1 Ly do chon dé tai
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò sữa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lượng sữa cho các nhà máy sản xuất sữa trong nước Những nguyên nhân phải kể đến như nguồn thức ăn cho bò sữa còn hạn chế và phải nhập khâu, quy mô chăn nuôi nhỏ, kỹ thuật chăn nuôi hiện đại cũng hạn chế nên chất lượng sữa thấp Chính vì vậy công tác nghiên cứu ra những giống bò sữa, cỏ chăn nuôi có năng xuất và chất lượng cao là rất cần thiết và
quan trọng
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập thuộc Viện Chăn Nuôi, được thành lập từ Nông trường Ba Vì theo quyết định số 47-NN-TCCB ngày 17 tháng 2 năm 1989 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì đã từng bước xắp xếp lại bộ máy, cơ cấu tô chức, tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ các lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, bò thịt và đồng cỏ
Nhìn lại chặng đường hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành từ Nông trường Ba Vì, 20 năm đổi mới cơ chế quản lý, Nông trường Ba Vì nay là Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì đã gắn liền lịch sử của mình với sự nghiệp phát triển nghề chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì Từ một Nông trường quốc doanh, đến tổ chức khoa học công nghệ công lập thực hiện các đề tài khoa học nghiên cứu những lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, bò thịt và đồng cỏ Đến nay Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì đang quản lý và sử dụng 761,8 ha phục vụ cho công tác nghiên cứu, chuyên giao công nghệ các
lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, bò thịt, đồng cỏ và đảm bảo đời sống cho nhân dân
Trang 2dựng Nông trường Ba Vì, Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ngày nay, cũng như góp phần sáng tỏ đóng góp to lớn của Trung tâm trong công tác nghiên cứu bò thịt, bò sữa có năng xuất, chất lượng và các sản phâm dùng trong chăn nuôi đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng kể từ khi Trung tâm được thành lập cho đến nay, tác giả đã chọn đề tài “Quá trình ra đời, hoạt động
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đẳng có Ba Vì (1958 - 2011)"
Nghiên cứu đề tài này, giúp cho tôi có thêm nhiều kiến thức lịch sử địa
phương mình nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung Những kiến thức này sẽ là hành trang rất bổ ích cho nghề của tôi sau này
2 Lịch sử vấn đề
Đã có không ít các công trình nghiên cứu về Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì có thể kế đến ở đây:
- Năm 2006, Báo Hà Nội Mới, số ra ngày 18 tháng 10 năm 2006 có bài “Nữ chủ trang trại bò sữa giỏi giang”, đã giới thiệu về chị Nguyễn Thị Liễu gương mặt tiêu biểu của một trong những công nhân Trung tâm
- Năm 2007, Vương Tuấn Thực với đề tài “Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm
Trang 3thức ăn chăn nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì góp phần
làm sáng rõ thành tựu trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu khoa học của
Trung tâm từ khi hình thành cho tới nay
- Năm 2008, Ts Ngô Kiều Oanh có bài viết với nhan đề “Giới ?hiệu bò sữa Ba Vì”, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội thông tin khoa học
kỹ thuật, Hà Nội xuất bản, đã phần nào cho biết nguồn gốc cũng như đánh giá được chất lượng bò sữa Ba vì nói chung và Trung tâm nói riêng
- Năm 2009, thạc sĩ Nguyễn Hữu Lương có bài viết cũng với nhan đề “Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì 50 năm xây dựng và phát
triển”, đăng trên Tạp chí chăn nuôi số 12 - 2009, Số hóa bởi Trung tâm Học viện - Đại học Thái nguyên Bài viết mới chỉ chỉ ra được chức năng nhiệm vụ
của Trung tâm trong thời gian từ năm1989 trở lại đây là nghiên cứu bò thịt, bò sữa, nghiên cứu đồng cỏ ngoài ra còn thực hiện nghiên cứu và nuôi thử nghiệm một số động vật quý hiếm, còn về trước đó chưa thấy đề cập đến
- Năm 2009, Nguyên Viện trưởng Viện Chăn nuôi (1975 - 1995) Nguyễn Văn Thưởng viết bài “Những năm tháng công tác ở Nông trường quốc doanh Ba Vi”, Bai viết giới thiệu về Trung tâm những ngày đầu thành lập với những thuận lợi và khó khăn, đội ngũ cán bộ Trung tâm trong giai đoạn Viện trưởng công tác tại Trung tâm Nhưng bài viết chỉ dừng lại ở việc khái quát những hoạt động của Trung tâm trong một giai đoạn nhất định
Trang 4Ngoài ra còn nhiều bài viết và những công trình nghiên cứu khác về
Trung tâm
Tuy nhiên tất cả các công trình chỉ đề cập đến một số khía cạnh và mặt
hoạt động của Trung tâm chứ chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về Trung tâm từ khi hình thành cho tới nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Dựng lại bức tranh lịch sử về “Quá trình ra đời, hoạt động của Trung
tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì (1958 - 201 1)
- Nêu rõ đặc điểm vai trò hoạt động của Trung tâm cũng như làm sáng tỏ những giá trị của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện Ba Vì
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 5Bò và Đồng cỏ Ba Vì từ năm 1958 đến năm 201 l
5 Nguồn tư liệu và Phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tr liệu
Đề hoàn thành khóa luận, tác giả đã khai thác các nguồn tư liệu sau:
- Nguồn tài liệu thứ nhất: Là các văn kện của Đảng Cộng sản Việt Nam
qua các kỳ Đại hội từ năm 1958 - 2011 Đây là những tài liệu phản ánh đường lối của Đảng về xây dựng đất nước sau hòa bình lập lại năm 1954
- Nguồn tài liệu thứ hai: là các văn kiện của Đảng bộ huyện Ba Vì về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhắn mạnh chủ trương phát triển hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
- Nguồn tài liệu thứ ba: Là các tài liệu lịch sử của cơ quan TƯ và địa
phương xuất bản
- Nguồn tài liệu thứ tư: Là các nguồn tài liệu Thông sử, Lịch sử Việt
Nam hiện đại
- Nguồn tài liệu thứ năm: Là các nguồn tài liệu điền dã, thực địa, thực tế tại Trung tâm
- Nguồn tài liệu thứ sáu: Là các tài liệu chuyên sâu như các sách, tạp chí
- Nguồn tài liệu thứ bảy: Là khai thác từ các trang Wep đáng tin cậy %.2 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên một số quan điểm cơ bản Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng vào nghiên cứu đề tài
- Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu
Trang 6Cung cấp cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về Trung tâm nghiên
cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, từ đó khóa luận có những đóng góp nhất định về mặt khoa học lịch sử
Khóa luận đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học tự đề ra là góp phần tổng kết một bước quá trình ra đời, hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Bò và
Đồng cỏ Ba Vì, kế từ sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, cụ thể từ năm 1958 - 2011 Từ đó có thêm điều kiện để nhận thức đầy đủ hơn về chính
sách phát triển kinh tế, thành lập Nông trường của Đảng và Nhà nước ta Kết quả nghiên cứu khóa luận sẽ góp phần cung cấp thêm tư liệu về Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, đồng thời giúp mọi người hiểu rõ hơn vai trò của Trung tâm trong việc nghiên cứu ra những giống bò, giống cỏ có năng xuất cao và chất lượng tốt góp phần vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận
gồm 3 chương
Chương l: Sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì Chương 2: Qúa trình hoạt động Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba
Vì (1958 - 2011)
Trang 7SỰ RA ĐỜI CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ
VA DONG CO BA VI
1.1 DIEU KIEN TU NHIEN, DAN CU VA KINH TE - XA HOI 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và dân cư
* Điều kiện tự nhiên
Vi tri dia ly
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội cách trung tâm thành phố 50km theo đường quốc lộ IIA và đường 87, có tọa độ địa lý là: 21°04'0"B, 105°20'05"D
