Ban ga t “mak ché- 3H KTI&ÿ CHƯƠNG TRÌNH KHXH 02 ĐỀ TÀI CD 02- 08 BAO CAO TONG HOP DE TAI:
NHUNG BIEN PHÁP CHỦ YEU :
THUC DAY CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ
NƠNG NGHIỆP, NƠNG THƠN |
VUNG DONG BANG SONG HONG |
Trang 2MỤC LỤC ĐBSH Nội dung | Trang Muc luc oo Chữ viết tất iv
Lời nói đầu vi
Phan I: Mot s6 van dé ly luan vé céng nghiép hod, hién dai hóa nông 1
nghiệp nông thôn
I- Ban chất, nội dung của công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp va 1
nông thôn
1 1- Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông 1
thon
1 2- Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 6 1 3- Các chỉ tiêu liên quan đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 9 Il- Các yếu tố tác động đến CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn đồng | 13
bằng sông Hồng
2.1 Sự tác động của các yếu tố nguồn lực đến CNH, HĐH NNNT 14
2.2 Những yếu tố liên quan tới điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp va} 16
nông thôn
2.3 Những yếu tố liên quan đến việc huy động các nguồn lực cho CNH,| 17 HĐH nông nghiệp và nông thôn
ˆ|TI- Ý nghĩa và xu hướng phát triển CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn | 19 đồng bằng sông Hồng
3.1 Ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ĐBSH 19
3.2 Xu hướng ƠNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ĐBSH 22 IV- Đặc điểm rự nhiên, kinh tế- xã hội và những yêu cầu đặt ra đối với | 23
CNH, HĐI1 nông nghiệp, nông thôn ĐBSH
4.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ĐBSH 23 4.2 Những yê cầu đặt ra đối với CNH, HDH nông nghiệp, néng thon; 27
Trang 3Phản II: Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông | thôn vùng đồng bằng sông Hồng | 29
| Phản HI: Quan điểm, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ĐBSH
: A- Tình hình công nghiệp hoá hiện đại hoá 39
I- Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29 1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung 29
2 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành 34
+ TI- Sự phát triển của công nghiệp và t.eu thủ công nghiệp ở ĐBSH 38 1 Công nghiệp cơ khí chế tạo 39 2 Công nghiệp chế biến nông, thủy sản 4I 3- Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc 44
4- Phát triển làng nghề ở ĐBSH 46
IH- Ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ ở đồng bằng sông Hồng 32
IV- Qué trình đơ thị hố ở đồng bằng sông Hồng 57
V- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội! 60 ĐBSH trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
5.1 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ” 60
5 2- Phat trién kết cấu hạ tầng văn hoá- xã hội phục vụ công nghiệp hố| 67 nơng nghiệp và nơng thôn ở đồng bằng sông Hồng
B- Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới CNH, HĐH nông nghiệp, nông | 73 thon DBSH trong những năm qua
1- Thị trường và q trình tồn cầu hố 73 2- Vốn và việc huy động vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông| 74
nghiệp, nông thôn ĐBSH
3- Lao động và biến đổi của nguồn nhân lực ĐBSH 78 4- Môi trường thể chế cho cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, 81 | nông thôn đồng bằng sông Hồng
| C- Đánh giá chung về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ĐBSH 83
88
Trang 4| I- Co héi và thách thức đối với quá trình CNH HĐH nông nghiệp nông: &8 thôn ĐBSH
;1- Cơ hội phát triển của Đồng bằng sông Hồng 88
F5: Những thách thức chủ yếu đối với CNH, HDH NNNT ĐBSH 89 I- Quan điểm về việc thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng | 91 „
: nghiệp, nông thôn ở ĐBSH ị | IH- Mục tiêu, bước đi và phương hướng thực hiện ƠNH, HĐH nông| 96 : ; nghiép, néng thon 6 DBSH
E1- Mục tiêu và bước đi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSH 6
2- Phương hướng thực hiện CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn ĐBSH 98 | IV- Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hod,} 102 |
hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn ở ĐBSH
3 1- Mở rộng thị trường cho sản xuất kinh doanh ở ĐBSH 102 |
3 2- Phát triển cơ sở hạ tầng cho nông thôn ĐBSH 108 3 3- Phát triển các làng nghề ở đồng bằng sông Hồng 112 3 4- Hình thành, phát triển các khu, cụm công nghiệp và các thành phố vệ | 114 tinh 3 5- Nâng cao chất lượng d6i ngii lao déng va gidi quyét viéc lam cho| 122 khu vực đồng bằng sông Hồng
