TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TRÀN THỊ HẢO
MOT SO GIAI PHAP NHAM THUC DAY CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA NONG NGHIEP, NONG THON Ở KIM BANG
(HA NAM) TRONG GIAI DOAN HIEN NAY
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Kinh té Chinh tri
Người hướng dẫn khoa học
Th.S TRÀN THỊ HÒNG LOAN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính
trị, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tô Kinh tế chính trị, các cô chú phòng
Nông nghiệp và PTNT Kim Bảng cùng gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Th.S Trần Thị Hồng Loan - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ báo và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành khóa luận của mình
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do diều kiện hạn hẹp về thời gian
và do sự hạn chế về khả năng của bản thân nên khóa luận của em không tránh
khỏi những thiếu sót.Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và bạn đọc để khóa luận này được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn, chi bao tận tình của Th.S Trần Thị Hồng Loan, không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trang 4CAC CUM TU VIET TAT
CNH : Công nghiệp hóa
CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HDH : Hiện đại hóa
Trang 5MỤC LỤC
Chương 1 MỘT SÓ LÝ LUẬN CƠ BẢN VẺ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 12
1.1 Một số khái niệm cơ bản 12 1.2 Sự cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
huyện Kim Bảng (Hà Nam) hiện nay .- 5 555535 se +sereeeeees 16
1.3 Nội dung của CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở huyện
f0 8010) 22
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở HUYỆN KIM BẢNG TRONG GIAI ĐOẠN
;19180.S ”.”Ốồ'®-”'-” 27
2.1 Những thành tựu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bang trong giai đoạn hiỆn Ty . - 5 +5 + *sE*ekekekrkkekekreeeee 27 2.2 Những hạn chế của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim I10150049:15g34110300-08019i0/-) 1 35 2.3 Nguyên nhân gây ra những hạn chế của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng hiện nay .- G133 1 911 1E ng ng re 40
Chương 3 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÂY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở KIM BẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Những định hướng cơ bản . - + + sex vssseeEekreeeerereree 44
3.2 Một số giải pháp nhằm thúc đây quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
Trang 6L4eu00050010177 7 57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, sản phẩm nông nghiệp là nhu cầu cơ bản của con người Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, sản phẩm nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loài người Chính vì thế, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương to lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta Vì quá trình này đã thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển theo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư ở nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt
các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước đưa nông thôn nước ta phát triển văn minh, hiện đại
Nước ta đang tiến hành CNH, HĐH với điểm xuất phát thấp là nền nông nghiệp lạc hậu, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn thì CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn là vấn đề trọng tâm của CNH, HĐH đất nước Đại hội
Đảng lần thứ VIIT đã khẳng định: “Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển tồn diện nơng - lâm - ngư gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu” [7, tr.86]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định:
Hiện nay và trong những năm tới vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng Phải luôn coi trọng đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn,
Trang 7Huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam là một trong những huyện nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển Do vậy, để bắt kịp với xu thế chung của đất nước, để đưa kinh tế huyện Kim Bảng phát triển, nâng cao đời sống cho nhân
dân đồng thời góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội thì
Đảng bộ và nhân dân Kim Bảng tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, để đây mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Kim Bảng thì Đảng bộ và nhân dân huyện phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn và thách thức
Là một người con sinh ra trên quê hương Kim Bảng, nhận thức được những tồn tại và thách thức đang đặt ra cho quê hương mình, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn của huyện nhà Đây chính là lý do tôi
chọn đề tài: “Mộ số giái pháp nhằm thúc đấy CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở Kim Bảng (Hà Nam) trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề
Trong những năm qua, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu:
Tác giá Hoàng Xuân Xanh (2002), với bài: “Máy giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐDH nông nghiệp và nóng thôn”, Tạp chí Cộng sản (28) Trong bài viết này, tác giả đề cập đến những giải pháp cụ thể, đồng bộ để đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung
Tác giả Ngô Văn Giang (2003), với bài: “Về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo yêu câu rút ngắn ở nước fa”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
(303) Tác giá cho rằng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số nội dung
Trang 8vậy, quá trình này có thể rút ngắn một cách thích hợp để chúng ta tiến nhanh hơn đến những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Tác giả Hồ Văn Vĩnh (2008), với bài: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản (786) Trong bài viết này, tác giả đi sâu nghiên cứu vai trò của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung, từ đó đề ra yêu cầu đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trong tình hình mới
Các bài viết của các tác giả trên nghiên cứu về vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung Tuy nhiên, để nghiên cứu một cách cụ thể về quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các địa phương trong cả nước nói riêng thì chưa được đề cập nhiều
Bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nước, huyện Kim Bảng (Hà
Nam) tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Qua mỗi kì Đại hội
Đảng bộ huyện, những vấn đề kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực đều được tổng
kết, phân tích, đánh giá để thấy rõ hơn những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và đưa ra nhiệm vụ, giải pháp chung cho phát triển kinh tế - xã hội ở giai doan sau
