1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác hại lâu dài của chất độc da cam Dioxin đối với sức khỏe bồ đội, cựu chiến binh và các thế hệ con, cháu họ. Đề xuất biện pháp can thiệp

575 1K 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 575
Dung lượng 15,93 MB

Nội dung

Trang 1

BKH&CN HVQY BO KHOA HOC VA CONG NGHE

HOC VIEN QUAN Y

SAN PHAM CUA DE TAI

KHOA HOC CAP NHA NƯỚC

NGHIÊN CỨU TÁC HAI LAU DAI

CUA CHAT DOC DA CAM - DIOXIN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ BỘ ĐỘI, CỰU CHIẾN

BINH VA CAC THE HE CON, CHAU HO ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CAN THIỆP ( THUOC: CHUONG TRINH QUOC GIA KHẮC PHỤC HẬU QUA CHAT DOC HOA HOC DO MY SU DUNG TRONG CHIEN

TRANH O VIET NAM)

GS.TS LE BACH QUANG

Trang 2

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HOC VIEN QUẦN Y

SAN PHAM CUA DE TAI KHOA HOC CAP NHA NUGC

NGHIÊN CỨU TAC HAI LAU DAI CUA CHAT DOC DA CAM - DIOXIN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ BỘ ĐỘI, CỰU CHIẾN

BINH VÀ CÁC THẾ HỆ CON, CHÁU HỌ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CAN THIỆP ( THUỘC: CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHẮC PHỤC HẬU QUA CHAT DOC HOA HOC DO MY SU DUNG TRONG CHIEN

TRANH O VIET NAM)

GS.TS LE BACH QUANG

HÀ NỘI 11 - 2004

Trang 3

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI

MOT SO BAC DIEM DICH TE HOC CAC BENH LIEN QUAN,

DI DANG BAM SINH, BAT THUONG THAI SAN O GIA DINH

CUA CUU CHIEN BINH PHOI NHIEM CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN

THUC TRANG BENH TAT, BAT THUONG THAI SAN VA DAC

DIEM DI DANG BAM SINH THEO PHA HE GIA ĐÌNH SINH

CON CHAU MANG DI DANG BAM SINH CUA CAC CUU

CHIEN BINH CO TIEN SU PHOI NHIEM VOI CHAT BOC DA CAM/DIOXIN

NGHIÊN CỨU CƠ CẤU BỆNH TẬT CHUNG, TỬ VONG VÀ

CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN Ở

BỘ ĐỘI, CỰU CHIẾN BINH TẠI MỘT SỐ BỆNHVIỆN TỪ NĂM

1975 ĐẾN 2004

Trang 4

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TỬ PHÁT HIỆN SỰ THAY ĐỔI

CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỘT SỐ GEN CHỌN LỌC

Ở CÁC NẠN NHÂN BỊ NHIỄM DIOXIN VÀ CÁC THẾ HỆ CON

CHÁU HỌ

NGHIEN CUU XAY DUNG PHAN MEM QUAN LY VA THEO

Trang 5

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỌC VIEN QUAN Y

MOT SO DAC DIEM DICH TE HOC

CAC BENH LIEN QUAN, DI DANG BAM SINH,

BAT THUGNG THAI SAN G GIA DINH CUA CUU

CHIẾN BINH PHƠI NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM/ DIOXIN

SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC

NGHIÊN CỨU TÁC HẠI LÂU DÀI CỦA CHẤT ĐỘC DA CAM ĐỐI VỚI

SỨC KHOẺ BỘ ĐỘI, CỰU CHIẾN BINH VÀ CÁC THẾ HỆ CON CHÁU HỌ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP

(THUỘC: CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA KHẮC PHỤC HẬU QUÁ CHẤT

ĐỘC HOÁ HỌC DO MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN : Bộ khoa học & cơng nghệ

CƠ QUAN CHỦ TRÌ : Học viện quân y - Bộ quốc phòng

Trang 6

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HỌC VIỆN QUẦN Y

Sản phẩm của đề tài khoa học cấp nhà nước:

"NGHIÊN CỨU TÁC HẠI LÂU DÀI CỦA CHẤT ĐỘC DA CAM ĐỐI

VỚI SỨC KHỎE CỦA BỘ ĐỘI, CỰU CHIẾN BINH VÀ CÁC CON

CHÁU CỦA HỌ, ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP"

Tên chuyên đề:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẾ HỌC

CÁC BỆNH LIÊN QUAN, DI DANG BAM SINH,

BẤT THƯỜNG THAI SẢN Ở GIA ĐÌNH CỦA CỰU

CHIẾN BINH PHƠI NHIỄM CHẤT ĐỘC

DA CAM/ DIOXIN

Cơ quan chủ quản : Bộ khoa học & công nghệ

Cơ quan chủ trì : Học viện quân y - Bộ quốc phòng Chủ nhiệm đề tài : GS TS Lê Bách Quang

Thư ký đề tài : PGS.TS Doan Huy Hau Những cán bộ chủ chốt thực hiện đề tai:

TS Hoàng Văn Lương ThS Nguyễn Thanh Chư ThS Nguyễn Văn Dự ThS Lưu Trường Sinh TS Dao Xuan Vinh ThS Nguyén Van Ba

PGS TS Lé Gia Vinh ThS Lê Quốc Tuấn

Trang 7

BĐ/CCB CCB CDC CDDC CĐDC/Dioxin CSSK DDBS PN HCCN HCBVTV ICD NST - ĐBG OR SL TX TL WHO 2,4-D 2,4,5-T 2,3,7,8 -TCDD PCDD LD„ FSH LH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ đội/ cựu chiến binh Cựu chiến binh

Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh tật Mỹ (Centers for Disease Control) Chất độc da cam Chất độc da cam/Dioxin Chăm sóc sức khoẻ Di dang bam sinh Phoi nhiém Hoá chất cơng nghiệp Hố chất bảo vệ thực vật Phân loại bệnh Quốc tế (International Classification of Disease)

Trang 8

MỤC LỤC

NỘI DUNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Dioxin - Nguồn gốc và thành phần hóa học

1.2 Độc tính của Dioxin

1.3 Tác hại của CĐDC/Dioxin trên người

1.4 Tình hình nghiên cứu về Dioxin ở nước ta

Chương 2: ĐỐI TƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 9

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Một số đặc trưng của đối tượng nghiên cứu

3.2 Tỷ lệ và cơ cấu các bệnh liên quan đến CĐDC/Dioxin ở cựu chiến binh cóvà không có tiền sử phơi nhiễm và gia đình họ 3.3 Tý lệ và cơ cấu dị dạng bẩm sinh ở con, cháu cựu chiến binh phơi nhiễm với CĐDC/Dioxin

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng nhiều chất độc quân sự gây những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người và môi trường sinh thái Từ năm 1962, quân đội Mỹ đã rải nhiều loại chất hóa học để diệt cô và làm trụi lá trên một diện rộng và với số lượng lớn, kéo dài trong nhiều năm tại miền Nam Việt Nam Theo tài liệu của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ năm 1974 có khoảng 18,85 triệu gallon tức là hơn 72 triệu lít các chất độc hóa học đã được rải ở miền Nam

Chất độc hóa học không chỉ gây những tác hại trực tiếp, tức thời mà còn để lại những hậu quả lâu dài cho người và thiên nhiên Dioxin có độc

tính lớn vì nó có thể gây hoạt hoá enzyme, gây độc hệ thống miễn dịch, gây

độc phôi thai, gây ung thư, làm giảm khả năng sinh sản

Viện Hàn lâm khoa học Mỹ đã công nhận một số bệnh có liên quan với Dioxin, trong đó có 4 bệnh có bằng chứng liên quan chấc chấn với Dioxin (Ung thư phần mêm (Sarcoma), Lymphoma non Hodgkin, Hodgkin,

