Ngoài ra, việc nghiên cứu sự ra đời của Đảng bộ và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã góp phần vào việc nghiên cứu Lịch sử địa phương, Lịch
Trang 11 Ly do chon dé tai
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam Đảng là tố chức lãnh đạo duy nhất cách mạng Việt Nam, đã đưa dân tộc ta tiến lên giành
những thắng lợi có ý nghĩa Lịch sử vĩ đại và có tính thời đại sâu sắc Và ở độ
tuổi 15, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Thắng lợi đó có sự chung lưng góp sức của các Đảng bộ và nhân dân các địa phương
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta vẫn luôn xác định phải huy động sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của từng địa phương đề xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa Vì vậy, nghiên cứu về sự ra đời của Đảng bộ và thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, lãnh đạo nhân dân địa phương đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền nhằm làm rõ một vấn đề quan trọng trong Lịch sử dau tranh của Đảng, từ đó rút kinh nghiệm phục vụ hiện tại là việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Hòa Bình là vùng đất có truyền thống yêu nước và cách mạng Trong suốt chiều dài Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, tỉnh Hòa Bình luôn giữ một vị trí chiến lược quan trọng Vì vậy, nơi đây đã trở thành nơi cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt giữa ta và địch
Nghiên cứu về sự ra đời của Đảng bộ và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn tỉnh Hòa Bình sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về:
- Quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
- Sự lãnh đạo tổ chức của Đảng với cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền
Trang 2tỉnh Hòa Bình
- Những thắng lợi, ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ Hòa Bình với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương
Ngoài ra, việc nghiên cứu sự ra đời của Đảng bộ và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã góp phần vào việc nghiên cứu Lịch sử địa phương, Lịch sử dân tộc, và giảng dạy giáo dục truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm cho thế hệ trẻ Hòa Bình hiện nay và mai sau
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên; đồng thời để thỏa mãn niềm say
mê hứng thú được tìm hiểu về Lịch sử quê hương mình nên tôi quyết định
chọn đề tài: “Đáng bộ tính Hòa Bình ra đời và lãnh dạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền (1939 - 1945)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình và lãnh đạo nhân
dân giành chính quyền (1939 - 1945) đã được sự chú ý của nhiều nhà khoa
học Một số công trình được công bố như: “Lịch sử cách mạng của Đảng bộ
và nhân dân thị xã Hòa Bình, tập !”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Sơ thảo Lịch sử Cách mạng tháng Tám Hòa Bình (1940 - 1945)”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình tập 1 (1929 - 1945)” Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
Những công trình khoa học trên đã đề cập đến sự ra đời và sự lãnh đạo nhân đân giành chính quyền ở tỉnh Hòa Bình Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về sự ra đời của Đảng bộ và lãnh đạo nhân dân giành chính quyền (1939 - 1945)
Trang 33.1 Mục đích
Khai thác sâu, tìm hiểu kĩ hơn nữa quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình; những chủ trương, đường lối và quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền Làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để lãnh đạo nhân dân trong giai đoạn hiện nay, đây mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích hoàn cảnh và quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
- Phân tích sự lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành đấu tranh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thời kỳ 1939 - 1945 trên cơ sở quán triệt, thực hiện chỉ thị Nghị quyết của Trung ương Đảng
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong việc lãnh đạo nhân dân giành chính quyền
- Nêu lên một số đặc điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
3.3 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự ra đời và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân trong tỉnh thời kỳ 1939 - 1945
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Đảng trong những năm 1939 - 1945
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh và các huyện
- Lịch sử Đảng bộ các địa phương ở tỉnh Hòa Bình
Trang 4Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, tôi đã sử dụng phương pháp Lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so
sánh đề làm nổi bật những luận điểm mà đề tài đặt ra
5 Đóng góp của khóa luận
- Đề tài đã nêu bật được quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với cuộc đấu tranh cách mạng giành chính quyền
- Khóa luận có thể ding lam tai liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử địa phương Hòa Bình
6 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 2 chương:
Chương 1l: Sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo nhân dân giành chính
quyền (1939 - 1945).
Trang 5SU RA DOI CUA DANG BO TINH HOA BINH
1.1 DIEU KIEN TU NHIEN VA DAN CU
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ
quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyền tiếp từ đồng bằng lên miền núi, là điểm chung chuyển sức hút ảnh hưởng chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội với một trung tâm lớn - thủ đô Hà Nội
Tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên 4.662,53 km” Nằm trong giới hạn
20 độ 19 giây - 21 độ 08 giây vĩ bắc và 104 độ 48 giây - 105 độ 50 giây kinh đông, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp với tỉnh Ninh Bình, Hà Nam
và Thanh Hóa [25, tr.3]
Tỉnh Hòa Bình được thành lập từ ngày 22 - 06 - 1886, khi chính quyền thực đân Pháp kí hiệp định cắt các vùng đất có nhiều đồng bào Mường cư trú thuộc các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình để thành lập một tỉnh mới gọi là là tỉnh Mường Vào thời kì này, tỉnh Mường có bốn phủ: Vàng
An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ Tỉnh ly đặt tại Chợ Bờ Từ đó đến năm
1896, tỉnh ly và tổ chức hành chính của tỉnh Mường có nhiều thay đồi Tỉnh ly
đặt tại Chợ Bờ ít lâu thì chuyển về Phương Lâm Nhưng vì ở đây thường xuyên bị ngập lụt nên lại chuyên về Chợ Bờ Sau cuộc tan công bất ngờ của nghĩa quân Đốc Ngữ vào Chợ Bờ đêm 29 rạng 30 - 1 - 1891, thực dân Pháp hoảng sợ chuyền ly sở đi chỗ khác Ngày 5 - 9 - 1896, tỉnh ly Mường được chuyên về đóng tại làng Vĩnh Diệu xã Hòa Bình, phía tả ngạn sông Đà, đối diện với Phương Lâm Từ đó tỉnh Mường được gọi là tỉnh Hòa Bình Trong quá trình thực dân Pháp tiến hành bình định, có thời gian chúng lập đạo quan binh Mỹ Đức, bao gồm cả Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Sơn và Mai Đà Lạc
Thủy thuộc về châu Lạc Sơn đến tháng 10 - 1908 thì chuyển về Hà Nam.
