1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC yếu tố TÁC ĐỘNG tới DOANH THU VÀ GIẢI PHÁP để TĂNG DOANH THU

26 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh khi sản xuất thì phải có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ đó. Quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó đã đem lại doanh thu cho doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, doanh thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội được xã hội công nhận. Đồng thời có được doanh thu tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng của doanh thu trong kinh doanh nên trong quá trình tìm hiểu với sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Dụng Tuấn, nhóm 04 đã chọn công ty cổ phần Giày Thăng Long để làm ví dụ cho đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DOANH THU (TR=PxQ) VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG DOANH THU” Đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về doanh thu. Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng doanh thu tại công ty cổ phần giầy da Thăng Long Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần tăng doanh thu tại công ty cổ phần giầy da Thăng Long

Trang 1

TIỂU LUẬN NHÓM 04

MÔN: KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DOANH THU (TR=PxQ) VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ

TĂNG DOANH THU GVHD: THS.NGUYỄN DỤNG TUẤN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh khi sản xuất thì phải có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ đó Quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá đó đã đem lại doanh thu cho doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, doanh thu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Doanh thu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội được xã hội công nhận Đồng thời có được doanh thu tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh

Nhận thấy tầm quan trọng của doanh thu trong kinh doanh nên trong quá trình tìm hiểu với sự quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Dụng Tuấn, nhóm 04 đã chọn công ty cổ phần Giày Thăng Long để làm ví dụ cho đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI DOANH THU (TR=PxQ) VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG DOANH THU”

Đề tài được kết cấu thành 3 chương:

 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về doanh thu

 Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng doanh thu tại công ty cổ phần giầy da Thăng Long

 Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần tăng doanh thu tại công ty cổ phần giầy da Thăng Long

Trang 4

NỘI DUNG

Chương I: Vấn đề cơ bản về doanh thu?

1 Doanh thu và các loại doanh thu.

1.1 Khái niệm doanh thu.

Doanh thu là toàn bộ các khoản tiền thu hoặc đã ược bên mua chấp nhận thanh toán do hoạt động cung ứng hàng hoá hoặc dịch

vụ của doanh nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định.

1.2 Tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp.

 Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên mua bán

 Tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp bao gồm:

Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Bao nhiêu và cho ai? Tức là thị trường đang cần những loại sản phẩm gì? Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nó ra sao ? dung lượng thị trường về sản phẩm đó như thế nào? Ai là người tiêu thụ những sản phẩm đó?

Trang 5

1.3 Các loại doanh thu.

1.3.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

• Đối với doanh nghiệp nhà nước doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng

hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ), được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

• Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp còn bao gồm: các khoản phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), trợ giá, phụ thu theo quy định của Nhà

nước mà doanh nghiệp được hưởng đối với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ; giá trị các

sản phẩm hàng hoá đem biếu, tặng, trao đổi hay tiêu

dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp.

• Doanh thu hoạt động chính = số lượng sản phẩm bán

ra x đơn giá hàng bán ra ( TR= P x Q)

Trang 6

1.3.2 Doanh thu từ hoạt động khác.

Là các khoản thu từ các hoạt động không thường

xuyên hoặc không tính trước Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định thu nhập khác nhau:

- Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công

cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng không không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ.

- Thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản.

- Nợ khó đòi đã xoá sổ nay thu hồi được

- Hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá hàng hoá tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm công trình và hạng mục

công trình khi hết thời hạn bảo hành.

- Thu về cho sử dụng hoặc chuyển quyền sử dụng sở

hữu trí tuệ.