Bệnh trứng cá do clor (cloracne) và 7 bệnh được coi là có bằng chứng liên

quan với Dioxin (Ứng thư đường hô hấp (ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thu khí phế quản); Ủng thư tiên liệt tuyến, Bệnh đa u tuỷ ác tính (Multiple Myeloma); Bệnh gai séng ché déi (Spina Bifida); Bénh Porphyria Cutanea Tarda; Rối loạn thần kinh ngoại biên và Bệnh đái đường)

Chất độc da cam/Dioxin còn gây nên những biến đổi gen, dẫn đến dị dạng bẩm sinh và bất thường thai sản ở các thế hệ con, cháu người tiếp xúc

Trang 11

chiến tranh Việt nam” (chương trình 33) và đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu tác hại lâu dài của chất độc da cam đối với sức khoẻ bộ đội, cựu chiến bình và các thế hệ con cháu họ, đề xuất giải pháp can thiệp ” chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài :

“Một số đặc điểm dịch tế học các bệnh liên quan, đị dạng bẩm

sinh, bất thường thai sản ở gia đình của cựu chiến bình phơi nhiễm chất déc da cam/Dioxin"

MỤC TIỆU:

1- Mô tả một số đặc điểm, yếu tố liên quan, cơ cấu bệnh tật của cựu chiến bình có tiên sử phơi nhiễm với chất độc da cam! Dioxin tại 8 tinh/thanh pho

2- Xác định tỷ lệ, đặc điểm, một số yếu tố liên quan đến di dang

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Dioxin - Nguồn gốc và thành phần hóa hoe:

Các chat dibenzo-para-dioxin da chlor hod (polychlorinated- đibenzo-para-dioxin - PCDD) là một họ gồm 75 chất khác nhau thường

được goi chung 18 cac “dioxin da chior hoá” Chúng được chia ra 8 nhóm

dựa trên số lượng nguyén tir chlor trong phan tử, trong đó có một chất được

nhiều người biết đến là 2,3,7,8-tetrachloro-dibenzo-para-dioxin (2,3,7,8- TCDD) Trong quá trình tổng hợp chất 2,4,5-T phát sinh ra chất 2,3,7,8-

tetrachloro-dibenzo-para-dioxin như là sản phẩm phụ khơng kiểm sốt được, chất này do 2 phân tử 2,4,5-T hợp thành

Trong chiến tranh Việt Nam đế quốc Mỹ đã sử dụng nhiều chất độc hoá học với mục đích quân sự Ba loại chất độc chủ yếu được sử dụng là: - Chất trắng: Hỗn hợp của 2,4-D (2,4-dichloro-phenoxy-acetic-acid) và

Picloram (4- amino-3,5,6-trichloro-picolinic-acid) - Chất xanh: cacodylic acid (dimetyl-arcenic-acid)

- Chất da cam: Hỗn hợp của 2,4-D và 2,4,5-T có tạp chất là 2,3,7,8-TCDD (2,3,7,8-tetracloro-dibenzo-para-dioxin) goi tat 14 Dioxin [153]

Chất 2,3,7,8-TCDD là hợp chất có chlor, là loại Dioxin cụ thể trong số

75 chất đồng phan PCDD (polycloro-dibenzo-para-dioxin) Tuy theo vi tri và số lượng nguyên tử chlor gắn trên vòng dibenzo-para-dioxin ma chúng có tên gọi khác nhau (Tetra, Penta, Hexa, Octacloro-) va tac dụng hoá học

cũng như độc tính của chúng cũng khác nhau Chất 2,3,7,8-TCDD là chất

Trang 13

Thời gian bán hủy của Dioxin trên bể mặt đất là từ 9 đến 15 năm, trong khi thời gian bán hủy của chất này ở đất dưới bể mặt là từ 25 đến 100 năm [115]

Ở người thời gian bán huỷ 2,3,7,8-TCDD dao động từ 5 đến 12 năm [81] Nghiên cứu trên những người phi công Mỹ bị phơi nhiễm trong chiến tranh Việt Nam Wolfe và CS 1995 đã sử dụng thời gian bán đào thải là 8,5

năm [154]

Dioxin trong cơ thể con người tồn lưu chủ yếu trong mô mỡ và gan (khoảng từ 25 đến 35% lượng Dioxin nếu có trong cơ thể) Dioxin bị đào thải khỏi cơ thể chủ yếu qua phân, chỉ một lượng nhỏ qua nước tiểu, một vài loại CDD có thể đào thải qua sữa của các bà mẹ khi cho con bú [81]

Cho đến những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ 20 nhiều nhà khoa học thế giới cho rằng chu kỳ bán hủy của dioxin huỷ chỉ ở mức độ nhất

định Theo Hội nghị Quốc tế năm 1983 tại Thành Phố Hồ Chí Minh chu kỳ

bán huỷ trong đất là 10 năm Tuy vậy cũng có những tác giả cho rằng 3 - 3,5 năm và như vậy thì đến năm 1990 chỉ còn 1 kg dioxin [48], điều này không phù hợp với thực tế Qua nhiều nghiên cứu vào thập kỷ 90 nhiều nhà khoa học cho là chu kỳ bán huỷ của đioxin trong đất có thể trên 20 năm,

theo Paustenbach D.J (1992) va Puri R.K (1989, 1990) thi chu ky bán huỷ của 2,3,7,8 — TCDD trong đất ở lớp bề mặt 0,1 cm dao động từ 9 - 25 năm

và các lớp đất sâu hơn có thé đạt tới 25 đến 100 năm [115], [1 17]

Trang 14

năm hoặc 10 năm mà còn lâu hơn nữa Kết quả phân tích của các tác giả trên ở cùng một địa điểm nêu trên cho thấy mẫu lấy năm 1990 ở độ sâu 5 cm có giá trị 8,5 và i7 ppt (trung bình 12,75ppÐ); còn lấy mẫu vào năm

1999 có giá trị 4,3; 5,9; 7,7; 8,4; 9,2; 9,9; 11; 18,35ppt (trung bình là 9,35),

sau gần 10 năm mà giá trị không thay đổi đáng kể [45]

Trong các chất độc da cam mà Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam được sản xuất vào thập kỷ 60 có chtta tap chat dioxin (2,3,7,8 ~ TCDD) véi ham lượng dao động từ cỡ ppb đến ppm (các tác giả W.E.Holmes và J.W Pinson của Mỹ đưa ra số liệu 0,02 ~ 54ppm) [23] Sản phẩm 2,4,5-T vào những năm đầu có thể chứa 40 đến 50 thậm chí đến 100 ppm và giảm xuống đến