Tuy vậy, nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc những thế mạnh, thực
trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng để đưa ra nhiệm vụ,
giải pháp cụ thể, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn thì trong thời gian qua vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể Do đó, đề tài nghiên cứu của tôi sẽ đi vào nghiên cứu theo hướng này và nó không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu 3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Trang 9Mục đích của khóa luận là nghiên cứu tống quát vai trò và nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng; trên cơ sở tìm hiểu thực trạng ƠNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm đây mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ vai trò và nội dung cua CNH, HDH nông nghiệp, nông
thôn ở huyện Kim Bảng đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội toàn huyện
Hai là, chỉ ra thực trạng (thành tựu, hạn chế) cua qua trinh CNH, HDH
nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng hiện nay
Ba là, đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản để đây mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bang trong lĩnh vực kinh tế ở giai đoạn hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
- Khóa luận lấy phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận của mình
- Ngoài việc sử dụng những phương pháp chung của nghiên cứu khoa học, khóa luận chú trọng vào phương pháp phân tích và tống hợp, phương
Trang 106 Ý nghĩa của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài tiếp tục bố sung, làm rõ, hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận xung quanh vẫn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước nói chung và của huyện Kim Bảng nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc đánh giá thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng, đề tài bước đầu đưa ra được một số giải pháp cơ bản, có hệ thống
và tính khả thi nhằm thúc đây quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Kim Bảng trong thời gian tới Từ đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
toàn huyện Kim Bảng
7 Kết cầu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
Trang 12Chương 1
MỘT SÓ LÝ LUẬN CƠ BẢN VẺ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm nông nghiệp, nông thôn
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự
nhiên, những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ âm, lượng mưa
trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi Do vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất có năng suất lao động thấp Hơn nữa, đây là ngành sản xuất mà việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán đã có từ hàng nghìn năm nay
Ở các nước chậm phát triển, nông nghiệp thường chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, các lĩnh vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau Xét về
mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế:
Trang 13đó nông - lâm - ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu Xét về mặt kinh tế - xã
hội, kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể, kinh tế cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông
thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh hoa màu, vùng trồng cây ăn quả, vùng trồng cây công nghiệp
1.1.2 Khai niém CNH, HDH
Ở thế kỷ XVII, XVIII khi các cuộc cách mạng công nghiệp được tiến
hành ở Tây Âu, CNH được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng
lao động sử dụng máy móc Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và
khoa học - công nghệ, khái nệm CNH cũng có sự thay đổi
Đường lối CNH được Đảng ta xác định từ những năm 60 của thé ky XX và qua các kỳ Đại hội Đảng VII, VII, IX và X, Đường lối đó tiếp tục được
khẳng định Tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Đảng ta khẳng định: “CNH đi đôi với HĐH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [17, tr.1332]
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại và
kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành CNH, HĐH ở các nước trên thế giới cũng như từ thực tiễn CNH, HĐH ở Việt Nam, khái niệm CNH, HĐH được Dang
ta xác định:
CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế
- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự
phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ
Trang 14Ở nước ta, CNH phải gắn liền với HĐH nhằm rút ngắn khoảng cách
giữa nước ta với các nước trên thế giới HĐH được hiểu là quá trình ứng dụng
và trang bị những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội Nói cách khác
đó chính là quá trình chuyên từ “xã hội cỗ truyền” sang “xã hội hiện đại” trên tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Trong đó đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế như mức độ phân công lao động ngày càng
cao, sử dụng khoa - công nghệ mới hiện đại vào quá rình sản xuất một cách
phố biến, sự lớn mạnh của các hệ thống thương mại và các phương tiện giao
dịch thương mại
CNH, HĐH là một tất yếu khách quan ở mọi quốc gia, đặc biệt với
những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Sở dĩ như vậy vì trên thế
giới đang điễn ra cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri
thức ngày càng phát triển thì việc gắn CNH với HĐH sẽ cho phép nước ta tranh thủ ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới, tiếp
cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế -
xã hội
Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cầu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tỉnh thần cao, quốc
phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Từ nay đến 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp [7, tr.80]
1.1.3 Khái niệm CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn
Trang 15nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có
hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp
nhiệt đới, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao năng xuất lao động xã hội trong nông nghiệp nông thôn; xây dựng nông thôn mới giàu có, công bằng, dân chủ, văn minh và xã hội chủ nghĩa [ 2, tr.243]
Thực chất của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp và bộ mặt
kinh tế - xã hội nông thôn, thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ giới, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động sản xuất vật chất phi nông nghiệp nhằm khai thác mọi tiềm năng để tạo ra
năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, từ đó làm thay đổi diện
mạo nông thôn tiễn gần đến thành thị Trong đó, CNH nông nghiệp, nông thôn là quá trình chuyến dịch cơ cầu kinh tế, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất khu vực nông nghiệp, nông thôn
Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ như kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp Điều đó có nghĩa là không chỉ phát triển công nghiệp nông thôn mà bao gồm
cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, đời
Trang 161.2 Sự cần thiết phải tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
huyện Kim Bảng (Hà Nam) hiện nay
1.2.1 Tính tat yễu khách quan của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 6 huyén Kim Bang hién nay
1.2.1.1 CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng phù hợp với quy luật phát triển chung của đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 -1996), Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã xác định đưa nước ta chính thức bước vào thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước
Nước ta tiễn hành CNH, HĐH từ một điểm xuất phát thấp, nền nông
nghiệp lạc hậu, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề trọng tâm của CNH, HĐH đất nước Nghị quyết
của Đại hội VIII khẳng định: “Đặc biệt coi trọng ƠNH, HĐH nông nghiệp,
nơng thơn, phát triển tồn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khâu” [7, tr.86]
Tiếp theo đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: Hiện nay và trong những năm tới vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng
Phải luôn luôn coi trọng đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa
lớn đa dạng, phát triển nhanh [9, tr.190]
Trước tình hình đặt ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam khóa 17 ra Chỉ
thị số 15/CT - TƯ ngày 4 tháng 5 năm 2000 và Kế hoạch số 08/KH - UB ngày 10 tháng 5 năm 2000 của UBND tỉnh Hà Nam về “dồn điền đối thửa, khắc
Trang 17NQ/TƯ ngày 21 tháng 4 năm 2011 về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn
Ý Đảng hợp với lòng dân, nhân đân trong tỉnh tích cực thực hiện Nghị quyết mà Đảng và Tỉnh ủy Hà Nam đã đề ra
Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Ban Thường vụ Tinh ủy Hà Nam về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bảng chung tay cùng nhân dân cả nước tiễn hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Nhu vay, CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng (Hà Nam) là một tất yếu bởi nó phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của đất nƯỚC
1.2.1.2 Những điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến sự cần thiết phải tiễn hành CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim
Bảng
*Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí địa lý: Kim Bảng là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60km, phía Bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức (Hà Nộ)), phía Tây giáp huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý (Hà Nam), phía Nam giáp huyện Thanh Liêm
Toàn huyện có 17 xã và 2 thị tran Huyén Kim Bang gan truc quéc 16 1A, 21A, 21B, 38B, vi vay rat thuận tiện giao lưu văn hóa với các vùng trong va
ngoài tỉnh
- Địa hình: Huyện Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên có địa hình đa dạng Phía Bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía Nam
Trang 18nhiều điều kiện thuận lợi song gây không ít khó khăn cho việc quy hoạch phát
triển nông nghiệp
- Khí hậu: Huyện Kim Bảng khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng nhiệt đới gió mùa, mùa đông và mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều Từ đó tạo nhiều điều kiện đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi nhưng
cũng gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
- Đất đai: Tổng diện tích toàn huyện Kim Bảng là 18 487,2 ha trong đó
đất nông nghiệp chiếm 42,3%, đất lâm nghiệp 32% Vùng đồng bằng có đất
phù sa được bồi và đất phù sa không được bồi va dat phù sa gley Dat vùng gò đồi có nhiều khả năng để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất trồng rừng đến nay là 1184,1 ha Những năm gần đây nhân dân đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả như nhãn, na, vai
đem lại thu nhập cao
- Nguồn nước: Nhiều xã ở huyện Kim Bảng đã khai thác được nguồn
nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như ở xã Nhật Tân, Nhật Tựu, Văn Xá,
Đồng Hóa Ngoài ra Kim Bảng còn có nguồn nước mặt sông Đáy rất rồi rào phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, đời sống dân sinh và đáp ứng yêu cầu của huyện trong những năm tới
Từ vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước của
huyện Kim Bảng cho thấy muốn đưa kinh tế nông nghiệp của huyện phát triển
thi tat yếu phải tiền hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
*Điều kiện kinh tế - xã hội
Trang 19nông nghiệp là hơn 52 nghìn người Lực lượng lao động có trình độ còn rất thấp đặc biệt là lao động trong nông nghiệp
- Cơ sở hạ tầng: Đã được xây dựng, có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt Tuy nhiên, mạng lưới giao thông phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn còn chưa được chú trọng
Như vậy, xuất phát từ một nền kinh tế có trình độ thấp, dân cư chủ yếu
sống bằng lao động nông nghiệp, có đặc điểm địa hình đa dạng, phức tạp, khí hậu nhiệt đới gió mùa, sản xuất manh mún Tất cả những điều kiện tự nhiên
và điều kiện kinh tế - xã hội ấy dẫn đến tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng đưa đời sống của người nông dân
kham kha hon, gop phan vào việc phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện
1.2.2 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng góp phân
thúc đấy quá trình xây dựng và phát triễn kinh tế - xã hội của toàn huyện
1.2.2.1 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn góp phân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện Kim Bảng
Với diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp chiếm tới 70% và dân số lao
động trong nông nghiệp cũng chiếm tới 70% dân số lao động toàn huyện thì việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng góp phần thúc
đây kinh tế huyện phát triển Bởi nông nghiệp nông thôn là khu vực kinh tế
rộng lớn với nhiều tiềm năng phong phú, đã và đang tạo ra nhiều tiền đề quan
trọng không thể thiếu đảm bảo thắng lợi cho tiễn trình CNH, HĐH của toàn
huyện Kim Bảng Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phâm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện và còn xuất khẩu
Trang 20nghiệp và công nghiệp chế biến Mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn là phát triển cân đối giữa nông nghiệp hàng hóa với công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông - lâm - thủy sản; giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nhóm cây lương thực và cây trồng khác, giữa đàn gia súc và gia cầm theo hướng tích cực ưu tiên xuất khẩu
