THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Adaptation: tiến trình thích nghi của các cá thể trong quần thể, hoặc loài sinh vật Additive: tính cộng, biểu thị hoạt động các alen đồng hợp tử Additive x additi
Trang 1THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Adaptation: tiến trình thích nghi của các cá thể trong quần thể, hoặc loài sinh vật
Additive: tính cộng, biểu thị hoạt động các alen đồng hợp tử
Additive x additive: tương tác tính cộng x tính cộng, biểu thị hoạt động tương tác không alen
giữa những cặp alen đồng hợp tử
Allele: một cặp hoặc một series của yếu tố hình thành gen, định vị trên cùng một locus trên
nhiễm sắc thể tương đồng
ANCOVA: viết tắt từ chữ analysis of covariance, phân tích hợp sai giữa hai cặp tính trạng
liên quan nhau
Ảnh hưởng của môi trường: hay còn gọi là ảnh hưởng ngoại cảnh, một yếu tố quan trọng
trong di truyền số lượng, vì hầu hết các tính trạng do đa gen điều khiển đều chịu ảnh hưởng này
Ảnh hưởng của sự lai đảo: viết từ thuật ngữ “recriporocal” nhằm giải thích ảnh hưởng của
cây mẹ, hay ảnh hưởng di truyền của tế bào chất (cytoplasm)
Ảnh hưởng của tính cộng: ảnh hưởng của hoạt động alen đồng hợp tử
Ảnh hưởng của tính không cộng (non-additive): ảnh hưởng của hoạt động alen không hoàn
toàn đồng hợp, hoặc tương tác không alen ở dạng cộng x cộng, cộng x trội, và trội x trội
Ảnh hưởng của tính trội: ảnh hưởng của hoạt động alen dị hợp tử
ANOVA: viết tắt từ chữ analysis of variance, phân tích phương sai của tính trạng
Apomixis: hiện tượng sinh sản trong đó cơ quan phát dục hoặc cơ quan có cấu trúc tương tự
đảm nhận chức năng sinh sản một phần, tạo ra hạt có nguồn gốc vô tính, thí dụ như hạt cho hai mầm: mầm hữu tính và mầm vô tính
Apomictic: thuộc về hiện tượng apomixis
Asymmetrical: không đối xứng
Autogamy: tự phối
Backcross: hồi giao, trong tổ hợp lai, có bố mẹ sẽ có giống cho (donor) và giống còn lại là
giống tái tục (recurrent), con lai F1 được lai lui với giống tái tục nhiều lần được gọi là hồi giao
Balance: sự cân bằng là điều kiện mà trong đó các thành phần di truyền được điều chỉnh theo
một tỉ lệ nhất định đảm bảo cho sự phát triển hài hòa
Balanced polymorphism: hiện tượng đa hình cân bằng
Basic number: số liệu căn bản thường để chỉ số liệu nhiễm thể trong tổ tiên lưỡng bội của
một dạng đa bội (polyploids), được ký hiệu bằng chữ x
Biến dị:sự xuất hiện khác nhau của cá thể do sự khác biệt về thành phần di truyền của nó, hay
sự khác biệt do môi trường mà nó đang phát triển
Biến dị bào chất: biến dị do ảnh hưởng của tế bào chất
Biến thiên liên tục: biến thiên có dạng phân bố chuẩn
Bioinformatics: ngành tin sinh học, ứng dụng thành tựu của tin học hiện đại vào giải thích
hiện tượng sinh học, điều khiển các chương trình nghiên cứu công nghệ sinh học, quản
lý số liệu di truyền, thiết lập mô hình dự đoán kết qủa,v.v
Biometry: một ngành học có nhiệm vụ nghiên cứu và giải thích số liệu thống kê trong sinh
học
Biotype: loại hình sinh học, thường được đề cập trong biến dị của côn trùng Biotype có thể ở
dạng đồng hợp, hoặc dị hợp
Breeder seed: hạt giống tác giả
Breeding: chọn giống là một nghệ thuật và là một khoa học làm thay đổi cây trồng hay vật
nuôi về mặt di truyền
Bulk: trồng dồn, con lai được thu thập mẫu hạt và trồng dồn lại để gia tăng tần suất đồng hợp