0,2 ppm 2,3,7,8 — TCDD vào những năm cuối của thập kỷ Nhiều nhà khoa

học đưa ra số liệu hàm lượng trung bình trong chất Da cam là 2-3 ppm Theo số liệu của A.H Westing [48] và các nhà khoa học trong Hội thảo quốc tế tại TP Hồ Chí Minh năm 1983 [146] ước tính có khoảng 170 kg dioxin được rải xuống miền Nam Việt Nam với mật độ trung bình vào khoảng 25 pg/g đất Nhiều nhà khoa học của các nước như Mỹ, Canada, Liên Bang Nga, Thuy Điển, Hà Lan, Ấn Do, Việt Nam, Mông Cổ trong Hội nghị Quốc tế về hậu quả lâu đài của các chất điệt cỏ và làm rụng lá cây trong chiến tranh Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 10 năm 1983 đã thống nhất nhận định rằng khối lượng dioxin chứa trong các chất diệt cây đã rải ở Việt Nam không ít hơn 170 kg [146] Cũng có nhà khoa học cho là trên 500 kg thậm chí trên 2000 kg Sau khi phun rải chất độc, quân đội Mỹ còn thả bom napalm làm cháy trụi rừng, dưới tác động của nhiệt độ cao chất độc diệt cây tạo thành đioxin thứ cấp và do đó làm tăng khối lượng dioxin ô nhiễm môi trường [58]

Trang 15

1.2 Độc tính của Dioxin

Dioxin là những chất rất độc, nhưng độ độc của chúng không giống

nhau Chất có độ độc cao nhất là 2,3,7,8 - TCDD và 1,2,3,7,8 - PeCDD Vì

vậy tổ chức Y tế thế giới đã xác định hệ số đương lượng độc tố gọi là WHO

- TEE để tính giá trị độc tổng hợp cho cả họ PCDD, PCDE và PCB đối với

các đối tượng môi trường, trong đó có 2,3,7,8 - TCDD và 1,2,3,7,8 —

PeCDD là những chất độc nhất có hệ số 1, và trong các đồng phân độc của PCDD hệ số này nhỏ dần cho đến 0,0001 đối với OCDD [40]

Dioxin có tác dụng độc tức thời và lâu dài, trong đó tác động lâu dài là đáng chú ý nhất Liều chết 50 % (LD50) của 2,3,7,8 - TCDD đối với khi là 70 ppb vượt phần lớn các chất độc quân sự thường trang bị của quân đội các nước như sarin, tabun, yperit .Qua tính toán liều lượng trung bình có thể làm chết người trong một lần tiếp xúc qua đường ăn uống là 0,05 - 0,07 ppm [theo 97] Nhưng điều quan trọng là tác động tích lũy và kéo dài trong nhiều năm của dioxin ở nồng độ rất thấp Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới thì liều tối đa cho phép đối với người là 1 - 4 pg/kg ngày đêm, nghĩa là một người có cân nặng 50 kg trong một ngày đêm chỉ cho phép một liều lượng rất nhỏ là 50 - 200 pg (50 - 200 phần nghìn tỷ gam) Dioxin được coi là chất độc bạc nhất vì nó gây ra tác hại ở liều rất thấp, gây ra ung

thư, di dạng bẩm sinh, làm tăng tác hại của phóng xạ và chất độc [theo 97]

Trang 16

Rất nhiều nghiên cứu đưa ra các liều gây chết sau khi phơi nhiễm CDD trên động vật Giá trị LD50 cho mỗi loại chất cùng loại không chỉ thay đổi giữa các loài mà còn thay đổi giữa các chủng khác nhau

Giá trị LD50 trên chuột cống Sherman sau dùng liều duy nhất đường uống 2,3,7,8 — TCDD duoc tính toán là 22ug/kg (duc) va 45 pg/kg (cai) [130]; va lan luot 1a 164 pg/kg, 297 pg/kg, 303 g/kg trén chudt cong Fischer 344 [157]; 165 pwg/kg (đực) và 125 Hg/kg (cái) ở chuột cống Osborne - Mendel [110], 43 Hg/kg ở chuột céng Sprague — Dawley cai [131], và lần lượt là 60 và 100 kg/kg ở chuột Long Evans cái và đực [65] Liêu don (gavage) 100 ug/kg gây chết 95% chuột cống Fischer 344 đực [87], va mot liéu 25 pg/kg dan tới chết 25% chuột cống đực Sprague — Dawley [132], [133] Hơn nữa, giá trị LD5O được thông báo là 4,2 ug/kg 6 chồn [77], 115 ug/kg & thd trang New Zealand [134], 175 Hg/kg ở chuột lang Harley duc [99], 0,6 pg/kg (duc) và 2,1 ug/kg (cdi) ở chuột lang Harley [134], và 1.157 ng/kg [114] hoặc 5.051 pg/kg [78] ở chuột đất Syrian Một LD50 42 ngày ở chuột lang Harley cái được xác định là 2,5 ug/kg khi trộn 2,3,7,8 — TCDD trong dầu thực vật và 19 pg/kg khi tron 2,3,7,8 — TCDD trong methy! cellulose [135]

Tang tỷ lệ từ vong ở chuột lang Harley khi bị phơi nhiễm với 0,03 tg/kg/ngày 2,3,7,8 — TCDD trong thức ăn trong 11 ngày [62] và ở thỏ dang trong thời kỳ mang thai sau dùng 10 liều hàng ngày 1 pg/kg trong ché do ăn [68] Ngoài ra, 3 trong số 12 khi rhesus đang mang thai chết sau dùng liéu duy nhất lhg/kg [100] Trong tất cả các nghiên cứu trên, các động vật đều chết sau phơi nhiễm tiểm tàng một vài ngày (giá trị trung bình thay đổi từ 9 - 43) Trong hầu hết các động vật thí nghiệm, hội chứng suy mòn nặng xuất hiện như là yếu tố chính dẫn tới tử vong

Trang 17

nuôi qua ống thông dạ dày đã chết trong một nghiên cứu 10 tuần [91]; thời gian trung bình dẫn đến chết là 53,5 ngày Tử vong tăng cũng thấy ở chuột lang Harley phơi nhiễm hàng ngày trong thức ăn với liều 0,03 tg/kg/ngày trong 60 ngày [62]; 4 trong số 10 chuột đực chết vào ngày thứ 42 và 4 trong số chuột cái chết vào ngày thứ 59 Trong nghiên cứu sử dụng thức ăn phơi nhiễm, tất cả các chuột cống Sprague — Dawley đực dùng thức ăn liều cao nhất (3,4 nug/kg/ngày) đã chết trong vòng 4 tuần [149] Chuột nhất C57BL/6 giảm khả năng sống sốt sau phơi nhiễm với liều 3 tig/kg/ngày 2,3,7,8 — TCDD, 3 ngày 1 tuần trong 25 tuần bằng nuôi qua ống thông dạ day [147] 5 trong số 8 khi chết trong vòng 2 tháng sau sử dụng thức ăn có chứa 0,02 ng/kg/ngày [47]; 5 trong số 8 khỉ đã chết trong vòng 9 tháng sau sử dụng thức ăn có chứa 0,011 ug/kg/ngày [88] Trong tất cả các loài, xảy ra hiện tượng giảm trọng lượng nhiều và mất mỡ trước khi chết

Động vật giảm khả năng sống sót sau phơi nhiễm mạn tính với CDD Phơi nhiễm mạn tính với 2,3,7,8 — TCDD trong thức ăn làm tăng tỷ lệ tử vong so với nhóm chứng ở chuột cống Sprague — Dawley với liều 0,1 ug/kg/ngày [145] Tăng tỷ lệ tử vong ở chuột nhất Swiss nhan 2,3,7,8 — TCDD qua ống thông dạ dày với liều 1,0 Hg/kg/ngày [63] và chuột nhất B6C23FI với liều 0,36 ng/kg/ngày [1 11]