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng làm thay đổi diện mạo kinh tế của huyện, đưa kinh tế nông thôn của huyện phát triển, góp
phần củng có, tăng cường quan hệ sản xuất mới, đảm bảo cho lực lượng sản
xuất phát triển nhanh, tạo động lực mới thúc đây tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện
1.2.2.2 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn góp phần ốn định đời sống xã hội của huyện Kim Bảng
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng từ đó gắn nông nghiệp với công nghiệp, phát triển các thị tran, các xã, các ngành nghề, đây
nhanh phân công lại lao động, lực lượng lao động sẽ có sự chuyền dịch từ
ngành nông nghiệp sang các ngành công nghệp và dịch vụ ở nông thôn Từ đó góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm cho người lao động, cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân mà trước hết là nông dân trong huyện Qua đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng góp phần quyết định trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ở nông thôn, nâng cao
trình độ dân trí, là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị - xã hội của huyện
Trang 211.2.2.3 CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn góp phẩn xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bảng
Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích thúc đẩy nông
nghiệp, nông thôn phát triển, cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thần của người
dân, chuyển dịch nguồn lao động lớn trong nông nghiệp, nông thôn Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cầu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày
càng hiện đại” [2I, tr l]
Nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH, UBND huyện Kim Bảng ban hành: “Đề án xây dựng nông thôn mới đến năm 2020” với mục tiêu chung là: Xây dựng nông thôn mới huyện Kim Bảng giàu đẹp,dân chủ, văn minh và có những nội dung chủ yếu sau:
+ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể, rõ ràng, phù hợp hiện đại,
đồng thời tạo điều kiện cho tương lai phát triển
+ Xây dựng nông thôn mới có kết cầu hạ tầng từng bước hiện đại
+ Cơ câu kinh tế và các hình thức tô chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ
+ Xã hội nông thôn dân chủ, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi
trường sinh thái được bảo vệ
+ An ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tỉnh thần của
người dân được nâng cao
Trang 22quyết định trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ở nông thôn,
nâng cao trình độ dân trí, là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị - xã hội của huyện
Kim Bang
Từ những vai trò quan trọng trên thì CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện
Tóm lại, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc đổi mới hiện nay Đó là con đường đưa nông nghiệp, nông thôn huyện Kim Bảng nhanh chóng thoát khỏi khó khăn để
tiến hành sản xuất hàng hóa hiện đại Do vậy, chúng ta cần tập trung mọi
nguồn lực đê đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đưa huyện Kim Bảng ngày càng trở nên giàu mạnh
1.3 Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng hiện nay
1.3.1 Chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Kim Bảng theo hướng
CNH, HDH
Đó là xây dựng hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển nền nông nghệp hàng hóa; đưa kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng chuyền biến từ nền
kinh tế lạc hậu, độc canh cây lúa, năng suất thấp sang nền kinh tế đa dạng, sản
xuất hàng hóa năng suất cao
Chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Kim Bảng theo hướng CNH, HĐH là gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ nông thôn Từ đó tăng ty trọng của ngành công nghiệp và dịch vy, giảm ty trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn Cụ thể:
Trang 23+ Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất trên quy mô lớn từng bước hiện đại: vùng chuyên canh trồng lúa, rau màu, vùng chuyên canh trồng cây
xuất khẩu ( Dưa chuột, ngô ngọt, bí đỏ, bí xanh )
+ Chuyến từ chủ yếu là trồng trọt sang chăn nuôi, áp dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi những chân ruộng trũng sang sản xuất đa canh cho hiệu quả cao
- Trong công nghiệp và tiêu thủ công nghiệp phục vụ nông thôn:
+ Đây mạnh sản xuất công nghệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp Xây dựng các nhà máy chế biến, bảo quản nông sản trên địa bàn huyện nhằm nâng cao chất lượng nông sản đồng thời tạo công ăn việc làm cho người lao động
+ Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân
- Thương mại và dịch vụ:
+ Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn huyện
+ Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như
phân bón, thuốc trừ sâu, giông cây trồng, vật nuôi, dịch vụ internet
1.3.2 Ung dụng tiễn bộ khoa học - công nghệ vào trong nông nghiệp, nông thôn ở Kin Bảng
CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn huyện Kim Bảng chính là việc áp
dụng rộng rãi công nghệ sinh học, tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào các
Trang 24công nghiệp chế biến nông sản theo hướng hiện đại, sạch, nâng cao giá trị nông phẩm trong nhu cầu tiêu đùng của nhân dân và xuất khâu trong cả nước
Từng bước thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa
trong nông nghiệp, nông thôn của huyện Kim Bảng Cụ thể:
+ Cơ khí hóa: Đưa tiễn bộ của ngành cơ khí vào nông nghiệp, sử dụng các loại máy móc trong sản xuất nông nghiệp Cần tập trung cơ giới hóa các khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch Cơ giới hóa khâu vận tải để vận chuyên nông sản, hàng hóa
+ Thủy lợi hóa: Mở rộng diện tích đất canh tác được tưới tiêu, trước hết
cần tập trung vào các vùng trọng điểm cây lương thực, cây xuất khẩu
+ Điện khí hóa: Đưa điện vào nông nghiệp, nông thôn nơi có điều kiện
ưu tiên thủy lợi hóa và chế biến nông sản
+ Hóa học hóa: Sử dụng rộng rãi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh
với quy trình kỹ thuật phù hợp cho từng loại cây trồng ở từng thời điểm thích hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất
1.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực ở Kim Bảng đáp ứng yêu cau CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn
Con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất, là yếu tố đóng vai trò quyết định hàng đầu trong lực lượng sản xuất của xã hội Chính vì thế con
người vừa là điểm khởi đầu, vừa là điểm kết thúc của mọi biến đối xã hội Nói
