1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở việt nam

24 804 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Dân chủ Xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một hình thức chính trị - nhà nước của xã hội, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực. Chính vì vậy, dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của công cuộc đổi mới đất nước. 1.2. Trong bộ máy nhà nước ta, HĐND các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng, củng cố và phát triển HĐND, vì thế HĐND đã làm được nhiều việc ích nước, lợi dân, đã thể hiện được vai trò là cơ quan đại biểu của nhân dân, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân để xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, do HĐND ở nhiều cấp, chúng ta lại chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề xây dựng mô hình từng cấp và tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động của HĐND, vì thế trên thực tế cả về mặt tổ chức cũng như hoạt động của HĐND các cấp vẫn còn là một trong những khâu yếu kém trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 1.3. Cải cách hành chính nhà nước đặt ra yêu cầu cấp thiết là cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền. Hiện nay, Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường với mục đích qua thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và xem xét để có chủ trương sửa đổi pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. 1 1.4. Thực hiện đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam, về cải cách hành chính nhà nước cho nên việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động của HĐND, đáp ứng những yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra cho công tác nghiên cứu lý luận về tổ chức và hoạt động của HĐND ở Việt Nam. Từ những lý do trên, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam" để nghiên cứu trong luận án này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về yêu đổi mới tổ chức và hoạt động HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu đang đặt ra của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Trình bày một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của HĐND nhằm xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam trong các văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu và trong thực tiễn. - Trình bày những quan điểm lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về xây dựng chính quyền địa phương (trong đó tập trung vào việc đánh giá thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường), rút ra những yếu tố hợp lý góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là xác định những căn cứ lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động HĐND trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở nước ta hiện nay. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của HĐND ở nước ta trong thời gian qua và hiện nay. - Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Lịch sử, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, thống kê, lôgic, nghiên cứu tài liệu, lý luận kết hợp với thực tiễn… 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án sẽ đóng góp vào lý luận về đổi mới tổ chức và hoạt động HĐND ở nước ta hiện nay; đó là những nhận thức mới về dân chủ, dân chủ trong tổ chức, hoạt động của HĐND. Phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn trong tổ chức và hoạt động của HĐND ở nước ta hiện nay, làm sáng tỏ lý luận về sự phù hợp giữa tổ chức và hoạt động của HĐND với quá trình xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng 3 và giải pháp đổi mới tổ chức HĐND ở nước ta hiện nay. Như vậy, luận án sẽ góp phần bổ sung và hoàn chỉnh cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Sau khi nghiên cứu và bảo vệ thành công, luận án có thể được sử dụng trong học tập, giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức về tổ chức, hoạt động của HĐND, về sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt động HĐND trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở nước ta hiện nay. Đồng thời, luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu có liên quan. Về mặt thực tiễn: Đưa ra phương hướng, giải pháp để Nhà nước ban hành những quy định pháp luật tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND ở nước ta hiện nay, nhằm xây dựng thiết chế HĐND có khả năng đáp ứng những yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở nước ta hiện nay. Do vậy, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể được vận dụng vào thực tiễn hoàn chỉnh những quy định pháp luật, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở nước ta hiện nay và những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận án Với đối tượng, phạm vi nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra như trình bày trên đây, luận án được kết cấu gồm: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 4 chương, 12 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Vấn đề dân chủ và vai trò của HĐND trong việc bảo đảm quyền làm chủ của người dân luôn được các nhà khoa học dành mối quan tâm đặc biệt. Đề tài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam” chưa được nghiên cứu trong một luận án tiến sĩ nào nhưng cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài này: Trong số các công trình nghiên cứu về dân chủ và các hình thức thực hiện dân chủ ở nước ta trong những năm gần đây cần kể đến các bài viết của GS.TS Nguyễn Phú Trọng, GS.TS Lê Hữu Nghĩa, PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Thảo; Phùng Văn Tửu, GS.TS Hoàng Chí Bảo, GS.TS Hoàng Văn Hảo, PGS.TS Nguyễn Đăng Dung và của các tác giả khác trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập pháp và các tạp chí chuyên ngành khác. Các bài viết đã đề cập ở cấp vĩ mô hoặc chuyên sâu các vấn đề lý luận - thực tiễn của dân chủ và dân chủ hóa trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; về lịch sử, khái niệm, phạm trù, nội dung của dân chủ; xác lập quan điểm, nguyên tắc và giải pháp thực hiện cơ chế thực hiện dân chủ ở nước ta. Tuy nhiên, liên quan nhiều hơn đến vấn đề của luận án là các công trình nghiên cứu quan trọng và mang tính hệ thống cao như: Đề tài khoa học với số đăng ký: 96-98-043/ĐT "Tổ chức thực hiện quyền lực nhân dân và mối quan hệ giữa nhà nước và công dân" (Hà Nội, 2000 do TS. Đinh Văn Mậu Chủ nhiệm và TS. Phạm Hồng Thái làm Thư ký); "Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn"(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001 của TS Nguyễn Tiến Phồn); "Các đoàn thể 5 nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, Phan Xuân Sơn (chủ biên); "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã- một số vấn đề lý luận và thực tiễn" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, PGS.TS Dương Xuân Ngọc (chủ biên); "Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, TS Đỗ Trung Hiếu) và nhiều công trình khác của các tác giả và tập thể tác giả của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Trung tâm nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh… Những bài viết và đề tài nghiên cứu này chủ yếu đề cập nhiều đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề dân chủ, nội dung, cơ chế và phương thức thực hiện dân chủ và sự phát triển của dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; phân tích một cách bao quát mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với thực hiện và phát huy quyền làm chủ của công dân, đồng thời các tác giả cũng đưa ra những kiến nghị liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Các công trình nghiên cứu về Hội đồng nhân dân và vấn đề đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam có thể dẫn chứng những công trình sau: - Đề tài cấp Bộ: "Phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của chính quyền địa phương - ví dụ trên một số lĩnh vực", do TS. Bùi Đức Kháng làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2002. Đề tài đã giải quyết những nội dung sau: Căn cứ mối tương quan giữa chức năng chấp hành và chức năng đại diện cộng đồng, các tác giả đưa ra hai mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Mô hình chính quyền địa phương thiên về tản quyền với đặc trưng chức năng chấp hành nổi trội hơn chức năng đại diện và mô hình chính quyền địa phương thiên về phân quyền với sự nổi trội hơn của chức năng đại diện cộng đồng; các tác giả cũng rút ra kết luận không thể có mẫu hình chung về phân công, phân cấp cho mọi cấp, 6 mọi ngành từ đó các tác giả đưa ra những giải pháp mang tính định hướng chung để đẩy nhanh quá trình phân công, phân cấp quản lý hành chính nhà nước. - Đề tài cấp Bộ: "Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã và vấn đề phát huy dân chủ cơ sở", do TS. Vũ Đức Đán làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2002. Đề tài gồm 3 chương. Trong đó vừa đưa ra các cơ sở lý luận về chính quyền cấp xã, vừa khảo sát đánh giá thực trạng về tổ chức, hoạt động từ đó nêu lên một số phương hướng nhằm hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp xã như: chú trọng kiện toàn tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND xã, củng cố vai trò của trưởng thôn, trưởng bản, quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã; tăng cường dân chủ cơ sở thông qua việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng và văn hoá - xã hội, chú trọng xây dựng các thôn, làng tự quản. - Đề tài cấp Bộ: "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá X" do PGS.TS Lê Thị Vân Hạnh làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2009. Đề tài gồm 3 chương hướng tới giải quyết 03 vấn đề sau: Chương 1 nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo Nghị quyết Trung ương 5 khoá X. Chương 2 của đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá X. Chương 3 của đề tài các tác giả đã chỉ ra một số vấn đề đúc kết từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa X. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị cả về lý luận và thực tiễn là tài liệu tham khảo quý cho những nhà nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. 7 - Đề tài cấp Bộ: “ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân địa phương” (góp phần sửa đổi chế định Hội đồng nhân dân trong Hiến pháp năm 1992) do GS.TS Thái Vĩnh Thắng làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2012. Đề tài là một công trình công phu với gần 500 trang của tập thể các tác giả có uy tín và kinh nghiệm trong nghiên cứu về Bộ máy nhà nước nói chung và HĐND nói riêng. Đề tài gồm 4 chương hướng tới việc giải quyết những nội dung như sau: Nghiên cứu vị trí, vai trò, chức năng của HĐND trong tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế; Nghiên cứu phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của HĐND, UBND và cấp ủy đảng các cấp. Phân biệt chức năng, nhiệm vụ của HĐND ở khu vực đô thị và HĐND ở khu vực nông thôn. Việc phân định thẩm quyền giữa trung ương và địa phương. Những điều kiện cần thiết để đảm bảo HĐND địa phương hoạt động độc lập, có hiệu lực, hiệu quả; Nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của HĐND ở các nước lục địa Châu âu, Châu mỹ la tinh, Châu á, Đông nam á; Nghiên cứu nhu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa; Nghiên cứu phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động HĐND, cách thức bầu cử HĐND ở nước ta hiện nay. Những kết quả nghiên cứu nói trên là nguồn tư liệu quý giá để tác giả có thêm định hướng và cơ sở trong khi thực hiện nội dung của luận án. - Nguyễn Văn Yểu, GS.TS Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đã nhìn nhận lại 20 năm đổi mới tư duy về Nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; làm rõ những luận điểm khoa học về nhà nước pháp quyền, về phát huy dân chủ, về mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý; về tổ chức 8 và phân công quyền lực nhà nước, về mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - PGS.TS Bùi Xuân Đức (2007), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Cuốn sách bao gồm các bài viết, các công trình đã công bố của tác giả trong suốt thời gian dài theo sát quá trình cải cách bộ máy nhà nước. Cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần I - Những vấn đề chung về đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước; Phần II - Đổi mới, hoàn thiện các cơ quan nhà nước ở trung ương; Phần III - Đổi mới chính quyền địa phương. - GS.TSKH Đào Trí Úc (chủ biên) (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Đặc biệt trong phần III của cuốn sách, các tác giả đã tập trung phân tích khái quát về thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam; nêu lên những nguyên tắc xác định mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và đề xuất mô hình tổng thể về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Trong đó các tác giả đặc biệt quan tâm đến việc xác định tính chất, vị thế của HĐND trong nhà nước pháp quyền. Theo các tác giả, đã đến lúc phải thừa nhận tính chất tự quản của HĐND nhưng không vì thế mà phủ nhận tính chất quyền lực của cơ quan này. Theo đó, HĐND vẫn có vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, lại