâm học dự đoán được xu hướng diễn thế của rừng trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tác động vào rừng nhằm sớm đạt được một hệ sinh thái rừng mong muốn mà đối với một Vườn Quốc gia thì chính là trạng thái rừng tự nhiên hoặc gần với tự nhiên nhất 14 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 15 2.4.2.1 Phương pháp kế thừa 15 2.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ngoài hiện trường 15 2.4.2.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp 18 - Hệ số tổ thành của tầng cây cao được tính theo công thức: 19 (2.3) 19 3.1. Điều kiện tự nhiên của VQG Ba Vì 21 3.1.1. Vị trí địa lý 21 3.1.2. Địa hình 21 3.1.3. Thổ nhưỡng 22 3.1.4. Khí hậu 23 3.1.5. Thủy văn 23 3.1.6. Tài nguyên đa dạng sinh học 23 CHƯƠNG 4 32 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Ở khu vực sườn Tây núi Ba Vì – Khu vực Khánh Thượng có 4 loài cây chiếm ưu thế được xác định và có ý nghĩa sinh thái là: Thành ngạnh (Cratoxy Maingayi) với hệ số tổ thành là 1.0, Sồi xanh (Lithocarpus pseudosundaicus) là 0.9, Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata) 0.8, Chẹo (Engelhardtia sp) 0.7, còn lại là các loài khác như Hoắc quang (Wendlandia sp), Chẹo tía(Engelhardtia chrysolepis), Trám (Canarium), Kháo nước (Phoebe sp), Thừng mực (Holarrhena antidysenteria), Phân mã (Archidendron balansae) 33 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN ĐDSH : Đa dạng sinh học OTC : Ô tiêu chuẩn KHCN : Khoa học công nghệ VQG : Vườn Quốc gia CTTT : Công thức tổ thành ĐẶT VẤN ĐỀ Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa, duy trì tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đa dạng sinh học hiện nay đã và đang suy thoái bởi các hoạt động của con người. Vì vậy, công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học đang là vấn đề nóng trên toàn cầu. Các khu bảo tồn vườn quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng. Công ước đa dạng sinh học năm 1992 cũng đã xác định khu bảo tồn thiên nhiên là công cụ hữu hiệu có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại chỗ. Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Ba Vì (VQG) nằm trong hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam. Được thành lập với mục đích bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng trên núi Ba Vì là nơi cung cấp các sản vật thiên nhiên quý giá như gỗ, thảo dược, thực phẩm… các loài động vật. Tuy vậy, khi thành lập, khu bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị cấm khai thác, nhưng nhân dân địa phương và những người từ nơi khác về vẫn tiếp tục khai thác bất hợp pháp. Bên cạnh đó các yếu tố tác động của môi trường, con người làm ảnh hưởng đến các loài động thực vật. Theo báo cáo của Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật - Viện KHCN Việt Nam, một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học ở đây là do “Nơi sống của các loài, hệ thực vật ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều khu vực xung quanh VQG Ba Vì bị con người khai thác làm du lịch và mở nhiều tuyến du lịch trên núi Ba Vì; khu vực sinh sống của các loài, thảm thực vật bị tác động do hoạt động của con người trong VQG Ba Vì”. Nằm trên địa bàn của 2 đơn vị hành chính là Hà Nội mở rộng (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ) và tỉnh Hoà Bình. Vườn Quốc gia Ba Vì có vị trí lý tưởng là gần Trung tâm Thủ đô, có hệ thống giao thông khá tốt, thuận lợi cho việc giao lưu, kết nối với các điểm du lịch, các thành phố, khu đô thị lớn trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Chính do các hoạt động của dân cư trong vùng, các 1 hoạt động du lịch và ảnh hưởng của việc khai thác rừng và đốt rừng làm nương rẫy trước đây nên các kiểu thảm thực vật trong VQG Ba Vì nhất là các thảm thực vật trong phân khu phục hồi sinh thái của VQG đã và đang có sự biến đổi theo các loạt diễn thế nhân tác – phục hồi với các chiều hướng khác nhau. Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi nhằm cung cấp những hiểu biết về hệ sinh thái rừng phục hồi nằm trong phân khu phục hồi sinh thái làm cơ sở dự báo xu hướng diễn thế rừng, đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại những diện tích này của VQG là việc làm đáp ứng tính cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội ” nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định các loài cây ưu thế, có giá trị và tìm hiểu các quy luật cấu trúc của rừng hiện có, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nuôi dưỡng làm giàu rừng. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới 1.1.1 Nghiên cứu tính đa dạng Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược toàn cầu, nhiều tổ chức ra đời để giúp đỡ, hướng dẫn và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới: Hiệp hội tổ chức Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP), Quỹ bảo tồn và bảo vệ thiên nhiên (WWF)…Nhu cầu cơ bản là sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào tài nguyên của Trái đất, nếu nguồn tài nguyên đó giảm sút thì cuộc sống của chúng ta và con cháu chúng ta sẽ bị đe dọa. Để tránh hiểm họa đó chúng ta phải tôn trọng Trái đất và sống một cách bền vững, dù muộn còn hơn không còn chú ý, vì thế Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học đã tổ chức tại Rio de Janeiri (Brazil) tháng 06 năm 1992, 150 nước đã kí công ước về đa dạng và bảo vệ chúng. Năm 1990 WWF đã xuất bản cuốn sách nói về tầm quan trọng của đa dạng sinh học hay IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới …tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn và đề ra các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và nền tảng trong tương lai (dẫn theo Nguyễn Nghĩa Thìn) [6]. Theo WWF (1989), đã định nghĩa về ĐDSH: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Quan điểm này giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và có các cách tiếp cận rõ ràng hơn về ĐDSH. Việc nghiên cứu các hệ thực vật và thảm thực vật trên thế giới với nhiều bộ thực vật chí của các nước đã hoàn thành, những công trình nghiên cứu có giá trị xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX – XX như: Thực vật chí Hồng 3 Kông (1986), Thực vật chí Australia (1966), Thực vật chí Ấn Độ (7 tập, 1872 – 1879), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malayxia (1892 – 1925)… Đây là những đóng góp quan trọng để đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ thực vật trên thế giới [9], [10]. TheoTolmachop.L: “Chỉ cần điều tra trên một diện tích đủ lớn để có thể bao trùm được sự phong phú của sự sống nhưng không có sự phân hóa về mặt địa lý”. Ông gọi đó là hệ thực vật cụ thể. Ông đưa ra nhận định số loài của một hệ thực vật cụ thể vùng nhiệt đới ẩm thường là: 1500 – 2000 loài [9]. Bên cạnh đó có nhiều công trình khoa học khác nhau ra đời và hàng ngàn cuộc hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm, về phương pháp luận và thông báo các kết quả đã đạt được ở khắp nơi trên toàn Thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được nhóm tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học [5], [6]. 1.1.2 Về nghiên cứu cấu trúc rừng 1.1.2.1 Mô tả hình thái cấu trúc rừng Về cấu trúc rừng là sự biểu hiện bên ngoài những mối quan hệ bên trong giữa thực vật rừng với nhau, giữa chúng với môi trường sống. Đặc biệt là đối với rừng mưa nhiệt đới với sự đa dạng và phong phú của nó đã cuốn hút nhiều nhà khoa học với kiến thức sâu rộng như: Kraft (1984) đã tiến hành phân chia những cây rừng trong một lâm phần thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng của cây rừng. Phân cấp Kraft phản ánh tình hình phân hóa cây rừng tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài nhiều tuổi. Richads P.M (1952) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới. Về mặt hình thái, theo tác giả, đặc điểm nổi bật rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và đều có nhiều tầng. Baur G.N. (1964) đã nghiên cứu vấn đề cơ sở sinh thái học nói chung và cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi 4 [...]... thái rừng phục hồi trong hai khu vực khác nhau trong phân khu phục hồi sinh thái là khu vực Khánh Thượng và Suối Ổi tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội Về nội dung đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao, đặc điểm cấu trúc của lớp cây tái sinh và tình hình cây bụi thảm tươi dưới tán rừng và tính đa dạng về thực vật tại Vườn Quốc gia 11 2.3 Nội. .. phủ, tình hình sinh trưởng 2.3.4 Đánh giá tính đa dạng về cấu trúc tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh - Tính đa dạng sinh học của QXTV - Xác định chỉ số đa dạng sinh học 2.3.5 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi và phát triển rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội 2.4 Phương pháp nghiên cứu 12 2.4.1 Phương pháp luận Hệ sinh thái rừng là một thực thể phức tạp tồn tại mối quan hệ... NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Bổ sung cơ sở khoa học về tính đa dạng sinh học thành phần thực vật, các quy luật cấu trúc trên cơ sở định lượng phục vụ cho việc phục hồi phát triển rừng bền vững 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tính đa dạng về cấu trúc tổ thành tầng cây cao và cây tái sinh - Đánh giá được tình hình sinh trưởng và một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao tại VQG Ba Vì. .. 11 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao - Cấu trúc tổ thành tầng cây cao - Cấu trúc mật độ tầng cây cao - Quy luật phân bố số cây theo đường kính - Quy luật phân bố số cây theo chiều cao 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lớp cây tái sinh - Cấu trúc tổ thành lớp cây tái sinh - Cấu trúc mật độ lớp cây tái sinh 2.3.3 Nghiên cứu cây bụi, thảm tươi Về thành phần loài,... cao tại VQG Ba Vì - Xác định được một số yếu tố cấu trúc của lớp cây tái sinh cũng như tình hình sinh trưởng của lớp cây bụi thảm tươi 2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 2.2.1 Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là trạng thái rừng phục hồi phân bố trong Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội 2.2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 2 ô tiêu chuẩn định vị... loài ở Hương Sơn- Hà Tĩnh Tất cả những công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng trên thế giới và ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng, được tiến hành trên nhiều đối tượng nghiên cứu là những định hướng, cơ sở lý luận rất rõ nét cho nghiên cứu của luận văn Tuy nhiên tại Vườn Quốc gia Ba Vì