tử lặn, trong trường hợp tính trạng chọn lọc do gen lặn điều khiển
Trang 2Bulk segregants: con lai đang phân ly theo phương pháp trồng dồn
Cận giao không chọn lọc: quá trình con lai cho cận giao hoàn toàn, không có tác dụng chọn
lọc của con người
Certified seed: hạt giống xác nhận được sử dụng trong qúa trình thương mại hạt giống, không
phải là hạt giống cơ bản
Centromere: tâm động của nhiễm sắc thể
Character: tính trạng di truyền
Chromosome: nhiễm sắc thể là vật chất di truyền có trong nhân tế bào
Chỉ số chọn lọc: giá trị biểu thị trong phân tích hiệu qủa chọn lọc của một chương trình lai
tạo
Chỉ số môi trường Ij: biểu thị giá trị đại số của địa điểm khảo nghiệm chương trình giống cải
tiến nào đó, trong phân tích tương tác GxE
Chỉ số ổn định s 2 di: biểu thị mức độ ổn định của tính trạng
Chỉ số thích nghi bi: biểu thị mức độ thích nghi của tính trạng (rộng hay hẹp)
Clone: dòng vô tính là một nhóm sinh vật được duy trì bằng phương pháp phân bào đẳng
nhiễm từ một dòng tổ tiên (dòng gốc)
Cluster di truyền: nhóm di truyền được phân ra nhờ phép tính mức độ khác biệt của các tính
trạng (qui mô hình thái học), hoặc của DNA (qui mô phân tử)
Combining ability: khả năng phối hợp, được chia ra khả năng phối hợp chung biểu thị
Complementary gene: gen hoạt động bổ sung
Complete dominance: tính trội hoàn toàn
Coupling: những alen lặn liên kết với nhau xuất hiện trên một nhiễm thể tương đồng và
những thể alternative trội của nó xuất hiện trên nhiễm thể khác (còn được gọi là liên
kết alen thuộc dạng cis, ngược lại với dạng trans, dạng repulsion)
Covariance: hợp sai là trung bình của tổng các tích của độ lệch giữa hai biến số từ các giá trị
trung bình của cá thể
Crossing over: hiện tượng quấn chéo của nhiễm sắc thể
Cường độ chọn lọc: biểu thị mức độ chọn lọc trong quần thể con lai đang phân ly
Cytoplasmic inheritance: di truyền do tế bào chất, ảnh hưởng của mẹ Trong tế bào chất, có
những cơ quan mang vật chất di truyền như cytoplast, ty thể bộ, ribosome,
D 2 – Mahalonobis: phép tính hiệu số bình phương khoảng cách của Mahalonobis
Deficiency: sự thiếu đoạn hay mất đoạn của nhiễm sắc thể
Degree of freedom: độ tự do viết tắt là df trong phân tích ANOVA, hay phân tích thông qua
các phép thử khác trong thống kê sinh học
Deviation: độ lệch, giá trị lệch so với trung bình mẫu
Diallel cross: lai diallel tất cả các cặp theo tuần tự bố mẹ là nghiệm thức của chương trình lai Discriminant function: phương trình biệt thức giúp cho phân biệt giữa các tính trạng mục
tiêu và phân biệt giữa các cá thể trong quần thể, hoặc giữa hai quần thể
Disequilibrium: tính chất không cân đối của một quần thể
Disruptive selection: chọn lọc đột phá
Dominance: tính trội biểu thị hoạt động alen dị hợp trong di truyền số lượng
Dominance đẳng hướng: hoạt động alen dị hợp theo cùng một hướng [+ve] hoặc [-ve] Dominance hypothesis: lý thyuết về tính trội trong giải thích hiện tượng ưu thế lai
Dominance of linked genes: tính trội của những gen liên kết với nhau
Dominance x additive: hoạt động tương tác không alen giữa tính trội x tính cộng
Dominance x dominance: hoạt động tương tác không alen giữa tính trội x tính trội
Dominant epistasis: hiện tượng epistasis có tính trội
Double cross: lai kép
Duplicate epistasis: hiện tượng epistasis có tính chất lặp đoạn