về điều này, Ăngghen nhấn mạnh: “Chỉ có phương tiện cơ giới và hóa học phù hợp thì không đủ, còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người, sử dụng những phương tiện đó nữa” [14, tr 474] Vì vậy để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng thì một nội dung không thể thiếu đó là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Kim Bảng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông
Trang 25Nguồn nhân lực bao gồm: Đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ
khoa học - kỹ thuật có trình độ cao, lực lượng lao động phổ thông phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH
Đào tạo nguồn nhân luc phuc vu cho CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn Kim Bảng gồm những nội dung sau:
+ Mở các lớp hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn
+ Tổ chức và thực hiện các chương trình khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư để người dân tham quan, học tập kinh nghiệm
+ Mở các lớp đào tạo, bồi đưỡng kiến thức quản lý, kỹ thuật cho các cán
bộ nông nghiệp, các cán bộ hợp tác xã, xã viên và chủ trang trại
+ Tập huấn chuyên giao tiến bộ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân
+ Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân đặc biệt là người nông dân nhằm nâng cao trí lực, thể lực của người dân góp phần hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội
Chuyên dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn từ lao động thủ công sang lao động cơ giới, giải phóng mạnh mẽ lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn Kim Bảng
Trọng tâm là nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn người lao động, đào tao
lại đội ngũ cán bộ quản lý trong nông nghiệp
1.3.4 Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Kim Bảng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn
Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn để tạo tiền đề vật chất cho sự
phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng
Trang 26trong tồn huyện đạt nơng thôn mới hiện đại Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm nhiều nội dung: điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch cho nông thôn và các cơ sở dịch vụ kinh tế xã hội khác Các bộ phận này có quan hệ
khăng khít, hỗ trợ nhau
Khai thác tốt các nguồn vốn để triển khai các dự án trọng điểm:
+ Về giao thông, đầu tư xây dựng các trục đường xã, liên xã được nhựa
hóa hoặc bê tông hóa; các trục đường thôn xóm được cứng hóa, sạch sẽ
+ Về thủy lợi, cứng hóa đường đồng, xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện
phục vụ sản xuất và thu hoạch nông sản
+ Kiên cố hóa trường lớp, trụ sở làm việc của UBND, nhà văn hóa các xã, các trạm cấp nước sinh hoạt tập trung, xây dựng nhà văn hóa thôn xóm
+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước thải gắn xây dựng mô hình nông thôn mới
+ Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới một số chợ trên địa bàn huyện
+ Đảm bao có các điểm phục vụ bưu chính viễn thông đến từng xã, có các điểm internet đến thôn xóm
Các nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và làm nền tảng cho
Trang 27Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN O HUYEN KIM BANG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Những thành tựu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng trong giai đoạn hiện nay
2.1.1 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh té nông thôn ở Kim Bảng đã đạt được
những thành tựu đáng kể
Thực hiện Nghị quyết 03 của Tinh ủy Hà Nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn đến nay, kinh tế huyện Kim Bảng đã thay đổi theo hướng thích ứng với cơ chế kinh tế mới Rõ nhất đó là sự thay đổi trong cơ cấu thành phần kinh tế Kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân tăng lên Công nghiệp và và dịch vụ nông thôn phát triển với nhiều ngành nghề, hình thức đa dạng, phong phú
Xu hướng cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện Kim Bảng là tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ nông thôn, giảm tỷ trọng của nông nghệp trong cơ cấu giá trị sản xuất Cụ thể năm 2005 nông nghiệp chiếm 49,3%, công nghiệp chiếm 32,5% và dịch vụ chiếm 18,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện Đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 31,7%, công nghiệp tăng lên là 39,4%, và dịch vụ cũng tăng lên 2§,9%.Đến năm 2011 tỷ trọng nơng nghiệp giảm xuống còn 30%, công nghiệp là 42%, dịch vụ
là 28% (Nguồn: Phòng Tài chính và Kế hoạch Kim Bảng)
Qua sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ năm 2005 đến 2011 cho thấy sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng đã có những thay đối theo hướng CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn
® Trong nông nghiệp:
Trang 28CTr/TU giúp sản xuất nông - lâm - thủy sản phát triển khá toàn diện Tính đến năm 2010 cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện đạt theo các lĩnh vực:
chăn nuôi thủy sản đạt 43,3%, trồng trọt 52,1% và dịch vụ là 4,6%; giá trị sản
xuất nông - lâm - thủy sản tăng 4,1% một năm
(Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT Kim Bảng)
+ Với trồng trọt tỷ lệ lúa lai đạt 40% diện tích, lúa chất lượng đạt 26%
diện tích; chuyển dịch đất cốt cao, đất mạ mùa sang trồng cây màu, cây hàng
hóa xuất khẩu đạt hiệu quả cao Năng suất lúa bình quân đạt 117,8 tạ/ha/năm
góp phần đảm bảo an ninh lương thực Huyện đã đây mạnh phong trào xây dựng cánh đồng trị giá 50 triệu đồng/ ha, đến nay đã đạt 80 triệu đồng/ ha;
diện tích được mở rộng từ 1060 ha (2005) lên 25.000 ha (2010), nâng gia tri
canh tác trên lha canh tác dat 73 triệu đồng Tổng sản lượng lương thực có
hạt năm 2010 là 70.517 tấn, duy trì diện tích cây trồng vụ đông từ 2800 đến
3000 ha, xây dựng và quy hoạch vùng sản xuất 3 vụ, 2 vụ (Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT Kim Bảng)
Dựa vào tiềm năng đổi rừng, huyện khuyến khích bà con tích cực cải tạo
vườn tạp trồng các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế như: nhãn, na, vải,
xoai , trồng cỏ voi để phục vụ chăn nuôi đê, bò, đồng thời cũng đã trồng
được 170,64 ha rừng
+ Bên cạnh đó, chăn nuôi thủy sản cũng phát triển mạnh, nhất là chăn nuôi tập trung ở các trang trại, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp, các vùng sản xuất đa canh Huyện đã chỉ đạo một số vùng đất trũng sang sản xuất đa canh Các điểm chăn nuôi thủy sản tập trung ở xã Thi
Sơn, Nhật Tân, Đồng Hóa, Ba Sao, Văn Xá cho hiệu quả cao Từ việc chuyển
Trang 29chăn nuôi thủy sản tăng từ 23% năm 2005 lên 43,3% năm 2010; dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2% lên 4,6% năm 2010
Nhờ có sự chỉ đạo sâu sát của UBND huyện Kim Bảng nên năm 2011
ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn huyện đã giành