công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu về cấu trúc rừng nói riêng mới chỉ tập trung cho khu vực vùng... 7 tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn trong cả nước [4], [5], [6] Một số chương trình, dự án của chính phủ và các tổ chức thế giới như: Birdlife, WWF, IUCN, WB…đã có nhiều chương trình hành động nghiên cứu bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam đóng góp một phần đáng kể cho công tác nghiên cứu tiếp theo 1.2.2 Nghiên cứu cấu trúc rừng - Phân bố số cây...sâu nghiên cứu nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý lâm sinh áp dụng cho rừng mưa Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh về học thuyết hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái và đã được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng trên quan điểm sinh thái học 1.1.2.2 Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng Khi chuyển đổi từ định tính sang định lượng thì nhiều tác giả đã dùng hàm toán học. .. (Euphorbiaceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae) * Rừng thứ sinh phục hồi Diện tích 3.031, 0 ha; chiếm 28, 1%; phân bố rải rác khắp Vườn Quốc gia Bao gồm rừng thứ sinh phục hồi nhiệt đới (26, 6%) và rừng thứ sinh phục hồi á nhiệt đới núi thấp (1, 5%) Thành phần loài và cấu trúc rừng đơn giản, một tầng, phổ biến là các loài Hu đay (Trema oriantalis), Ba gạc lá xoan (Euvodia meliaefolia),... khu phục hồi sinh thái với một diện tích khá lớn, đang diễn ra các quá trình phục hồi, diễn thế và từng bước hỗ trợ chức năng cho khu vực trung tâm của 9 Vườn Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện cho nhiệm vụ nghiên cứu của Vườn, làm cơ sở cho đánh giá xu hướng diễn thế và đề xuất giải pháp phục hồi rừng trên những địa bàn này của Vườn Quốc gia Ba Vì 10 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU GIỚI HẠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN . thể hoàn thành khóa học và thực hiện khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ của bản thân còn hạn chế nên luận văn không thể. trình thu thập số liệu làm khóa luận tốt nghiệp. Xin được gửi tới các bạn bè đồng khóa đã khuyến khích, giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận. Cuối cùng tôi xin. sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học và giảng viên hướng dẫn. Tôi tiến hành nghiên cứu khóa luận : “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn

Ngày đăng: 03/10/2014, 15:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Mẫu biểu điều tra cây tái sinh - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 2.2 Mẫu biểu điều tra cây tái sinh (Trang 22)
Bảng 2.3: Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 2.3 Mẫu biểu điều tra cây bụi thảm tươi (Trang 24)
Hình đặc trưng với các đỉnh, dải đồi lượn sóng nối liền hai khối núi với nhau. - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
nh đặc trưng với các đỉnh, dải đồi lượn sóng nối liền hai khối núi với nhau (Trang 28)
Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Ba Vì - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 3.1 Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng Vườn Quốc gia Ba Vì (Trang 30)
Bảng 4.3: Kết quả nghiên cứu tổ thành theo chỉ số quan trọng ở - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 4.3 Kết quả nghiên cứu tổ thành theo chỉ số quan trọng ở (Trang 40)
Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu tổ thành theo chỉ số quan trọng ở - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 4.2 Kết quả nghiên cứu tổ thành theo chỉ số quan trọng ở (Trang 40)
Hình 4.1: Phân bố N/D 1.3  Sườn Tây – Khánh Thượng - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.1 Phân bố N/D 1.3 Sườn Tây – Khánh Thượng (Trang 42)
Hình 4.2: Phân bố N/D 1.3  Sườn Đông – Suối Ổi - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.2 Phân bố N/D 1.3 Sườn Đông – Suối Ổi (Trang 43)
Hình 4.3: Phân bố N/H vn  Sườn Tây – Khánh Thượng - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.3 Phân bố N/H vn Sườn Tây – Khánh Thượng (Trang 44)
Hình 4.4: Phân bố N/Hvn Sườn Đông – Suối Ổi - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.4 Phân bố N/Hvn Sườn Đông – Suối Ổi (Trang 45)
Hình 4.5: Phân tầng rừng Sườn Tây - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.5 Phân tầng rừng Sườn Tây (Trang 46)
Hình 4.6: Phân tầng rừng Sườn Đông - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.6 Phân tầng rừng Sườn Đông (Trang 46)
Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 4.7 Kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh (Trang 48)
Bảng 4.8: Kết quả nghiên cứu cây bụi thảm tươi - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 4.8 Kết quả nghiên cứu cây bụi thảm tươi (Trang 49)
Hình 4.8: Thảm tươi rừng sườn tây - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.8 Thảm tươi rừng sườn tây (Trang 50)
Hình 4.9: Thảm tươi rừng sườn đông - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Hình 4.9 Thảm tươi rừng sườn đông (Trang 50)
Bảng 4.9: Chỉ số đa dạng sinh học các loài cây - Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học rừng phục hồi tại Vườn Quốc gia Ba Vì – Hà Nội
Bảng 4.9 Chỉ số đa dạng sinh học các loài cây (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w