Donor parent: bố mẹ cho nguồn gen mục tiêu trong chương trình cải tiến giống
Trang 3Duplication: hiện tượng lặp đoạn, trong trường hợp hai gen, tỉ lệ phân ly ở F2 là 15:1
Đa hình: (polymorphism) biểu thị tính chất khác biệt alen của hai cá thể
Đa tính trạng (pleiotropy): một gen điều khiển nhiều tính trạng
Emasculation: động tác khử đực
EMS: error mean of square, trung bình bình phương sai số trong ANOVA, tương đương với
phương sai mẫu
Epistasis: tính trội của một gen so với một gen khác không allelic với nhau Gen bị át khuất
được gọi là “hypostatic” Thuật ngữ epistasis được dùng để mô tả tất cả hiện tượng tương tác không alen
Epistasis kiểu [i]: tương tác không alen kiểu tính cộng x tính cộng
Epistasis kiểu [j + l]: tương tác không alen kiểu [tính cộng x tính trội] + [ tính trội x tính trội] Equilibrium: hiện tượng cân bằng trong quần thể
Environment: môi trường, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự thế hiện của gen điều
khiển tính trạng số lượng
Error: sai số trong phân tích thống kê (pooled error: sai số góp)
F 1 : thế hệ con lai đầu tiên
F 2: thế hệ con lai thứ hai do tự thụ, thế hệ có thông tin di truyền lớn nhất nhờ hiện tượng phân
ly
Family: họ là một nhóm cá thể quan hệ trực tiếp với một dòng tổ tiên (dòng gốc)
Foundation seed: hạt giống nguyên chủng
Fitness: giá trị thích nghi liên quan đến sự đóng góp di truyền của một kiểu gen đối với thế hệ
kế tiếp, tương ứng với những kiểu gen khác trong cùng một quần thể
Fitness profile: phổ giá trị thích nghi
Full diallel: bộ con lai diallel đầy đủ (kể cả lai thuận nghịch)
Gamete: giao tử là tế bào gốc, kết qủa của gián phân giảm nhiễm, có chức năng trong giao
phối (bao gồm giao tử đực và giao tử cái)
Gene: là đơn vị di truyền
Gene frequency: tần suất gen là tỉ lệ mà trong đó những alen của một gen xuất hiện trong
quần thể
Gene interaction: tương tác gen là hiện tượng cải tiến của hoạt động gen bởi một gen khác
không alen, hoặc bởi nhiều gen khác
Germplasm: qũy gen
Genome: bộ gen, bộ nhiễm sắc thể tương ứng với một bội thể của một loài
Gene flow: dòng chảy của gen từ cây transgenic sang cây trồng hoang dại có quan hệ gần gủi Gene frequency: tần suất gen
General combining ability: khả năng phối hợp chung
Genetic advance: hiệu qủa chọn lọc đối với một tính trạng hay nhiều tính trạng
Genetic constitution: nền tảng di truyền
Genetic equilibrium: điều kiện trong đó những thế hệ kế tiếp nhau của một quần thể có cùng
một kiểu gen, với cùng một tỉ lệ trên cơ sở những gen mục tiêu nào đó, hoặc những phối hợp của các gen này
Genetic gain: xem genetic advance
Genotype: kiểu gen, là toàn bộ kiến trúc di truyền của một sinh vật
Genotype x environment interaction: tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Genotypic Coefficient of Variation (GCV): hệ số biến thiên kiểu gen tính bằng phần trăm, là
thương số giữa giá trị trung bình với căn bậc hai phương sai kiểu gen
H 2 B: hệ số di truyền nghĩa rộng, biểu thị % do di truyền so với ảnh hưởng môi trường
Trang 4H 2 N : hệ số di truyền nghĩa hẹp, biểu thị hoạt động của gen cộng tính so với gen không cộng
tính
Haploid: thể đơn bội, tế bào hoặc sinh vật có số nhiễm sắc thể là 1n
Heritability: hệ số di truyền là tần suất của biến thiên quan sát được do di truyền, cái còn lại
