Mục đích Khai thác sâu, tìm hiểu kĩ hơn nữa quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình; những chủ trương, đường lối và quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền.. Phạm vi
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Thạc sĩ Sử học Nguyễn Văn Dũng
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2011
Tác giả khóa luận
Phạm Thị May
Trang 2Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Thư viện Tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập tư liệu để làm khóa luận
Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2011
Tác giả khóa luận
Phạm Thị May
Trang 3MỤC LỤC
Trang MỞ ĐẦU ……… 1
Chương 1 Quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1927- 1929)……… 5
1.1 Khái quát về tỉnh Thái Bình……… 5
1.1.1 Địa lí và dân cư ……… 5
1.1.2 Truyền thống lịch sử và văn hóa của nhân dân tỉnh Thái Bình……… 9
1.2 Quá trình ra đời Đảng bộ tỉnh Thái Bình……… 15
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời Đảng bộ tỉnh Thái Bình……… 15
1.2.2 Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Thái Bình……… 20
1.2.3 Ý nghĩa sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thái Bình……… 23
Chương 2 Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930- 1945)……… 25
2.1 Lãnh đạo phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935……… 25
2.2 Lãnh đạo đấu tranh dân chủ từ năm 1936 đến năm 1939 32 2.3 Lãnh đạo phong trào đấu tranh tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong những năm từ 1939 đến 1945… 39 2.4 Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm……… 50
2.4.1 Nhận xét chung……… 50
2.4.2 Bài học kinh nghiệm……… 57
KẾT LUẬN ……… 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 60
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam Đảng là tổ chức lãnh đạo duy nhất cách mạng Việt Nam, đã đưa dân tộc ta tiến lên giành những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có tính thời đại sâu sắc Và ở tuổi
15, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên giành chính quyền trong cả nước, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Thắng lợi đó có sự chung lưng góp sức của các Đảng bộ và nhân dân các địa phương
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta vẫn luôn xác định phải huy động sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của từng địa phương để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ Nghĩa Vì vậy, nghiên cứu về sự ra đời của Đảng bộ và thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, lãnh đạo nhân dân địa phương đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền nhằm làm rõ một vấn đề quan trọng trong lịch sử đấu tranh của Đảng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ hiện tại
là việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn
Thái Bình là vùng đất có truyền thống yêu nước và cách mạng Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, tỉnh Thái Bình luôn giữ một vị trí chiến lược quan trọng Vì vậy, nơi đây đã trở thành nơi cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt giữa ta và địch
Nghiên cứu về sự ra đời của Đảng bộ và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Bình sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về:
- Quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
- Sự lãnh đạo tổ chức của Đảng với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
Trang 5- Tinh thần anh dũng, kiên cường chiến đấu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình
- Những thắng lợi, ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ Thái Bình với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương
Ngoài ra, việc nghiên cứu về sự ra đời của Đảng bộ và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, và giảng dạy giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm cho thế hệ trẻ Thái Bình hiện nay và mai sau
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: “
Đảng bộ tỉnh Thái Bình ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền từ
năm 1927 đến năm 1945” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Chính trị Quốc gia, 1982…
Những công trình khoa học trên đã đề cập đến sự ra đời và sự lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền ở Thái Bình Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về sự ra đời của Đảng
bộ và lãnh đạo đấu tranh giành quyền trong những năm từ 1927 đến 1945
Trang 63 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích
Khai thác sâu, tìm hiểu kĩ hơn nữa quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình; những chủ trương, đường lối và quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền Làm rõ những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để lãnh đạo nhân dân trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích hoàn cảnh và quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
- Phân tích sự lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành đấu tranh trên địa bàn tỉnh của Đảng bộ Thái Bình thời kỳ 1927- 1945 trên cơ sở quán triệt, thực hiện chỉ thị Nghị quyết của Trung ương Đảng
- Nhận xét những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ Thái Bình trong việc lãnh đạo nhân dân giành chính quyền
- Nêu lên một số đặc điểm và rút ra bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về sự ra đời và sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong cuộc đấu tranh giành chính quyền của quân dân trong tỉnh trong thời kỳ 1927-1945
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Đảng trong những năm 1930-1945
- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh và các huyện
- Lịch sử Đảng bộ các địa phương ở tỉnh Thái Bình
Trang 74.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày khóa luận, tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: tổng hợp, phân tích, so sánh để làm nổi bật những luận điểm mà đề tài đặt ra
5 Đóng góp của khóa luận
- Đề tài đã nêu bật được quá trình ra đời của Đảng bộ tỉnh Thái Bình và
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với cuộc đấu tranh cách mạng giành chình quyền
- Khóa luận có thể dùng tài liệu tham khảo khi nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương Thái Bình
Trang 8Chương 1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH
(1927- 1929)
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI BÌNH