Huyện bao gồm thị tran Tay Dang va 30 xa Trên địa bàn huyện có một phần lớn dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây; phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất; phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện); phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, Phú Thọ, với ranh giới là sông Hồng (sông Thao) nằm ở phía Bắc; phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy của Phú Thọ; phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sông Hồng
Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km2, lớn nhất Thủ đô Hà Nội Huyện có hai hồ khá lớn là hồ Suối Hai, và hồ Đồng
Mô (tại khu du lịch Đồng Mô) Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: Ngã ba Trung Hà giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với
thành phó Việt Tri) [4, tr.5 - 6 ] Địa hình địa thế
Trang 8của mình Nguyễn Trãi có viết: “Núi ấy là núi Tổ của ta d6”[17,tr 34]
Độ dốc của khu vực trung bình 25°, tir cét 400m trở lên dốc hơn, độ dốc
trung bình 35 có nhiều chỗ vách đá dốc dựng đứng, xung quanh núi Ba Vì là dải đồi thấp, lượn sóng xen kẽ đồng ruộng Dải phía Tây nằm giữa núi Ba Vì và sông Đà hẹp gồm các đồi thấp và ruộng nước Dải phía Bắc và phía Đông gồm các đổi lượn sóng, địa thế thấp, thuận lợi để xây dựng các hồ nhân tạo
như: Suối Hai, Đồng Mô - Ngải Sơn
Nhìn chung Ba Vì là một vùng có phong cảnh đẹp, nên thơ, kết hợp được cả cảnh hùng vĩ của núi non, sông suối, ao hồ và xen vào đó là cảnh trung du đồng bằng với những làng quê sinh đẹp
Địa chất thổ nhưỡng
Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn lđôxini cách
đây 150 triệu năm Thành phần đá mẹ phân bố trong khu vực Ba Vì rất phong phú và đa dạng gồm các loại đá chính sau: Đá biến chất phân bố từ Đá Chông đến ngòi Lặt và chiếm hầu hết ở sườn phía Đông, đá vôi phân bố ở khu vực
núi Chẹ, đá trầm tích - phún trào: Phân bố ở hầu hết toàn bộ khu vực vườn
quốc gia và một số xã vùng đệm, đá trầm tích phân bố ở xã Ba Trại, đá bở rời: phân bố ở phía Tây Xuân Khanh, Mỹ Khê và dọc các suối lớn
Nền đất chính của dãy núi ba Vì là phiến thạch sét và sa thạch với các
loại đất chính sau: Đất Feralit màu vàng, đất Feralit màu vàng nâu, đất Feralit
màu vàng đỏ, đất phù sa cổ
Với địa hình đổi núi thấp như vậy Ba Vì rất thích hợp cho việc hình
Trang 9chính là chăn nuôi bò Cho đến nay ngành chăn nuôi bò (cả bò thịt và bò sữa) ngày càng mở rộng quy mô đến các hộ gia đình với việc tận dụng diện tích chăn thả tự nhiên sẵn có nơi day [1, tr 6]
Khí hậu
Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4°C Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,7°C; nhiệt
độ tối cao lên tới 42"C Ở độ cao 400m nhiệt độ trung bình năm 20,6°C; từ độ
cao 1000m trở lên nhiệt độ chỉ còn 1ó°C Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống
0,22 C Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1°C Lượng mưa trung bình năm 2.500mm,
phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8 Độ ẩm không khí 86,1% Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1 Từ độ cao 400m trở lên không có mùa khô Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40%
Mùa Hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam [1 tr 7]
Với đặc điểm này, đây là nơi nghỉ mát lý tưởng và khu du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác Ngoài ra khí hậu mát mẻ của vùng núi Ba
Vì rất thuận lợi cho việc nuôi bò sữa với chất lượng tốt
Sông ngòi
Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì và núi Viên Nam Các suối lớn và đòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều phụ lưu của sông Hồng Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và đốc hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà Các suối này thường gây lũ và mùa mưa Về mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt Các suối chính trong khu vực gồm có: Suối Cái, suối
Trang 10Sông Đà chảy ở phía Nam núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá
dày như suối ổi, suối Ca, suối Mít, suối Xoan, hồ suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ
Hóoc cua và các hồ chứa nước khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân Việc chăn thả gia súc lớn đặc biệt là trâu, bò ngoài cần có diện tích để chăn thả thì
yếu tô không thê thiếu được là phải có một nguồn nước dồi dào Với hệ thống
sông, suối như vậy nên nghành chăn nuôi ở Ba Vì có lợi thế phát triển hơn nữa
Thực vật, động vật
Hệ thực vật rừng
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bé
sung năm 2008, cho tới nay Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 649 chi và 160 họ Như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khăng định sự phong phú đa dạng loài thực vật ở nơi đây
Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật
bản địa của Việt Nam - Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độ cao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn
Theo số liệu tham khảo kết phân chia 3 loại rừng năm 2005 của Viện
Điều tra quy hoạch rừng và kết quả phúc tra tại thực địa năm 2008, trữ lượng
các loại rừng ở Ba Vì được tính toán và tổng hợp như sau: Tổng trữ lượng gỗ
là 309,616 ngàn mỉ; trong đó trữ lượng rừng tự nhiên là 221,868 ngàn mỉ;
rừng trồng là 87,748 ngàn mỉ [I, tr 8]
Hệ động vật rừng
Theo kết quả điều tra bé sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có
Trang 11có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật có xương sống ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thé Dé 1a cdc loai Than lan,
Éch vạch [1, tr 9 - 10]
Nhóm động vật quí hiếm ở Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài động vật
rừng nhỏ, hoặc trung bình Nhìn chung, động vật rừng đã bị suy giảm nghiêm
trọng Hai mối đe doạ đến động vật rừng là mat rung va san bat động vật
rừng Do địa hình vùng Ba Vì độc lập nên việc di cư của các thú rừng từ nơi
khác tới là rất hạn chế, dễ bị săn bắt Có loài bị tiêu diệt hoàn toàn như Hươu
sao, Gấu chó Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt như Sơn dương, Sóc bay, Gà lôi trắng Do vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, đồng thời tạo môi trường tốt để gây dựng và phát triển số chim thú Nên quy hoạch các đồng cỏ để bảo vệ các loài móng guốc và tạo khơng gian cho các lồi chim thú di thực
* Dân cư
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì thuộc địa phận xã Tản Lĩnh
là một trong 7 xã miền núi (Xã Minh Quang, Khánh Thượng, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Yên Bài và xã Vân Hoà) thuộc khu vực vùng đệm của huyện Ba Vì Nơi đây là một vùng đất cổ, có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu
đời, nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc ba đân tộc Dao, Kinh, Mường
Sự phân bố dân cư và dân tộc không đồng đều trong vùng, người Kinh, người Mường ở hầu hết 7 xã, trong lúc người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì Những năm 40 - 60 của thế ký X, người Dao Ba Vì còn sống trên núi cao
(độ cao 600 - 800m) Thời này cư dân còn thưa thớt, sống du canh "phát - đốt - chọc - tỉa" trên khắp núi Ba Vì và định cư ở tại Gốc Vải hay xóm "Tri Tai"
Trang 12Hậu quả đã để lại hàng ngàn ha đất trống, huỷ diệt hàng trăm loài cây gỗ quý hiếm, làm mất đi nơi cư trú của nhiều loại động vật Những năm đầu thế kỷ XX thảm thực vật bao phủ khắp vùng núi Ba Vì Nhưng ngày nay rừng
chỉ còn lại ở độ cao trên 600m Một số loài động vật quý hiếm như hồ, báo,
hươu nay vắng bóng, diện tích chăn thả tự nhiên cho gia súc ngày càng thu hẹp Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì đã đưa ra biện pháp và chính sách hợp lý để nâng cao nhận thức cho người dân như thành lập các trường học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở cho con em của nhân viên Trung tâm cũng như tạo điều kiện cho con em của đồng bào dân tộc thiêu số quanh chân núi Ba Vì được học tập Đồng thời tạo việc làm cho người dân, phố biến kiến thức từ chính việc chăn nuôi bò sữa giúp người dân làm giàu