do môi trường, nói đúng hơn biến thi6n do ảnh hưởng có tính chất cộng của gen
Heterosis: ưu thế lai, giá trị con lai so với giá trị trung bình bố mẹ
Heterobeltiosis: ưu thế lai tuyệt đối, giá trị con lai so với giá trị bố mẹ cao nhất
Heterozygous: dị hợp tử, có những alen không giống nhau ở một hoặc nhiều loci
Homeostasis: hiện tượng gen phát triển đồng dạng, thông qua đột biến, chức năng điều khiển
bị chuyển đổi
Homozygous: đồng hợp tử, có những alen giống nhau ở một hoặc nhiều loci trên nhiễm sắc
thể tương đồng
Hybrid: sản phẩm của một cặp lai giữa những bố mẹ khác nhau về di truyền
Inbred line: dòng cận giao, đồng huyết
Inbreeding: tạo dòng cận giao, dòng đồng hợp tử
Interallelic interaction: tương tác giữa các alen
Intermediate heterozygote: dị hợp tử trung gian
Isogenic line: dòng đẳng gen
Khả năng phối hợp chung: giá trị GCA của một tính trạng biểu thị khả năng của bố mẹ kết
hợp trên cơ sở hoạt động gen cộng tính
Khả năng phối hợp riêng: giá trị SCA của một tính trạng biểu thị khả năng của một cặp bố
mẹ kết hợp nhau trên cơ sở hoạt động gen không cộng tính, điều kiện tạo ra hiện tượng
ưu thế lai
Khoảng cách di truyền: giá trị đo lường mức độ khác biệt giữa hai nhóm kiểu gen khác nhau Lai ba thử nghiệm: lai thử nghiệm trên cơ sở các quần thể cơ bản bao gồm bố mẹ, F1, BC1,
BC2 cho lai với các dòng F2
Lethal: gen gây chết
Linear: tuyến tính, tương quan tuyến tính, có dạng đường thẳng
Linkage: liên kết gen là hiện tượng phối hợp của những tính trạng trong di truyền do sự định
vị của gen trên cùng một nhiễm sắc thể
Linkage map: bản đồ liên kết gen với marker trên cơ sở giá trị tái tổ hợp
Linked digenic interaction: tương tác có tính chất liên kết hai gen
Linked epistatic genes: những gen tương tác không alen, liên kết chặt chẽ với nhau
Location: vị trí, địa điểm nơi sinh vật thể hiện tính trạng di truyền
Locus: nơi gen định vị trên nhiễm sắc thể
Lưỡng bội: tế bào hay sinh vật có số nhiễm sắc thể là 2n
Ma trận: tập hợp các giá trị có tính chất đối xứng và cân đối (ma trận vuông), không cân đối,
không đối xứng (ma trận chữ nhật)
Ma trận của kiểu gen: tập hợp giá trị phương sai và hợp sai kiểu gen
Ma trận của kiểu hình: tập hợp giá trị phương sai và hợp sai kiểu hình
Ma trận đảo (inverse matrix): ma trận đã được giải theo hướng ma trận đơn vị đối nghịch
Ma trận đơn vị : ma trận có số cột và hàng tương đương với ma trận đối xứng, chứa các
thông số bằng 1 và 0
Mass selection: chọn quần thể, loại bỏ những cá thể không đúng dạng hình mục tiêu, giữ lại
quần thể trên đồng ruộng
Mean: giá trị trung bình
Meiosis: gián phân giảm nhiễm
Trang 5Meitosis: gián phân giảm nhiễm
Modifying gene: những gen ảnh hưởng đến sự thể hiện của một gen không alen với nó hoặc
những gen không alen với nó
Mutation: đột biến gen
Multiple allele: đa alen, một gen có nhiều hơn hai alen
Neutral character: tính trạng trung tính
Nguồn biến dị: nguồn tạo ra những thay đổi do di truyền bên trong và ảnh hưởng của môi
trường bên ngoài
Non-allelic interaction: tương tác không alen
Non-selective inbreeding: cận giao không có tính chất chọn lọc
Nullisome: Cây 2n thiếu một căp nhiễm thể, ký hiệu là 2n-2
Overdominance: tính chất siêu trội, khi hoạt động gen không cộng tính có ưu thế hơn hoạt
động gen cộng tính
Overdominance hypothesis: giả thuyết siêu trội trong giải thích ưu thế lai