1.1.1 Địa lí và dân cư
1.1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm ở phía đông nam vùng đồng bằng Bắc Bộ, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, tây và nam giáp tỉnh Hà Nam Ninh ( nay là tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), bắc giáp tỉnh Hải Hưng và Hải Phòng Thái Bình nằm trong tọa độ 20,17 đến 20,43 độ vĩ bắc; 106,06 đến 106,39 độ kinh đông
Diện tích Thái Bình rộng 1.495 km2, từ tây sang đông dài 54km, từ bắc xuống nam dài 49km Địa hình tương đối bằng phẳng dốc từ tây bắc xuống đông nam, độ cao so với mặt nước biển từ 2 đến 5 mét Tuy vậy, tiểu địa hình lại phức tạp với nhiều cồn cát, gò đống, đầm hồ, bãi lầy và sông ngòi chằng chịt Đây là một tỉnh đặc biệt duy nhất không có rừng núi, bốn bề sông nước bao quanh
Về đường bộ, Thái Bình có hai đường liên tỉnh lớn: đường 10 qua thị
xã Thái Bình nối cảng Hải Phòng với Thành phố Nam Định; đường 39 nối đường 5 qua thị xã Hưng Yên sang thị xã Thái Bình rồi chạy tới tận Kha Lý của vùng cửa biển Diêm Điền Ở các tuyến đường liên huyện và đê, cơ giới trọng tải lớn cơ động khó khăn vì nhiều cầu, cống nhỏ, mặt đường phần nhiều bằng đất được gia cố gạch đá…
Khí hậu Thái Bình cơ bản là khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhưng do nằm
ở ven biển, khí hậu Thái Bình có sắc thái riêng mùa đông thường xen kẽ có
Trang 9những ngày ấm áp Mùa hè xen những ngày mát dịu thuận lợi cho sản xuất và đời sống
Lượng mưa nhiều: Tổng lượng mưa trung bình từ 1700 - 2.200 Độ ẩm cao, ở các tháng mùa hạ từ 31 – 32mb, ở các tháng chính đông là 16mb Nhiệt
độ trung bình trong năm là 23 – 24 độ c [34, Tr.81]
Đất Thái Bình được hình thành gắn liền với quá trình bồi tụ của phù sa
và biển lùi Xa xưa, miền đất phía tây- tây bắc tỉnh đã có tên là Đa Cương Hương (làng nhiều gò đống); miền đất đông bắc tỉnh có tên là hương Thái Bình Trải ở các triều đại phong kiến, Thái Bình đã nằm ở các địa giới hành chính khác nhau Thời Tiền Lê, Thái Bình lúc trước là Châu Đẳng sau đổi là phủ Thái Bình; Thời Lý, Trần, Thái Bình trước sau gồm các lộ: Kiến Xương, Long Hưng, An Tiêm Thế kỷ XV, đầu triều Lê, Thái Bình thuộc Nam Đạo, sau thuộc thừa tuyên Sơn Nam Năm 1741 niên hiệu Cảnh Hưng thứ hai Sơn Nam chia thành thượng và hạ lộ, Thái Bình nằm trong Sơn Nam hạ Năm
1828 dưới triều Nguyễn, Sơn Nam hạ đổi thành trấn Nam Định Ngày 21- 3-
1890, thực dân Pháp thành lập tỉnh Thái Bình gồm đất hai phủ Kiến Xương, Thái Bình đang thuộc Nam Định với huyện Thần Khê đang thuộc Hưng Yên Cuối năm 1891, hai huyện Diên Hà, Hưng Nhân (thuộc phủ Tiên Hưng, tỉnh Hưng Yên) được cắt nốt về Thái Bình Bấy giờ Thái Bình có 3 phủ với 12 huyện, 95 tổng với 802 xã, thôn, phường, trại ấp Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bỏ đơn vị tổng, phủ, Thái Bình gồm 12 huyện, 1 thị xã và 829 thôn
Do thời gian khai phá sớm muộn khác nhau, lại cư trú trên địa hình phức tạp, làng mạc Thái Bình mang đặc điểm hai miền khá rõ Đất đai phía bắc được khai phá sớm, dân thường chọn những nơi gò, cồn cao ở nên làng mạc rải rác nhưng nhỏ hẹp, nhà của chen xít Miền đất phía nam là đất mới
Trang 10bồi, dân tràn dần theo các triền sông, cánh bãi tụ cư, nên làng mạc có rộng rãi thoáng đãng hơn Nhìn chung mật độ làng xã ở Thái Bình khá dày đặc
Trong lịch sử cùng với ý thức tự lực, tự quản, tinh thần cố kết truyền thống, làng xã Thái Bình với những khả năng tự vệ trên đã trở thành “ pháo đài xanh” kiên cố trước những cuộc tiến công của các thế lực bên ngoài Đặc biệt địa thế của Thái Bình thời xa xưa ấy là vùng đồng bằng chằng chịt ngòi lạch, sông nước, lau lách, sú vẹt dày đặc, gò đống liên tiếp đã tạo thành những tuyến đường thủy, những nơi giấu quân và những trận tuyến lợi hại trong chiến tranh chống xâm lược, khi chúng tiến đến vùng này Theo đường sông- đường giao thông quan trọng chính ngày ấy- các chiến thuyền có thể ngược xuôi sông Hồng về Thăng Long hoặc qua sông Thái Bình ngược lên vùng Lục Đầu Giang (Hải Hưng) ở phía bắc, hoặc qua sông Ninh Cơ ( Hà Nam Ninh) sang sông Đáy bắt vào thượng lưu sông Hồng Riêng vùng ngã ba cửa Luộc với những cụm bãi nổi ở giữa dòng rất tiện cho việc phục binh, giấu quân một
vị trí hiểm yếu chặn đường sông Hồng từ Thăng Long xuống, hoặc ven biển lên Thế kỷ XIII kỵ binh và cả thủy binh Nguyên Mông- một đội quân xâm lược thiện chiến, nhiều lần đã bị chặn lại, bị chia cắt lúng túng và chịu thất bại trước địa thế Thái Bình cùng cả vùng ven biển “ Vua tôi nhà Trần đã nhiều lần chọn nơi đây làm hướng rút lui chiến lược kì diệu, vừa bảo toàn được lực lượng, vừa có điểm nương tựa để tổ chức các cuộc tiến công quyết định trên các dòng chảy nối về Thăng Long và vùng đất phía bắc, đuổi giặc ra khỏi đất nước” [9, Tr.178]
Trong chiến tranh hiện đại chống xâm lược, làng xã Thái Bình sẽ tiếp tục phát huy truyền thống là những “ pháo đài xanh” đáng sợ đối với kẻ thù Mặt khác các đại thế quan trọng, Thái Bình cũng là phên dậu phía đông nam của thủ đô Hà Nội, là một trong những dải phòng ngự có chiều sâu bảo vệ đường chiến lược số 1, số 5 Nếu địch đánh chiếm đường 5, đường 1, Hải
Trang 11Phòng, Hà Nội thì Thái Bình sẽ là hậu phương, là căn cứ đnags tin cậy sau lưng địch của đồng bằng Bắc Bộ
Tuy vậy, với những đặc điểm khí hậu trên, việc tác chiến ở Thái Bình trong mùa mưa sẽ vô cùng gian khổ vì vừa phải chống giặc vừa phải chống lụt bão Các nơi có công trình thủy lợi như : đê điều, cầu cống sẽ là mục tiêu trogj yếu địch sẽ nhằm vào vào đánh phá Mặt khác, địa bàn Thái Bình cũng rất rễ bị địch bao vây, chia cắt, khống chế để tách khỏi sự liên hệ với các tỉnh xung quanh
có lấy một xí nghiệp trên 50 công nhân
Đa số người Thái Bình theo Phật Giáo Trước đây hầu như làng nào cũng có một ngôi chùa Dân theo Thiên Chúa Giáo theo con số của năm 1914
có 98.720 người chiếm tỷ lệ 9,5 % và tập trung đông nhất ở vùng Tiền Hải Không nhiều, nhưng giáo dân cũng là một lực lượng quan trọng của dân cư Thái Bình Thiên Chúa Giáo vào Thái Bình khoảng cuối thế kỷ XVII Cuối thế kỷ XIX là thời kỳ phát triển mạnh nhất của Thiên Chúa Giáo ở Thái Bình Năm 1939, Thái Bình tách khỏi địa phận Bùi Chu :“ Đến trước năm 1954, cả
tỉnh có 23 thôn công giao toàn tòng” [32, Tr.53]
Từ lâu, Thái Bình – mảnh đất lắm sông, nhiều bãi, tàng ẩn một cuộc sống đầy hứa hẹn đã có sức hấp dẫn tự nhiên rất mạnh đối với cư dân bốn phương Ngoài lúa – cây trồng chính, Thái Bình còn trồng nhiều loại hoa màu