vừa có vị trí là cơ quan đại diện cho cộng đồng dân cư để quyết định những vấn đề của địa phương và thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước. - GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS.TS Phạm Hữu Nghị (đồng chủ biên) (2009), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, như: GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS.TS Phạm Hữu Nghị, TS.Nguyễn Minh Đoan, 9 PGS.TS Bùi Xuân Đức, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Lê Minh Thông, TS. Nguyễn Thị Việt Hương, PGS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Dương Đăng Huệ, PGS.TS Hà Thị Mai Hiên… Hầu hết các bài viết tập trung phân tích các yếu tố đảm bảo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như: định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong nhà nước pháp quyền, khắc phục sự chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ giữa các cơ quan Đảng và chính quyền, vai trò của Nhà nước, quyền công dân, xã hội dân sự, phân cấp quản lý, hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp… Trong đó PGS.TS Lê Minh Thông đã tập trung phân tích làm rõ vai trò của phân cấp quản lý trong việc đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, xác định rõ mối quan hệ giữa trung ương và địa phương và khẳng định phân cấp là một xu thế tất yếu, là cơ sở đảm bảo quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương được thực hiện thống nhất và thông suốt. - PGS.TS Nguyễn Đăng Dung (2009), Nhà nước là những con số cộng giản đơn, Nxb Lao động, Hà Nội. Trong chương 5 của cuốn sách, tác giả đã tập trung phân tích sâu mối quan hệ giữa trung ương và địa phương dưới các giác độ phân quyền; phân tích các mô hình tổ chức chính quyền địa phương của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam hiện nay, từ đó tác giả khẳng định để chính quyền địa phương hoạt động thực sự hiệu lực, hiệu quả thì cần tăng cường phân cấp rõ ràng cụ thể hơn và phải được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật. - PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách tập trung phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, đặc trưng của nhà nước pháp quyền; cơ sở hình thành quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; quá trình nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới và đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đánh giá 10 [...]... dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 2.1 Quan niệm về dân chủ và xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam 2.1.1 Nhận thức chung về dân chủ Thuật ngữ dân chủ chỉ xuất hiện khi trước đó đã tồn tại ba yếu tố đó là nhân dân, quyền lực cộng đồng và mối quan hệ giữa... lý luận đó nhằm chứng minh một điều rằng: Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND là một việc làm cần thiết vì đây là thiết chế đảm bảo quyền làm chủ của người dân ở địa phương Chương 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM 3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân ở Việt Nam 3.1.1 Lịch sử xây. .. hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay 1 Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với Hội đồng nhân dân 2 Bảo đảm đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân phải thực hiện đồng bộ với việc cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp 3 Bảo đảm đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân phải gắn với quá trình hoàn thiện pháp... DỰNG, HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1 Nhu cầu khách quan đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND phải xuất phát từ những nhu cầu khách quan như sau: 22 Thứ nhất, yêu cầu của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và sự chuyển tiếp từ xã hội nông nghiệp sang xã hội. .. luật về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 4.3 Các giải pháp bảo đảm đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay 4.3.1 Nhóm các giải pháp cơ bản 1 Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của thường trực, các ban Hội đồng nhân dân 2 Giải pháp nâng cao chất lượng kỳ họp, chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân 3... thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân 2.2.3 Dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân Để chứng minh HĐND thực sự là một thiết chế bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân tại địa phương tác giả đã khái quát các nội dung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tổ chức này như sau: - Hội đồng nhân dân là tổ chức do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra - Hội đồng nhân dân quyết định những... định hướng đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở nước ta hiện nay góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định KẾT LUẬN Đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ đất nước hiện nay là một nhu cầu cấp thiết và cũng... chức xã hội) 2.1.4 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam Đảng ta đã khẳng định Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân 16 Việc xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở nước ta phải được thể hiện trên ba nội dung: Xây dựng một xã hội. .. nét Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu và đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải tiếp tục nghiên cứu và làm rõ những cơ sở khoa học để đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND phù hợp với yêu cầu đổi mới Chương 4 NHU CẦU, QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG,... 2.1.2 Dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Trong xây dựng Nhà nước, dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: Nhân dân xây dựng bộ máy nhà nước và lựa chọn các đại biểu của mình; nhân dân tham gia các công việc quản lý nhà nước; nhân dân tham gia đánh giá chính sách của nhà nước; nhân dân đánh giá, nhận xét và chất vấn về hoạt động của các tổ . ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN NỀN DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM 2.1. Quan niệm về dân chủ và xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam 2.1.1 luận, thực trạng và giải pháp đối với đề tài Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam . Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI. góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND trong điều kiện xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ ở Việt Nam. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3.1.

Ngày đăng: 03/10/2014, 10:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w