Tử vong tăng xuất hiện sau khi phơi nhiễm cấp tính với các chất CDD khác Sau dùng liều đơn đường miệng hỗn hợp 1,2,3,7,8,9 - HxCDD

và 1,2,3,6,7,8 — HxCDD, giá trị LD50 được tính toán lần lượt là 1.800

Hg/kg và 800 hg/kg ở chuột cống Osborne — Mendel đực và cái, và lần lượt 14 750pg/kg va 500 pg/kg & chudt nhất BóC3FI đực và cái [101] Ngoài ra giá trị LD50 cũng được xác định cho nhiều chất khác trên chuột lang

Trang 18

[112] Các đồng phân CDD khác có độc tính thấp hơn, vì không thấy tác dụng trên tử vong ở những liều cao hơn các liều gây chết của 2,3,7,8 — TCDD, TrCDD, HxCÐD hay PCDD Không thấy trường hợp tử vong nào sau khi dùng liều đơn uống 1 x10 và 2 x 10 ug/kg 2,7 - DCDD lần lượt ở chuột cống Sprague — Dawley và chuột Swiss Webster [130] Ngoài ra, chuột cống và chuột nhắt sống sót sau dùng liều đơn cấp đường miệng lần lượt 1A 1 x 106 va 4 x 10° pg/kg OCDD [130]

Qua các kết quả nghiên cứu ở trên cho thay 2,3,7,8 — TCDD 14 chat độc nhất trong số tất cả các chất cùng loại được thử nghiệm, với liều lượng chỉ khoảng vài g/kg trọng lượng cơ thể ở các thực nghiệm cấp tính đã dẫn đến tử vong cho tất cả các loài được thử nghiệm Ngược lại, trong các chất cùng loại được thử nghiệm, 2,7 - DCDD và OCDD lại là chất ít độc nhất bởi vì các động vật được thử nghiệm đều sống sót ngay cả khi dùng liều rất cao (g/kg trọng lượng cơ thể) Ở hầu hết các loài, hội chứng suy mòn là tác dụng độc chủ yếu của quá trình phơi nhiễm cấp tính và trung hạn với CDD Đặc điểm của hội chứng này là giảm trọng lượng cơ thể, giảm mô mỡ và cuối cùng là tử vong Trong hầu hết các nghiên cứu kéo dài (mạn tính), nguyên nhân tử vong chưa xác dinh [81]

Trang 19

phóng gặp ở chuột cống Sprague — Dawley cdi nhan liéu duy nhất > 10 ng/kg theo đường uống [89] Tác dụng trên nồng độ hocmon cũng thấy ở chuột cống Trong vòng 24 giờ sau khi đưa liều hoá chất vào, nồng độ LH và FSH tăng cao có ý nghĩa, nồng độ prolactin không thay đổi [89] Sau khi dùng 17 - estradiol, LH va FSH giảm thấp hơn so với chúng

2,3,7,8 — TCDD cũng là một chất độc trên sinh sản của động vật đực Giảm trọng lượng bọng tỉnh dịch gặp ở chuột cống Sprague — Dawley sau khi dùng liều duy nhất 4,5 Hg/kg Nông độ androgen giảm [52]

Viêm mào tỉnh hồn với sự đơng vón của tỉnh trùng ở chuột cống Wistar phơi nhiễm với liều 4 Hg/kg trong 7 ngày và giảm trọng lượng của các cơ quan sinh sản đực cùng VỚI su giảm tetosterons va dihydrotetosterone huyết thanh (được so sánh với cặp đối chứng), điều này cũng quan sát được ở chuột cống Sprague — Dawley sau khi bị dùng 1 liễu 2,3,7,8 — TCDD duy nhất 12,5ug/kg đường uống [53], [54]

Trong nghiên cứu trường diễn với 2,3,7,8 - TCDD cho phơi nhiễm 0,00064 ug/kg/ngay trong thức ăn đã làm tăng tỷ lệ sảy thai và giảm khả nang sinh sản ở khỉ, còn nếu chỉ dùng với liều 0,00012 pg/kg/ngay thì không thấy ảnh hưởng đến quá trình sinh sản [79]

1.3 Tác hại của CĐDC/ Dioxin trên người

1.3.1 Tác hại của CĐDC/Dioxin với sức khoẻ sinh sản:

- Ở nam giới: ảnh hưởng lên sự sinh tĩnh, sự di động của tĩnh trùng,

hình dạng của tỉnh trùng, nồng độ của các hormon quan trọng như

gonadotropin, LH, FSH, testosteron va c4c androgen khac, co quan dap ting với androgen, hành vi tình dục va khả năng sinh sản lúc trưởng thành Nhiễm Dioxin còn có thể gây bất thường tỉnh hoàn (tỉnh hoàn nhỏ), có thể dẫn đến hội chứng tỉnh trùng ít, yếu, hình đạng bất thường

Trang 20

* Ở các người Việt Nam không tiếp xúc với chất độc hoá học trong

chiến tranh (nhóm II, IV), các chỉ số cha tinh dich dat tiêu chuẩn mức bình

thường theo qui ước quốc tế

* Ở các cựu chiến binh người Việt Nam thuộc nhóm đã trực tiếp phơi nhiễm với chất độc hoá học trong chiến tranh, nay sống ở miền Bắc Việt Nam, khối lượng tỉnh dịch/lần xuất tỉnh giảm, pH của tính dịch tăng so với qui ước quốc tế, tuy nhiên những biến đổi này không thấy có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

* Nhìn chung, hầu hết các mẫu tình dịch được nghiên cứu déu dat tiêu chuẩn bình thường theo qui ước, nhưng số người có mật độ tinh tring < 20.10 ờ nhóm có phơi nhiễm với AO/Dioxin nhiều hơn so với nhóm không phơi nhiễm

* Chỉ số mật độ tỉnh trùng giảm (< 20.105) và nhất là không có tỉnh trùng là đặc điểm quan sát thấy ở nhiều người hiếm muộn sinh sống ở vùng đã bị rải hoặc vùng có chứa chất CĐHH trong chiến tranh [6]

- Ở nữ giới: Dioxin có thể ảnh hưởng lên chu kỳ kinh, độ dài và cường độ hành kinh, tần suất của chu kỳ khơng phóng nỗn, nồng độ các hormon quan trong nhu FSH, LH, oestrogen, progesteron, hành vi tinh duc, kha năng thụ thai, khả năng mang thai đủ ngày

Trang 21

chat da cam là 0,73% và 3,74% cao hơn nhóm không nhiễm chất da cam (0,38%) với p<0,05 Tý lệ sấy thai ở nhóm có nhiễm chất da cam là 8,01%

và 16,7% cao hơn nhóm không nhiễm chất da cam (3,63%) với p <0,05

[36]

Hoang Dinh Câu, Lê Hồng Thơm (2002) [9] nghiên cứu thuần tập

hồi cứu sức khoẻ sinh sản ở thế hệ cháu các cựu chiến binh Hà Nội đã phục vụ chiến trường miền Nam và miền Bắc trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, hiện về sinh sống trong cùng những điều kiện kinh tế xã hội như nhau, thuần nhất vẻ các yếu tố nghiên cứu, chỉ khác biệt duy nhất bởi sự phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ là chất độc hoá học trong thời gian chiến tranh cho thấy:

* Tai biến sinh sản đã xuất hiện ở thế hệ cháu các CCB chống Mỹ, với tần suất tăng cao ở nhóm có tiếp xúc so với nhóm không tiếp xúc, sự khác biệt có ý nghĩa thống ké Say thai: RR = 9,02; CI, 3,65 — 22,26; p<