Trang 6Đến tháng 1 - 1953, châu Lạc Thủy cùng một số xã thuộc Nho Quan (Ninh
Bình) được chuyên về Hòa Bình Sau 1954, các châu chuyên thành đơn vị hành chính cấp huyện và việc tổ chức hành chính các huyện có một số thay đổi: Huyện Lương Sơn tách thành 2 huyện là Lương Sơn và Kim Bôi (1954), huyện Mai Đà tách thành 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu (tháng 10 - 1957), huyện Lạc Thủy tách thành hai huyện Yên Thủy và Lạc Thủy (tháng 8 - 1964), huyện Lạc Sơn tách thành 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc (ngày 15 - 10 - 1957) Đến tháng 8 - 1964, tỉnh Hòa Bình có 10 huyện thị đó là: Lương Sơn,
Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi và thị xã Hòa Bình
Mùa xuân năm 1976, trong không khí cả nước sôi nổi tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn
Bình Năm 1991, kì họp thứ 8 Quốc hội khoá VIII đã quyết định điều chỉnh
địa giới và chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình Ngày
1 - 10 - 1991 tỉnh Hòa Bình được tái lập và chính thức đi vào hoạt động Ngày
21 - 12 - 2001 huyén Ky Sơn được chia thành hai huyện Kỳ Sơn và Cao Phong Ngày 27 - 10 - 2006, chính phủ ra nghị định số 126/2006/ND - CP thành lập thành phó Hòa Bình trực thuộc tỉnh Hòa Bình Hiện nay, toàn tỉnh
có 214 xã phường, thị trấn [3, tr.8] Tinh ly của Hòa Bình hiện nay là thành
phố Hòa Bình cách Hà Nội 76 km Đường quốc lộ số 6 đi qua Hòa Bình dài
125 km, nối liền Hà Nội, đồng bằng Bắc bộ với Tây Bắc và thượng Lào Các tuyến đường 12, 15, 21 đã nối liền Hòa Bình với các tỉnh Ninh Bình, Thanh
Hóa, Hà Nam
Núi rừng Hòa Bình có địa thế, địa hình khá hiểm trở, chia cắt thành hai
tiểu vùng, tiểu vùng thứ nhất, trải dài từ Đà Bắc qua Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu nối với miền núi thượng du Thanh Hóa Đó là vùng núi cao nối tiếp
Trang 7từ 400 - 500m, có nhiều ngọn núi cao, rừng rậm Tiểu vùng thứ hai, bao gồm các huyện từ Kì Sơn, Lương Sơn đến Lạc Thủy Đây là vùng núi thấp có độ cao trung bình 100m, chủ yếu là núi đá vôi, nhiều hang động và rừng tái sinh, đổi cỏ Địa hình rừng núi trong tinh chia cắt bởi nhiều thung lũng, hàng trăm con suối lớn nhỏ Xen kẽ giữa các rặng núi, có những thung lũng trải rộng, kéo dài thành những cánh đồng tương đối bằng phẳng và các triỀn ven sông
Do vị trí địa thế, địa hình có nhiều đặc điểm nên Hòa Bình trở thành một địa
bàn cơ động chiến lược ở Bắc Bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, là hậu cứ báo
vệ thành phố Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ Địa hình, địa thế hiểm trở tạo nên
việc xây dựng căn cứ, một thế đất “tiến có thể đánh lui có thể giữ” Thực tiễn
trong tiến trình Lịch sử núi rừng Hòa Bình từng nhiều lần là căn cứ dấy binh,
là địa bàn hoạt động chống xâm lăng, chống triều đình phong kiến thối nát Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Hoà Bình đã từng là căn cứ của chiến trường quân khu III, là hành lang giao thông chiến
lược giữa liên khu III, liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc
Tỉnh Hòa Bình thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông như các tỉnh miền Bắc Việt Nam tuy nhiên, rõ rệt hơn cả là sự thể hiện hai mùa theo chế độ mưa trong năm là mùa mưa và mùa khô Với khí
hậu như vậy có thê nói đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế
nông nghiệp, lâm nghiệp, trồng trọt, của nhân dân trong tỉnh [25, tr.28] Ở địa bàn miền núi, nông - lâm nghiệp là tiềm năng kinh tế quan trọng hàng đầu của tỉnh, đặc biệt là tiềm năng về lâm nghiệp Từ xa xưa, rừng là tài nguyên
quý giá nhất của tỉnh Hòa Bình với nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế, giá trị
sử dụng cao như các loại tư thiết bị dùng trong xây dựng, các loại lim, sến , tau, chò chỉ, lát hoa, Dùng trong nghề mộc dân dụng Ngoài ra còn rất nhiều loại bương, tre, nứa, song, mây, nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả,
Trang 8Trong rừng Hòa Bình có nhiều loại thuốc quý, theo điều tra bước đầu có tới
400 cây thuốc trong đó có quế, sa nhân, hoài sơn, hà thu 6, Trước đây trong rừng còn có nhiều loài thú từ gà lôi, sóc, và xa xưa còn có voI
Hòa Bình nằm trong khu vực giáp ranh của ba khu hệ động vật của
miền Bắc là khu hệ Tây Bắc, khu hệ Trường Sơn Bắc và khu hệ Đông Bắc
cho nên hệ động vật của rừng khá đa dạng Đất đai cầy cấy, trồng trọt của Hòa Bình không nhiều Trước Cách mạng tháng Tám 1945, diện tích cấy lúa
chỉ có 4.500 ha vì chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên Từ sau Cách mạng
tháng Tám 1945 đến nay, sau nhiều nỗ lực làm thủy lợi, cải tạo đồng ruộng,
khai phá đất đai, diện tích cấy lúa nước đã tăng lên 28.000 ha, song cũng chỉ
mới bằng 7% diện tích nông - lâm nghiệp toàn tỉnh Tuy nhiên, cơ cấu đất đai nông nghiệp vẫn tạo cho Hòa Bình có điều kiện cấy lúa nước, gieo trồng lúa nương và một số cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn và có điều kiện phát triển nhiều loại hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao như các loại đậu, lạc, mía, chè, Đáng chú ý Hòa Bình có điều kiện phát triển chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi trâu, bò đàn với số lượng lớn Trước năm 1945, Hòa Bình là một trong những nguồn cung cấp sức kéo cho các tỉnh đồng
bằng, cung cấp trâu, bò thịt cho Hà Đông, Hà Nội, Hải Phòng, Theo thống
kê của thực dân Pháp, năm 1932 Hòa Bình có bán cho Hà Đông 603 con trâu,
685 con bo [24, tr.10]
Về khoáng sản, trong lòng đất Hòa Bình chứa nhiều khoáng sản quý, đáng chú ý là than mỡ Kim Bôi, tuy trữ lượng không nhiều nhưng là loại rất cần cho công nghiệp luyện kim Nước khoáng, nước nóng cũng là nguồn tài nguyên quý được phân bố tại khu vực Hạ Bì, Sào Báy (Kim Bôi), Qúi Hòa (Lạc Sơn) Bên cạnh các loại khoáng sản khác, thuộc phạm vi tỉnh Hòa Bình còn có nhiều điểm nước khoáng, nước nóng Nhìn chung, nguồn nước
Trang 9bệnh, giải khát [25; tr.17 - 18] Hòa Bình có hệ thống sông suối nhiều, thường
dốc và ngắn, có bốn hệ thống sông chính là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bui Trong đó, đáng chú ý nhất là sông Đà Hòa Bình có nhiều sông suối