Outcross: hiện tượng tạp giao trong tự nhiên
Panmictic: có tính chất giao phối ngẫu nhiên
Panmixia: quần thể giao phối ngẫu nhiên
Partial dominance: tính trội từng phần, không hoàn toàn
Path analysis: phân tích theo đường dẫn
Pedigree: gia phả, phả hệ, phương pháp chọn giống theo gia phả
Phenotypic Coefficient of Variation: (PCV)hệ số biến thiên kiểu hình tính bằng phần trăm,
là thương số giữa giá trị trung bình với căn bậc hai phương sai kiểu hình
Phân bố chuẩn: phân bố theo dạng hình chuông, phân bố normal
Phân bố nhị thức: phân bố trên cơ sở xác suất của hai sự kiện có hoặc không, thí dụ như p và
q trong kiểu gen A và a
Phân tích diallel: phân tích con lai và bố mẹ theo mô hình của Hayman, và Griffing
Phân tích khả năng phối hợp: phân tích con lai và bố mẹ theo mô hình của Griffing
Phân tích tính đa dạng về di truyền: phân tích nhóm di truyền có quan hệ huyết thống gần
gủi, số nhóm di truyền có quan hệ với nhau trên cơ sở giá trị khoảng cách nhóm đa dạng
Phenotype: kiểu hình, sự xuất hiện của một cá thể phản ánh tương tác giữa kiểu gen bên
trong và môi trường
Phương sai: giá trị biểu thị chênh lệch giữa tổng bình phương của từng cá thể so với giá trị
tổng bình phương
Phương trình biệt thức: phương trình giúp cho chúng ta phân biệt cá thể với cá thể, hoặc
nhóm với nhóm trên cơ sở chỉ số phân biệt
Pleiotropic: có tính chất đa tính trạng
Pleiotropic effects: ảnh hưởng đa tính trạng (xem đa tính trạng)
Pleiotropy: xem đa tính trạng
Polygenes: đa gen
Polymorphism: xem đa hình
Pooled error: xem sai số góp
Population genetics: di truyền quần thể, một ngành học di truyền sử dụng lý thuyết toán học
để nghiên cứu và giải thích các hiện tượng di truyền trong quần thể sinh vật
Probability: xác suất
Pure line selection: chọn dòng thuần, chọn từng cá thể trong quần thể, trồng so sánh các
dòng, chọn lọc dòng tối ưu
QTL: quantitative trait loci, những loci của tính trạng di truyền số lượng
Trang 6Quantitative character: tính trạng số lượng là tính trạng do nhiều gen điều khiển, chịu ảnh
hưởng yếu tố môi trường rất mạnh
Quantitative genetics: di truyền số lượng, một ngành học di truyền có tính chất ứng dụng từ
nguyên tắc lý thuyết của di truyền quần thể, nhằm nghiên cứu và xác định chiến lược lai tạo, chọn lọc giống cây trồng, vật nuôi, nó có thể được xem là tiền thân của ngành chọn giống
Random drift: chuyển dịch ngẫu nhiên
Random mating: giao phối ngẫu nhiên
Random model: mô hình ngẫu nhiên
Random selection: chọn lọc ngẫu nhiên
Recessive epistasis : hiện tượng epistasis có tính lặn
Reciprocal cross: lai đảo, lai thuận nghịch
Recombination: hiện tượng tái tổ hợp
Registered seed: hạt giống đăng ký, là một trong những cấp hạt giống được phân loại
Regulatory genes: những gen có chức năng điều tiết
Relative fitness: giá trị thích nghi tương đối
Repulsion linkage: liên kết thúc đẩy trong trường hợp trans
RGA: (rapid generation advance) kỹ thuật làm rút ngắn thời gian của một chu kỳ sống bằng
cách lợi dụng phản ứng nhạy cảm của loài với độ dài ngày
SAHN: phương pháp phân nhóm di truyền trên cây gia hệ
Sai số chuẩn: gía trị SE là căn bậc hai của phương sai phản ánh độ lệch của giá trị ghi nhận
đối với giá trị trung bình
Sai số góp: sai số tổng (pooled error)
SCA: specific combining ability, khả năng phối hợp riêng