1.1.2 Kinh tế - xã hội
Ba Vì nối liền với các tỉnh và thủ đô Hà Nội bằng các trục đường chính
như: quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A và các tuyến đường thủy qua sông Hồng, sông Đà có tổng chiều dài 70 km Với những lợi thế về giao thông đường thủy,
đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa
với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật dé phát triển kinh tế
với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp
Với đặc thù đồng đất chia làm ba vùng là núi, bán sơn địa và đồng bằng,
những năm qua, huyện Ba Vì còn đây mạnh thực hiện các dự án chăn nuôi bò
sữa, bò thịt, trồng chè, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm phù hợp từng vùng để khai thác thế mạnh
Huyện Ba Vì cũng là địa phương có các hoạt động xã hội rất tốt, tiêu biểu là hoạt động xoá đói giảm nghèo Năm 2009, huyện Ba Vì đã giải quyết
Trang 131.2 SỰ RA ĐỜI CỦA NÔNG TRƯỜNG QUÓC DOANH BA VÌ (TIỀN THÂN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐÒNG CỎ BA VÌ)
1.2.1 Chủ trương thành lập
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập thuộc Viện Chăn nuôi, có tiền thân từ Nông trường Quốc doanh Ba Vì, sự ra đời của Trung tâm gắn liền với những chủ trương và đường lối
của Đảng và Nhà nước ta cụ thể là chỉ thị của Ban Bí thư số 83-CT/TW, ngày 19/5/1958 về việc chuyên một số đơn vị quân đội sang sản xuất Quân đội ta
ngoài nhiệm vụ chủ yếu là thường xuyên ra sức xây dựng quân đội tiến dần từng bước lên chính qui và hiện đại hóa, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và làm hậu thuẫn cho công cuộc đấu tranh và bảo vệ hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà “Để phát huy tác dụng của quân đội trong việc tham gia xây dựng Miễn Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, Trung ương chủ trương chuyển một số đơn vị quân đội sang sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông trường ở những khu vực quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự ” [7, tr 168]
Việc chuyển một số đơn vị quân đội sang sản xuất có tác dụng to lớn
trong việc mở rộng và củng cố hậu phương của ta về mọi mặt, nằm trong toàn
bộ kế hoạch nhà nước và mật thiết liên quan đến các ngành các địa phương, nhất là các địa phương sẽ chuyển quân đội sang sản xuất [7, tr 171] Việc chuyến quân đội sang sản xuất, xây dựng nông trường thực tế là công tác khai hoang biến những vùng núi rừng, vùng đất hoang trở thành khu vực kinh tế mới đó là một công tác rất quan trọng
Trang 14suối Me Trung đoàn tiếp quản đơn vị sản xuất Đồng Vàng thuộc cục Nông binh, thực hiện nhiệm vụ khai khẩn đất hoang sản xuất và xây đựng doanh trại, từ đây Nông trường quân đội được thành lập Ngày 22 tháng 12 năm
1960 Trung đoàn 658 làm lễ phong quân hàm cho cán bộ và chiến sỹ, đồng
thời cũng làm lễ hạ sao để chuyển ngành tập thể thành Nông trường Ba Vì Nơi đây dưới chân núi Tản Viên Sơn có dòng sông Đà thơ mộng, xưa kia rừng thiêng nước độc đã thấm đượm bao mồ hôi, công sức, trí tuệ của các chiến sỹ, cán bộ, công nhân viên khai phá đồi hoang, cải tạo sình lầy biến vùng đất hoang sơ trở thành màu mỡ để sản xuất trồng trọt, chăn nuôi bò vắt sữa, ngày nay đó là vùng du lịch trù phú sản xuất ra dòng sữa trắng “Sữa Ba Vì” [18, tr I1 - 12]
1.2.2 Quá trình thành lập
Bồi cảnh lịch sử:
Sau đại bại trên chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954, Thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Giơ-ne-vơ Theo tinh thần
cơ bản của Hiệp định là đình chỉ chiến sự tại Đông Dương, Việt Nam tạm thời
bị chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới Hai miền phải thống nhất trước tháng 7 năm 1956 bằng cuộc tổng tuyển cử “Tự do và dân chủ”
[17, tr.123 - 124]
Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản của Hiệp định về tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực Trong khi đó ở miền Nam,
thực dân Pháp có nhiều hành động phá hoại Hiệp định vừa được ký kết Dưới
sự chỉ đạo và viện trợ của Mỹ, Ngô Đình Diệm sức đàn áp phong tào cách mạng và mưu đồ chia cắt hai miền Tháng 7 năm 1956, Diệm tuyên bố không tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miễn, trong tình hình đất
Trang 15miền những nhiệm vụ chiến lược, phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền Ở miền Bắc, cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa, nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và là hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc Hai
miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ mục tiêu chung của cách mạng là
đánh đỗ Mỹ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội [3l tr 11 - 12]
Ba Vì, hay Tản Viên sơn, cùng dòng sông Đà hùng vĩ đã tạo nên vùng đất địa linh nhân kiệt với những tên tuối nối tiếng như Nguyễn Tuấn, hiện
thân của Đức thánh Tản hay được nhân dân thường gọi là Sơn Tinh, một
trong “An Nam ni bat te” sông mãi với thời gian với truyền thuyết Sơn Tĩnh - Thuỷ Tinh, như Phùng Hưng - “Bồ Cái Đại Vương”, như Ngô Quyền, vị vua gắn liền với chiến công lẫy lừng đầu tiên của Việt trước quân Nam Hán xâm lược hoặc như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu với vần thơ lai láng ca ngợi cảnh đẹp tự nhiên hùng vĩ của quê hương: “Sóng gợn sông Đà con cả nhảy, Mây vờn non Tản chiếc diễu bay” v.v Trên những đồi hoang mênh mông dưới chân núi Ba Vì, những chiến sỹ trong hàng ngũ quân đội nhân dân của quê hương miền Nam Thành đồng Tổ quốc, những cán bộ và công nhân của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã nghe theo tiếng gọi của Đảng, sát cánh bên nhau đi xây đựng và phát triển kinh tế Các cán bộ và chiến sỹ quân đội đã rời tay súng trở thành thành viên của giai cấp công nhân, với truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân anh hùng, những chiến sỹ công nhân ấy và những thế
hệ tiếp theo, đã khắc phục muôn vàn khó khăn gian khổ, bạt núi san đồi xây
Trang 16Sự thành lập nông trường quân đội 658
Thực hiện chủ trương của Trung ương và Tổng Quân ủy, đưới sự chỉ
đạo của Cục Nông Binh, Năm 1956, một số cán bộ và chiến sỹ quân đội thu
dụng ở nhiều đơn vị đóng quân trên địa bàn các tỉnh miền Bắc được đưa về đóng quân tại làng Mỹ Đức (nay thuộc xã Tản Lĩnh) để thành lập Nông trường Các cán bộ nòng cốt bao gồm các đồng chí Thâm, Ứng, Thích, Mua, Trường, Thiết, Lâm hoạt động dưới sự chỉ huy của đồng chí Bế Văn Sắt, tiểu
đoàn trưởng Vào thời điểm này, chưa hình thành tổ chức của một Nông
trường quốc doanh và chưa có phương tiện sản xuất gì
Đến đầu năm 1957, đơn vị chuyên về đóng tại xóm Đồng Vàng, xã Yên Bài Số lượng cán bộ chiến sỹ được bố sung và tăng cường nhiều hơn, hoạt
động dưới sự chỉ huy của đồng chí Bế Văn Sắt, tiểu đoàn trưởng và là giám
đốc đơn vị sản xuất Bộ máy tổ chức nhân sự dần dần được hình thành với Ban Giám đốc gồm ba đồng chí: Bế Văn Sắt, giám đốc; Nguyễn Đình Thiết, phó giám đốc; và Phan Hường, chính trị viên Đơn vị có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Sơn Tây Đường giao thông và các cơ sở hạ tầng còn trong tình trạng thiếu thốn và hết sức khó khăn Từ nơi đóng quân tới thị xã Sơn Tây, thủ phủ của tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc, cách xa chỉ khoảng 10 - 12 km mà đơn vị phải cử một đồng chí là Vương Kim Mộc hàng ngày cưỡi ngựa từ đơn vị ra Sơn Tây lấy công văn, giấy tờ và thư báo
Vào giai đoạn chuyên đổi nhiệm vụ và chức năng này, tình hình tư tưởng của cán bộ chiến sỹ chưa ốn định, đa phần còn hoang mang, dao động; nói chung đều mong muốn được phục viên hoặc chuyền sang làm ở các ngành công, thương nghiệp Chính vì vậy có tình trạng lãn công, chây lười công tác