0,0001;RD= 24,8/10000, AFe = 88,9% Thai chét luu: RR = 8,56 ; CI 2,05 — 35,81; p < 0,001; RD = 9,38/10000; AFe = 88,3%

* Dị tật bẩm sinh cũng xuất hiện ở thế hệ cháu các CCB chống Mỹ, với những đặc điểm sau:

1) Tần suất di tật bẩm sinh ở cháu các cựu chiến binh phục vụ chiến trường miền Nam ( nhóm có tiếp xúc) là cao hơn hẳn so với nhóm không

tiếp xúc Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với RR = 4,04; CI 2,15 - 7,59; p<0,0001; RD = 21,4/10000; AFe = 75,2%

2) Độ mạnh của sự khác biệt - nguy cơ tương đối ở thế hệ cháu cao hơn 1,8 lần so với nguy cơ tương đối ở F1

Trang 22

< 0,001 Tiếp đến là đị tật ngoại hình như các biến dạng tay, chân cũng tăng cao hơn ở nhóm có tiếp xúc với ý nghĩa thống kê với p < 0,05

4) Ở nhóm cựu chiến binh có tiếp xúc, đị tật bẩm sinh thế hệ cháu có giới nam cao hơn so với nữ, với sự cân bằng giữa giòng nội và giòng ngoại Trong khi ở các cháu CCB A, DTBS giới nữ lại cao hơn, với sự vượt trội ở giòng nội

5) Có sự giảm dần tần suất TBSS và DTBS ở thế hệ cháu (F2) so với thế hệ con (F1), điều này phù hợp với nhận định của một số nhà khoa học trước đây và sự tắt giảm dần tai biến sản khoa ở các thế hệ sau, cũng như hợp lý về sự giảm dần độc tố theo thời gian bán phân huỷ

Dioxin có thể tạo ra những thương tổn rất sớm trong thời kỳ bào thai làm rối loạn sự phát triển tiếp theo của bào thai chủ yếu theo hướng thiểu sản làm cho thai phát triển khơng hồn chỉnh

Một số điểm làm cho các dị dạng bẩm sinh do Dioxin có những nét khác biệt với các di dạng bẩm sinh do các tác nhân khác:

Tần số xuất hiện cao bất thường: trong điều kiện môi trường và sinh sống như nhau ở trên một cộng đồng, Dioxin là tác nhân gây ra một số dị dạng bẩm sinh cao hơn số đị dạng bẩm sinh đo tất cả các tác nhân khác khoảng hai lần

Tính đa đị dạng: Trên cơ thể của một trẻ em có nhiều đị dạng phối hợp theo nhiều hình thức khác nhau

Có thể có một dị dạng ( teo cơ) liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau

của cơ thể

Trang 23

Tính gia đình: Một gia đình có thể có nhiều con bị dị đạng bẩm sinh theo nhiều thể thức khác nhau

1.3.2 Khả năng gay bênh của CĐDC/ Dioxin:

Đến nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Dioxin

và các bệnh có liên quan với Dioxin Viện Hàn lâm y học Mỹ cũng đã công

nhận một số bệnh có liên quan với Dioxin như sau:

Các bênh có bằng chứng có liên quan chắc chắn với CĐDC/Dioxin : - Ưng thư phần mêm (Sarcoma)

- Lymphoma non Hodgkin - Hodgkin

- Bệnh trứng cá do clor (cloracne)

Các bệnh được coi là có bằng chứng liên quan với Dioxin:

- Ung thu đường hé hap (Respiratory cancer)(ung thư thanh quản, ung thư phổi, ung thư khí phế quản)

- Ung thu tién liét tuyén (Prostate cancer) - Bệnh da u tuy ac tinh (Multiple Myeloma) - Bệnh gai s6ng ché di (Spina Bifida)

- Bénh Porphyria Cutanea Tarda (bệnh rốt loạn chuyển hod Porphyrin, đặc trưng bởi sự tăng độ mẫn cảm với ánh sáng, xuất hiện các nốt phổng

trên da và các tổn thương khác, có tăng hàm lượng porphyrin trong gan,

trong nước tiểu)

- Rối loạn thần kinh ngoại biên - Bệnh đái đường typ 2

Trang 24

với CĐDC/Dioxin và danh mục các bệnh có liên quan đến CĐDC/Dioxin đến nay vẫn chưa được công bố đây đủ

1.3.3 Các tác hai toàn thân và trên các cơ quan chức năng của cơ thể: - Rối loạn tâm thần kinh: Có thể có sự liên quan giữa phơi nhiễm Dioxin và tăng tỷ lệ rối loạn tâm thần kinh Tuy nhiên sự khác biệt còn chưa rõ trên phương điện thống kê Ngoài ra, còn có thể có một thời gian tiểm ẩn từ khi phơi nhiễm đến khi khởi phát ra các triệu chứng rối loạn tâm thần kinh Người ta còn thấy, có thể Dioxin gây ra hiện tượng lão hóa sớm bộ não con người, làm các tế bào thần kinh bị phá hủy sớm Schulte và cs (Mỹ, 1996); Liou và cs (Taiwan, 1997), Seilder và cs (CHLB Đức, 1996) đã tìm thấy có sự liên hệ giữa phơi nhiễm Dioxin và bệnh Parkinson [theo

13], [theo 14]

- Rối loạn hô hấp: Thông tin về tác hại của CĐDC/Dioxin lên hệ hô hấp của người còn ít Goldman, 1973 khi nghiên cứu về ảnh hưởng của một tai nạn công nghiệp ở Đức cho thấy người bị nhiễm cấp 2,3,7,8-TCDD có biểu hiện viêm phế quản và viêm thanh quản sau nhiễm ít ngày và viêm màng phổi xuất huyết sau nhiễm 11 tháng [theo 2] Nhiều nghiên cứu không tìm thấy có sự liên hệ giữa Dioxin và các rối loạn hô hấp Nhưng O' Tole và cs (1996) đã nghiên cứu trên các CCB Úc và đã tìm thấy các rối loạn hô hấp ở những người có phơi nhiễm với Dioxin (RR từ 1,6 đến 4,1) Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều bệnh của đường hô hấp, bao gồm cả nhiễm trùng cấp và mãn, hen suyễn, giãn phế quản, tràn dịch màng phổi có liên quan với nhiễm CĐDC/Dioxin [theo 2]

Trang 25

CS cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ em ở vùng có bị rải chất độc da cam cao hơn ở vùng không bị rải [60]

- Đái tháo đường: nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã cho kết quả trái ngược nhau Henriksen và CS [72] nghiên cứu trên các CCB Mỹ đã vận chuyển chất độc da cam và các chất diệt cỏ và trụi lá khác tức là những người bị nhiễm nặng Dioxin, có sự gia tăng bệnh đái đường có ý nghĩa thống kê (RR = 1,5) so với nhóm chứng Tuy nhiên, do cơ chế bệnh sinh phức tạp, và chỉ khoảng 50% người có bệnh đái tháo đường là được chấn đoán ra, nên cần có thêm nghiên cứu có loại trừ những yếu tố liên quan đến cơ chế bệnh sinh để có thể khẳng định mối liên hệ nhân quả giữa Dioxin và

bệnh này [94]

- Rối loạn chuyển hóa Lipid và Lipoprotein: mới chỉ tìm thấy tình trạng tăng triglycerid ở trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên cũng có nghiên cứu bác bỏ vấn để này Cần có nghiên cứu thêm [58]