Trang 12như: Ngô, khoai, đậu, đỗ….nhiều loại cây khác như đay, cói, dâu tằm… “gà Tò”, “ lợn Tó”…là những sản vật nổi tiếng
Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi còn có các nghề thủ công truyền thống như: Chiếu làng Hới, chạm bạc Đồng Xâm, mộc ở Vế…đã cung cấp những sản phẩm có giá trị cho thị trường và đời sống
Với nguồn nhân lực dồi dào, tiềm năng kinh tế đa dạng Thái Bình đã sớm khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế tự cấp, tụ túc dưới các triều đại Phong kiến
Trần Quang Khải, một đại tướng đời Trần đã ví mảnh đất này như đất
“quan Hà”- đất cơ bản trọng yếu – của nhà Lý Nhà Trần không chỉ tuyển đinh tráng ở Thái Bình vào các đội quân tinh nhuệ tin cận mà còn chọn Thái Bình làm một trong những hậu phương chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông Nguyễn Trãi cũng từng cho biết: “Các triều phí dụng nuôi quân lính đều nhờ ở đấy” [33, Tr.223]
Như vậy, tiềm lực của Thái Bình mà biểu hiện trực tiếp là sức người, sức của không hề bị suy giảm trước những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp giải phóng dân tộc
1.1.2 Truyền thống lịch sử và văn hóa của nhân dân tỉnh Thái Bình
Thái Bình chính thức được khoanh địa vực và mang tên tỉnh như ngày nay mới cách đây gần 100 năm, nhưng Thái Bình thực sự có mặt từ lâu trong lịch sử với nhiều truyền thống quý báu
Cư tụ trên một mảnh đất còn đầy tính hoang dã, lại thường xuyên lụt bão, nắng hạn, ngay từ buổi đầu những con người dù mới đặt chân đến đã buộc phải cố kết để vật lộn với sóng gió, khắc phục thiên nhiên Đặc biệt, với
ba mặt là sông lớn, một mặt là biển, địa hình lại phức tạp bởi nhiều cồn cát,
gò đống, sông ngòi, đầm hồ…muốn tiến hành khai hoang vỡ hóa, trồng trọt,
Trang 13bắt buộc trước hết phải quai đê, đắp đập, khơi dòng…lo trị thủy và làm thủy lợi Trị thủy để khẩn hoang là một tất yếu đầy gian nan vất vả trong cố gắng định cư của người Thái Bình Làng xóm theo nhau mọc san sát, cùng sự mở mang mãi lên của những vùng đất để canh tác là minh chứng của kết quả lớn lao đó Truyền thống cần cù, dẻo dai trong lao động sản xuất được sản sinh,
và tôi luyện trong truyền thống kiên trì, dũng cảm trị thủy – khẩn hoang nhằm phát triển nghề trồng lúa nước của cư dân Thái Bình
Song không chỉ có truyền thống trong lao động sản xuất, Thái Bình còn
có đủ cơ sở để tự hào về cả một truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình Gác chuông chùa Keo (Vũ Thư), các bức chạm khắc ở đình An Cố (Thái Thụy), chất liệu đá trong xây dựng đền Tiên La (Hưng Hà)…từ lâu đã được công nhận là những nét đặc sắc, sáng tạo trong nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc cổ của Thái Bình Các tiếng chèo Khuốc (Đông Hưng), Hà Xá (Hưng Hà)… cùng các phường rối nước của Nguyễn, Tuộc, Đống (Đông Hưng) đã được coi
là những bộ môn nghệ thuật độc đáo, gắn chặt với tính dân dã, bình dị mà thân quen của những cánh đồng lúa, những ao hồ nơi làng xóm Thái Bình Các buổi hội hè, đình đám với những cuộc đua thi: nấu cơm, đua thuyền đấu vật, kéo chữ…đã thể hiện nếp sống lành mạnh, lạc quan và đầy tính thượng
võ của người Thái Bình Và nữa, danh sách hơn 100 vị đỗ đại khoa đã phản ánh rất rõ sự hiếu học ham hiểu biết của một miền quê lúa Nhiều vị đại khoa
đã trở thành danh nhân văn hóa có tên tuổi mà tiêu biểu nhất là bảng nhãn Lê Quý Đôn, nhà uyên bác của cả dân tộc hồi nửa cuối thế kỷ thứ XVIII
Tuy nhiên, truyền thống rực rỡ, bền bỉ và xuyên suốt nhất ở Thái Bình vẫn là lòng yêu quê hương- đất nước tha thiết, tinh thần chống giặc ngoại xâm, chống các thế lực phản động quyết liệt
Ngay từ đầu thế kỷ I sau công nguyên, khi ngọn cờ chống phong kiến phương bắc của Hai Bà Trưng vừa phất lên, hàng loạt các tướng lĩnh
Trang 14ngườiThái Bình đã mộ quân, tích lương hưởng ứng nhiệt liệt Nổi bật nhất trong số đó là cánh quân lớn của vị nữ tướng Bát Nàn – tên thật là Vũ Thị Thục - ở vùng Tiên La (Hưng Hà)
Vào thế kỷ X, tựa dựa vào lực lượng của sứ quân Trần Lãm ở Kỳ Bố hải khẩu (Thị xã nay) Đinh Bộ Lĩnh đã có đủ sức dẹp tan nạn cát cứ, lập nhà Đinh thống nhất được đất nước giữ vững nền độc lập
Trong các cuộc kháng chiến chống giặc giữ Nguyên – Mông ở thế kỷ XIII, cả Thái Bình đã trở thành một hậu phương, một phòng tuyến lợi hại vừa cung cấp người, của, vừa góp phần tích cực trong việc chặn đánh giặc và bảo
vệ an toàn cho quân đội Trần rút lui hành quân xuôi ngược hoặc tấn công địch thắng lợi
Đầu thế kỷ thứ XV, hàng chục cuộc nổi dậy chống giặc Minh nổ ra ở Thái Bình Đoàn Công Uẩn (xã Thụy Trình) dùng mẹo giết giặc ở vùng ven biển Thụy Anh, Bùi Đăng Liêu (xã Quốc Tuấn) lập đồn ở cạnh sông Trà Lý…là những gương đánh giặc rất tiêu biểu
Bước sang thế kỷ XVIII, thế kỷ của các cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình Lê – Trịnh thối nát, Hoàng Công Chất ở Hoàng Xá (xã Nguyên Xá – Vũ Thư) đã lãnh đạo nông dân nổi dậy ở Thái Bình hơn chục năm trời Sau ông kéo quân lên vùng Tây Bắc chống lại triều đình hơn chục năm nữa Cuộc nổi dậy của vị thủ lĩnh kiệt liệt này là cuộc khởi nghĩa nông dân tồn tại lâu nhất (1739- 1769) ở Việt Nam hồi thế kỷ XVIII Khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc, Nguyễn Sơn làng Bứa (xã Hồng Việt – Đông Hưng) cùng đông đảo nông dân dưới trướng đã trở thành đội quân tiên phong hướng đạo tích cực cho việc quét sạch chính quyền Lê Trịnh ở cả một vùng của đồng bằng Bắc Bộ Trong cuộc tiến công đánh tan 20 vạn quân Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn được nhân dân cả vùng Kiến Xương giúp đỡ ngược sông Hồng trót lọt để kịp thời lập những chiến công lớn ở
Trang 15Thăng Long Nhà Nguyễn dựa vào thế lực thực dân phương Tây đánh đổ Tây Sơn Cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (xã Vũ Bình – Kiến Xương) (1811-1827) là cuộc nổi dậy lớn nhất của nông dân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XIX
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Vua quan nhà Nguyễn hèn nhát, từng bước đầu hàng Song cả dân tộc đứng lên chống Pháp, cả Thái Bình đã nổi dậy chống Pháp Chưa bao giờ phong trào cứu nước ở Thái Bình lại đều khắp, sôi sục và liên tục đến vậy Ở Thái Thụy có Đề Hiện, Hưng Hà
có Bang Tốn, Đốc Nhưỡng, Vũ Thư có Doãn Khuê, Lãnh Bí…Đến cuối thế
kỷ XIX, khi ngọn cờ Cần Vương đã tàn lụi, Thái Bình vẫn còn sôi động với phong trào chống Pháp của Kỳ Đồng