Trang 17Tháng 7 năm 1957, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đồng chí Chính, Cục trưởng Cục Cán bộ đã về thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn Nông trường Đại tướng đã tập trung tất cả cán bộ, chiến sỹ và nhân đân xóm Mỹ Đức để nói chuyện, động viên và giao nhiệm vụ: Bộ đội nâng cao cảnh
giác cách mạng, đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của kẻ địch;
Nhân dân ủng hộ bộ đội hoàn thành nhiệm vụ Trước khi ra về Đại tướng còn
căn đặn bộ đội nếu còn điều gì thắc mắc thì viết ngay đơn, Đại tướng sẽ cử
người về nhận để tiếp tục giải đáp một cách nhanh nhất Nhưng sau đó toàn đơn vị đã ốn định tư tưởng, xác định yên tâm công tác và đoàn kết bên nhau xây dựng đơn vị, xây dựng Nông trường, cố gắng phấn đấu hoàn thành hai
nhiệm vụ chính:
- Thứ nhất là kiến thiết xây dựng doanh trại bằng tranh tre nứa lá để
góp phần ổn định nơi ăn chốn ở và chỗ làm việc, từ đó góp phần ôn định tình hình chính trị và trị an trong khu vực
- Thứ hai là khảo sát đất đai, khai khẩn đất hoang đưa vào sản xuất lương thực và chăn nuôi gia súc, đặc biệt là trâu bò
Phương tiện sản xuất và phục vụ sản xuất có giá trị nhất lúc này bao
gồm 2 máy kéo KD 35, một máy cày ĐT 54 và một ô tô tải loại nhỏ Mặc dù khó khăn còn chồng chất nhưng phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội
Cụ Hồ, toàn bộ cán bộ chiến sỹ của đơn vị đã khai hoang được trên 20 ha đất
đai đưa vào sản xuất, xây dựng được một chuồng bò cột 20, lợp lá, nền xi
măng nuôi 5 con trâu và 54 con bò vàng Việt Nam ở Ba Vành Tháng 4 năm 1958, đơn vị tiếp quản cơ sở sản xuất Đồng Vàng thuộc Cục Nông Binh
Đến tháng 5 năm 1958, toàn bộ cơ ngơi xây dựng được đã được bàn giao lại cho Trung đoàn 658 thuộc Sư đoàn 338 để thành lập và xây dựng
nông trường quân đội Bộ khung của đơn vị cũ được điều động về Cục
Trang 18Nhiệm vụ của Trung đoàn 658 là đóng quân bảo vệ tình hình an ninh chính trị dọc theo hai con đường 84 và 87, xây dựng đoanh trại ôn định và khai khẩn đất hoang đưa vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi Kể từ đây, Nông trường Quân đội 658 được thành lập và được mọi người quen gọi là Nông trường 658
Về tổ chức nhân sự và hành chính, các cán bộ khung của Trung đoản chính là các cán bộ lãnh đạo của Nông trường quân đội: đồng chí Nguyễn
Văn Câm trung đoàn trưởng làm giám đốc Nông trường, các đồng chí Sỹ và
Hòa, trung đoàn phó làm các phó giám đốc Nông trường Đồng chí Phan Hường, chính trị viên làm Bí thư Đảng ủy Nông trường Đồng thời thành lập các phòng ban theo cơ cấu tổ chức của một Nông trường, bao gồm các phòng
tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài vụ, lao động tiền lương, cung tiêu, trồng trọt,
chăn nuôi, cơ khí, bệnh xá và bảo vệ Dưới các phòng ban là các đội sản xuất,
trồng trọt, chăn nuôi, phục vụ và các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm
Về tố chức chính trị, Nông trường có Đảng bộ, Cơng đồn và Đồn Thanh niên đều có Ban Chấp hành với nhiệm kỳ hoạt động I năm Các tố chức chính quyền và đoàn thể đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng
Đại hội Đảng bộ lần đầu tiên của Nông trường 658 được tô chức vào tháng 12 năm 1958 đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cua don vi là phát triển
chăn nuôi bò lấy sữa, đất đai khai khẩn đến đâu trồng trọt ngay đến đó để
phục vụ đời sống cán bộ chiến sỹ và phục vụ chăn nuôi, tận dụng mọi khả
Trang 19Ngày 22 tháng 12 năm 1960, Trung đoàn 658 tổ chức phong quân hàm đồng thời làm lễ hạ sao chuyên ngành tập thể Kể từ đó, Nông trường quân đội 658 chính thức chuyển đổi thành Nông trường Quốc doanh Ba Vì trực thuộc Bộ Nông trường Quốc doanh do ông Nghiêm Xuân Yêm làm Bộ trưởng Lúc này, đồng chí thiếu tá Nguyễn Văn Câm được bổ nhiệm làm giám đốc và đồng chí đại uý Phan Hường được bầu làm bí thư Đảng uý của nông trường Sau thời điểm này, Nông trường hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp quốc đoanh “?âp /rung, bao cấp” đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dốc sức cho sự nghiệp “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” [18, tr 16]
* Tiếu kết chương I
Ba Vì là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan tươi đẹp
Là địa bàn quan trọng với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và con người cho hoạt động chăn nuôi gia súc trâu, bò rất phát triển, đặc biệt nuôi bò sữa đã trở thành kinh tế chính của huyện nuôi bò
sữa đã cho thấy tính hiệu quả và bền vững, đặc biệt là đối với những vùng
thuần nông: năng suất cây trồng thấp So với heo và gà thì nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao và ôn định hơn Đến nay nhiều tỉnh trong cả nước đã xây
dựng dự án phát triển bò sữa
Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, nhìn lại chặng đường hơn 50 năm xây dựng và phát triển, 20 năm đối tên và chuyên chế độ quản lý Từ
khi thành lập, Trung tâm đều gắn chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăn nuôi bò sữa, bò thịt và đồng cô Một chặng đường dài nghiên
cứu khoa học đầy khó khăn, gian khô và thành công Những kết quả nghiên cứu khoa học là sự đóng góp của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên chức ở các thời kỳ trong chặng đường dài ấy Ba Vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đấy ngành chăn nuôi nước ta ngày càng
Trang 20Chương 2
QÚA TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ
VA DONG CO BA Vi (1958 - 2011)
2.1 HOAT DONG CUA NONG TRUONG QUOC DOANH BA VI THUỘC BỘ NÔNG TRƯỜNG (1958 - 1977)
2.1.1 Hoạt động phát triển kinh tế của Nông trường
Nhiệm vụ phát triển kinh tế của Nông trường trong giai đoạn này tiếp tục tập trung vào việc khai khẩn đất hoang thành đất ở và đất trồng trọt sản xuất lương thực và phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm; chăn nuôi bò sản xuất sữa tươi, đồng thời, chọn lọc để lai giống và nhân rộng đàn bò sữa có năng suất sữa cao Nhiệm vụ này xuyên suốt đến các giai đoạn về sau này
Giai đoạn này gắn với sự lãnh đạo của Ban giám đốc Trung tâm gồm:
Giám đốc Đoàn Hòa, Phó Giám đốc Nguyễn Văn Thính (1961-1962); 1962- 1963: Giám đốc Nguyễn Văn Thính, Phó Giám đốc Lê Văn Hòa, Trịnh Bá
Tùng; 1963-1964: Giám đốc Nguyễn Văn Cổ, Phó Giám đốc Lê Văn Hòa, Trịnh Bá Tùng: 1964-1968: Giám đốc Nguyễn Văn Thính, Phó Giám đốc
Nguyễn Văn Cổ, Lê Văn Hòa, Lê Văn Tiếp, Đỗ Việt Hà, Lê Quang Khá, Hoàng Thế Uyên; 1968-1972: Giám đốc Lê Quang Khá, Phó Giám đốc Lê Văn Tiếp, Đỗ Việt Hà, Hoàng Thế Uyên; 1972-1974: Giám đốc Nguyễn Văn
Thưởng, Phó Giám đốc Lâm Văn Tắt, Nguyễn Hữu Huyên, Hoàng Thế Uyên; 1974-1975: Giám đốc Lâm Văn Tắt, Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Huyện, Trần
Văn Tiến, Hoàng Thế Uyên; 1975-1977: Giám đốc Trần Văn Tiến, Phó Giám
đốc Nguyễn Hữu Huyện, Đào Thanh Long, Hoàng Thế Uyên; Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì giai đoạn này đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ, trước tiên là nhiệm vụ phát triển
Trang 21Đầu năm 1960, Nông trường được tiếp nhận đàn bò sữa Holstein Friesian (bò HF lang trắng đen) do Trung Quốc viện trợ Bò cái được nuôi ở đội 2 (đội
Đồng Vàng), bò đực được nuôi ở trại bò đực giỗng Song do điều kiện khí hậu
nóng âm, đàn bò bị nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu làm một số bò bị chết, những con còn sống gầy yếu, ve cắn khắp thân thể Khi đó chấn đoán và xác định nguyên nhân là do khí hậu nhiệt đới nóng âm nên Bộ Nông trường đã quyết định chuyến giao số bò trên cho Nông trường Mộc Châu và Nông trường Tam Đường, nơi có khí hậu tương đối ôn hòa phù hợp với đàn bò sữa
nhập nội này hơn Vì vậy, đàn bò dần dần phục hồi, cho năng suất sữa cao