nên nguồn thủy điện rất phong phú, có điều kiện phát triển thủy điện nhỏ trên
phạm vi rộng Đặc biệt là nguồn năng lượng sông Đà là rất lớn Trước đây thực dân Pháp cũng muốn khai thác nguồn năng lượng này Năm 1925, chúng
đã thăm dò lập đề án xây dựng thủy điện sông Đà nhưng không thực hiện được Từ năm 1979, với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, công trình thủy điện trên sông Đà đã được khởi công xây dựng Đây là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam A với § máy, có tổng công suất là 1,92 triệu kw, sản lượng hàng năm 1a 8,16 ty kw/gio
Sông suối ở Hòa Bình hàng năm mang lại nguồn thủy sản đáng kể Ngay tại các vùng cao, lợi dụng nước chảy tự nhiên đồng bào Dao, Thái vẫn
có thể nuôi thả cá ao có kết quả tốt Nhờ núi rừng và bàn tay lao động của nhân dân các dân tộc đã tạo nên nhiều cảnh quan kì thú như: Núi đá Cột cờ (Tan Lac), hang Can (Ky Son), hang Trại (Lạc Sơn) với những dau hiéu của nền văn hóa Hòa Bình nối tiếng, những bản làng đẹp của đồng bào Thái
(bản Lác - Mai Châu), của đồng bào Mường (bản Đầm, thành phố Hòa
Binh), Suối nước khoáng Mơ Đá (Kim Bôi) vừa là điểm du Lịch vừa là nơi điều dưỡng và là nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất nước giải khát có giá trị Đặc biệt công trình thủy điện Hòa Bình “công trình thế kỷ” ngoài ra còn có nhiều cảnh quan tươi dep hap dẫn có Hoa Sơn Động, có bãi tắm Bờ những cảnh quan trên cùng với những sản phẩm thủ công mang đậm màu sắc văn hóa của các dân tộc trong tỉnh như: Hàng thé cam da thể hiện tiềm năng phong phú của nền du Lịch Hòa Bình
Trang 10Bên cạnh những tiềm năng lớn, đa dạng như đã nêu ở trên điều kiện tự nhiên cũng mang lại cho Hòa Bình không ít khó khăn trở ngại Trước hết là giao thông không thuận lợi Dưới thời thực dân, phong kiến ngoài một vài trục giao thông chính (đường 6,12,15) hau như không có mạng lưới giao thông liên xã, liên huyện Ngày nay, sau nhiều chục năm xây dựng, hệ thống giao thông nội tỉnh, giao lưu với các tỉnh xung quanh đã phát triển vượt bậc, song giao thông của Hòa Bình vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa lũ, một số vùng cao, vùng sâu, việc đi lại và vận chuyển bằng xe CO giới cũng gặp trắc trở Tiếp đó là diện tích đất trồng cây lương thực, nhất là trồng lúa rất ít, phần lớn là ruộng bậc thang hàng năm thường bị lũ quét trong mùa mưa bão, điều kiện thâm canh để tự túc về lương thực rất khó khăn Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trình độ sản xuất của nhân dân các dân tộc trong tỉnh rất thấp lại bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề nên Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nghèo nàn và lạc hậu Nên ngay từ xa xưa con người đã sớm có mặt, tận dụng những thuận lợi của tự nhiên dé phat triển, đồng thời cũng phải vật lộn với những khó khăn của nó để tồn tại Chính trong quá trình đó lịch sử Hòa Bình đã sớm xây dựng được những truyền thống tốt đẹp
1.1.2 Dân cư
Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam Phía Bắc và Tây Bắc giáp với tỉnh Phú Thọ và Sơn La, phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hà Tây (cũ) và Hà Nam, phía Nam và Tây Nam giáp với tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa Vị trí này khiến Hòa Bình trở thành đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh thuộc miền Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ Hiện nay, Hòa Bình có II huyện thị, trong đó có 2 vùng cao là Đà Bắc và Mai Châu, còn lại đều là
những huyện miền núi Do những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và điều
Trang 11kiện tự nhiên, cách đây hàng vạn năm, đất Hòa Bình được con người cô xưa chọn làm nơi sinh sống Cho đến nay nhiều bằng chứng khảo cô học và dấu tích cư trú của loài người trong thời cỗ đại như những công cụ bằng đá đẽo dùng để chặt cây, đào đất, đã được tìm thấy ở nhiều nơi trong địa bàn tỉnh Các tài liệu Lịch sử học, dân tộc học cũng đã chứng minh được hàng trăm năm trước, đây là một trung tâm dân cư quan trọng Con người đã mở mang, khai phá đất Hòa Bình Ngày nay Hòa Bình là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống Theo số liệu điều tra dân số tháng 4 năm 1999, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 15 dân tộc sinh sống Các dân tộc đáng kế ở Hòa Bình gồm 6 dân tộc: Mường, Kinh, Thái, Dao, H
Mông chiếm 99,92% tổng số dân của toàn tỉnh Các sắc thái dân tộc đã trở
thành đặc điểm cư dân quan trọng mà khi nhắc tới Hòa Bình, chúng ta không
bỏ qua được [25, tr.107]
Trong đó dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số đông nhất
ở nước ta hiện nay, ước chừng 70 vạn người, cư trú đông nhất ở tỉnh Hòa Bình (trước kia Hòa Bình có tên gọi là tỉnh Mường) Thời Pháp thuộc, vào
năm 1893, qua thống kê có 46.297 người Mường sống ở đây, chiếm tỷ lệ
khoảng 85% dân số toàn tỉnh Kết quả gần đây cho thấy người Mường và người Kinh (Việt) có chung một nguồn gốc là người Lạc Việt và đều là những
cư dân bản địa sinh sống lâu đời trên mảnh đất Việt Nam Bên cạnh người Mường còn có người Kinh Họ cư trú chủ yếu ở các thị xã, huyện ly và hai
bên đường quốc lộ Người Thái (chủ yếu ở Mai Châu), người Dao ( Kim Bôi,
Đà Bắc, Lương Sơn), người HMông (vùng cao Mai Châu)
Là một tỉnh miền núi với nhiều tộc người sinh sống và thiên nhiên không mấy ưu đãi, con người tỉnh Hòa Bình luôn có một tình cảm và sức
sống mãnh liệt: cần cù, chụi khó, thật thà, bất khuất và tự tin Thế nhưng,
sống đưới sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến Lang đạo, người dan tinh
Trang 12Hòa Bình không khác gì nô lệ Kế từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước
ta (1858), được thực dân Pháp bợ đỡ, bọn Tổng Lý, Lang đạo thỏa sức bóc lột nhân dân trong tỉnh rồi đến những năm hạn hán mắt mùa, nhân dân lao động
bị thiếu đói, làm cho cuộc sống vốn đã cực khổ nay còn cực khổ hơn
Tất cả những biến cố về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, trước năm