được nhiều kết quả cao: tổng đàn lợn 77.600 con, tăng 119.000 con so với
năm 2005; đàn trâu 600 con tăng 25 con so với năm 2005; đàn bò 7300 con tăng 646 con so với năm 2005; đàn gia cầm 790.000 con tăng 43.000 con; đàn
dê 6.515 con; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1539,8 ha, sản lượng
cá tôm 4.597 tấn tăng I.566 tấn so với năm 2005 (Nguồn: Phòng nông nghiệp và PTNT Kim Bảng)
Như vậy, từ việc chuyên dịch các vùng đất trũng sang sản xuất đa canh làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt Chính từ những sự thay đổi này đã làm diện mạo kinh tế huyện Kim Bảng có những bước phát triển khá làm xuất hiện nhiều công ty chế biến nông sản trên địa bàn huyện và dịch vụ nông nghiệp cũng tăng lên đáng kể
® Trong cơng nghiệp và tiêu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp: - Công nghiệp:
Trên địa bàn huyện Kim Bảng có các công ty tư nhân chế biến nông sản đó là Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu nằm tại cụm công nghiệp Biên Hòa trên trục đường quốc lộ 2IB và công ty chuyên chế biến bảo quản lương thực và thức ăn chăn nuôi ở xã Ba Sao nằm trên trục đường 21A và một số doanh nghiệp, công ty Nhà nước khác Sự xuất hiện của các công ty chế biến, bảo quản nông sản trên địa bàn huyện Kim Bảng đã làm cho nông nghiệp gắn
với công nghiệp, dịchvụ, chất lượng của nông sản được nâng cao
- Tiểu thủ công nghiệp:
Phát triển các làng nghề, nghề tiêu thủ công nghiệp là định hướng lớn
Trang 30nghề, làng có nghề trên địa bàn huyện Kim Bảng từng bước phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Huyện Kim Bảng đã được tỉnh công nhận 3 làng nghề: Gốm Quyết
Thành, dệt Nhật Tân và làng nghề tổng hợp thu gom phế liệu ở Lạc Nhuế,
đồng thời huyện có 32 làng có nghề Đến năm 2009, mỗi xã đã có ít nhất I làng có nghề, vượt mục tiêu đề án phát triển làng nghề của tỉnh trước một
năm
Sự phát triển của các làng nghề góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng sức mua, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm tại chỗ và góp phần chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH
s Thương mại và dịch vụ nông nghiỆp:
Hệ thống thương mại, dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn Kim
Bảng ngày càng được phát triển, từng bước phù hợp với quy hoạch thị trấn, thị tứ, các điểm xây dựng nông thôn mới
Trên địa bàn huyện Kim Bảng đã và đang cải tạo, nâng cấp 15 chợ hiện
có, xây dựng mới chợ ở xã Tân Sơn và Hoàng Tây, các chợ còn lại cơ bản được chỉnh trang phục vụ cho việc trao đổi, mua bán nông sản của nhân dân
trong huyện
Tính đến năm 201 1, hầu hết các xã của huyện Kim Bảng đều có các trạm bảo vệ thực vật, có các đại lý, nhà phân phối giống cây trồng, vật nuôi, thuốc
trừ sâu, phân bón , từ đó làm cho quá trình sản xuất, nuôi trồng của người
nông dân trở nên dễ dàng hơn, năng suất cũng như chất lượng nông sản ngày càng cao
Mạng lưới bưu chính viễn thông, dịch vụ internet ngày càng được nâng
cao, phát triển một số dịch vụ mới (email, ADSL ) nhằm đáp ứng nhu cầu
của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống dân cư nông thôn
Trang 31nghệp đã gắn nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ góp phần đưa kinh tế nông thôn Kim Bảng phát triển
2.1.2 Vấn đề ứng dụng tiễn bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn ở Kừùn Bảng ngày càng được thực hiện rộng rãi
Nông nghiệp là ngành kinh tế có năng suất và hiệu quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Do đó có thể nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả sản xuất nhờ vào sự chủ động của con người trước tự nhiên
Đây chính là vai trò của tiến bộ khoa học - công nghệ trong quá trình thúc đây sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn
Hiện nay, trên địa bàn huyện Kim Bảng có một trạm khuyến nông, mỗi xã có một khuyến nông cơ sở và có từ 5 đến 7 câu lạc bộ khuyến nông, để từ
đó tiếp nhận, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học trực tiếp đến với người nông dân Huyện tiếp nhận chuyên giao cho 16.770 lượt người các kỹ
thuật về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản
- Ứng dụng công nghệ sinh học:
+ Trong chăn nuôi, thực hiện cải tạo đàn bò vàng, đàn dê, đàn lợn nái
giống ngoại; đưa các giống con nuôi thủy sản mới vào sản xuất chăn nuôi như tôm càng xanh, lợn siêu nạc, bò lai sind, ngan pháp, gà tam hoàng, gà quế
lâm Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, khuyến khích các hộ chăn nuôi bằng cách áp dụng nền đệm lót sinh học, chăn
nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô vùa và lớn Thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho đàn gia súc gia cầm Áp dụng nuôi bò sữa tại 2 xã Khả Phong và Ba Sao tính đến năm 2011 tổng số đàn hơn 100 con
+ Trong trồng trọt, áp dụng nhiều giống lúa mới cho năng suất cao: lúa
lai Fl (tap giao 4), lúa lai 2 dòng, Khang dân 1§, Q5 Về sản xuất cây vụ
Trang 32xanh, ngô ngọt Và Hội nông dân của huyện còn khuyến khích người nông dân sử dụng phân bón hữu cơ thân thiện với môi trường, không gây độc hại mà đem lại hiệu quả kinh tế cao Với những chân ruộng trũng, cấy lúa hiệu quả thấp, ngành đã chỉ đạo chuyên đổi chân ruộng trũng sang mô hình trang
trại sản xuất đa canh đem lại hiệu quả kinh tẾ cao
- Cơ giới hóa: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 máy gặt, và phấn đấu mỗi một xã sẽ có máy gặt đập liên hoàn Ngoài ra còn có máy cày, máy kéo thay cho sức lao động của con người và sức cày kéo của trâu bò Trong chăn nuôi còn thay thế các công đoạn thái rau cỏ, bơm nước đến nay đều sử dụng máy móc
- Thủy lợi hóa: Xây dựng các trạm bơm ở từng xã, kiên cố hoá kênh mương, đáp ứng yêu cầu của sản xuất 3 vụ
- Điện khí hóa: Đã đưa điện tới tất cả các xã, không những phục vụ cho sinh hoạt mà còn cho sản xuất
- Hóa học hóa: Hội khuyến nông của huyện Kim Bảng đã và đang hạn
chế các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu độc hại mà chỉ ưu tiên đưa
các hóa chất ít độc hại vào đồng ruộng, bao gồm: Phân bón vi sinh vật, thuốc
bảo vệ thực vật sinh học, IBM (phòng dịch tổng hợp) và áp dụng các tiến bộ
trong quy trình thâm canh bảo vệ cây trồng
2.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực của nông nghiệp, nông thôn Kim Bảng ngày càng được nâng cao
Trang 33Các cán bộ ở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kim Bảng đều
có trình độ đại học trở lên Các cán bộ cấp xã thì 100% trình độ trung cấp trở lên
Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư được thiết lập rộng rãi trên địa bàn huyện với đội ngũ cán bộ đông đảo, nhiệt huyết để phố biến kiến thức khoa học - kỹ thuật và chuyên giao công nghệ cho người lao động ở
nông thôn bằng nhiều hình thức thích hợp như tập huấn, làm mẫu