- Thu về tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế; các khoản thuế phải nộp được nhà nước giảm

Trang 7

1.4.Ý nghĩa của doanh thu

Mục đích đầu tiên của việc tiêu thụ sản phẩm là thu được

doanh thu Đây là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp bù đắp trang trải các chi phí hoạt

động sản xuất kinh doanh như: bù đắp về nguyên vật liệu, tiền công của người lao động… và làm

nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Nếu như sản phẩm của

doanh nghiệp mà không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít, khi đó doanh thu sẽ không đủ để bù đắp các chi phí hoạt động sản xuất

kinh doanh, tình trạng nợ nần sẽ gia tăng Nếu tình trạng này cứ kéo dài thì doanh nghiệp sẽ đi

đến bờ vực phá sản

Trang 8

2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DOANH THU VÀ

LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU

2.1 Phương pháp xác định doanh thu

- Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, tài chính

và hoạt động khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

+ Nếu tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu là số tiền thu được từ các hoạt động không bao gồm thuế GTGT đầu vào

+ Nếu tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là tổng số tiền phải thu từ các hoạt động (tổng giá thanh toán)

- Đối với các sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ của các hoạt động kinh doanh, tài chính bất thường không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì

doanh thu hoặc thu nhập là số tiền phải thu của các hoạt động trên

- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì tính vào doanh thu hoạt động kinh doanh theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi trả chậm Lãi trả chậm tính vào thu nhập hoạt động tài chính hàng năm

- Đối với sản phẩm, hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi hàng hoá dịch vụ khác thì doanh thu tính theo giá bán của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm trao đổi

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra để biếu tặng hoặc dùng cho sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp thì doanh thu tính theo giá thành sản xuất( hoặc giá vốn) sản phẩm hàng hoá đó

Trang 9

3 Biện pháp nâng cao tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu.

Trong kinh doanh, việc tiêu thụ sản phẩm là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm, làm thế nào để thu hút được khách hàng đến với sản phẩm của mình luôn là mọt bài toán nan giải, hóc búa cho bất cứ doanh nghiệp nào Do đó các doanh ngiệp càng đặc biệt quan tâm đến các biện

pháp đẩy mạnh tiêu thụ.

3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ

Muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh, ổn định tăng cao khối lượng sản phẩm tiêu thụ, việc đầu tiên doanh nghiệp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao những đặc tính sử dụng của hàng hoá, nghiên cứu hoàn

thiện công dụng, chức năng, những đặc tính vật lý, hoá học của sản phẩm Biện pháp mà các doanh nghiệp thường áp dụng để tăng chất lượng sản phẩm là: Đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động…

3.2 Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lý.

Thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay ngày càng cao về số lượng, chất lượng về chủng loại Doanh nghiệp cần phải nắm bắt được đặc điểm này để xây dựng được kết cấu mặt hàng hợp lý, gắn với thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, có quyết định thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất từng loại sản phẩm một cách chính xác, kịp thời

Trang 10

Và một số phương pháp khác

như:

Chủ động mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới.

Tăng cường công tác quản lý lao động, vật tư hàng hoá và tiền vốn.

Tăng cường chính sách xúc tiến bán hàng và hỗ trợ kinh doanh

Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm.

Xây dựng một chính sách định giá linh hoạt.

Trang 11

4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TĂNG

DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 4.1 Nhân tố chủ quan.

• Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ

• Thứ hai: Giá bán sản phẩm.

• Thứ ba: Chất lượng sản phẩm

• Thứ tư: Kết cấu hàng hoá tiêu thụ

• Thứ năm: Sự phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng.

• Thứ sáu: Kết cấu, mẫu mã hàng hoá.

• Thứ bẩy: Thể thức thanh toán.

• Thứ tám: Năng lực của đội ngũ nhân viên bán hàng.

• Thứ chín: Hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm.

Trang 12

4.2 Nhân tố khách quan.

Bên cạnh những nhân tố chủ quan còn có những nhân tố khách quan ảnh hưởng cũng không nhỏ tới doanh thu của doanh nghiệp Những yếu tố đó bao gồm:

của người tiêu dùng.

Trang 13

Chương II :Phân tích và đánh giá thực trạng doanh thu tại Công ty Cổ phần Giầy Thăng Long

1.Khái quát về Công ty Cổ phần Giầy

Thăng Long 1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty.

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Giầy

Thăng Long.

- Địa chỉ: Số 411 – Tam Trinh phường

Hoàng Văn Thụ - Hoàng Mai – Hà Nội.

- Điện thoại: 04.38621618

- Fax: 04.38623768

- Tên giao dịch:

ThangLongShoesCompany ( THASHOCO )

Trang 14

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính của

Công ty

Chức năng: Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh và quyết định

thành lập Doanh nghiệp của Công ty, Công ty có hai chức năng chủ yếu:

– Chức năng sản xuất: Sản xuất giầy dép và các sản phẩm khác từ

da.

– Chức năng kinh doanh gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp:

Phạm vi kinh doanh xuất khẩu của Công ty là: Gia công xuất khẩu cho các đối tác Xuất khẩu giầy dép do Công ty sản xuất và nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hoá chất, các sản phẩm phục vụ cho sản xuất.

Nhiệm vụ: Là một Công ty kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng,

xuất phát từ chức năng trênLĩnh vực họat động kinh doanh của Công ty:

Sản xuất các sản phẩm từ da, giả da, vải, nhựa, cao su: Sản phẩm

chính là giày vải xuất khẩu ( giày basket, giày cao cổ…), giày thể thao, giày vải phục vụ lao động, giày dép giả da, giày dép nam thời trang, sandal và dép đi trong nhà…theo đơn đặt hàng với công ty nước

ngoài FOOTTECH, NOVI, YENBONG… Ngoài ra, công ty còn sản xuất các kiểu giày thể thao với mẫu mã đẹp để tiêu thụ trong nước.

Kinh doanh dịch vụ thương mại.

Kinh doanh xuất - nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

Trang 15

Một số sản phẩm mà công ty giày Thăng

Long sản xuất

Trang 16

1.3.Thực trạng chính sách giá giầy dép xuất khẩu của

Công ty trong thời gian qua

Bảng 5: Doanh thu xuất khẩu và giá xuất khẩu của một số sản phẩm chính

( ĐVT: USD/đôi )

Năm

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh giá

DTXK Giá DTXK Giá DTXK Giá 09/08 10/09

Trang 17

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm

2008 – 2010

Stt Các chỉ tiêu chủ yếu Đvt Năm

2008 Năm 2009 2010 Năm giảm 2009/ 2008 So sánh tăng, giảm 2010/ 2008 So sánh tăng,

Số tuyệt đối % tuyệt Số

đối

%

1 Giá trị tổng sản lượng

theo giá cố định Triệu đồng 71.647 70.541 72.320 -1106 -1,54 1.779 2,51

2 Doanh thu tiêu thụ theo

giá hiện hành Triệu đồng 75.512,7 74.211,4 76.466,5 -1.301,2 98,28 2.255,11 3,04

3 Tổng số lao động Người 1.375 1.283 1.325 -92 -6,69 42 3,27

4 Tổng vốn kinh doanh

bình quân

Triệu đồng

Trang 18

Đánh giá thực trạng công ty cổ phần giày Thăng Long:

 Từ năm 2008 tới năm 2010, Công ty Cổ phần Giầy

Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đầu

tư máy móc thiết bị tiên tiến, đào tạo tay nghề cho người lao động, tìm các nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ…để tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường Mặt khác, Công ty đã có

nhiều biện pháp thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất đã góp phần không nhỏ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty

 Trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng dương, nộp ngân sách cao hơn và

tăng mức lương bình quân 1 người/tháng từ 1,2 triệu

đồng năm 2008 lên 1,5 triệu đồng năm 2010.

Trang 19

Chương 3: Một số biện pháp nhằm góp phần tăng doanh thu tại công ty cổ phần giầy da Thăng Long

Căn cứ vào mục tiêu chiến lược của toàn ngành và của Công

ty Cổ phần Giầy Thăng Long; căn cứ vào thực trạng tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây, cũng như căn cứ vào những bước đầu nghiên cứu thị trường, nhóm

đã đưa ra những giả pháp cho giai đoạn tới:

• Nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu thụ :

• Công ty nên đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại , sử dụng nguyên liệu đầu vào chất lượng cao , nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân

• Xây dựng và lựa chọn kết cấu sản phẩm hợp lí

• Nghiên cứu thị trường giầy dép và thị yếu của khách hàng để không ngừng cải tiến chế tạo ra các sản phẩm giầy dép mới thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

• Từ đó thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất từng loại sản phẩm một cách chính xác

Trang 20

• VD : - Hiện nay do xu thế phát triển thời trang

và nhu cầu thẩm mĩ của khách hàng ngày càng cao nên yêu cầu về chất lượng , mẫu mã giầy vải cao hơn nhiều với trước đây , đặc biệt là các loại giầy vải thời trang Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giầy vải, Công ty cần tập trung khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, mở rộng quy mô sản xuất giầy vải.

• -Trong những năm qua công ty dã chú

trọng phát triển nhiều mặt hàng mới như sandal

và dép đi làm phong phú và đa dạng thêm các sản phẩm giầy dép của công ty

Trang 21

• Xây dựng một chính sách định giá linh

hoạt :

• Công ty nên thu nhập thêm thông tin

về khả năng và sức mua của người tiêu

dùng, khách hàng tại thị trường nước

ngoài để xây dựng mức giá giầy dép xuất khẩu sao cho đảm bảo mức giá giầy dép đấy có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới đồng thời giá đó phù hợp với năng lực

và quy mô của công ty

Trang 22

• Hoàn thiện hệ thông phân phối sản phẩm :

• Công ty cổ phần giầy Thăng Long là 1 công

ty sản xuất, xuất khẩu giầy dép ra nước ngoài nên việc phân phối sản phẩm là vô cùng quan trọng Để phân phối sản phẩm ra nước ngoài cần qua các khâu trung gian như người môi gới

và đại lí

• Công ty phải tạo mối quan hệ với các bên trung gian, thỏa thuận về những ưu đãi và tỉ lệ hoa hồng thời hạn thanh toán một cách hợp

lí.Nhờ đó, công ty có thể chuyên tâm vào công việc đồng thời phát huy hết lợi thế của các kênh phân phối để mở rộng và chi phối thị trường.

Trang 23

• Tăng cường chính sách xúc tiến bán hàng và hỗ trợ

kinh doanh :

• Giầy dép là một loại mặt hàng khá phổ biến và thông

dụng trên thị trường, tính cạnh tranh cùa loại mặt hàng này rất cao nên việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm mới là rất quan trọng nhằn khẳng định sản phẩm và thương hiệu và sản phẩm cho công ty trước khách hàng vì thế ta nên sử

dụng hình thức quảng cáo cho phù hợp như quay trương trình quảng cáo trên các kênh đài phát thanh và truyền

hình , trương trình quảng cáo ấy phải đảm bảo được lượng thông tin về sản phẩm cao và tính trung thực về sản phẩm cho khách hàng

• Ngoài ra công ty nên tham gia hội chợ triển lãm kinh tế

để quảng bá sản phẩm kí kết hợp đồng mở rộng thị trường

• Tổ chức tiếp xúc khách hàng thông qua việc mở các

giải thưởng , tặng quà và tổ chức hội nghị khách hàng

Trang 24

• Doanh nghiệp phải chủ động mở rộng thị

trường tìm kiếm khách hàng mới :

• Bộ phận khách hàng tiềm năng này sẽ tạo cho doanh nghiệp một cơ hội để tăng doanh thu lên gấp nhiều lần mở rộng khả năng phát triển mới cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp nào là người đầu tiên khai thác vào bộ phận khách

hàng tiềm năng sẽ không có đối thủ cạnh tranh

và có khả năng mở rộng nhanh chóng thị trường của mình, nhanh chóng đưa ra chiến lược biện pháp cụ thể

Ngày đăng: 03/10/2014, 09:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5: Doanh thu xuất khẩu và giá xuất khẩu của một số sản phẩm chính - PHÂN TÍCH CÁC yếu tố TÁC ĐỘNG tới DOANH THU  VÀ GIẢI PHÁP để TĂNG DOANH THU
Bảng 5 Doanh thu xuất khẩu và giá xuất khẩu của một số sản phẩm chính (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w