hơn và dịch bệnh được đập tắt Sau đó, để có được đàn bò sữa cao sản thích nghỉ với điều kiện khí hậu nóng âm, đề tài “Nghiên cứu tạo giống bò sữa bằng phương pháp tạp giao giữa bò lai Sind với bò lang trắng đen Trung
Quốc” đã được thực hiện tại Nông trường Quốc doanh Ba Vì từ năm 1964 Sau khi bò sữa HF Trung Quốc không thích nghi điều kiện khí hậu tại Ba Vì
phải chuyên vùng [34 tr 16]
Năm 1964, đề tài được ông Trần Doãn Hồi, trưởng bộ môn đại gia súc Ban Chăn nuôi, Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, chủ trì cùng các ông
Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Đức Tặng, và Lê Văn Ngọc thực hiện Cuối năm
1968, đề tài tiến hành báo cáo tổng kết về thế hệ đàn bò lai Hà Ấn F1, lúc này
có gần 200 con trong tổng đàn 1297 con của Nông trường Ba Vì
Sản lượng sữa bình quân của bò Hà Ấn FI đạt 1800 kg/con/chu kỳ cao hơn hẳn sản lượng 1600 kg/con/chu kỳ của bò lai Sind được nuôi lấy sữa tại nông trường cho đến thời điểm đó Hơn nữa, bò F1 thích nghỉ với điều kiện nhiệt đới nóng âm ở Ba Vì Với kết quả đó, Nông trường Ba Vì tập trung nhiệm vụ vào hướng sản xuất bò lai và cho lai tiếp đời thứ hai (F2) và đời thứ
Trang 22Đàn bò lai phát triển tăng đàn giúp cho sản lượng sữa và năng suất sữa bình quân tồn đàn của Nơng trường Ba Vì tăng lên làm tắm gương học tập cho nhiều Nông trường khác như Nông trường Mộc Châu, Nông trường Xuân Mai, Nông trường Đồng Giao v.v Sau khi miền Nam được giải phóng,
nước nhà thống nhất, bò lai Hà Ấn còn được điều chuyển vào Thành phó Hồ
Chí Minh để góp phần phát triển đàn bò sữa ở các tỉnh phía Nam
Do yêu cầu mở rộng phát triển quy mô sản xuất, năm 1961, tập đoàn sản
xuất nông nghiệp Quyết Tiến ở Mỏ Chén (thuộc địa bàn thôn Mỏ Chén xã
Yên Bài ngày nay) đã được sát nhập với Nông trường quốc doanh Ba Vì, lúc này vẫn được mọi người quen gọi là Nông trường 658 [1§, tr.19]
2.1.2 Giữ gìn an ninh trật tự và chăm lo đòi sống cán bộ công nhân viên
Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế, Nông trường quốc
doanh Ba Vì còn là đơn vị nòng cốt đề giữ gìn trật tự an ninh trong khu vực và chăm lo cuộc sống tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo của mình
Công tác an ninh quốc phòng:
Công tác tự vệ thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ đảng và chính quyền của Trung tâm về công tác quân sự địa phương, xây dựng kế hoạch quân sự phù hợp với điều kiện của đơn vị Tham mưu vả tham gia bảo vệ tốt, an toàn tuyệt đối các sự kiện quan trọng như bầu cử Quốc hội,
tổng điều tra dân số, hoặc các chuyến đến thăm và làm việc tại Trung tâm của
các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước hay lãnh đạo của các cơ quan cấp trên
Công tác huấn luyện và hội thao quân sự hàng năm vẫn duy trì là đơn
vị mạnh trong huyện Kết quả huấn luyện quân sự giai đoạn I hoặc kiểm tra
Trang 23Công tác an ninh chính trị:
Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với công an tỉnh, huyện và các đoàn thể khác phát động phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc Đã có nhiều cố gắng giải quyết từng bước các vướng mắc, phương châm chỉ đạo là giải quyết các vướng mắc từ cơ sở, giải quyết ngay từ việc nhỏ, không để sự việc phức tạp thêm, đã tạo lòng tin trong cán bộ và quần chúng nhân dân Phát động phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây
dựng và củng cố tổ an ninh nhân dân ở 5 xóm dân cư, tăng cường công tác phòng chống cháy nô Trong những năm qua tình hình an ninh chính trị trong
trung tâm ổn định, cán bộ và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
của Trung tâm
Đầu năm 1961, Nông trường đã thành lập nhà trẻ ở hầu hết các tổ, đội va tram trai dé trông giữ con cái cho các bố mẹ là các cán bộ công nhân viên
của Nông trường an tâm sản xuất Năm 1963, Nông trường đã xây dựng Trường cấp 1 (Trường tiểu học Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì hiện nay) cho các cháu nhỏ là con các cán bộ, công nhân Nông trường Năm 1968 trường cấp 2 (nay là trường trung học cơ sở) được xây dựng Các công
trình khác như Trạm xá mới (1969), đập thủy điện Suối Bơn (1969) v.v đều
lần lượt được xây dựng để chăm lo và cải thiện cuộc sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, mà có thời điểm đã lên tới hàng ngàn người, của Nông trường
2.1.3 Thực hiện khai khẩn đất hoang phát triển trồng cây lương thực và cây thức ăn cho gia súc
Đề hoàn thành tốt nhiệm vụ khai khẩn đất hoang và phát triển trồng cây lương thực và cây thức ăn gia súc theo hướng công nghiệp hóa hiện đại vào giai đoạn này, Nông trường quốc doanh Ba Vì đã được Bộ Nông trường và
Trang 24từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu như máy cày bánh xích DT54, máy ủi Đông Phương Hồng, máy Được Mùa cày ruộng nước, máy liên hoàn thu hoạch và đóng bánh cỏ, máy thái cỏ, máy nghiền thức ăn gia súc, dàn máy phun mưa trên đồng cỏ v.v Nhiều công việc trồng trọt, thu hoạch và chế biến cây thức ăn gia súc được cơ giới hóa toàn bộ ví dụ như các khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch cây ngô trồng với mật độ dày làm thức ăn gia súc đều được cơ giới hóa Các cán bộ và công nhân của đội cơ khí
- máy kéo đều được cử đi tham gia các khóa đào tạo hoặc tập huấn chính quy
hay bố túc về chuyên ngành cơ khí và máy kéo nên hàng năm, Nơng trường
đều hồn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật về ngành trồng trọt mà Bộ Nông
trường giao cho [25, tr 122]
Sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên Nông trường kết hợp với sự trợ
giúp của máy móc đã góp phần tạo nên những đồng cỏ chăn thả rộng hàng chục hec ta, những đồi gò hoang trọc đã trở thành các rừng cây, đồi sắn Sức người cộng sức máy đã làm phương châm khai khẩn đất hoang của Nông
trường: “đội mũ bê-rê, thắt lưng và đi ủng cho đổi” nhanh chóng trở thành
hiện thực Với phương châm này, rừng cây được trồng trên chỏm đồi, nhiều hàng cây được trồng theo đường bình độ xung quanh đồi tạo thành các đai lưng đồi, và một thảm cây rừng được trồng dưới chân đồi kết nối các đồi với nhau Đồng cỏ và đồi cây, ngoài ý nghĩa thiết thực cho phát triển kinh tế còn giúp Nông trường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp bao quanh, cải thiện môi trường và chống xói mòn giữ gìn màu mỡ cho đất Bên cạnh những kết quả
đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ chính là chăn nuôi bò và sản xuất sữa
Trang 25Đến năm 1972, Nông trường quốc doanh Ba Vì quản lý gần 3000 hec ta đất đai, trải đài từ đốc Đá Bạc (nay thuộc phường Xuân Khanh, Sơn Tây, Hà Nội) vào đến chân núi Ba Vì theo chiều từ đông sang tây, từ bờ nam hồ Suối Hai đến khu vực Hòa Lạc, giáp với Nông trường 1A theo chiều từ Bắc xuống Nam [18, tr 25 - 27]
2.1.4 Thành lập trạm nghiên cứu Bò và Đằng có Ba Vì và Nông trường Việt Phi
*Trạm Nghiên cứu Bò và Đông cỏ Ba Vì
Trạm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì vốn tiền thân là Tổ Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ được thành lập từ tháng § năm 1964 trực thuộc Ban Khoa học
và Kỹ thuật, sau là Vụ Quản lý Khoa học Kỹ thuật, Bộ Nông trường
Khi Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, và Bộ Lâm nghiệp - Lương thực - Thủy sản nước ngọt được hợp nhất thành Ủy ban Nông nghiệp Trung ương thì Trạm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì được chuyên về Viện Chăn nuôi trực tiếp quán lý, nhưng cho đến lúc này vẫn độc lập với nông trường Ba Vì
Trạm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì là đơn vị độc lập có chức năng
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và thực nghiệm trên diện rộng Trạm có con
dấu và tài khoán riêng Mối quan hệ của Trạm với Nông trường Ba Vì chỉ là sinh hoạt ghép các đoàn thê như Đảng, Đồn, Cơng đoàn, Phụ nữ
Các địa điểm thực hiện các đề tài nghiên cứu của Trạm ngồi Nơng
Trang 26Khi bàn giao cho Nông trường Ba Vì, tài sản của Trạm bao gồm: - Phòng phân tích thức ăn gia súc;