Scaling test: phép thử nhằm tìm hiểu tính chất của epistasis
SD: xem sai số chuẩn (standard deviation)
Seed health: sức khỏe hạt giống
Seed pathology: bệnh lý hạt giống
Seed physiology: sinh lý hạt giống
Seed technology: công nghệ hạt giống
Selection criteria: tiêu chuẩn chọn lọc là kết qủa khi nhân ma trận số liệu gốc với vectơ là giá
trị của chỉ số chọn lọc
Selection index: chỉ số chọn lọc
Selection intensity: cường độ chọn lọc
Selection pressure: áp lực chọn lọc, xem sức ép chọn lọc
Self-fertilization: tính chất tự thụ tinh là hiện tượng tiếp hợp giao tử đực và cái trong cùng
một cá thể
Self-incompatibility: khả năng không tự tiếp hợp do hiện tượng ngăn cản thụ tinh về sinh lý
học của sinh vật
Sibs: con lai của cùng một bố mẹ dẫn xuất từ giao tử khác nhau, trong đó half sibs là con lai
của một bố(mẹ)
Sib mating: lai giữa những sibs với nhau
Siêu trội: xem overdominance
Significance test: trắc nghiệm mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê, ở hai mức độ phổ biến là
0,05 và 0,01
Similarity: giá trị tương đồng là cơ sở để phân nhóm di truyền các kiểu hình
Single cross: lai đơn, lai giữa hai kiểu gen, thông thường là hai dòng cận giao trong chọn
giống cây trồng
Species: loài sinh vật, đơn vị được xếp hạng dưới genus và trên variety
Trang 7Specific combining ability: xem SCA
SSD: (single seed descend) phương pháp trồng dồn các thế hệ phân ly bằng cách thu một hai
hạt đối với một cá thể
Standard deviation: xem SD, độ lệch chuẩn dùng để đo lường mức độ biến thiên, biểu thị độ
lệch so với trung bình mẫu trong phân bố chuẩn
Standard error: xem sai số chuẩn
Standard heterosis: ưu thế lai chuẩn, giá trị ưu thế lai so với một giống làm chuẩn, thông
thường là giống đang phổ biến trong sản xuất
Sterility: tính bất dục, tính bất thụ
Sức ép chọn lọc: khi chọn lọc tập trung vào một , hai gen kháng với mục tiêu nào đó, người
ta sẽ tạo ra mốt sức ép chọn lọc trên đối tượng mục tiêu này
Synapsis: sự tiếp hợp (conjugation) ở giai đoạn pachytene và zygotene của cặp nhiễm thể
tương đồng, kết qủa nó sẽ tạo ra một cấu trúc được gọi là “bivalent”
Statistics: ngành thống kế học phục vụ cho việc giải thích các hiện tượng trong sinh học, nhất
là lĩnh vực di truyền số lượng, trên cơ sở lấy mẫu để ước đoán qui mô toàn diện của quần thể Hiện nay, người ta còn phát triển thành thuật ngữ “biometry” và “bio-informatics” trên cơ sở phát triển của ngành tin học hiện đại
Tái tổ hợp: hiện tượng recombination làm gia tăng tần suất gen có ích
Tần suất gen: xem gene frequency
Tester : dòng làm vật liệu lai thử nghiệm
Tetraploid: thể tứ bộ
Thông số di truyền: các giá trị di truyền số lượng sau khi được phân tích theo một mô hình
lý thuyết nào đó
Tiêu chuẩn chọn lọc: những tính trạng có liên quan đến sự kiện quan trọng mà nhà chọn
giống phải cải tiến
Tính át khuất: xem epistasis
Tính bất dục đực: tính bất dục đực có thể do tế bào chất hoặc do di truyền trong nhân, giuýp
nhà chọn giống thuận tiện trong sản xuất dòng con lai F1
Tính cộng: xem additive, biểu thị hoạt động của các alen đồng hợp tử
Tính đa tính trạng: xem pleiotropic effect
Tính thích nghi: (1) adaptibility, biểu thị sự thích nghi rộng của một cá thể, hoặc thích nghi
hẹp trong điều kiện nhất định, (2) fitness, biểu thị sự đóng góp di truyền của một kiểu gen đối với thế hệ kế tiếp, tương ứng với những kiểu gen khác trong cùng một quần thể