1945 làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân lao động trong tỉnh với bọn phong kiến địa chủ, Lang đạo và thực dân Pháp ngày càng trở nên gay gắt Mối thù giai cấp, mối thù dân tộc sâu sắc cộng với cuộc sống tủi nhục đau thương ngày càng đẻ nặng đã luôn luôn thôi thúc người dân tỉnh Hòa Bình đứng lên đấu tranh va chỉ khi có Đảng soi sáng dẫn đường lối, người lao động mới phát huy đầy đủ những truyền thống sẵn có, tạo thành sức mạnh vật chất đè bẹp bọn bán nước, nhấn chìm bọn cướp nước giành độc lập dân tộc tự do trên quê hương
1.2 TRUYEN THONG LICH SU VA VAN HÓA
1.2.1 Truyền thống Lịch sử
Giở lại trang sử đấu tranh của dân tộc, từ rất sớm đã thấy có ghi công tích của nhiều thủ lĩnh và nhân dân trong vùng Lương Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại quân xâm lược nhà Hán (năm 42 TCN) Hiện di tích núi Vua Bà vẫn còn ở huyện Lương Sơn Tương truyền đây là một căn cứ quan trọng của Trưng Trắc, Trưng Nhị
Thế kỷ XV, phong kiến nhà Minh đem quân xâm lược nước ta Năm
1409 Trần Qúy Khoáng triệu tập nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược vùng Mường (Nghệ An) Trên đường tiến quân ra Bắc, qua vùng Mường Hòa Bình nghĩa quân đã được nhân dân các dân tộc ở đây nô nức hưởng ứng Nghĩa quân đã anh đũng chiến đấu với quân xâm lược
Là những tộc người có truyền thống yêu nước lại sinh sống trên vùng đất có địa thế hiêm yếu, nhân dân các dân tộc Hòa Bình đã tham gia tích cực
Trang 13cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đứng dưới cờ khởi nghĩa của Lê Lai chống quân Minh xâm lược (1418) bằng cách đầu quân tiếp tế lương thực, bảo vệ xây dựng căn cứ, lịch sử còn ghi rõ trong đoàn quân khởi nghĩa của Lê Lai tiếp về
giải phóng Đông Quan (Hà Nội) Kết thúc 10 năm đấu tranh gian khổ giành
độc lập dân tộc có rất nhiều thủ lĩnh nghĩa quân người Mường Hòa Bình
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh kết thúc, đất nước đang trong cảnh hòa bình, xây dựng, mở mang bờ cối thì nhiều tù trưởng địa
phương là miền núi nổi lên cát cứ Năm 1431 đích thân vua Lê Thái Tổ phải cầm quân vượt sông Đà đi dẹp loạn đèo Cát Hãn Đến Thác Bờ (Đà Bắc) khi
vừa chuẩn bị xong bè mảng vượt sông, người đã cảm tác làm bài thơ về vẻ đẹp của thác Bờ và khắc vào vách đá Bài thơ hiện còn lưu truyền đến bây giờ Trong cuộc hành quân dep loạn déo Cat Han, Lé Loi đã được các dân tộc
ở địa phương hết sức ủng hộ Tiêu biểu là 3 mẹ con gia đình người Dao ở xã Vây Nưa và một bà mẹ người Mường ở xã Hào Tráng đã đi quyên góp thực phẩm, tổ chức đóng bè mảng, hướng dẫn binh lính triều đình vượt sông an toàn [18, tr.15]
Mùa xuân 1789, Nguyễn Huệ đưa đạo quân từ Phú Xuân (Huế) hành quân thần tốc ra Thăng Long đại phá quân xâm lược Mãn Thanh Một cánh quân của ông theo đường Yên Mô - Nho Quan qua Lạc Sơn, Lương Sơn (Kim Bôi ngày nay) để vòng về Ba Thá, tập kích đền Đại Áng, Khương Thượng (ngoại ô Thăng Long) Khi qua Lương Sơn, Lạc Sơn, nghĩa quân đã được nhân dân tham gia tích cực, trai tráng xung phong vào các đơn vị chiến đấu, người già, con trẻ tiếp tế lương thực vận chuyên vũ khí, dẫn đường Tương truyền có nhiều người lính Mường đã lập công và được đích thân vua Quang Trung khen thưởng
Trang 14Cùng với truyền thống yêu nước chống xâm lược, nhân dân các dân tộc Hòa Bình còn có truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột của chế độ
phong kiến đã đến thời kỳ thối nát Những cuộc khởi nghĩa nông dân do
Phùng Chương, Trần Tuân lãnh đạo (nửa sau thế kỷ XV), Nguyễn Dương
Hưng (nửa đầu thế kỷ XVIII), đặc biệt là khởi nghĩa Lê Duy Lương nỗi dậy
chống triều đình nhà Nguyễn (thế ký XIX) là những minh chứng cho truyền
thống chống áp bức của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình Lịch sử còn ghi,
vào triều Minh Mạng, thời gian “?hành xây xương lính, hào đào máu dân” của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, nhân dân cả nước rất bất bình về chính sách bóc lột hà khắc của chế độ phong kiến Nhiều nơi nông dân đã đứng dậy
khởi nghĩa Ở Mường Bi (Tân Lạc), Mường Áng (Yên Thủy), Lê Duy Lương
cũng đã dựng cờ chiêu tập nghĩa quân khởi nghĩa Rất đông các tù trưởng, các thủ lĩnh và nghĩa quân đã đi theo Lê Duy Lương Những đội quân do các thủ lĩnh như: Quách Tất Công, Đinh Công Thịnh, chỉ huy đã vây thành thiêu quan (Nho Quan, Ninh Bình), tiến đánh châu Đà Bắc, một cách rất quả cảm, quyết liệt khiến cho triều đình phải gặp nhiều phen lúng túng khiếp sợ
Ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp đặt chân lên mảnh đất Hòa Bình, nhân dân các dân tộc đã vùng lên bất chấp xe tăng đại bác của quân xâm lược, anh dũng, kiên trì cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng Cuộc chiến đấu diễn ra lúc âm thầm, khi quyết liệt suốt 80 năm Đáng kể là các cuộc vùng lên của nhân dân Lạc Thủy do Đốc Tam chỉ huy với chiến thắng chợ Đập giết nhiều tên xâm lược trong đó có tên quan HaiPoogie, cuộc chiến đấu do Đinh Công Uy lãnh đạo ở vùng Kỳ Sơn, Lương Sơn với các trận thắng dốc Kẽm, Phương Lâm, Mông Hóa Rồi suốt ba năm (1889 - 1892), hưởng ứng phong trào yêu nước Cần Vương, dưới sự chỉ huy của Đốc Ngữ, cả một dải sông Đà từ Mai Châu, Đà Bắc qua Kỳ Sơn, Luong Sơn, đã trở thành “một chiến trường” rộng lớn Ở đây, nghĩa quân táo bao
Trang 15tập kích vào Chợ Bờ (30 - 1 - 1891) giết nhiều tên xâm lược, trong đó có tên phó sứ Rugiori làm chủ hoàn toàn tỉnh ly, thực dân Pháp hốt hoảng phải điều
hàng trung đoàn lính viễn chinh lên đối phó Tiếp theo cuộc khởi nghĩa Đốc
Ngữ là cuộc khởi nghĩa Đốc Bang, Tổng Kiêm ở vùng Kỳ Sơn Quân khởi
nghĩa đã đánh vào thị xã Hòa Bình (2 - 8 - 1909), phá trại giam, giải phóng tù nhân, tấn công trại lính địch giết chết tên giám binh Senhô gây nỗi kinh hoàng cho bọn thực đân đầu sỏ ở Bắc Kỳ,
Kế từ khi có Đảng - Đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân các dân tộc Hòa Bình nói riêng liên tiếp giành được
những thắng lợi to lớn, mở đầu là thành công của “Cách mạng tháng Tám
năm 1945”, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước độc lập - tự do
1.2.1 Văn hóa
Là chủ nhân của vùng đất Hòa Bình, từ rất sớm các dân tộc trong tỉnh