- Phòng kiểm nghiệm chế biến sữa (Trưởng phòng là bà Tôn Chi Giao,
sau này là Phó Tổng giám đốc Công ty sữa VINAMILK); - Phòng phân tích đất;
- Phòng xét nghiệm thú y;
- Kho vật tư, thiết bị tổng hợp bao gồm hóa chất, phân bón, trang thiết bị
thí nghiệm và máy móc nông nghiệp; - Xấp xỉ một triệu cây rừng v.v
* Nông trường Việt Phi - Minh chứng cho chính sách nhân đạo, khoan
hồng của dân tộc Việt Nam
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc nước ta được giải
phóng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với nhiều nước trên thế giới Thông qua con đường ngoại giao,
Chính phủ ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng binh trở về Tổ quốc và quê hương họ Trong khi đó, nhiều nước Bắc Phi như An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy- ni-di vẫn còn là thuộc địa của Pháp, chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta Do đó, việc đưa số hàng binh của các nước này trở về gặp nhiều khó khăn không giải quyết được Đặc biệt là với số hàng binh Ma-rốc vì không những giữa hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao mà còn do nguyên
nhân kế từ tháng 3 năm 1960, Đảng cộng sản Ma-rốc bị cắm hoạt động [29,
tr 133 - 134]
Tuy số hàng binh Bắc Phi còn ở lại Việt Nam đến khi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thắng lợi không lớn nhưng việc ôn định đời sống cho họ là rất quan trọng và cần phải giải quyết chu đáo, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Giữa năm 1955, Tổng cục chính trị của Quân đội Nhân dân Việt
Trang 27thành lập Trại hàng binh Âu Phi Đến năm 1963, để củng cố tình đoàn kết
giữa các cán bộ công nhân viên người Việt Nam và các hàng binh của trại, đồng thời để xây đựng cơ chế quản lý lao động sản xuất mới phủ hợp, được sự đồng ý của cấp trên, trại hàng binh Âu Phi được đổi tên thành Nông trường Việt Phi
Nông trường tiếp quản và hoạt động trên địa bàn của khu đồn điền Cencessian Borel của người Pháp, có diện tích khoảng 700 hec-ta thuộc xã
Vân Hòa và Tản Lĩnh, chạy dài từ Đồi Dê vào Bơn, đến Xoan, tận cùng là
khu Muỗồng đến đốc Bột (Khoang Xanh hiện nay) Thời Pháp thuộc, người
Pháp tại đồn điền chuyên nuôi bò đàn, trồng cỏ và trồng cà phê Khi bắt đầu
hoạt động, Nông trường đã được tiếp nhận và chăn nuôi hơn 1000 bò lai và bò địa phương Năm 1966, Nông trường được nhận thêm 10 bò sữa lang trắng
đen được Chính phủ Trung quốc viện trợ, tạo thêm công ăn việc làm cho anh
em hàng binh Với nhiều hàng binh, khi còn bé ở trên quê hương, họ đã quen với các công việc chăn bò, vắt sữa, làm sữa chua trong túi da, hoặc làm bơ, làm pho-mat Đến lúc này, Nông trường đã tuyển thêm hơn 100 công nhân, trong đó có một số là cán bộ miền Nam tập kết, một số cán bộ kỹ thuật và 13 gia đình ở Thái Lan hay Tân Đảo về đây lập nghiệp Nhiều anh em hàng binh đã lay vợ người Việt Nam, lap gia dinh tai day [18, tr.28]
Như vậy, sau khi hòa bình lập lại, đưới chân Tản Viên sơn nhiều mây lộng gió, đã sớm hình thành một đơn vị nông nghiệp với nhiều màu đa và miền vùng ngôn ngữ khác nhau Không khí lao động và công tác của khu vực
Nông trường ngày càng sôi động Đêm đêm, mía được chuyển lên xe rầm rập, đồi núi lấp lánh ánh lửa đèn đuốc đi tìm bò lạc trở thành chuyện bình thường
ở nơi đồng đất vẫn còn khá hoang vu này Mọi người sống quây quần đoàn kết, đồng cam cộng khổ bên nhau, không hề có chuyện công nhân xin thêm
Trang 28Nông trường hoạt động sản xuất theo hình thức tự cung, tự cấp, lay thu
bù chi, khơng hạch tốn lỗ lãi, nếu thiếu nhà nước sẽ bù thêm Nhiệm vụ chính của Nông trường không phải được đánh giá bằng số lượng thịt, sữa, cây con sản xuất được mà được đánh giá thông qua sức khỏe và cuộc sống én định của các hàng binh Mặc dù cuộc sống của nhân đân ta lúc đó còn hết sức khó khăn bởi phải dốc hết sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, toàn bộ nền kinh tế bị kiệt quệ gần như chưa khôi phục lại được nhưng Nhà nước ta cho hàng binh hưởng một chế độ cung cấp như một cán bộ trung, cao cấp,
thậm chí về một số mặt còn hơn thế Mỗi tháng, một hàng binh được hưởng một xuất lương 64 đồng gọi là lương quốc tế, tương đương cán sự 3 của khối cán bộ viên chức nhà nước lúc bay giờ; nếu tham gia hoạt động lao động sản xuất thì được hưởng thêm một suất lương lao động, tương đương một cán sự
hai Ngoài ra, hàng binh còn có chế độ tem phiếu mua phân phối theo chế độ của Nhà nước ta Bên cạnh đó, Nông trường còn xây dung cantin dé đáp ứng nhu cầu về các loại nhu yếu phẩm và bánh kẹo, rượu bia cho các anh em hàng binh trong khi đối với anh em cán bộ công nhân chúng ta, cuộc sống thiếu thốn tới từng cây kim, sợi chỉ Hàng tháng, Nông trường thịt bò để chu cấp
thêm cho họ với giá rẻ như cho hoặc nuôi thêm dê, cừu để cải thiện cuộc sống
cho họ Anh em hàng binh được bố trí ở trong các khu nhà chắc chắn, khang
trang nhất, được chăm sóc sức khỏe và y tế tận tình, thuốc men đầy đủ
Để anh em hàng binh đỡ nhớ quê hương, các cơ quan cấp trên và Nông trường Việt Phi đã cho phép họ xây dựng một cổng chào mang dáng dấp A- rập ngay trước khu nhà ở Mỗi khi từ nơi sản xuất hay lao động trở về, anh em hàng binh có cảm giác như được trở về thành phố quê hương họ Đến nay chiếc công vẫn còn trụ vững trước thời gian gần nửa thế kỷ trôi qua như một minh chứng cho sự tồn tại của một thời gian khổ oanh liệt, cho chính sách
Trang 29Từ năm 1955 đến 1965, Chính phủ ta thông qua con đường ngoại giao đã
bố trí được bốn đợt đưa anh em hàng binh trở về đất nước quê hương họ
Trước khi họ về nước, mậu dịch của ta cử người và thợ may mang vải lên tận Nông trường để đo cắt quần áo cho họ Nam giới được trang bị com-lê, vét- tông: nữ giới được mang váy đầm sặc sỡ; với tàu xe đưa đón như một đoàn khách ngoại giao quốc tế Khi chia tay, tất cả anh em hàng binh đều bin rin va cảm ơn Đảng và Nhà nước ta Nhiều người trong số họ sau này đã trở lại thăm
Việt Nam để tô lòng biết ơn va dé ôn lại những kỷ niệm xưa
Đến năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng cách đưa lực lượng không quân tham chiến ném bom, bắn phá; đưa biệt kích thâm nhập, phá hoại Lúc này ở Nông trường Việt Phi còn khoảng 100 hàng binh Theo sự chỉ đạo của cấp trên, số hàng binh này được đưa lên Yên Bái Nông trường Việt Phi chỉ còn lại cán bộ, công nhân người Việt Nam với nhiệm vụ mới là đón tiếp anh em thương bệnh binh từ chiến trường trở về chữa bệnh, nghỉ ngơi và an dưỡng Nông trường được đổi tên thành Nông trường 27
tháng 7, vừa sản xuất ra của cải vật chất vừa thực hiện chính sách hậu phương
quân đội
Đến cuối năm 1971, do nhu cầu phát triển các cơ sở kinh tế quốc doanh phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị và quốc phòng của đất nước trong giai đoạn đó, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan dân-chính-đảng cấp trên, Nông trường 27-7 được sát nhập vào Nông trường Quốc Doanh Ba Vì (thường được quen gọi là Nông trường Ba Vì) Từ đó, Nông trường Ba Vì bước vào một giai đoạn phát triển mới [18, tr 34]
2.2 HOAT DONG CUA NONG TRUONG QUOC DOANH BA Vi THUOC VIEN CHAN NUOI (1978 - 1989)
Ngày 19/7/1977, theo Quyết định số 210/NN-TC-QĐ của Bộ Nông
Trang 3012/10/1977, theo Quyết định số 292/NN-TC-QĐ của Bộ Nông nghiệp và CNTP, Trạm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì được sát nhập vào Nông
trường Quốc đoanh Ba Vì [18, tr 35]
* Ban lãnh đạo Trung tâm giai đoạn 1978 cho đến nay Ban Giám đốc:
- 1978-1984: Giám đốc Đào Thanh Long, Phó Giám đốc Hoàng Thế Uyên, Nguyễn Hữu Tuất, Nguyễn Kim Ninh; 1984-2002: Giám đốc Nguyễn Kim Ninh, Phó Giám đốc Lê Văn Ngọc, Vũ Văn Nội, Lê Trọng Lạp; 2002- 2007: Giám đốc Lê Trọng Lạp, Phó Giám đốc Lê Xuân Đông, Tăng Xuân Lưu; 2007- Nay (2009): Giám đốc Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Lê
Xuân Đông, Tăng Xuân Lưu