Toàn huyện có một trung tâm dạy nghề, Phòng Công thương và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề cho nông đân Các cán bộ huyện thường xuyên xuống các xã phô biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như nuôi trồng cho nông dân Về cơ bản, nông dân Kim Bảng đã nắm được các quy trình sản xuất nông nghiệp, sử dụng các công nghệ mới vào sản xuất Mặc dù đa số nông dân chưa qua đào tạo cơ bản nhưng thực tế họ đã tự đào tạo bằng quá trình lao động, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua tổ chức khuyến nông, các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Nhà nước và qua các chỉ hội thôn xóm
Thực tế nhiều hộ nông dân bằng kinh nghiệm, bằng những điều học hỏi
được đã mạnh dạn làm những trang trại, mô hình VAC đưa kinh tế của gia
đình trở nên khá giả Và chính từ đây, đời sống của người nông dân được
nâng cao, họ tiếp cận nhiều hơn vơi những khoa học - công nghệ hiện đại, họ
truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và từ đó chất lượng nguồn lao động nông thôn ngày càng được nâng cao
2.1.4 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn Kim Bảng ngày càng được hoàn thiện
Trang 34hoạt, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, công trình văn hóa, thể thao, trạm y tẾ,
trường học, thông tin liên lạc
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy Hà Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Nhờ sự tập trung đầu tư của Tỉnh ủy Hà Nam, huyện ủy Kim Bảng cùng với sự đóng góp của nhân dân Kim Bảng, cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, ăn, ở, đi lại, học
hành của người dân nông thôn được cải thiện đáng kể Bộ mặt kinh tế - xã
hội của nông thôn Kim Bảng có sự thay đổi rõ rệt:
+ Hệ thống giao thông được đầu tư, nâng cấp và đưa vào sử đụng hiệu quả: Đường tỉnh 7,7 km (ĐT 498B, ĐT 9031), đường huyện 17,4 km (Nguyễn Uý - Kim Bình, Đại Cương - Nhật Tân), đường liên xã 4,2 km (Tân Sơn - Lê Hồ) và đường giao thông nông thôn 65,97 km Xây dựng đường D2,
D7,Thi Tran Qué, duong Cau Den - Miéu Chanh, duong Dang Xa, duong
Hoàng Tây - đê sông Nhuệ, đường từ QL 38 - Thuận Đức (xã Nguyễn Uý), đường xã Thụy Lôi
Cải tạo, nâng cấp xong sân vận động, bến xe khách, xây dựng trụ sở làm việc của Mặt trận Tổ quốc, UBND huyện, trung tâm dạy nghề, khu tái định cư
kè Thị Trấn Quế, hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Tam Chúc Hầu hết,
đường làng, ngõ xóm trên địa bàn huyện đã được bê tông hóa
+ Về thủy lợi: Tính đến năm 2011 trên địa bàn huyện Kim Bảng đã xây
dựng được 441,53 km kênh mương, 904 cống nước và toàn huyện có 44 trạm
bơm phục vụ cho tưới tiêu Nhờ các hệ thống thủy lợi, nông nghiệp Kim Bảng
có những bước phát triển khá Hệ thống đê sông Đáy, sông Nhuệ đang được
tu bổ, nâng cấp và kiên cố đã hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra
+ Về hệ thống điện: Hầu hết các hộ nông dân được sử dụng điện lưới
quốc gia Huyện đang từng bước bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện
Trang 35+ Về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường: Huyện xây dựng công trình cấp nước tập trung cho 13/19 xã, xây dựng 2 Nhà máy nước, 4 trạm tăng áp Xã Khả Phong xây dựng Nhà máy nước sử đụng vốn WB
Thu gom và xử lý rác thải đến 99% Xây dựng 4 bãi rác tập trung chia đều bốn khu Đông - Tây - Nam - Bắc của huyện
+ Trong lĩnh vực xã hội: Các công trình phục vụ sự nghiệp văn hóa xã
hội được quan tâm đầu tư, xây dựng mới 6 trạm y tế; cải tạo nâng cấp Bệnh viện Da khoa huyện kiên cố hóa 406 phòng học, 9 nghĩa trang liệt sĩ, 5 nhà văn hóa xã, 99 nhà văn hóa thôn xóm Xây dựng và thực hiện quy hoạch điểm dân cư nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tằng gắn xây dựng nông thôn mới
+ Thực hiện tích cực công tác giải phóng mặt bằng, đã giao 612,2 ha đất
thực hiện các dự án: dự án khu du lịch Tam Chúc, dự án kè sông Đáy, dự án
nhà máy xi măng Tân Tạo, dự án nhà ở thấp tầng Tiến Lộc, dự án quốc lộ 38,
dự án đường vành đai kinh tế T3
Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển đã góp phần tích cực vào
lưu thông hàng hóa, thu hút vốn đầu tư, thúc đây kinh tế - xã hội huyện Kim
Bảng phát triển
2.2 Những hạn chế của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng trong giai đoạn hiện nay
Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Bảng mặc
dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn tồn tại một số hạn chế:
2.2.1 Mặc dù sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ớ Kùn Báng đã
đạt được một số thành tựu song sự chuyển dịch cơ cấu kinh tễ ấy theo hướng CNH, HĐH diễn ra còn chậm so với yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Trang 36kinh tế nông thôn còn nặng về trồng trọt (khoảng hơn 50%) trong đó chủ yếu vẫn là cây lương thực chiếm ưu thế, cây ăn quả và cây xuất khẩu (dưa, bí đỏ, ngô ngọt) chiếm tỷ trọng nhỏ Sản xuất nông nghiệp ở một số xã còn phân
tán, quy mô nhỏ Ở một số xã miền núi như Ba Sao, Tân Sơn, Tượng Lĩnh,
Hoàng Tây tiến độ sản xuất còn chậm, chưa đem lại hiệu quả
Mặc dù có một số hộ gia đình mạnh dạn sản xuất trang trại nuôi tôm, cá,
ba ba kết hợp nuôi lợn, nuôi ga , đầu tư tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nhưng quy mô còn nhỏ, vốn ít, trình độ tay nghề người lao động thấp Vì vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng sản xuất và cần phải có sự trợ giúp của Nhà nước
Hơn nữa, số hộ làm kinh tế trang trại còn rất ít, chỉ chiếm gần 20% tổng số hộ nơng dân tồn huyện Điều khó khăn mà hầu hết người nông dân gặp phải đó là họ thiếu vốn, thiếu tay nghề, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất lớn Các hoạt đông trồng trot, chăn nuôi chủ yếu được thực hiên tự phát đưới quy mô gia đình, chủ yếu có mục đích thỏa mãn nhu cầu tại gia đình hay cung cấp hàng hóa cho các chợ địa phương, chưa lấy việc tạo nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến làm mục tiêu, động lực đề đầu tư, chăm sóc Vì thế giá cả sản
phẩm không cao
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của những dịch bệnh lớn xuất hiện ở gia súc, gia cầm trong khu vực và cả nước (dịch tai xanh, long móng lở mồm, H5NI) nên chăn nuôi của nhân dân gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhiều hộ gia đình bị thiệt hại lớn Do vậy, người nông dân không yên tâm đủ vốn để mở rộng sản xuất Mặt khác, các mặt hàng thủy sản chủ yếu là để phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng và các huyện lân cận Kim Bảng chưa có cơ sở chế biến thủy sản nào Nhìn chung, chất lượng nông sản còn thấp, hiệu quả chế biến chưa cao nên sức cạnh tranh của nông phâm trên thị trường khu vực