đã tạo ra một nền văn hóa Hòa Bình giàu bản sắc, nền văn hóa Hòa Bình là một nền văn hóa cổ đại được các nhà khảo cổ học người Pháp Madelene Colali phát hiện và đặt tên, từ những di tích hang động tìm thấy ở vùng núi đá vôi tỉnh Hòa Bình Nền văn hóa được đặt tên là: “nền văn hóa Hòa Bình” vì
Hòa Bình là nơi có nhiều địa điểm nhất phát hiện và nghiên cứu khai quật
Đến nay ở Việt Nam đã tìm thấy trên 130 địa điểm văn hóa Hòa Bình nằm rải rác ở các tỉnh: Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ
Trang 16cong cu cudi cd: 125 rui mai lưỡi, 3915 công cụ ghe déo va 412 c6ng cu cudi nguyên [3, tr.27]
Tổ hợp di vật công cụ đá của nền văn hóa Hòa Bình phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều công cụ ghé déo một mặt, hai mặt, công cụ chặt kiểu rùi ngắn, rùi dài, Nó phản ánh đặc trưng trình độ kỹ nghệ con người Hòa Bình thời đó Như vậy nền văn hóa Hòa Bình có khung niên đại mở đầu cách ngày nay khoảng 18 nghìn năm và khung niên đại kết thúc cách ngày nay khoảng
7500 năm, Hòa Bình là một trong những trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam
Người nguyên thủy ở Hòa Bình chuyển hóa từ bầy người đến bộ lạc Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, sắc thái văn hóa của tổ tiên còn in đậm được
truyền từ đời nay qua đời khác
Đến với tỉnh Mường, nơi đã sản sinh ra nền văn hóa Hòa Bình không
chỉ có những di chi, di vật khảo cổ độc đáo, tiêu biểu (trống đồng Mường) mà
du khách còn được tham quan một miền quê đã từng làm ra những điệu hát đặc sắc (Thường rang, Bọ mẹng), những nhạc cụ nỗi tiếng và cả những hoa văn thổ cẩm sặc sỡ màu sắc nổi tiếng trong nước và thế giới Du Lịch Hòa Bình, du khách không chỉ thả mình trong hồ nước khoáng Kim Bôi (Mơ Đá), được sống trong khung cảnh trời mây, non nước của hồ sông Đà mà còn được thấy những cảnh thật là hùng vĩ, thiêng liêng và thơ mộng Di tích Cù Chính Lan đánh tan xe tăng trên đường số 6, xa hơn về thời gian là di tích Lê Lợi đề thơ trên vách đá chợ Bờ (1431) cùng những cảnh quan kỳ thú khác như núi đá Cột cờ (Tân Lạc), hang Cam (Kỳ Sơn), hang Đồng Nội (Lạc Thủy), với những dấu tích thời nguyên sơ của văn hóa Hòa Bình Đặc biệt du khách còn được đến thăm bản Lác (Mai Châu) là một trong những bản dân tộc đẹp ở Hòa Bình Đây là dân tộc Thái còn giữ được khá đậm nét những phong tục, tập quán cùng những bản sắc văn hóa riêng biệt Những ngôi nhà sàn cao
Trang 17nguyên bản cao ráo, xinh xắn, gọn gàng, ngăn nắp, ân hiện dưới những tán cây xanh tươi Những khung cửi và hang thé cam ruc ro do ban tay người phụ
nữ Thái làm nên, cùng nhiều nét đặc sắc khác trong môi trường văn hóa đậm
hồn dân tộc
Đất Hòa Bình giàu đẹp và thơ mộng có bề dày Lịch sử với những nét văn hóa độc đáo đã cùng với cả nước đấu tranh xây dựng và bảo vệ tô quốc Việt Nam Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước đã dựng nên một truyền thống hết sức quý báu - đó là truyền thống yêu nước, yêu quê hương
1.3 SU RA DOI CUA DANG BO TINH HOA BINH
Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ lên vùng Tây Bắc, xuống đồng bằng Bắc Bộ, vào khu IV và lên chiến khu Việt Bắc Chính vì vậy ánh sáng cách mạng của Đảng đã đến với nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình từ rất sớm Tháng 8 năm 1929, đồng chí Đào Gia Luu - một cán bộ của Đông Dương Cộng sản Đảng thuộc chi bộ Nam Định bị thực dân Pháp nghi ngờ hoạt động cộng sản Chúng đã điều đồng chí Lựu lên Hòa Bình dạy học với mục đích là “biệt sứ” Nhân cơ hội đó, Tỉnh ủy Đông Dương Cộng sản Đảng Nam Định đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Đào Gia Lựu tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, tiến tới xây dựng cơ sở cách mạng ở Hòa Bình
Ở huyện Lạc Thủy, một địa bàn tiếp giáp với huyện Gia Viễn, Gia
Khánh tỉnh Ninh Bình, cuối năm 1930, chi bộ Đảng Thanh Khê - Trung Trữ huyện Gia Khánh đã cử đồng chí Hoàng Tường lên Lạc Thủy gây cơ sở cách mạng và phát triển tổ chức Thực hiện nhiệm vụ chỉ bộ giao, đồng chí Hoàng Tường đã tuyên truyền xây dựng được cơ sở cách mạng ở làng Hoàng Đồng (xã Khoan Dụ) Một số thanh niên tiến bộ ở làng Hoàng Đồng nhanh nhạy, sớm giác ngộ cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương
Trang 18Ngày l - 12 - 1930, t6 Đảng Hoàng Đồng trực tiếp thuộc chi bộ Thanh Khê - Trung Trữ được thành lập Đây là tổ cộng sản đầu tiên được thành lập trên đất Hòa Bình, mặc dù ra đời và tổn tại trong một thời gian ngắn, nhưng tổ Đảng Hoàng Đồng đã ghi một mốc son lịch sử và là tiền đề trong tiến trình hình
thành, phát triển của Đảng bộ Hòa Bình
Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới hai bùng nỗ Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược với nội dung cơ bản đưa nhiệm vụ giành độc lập dân tộc lên hàng đầu Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, xứ ủy Bắc Kỳ quyết định chỉ đạo mở rộng địa bàn cách mạng lên Hòa Bình Trên cơ sở phân tích “vùng Hòa Bình, về trên có thể thông với các tỉnh phía Bắc giáp biên giới, về bên dưới có thể thông với trung bộ và lại rất gẫn Hà Nội Vì thế, việc phát triển cơ sở cách mạng vào vùng dân tộc thiểu số ở đây rất cẩn thiết và
rất có lợi” [2, tr.8]
Từ đây, xứ ủy Bắc Kỳ có sự quan tâm hơn đối với việc xây dựng phong trào cách mạng ở Hòa Bình, cho nên đã chỉ đạo xây dựng cơ sở cách mạng tại
đây Giữa tháng 9 - 1943, xứ ủy Bắc Kỳ quyết định cử đồng chí Vũ Đình Bản
- cán bộ xứ ủy lên xây dựng cơ sở cách mạng ở Hòa Bình Đồng chí Vũ Đình
Bản đã tập hợp được một số quần chúng cảm tình cách mạng để mở lớp huấn
luyện cán bộ Việt Minh và thành lập được tổ chức quốc tế tại khu vực Phương Lâm
Cuối tháng 4 năm 1944, Trung ương Đảng điều đồng chí Vũ Đình Bản lên Hòa Bình Tháng 5 năm 1944, Trung ương Đảng tiếp tục điều thêm đồng chí Vũ Thơ lên Hòa Bình để xây đựng và chi đạo phong trào cách mạng Hai đồng chí đã nhanh chóng thống nhất phương pháp củng cỗ, mở rộng phong trào ở thị xã Hòa Bình, thị tran Vu Ban, phố Vang, suỗi Rút và nhanh chóng phát triển cơ sở vào đồng bảo các dân tộc ở vùng nông thôn; đồng thời liên lạc chặt chẽ với chỉ bộ nhà tù Hòa Bình để đây phong trào cách mạng lên một
Trang 19bước cao hơn Đồng chí Vũ Đình Bản phụ trách củng cố mở rộng cơ sở ở Vụ Bản (Lạc Sơn), phố Vãng, suối Rút (Mai Đà) Đồng chí Vũ Thơ phụ trách phong trào ở thị xã Hòa Bình và liên lạc với chi bộ nhà tù, đồng thời tìm cách
mở rộng cơ sở ở các vùng nông thôn xung quanh
Sau một thời gian ngắn, phong trào cách mạng ở Hòa Bình đã có thêm
nhiều cơ sở ở Chợ Bờ, Phương Lâm Đặc biệt, tổ chức cứu quốc thị xã Hòa
Bình đã mở rộng hoạt động ra vùng nông thôn, phát triển được cơ sở người Mường Hòa Bình Đến tháng 10 năm 1944, Mặt trận Việt Minh thị xã Hòa
Lâm (nay là thành phố Hòa Bình) chính thức được thành lập Hầu hết các phố
trong nội thị đều có tổ chức quần chúng cứu quốc Ở Vụ Bản (Lạc Sơn), phố
Vãng, suối Rút, Chợ Bờ, (Mai Đà) đã phát triển thêm được hàng trăm hội viên cứu quốc mới Ngày 22 - 12 - 1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải
phóng quân (VNTTGPQ) được thành lập tại căn cứ địa Việt Bắc Đội VNTTGPQ có nhiệm vụ đây mạnh hoạt động vũ trang trong vùng và chuẩn bị tiến xuống phía Nam Hòa Bình là một tỉnh nằm trên con đường Nam tiến của đội VNTTGPQ nên việc xây dựng lực lượng đón giải phóng quân tiễn qua Hòa Bình là một yêu cầu cấp thiết Tất cả những yếu tố nêu trên đó chính là
cơ sở, là tiền đề cho sự ra đời của Đảng bộ Hòa Bình vào đầu năm 1945
Tổ chức của Mặt trận Việt Minh khu vực Hòa Bình ngày một phát triển Cùng với đó là sự phát triển của các tổ chức cứu quốc Vụ Bản (Lạc
Sơn), phố Vãng, suối Rút (Mai Đà), Mặt khác, phong trào cách mạng tỉnh Hòa Bình ở vào thời điểm cuối năm 1944 đã có sự khởi sắc hòa nhịp với
phong trào cách mạng cả nước Với những sự trưởng thành như thế, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cuối tháng 1 năm 1945, đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên ban thường vụ Trung ương Đảng - Bí thư xứ ủy
Bắc Kỳ đã triệu tập đồng chí Vũ Thơ và đồng chí Vũ Đình Bản tới họp tại
một cơ sở cách mạng ở hạ Hòa Bình - Phú Thọ Thay mặt Trung ương Đảng,
Trang 20đồng chí Hoàng Quốc Việt đã giao nhiệm vụ cho Ban Cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình chuẩn bị đón đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân nam tiến từ
Việt Bắc qua Phú Thọ, Hòa Bình rồi đi Thanh Hóa Mặt khác, đồng chí
Hoàng Quốc Việt còn truyền đạt chủ trương của Trung ương thành lập chiến khu Hòa - Ninh - Thanh bao gồm ba tỉnh: Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa
và giao nhiệm vụ cho đồng chí Vũ Thơ - Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Hòa
Bình tổ chức thực hiện
Sự ra đời của Ban Cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình tháng I năm 1945 đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào cách mạng địa phương Đây là một sự kiện đánh dấu sự ra đời của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình Từ đây các cơ sở cách mạng trong tỉnh, phong trào cách mạng của nhân dân các dân tộc Hòa Bình chính thức có một tô chức Đảng trực tiếp lãnh đạo
Như vậy, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ra đời và phát triển trên cơ sở phong trào cách mạng của quần chúng đã vững mạnh Sự hình thành của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình theo tiến trình lập Ban Cán sự Đảng tỉnh trước, trên cơ sở đó, xây dựng, phát triển tổ chức Đảng ở cơ sở Từ khi Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ra đời, phong trào cách mạng của quân và nhân trong tỉnh dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Đặc biệt đưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, nhân dân trong tỉnh đã giành thắng lợi to lớn trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
Trang 21Chương 2
DANG BO TINH HOA BiNH LANH DAO NHAN DAN GIANH
CHINH QUYEN
2.1 LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
2.1.1 Xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức các hình thức đấu tranh, tập hợp quần chúng
Trong những năm 1943 - 1944, phong trào cách mạng trong tỉnh nói chung còn hẹp và yếu, các cán bộ lãnh đạo phong trào là Đảng viên còn ít, mới có hai đồng chí Các tố chức quần chúng cứu quốc mới nhen nhóm lên trong phạm vi thị xã, thị trấn với số lượng không đông Đặc biệt là chưa có một cơ sở cách mạng nào trong đồng bào người địa phương vùng nông thôn Tuy nhiên, những khó khăn trên chỉ là tạm thời, tình hình phong trào trong tỉnh đang có những thuận lợi
Một mặt thanh thế và uy tín của mặt trận Việt Minh đã lan rộng trong nhân dân Tin tức về sự hoạt động của hai tỉnh bạn Ninh Bình, Hà Đông dội vào cùng với những ảnh hưởng của chi bộ nhà tù, sự hoạt động của các tổ chức cứu quốc ở thị xã, thị trấn càng làm cho nhân dân trông đợi Mặt khác, chính sách bóc lột kìm hãm của phát xít Pháp, Nhật đã làm cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ngày càng căm ghét chúng Do đó, một số quần chúng
tiên tiến trong nhân dân có xu hướng ủng hộ Việt Minh và muốn hành động
cách mạng
Thực hiện chủ trương trên, Ban Cán sự đã củng cố và mở rộng các cơ
sở thị xã, thị trấn, tích cực khẩn trương tiến hành các hoạt động cách mạng Các đoàn thể cứu quốc sau khi được chấn chỉnh tổ chức chặt chẽ, đã đi vào nề nếp sinh hoạt học tập chủ yếu là chương trình điều lệ Việt Minh Một số cơ sở nòng cốt của phong trào đã mạnh dạn hoạt động tuyên truyền cách mạng trong nhân dân
Trang 22Sau một thời gian phong trào ở thị xã, thị trấn đã có thêm nhiều cơ sở ở
Chợ Bờ, Phương Lâm, Phố Đúng Đặc biệt, tổ Công chức cứu quốc đã mở
rộng hoạt động vùng nông thôn, phát triển được một vài cơ sở người Mường
ở các làng Thịnh Lang, Hòa Bình, Yên Mông và Tu Lý Ở thi tran Phé Vang
và Vụ Bản cơ sở cách mạng cũng phát triển thêm được một số, đáng chú ý là Ban Cán sự Đảng đã tổ chức được nhân mối trên dọc đường 12, chuẩn bị đưa phong trào xuống làng bản
Để rèn luyện quần chúng, tập dượt đấu tranh cách mạng, đồng thời thông qua đấu tranh để củng cố phong trào, Ban Cán sự Đảng đã phát động và
lãnh đạo một số cuộc đấu tranh từ hình thức nhỏ đến lớn