Đầu thế kỷ XX, qua các hoạt động yêu nước mới- mang màu sắc dân chủ tư sản, thủ khoa Phạm Tư Trực (Vũ Thư), Cả Cương ( Kiến Xương), Ấm Đoan (Tiền Hải)…cùng nhiều nhân sĩ khác đã trở thành những nhân vật có tên tuổi trong phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục ở Thái Bình
Năm 1923, dựa vào cơ sở ở Thái Bình, Việt Nam Quang phục hội đã cử người về ném tạc đạn giết chết tuần phủ việt gian Nguyễn Duy Hàn gây một tiếng vang lớn Cho tới năm 1930, cuộc nổi dậy cướp huyện lỵ của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ở Phụ Dực cũng làm rung động dư luận cả nước Trong một bản báo cáo, công sứ Pháp Pari đã phải cay đắng thú nhận: “ Sau khi chiếm được mảnh đất Thái Bình, các cuộc nổi loạn liên tiếp diễn ra, làm cho quân đồn trú Pháp vô cùng vất vả mà trật tự an ninh ở đây vẫn không sao yên ổn được” [7, Tr.85]
Sự phát triển trên cho thấy: truyền thống đấu tranh chống xâm lược, chống áp bức bóc lột ở Thái Bình được phát huy liên tục từ xã xưa tới cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn không hề đứt đoạn mà ngược lại mỗi lúc một bền bỉ, ngoan cường và hào hùng, vẻ vang hơn
Trang 16Từ Đa Cương Hương đến Thái Bình, đó là cả một bề dày tự khẳng định
vị trí, vai trò của Thái Bình ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và ở trong cả nước nói chung
Dù nằm xa kinh đô- trung tâm lớn về nhiều mặt của cả nước và tách biệt với các vùng xung quanh bằng những dòng chảy lớn, nền kinh tế lại vo trọn trong tính chất tiểu sản xuất tự cung tự cấp Thái Bình vẫn luôn hòa vào những nhịp thở lớn của dân tộc Phải chăng, những mối quan hệ với bên ngoài vẫn thường xuyên được thiết lập bởi chính những đặc điểm về vị trí, dân cư của Thái Bình (sông, biển là mạng lưới giao thông quan trọng nhất: nhất là trước kia, dân cư từ bốn phương lần lượt chuyển đến không chỉ mang theo những mối quan hệ với nhiều nơi quê cũ mà còn đem đến cả những ảnh hưởng có tính chất thời sự của xã hội) Song dù bắt đầu từ nguyên nhân nào Thái Bình vẫn là “kho của, kho người” nằm lọt trong lòng cả một miền đồng bằng châu thổ sông Hồng giầu thóc gạo, lắm nhân lực Những “vựa lúa gạo” này đã là nơi thường xuyên cung cấp lương thực cho các nhu cầu quan trọng muôn thủa của nhiều triều đại…Và từ Thái Bình, lần theo các đường sông, biển sẽ có thể đi đến tất cả những vùng trọng yếu của đồng bằng Bắc Bộ, kể
cả các vùng trung du, thượng du một cách thuận lợi Vai trò vị trí ấy làm tăng thêm rất nhiều điều kiện giao lưu qua lại với bên ngoài, đồng thời biến Thái Bình nhanh chóng trở thành hậu phương dồi dào tiềm năng, an toàn và linh hoạt trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm
Dĩ nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, trong chiến tranh Thái Bình cũng sẽ gặp không ít khó khăn, hạn chế, nếu kẻ thù tập trung binh lực, lợi dụng sông nước ngăn cách để bao vây, khống chế, chia cắt Nhưng lúc đó tất chúng sẽ vấp phải một sự đối đầu bền bỉ, ngoan cường của chính cư dân và các làng xã tại chỗ của Thái Bình
Trang 17Với những truyền thống sẵn có, từ lâu làng xã Thái Bình đã là những “ pháo đài xanh” kiên cố đối với mọi nguy cơ đe dọa từ bên ngoài vào Trước những biến cố thường xuyên của lịch sử, người Thái Bình cùng làng xóm của
họ đã nhiều phen chứng tỏ sự phản xạ tự vệ hết sức nhanh chóng và gan góc Mối đoàn kết “chung lưng đấu cật” trong lao động sản xuất đã trở thành cơ sở cho sự liên kết trong chiến đấu bảo vệ quê hương- đất nước Sự gắn bó những thành quả lao động với cuộc sống sâu đậm “nghĩa xóm tình làng” và những mối quan hệ thân tộc ruột giã…đã tạo nên sức cố kết phi thường nơi làng xã Làng xóm vừa là chỗ dựa, vừa là nơi cố thủ tin cậy trước mọi hiểm họa giặc giã, ngoại xâm Chính vì vậy, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở Việt Nam, nhiều lúc nghiệt ngã tới đâu cũng phải làm ngơ trước việc “phép vua thua lệ làng” Trong nhiều lần viễn chinh, xâm lược, bọn phong kiến phương Bắc cũng ngán ngẩm bất lực trước những “bầu trời riêng của người Việt đầy
bí ẩn” Thực dân Pháp có nhiều thủ đoạn cai trị, xảo quyệt cũng chưa bao giờ thực hiện được điều ước muốn là với tay trực tiếp can thiệp tới nội bộ làng xã Riêng Ra-un Sa-lăng, tên tướng thực dân giầu kinh nghiệm xâm lược, bình định đã có nhận xét: “Đối với người châu Âu, làng xã Việt Nam là cả một thế giới bí ẩn và làm cho họ phải hết sức ngỡ ngàng Người da trắng bị lạc hướng trong lớp ngõ ngách trước khi có thể nhận ra được lối thiết kế làng xã kiểu răng lược này” Làng xã Thái Bình là điển hình của những nhận xét còn chưa đầy đủ đó
Tuy vậy, tính cách, tư tưởng của mỗi người dân, mỗi đơn vị làng xóm, mỗi khu vực cũng không tránh khỏi sự tác động sâu sắc của tính phức tạp do
sự hỗn cư, tính manh mún do nền sản xuất tiểu nông, tư hữu dẫn đến những hạn chế tất yếu: sự manh động, tư tưởng cát cứ cục bộ địa phương…hậu quả này đã hạn chế tầm nhìn của làng xã, tạo cơ hội cho giai cấp thống trị nói chung, tầng lớp trên ở mỗi làng xã nói riêng, kể cả các thế lực dựa vào thần
Trang 18quyền tôn giáo để lợi dụng, cho phối sức mạnh của làng xã phục vụ cho những ý đồ hẹp hòi, ích kỷ Việc cát cứ từ thời Đinh, sự ủng hộ cả Lê lẫn Mạc trong cuộc nội chiến, tranh giành quyền bính, các cuộc chống đối quyết liệt của một số làng xã đối với quân Tây Sơn, nhũng điển hình “Tử vì đạo” dưới triều Nguyễn…ở Thái Bình đã là minh chứng hiển nhiên Những hạn chế đó chưa thể mất khi nền sản xuất vẫn còn mang nặng tính phân tán lạc hậu Nó còn xuất hiện dai dẳng khi ở nơi này hay nơi khác, lúc này hoặc lúc khác trong quá trình lịch sử kế tiếp của Thái Bình
Song, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, với sự phát huy tất cả sức mạnh truyền thống của hàng ngàn năm kết tụ, Thái Bình vẫn có đầy đủ lợi thế
để xây dựng nối tiếp những trang sử hào hùng
1.2 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH
1.2.1 Hoàn cảnh ra đời Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Thái Bình là tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nông dân chiếm 93,7% dân số Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, ở Thái Bình có hai giai cấp chủ yếu là: giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ
Quá trình phân hóa giai cấp ở Thái Bình diễn ra rất gay gắt Từ thế kỷ XIX trở về trước, dân từ các nơi về đây quần tụ làm ăn sinh sống Nhưng mật
độ dân số ngày một phát triển nhanh, từ đầu thế kỷ XX trở đi, nhất là vào những năm mất mùa đói kém, dân Thái Bình lại ra đi, đến vùng đất mới làm
ăn, như đến các tỉnh trung du, làm phu ở các sở mỏ, làm phu đồn điền cao su
ở miền Nam, thậm chí sang cả Tân Đảo, Tân Thế Giới
Lợi dụng tình trạng đất chật người đông, tuyệt đại bộ phận cư dân sống bằng nghề nông, giai cấp địa chủ tìm mọi cách chiếm đoạt ruộng đất nên dù chiếm đa số tuyệt đối trong cư dân Thái Bình, nhưng giai cấp nông dân lại chiếm tỷ lệ phần ruộng đất nhỏ bé, hầu hết có rất ít ruộng đất, thậm chí không
có một tấc đất cắm dùi Tình hình sở hữu ruộng đất trên đã làm cho nhiều
Trang 19nông dân phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, hoặc phải làm thuê để kiếm sống; giai cấp địa chủ càng bóc lột nông dân tàn tệ: địa tô cao, nợ lãi nặng, giá nhân công rẻ mạt
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng câu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến để tiến hành áp bức bóc lột nhân dân Nhân dân ta lại phải sống trong cảnh một cổ hai tròng, bị cả thực dân và phong kiến thống trị Ngoài bóc lột nặng nề bằng đầu tư khai thác nguyên liệu, lập đồn điền, độc quyền kinh tế, ngân hàng, ngoại thương; chính quyền thực dân còn ra sức bóc lột nhân dân ta bằng những chế độ thuế khóa hết sức phi lý và nặng nề Tính bình quân mỗi người dân trong một năm phải đóng thuế ngang với tiền công lao động của họ từ 2 đến 3 tháng Chúng dùng biện pháp cai trị trực tiếp và thẳng tay đàn áp, tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào Chính sách chuyên chế của thực dân Pháp cực đoan đến mức chủ nghĩa cải lương cũng không được phép tồn tại Chúng phát triển tôn giáo, mê tín dị đoan, đem văn hóa phản động, trụy lạc nhồi sọ dân ta; thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị Bọn quan lại đua nhau bòn rút tiền bạc của dân; bộ máy hào lý ở hương thôn xuất hiện một số cường hào, là địa chủ hoặc là tay chân đắc lực cho chính quyền thực dân, phong kiến Chúng phù thu lạm bổ nhân việc thu thuế, chiếm đoạt ruộng công, đàn áp tất cả những ai trái ý chúng
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, làm cho tính chất xã hội Việt Nam thay đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến Vì thế, hai mâu thuẫn cơ bản nổi lên là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến
Nhân dân Thái Bình, trong đó chủ yếu là nông dân đã tiến hành cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và liên tục chống lại bọn thực dân và địa chủ
Trang 20phong kiến phản động Cuộc đấu tranh đó, cùng với những truyền thống tốt đẹp về nhiều mặt của nhân dân Thái Bình, đã tạo ra tiền đề thuận lợi để Thái Bình sớm tiếp thu được ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin; trở thành một trong những cái nôi và trung tâm cách mạng của Xứ ủy Bắc Kỳ giai đoạn 1925- 1945
Sau những thất bại của các cuộc khởi nghĩa vũ trang và các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Thái Bình cũng như trong cả nước; những người yêu nước Thái Bình lâm vào tình trạng khủng hoảng tư tưởng, mang nặng tâm lý thất bại Trong số họ, có những người “nằm im” nghe ngóng chờ thời; số khác thì cho rằng “vận nước chưa đến” nên sinh ra an phận thủ thường; cá biệt có những người thái hóa, thậm chí làm tay sai cho thực dân Pháp
Giữa lúc phong trào yêu nước theo khuynh hướng cải lương tư sản, hoặc bạo động đang bế tắc, thì ngày 11- 11- 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) Ở Quảng Châu lúc này đang có một số thanh niên Việt Nam yêu nước cư trú Sau khi Việt Nam Quang phục hội thất bại, nhóm “Tâm tâm xã” (tam nhân đồng tâm xã) được thành lập, nhằm nuôi dưỡng ý chí yêu nước
Đầu năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức ra nhóm cách mạng đầu tiên gồm 9 người : “trong đó 5 người được chọn là đảng viên dự bị của
Đảng Đó là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng phong…” [30, Tr 141]
Tháng 6-1925, trên cơ sở nhóm cách mạng đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc lập ra tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Tổng bộ “Thanh niên” xuất bản tuần báo Thanh niên làm tài liệu tuyên truyền hướng dẫn công tác Đồng thời, đồng chí Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện chính trị nhằm làm cho các cán bộ cách mạng hiểu biết được những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối, chiến lược, sách lược cách mạng ở nước ta,
Trang 21phương pháp công tác…Tổng bộ “Thanh niên” cử người về nước vận động thanh niên yêu nước sang Quảng Châu học tập, rồi lại trở về nước hoạt động
Sau khi được đồng chí Nguyễn Công Thu tuyên truyền giác ngộ, đồng chí Nguyễn Văn Năng đem những hiểu biết ban đầu của mình tuyên truyền trong số học sinh là bạn bè đã từng tham gia bãi khóa ở trường Thành Chung- Nam Định Tài liệu tuyên truyền là báo “Thanh niên” Sau khi đọc báo
“Thanh niên”, tiếp thu được những quan điểm mới và đúng đắn về cách mạng Việt Nam, đặt niềm tin sắt đá vào lãnh tụ - Người sáng lập ra tổ chức “Thanh niên”, một số người đã xin gia nhập tổ chức
Đầu năm 1927, một chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập ở thị xã Thái Bình, gồm 11 người:
“1 Nguyễn Văn Năng
2 Bùi Hữu Diên
3 Đào Đình Mẫn
4 Phan Trần Chúc
5 Đào Đức Quý
6 Đào Gia Lựu
7 Lương Duyên Hồi
8 Phạm Quang Lịch
9 Trần Văn Cận
10 Tống Văn Phổ
11 Hà Ngọc Thiến (tức Hoài Nam)” [29, Tr.90]
Tháng 3- 1928, Đại hội Đại biểu Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Thái Bình khai mạc tại địa điểm trường tư thục Minh Thành (thị xã Thái Bình) gồm đại biểu của các chi bộ “Thanh niên” toàn tỉnh Đại biểu của Xứ
bộ “Thanh niên” đã về dự
Trang 22Đại hội bàn biện pháp phát triển, củng cố tổ chức; nội dung công tác tuyên truyền và huấn luyện; xuất bản báo “Hướng Đạo”; đồng chí Nguyễn Văn Năng bị địch bắt ở Thái Bình, Tống Văn Phổ được cử làm Bí thư Tỉnh bộ
“ Thanh niên”
Để tiếp tục đưa phong trào cách mạng trong tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa; cuối tháng 1- 1929, Ban Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Thái Bình đã triệu tập hội nghị đại biểu “Thanh niên” toàn tỉnh; địa điểm tại nhà đồng chí Hà Ngọc Thiến (Hoài Nam Tử) ở làng Thuyền Quan, tổng Trừng Hoài- phủ Thái Ninh (nay thuộc xã Thái Hà, Thái Thụy)
Hội nghị đại biểu “Thanh niên” toàn tỉnh họp trong 2 ngày, bàn nhiều nội dung, nhưng chủ yếu là thảo luận việc lãnh đạo xây dựng thêm cơ sở cách mạng ở các phủ huyện, trong đó nhấn mạnh công tác tuyên truyền Đặc biệt, hội nghị giành nhiều thời gian thảo luận chủ trương thành lập Đảng Cộng sản của Xứ bộ “Thanh niên” Bắc Kỳ, do đồng chí Nam Hải nêu ra; các đại biểu trong hội nghị đã bàn bạc rất sôi nổi và nhất trí cao với Xứ bộ “Thanh niên”
về chủ trương này Trước sự phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không đủ sức lãnh đạo, yêu cầu phải có một chính Đảng của giai cấp công nhân- Đảng Cộng sản lãnh đạo để tiếp tục đưa cách mạng Việt Nam tiến lên Hội nghị đã cử đồng chí Nguyễn Văn Năng- Bí thư Tỉnh bộ “Thanh niên” đi dự hội nghị sắp tới do Xứ bộ “Thanh niên” Bắc
Kỳ triệu tập Từ đây, Ban Tỉnh bộ “Thanh niên”Thái Bình được Xứ bộ công nhận là một tổ Cộng sản để chuẩn bị cho Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Thái Bình ra đời
Quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Thái Bình, cũng đồng thời là quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối, chủ trương cách mạng của Hội ở trong tỉnh Công tác tuyên truyền để phát triển hội viên, thường bắt đầu bằng việc khơi dậy tinh
Trang 23thần yêu nước trong họ, hoặc kết hợp cả hai nội dung, tùy theo đối tượng Những người tự nguyện tham gia Hội cũng là nhũng người vốn sẵn có tư tưởng yêu nước, hoặc bất bình, chán ghét sự áp bức, bóc lột, bất công của bọn địa chủ cường hào trong làng xã
Các hội viên “Thanh niên” đều được học tập qua các lớp huấn luyện chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau, về những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin; ngoài ra họ còn được tiếp cận với các tài liệu, sách báo cách mạng, giúp họ nâng cao trình độ nhận thức, góp phần đắc lực và có hiệu quả vào công tác tuyên truyền trong quần chúng, nhất là trong các tổ chức quần chúng
Sự phát triển mạnh mẽ và đều khắp của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Thái Bình; với đội ngũ đông đảo, được rèn luyện giáo dục, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin được tiến hành sâu rộng trong quần chúng, được đông đảo quần chúng tiếp thu, giác ngộ cách mạng; đã tạo điều kiện chin muồi cho sự ra đời của Đảng bộ Đông Dương cộng sản Đảng Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Thái Bình xứng đáng là tổ chức tiền thân của Đảng bộ cộng sản Thái Bình
1.2.2 Sự thành lập Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Cuối năm 1928 đầu năm 1929, do ảnh hưởng của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với việc truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin; phong trào đấu tranh trong cả nước có bước phát triển mới, dần dần thoát khỏi trào lưu tư tưởng cũ, từng bước đi theo con đường của chủ nghĩa Mác- Lênin Phong trào đấu tranh của nông dân bắt đầu có tổ chức, có sự lãnh đạo; phong trào đấu tranh của công nhân cũng đi từ tự phát đến tự giác Số lượng các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân năm 1928 tăng khoảng 3 lần so với năm 1927; trong đó, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy xe lửa
Trang 24Trường Thi (Vinh), nhà máy sợi Nam Định…Các cuộc đấu tranh không còn đơn độc từng xí nghiệp, từng ngành, từng địa phương, mà đã có sự liên kết trên phạm vi nhiều xí nghiệp, nhiều ngành trong cả nước
Ngay từ đầu năm 1929, nhận thức được đòi hỏi cấp bách và xu thế phát triển của phong trào cách mạng; một số đồng chí tiên tiến trong “Thanh niên” Bắc Kỳ đã sớm có khuynh hướng thành lập Đảng Cộng sản Do vậy, tháng 3-
1929, một chi bộ Đảng đầu tiên đã được thành lập tại ngôi nhà số 5Đ phố Hàm Long- Hà Nội, gồm 7 đồng chí Chi bộ đóng vai trò nòng cốt cho việc thành lập Đảng
Thực hiện chủ trương trên, ngày 28-2-1929, Đại hội kỳ bộ “Thanh niên” Bắc kỳ được tiến hành; Đại hội đã nhất trí tán thành việc thành lập Đảng cộng sản; đồng thời Đại hội cũng cử một đoàn đại biểu đi dự Đại hội “ Thanh niên” toàn quốc họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) Đoàn đại biểu Bắc
kỳ đưa ra đề nghị giải tán “ Thanh niên”, thành lập Đảng Cộng sản, nhưng không được Đại hội chấp nhận; đoàn đại biểu “ Thanh niên” Bắc kỳ bỏ Đại hội ra về
Ngày 17- 6- 1929, Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập, công bố chính cương và Tuyên ngôn của Đảng; phát hành tờ báo “ Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của Đảng Tuyên ngôn của Đông Dương Cộng sản Đảng giới thiệu chủ nghĩa Cộng sản; xác lập vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng, đồng thời đề ra đường lối cách mạng Việt Nam
Ở Thái Bình, chủ trương thành lập Đảng Cộng sản đã được đại diện Xứ
ủy nêu ra tại Đại hội đại biểu “ Thanh niên” toàn tỉnh tháng 1-1929; chủ trương này đã được các đại biểu trong Đại hội thảo luận và hoàn toàn tán thành Do đó, từ sau khi thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, tổ chức
“Thanh niên” đã nhanh chóng tiếp thu chủ trương thành lập Đảng bộ cộng sản
Trang 25Sau khi thành lập Đông Dương cộng sản Đảng ngày 17-6-1929, Ban chấp hành Trung ương đã phân công cán bộ về các tỉnh, thành trong cả nước thành lập các cơ sở Đảng
Cuối tháng 6-1929, một đồng chí Xứ ủy viên về Thái Bình, đồng chí triệu tập hội nghị gồm các đồng chí ủy viên trong Ban Tỉnh bộ “ Thanh niên” Hội nghị họp tại nhà số 9 (nhà ông bà Cần) ngõ số 1, phố Duynpíchkê (nay là phố Lê Lợi)- Thị xã Thái Bình Hội nghị được đồng chí Xứ ủy phổ biến về sự phân hóa trong Đại hội toàn quốc Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Hương Cảng; nghe thông báo về việc thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng Sau đó, hội nghị đã đọc và thảo luận kỹ những vấn đề về đường lối cách mạng Việt Nam được viết trong tuyên ngôn của Đảng Hội nghị đi đến quyết định thành lập Đảng bộ Đông Dương cộng sản Đảng Thái Bình Ban Tỉnh bộ trước đây đã được cấp trên coi là một tổ cộng sản, nay được đổi thành Ban Tỉnh ủy của Đảng bộ, do đồng chí Tống Văn Phổ làm Bí thư Hội nghị quyết định giải tán “Thanh niên” và bàn biện pháp tổ chức các chi bộ đảng
Như vậy là trong tháng 7-1929, toàn tỉnh có 6 chi bộ được thành lập, đó là: Chi bộ Thư- Vũ (Thư Trì- Vũ Tiên); Chi bộ Thần- Duyên (Tiên Hưng- Duyên Hà); Chi bộ thị xã Thái Bình; Chi bộ vùng Trình Phố (Kiến Xương); Chi bộ Đa- Cao (vùng Đa Cốc- Cao Mại) - Kiến Xương; Chi bộ Tiền Hải Đến năm 1930 chi bộ An Định (Thái Thụy); Chi bộ An Hiệp (Quỳnh Phụ) được thành lập
Sau khi thành lập Ban Tỉnh ủy và sáu chi bộ Đảng trong toàn tỉnh, nhân ngày toàn thế giới chống chiến tranh đế quốc (1-8-1929) Đảng bộ Thái Bình quyết định tổ chức một cuộc treo cờ, rải truyền đơn, giới thiệu sự ra đời của Đảng; đồng thời kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng Những lá cờ Đảng, lần đầu tiên xuất hiện là sự cổ vũ và kêu
Trang 26gọi nhân dân trong tỉnh tiến hành cuộc đấu tranh dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng
1.2.3 Ý nghĩa sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nông dân chiếm tuyệt đại bộ phận
cư dân; giai cấp công nhân chưa hình thành, nhưng Đảng bộ Thái Bình là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm nhất trong cả nước Sự kiện thành lập Đảng bộ, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trọng đại trên chặng đường đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh Vì vậy, hội nghị thành lập Đảng bộ được coi là Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng bộ Thái Bình
Từ khi Thái Bình có tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên; phong trào cách mạng Thái Bình đã chuyển sang giai đoạn mới: Việc truyền
bá chủ nghĩa Mác- Lênin được tiến hành sâu, rộng trong quần chúng Các cuộc đấu tranh của quần chúng theo phương pháp mới, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức “Thanh niên”, đem lại kết quả cao Tuy nhiên,
“Thanh niên” chỉ là một tổ chức quần chúng có xu hướng cộng sản, do vậy không thể đảm nhận được vai trò lãnh đạo cả một sự nghiệp cách mạng to lớn; nhất là trong hoàn cảnh phải đương đầu với một kẻ địch hết sức gian ngoan, xảo quyệt, có cả một hệ thống bộ máy đàn áp Vì vậy, việc thành lập Đảng đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi của phong trào cách mạng, tạo ra bước ngoặt mới về sự lãnh đạo cách mạng Đảng bộ Thái Bình là một bộ phận của Đảng, của giai cấp công nhân, được trang bị bằng học thuyết Mác- Lênin Đảng gồm những phần tử cách mạng triệt để nhất, có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh, vừa đóng vai trò lãnh đạo, vừa đi tiên phong trong sự nghiệp cách mạng đầy khó khăn thử thách
Giữa lúc nhân dân Thái Bình, nhất là nông dân đang sống lầm than, cơ cực dưới hai tầng áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến, với hàng trăm thứ thuế khóa chồng chất, sưu cao, tô tức nặng nề; ngoài ra còn
Trang 27biết bao khoản đóng góp trong làng, xã, phe, giáp, cùng các hủ tục, tệ nạn xã hội: cờ bạc, nghiện hút, mặc sữ hành hoành Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ; bọn cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng công, hà lạm quỹ công, phù thu lạm bổ, đàn áp những người chống đối Bọn quan lại thì hầu hết tham nhũng, vơ vét, bóc lột dân để làm giàu Thêm vào đó, thiên tai địch họa liên tiếp xảy ra: năm 1926 (Bính Dần) nước sông lên to, nước tràn qua một số đoạn đê, chỉ cần đắp con trạch cơi đê thì sẽ ngăn được lũ, nhung bọn quan lại các phủ, huyện làm ngơ, bỏ mặc nước tràn mặt đê, đê Hà Lão bị vỡ, tám phủ huyện miền bắc Thái Bình mất mùa Tiếp đó là trận bão năm 1929 (Kỷ Tỵ) làm nhiều nhà cửa đổ nát, nhiều người chết và bị thương, lúa mùa thiệt hại nghiêm trọng, hàng đoàn người phải bỏ làng đi tha phương cầu thực; những người ở lại thì sống lay lắt, chết đói, chết rét, chết vì bệnh tật, không có thuốc thang “Trong bối cảnh đó, bọn thống trị không hề giảm sưu, thuế, cũng
không có biện pháp gì cứu trợ cho dân” [14, Tr.10] Vì vậy, Đảng bộ Thái
Bình ra đời, tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh, đã đem lại cho họ niềm tin
và hy vọng vào sự đổi đời, thoát khỏi kiếp ngựa trâu
Trang 28Chương 2 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH
GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930- 1945)
2.1 LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935
2.1.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng
Giữa lúc thực dân Pháp khủng bố tràn lan thì cũng là lúc nông dân Thái Bình đang bị nạn đói đe dọa Hậu quả nặng nề của thiên tai bão lũ chưa được khắc phục, thì nhân dân ta lại tiếp tục phải hứng chịu gánh nặng cuộc tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản
Từ năm 1929 đến năm 1933, thế giới tư bản chủ nghĩa lâm vào cuộc tổng khủng hoảng lớn chưa từng thấy Tư bản pháp chút gánh nặng lên đầu nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Đông Dương Ở Việt Nam, nhiều nhà máy, đồn điền bị đóng cửa, hoặc thải bớt thợ Hàng hóa ế thừa, giá rẻ, nhưng rất ít người có tiền mua; nông sản ngày càng rẻ mạt Một thùng thóc (10kilôgam) từ 0,30 đồng, tụt xuống còn 0,15 đồng Nạn đói đe dọa hàng chục vạn nông dân trong tỉnh Những người giàu có cũng thiệt hại nặng vì bỏ vốn sản xuất bị thua lỗ Thợ thủ công không có việc làm Người buôn bán thua lỗ nên đời sống cũng chật vật
Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc kỳ, Đảng bộ Thái Bình coi đây là thời cơ tốt để đưa phong trào cách mạng tiến lên Hơn nữa, trước nạn đói đe dọa, Đảng phải lãnh đạo quần chúng đấu tranh vừa đem lại quyền lợi thiết thực cho họ, vừa thực hiện chủ trương liên minh công nông, phù hợp với chiến lược cách mạng của Đảng Tỉnh ủy quyết định mở cuộc vận động tương trợ trong nội bộ nông dân, vận động nhà giàu cho nông dân vay thóc với lãi suất thấp, nếu cần thì cử người đứng ra
Trang 29bảo lãnh Đối với những địa chủ có nhiều thóc không chịu cho nông dân vay, thì các chi bộ Đảng phải huy động đông đảo quần chúng đấu tranh làm áp lực, buộc họ phải xuất thóc cho nông dân vay
Để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lớn, đồng chí Khuất Duy Tiến- Xứ ủy viên, đồng chí Nguyễn Chí Hiền- Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, cùng đồng chí Phạm Quang Lịch- Tỉnh ủy viên, họp với chi bộ đảng địa phương, phổ biến chủ trương của Tỉnh ủy, bàn biện pháp đấu tranh, cử ra ban lãnh đạo do đồng chí Phạm Quang Lịch trực tiếp phụ trách Đồng chí Quách Đình Thát ở phủ Thái Ninh và đồng chí Bùi Thị Thân ở huyện Thư Trì cũng đến dự họp, sau
đó ở lại theo dõi để rút kinh nghiệm về chỉ đạo ở địa phương mình
2.1.2 Lãnh đạo đấu tranh cách mạng những năm 1930- 1931
Trong những năm 1930- 1931, cả nước nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương Chỉ trong mấy tháng mà số lượng các cuộc đấu tranh tăng lên gấp nhiều lần so với mấy năm trước Nhiều cuộc đấu tranh lớn đã nổ ra, như cuộc đấu tranh của công nhân cao su đồn điền Phú Riềng (Biên Hòa)
Một cuộc đấu tranh lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến Thái Bình, đó là cuộc bãi công của 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, kéo dài từ ngày 25-3 đến ngày 16-4-1930 Công nhân đưa yêu sách đòi: Tăng lương, giảm giờ làm,
bỏ những quy định vô lý, không được đuổi công nhân bãi công, đòi chủ phải đuổi những đốc công độc ác
Là một địa phương ở gần và có mối quan hệ khăng khít với Nam Định, Đảng bộ Thái Bình đã tổ chức một cuộc quyên góp lớn ủng hộ công nhân nhà máy sợi Nam Định Một số đồng chí, mặc dù nghèo cũng dành một số ngày công đi làm thuê để lấy tiền ủng hộ Có đồng chí, gia đình khá giả đã ủng hộ
cả đôi khuyên vàng
Trang 30Trên cơ sở phong trào công nhân phát triển; các tầng lớp nhân dân đã thức tỉnh, hăng hái tham gia đấu tranh cách mạng; Trung ương Đảng chủ trương phát động một cao trào cách mạng rộng lớn trong cả nước Nhân ngày quốc tế lao động 1-5, nhiều nơi trong cả nước đã tổ chức treo cờ, rải truyền đơn, mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc kỳ, trung tuần tháng 4- 1930, Tỉnh ủy Thái Bình triệu tập một cuộc họp tại làng Hội Khê (Vũ Tiên) Hội nghị quyết định phát động một cuộc đấu tranh lớn chưa từng có từ trước tới nay trong tỉnh, nhằm biểu dương sức mạnh của quần chúng, đòi giải quyết một số yêu sách cấp bách của đời sống nhân dân; phản đối hành động dã man của thực dân Pháp đàn áp trong và sau cuộc bạo động tháng 2- 1930 của Việt Nam Quốc dân Đảng
Lực lượng chính và mũi nhọn của cuộc biểu tình, giao cho liên chi bộ Thần - Duyên (Tiên Hưng - Duyên Hà) Đêm 30 - 4, truyền đơn được dán và rải ở nhiều nơi trong tỉnh Nhiều lá cờ búa liềm treo trên cây cao, nơi tập trung đông người, hoặc có nhiều người qua lại
Sáng sớm ngày 1-5-1930, đoàn biểu tình đông gần 1000 người qua bến
đò Thọ Vực rồi tập trung bên hữu ngạn sông Trà Lý rồi tiến về thị xã Thái Bình Trong khi đó, quần chúng nhân dân của hai huyện Thư Trì, Vũ Tiên gồm hàng trăm người, cải trang là người đi làm, đi mua bán, tập trung sẵn trong thị xã chờ phối hợp với đoàn biểu tình Duyên Hà- Tiên Hưng
Cuộc biểu tình Duyên Hà- Tiên Hưng bị địch đàn áp dữ dội: “Ngoài
hơn 30 người bị bắt tại cuộc biểu tình, chỉ ít ngày sau, hơn 200 người khác
tiếp tục bị địch bắt giữ” [31, Tr.3] Ngay tối 1-5, đồng chí Hoàng Kỳ cũng sa
vào tay địch Tỉnh ủy cử đồng chí Nguyễn Văn Phúc làm bí thư
Tiếng vang cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hải- Tiên Hưng chưa dứt, thì sau đó, cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải lại tiếp tục nổ ra Ngày
Trang 3114- 10- 1930 nông dân Tiền Hải vùng dậy đấu tranh Năm giờ sáng ngày 14- 10- 1930, tiếng trống làng Nho Lâm nổi lên, tiếp đó là tiếng trống ở Đông Cao, Thanh Giám, đoàn biểu tình của ba làng hợp lại thành một đoàn gồm hơn 700 người Dưới sự chỉ huy của đồng chí Phan Ái, đoàn biểu tình rầm rộ tiến về phía huyện đường Tiền Hải Địch tiến hành khủng bố những người biểu tình, chúng bắt 40 người, trong đó có 6 đảng viên và đồng chí Phan Ái Đến 10 giờ trưa, cuộc biểu tình phải giải tán
Sau khi cuộc biểu tình Tiền Hải bị đàn áp, Trung ương Đảng đã ra lời kêu gọi quần chúng đấu tranh phản đối chế độ thực dân Pháp Nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng đã diễn ra trong tỉnh
Cao trào cách mạng năm 1930, mà đỉnh cao là hai cuộc biểu tình Duyên Hà – Tiên Hưng và Tiền Hải, là cao trào cách mạng của nông dân Thái Bình dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Đảng bộ Thái Bình Điều đó thể hiện năng lực vận động quần chúng; tổ chức quần chúng đấu tranh, tinh thần cách mạng tiến công và bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng bộ Thái Bình; ngoài ra đã chứng tỏ nhân dân nói chung, nông dân nói riêng, rất nhiệt tình cách mạng, tin tưởng vào sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng
2.1.3 Lãnh đạo đấu tranh giữ gìn phong trào, duy trì cơ sở (1932- 1935)
Trước bão táp cách mạng của nhân dân Việt Nam, Thực dân Pháp vô cùng hoảng hốt, chúng thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng và Xứ ủy đã tăng cường chỉ đạo các địa phương chống khủng bố, giữ gìn củng cố lực lượng, duy trì phong trào cách mạng Hội nghị Trung ương tháng 10 - 1930 ra nghị quyết “Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng” Tiếp đó, ngày 18- 11- 1930, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị về thành lập Hội phản đế đồng minh,
Trang 32chủ trương thành lập Mặt trận, tranh thủ mọi tầng lớp tham gia cách mạng, khắc phục tình trạng phong trào cách mạng đơn độc trong công nông
Ở Thái Bình, sau các đợt khủng bố ác liệt hai cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà- Tiên Hưng và Tiền Hải, địch tiếp tục lùng sục khắp nơi trong tỉnh Đến ngày 28- 3- 1931, toàn tỉnh còn 67 đảng viên Từ 18- 1- 1931 trở đi các chi bộ được thành lập Đến tháng 3 - 1931 toàn tỉnh còn 3 chi bộ Đến tháng 4- 1931 toàn Ban Tỉnh ủy Thái Bình bị địch bắt hết, tỉnh không còn ban lãnh đạo
Tháng 8- 1931, đồng chí Trần Quang Tặng về kiểm tra phong trào cách mạng Thái Bình: “ Đến thời điểm này, huyện Kiến Xương còn 5 chi bộ, huyện Thái Ninh còn 3 chi bộ, Thụy Anh còn 1 chi bộ, Tiền Hải còn 2 chi bộ” [31, Tr.6]
Sau khi kiểm điểm tình hình, bàn bạc công tác, hội nghị bầu Ban Tỉnh
ủy mới, gồm 5 đồng chí, đồng chí Trần Đức Thinh làm Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh xuất bản tờ báo “phấn đấu” và in lại báo “Tiến lên” của Xứ ủy để làm tài liệu phân phát cho cơ sở Cuối tháng 1- 1931 Ban tỉnh ủy này bị tan vỡ
Tháng 1- 1932, đồng chí Nguyễn Thế Long triệu tập một hội nghị cán
bộ tại nhà một đảng viên ở Thần Đầu (Thái Ninh) Hội nghị quyết định phân công chắp lại các mối, củng cố các cơ sở cách mạng, nhất là các chi bộ Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng cách rải truyền đơn, xuất bản báo; cử ban Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Thế Long làm Bí thư Đến mùa hè năm 1932, toàn ban Tỉnh ủy đã bị địch bắt không còn đồng chí nào
Tháng 2- 1932, đồng chí Phạm Quang Lịch triệu tập hội nghị tại Bình
An, thành lập Ban tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí, do đồng chí Phạm Quang Lịch làm Bí thư Sau khi thành lập, Ban Tỉnh ủy chủ trương: bắt liên lạc, chắp