- Bệnh đường tiêu hóa, kể cả nhiễm độc gan: Các nghiên cứu hiện tại

chưa chứng minh được mối liên hệ nhân quả giữa Dioxin và các bệnh

đường tiêu hóa, nhưng có thể có tăng men gan ở những người bị nhiễm

Dioxin Tỷ lệ tử vong đo các bệnh đường tiêu hóa tăng ở người đã bị nhiễm Dioxin 15 năm về trước (Ramlow và cs 1996).[theo 12]

- Nối loạn tuần hoàn:

Trang 26

huyết áp, suy tim, suy động mạch vành, tai biến mạch máu não ở nhóm có phơi nhiễm với CĐDC/Dioxin cao hơn ở nhóm không phơi nhiễm

1.3.4, CDDC/Dioxin va ung thu:

Các nghiên cứu đã chỉ ra Dioxin có thể gây ra một số loại ung thư sau: - _ Ưng thư đường hô hấp và phổi

- Ung thu tuyến giáp - Ung thu phén mềm

- Ung thu hé Lympho tao huyét: Lympho khéng Hodgkin, bệnh Hodgkin, đa u tủy, bệnh bạch cầu

- Ung thu hé tiêu hóa như gan, tuy, dạ dày,thực quản, đại tràng

- _ Ứng thư tiền liệt tuyến, thận, tỉnh hoàn - Ung thu nao — Ung thư vú ở phụ nữ

Hiện nay, các công trình nghiên cứu về tác hại của Dioxin với môi

trường sinh thái và với sức khoẻ con người, nghiên cứu cơ bản về cơ chế tác động, về những giải pháp bảo vệ sự tác động của Dioxin đối với môi trường và con người đã được đăng trong nhiều báo cáo khoa học trên thế giới Các nghiên cứu này tập chung vào những hướng chính sau đây: Dị tật bẩm sinh và tai biến sinh sản; Chỉ số thông minh; Những biến đổi di truyền và ung

thư; Những biến đổi về máu và hệ men chuyển hoá; Những biến đổi về hệ

miễn dịch [14], [29], [30], [31], [94]

1.3.5 Đánh giá tác hai lâu dài của CĐDC/Dioxin trên sức khoẻ con Nghiên cứu để đưa ra những kết luận về ảnh hưởng của Dioxin đối với sức khoẻ con người là một vấn đề khó, nó đòi hỏi những thiết kế nghiên cứu phải rất chuẩn xác và phải thận trọng khi công bố kết quả

Trang 27

từ 13 - 17 tháng 8 năm 2000 đã diễn ra hội nghị về Dioxin Tại đây một danh mục về các bệnh và tật có liên quan đến Dioxin đã được bổ xung Danh mục này có lẽ phù hợp với thực tế bệnh lý liên quan với Dioxin ở Việt Nam nhiều hơn

Tại Hội nghị quốc tế về Dioxin tại Hàn Quốc từ ngày 9 + 14 tháng 9 năm 2001 mới đây đã có nhiều tác giả nói đến ảnh hưởng của chất độc hoá học của Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam: "Về ảnh hưởng của chất diệt cỏ ở Việt Nam 1962 - 1977" của Alvin L Young, cơ quan năng lượng Mỹ; "Môi trường bị rải chất rụng lá cây ở Việt Nam và khả năng nhiễm độc đối với con người" của Michael Newton, đại học tổng hợp bang Oregon; "Tình trạng sức khoẻ của các cựu chiến bình thuộc qn đồn hố học Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam và mối liên quan nông độ Dioxin trong huyết thanh" của Han K Kang, CDC Atlanta Các nghiên cứu đều khẳng định CĐDC/Dioxin có ảnh hưởng đối với sức khoẻ con người

Tuy nhiên, một số nhà khoa học Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ vẫn phủ nhận tác hại của chất độc Dioxim với sức khoẻ con người: họ cho rằng các nghiên cứu trên cựu chiến binh Úc, Hàn Quốc đều không có sự khác biệt giữa 2 nhóm có và không phơi nhiễm (họ đã không nêu rõ ràng thời gian và phương thức phơi nhiễm của các cựu chiến binh này như thế

nào)

Trang 28

1.4 Nghiên cứu về CĐDC/Dioxin ở Việt Nam:

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ vừa qua, khi chiến tranh Việt Nam còn chưa kết thúc, từ thực tiễn chiến trường miền Nam, các nhà y học Việt Nam là Tôn Thất Tùng và Hoàng Đình Cầu đã quan tâm nghiên cứu tác hại của Dioxin đối với sức khoẻ con người [144] Tại Hội nghị Órsay Tôn Thất Tùng, Trịnh Kim Ảnh đã báo cáo về tình trạng đột biến nhiễm sắc thể cả về số lượng và cấu trúc ở những người bị nhiễm chất độc diệt cây cỏ của Mỹ

Nhận thức được tác hại của chất độc hoá học chiến tranh đến sức khoẻ con người, ngay từ sau giải phóng miền Nam các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác hại của chất độc da cam đối với sức khoẻ con người Năm 1983, tại hội thảo quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam, Bạch Quốc Tuyên đã trình bầy báo cáo về hậu quả đi truyền của chất diệt cỏ, làm trụi lá cây đối với con người Tiếp theo đó, Uỷ ban 10/80 dưới sự chỉ đạo của GS Hoàng Đình Cầu đã tập hợp các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành y tế, cả quân và dân y giải quyết những vấn đẻ nghiên cứu cấp bách nhằm đưa ra những giải pháp hạn chế tác hại của CĐDC/Dioxin đối với các nạn nhân bị nhiễm CĐDC/Dioxin

Trong những năm qua, các nhà khoa học Việt Nam như Tơn Thất Tùng, Hồng Đình Cầu, Lê Cao Đài, Bùi Đại, Nguyễn Cận, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Vũ Triệu An, Phan Thị Phi Phi, Đào Ngọc Phong, Nguyễn Văn Nguyên, Lê Bách Quang và nhiều người khác đã đầu tư nhiều công sức cho các nghiên cứu và đăng nhiều bài báo trong và ngoài nước về tác hại của

CĐDC/Dioximn với con người Việt Nam [1}, [7], [14],[29], [30], [31], [33] [34], [351

Trang 29

Nam Việt Nam và khởi thảo biện pháp khắc phục" (đề tài mang mã số 52.02.05.02), đối tượng nghiên cứu là người bị rải trực tiếp chất độc hoá học thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, với các nội dung chính sau:

- Đánh giá sự tồn lưu của các chất độc hoá học chiến tranh ở một số địa điểm thuộc miền Nam Việt Nam

- Điều tra xác định cơ cấu bệnh tật của những người đã bị nhiễm độc trực tiếp do chất độc hoá học chiến tranh

- Đánh giá đột biến đi truyền trên động vật thực nghiệm phơi nhiễm với chất độc hoá học

- Xác định những biến đổi về di truyền ở những người bị nhiễm chất độc hoá học chiến tranh và con cái của họ

- Khởi thảo các biện pháp khắc phục hậu quả của chất độc hoá học chiến

tranh Các kết quả nghiên cứu đã xác định sự tồn lưu của 2,4-D ; 2,4,5-T và

các sản phẩm của nó trong đất, đã phát hiện các dẫn xuất của aryloxiaxetic và asen

- Kết quả khám lâm sàng cho 1300 người thấy: bệnh suy nhược thần kinh có tỷ lệ cao (17,6 + 4,70%, bệnh thiếu máu (14,98%) với đặc điểm hồng cầu dưới 3 triệu, tỷ lệ hồng cầu lưới giảm nhiều (có 9,76% số người có hồng cầu lưới đưới 10.000 /mm))