Mở đầu là cuộc vận động chị em hàng xáo tại chợ Phương Lâm đấu tranh đòi giảm thuế chợ Được cán bộ phụ trách chỉ đạo chặt chẽ, lực lượng Phụ nữ cứu quốc làm nòng cốt vận động nên toàn thể chị em bán hàng xáo tại chợ Phương Lâm đều nhất loạt bãi thị yêu cầu giảm thuế chợ Cuộc đấu tranh được đông đáo nhân dân thị xã đồng tình khiến bọn thống trị phải chấp nhận giảm thuế Cuộc đấu tranh đầu tiên thắng lợi có sức cỗ vũ mạnh mẽ tinh than đầu tranh của quần chúng
Tiếp sau đó là cuộc đấu tranh của vợ con binh lính đòi được đong gạo bông Chị em Phụ nữ cứu quốc, anh em Binh sĩ cứu quốc tích cực vận động, hướng dẫn gia đình binh lính đấu tranh Khẩu hiệu đấu tranh phù hợp với nguyện vọng của họ nên được anh em binh lính và gia đình họ hăng hái hưởng ứng Cuộc đấu tranh nỗ ra ngay trong lực lượng vũ trang, đã khiến bọn thống trị hoảng sợ và tìm cách đối phó Chúng ra lệnh cắm trại anh em binh lính Việc này đã gây một sự căm phẫn cao độ đối với anh em lính khố xanh, nên họ càng kiên quyết cùng gia đình đấu tranh đến thắng lợi Điều đó phản ánh trình độ đối với anh em lính khố xanh, nên họ càng kiên quyết cùng gia đình đấu tranh đến thắng lợi
Trang 23Những cuộc đấu tranh trên nỗ ra dồn dập tại địa bàn trung tâm chính trị
và đã giành được thắng lợi Điều đó phản ánh trình độ tổ chức và lãnh đạo
đấu tranh khéo léo, thé phat trién vững mạnh của phong trào cách mạng ở khu vực thị xã Thông qua đấu tranh, uy tín, ảnh hưởng của cách mạng ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ
Ngoài những cuộc đấu tranh nói trên, quần chúng thị xã còn hăng hái
hỗ trợ các cuộc đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong nhà
tù, sôi nỗi nhất là cuộc đấu tranh đòi trả cám lợn Anh em trong tù tuyệt thực
đấu tranh, quần chúng bí mật tiếp tế nước và đồ ăn cho các chiến sĩ, cuối cùng
đã giành thắng lợi
Tiếp sau những cuộc đấu tranh kinh tế nói trên, Ban Cán sự Đảng lại
tiếp tục nâng cuộc đấu tranh bộ phận lên một hình thức cao hơn có đông đảo
quần chúng tham gia Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phản đối chiến tranh (1 - 8
- 1944), một cuộc mít tinh lớn được tô chức tại Vật Tháu Hơn một trăm quần chúng cứu quốc và có cảm tình với cách mạng đã tập trung tại đây nghe cán
bộ nói chuyện về chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh, kêu gọi nhân dân hăng hái tham gia ủng hộ cách mạng, chuẩn bị lực lượng tiến lên giành độc lập tự do cho đất nước
Phong trào đấu tranh kinh tế, chính trị sôi động trong những tháng từ giữa đến cuối năm 1944 là một bước tập đượt quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng, tạo đà cho phong trào cách mạng ở thị xã và trong toàn tỉnh tiến lên
Sau khi Đảng ta chuyển trọng tâm hoạt động từ thành thị về nông thôn, một số cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ Hà Đông đã có chủ trương phát triển cơ
sở vào Hòa Bình, đề dựa vào miền núi xây dựng căn cứ địa cách mạng Nhiều
tố chức Việt Minh đã hình thành ở những bản làng dọc đường 21, nơi tiếp giáp giữa Hòa Bình và Hà Đông Mạnh nhất là phong trào cách mạng ở hai xã
Trang 24Nật Sơn và Nhuận Trạch (châu Lương Sơn), do Đảng bộ Hà Đông phát triển
và lãnh đạo
Ở vùng Nật Sơn (châu Lương Sơn), trong năm 1944, các tổ chức cứu
quốc phát triển thêm nhiều hội viên mới, cơ sở cách mạng đã lan đến các xóm
Ba BỊ, xóm Mát, xóm Trám Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Việt Minh, nông dân vùng Nật Sơn đã đứng lên đấu tranh với bọn cường hào và thổ lang xóa
bỏ chế độ biếu xén nặng nề ở nông thôn Cao hơn nữa là các tổ chức Việt Minh đã thực hiện thắng lợi kế hoạch lãnh đạo nông dân đấu tranh chống nộp bông, nộp gai cho Nhật
Ở vùng Nhuận Trạch, từ năm 1944, một số cán bộ từ Chương Mỹ (Hà
Đông) đến tuyên truyền và đã xây dựng được một số tố cứu quốc ở các thôn Đồng Sầm, Đồng Si, Đồng Rẽ Các tổ chức cứu quốc đã tiến hành rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ Việt Minh, không đi phu, nộp
thóc, trồng thầu dầu cho Nhật
Cuối năm 1944, không khí cách mạng sục sôi trong cả nước Hòa Bình nằm trên con đường Nam tiến của giải phóng quân nên yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào cách mạng càng trở nên khẩn trương hơn Cuối tháng l -
1945, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình, cử đồng chí Vũ Thơ làm chủ tịch Sự ra đời của Ban Cán sự Đảng tỉnh
sẽ thúc đây phong trào cách mạng địa phương tiến lên nhanh hơn
Nhìn chung, kể từ khi được Đảng quan tâm, có cán bộ thường xuyên trực tiếp phụ trách, nhất là từ khi có cán bộ nhà tù Hòa Bình và Ban Cán sự Đảng tỉnh ra đời, phong trào cách mạng ở Hòa Bình ngày càng chuyên biến
mạnh mẽ Đến trước 9 - 3 - 1945 đã tạo được thế phát triển ở nhiều vùng, từ
thị xã, thi tran, trén duong 12, 15 đến một số vùng nông thôn ở Mai Đà, Lạc Sơn, Lương Sơn Trong đó, phong trào ở thị xã phát triển sâu rộng, cán bộ và quần chúng được tập dượt, rèn luyện trong đấu tranh, có cơ sở ngay trong co
Trang 25quan, lực lượng quân sự của bộ máy thống trị đầu tỉnh Cơ sở ở nông thôn tuy mới bước đầu xây đựng nhưng đã tranh thủ được các yếu tố thuận lợi tạo điều
kiện cho bước phát triển sau
Đầu năm 1945, nạn đói diễn ra trầm trọng Ban Cán sự Đảng Hòa Bình
đã quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng về Cao trào kháng Nhật cứu nước, đồng thời đây mạnh hơn nữa phong trào phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo “sắn khẩu hiệu đòi cơm áo, chống thu thóc, thu thuế với khẩu hiệu chính quyền cách mạng của nhân dân” [17, tr.370] Phong trào nổi dậy phá
kho thóc của Nhật diễn ra sôi nỗi, lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân
tham gia
Ở nhiều nơi vần đề chống đói được chú trọng, tiêu biểu như ở thị xã,
Uy ban quân sự cách mạng tỉnh đã chỉ đạo chi bộ Dang thị xã thành lập ban chống đói, cứu được không ít người thoát khỏi cánh đói rét Ý nghĩa quan trọng hơn cả là “Thông qua chống đói, công tác tuyên truyền, tập hợp quần chúng được đây mạnh và thu được nhiều kết quả Uy tín, ảnh hưởng của mặt trận Việt Minh ngày thêm sâu rộng, việc phát triển các tổ chức cứu quốc thêm thuận lợi hơn trước” [3, tr.73 - 74] Tháng 8 - 1945, được sự chỉ đạo của Uỷ ban quân sự cách mạng tỉnh, các tổ chức cứu quốc thị xã Hòa Bình - Thịnh Lang nhân nước sông Đà lên cao, đã vận động hàng nghìn quần chúng dùng thuyền nan, mang quang thúng, gậy gộc, đòn cân, dao, đột nhập vào kho thực phẩm của Nhật ở phố Đúng thu được hàng chục tấn lương thực, thực phẩm chia cho nhân dân
Bên cạnh đó, Uỷ ban quân sự cách mạng tỉnh còn tổ chức nhân dân chống chính sách nhồ lúa trồng đay, chống thu thóc, thu bông, thu thầu dầu Tiêu biểu như: trong tháng 6 - 1945, ở hai xã Hòa Bình, Thịnh Lang đã nỗ ra
ba cuộc đấu tranh giữ được hàng chục mẫu ngô không bị phá [10, tr.332] Ở
Trang 26Nật Sơn, Nhuận Trạch (Lương Sơn), ở các xã Hòa Bình, Thịnh Lang, Quỳnh
Lâm các cán bộ Việt Minh đã tổ chức họp dân mời bọn phó lý, chánh tổng
đến yêu cầu chúng không được thu thóc, bông, thầu dầu của dân
Tháng 8 - 1945, Uỷ ban quân sự cách mạng tỉnh còn mở một cuộc vận động dân nhân quyên góp lương thực, thực phẩm, vải vóc may cờ, chuân bị đón lực lượng vũ trang từ các khu căn cứ kéo về giành chính quyền ở tỉnh ly, được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự Bắc Kỳ về “Nhiệm vụ phát triển Cao trào kháng Nhật cứu nước”, trong thời kỳ này bên cạnh việc tô chức đấu tranh kinh tế thì Uỷ ban quân sự cách mạng tỉnh còn tổ chức đấu tranh
chính trị với nhiều hình thức như: rải truyền đơn, kẻ khẩu, dán áp phích, treo
cờ Tổ quốc, mít tinh, tuyên truyền xung phong, diễn thuyết, tuần hành thị
uy, Tiêu biểu như: ngày 19 - 6 - 1945, Uỷ ban quân sự cách mạng tỉnh chỉ đạo lực lượng tự vệ treo cờ Tổ quốc trên dây thép bắc ngang qua sông Đà, phía đầu từ núi Ông Tượng sang núi Ba Vành, đã gây một ánh hưởng sâu sắc, vang đội trong nhân dân [10, tr.330 - 331]
Trong quá trình xây dựng các khu căn cứ vũ trang ở các vùng miễn núi Mai Đà, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc đi theo cách mạng được đặc biệt chú trọng Các cán bộ Việt Minh như Vũ Thơ, Phan Lang, Trương Đình Dần, Vũ Đình Bản, đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vận động nhân dân tham gia các tổ chức cứu quốc, xây đựng các khu căn cứ vũ trang, xây dựng lực lượng cách mạng
Thông qua các cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị nói trên, đã góp phần nâng cao vai trò, uy tín, ảnh hưởng của Đảng và mặt trận Việt Minh, qua đó lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hăng hái tham gia cách mạng
Trang 272.1.2 Xây dựng lực lượng vũ trang, mua sắm vũ khí, huấn luyện quân sự
Việc xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị về mặt quân sự cho khởi nghĩa giành chính quyền là hoạt động quan trọng trong các khu căn cứ Tại Hội nghị thành lập chiến khu Quang Trung (20 - 5 - 1945) đã đề ra nhiệm vụ: Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang ở ba tỉnh, ra sức mua sắm vũ khí, tố chức huấn huyện quân sự cho các đội tự vệ chiến đấu và quần chúng cứu quốc Thành lập căn cứ, chuẩn bị thuốc men cho bộ đội cứu quốc thoát ly Tập trung huấn luyện quân sự và chuẩn bị chiến đấu
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (20 - 4 - 1945), Ban chỉ đạo chiến khu đã thiết lập một hệ thống tổ chức chỉ đạo về chính trị và quân sự các cấp, từ chiến khu xuống cơ sở Đó là Uỷ ban quân sự cách mạng chiến khu; Uỷ ban quân sự cách mạng các tỉnh; Ban chỉ huy các khu căn cứ ở các phủ, huyện, châu; Ban chỉ huy các đội tự vệ cứu quốc ở các tổng, xã, làng
Uỷ ban quân sự cách mạng Hòa Bình gồm có các đồng chí: Vũ Thơ,
Vũ Đình Bán, Trương Đình Dần, đo đồng chí Vũ Thơ làm chủ tịch Các đồng
chí trong Uỷ ban quân sự cách mạng được phân công về các phủ, huyện, châu
để vận động nhân dân xây dựng các khu căn cứ, xây dựng lượng vũ trang Ở các khu căn cứ sẽ thành lập một Ban chỉ huy làm nhiệm vụ tô chức, xây đựng lực lượng chính trị, lượng vũ trang, mua sắm vũ khí, huấn luyện quân sự Dưới các tông, xã, làng thành lập Ban chỉ huy các đội tự vệ cứu quốc,
Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban quân sự cách mạng chiến khu, việc xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng vũ trang được đây mạnh xây dựng
ở các khu căn cứ, đây là những bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương
Trang 28Thi hành Nghị quyết của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, Ban Cán sự Đảng Hòa Bình đã tổ chức một cuộc Hội nghị toàn ban tại thị xã để bàn kế hoạch xúc tiến các công việc chuẩn bị khởi nghĩa Hội nghị nhấn
mạnh, để chuẩn bị đối phó với tình hình mới, nhiệm vụ cần kíp trước mắt của
phong trào là phải tập trung xây dựng lực lượng vũ trang ở các khu căn cứ, đây là bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương
Thực hiện nghị quyết của cuộc họp toàn Ban Cán sự, hoạt động của phong trào cách mạng trong tỉnh tập trung được tập trung vào việc xây dựng lực lượng vũ trang tập trung thoát ly ở các khu căn cứ, làm nòng cốt cho việc
chuẩn bị khởi nghĩa Cụ thé:
Tại khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương (Mai Đà), các đồng chí trong Ban chỉ huy như Bình Huấn, Hà Văn Nông, đồng chí Phán, đã tích cực vận động nhân dân các dân tộc, xây dựng các đội tự vệ cứu quốc ở hầu hết các thôn,
bản Trên cơ sở đó, đi tới thành lập ba Trung đội tự vệ chiến đấu Một trung
đội do đồng chí Hà Văn Nông chỉ huy, đóng quân ở Tu Lý Một trung đội do đồng chí Bình Huấn chỉ huy, đóng quân ở Hiền Lương Một trung đội tự vệ chiến đấu người Dao do Triệu Phúc Lịch chỉ huy, đóng quân tại động Mán Toàn Sơn
Tại khu căn cứ Diềm (Mai Đà), sau khi thuyết phục được lang cun Định Công Phủ và các lang đạo, chức sắc trong vùng ngả theo cách mạng, đồng chí Phan Lang, Uỷ viên Ban chỉ đạo chiến khu Quang Trung, cùng với các đồng chí Hoàng Ba, Hà Bình đã nhanh chóng thành lập một Trung đội tự
vệ chiến đấu đo con trai của Phủ là Đinh Công Đốc làm Trung đội trưởng và Hai Làn, cháu của Phủ làm Trung đội phó Do lực lượng tự vệ cứu quốc phát triển mạnh, đã tăng cường lực lượng cho Trung đội phát triển thành một Đại
đội tự vệ chiến đấu.