Trang 37Bên cạnh đó, dịch vụ nông nghiệp ở Kim Bảng cũng phát triển chậm Như vậy, nông nghiệp Kim Bảng còn mang đậm nét cô truyền, kém hiệu quả, cơ cấu ngành nông nghiệp chậm thay đổi, ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp chưa phát triển tương xứng với khả năng của nguồn nguyên liệu Các lĩnh vực có vai trò quyết định như công nghiệp, dịch vụ mới
bắt đầu xong còn diễn ra chậm Do vậy, cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho
từng ngành nông nghiệp với mục đích tạo ra đa dạng các sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa cao đáp ứng nhu cầu thị trường khu vực và trong nước, nâng cao giá trị và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp
2.2.2 Mặc dù việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ ngày càng được thực hiện rộng rãi, song khoa học - công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 6 huyén Kim Bang
Khoa học - công nghệ nhất là công nghệ sinh học đã góp phần quan trọng trong thúc đây CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, thực tế ở huyện Kim Bảng hiện nay cho thấy còn nhiều máy móc, công nghệ yếu kém và thiếu hụt nghiêm trọng Toàn huyện có 17 xã và 2 thị trần nhưng mới chỉ có 6 chiếc máy gặt, số lượng máy cày, máy kéo còn ít, đã cũ, mới chỉ có một số máy cày, máy kéo loại lớn
Việc sử dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
còn chưa phố biến, mới sử dụng ở một số hộ gia đình, vì vậy khiến cho chi
phí sản xuất tăng cao, việc sản xuất của người nông dân gặp nhiều khó khăn Về thủy lợi thì máy bơm nước đã cũ, sử đụng nhiều năm hay hỏng hóc gây khó khăn cho tưới tiêu nhất là vào vụ mùa, lũ lụt, hạn hán Vì vậy công
suất thực tế chỉ đạt 60% công suất thiết kế
Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông
Trang 38một tỉ lệ nhỏ trong sản xuất Công nghệ sinh học đặc biệt là vấn đề lai tạo
giống cây trồng, vật nuôi mới chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn
Trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản thì máy móc công nghệ yếu kém và thiếu hụt nghiêm trọng
Khoa học - công nghệ có vai trò rất quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhưng thực tế huyện Kim Bảng đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập Vì vậy, cần phải có nhiều biện pháp thích hợp để tháo gỡ những khó khăn trên
2.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực của nông nghiệp, nông thôn Kửừm Bảng tuy đã được nâng cao nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay
Nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Kim Bảng thời gian qua đã có những bước tiến đáng ghi nhận: lực lượng lao động trong nông nghiệp đông đảo, trình độ tay nghề của người lao động từng bước được nâng cao Song hiện nay, vấn đề dư thừa lao động nông nghiệp,
van đề chất lượng lao động cũng như trình độ chuyên môn, năng lực năm bắt,
tiếp cận, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào trong sản
xất của người nông dân còn nhiều hạn chế, đang tạo sức ép lớn đối với sự
phát triển kinh tế nói chung và sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng
Hầu hết lao động nông thôn tham gia sản xuất với các công việc như trồng trọt, chăn nuôi thường không cần qua trường lớp đào tạo mà làm theo
kinh nghiệm, theo kiểu “cha truyền con nối” từ thế hệ này sang thế hệ khác
Thực tế ở Kim Bảng hiện nay, phần lớn con em nông dân gặp rất nhiều
khó khăn trong việc học tập và tìm việc làm, xuất hiện tình trạng học bỏ dở
Trang 39Đó chính là những nguyên nhân dẫn tới lực lượng lao động nông nghiệp Kim Bảng vừa yếu về trình độ kĩ năng, vừa yếu về thể lực vì đa phần còn lại là người lớn tuổi và phụ nữ mới ở lại nông thôn Ngày nay, xu hướng thương
mại hóa diễn ra mạnh mẽ trong các lĩnh vực y tẾ, giáo dục đã xâm phạm và
phá hoại nhiều chuẩn mực đạo đức Kết quả là nguồn vốn xã hội bị suy giảm,
nhiều chính sách phúc lợi xã hội đến không đúng địa chỉ, thiếu định hướng
Vì vậy, tính ổn định của các mức sống thoát nghèo của một bộ phận lớn dân cư nông thôn còn khá mong manh
Người nông dân thiếu thông tin về thị trường, thiếu kiến thức về khoa
học kĩ thuật sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và sản xuất hàng hóa thị trường: chẳng hạn người nông dân sử dụng phân bón, hóa chất nhiều và không đúng cách, làm cho chất lượng hàng hóa nông sản không đảm bảo nên khó tiêu thụ trên thị trường, nhất là xuất khẩu
2.2.4 Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng tuy đã được tăng cường nhưng về cơ bản vẫn còn tần tại nhiều yếu kém gây ánh hướng không tốt tới quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện
Mặc dù cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Kim Bảng đang được cải thiện nhưng về cơ bản vẫn chưa theo kịp và chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi
hỏi của phát triển sản xuất Nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, chế biến, bảo quản, lưu thông và tiêu thụ nông sản hàng hóa còn lạc hậu,
yếu kém và thiếu hụt nghiêm trọng Chẳng hạn một số công trình giao thông, thủy lợi chất lượng kém:
Trang 40+ Về thủy lợi, chất lượng các công trình thủy lợi tuy năng lực tưới tiêu đã tăng nhưng đa phần là máy móc cũ, nhiều trạm bơm xuống cấp nghiêm trọng Máy móc sử dụng nhiều năm hay hỏng hóc gây khó khăn cho tưới tiêu nhất là vào vụ mùa, lũ lụt hay hạn hán Hệ thống kênh mương ở nhiều xã vẫn
chưa được cứng hóa, chưa dược tu bổ Vì vậy việc dẫn nước tưới tiêu đồng
ruộng còn gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả sử đụng các công trình thủy lợi
thấp
Việc xây dựng các khu trung tâm thương mại, các chợ trên địa bàn
huyện Kim Bảng còn diễn ra chậm, ảnh hưởng nhiều đến việc lưu thông nông sản hàng hóa
2.3 Nguyên nhân gây ra những hạn chế của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn ở Kim Bảng hiện nay
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Kim Bảng hiện nay còn tồn tại một số hạn chế kể trên vì những nguyên nhân chủ yếu sau:
2.3.1 Nguyên nhân khách quan
2.3.1.1 Huyện Kim Bảng tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ điểm xuất phát thấp
Cùng với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của cả nước,
huyện Kim Bảng tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ điểm xuất
phát thấp, với nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, sản xuất trong tình
trạng phân tán, đơn lẻ, manh mún, mang nặng tính thuần nông Sản xuất chủ yếu trong tình trạng độc canh, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất hàng hóa yếu kém, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn phát triển tách rời và chưa gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến cũng như các hoạt động dịch vụ nông nghiệp; quan
hệ thị trường ở trình độ thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao