1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh vĩnh phúc

67 744 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm đề tài, em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, thạc sĩ: Đặng Thị Nhuần, người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô. Em xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa Sử - Địa cùng các phòng ban chức năng đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Em xin gửi lời biết ơn đến các cô, chú trong sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Kế hoạch - Đầu tư… đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Ly BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Đọc là UBND Uỷ ban nhân dân CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân Tp Thành phố VLXD Vật liệu xây dựng X – NK Xuất nhập khẩu NXB Nhà xuất bản GDP Tổng thu nhập quốc nội USD Đô La Mỹ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 : Cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 36 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo ngành công nghiệp (Không tính cơ sở AN, QP, Điện lực và chi nhánh DN) 38 Bảng 3.3: Các sản phẩm dệt may da giày 41 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu 2 2.2. Nhiệm vụ 2 2.3. Phạm vi nghiên cứu 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 4. Đối tượng nghiên cứu 4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4 5.1. Quan điểm nghiên cứu 4 5.1.1. Quan điểm hệ thống 4 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ 4 5.1.3. Quan điểm sinh thái 5 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5 5.2.1. Phương pháp thực địa 6 5.2.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp nguồn tài liệu 6 5.2.3. Phương pháp thống kê toán học 6 5.2.4. Phương pháp bản đồ 7 6. Đóng góp của đề tài 7 7. Cấu trúc đề tài 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 8 1.1. Cở sở lí luận 8 1.1.1. Khái niệm công nghiệp 8 1.1.2. Vai trò công nghiệp 9 1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp 11 1.2.1. Vị trí địa lí 11 1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 11 1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 13 1.3. Cơ sở thực tiễn 16 1.3.1. Tình hình phát triển và phân bố công nghiệp trên thế giới 16 1.3.2. Tình hình phát triển, phân bố công nghiệp ở Việt Nam 18 CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC 22 2.1. Vị trí địa lí 22 2.2. Điều kiện tự nhiên 24 2.2.1. Khoáng sản 25 2.2.2. Khí hậu 26 2.2.3. Nguồn nước 26 2.2.4. Tài nguyên sinh vật 27 2.2.5. Tài nguyên đất 28 2.2.6. Địa hình 29 2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 30 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động 30 2.3.2. Đường lối, chính sách phát triển 30 2.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 31 2.3.3.1. Giao thông 31 2.3.3.2. Thị trường 32 2.3.3.3. Vốn đầu tư 33 2.3.3.4. Khoa học công nghệ 34 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 35 3.1. Vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc 35 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 37 3.2.1. Các ngành công nghiệp 38 3.2.1.1. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm 39 3.2.1.2. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 41 3.2.1.3. Ngành công nghiệp dệt may, da giày 41 3.1.1.4. Ngành công nghiệp cơ khí, lắp ráp ôtô xe máy 42 3.1.1.5. Công nghiệp khai thác mỏ 42 3.2.2. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 43 3.2.2.1. Khu công nghiệp 43 3.2.2.2. Cụm công nghiệp 46 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 48 4.1. Định hướng phát triển công nghiệp chung của tỉnh Vĩnh Phúc 48 4.1.1. Định hướng phát triển cơ cấu ngành công nghiệp 50 4.1.2. Định hướng phát triển cơ cấu thành phần kinh tế 50 4.1.3. Định hướng phát triển lãnh thổ công nghiệp 51 4.2. Các giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 51 4.2.1 Giải pháp tạo vốn 51 4.2.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 52 4.2.3 Giải pháp thị trường 53 4.2.4. Giải pháp củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng 54 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56 1. Kết luận 56 2. Đề nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt với các quốc gia đang phát triền như nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH đất nước thì việc phát triển công nghiệp rất quan trọng. Muốn phát triển kinh tế - xã hội thì phải đặt chiến lược phát triển công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu. Công nghiệp có vai trò quan trọng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế và phương pháp quản lí nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Công nghiệp góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân. Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp như: nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, nguồn lao động trẻ và dồi dào, cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện và tỉnh có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp đơn thuần mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Nguồn lực của tỉnh mới chỉ được khai thác một phần, phần lớn vẫn đang ở dạng tiềm năng, vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp để phát huy tối đa lợi thế này. Qua nhiều năm sinh sống và học tập tại tỉnh, trong chuyên ngành địa lí của mình với những chuyến đi thực tế, được tìm hiểu cuộc sống của đồng bảo tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi nhận thấy rằng, việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật vào khai thác nguồn lực phát triển công nghiệp của tỉnh là một điểu cần thiết và cấp bách góp phần khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao và ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Vì lí do trên mà tôi chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” làm khóa luận tốt nghiệp nhằm đóng góp một phần nhỏ bé cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh nhà. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lí luận và tình hình thực tiễn về tình hình phát triển, phân bố công nghiệp trên thế giới cũng như trong nước đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Qua quá trình nghiên cứu, chỉ ra được những tác động tích cực của công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và nhằm tìm ra những khó khăn hạn chế trong việc phát triển công nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục tiêu trên đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan có chọn lọc về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về nguồn lực phát triển công nghiệp. - Đánh giá các nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu thực trạng phát triển các ngành công nghiệp. - Đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong phạm vi như sau: Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Giới hạn về nội dung: Do hạn chế về tài liệu tham khảo và thời gian nên trong đề tài này chỉ tìm hiểu và phân tích các nguồn lực và thực trạng phát triển một số ngành và đề ra phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp. Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2000 – 2012. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về địa lí kinh tế - xã hội không phải là một vấn đề mới. Nguồn lực, thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp đã được đề cập và 3 nghiên cứu nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Trên thế giới, nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp tiêu biểu là: V.P Ma sa kôpski người Nga với “Bức tranh địa lí toàn thế giới” gồm 2 tập trong đó tác giả đã đề cập đến hoạt động công nghiệp trên thế giới và của từng nước. Tiếp theo là sự ra đời của các tài liệu: “Địa lí kinh tế xã hội thế giới” do V.V vonski (chủ biên) và các thành viên viện hàn lâm khoa học Nga biên soạn. Trong tài liệu này tác giả đề cập đến những vấn đề cụ thể về tình hình kinh tế thế giới và các vấn đề kinh tế xã hội trong đó có hoạt động công nghiệp. Tác giả M.X.Zônzin với “Địa lí kinh tế thế giới ngày nay”, tác giả đã nêu cơ sở lí luận về các vấn đề địa lí kinh tế thế giới ngày nay và tổng quan các ngành kinh tế trên thế giới. Trong những thập niên gần đây những vấn đề và cách nhìn nhận tình hình kinh tế thế giới cũng được đề cập trong “Những vấn đề địa lí kinh tế hiện nay trên thế giới” của X.Ankin biên soạn… Ở nước ta, cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Lê Thông với cuốn “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam”, trong tài liệu này tác giả đã đề cập đến việc tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế và các vùng kinh tế của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Minh Tuệ với “Địa lí kinh tế xã hội đại cương”, trong tác phẩm này tác giả đã chỉ rõ nguồn lực phát triển công nghiệp trên thế giới và địa lí các khu vực kinh tế. Tác giả Văn Thái với “Địa lí kinh tế Việt Nam”, trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến các đối tượng nghiên cứu của địa lí kinh tế, mối quan hệ của kinh tế Việt Nam với thế giới và việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam… Và nhiều tác giả cũng nghiên cứu về vấn đề này. Tài liệu nghiên cứu về địa lí kinh tế xã hội khá đa dạng, nhưng nghiên cứu về công nghiệp ở Vĩnh Phúc thì lại không nhiều. Trong đó có Lê Thông với “Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam”, trong tác phầm này tác giả đã đề cập đến các nguồn lực phát triển kinh tế và các ngành kinh tế của các tỉnh trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc. Các số liệu về kinh tế xã hội cũng được thể hiện trong Niên giám thống kê của các tỉnh qua các năm. Các tài liệu này đều mang tính khái 4 quát cao trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển công nghiệp 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài lấy quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm đối tượng nghiên cứu. Từ đây đề tài nghiên cứu theo hai khía cạnh chủ yếu là sự phát triển và phân bố theo không gian công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiện vụ đặt ra, đề tài đã dựa trên những quan điểm và những phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Quan điểm nghiên cứu Với quan điểm nghiên cứu công nghiệp địa phương nói chung và công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là nghiên cứu tổng hợp cả về địa lí tự nhiên lẫn kinh tế xã hội. Vì vậy phải nghiên cứu các yếu tố, phân tích các mối quan hệ nghiên cứu các địa hệ các cấp và mối quan hệ giữa chúng. Khi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cần quán triệt nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: 5.1.1. Quan điểm hệ thống Quan điểm này giúp chúng ta xác định nội dung nghiên cứu của đề tài có sự thống nhất và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nghiên cứu địa lí địa phương thì địa lí tỉnh Vĩnh Phúc cũng là một hệ thống và có mối quan hệ với các địa phương khác và có sự phân ra thành các cấp thành phần. Trong tỉnh, về tự nhiên gồm hệ thống địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật… Về kinh tế xã hội tồn tại những địa hệ kinh tế xã hội. Trong mỗi địa phương và giữa các địa hệ đều có mối quan hệ tương tác với nhau. Do vậy việc xây dựng nội dung và quan điểm nghiên cứu này góp phần đánh giá có hiệu quả nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Trong khi nghiên cứu về địa lí tỉnh Vĩnh Phúc, quan điểm này được tận dụng để phát hiện cấu trúc bên trong và động lực của nó, đặc biệt là cảnh quan tự nhiên, rồi sau đó là cảnh quan văn hóa, các hình thái địa lí kinh tế xã hội. Sau [...]... và nguồn lực phát triển công nghiệp Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP VÀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 1.1 Cở sở... cho phát triển công nghiệp và những giải pháp cho ngành công nghiệp của tỉnh Đề tài là nguồn tư liệu quý cho những ai muốn tìm hiểu về thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, những giáo viên giảng dạy địa lí địa phương và những bạn sinh viên chuyên ngành địa lí 7 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận, thực tiễn phát triển và nguồn lực phát. .. trong phát triển công nghiệp và có thể đưa ra biện pháp thiết thực định hướng cho việc phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 5.2.2 Phương pháp thu thập và tổng hợp nguồn tài liệu Phương pháp này sử dụng kết quả của việc thu thập nguồn tài liệu, quan sát, thực địa, tiến hành thực nghiệm, xử lí thông tin qua hệ thống phân tích, tổng hợp, kết hợp nội suy với ngoại suy Khi tìm hiểu thực trạng phát triển công. .. các ngành nghề trên địa bàn toàn tỉnh Đồng thời củng cố và phát triển các cụm công nghiệp, phát triển khu công nghiệp mới, tạo ra khối lượng lớn về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nhỏ và ngành nghề dịch vụ nông thôn Tập trung phát triển những ngành nghề có lợi thế so sánh: vừa phát triển những ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động,... trình phát triển một cách đồng bộ các cụm công nghiệp, các cụm kinh tế kĩ thuật Chú trọng xây dựng hệ thống cở chế chính sách thực sự hấp dẫn đối với các khu công nghiệp và các cụm công nghiệp Qua tìm hiểu, nghiên cứu thấy Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn trong việc phát triển công nghiệp: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp. .. kiện tất yếu của lịch sử mà bất kì quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua Đối với các nước đang phát triển chỉ có thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu Phát triển công nghiệp là điều kiện tất yếu để thực hiện thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa 1.2 Nguồn lực phát triển công nghiệp 1.2.1 Vị trí địa lí Vị trí địa lí bao gồm vị... lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc, phương pháp bản đồ được sử dụng trong nhiều khâu Phân tích đánh giá bản đồ để xác định sự phân bố những biến động của đó tượng nghiên cứu theo thời gian và không gian 6 Đóng góp của đề tài Về mặt khoa học: đề tài đã tổng hợp những vấn đề lí luận về nguồn lực phát triển công nghiệp Về thực tiễn: nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá... về thực trạng phát triển công nghiệp có nghiên cứu về địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội, do địa lí tự nhiên và địa lí 5 kinh tế xã hội có những nội dung nghiên cứu khác nhau và có những đặc thù riêng nên phải có những phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.2.1 Phương pháp thực địa Trong nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc phương pháp thực địa với việc quan sát, đo đạc, tìm hiểu, ... cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước - Đường lối phát triển công nghiệp: Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua mỗi thời kì lịch sử có ảnh hưởng lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp 14 Đánh giá nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định Bởi vì, thông... thế giới Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến Họ chú trọng làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tiện lợi khi sử dụng Ở nhiều nước đang phát triển, ngành công nghiệp thực phẩm thường đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp 1.3.2 Tình hình phát triển, phân bố công nghiệp ở Việt Nam Quá trình phát triển của nền công nghiệp Việt Nam trải . TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 35 3.1. Vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc 35 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. luận và cơ sở thực tiễn về nguồn lực phát triển công nghiệp. - Đánh giá các nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu thực trạng phát triển các ngành công nghiệp. - Đưa. nguồn lực phát triển công nghiệp. Về thực tiễn: nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá về nguồn lực của địa phương phục vụ cho phát triển công nghiệp

Ngày đăng: 03/10/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w