Trong suốt giai đoạn này, Nông trường Quốc doanh Ba Vì luôn luôn bám
sát nhiệm vụ chính trị là cơ sở nghiên cứu bò và đồng cỏ, thực hiện kế hoạch
nghiên cứu, lai tạo giống, giữ giống và sản xuất giống bò, nghiên cứu các giống cỏ và xây dựng đồng cỏ, thực nghiệm đồng cỏ trên quy mô rộng theo phương thức nông lâm kết hợp có hiệu quả Đồng thời mạnh đạn áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật về chế biến, báo quản dự trữ thức ăn và tăng năng suất sinh
sản đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt
2.2.1 Hoạt động nghiên cứu về Đồng có, nghiên cứu về chăn nuôi và lai tạo giống Bò
* Nghiên cứu về đẳng cỏ:
Trong giai đoạn 1975 đến 1989, Trạm nghiên cứu đồng cỏ của Nông trường Ba Vì đã nghiên cứu trồng trên 100 giống cỏ nhập nội, từ đó đã tuyển
chọn được một số giống cỏ có năng suất cao, thích nghi với điều kiện đất đai
và thời tiết của nước ta Tiêu biểu là các giống cỏ sau đây:
Trang 31- Cỏ pangola, cỏ ghi-nê liconi hay ghi-nê TD58 có năng suất 30-50 tan/ha;
- Cỏ họ đậu Stylosanthes guianensis đạt 25-30 tan/ha;
- Cây keo dậu (Leucaena leucocephala) đạt 25-30 tan/ha [24, tr.4]
Những giống cỏ trên đã trở thành tiến bộ kỹ thuật và được đưa về nhiều địa phương trồng phổ biến để phục vụ chăn nuôi gia súc nhai lại như Sông
Bé, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Bình Trị Thiên v.v
* Nghiên cứu về chăn nuôi và lai tạo giống Bò:
Nghiên cứu Sindhi hóa đàn bò vàng Việt Nam là đề tài nghiên cứu cai tiến giống bò địa phương có tầm vóc nhỏ bé và năng suất sữa thấp thông qua
quá trình lai tạo giếng với bò Red Sindhi dé có được các thế hệ bò lai có tầm
vóc to hơn, sức tăng trưởng lớn hơn và năng suất sữa cao hơn có thể được coi như một thành quả lao động lớn Thành quả này đã trở thành tiến bộ kỹ thuật cấp Nhà nước và được áp dụng rộng rãi trong cả nước nhằm giải quyết các nhu cầu về sức kéo và thịt sữa cho xã hội được thể hiện ở các chỉ tiêu khối lượng sơ sinh, khối lượng trưởng thành và năng suất sữa Khối lượng sơ sinh bình quân của bò vàng địa phương chỉ đạt 14 kg; sau khi Sind hóa, chỉ tiêu
này đã được nâng cao 1,45 lần, đạt mức bình quân là 20,5 kg Đây là một
trong những điều kiện cơ bản để đàn bò cải tiến có sức tăng trưởng cao hơn, đạt được khối lượng bình quân khi bò đến tuôi trưởng thành là 280 kg, tăng gấp 1,55 lan so với khối lượng trưởng thành của bò vàng Việt Nam là 180 kg Về năng suất sữa, đàn bò lai Sind của Nông trường trung bình đạt 800 kg trong chu kỳ 250 ngày, tăng cao gấp 3,2 lần so với bò vàng địa phương [24, tr 2 - 3]
Trang 32Sind tốt nhất được lai tạo và phát triển ở Nông trường Ba Vì đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) làm phần thưởng trao tặng cho một số đơn vị quân đội chăn nuôi ở gần biên giới phía Bắc
Nghiên cứu lai kinh tế bò thịt đã góp phan cai tạo nâng cao tầm vóc và khối lượng đàn bò địa phương lên tới 30-35% Trong giai đoạn này, Nông trường đã áp dụng công thức lai bò đực giếng Charolais và Santa Gertrudis
với bò lai Sind cho kết quả tốt, đàn con lai có tỷ lệ thịt xẻ đạt 48-50%, cao
hơn nhiều so với bò địa phương chỉ có tỷ lệ thịt xẻ đạt khoảng 40% [18, tr 37]
Nghiên cứu lai tạo giống bò sữa Việt Nam đã được thực hiện thông qua một số công thức lai tạo giỗng thích hợp phát huy thành quả của đề tài nghiên cứu lai tạo giống bò sữa bắt đầu tiến hành tại Nông trường từ những năm đầu của thập kỷ 60 Kết quả là đã tạo được đàn bò lai hướng sữa có khối lượng bình quân khi trưởng thành đạt 350 kg cho năng suất sữa bình quân tổng đàn đạt 1500 kg/đầu con/chu kỳ 305 ngày; trong đó đàn hạt nhân cao sản đạt tới 3600 kg/đầu con/chu kỳ, với tỷ lệ mỡ sữa đạt 4% [18, tr 37 - 38]
Trang 33SLS từ 1983 đến 1988(tấn) 250 200 ———” ` SLS (tấn) Ỉ 4
2.2.2 Cai tién các biện pháp kỹ thuật
Ngoài những vấn đề thuộc lĩnh vực tạo giống, Nông trường còn đi sâu
nghiên cứu giải quyết các đề tài liên quan đến cải tiến các biện pháp kỹ thuật
như thành công trong việc xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi bê giảm sữa để góp phần làm tăng lượng sữa hàng hóa cung cấp cho xã hội, nghiên cứu tăng cầu ống đựng tinh đề tiết kiệm ni-tơ lỏng giúp tiết kiệm hàng trăm ngàn đồng hàng năm Nông trường còn hợp tác nghiên cứu với các bộ môn của Viện
Chăn nuôi, Viện Thú y, với Bộ môn di truyền của Viện Khoa học Việt Nam, với một số khoa của các trường Đại học như trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội để tiến hành các đề tài nghiên cứu về xây
dựng khẩu phần ăn hợp lý cho bò sữa, bố sung các loại khoáng đa vi lượng
Trang 34các giống khác nhau v.v Kết quả của các nghiên cứu này đã được đề cập tới trong nhiều báo cáo khoa học chuyên ngành
Bên cạnh việc phát huy được ưu thế lai về khả năng tăng trưởng, sinh sản và năng suất sữa, đàn bò sữa do Nông trường Ba Vì tạo ra có sức chịu đựng
tốt trong điều kiện nuôi dưỡng và khí hậu của Việt Nam, đồng thời có khả năng chống chịu bệnh tật tốt Thành quả này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao con giống để phát triển chăn nuôi bò sữa ở nhiều địa phương
khác trong cá nước, góp phần nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Trong vòng 30 năm kế từ khi thành lập đến năm 1989, Nông trường Ba Vì đã sản xuất được hàng vạn con bê và hàng chục ngàn tấn sữa, chuyền giao tới các tỉnh trong nước, đặc biệt là các tỉnh ở miền Bắc và miền Trung hàng ngàn bò sữa giống tốt, cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn sữa tươi và hàng trăm tấn thịt bò, góp phần đáp ứng một phần nhu cầu của xã hội
2.2.3 Hoạt động tố chức sản xuất kinh doanh tổng hợp
Trong điều kiện nguồn kinh phí dùng cho nghiên cứu rất hạn chế hoặc không có thì việc kinh doanh tông hợp ở các đơn vi vừa có nhiệm vụ nghiên cứu vừa có nhiệm vụ sản xuất như Nông trường Ba Vì mang một ý nghĩa rất
lớn Ý thức được nhiệm vụ đó, nông trường đã khai thác triệt để đất đai tự
Trang 35sản xuất kinh doanh, trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, lãi năm sau nhiều hơn năm trước
Trong kinh doanh tổng hợp của Nông trường, việc bố trí phương hướng sản xuất theo một cơ cấu cây con hợp lý là cần thiết và hết sức quan trọng, từ đó mới có thể gắn kết nghiên cứu khoa học và sản xuất một cách toàn điện,
đồng bộ và ốn định cho một giai đoạn lâu dài Sau nhiều năm hoạt động, Nông trường đã xác định được cơ cấu cây con phù hợp là nuôi bò kết hợp với
trồng chè, trồng mía, trồng lạc và sản xuất kinh doanh nghề rừng Từ mía sẽ có đường, rỉ đường, có cồn và rượu Nông trường đã thành công trong việc sản xuất đường trắng, cồn 90° và rượu màu có chất lượng tốt Bã mía, lá và ngọn mía qua chế biến đều là thức ăn dự trữ cho gia súc vào mùa đông Trồng rừng đảm bảo cân bằng sinh thái, cung cấp gỗ cho xây đựng, cung cấp củi dé giải quyết năng lượng cho chế biến chè và dân sinh Hàng năm, Nông trường trồng được hàng vạn cây rừng và khai thác được 100 đến 200 mỶ gỗ dùng cho xây dựng và bán cho công nhân làm nhà
Đã khai thác đất đai phải biết trả lại màu mỡ cho đất đai song trong thực tế sản xuất của Nông trường giai đoạn này vẫn còn thiếu phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ Nông trường đã mạnh dạn đưa cây lạc vào cơ cấu cây trồng, ban đầu trồng ít sau mở rộng dần lên tới diện tích ôn định là 40-50 hec-ta, hàng
năm thu hoạch 40-50 tấn lạc củ xuất khẩu, lá lạc dùng làm thức ăn cho bò Rễ
lạc với các nốt sằần có vai trò cố định ni-tơ trong không khí thành đạm trong
đất có tác dụng cải tạo đất rất tốt Nông trường đã xác định được công thức luân canh thích hợp là lạc - lang - cỏ pangola hoặc lạc - cỏ voi - lạc, nhờ đó
Trang 362.2.4.Thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến từng hộ gia đình và đấy mạnh phong trào thi đua xã hội chú nghĩa
* Thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình:
Đầu năm 1987, Nông trường thí điểm áp dụng cơ chế khoán sản cho đội cơ khí Đội nhận vật tư, xe máy, lao động và nhiên liệu theo định mức, đội có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ kế hoạch sản xuất và vận chuyền trang thiết bị, vật tư cho Nông trường, đội có quyền tự chủ mua phụ tùng hoặc sửa chữa khi xe, máy hỏng và trả lương cho công nhân thuộc sự quản lý của đội Do đó, đội cơ khí có quyền chủ động ký hợp đồng với công nhân trong đội hoặc với các hộ tư nhân có khả năng cung cấp dịch vụ để hoàn thành kế hoạch sản xuất của đội đã được Nông trường thông qua Đội có quyền thực hiện các hợp đồng với các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân bên ngoài nếu có nhu cầu Sau hai năm giao khoán, kết quả đạt được vượt khỏi tầm dự đốn của mọi người, cơng suất xe, máy được phát huy cùng với tinh thần trách nhiệm và thu nhập của anh em trong đội ngày một nâng cao Năm 1988, đội đã chi trên 5 triệu đồng để mua sắm thiết bị bố sung, sửa chữa xe, máy, chi lương, chỉ thưởng cho các cán bộ, công nhân của đội, còn nộp vào quỹ quản lý của Nông trường
gần 7 triệu đồng [18, tr 45]
Trang 37rệt Đất Ba Vì nổi tiếng là nghèo, chua, khô, rắn nhưng cơ chế khoán đã giúp tăng năng suất lúa từ 15 tạ lên 30 tạ, có hộ gia đình đạt 50 tạ/hec-ta
Việc lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên Nông trường nhanh
chóng áp đụng cơ chế mới đã khiến cho vùng đất nông trường thay da đối thịt
hàng ngày, đời sống vật chất và tinh thần của mọi người có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nông trường ngày một khẩm khá hơn
* Phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa
Trong giai đoạn này, việc duy trì và đây mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa là một trong những động lực giúp Nông trường tồn tại và phát triển bền vững Có thể nói rằng Nông trường là một đơn vị có truyền thống thi đua xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, có tổ sản xuất 15 năm liền liên tục dat danh
hiệu tổ lao động xã hội chủ nghĩa; có người công nhân hai lần được Nhà nước
trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động (Anh hùng Hồ Giáo); có Đảng bộ thường xuyên là Đảng bộ khá và đang đề nghị được công nhận là Đảng bộ
trong sạch, vững mạnh; có tổ chức cơng đồn thường xun chăm lo đời sống
vật chật và tinh thần cho cán bộ công nhân viên Nông trường
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nông trường đạt danh hiệu Liên chi đoàn vững mạnh, được tặng cờ và Bằng khen của Thành đoàn Hà
Nội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Tiểu đoàn tự vệ
của Nông trường nhiều năm đạt danh hiệu Quyết thắng được tặng Bằng khen và cờ của Quân khu Thủ đô Nhà trẻ, nhà mẫu giáo liên tục là đơn vị tiên tiến
cấp huyện và thành phó
Để động viên ghi nhận những người có nhiều thành tích xây dựng và phát triển Nông trường, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Nông trường
được tổ chức vào đầu năm 1989, Hội đồng thi đua Nông trường đã đề nghị Bộ
Trang 38chí và Nông trường được đề nghị Nhà nước cấp Huân chương Lao động
hạng Nhì
2.3 HOAT DONG CUA TRUNG TAM NGHIEN CUU BO VA DONG CO BA Vi THUOC VIEN CHAN NUOIT (1989 - 2011)
2.3.1 Thực hiện nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ chuyên môn
Năm 1989, Nông trường Quốc doanh Ba Vì chuyên thành Trung tâm
nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì trực thuộc Viện Chăn nuôi theo quyết định số 47-NN-TCCB/QĐ ngày I7 tháng 02 năm 1989 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (Nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Năm năm sau, Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số 263, ngày 06/4/1994
Qua hơn 30 năm thành lập, phát triển sản xuất và biến đổi, công tác nghiên cứu được xác định là động lực thúc đây và mở đường cho sản xuất phát triển Mặt khác, quy mô sản xuất của Nông trường đã thu nhỏ phù hợp với một cơ sở nghiên cứu và dễ dàng trong việc triển khai các kết quả nghiên cứu ra thực tiễn sản xuất Nhiệm vụ chính của Nông trường đã được chuyển từ sản xuất sang nghiên cứu và nông trường được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, Trung tâm còn có vai trò quản lý một cộng đồng gồm 720 hộ gia đình, với 2600 nhân khẩu ma phan lớn trong số họ là
cán bộ công nhân viên cũ của Nông trường cùng các con cháu của họ được cấp đất làm nhà sinh sống và hoạt động tại 5 xóm Trung tâm có đầy đủ các tổ chức chính trị và đoàn thể như:
Đảng bộ Trung tâm:
Trang 39xuyên làm tốt công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng, từ đó chính quyền và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn Trung tâm hoạt động có hiệu quả, vững mạnh
Triển khai tốt các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của Đảng uỷ cấp trên, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, dan chu lãnh đạo các chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm Kết quả phân loại tổ chức đảng và đảng viên trong những năm gần đây, Đảng bộ Trung tâm liên tục được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh Thường xuyên có 60-70% đảng viên được phân loại là
đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ; Trong đó, có 15-20% đảng
viên xuất sắc Cơng đồn:
Chuyển sang giai đoạn là Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, do tinh giản biên chế, số lượng cán bộ công nhân viên giảm nên Cơng đồn Trung tâm chỉ thường xuyên có 65-70 cơng đồn viên Mặc dù vậy, cơng đồn Trung tâm ln ln hồn thành tốt nhiệm vụ của một tổ chức tham mưu có trách nhiệm lo lắng cho cuộc sống vật chất va tinh thần của tồn thé các cơng đoàn viên, cũng tức là đội ngũ cán bộ công nhân viên nòng cốt của Trung tâm Cụ thê:
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cán bộ Trung tâm tìm hiểu và làm theo các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của Trung tâm, nhất là những văn bản liên quan đến người lao động như
luật bảo hiểm xã hội, nghị định 115, nghị định 132 của Chính phủ.v.v
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong cán bộ và lao động của Trung tâm tạo không khí hăng say, phấn khởi làm việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao như phong trào thi đua nghiên cứu khoa học,
Trang 40Công đoàn tham gia quản lý Trung tâm, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ công chức Cán bộ công chức Trung tâm được tham gia vào các hoạt động quản lý của cơ quan đơn vị, được nâng lương đúng kỳ hạn, được xét khen thưởng nếu có thành tích
Cơng đồn Trung tâm kịp thời thăm hỏi cán bộ công chức khi ốm đau, cùng chăm lo cho cán bộ khi có việc hiếu, việc hi
Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, nghỉ mát, tham quan tạo
không khí phấn khởi trong cán bộ Trung tâm
Động viên cán bộ Trung tâm tích cực tham gia các công tác xã hội, nhất là các hoạt động quyên góp ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ vì người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung.v.v với tổng giá trị ủng hộ những năm gần đây tới hàng chục triệu đồng mỗi năm
Hội Cựu chiến binh:
Hội Cựu chiến binh Trung tâm gồm gần một trăm đồng chí sinh hoạt ở 5 chi hội Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Trung tâm sát nhập các xóm và các tô chức ở xóm của Trung tâm, Hội Cựu chiến binh Trung tâm đã sớm kiện toàn tổ chức các chỉ hội Cựu chiến binh theo địa bàn cụm dân cư (Š xóm mới)
Các chi hội Cựu chiến binh đã phối hợp tốt với các xóm và các tô chức của xóm như chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên, tố an ninh, tổ hưu.v.v tỗ
chức các hoạt động của xóm nhanh gọn, đúng kế hoạch, hiệu quả cao như
công trình cải tạo lưới điện, hệ thống đường dẫn nước sạch cho bà con các
xóm 2, 3, 4.v.v Động viên các hội viên làm tốt công tác xã hội từ thiện như ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, ủng hộ hội Cựu chiến binh Lào.v.v với tổng số tiền hàng triệu đồng