Tính trạng số lượng: tính trạng đo đếm bằng giá trị số lượng như năng suất, chiều cao, hàm
lượng protein,v.v
Tính trội: xem dominance
Trắc nghiệm Scaling: xem Scaling test
Trắc nghiệm sự phân ly: xem xét sự phân ly ở F2 theo định luật Mendel bằng phương pháp
Chi bình phương
Transgressive segregation: hiện tượng phân ly vượt trội, con lai đang phân ly có giá trị của
tính trạng mục tiêu vượt cao hơn bố hoặc mẹ
Translocation: hiện tượng chuyển vị, thay đổi vị trí trên nhiễm sắc thể
Treatment: nghiệm thức trong thí nghiệm
Triallel: lai ba luân phiên từng cặp với một giống
Trigenic interaction: tương tác trigenic
Triple test cross: lai ba thử nghiệm để giải thích tương tác không alen, các loại hình của
epistasis
Triploid: thể tam bội
Trisomic: người ta có thể tạo ra những dòng triplo có dạng 2n+1, để đánh dấu từng nhiễm sắc
thể so với bộ nhiễm sắc thể bình thường Nếu có một gen mục tiêu hiện diện trên cá
Trang 8thể là triplo số a, b, hoặc c nào đó, người ta sẽ biết được gen ấy định vị trên nhiễm thể
a, b hoặc c
Trội hoàn toàn: tương tác gen cộng tính và gen không cộng tính tương đương nhau
Trội từng phần: tương tác của gen cộng tính có ưu thế hơn gen không cộng tính
Tương tác gen: mối quan hệ liên kết giữa các gen số lượng đối với một tính trạng mục tiêu Tương tác gen giữa các alen: mối quan hệ tương tác giữa các alen đối với một tính trạng
mục tiêu
Tương tác giữa kiểu gen và môi trường: tương tác của những gen số lượng bị ảnh hưởng
bởi môi trường, biểu hiện kiểu hình khác nhau trong những điều kiện ngoại cảnh khác nhau
Tương tác không alen: tương tác của những gen không có allelic với nhau
Tương tác kiểu gen x môi trường: xem tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Tuyến tính: biểu thị tương quan theo đường thẳng giữa hai biến số, trường hợp tương quan
không tuyến tính (non-linear) chúng ta phải xem xét ở mô hình phân tích khác (hàm parabol, hàm số mũ, hàm log, )
Ưu thế lai: xem heterosis
Ưu thế lai chuẩn: xem standard heterosis
Ưu thế lai trung bình: chính là ưu thế lai (heterosis)
Ưu thế lai tuyệt đối: xem heterobeltiosis
Variance: phương sai là bình phương của độ lệch chuẩn của quần thể
Variation: biến dị di truyền, sự xuất hiện khác nhau của cá thể do sự khác biệt về thành phần
di truyền của nó, hay sự khác biệt do môi trường mà nó đang phát triển
Variety: giống là bậc được xếp loại dưới species, đó là một nhóm cá thể thuộc loài, biểu thị
sự khác biệt với giống khác, biểu thị sự đồng nhất trong nhóm, biểu thị sự ổn định về các tính trạng chung của những cá thể này
Vectơ đơn vị: vectơ chứa giá trị 1 theo hàng, hoặc theo cột
Virulence: độc tính là khả năng của pathogen phát triển bệnh trên sinh vật chủ
X: số căn bản của nhiễm sắc thể trong một series đa bội
Xác suất tái tổ hợp: khả năng tái tổ hợp có thể xảy ra
Xenia: ảnh hưởng của hạt phấn trên phôi mầm và phôi nhũ
Zygote: hợp tử, tế bào được hình thành bởi sự dung hợp giữa hai giao tử và phát triển lên
thành tế bào gốc
Zygotene: là một giai đoạn của prophase trong gián phân giảm nhiễm, khi các nhiễm thể hình
sợi chỉ bắt cặp nhau
Yếu tố dự đoán: giá trị căn cứ theo phương sai của GCS và phương sai của SCA để dự đoán
ưu thế của hoạt động gen cộng tính hay gen không cộng tính