- Sinh hoá: thấy sự rối loạn hoạt độ enzyme SGOT và SGPT, giảm hàm lượng albumin trên điện di protein huyết thanh, tăng gamma - globulin, có biểu hiện tổn thương và giảm chức năng tế bào gan

Trang 30

Năm 1998, tại hội thảo quốc gia về tác hại của CĐDC/Dioxin, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga đã công bố một số kết quả nghiên cứu trên các cựu chiến binh và đưa ra những giải pháp làm hạn chế tác hại cho người chịu hậu quả cua CDDC/Dioxin

Những năm 1996 - 1999, Nguyễn Văn Nguyên, Phạm Ngọc Đính, Lê Bách Quang và CS [29] (Học viện Quân y) đã tiến hành phần y-sinh học của dự án Z1 với 8 để tài nhánh về tác hại của Dioxin, gồm: nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng, nghiên cứu sự biến đổi hệ thống miễn dịch, hệ thống đi truyền, hệ thống sinh hoá men, hệ thống máu và đánh giá các chỉ số thông minh và tốc độ phản xạ thần kinh, nghiên cứu tác dụng của một số thuốc phục hồi sức khoẻ và tăng thải độc

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Tỷ lệ người bị suy nhược thần kinh cao - Bệnh tìm mạch: 17,99% (so với nhóm chứng 4,94%) ~- Bệnh đa liễu: 5,78% (so với nhóm chứng 0,52%) - Bệnh thần kinh: 12,63% (nhóm chứng 2,53%) ~ Ty lệ tai biến sinh sản ở nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng (34,54% so với 14,96%)

- Tại khu vực nghiên cứu có xu hướng tăng dòng lympho B (CD19) và giảm dòng lympho T (CD3, CD4, CDI8) và tỷ lệ chuyển dạng của các lympho ở nhóm nghiên cứu thấp hơn rõ rệt so với chứng

Trang 31

- Ở nhóm nghiên cứu hàm lượng men Eseraza tăng cao chứng tỏ cơ thể đang bị nhiễm độc

- Ở nhóm người nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu cao: giảm số lượng hồng cầu, tăng tỷ lệ bạch câu, trong đó tăng tế bào lympho, giảm tiểu cầu Tỷ lệ nhiễm HbsAg ở mức trung bình cao (20,7%)

- Các chỉ số thông minh và tốc độ phản xạ ở trẻ em: Tỷ lệ các đối tượng từ 6-12 tuổi ở nhóm nghiên cứu có thời gian phản xạ cảm giác thấp hơn nhiều so với nhóm chứng Tỷ lệ các đối tượng từ 6-16 tuổi ở nhóm nghiên cứu có thời gian phản xạ cảm giác vận động chậm chiếm tỷ lệ cao (24,7%)

so với nhóm chứng (15,66%)

- Nghiên cứu thăm dò một số thuốc có tác dụng phục hồi sức khoẻ và loại thải chất độc khỏi cơ thể: Sử dụng 3 loại thuốc: Quercetin (chiết từ hoa hoè), Flavonoit (chiết xuất từ vỏ đậu xanh) và Damin (chiết xuất từ men bia) Các loại thuốc này là sản phẩm của các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ đã được nghiệm thu Các thuốc này có tác dụng giải độc thông qua cơ chế chống các gốc tự do

Các nghiên cứu sau uống thuốc:

Querceiin 0,1: 4 viên/ngày x 2 thang Damin 0,2 : 2 viên/ngày x 2 tháng

Flavono (TP): 4 viên/ngày x 2 tháng; cho thấy biểu hiện cải

thiện sức khoẻ rõ rệt thông qua các chỉ tiêu huyết học, sinh hoá men

Trang 32

- Tỷ lệ mắc đị tật bẩm sinh: 0,913 + 0,018/1000 dân

- Tỷ lệ mắc đị tật bẩm sinh: 2,19 + 0,83/1000 trẻ đẻ sống - Bại não là đị tật bẩm sinh có tỷ lệ cao nhất chiếm 23,2%

Năm 1997-1999 Học viện Quân y tiếp tục được giao nhiệm vụ nghiên cứu những tác động hậu quả lâu dài của chất da cam đến sức khoẻ con người ở khu vực quanh sân bay Đà Nắng Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Tỷ lệ mắc di tật bẩm sinh: 2,18 + 0,32/1000 dân

- Tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh: 5,38 + 0,79/1000 trẻ đẻ sống

- Tỷ lệ bại não chiếm cao nhất: 34,2%

- Hàm lượng men Carboxyl- Esteraza ở mức độ cao và có sự giống nhau giữa bố - con, mẹ - con người bị dị tật bẩm sinh

- Có sự thay đổi cấu trúc gen P53 và tăng tỷ lệ người có hàm lượng protein P53 thấp và rất thấp ở nhóm nghiên cứu

- Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ mang dấu ấn ung thư CEA và AFP cao hơn nhóm chứng

- Học sinh thuộc nhóm nghiên cứu có trí nhớ thính giác - ngôn ngữ và thị giác - vận động kém hơn học sinh nhóm đối chứng, giảm thiểu trí tuệ, trí nhớ, sự chú ý của nhóm nghiên cứu

- Định lượng Dioxm trong 11 mẫu mỡ người thấy 3 mẫu có hàm lượng Dioxin trén 10 ppt

Trang 33

Như vậy, trong những năm vừa qua Học viện Quân y liên tục được Nhà nước và Quân đội giao nhiệm vụ nghiên cứu đánh giá tác hại của chất độc hoá học đến sức khoẻ con người Các nghiên cứu bước đầu đã khẳng định được sự có mặt của chất độc ở môi trường và trong cơ thể cũng như ảnh hưởng của nó đến sức khoẻ con người

Qua nghiên cứu, đội ngũ cán bộ khoa học của Học viện cũng được trưởng thành trong lĩnh vực nghiên cứu độc học, sắn sàng đáp ứng tốt nhiệm vụ khi được giao

Trang 34

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1- Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu: 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu:

+ 47.893 bộ đội, cựu chiến binh và gia đình, phá hệ của họ hiện đang sống tai 8 tinh/thanh phố (Hoà Bình, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Trị, Bình Định, Đắc Lắc, Bình Dương và Cần Thơ)

Những bộ đội, cựu chiến binh được điều tra là người đã từng tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam và miền Bắc trong thời gian từ năm 1961 đến 4/1975, hiện về sinh sống trong cùng những điều kiện kinh tế xã hội như nhau, thuần nhất về các yếu tố nghiên cứu, chỉ khác biệt duy nhất bởi sự phơi nhiễm với CDDC/Dioxin Cơ sở xác định thời gian từ 1961 đến 1971 là trong giai đoạn này Mỹ thực hiện chiến dịch Ranch Hand

Toàn bộ hồ sơ về bệnh tật, đị dạng bẩm sinh và bất thường thai sản được lưu trữ ở các cơ sở y tế và Sở Lao động Thương binh Xã hội thuộc 8 tinh/thanh pho nghiên cứu nói trên

2.1.2 Địa bàn nghiên cứu:

8 tỉnh: Hoà Bình, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Trị, Bình Định,

Đắc Lắc, Bình Dương, Cần Thơ (Xác định theo đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình 33)

2.1.3 Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành 4 năm (từ tháng 1/ 2001 đến tháng 10/

Trang 35

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Phương pháp mô tả cắt ngang (Cross-sectional study):

- Công cụ nghiên cứu là bộ phiếu hỏi mẫu A2 (xem phụ lục) được xây dựng bởi chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau, được thử nghiệm ở thực địa, sửa chữa hoàn thiện trước khi tiến hành điều tra chính thức ở thực địa

Các nội dung mô tả bao gồm:

- Điều tra bệnh tật của cựu chiến binh trong và sau khi hoạt động chiến đấu ở chiến trường miền Nam về các bệnh nói chung và những bệnh theo danh mục các bệnh có liên quan đến CĐDC/Dioxin đã được xác định Thu thập các hồ sơ về chuyên môn có liên quan đến bệnh (Giấy ra viện, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng nếu có của đối tượng)

- Mô tả từng trường hợp bệnh hoặc dị dạng bẩm sinh theo sơ đồ phả hệ (Mẫu phiếu A2, phụ lục) có ảnh chụp hình ảnh dị dạng kèm theo phiếu hỏi, kết hợp với phỏng vấn gia đình có con, cháu bị dị dạng bẩm sinh

Một số khái niêm và thuật ngữ sử dung trong nghiên cứu:

- „ Tiếp xúc trực tiếp “ và „ Tiếp xúc gián tiếp “ chúng tôi quy ước như sau:

+ Tiếp xúc trực tiếp là bị phun ri trực tiếp chất độc vào người hoặc sống ở nơi vừa bị phun rải trong vòng Ï tuần sau khi bị phun rải

+ Tiếp xúc gián tiếp là trường hợp đã sống ở khu vực bị rải chất độc hóa học, hoặc sống ở các vùng nóng (hot spot)

Trang 36

loại khỏi đối tượng nghiên cứu; những CCB mà vợ hoặc chồng họ có tiếp xúc trực tiếp hoá chất bảo vệ thực vật cũng được loại, không tham gia đối tượng nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu:

Theo danh sách của các Hội Cựu chiến binh 8 tỉnh/ thành phố nêu trên, chúng tôi áp dụng phương pháp lấy mẫu toàn bộ các gia đình, phả hệ CCB đã từng tham gia hoạt động chiến đấu chống Mỹ cứu nước, có và không có tiền sử phơi nhiễm với chất độc da cam/Dioxin

2.2.3 Các phương pháp thu thập thông tin:

Bước I: Điêu tra 47.893 cựu chiến binh có và không có tiền sử tiếp xúc với chất độc da cam/Dioxin, xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến bệnh tật cựu chiến binh và dị dạng bẩm sinh, bất thường thai sản ở vợ, con gái, con dâu và các cháu họ

Đối tượng điều tra: dựa trên danh sách của Hội CCB kết hợp với danh sách của Phòng Thương bình Xã hội các tỉnh nghiên cứu

Bước 2: Sau khi thực hiện xong bước I, liệt kê được danh sách đối tượng cựu chiến binh có con, cháu bi di dạng bẩm sinh Tiến hành điều tréntuc tiếp các gia đình CCB theo danh sách đã được liệt kê

Trang 37

Phân loại đị đạng bẩm sinh theo tiêu chuẩn của WHO trong ICD - 10

- Dị dạng khe hở môi có kèm theo hoặc không kèm dị dạng khe hở vom miéng (Cleft palate with Cleft lip): Q35- Q37

- Dị dạng bàn chân khoèo (Talipes Equinovarus): Q66 - Dạng thừa ngón (Polydactyly): Q69

- Dang nit dét sdng (Spina bifida): QOS - Veo cé do di dang co (Muscular torticolis)

- Bai nao ( Cerebral Palsy)

- Hội chứng Down:

Lập Sơ đồ pha hệ của CCB (phụ lục 1) 2.3 Xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học của chuong trinh EPIINFO Version 6.04 va SPSS 10.0 tại Bộ môn Dịch té

Trang 38

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Một số đặc trưng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Phản bố 47.893 đối tượng nghiên cứu theo khu vực: STT Tinh Số lượng Tỷ lệ (%) 1 | Hoà Bình 4.306 8,99 2_ | Thái Nguyên 4.112 8,59 3 | Thái Bình 16.692 34,85 4 | Quang Tri 5.017 10,48 5 | Binh Dinh 4.755 9,93 6 | Dac Lac 4.569 9,54 7 | Bình Dương 3.843 802 § | Cân Thơ 4.599 9,60

Tổng số đối tượng nghiên cứu là 47.893 cựu chiến binh có tham gia

hoạt động chống Mỹ ở chiến trường miền Nam trước năm 1975, có hoặc không có tiền sử phơi nhiễm với CĐDC/Dioxin Số đối tượng nghiên cứu ở

Thái Bình chiếm tỷ lệ cao nhất Thái Bình là một trong những tỉnh đông dan, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước có một lực lượng lớn thanh niên tham

gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam Hiện nay Thái Bình là tỉnh có số

lượng CCB cao nhất trong cả nước, vì vậy việc chọn Thái Bình để điều tra với

số lượng lớn vẫn bảo đảm tính đại diện của mẫu nghiên cứu Hơn nữa, do đặc

điểm điều động lực lượng chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh, khi vào chiến

Trang 39

Bảng 2: Phản bố dối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi °)

Nhóm Phơi nhiễm Không phơi nhiễm Cộng

tuổi | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng |_ Tỷlê | Số lương | Tỷ lê (%) <50 10.101 35,1 6.725 35,3 16.826 35,1 50-59 10.259 35,6 6.264 32,8 16.523 34,5 60-69 6.584 22,8 4.336 22,7 10.920 22,8 70-79 1.498 5,2 1.136 6,0 2.634 5,5 > 80 375 1,3 615 3,2 990 2,1 Cong 28.817 100 19.076 100 | 47.893 100,0

(*) Tuổi đối tượng nghiên cứu tính đến 12/2002

< 50 (sinh sau 1953) 70-79 (sinh 1923-1932)

50-59 (sinh 1943-1952) > 80 (sinh trước 1922) 60-69 (sinh 1933-1942)

Kết quả bảng 2 cho thấy: nhóm tuổi CCB nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao

nhất là tuổi dưới 50 (35,1%) Nhóm tuổi 50 — 59 chiếm tỷ lệ cao thứ hai (34,5%) Nhóm tuổi 60 — 69 chiếm tỷ lệ 22,8% Nhóm 70 — 79 tuổi chiếm

Trang 40

Bảng 3: Tiên sử phơi nhiễm với CĐDCIDioxin của cựu chiến bình và vợichồng họ (n = 47.893) Không phơi nhiễm Có phơi nhiễm (n = 19.076) (n = 28.817) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 19.076 39,8 28.817 60,2

Ty lệ vợ chồng CCB có ít nhất 1 người phơi nhiễm với CĐDC/Dioxin cao (60,2%) Số gia đình CCB có cả vợ và chồng hồn tồn khơng bị phơi

nhiễm với CĐDC/Dioxin có tỷ lệ thấp hơn (39,8%)

Bảng 4: Tình trạng phơi nhiễm với CĐDC/Dioxin của cả 2 vợ chồng cựu chiến bình (n = 28.817) Chỉ 1 người phơi nhiễm Cả 2 vợ chồng CCB phơi nhiễm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 27.985 97,1 829 2,9

Trong số các gia dinh CCB có ít nhất 1 người bị phơi nhiễm thì số trường hợp mà cả vợ và chồng cùng bị phơi nhiễm là 829 chiếm 2,9%

Ngày đăng: 27/07/2014, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w