3 6- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho ĐBSH 127 | 3 7- Phát triển và kết hợp các loại hình doanh nghiệp một cách hợp lý ở | 131
nông thôn đồng bằng sông Hồng
3 8 Ung dung tién bộ khoa học- công nghệ ở đồng bằng sông Hồng 134 | 3 9- Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho cong] 138 |
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn ĐBSH
Kết luận 142
Tài liệu tham khảo 144
Trang 5CD: CN: CNH: CNNT: DNNN: DNN&V: DBSH: DBSCL: DH: ĐH KTQD: GDP: Giá CĐ: GS.: HDH: HTX: HTXNN: KCN: KH- CN: KHKT: KHXH: NHTM: NNNT: PGS.: PITH: QD: QLKT: TDMN: CHU VIET TAT Cao dang Cử nhân
Công nghiệp hố
Cơng nghiệp nơng thôn Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu long Đại học Đại học Kinh tế quốc dân Tổng sân phẩm xã hội Giá cố định Giáo sư Hiện đại hoá Hợp tác xã Hợp tác xã nông nghiệp Khu Công nghiệp Khoa học- công nghệ Khoa học- kỹ thuật Khoa học xã hội
Trang 6THCN: THPT: THCS: THHH: TS.: TSKH: TSCD: TTCN: UBND: VA: Trung học chuyên nghiệp Trung học phổ thông Trung học cơ sở (Công ty) trách nhiệm hữu hạn Tiến sĩ Tiến sĩ khoa học Tài sản cố định
Tiểu- thủ công nghiệp Uỷ ban nhân dan
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
CNH, HH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung quan
trọng nhất của quá trình CNH, HĐH nước ta hiện nay Từ sau Hội nghị lần thứ 5 của BCH Trung ương Đảng (khoá VII), việc phát triển toàn điện nông thôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được đặt trong mối quan hệ với CNH, HĐH và
chuyển địch cơ cấu kinh tế nông thôn Vấn đề này được nhấn mạnh lại tại đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, được coi như một trong những
trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn tới Đặc biệt,
gần đây, Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6 (khoá VI) lại nhấn
mạnh và cụ thể hoá thêm việc tăng cường CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn ở Việt nam Chương trình KHXH 02 là mội trung những chương trình trọng điểm quốc gia tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để triển
khai quá trình CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
nước ta nói riêng Trên cơ sở những kết quả của chương trình, nhiều chính
sách đã được Đảng và Nhà nước ban hành, đã phát huy tốt tác dụng đối với
thực tiễn
Trong quá trình triển khai các chủ trương CNH, HĐH đối với nông nghiệp, nông thôn, hai khu vực ĐBSH và sông Cửu long phải đảm nhận vai trò là hai động lực CNH, HĐH hai vùng trọng điểm kinh tế của cả nước Để có thể triển
khai những chính sách và giải pháp thích hợp nhằm thực hiện quá tÌCNH,
HDH nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSH, một đề tài chuyên đề nghiên cứu sâu về ƠNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn khu vực này đã được phê duyệt và triển khai Đề tài này dựa trên những kết quả của chương trình KHXH 02 và ở một chừng mực nhất định, phát triển các giải pháp có thể ứng dụug cho khu vực ĐBSH Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
I- Tập hợp và đánh giá lại những kết quả nghiên cứu đã có từ trước tới nay về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở ĐBSH
Trang 82- Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới cơng nghiệp hố hiện đại
hố nông nghiệp và nông thôn ở đồng bang sông Hồng
3- Để xuất kiến nghị về mục tiêu, phương hướng, bước đi nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở ĐBSH
4- Đề xuất những giải pháp chủ yếu về mặt kinh tế và tổ chức nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở đồng bằng sông Hồng theo định hướng đã đề xuất
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quá trình, những yếu tố chủ
yếu của ƠNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSH Việc nghiên cứu điển
hình được đặc biệt coi trọng trong quá trình thực hiện đề tài
Để tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trên địa bàn ĐBSH Tuy nhiên, một số tư liệu thống kê về một số vùng khác cũng được trình bày để thấy rõ hơn
đặc điểm, nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSH
Về phương pháp, nhóm nghiên cứu đã kết hợp tổng hợp, phân tích các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình nghiên cứu đã được thực hiện từ trước tới nay có liên quan tới đề tài với việc nghiên cứu, khảo sát ở các địa phương và cơ sở Đề tài đã thiết kế một hệ thống biểu mẫu về số liệu phan ánh tình hình công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn ĐBSH và tổ chức khảo sát, thu thập số liệu theo các biểu mẫu đó Phục vụ cho nghiên cứu các chính sách, một phiếu phỏng vấn có tính định tính cũng đã được thiết kế và thu thập, xử lý Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát, toa đàm tại chỗ theo đề cương nghiên cứu với các cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh, các chủ hộ kinh doanh các ngành nghề tại nhiều địa phương thuộc Hà nội, Bắc ninh, Ninh bình, Thái bình Hưng yên, Hải dương Phương pháp chuyên gia được áp dụng một cách rộnø rãi trong quá trình nghiên cứu: các chuyên gia thuộc từng lĩnh vực được mè: phát biểu ý kiến trực tiếp hoặc mời viết bài hội thảo, viết phản biện cho các :huyên đề cũng như cho báo cáo cuối cùng
Trang 9học- xã hội nhân văn quốc gia Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Tổng Cục Thống kẻ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công nghiệp,
Ban Chủ nhiệm đề tài gồm:
GS TS Nguyễn Đình Phan, ĐH KTQD, Chủ nhiệm;
PGS TS Trần Minh Đạo, ĐH KTQD, Phó chủ nhiệm; TS Nguyễn Văn Phúc, ĐH KTQD, Thu ky;
TS Trần Kim Hào, Viện Nghiên cứu QLKT TW;
Th.S Dương Đình Giám, Viện Chiến lược và Chính sách công nghiệp;
CN Dang Ngoc Su, DH KTQD
Các cộng tác viên của đề tài gồm:
TS Dương Bá Phượng, Trung tâm Khoa học xã hội- nhân văn quốc gia; TS Hồ Sĩ Hàng, Vụ Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
TS Nguyễn Xuân Thu, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; PGS TS Nguyễn Sinh Cúc, Tổng Cục Thống kê;
TS Phan Công Nghĩa, ĐH KTQD;
TS Vũ Minh Trai, ĐH KTQD;
TS Pham Van Van, DH KTOD;
PGS TS Nguyén Thanh D6, DH KTQD;
TS Nguyễn Thị Hường, ĐH KTQD;
Th.S Đặng Thị Lan, ĐH Ngoại thương;
Th.S Bùi Liên Hà, ĐH Ngoại thương; PGS Nguyễn Lang, ĐH KTQD;
Th.S Hoàng Văn Xô, Tổng Công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển
nông thôn;
Th.S Trần Thị Vân Hoa, Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội Nguyễn Sĩ, Ban Tuyên giáo, tỉnh uỷ Bắc ninh
Trang 10PHANI
MOT SO VAN DE LY LUAN VE CONG NGHIEP HOA,
HIEN DAI HOA NONG NGHIEP NONG THON
I- BAN CHAT, NOI DUNG CUA CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA
NONG NGHIEP VA NONG THON
1.1 Quan niệm về cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn
Cơng nghiệp hố đất nước được Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội lần thứ IH, đến đại hội lần thứ VIH Đảng ta nhấn mạnh thêm nội dung hiện đại hoá và coi CNH, HĐH là con đường tất yếu của sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta từ một đất nước nông nghiệp là chủ yếu thành một nước công nghiệp Đó cũng là giải phấp cơ
bản để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX ĐCS Việt Nam khẳng định lại rằng CNH, HĐH vẫn là một nội dung cơ bản của quá trình phát triển kinh tế- xã hội Việt nam
Kể từ khi Đảng ta khởi xướng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cho đến nay đã
có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này Có những công trình tập trung vào tìm phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ta
Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu để tài khoa học cấp Nhà nước KHXH.02.05 các tác giả của đề tài đã làm rõ một số vấn để lý luận về CNH, HĐH, đã giải thích các thuật ngữ về công nghiệp nông thôn, về công nghiệp hố nơng nghiệp nơng thơn; về hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn
Đề tài KHXH 02- 05 quan niệm CNH nông nghiệp và CNH nông thôn như sau:
"Công nghiệp hố nơng thơn là một quá trình chuyển biến lên một nền nôr:z nghiệp sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh với trình độ trang bi công nghiệp + áp dụng
công nghệ tiên tiến không còn phổ biến bằng công cụ thủ công mà đã phai đạt mức
Trang 11đó được giải thích băng 3 điểm: Thứ nhất nó là quá trình biến đôi không phải trong
từng ngành sản xuất hay từng nh vực xã hội đơn lẻ mà là một quá trình biến dõi toàn điện trong một khu vực xã hội rộng lớn là nông thôn, bao quát mọi hoạt động
kinh tế, xã hội, văn hoá chính trị tại đó Thứ hai, nó phải phát triển một nền nông nghiệp đồi đào làm nền tảng, một nền sản xuất công nghiệp ngày càng tiên tiến, một hệ thống dịch vụ đầy đủ và hữu hiệu Thứ ba, cùng với các ngành kinh tế phát triển một hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế và xã hội dần dan được hoàn chính theo hướng
hiện đại hoá, các lĩnh vực hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế được nâng cấp rõ, các
quan hệ xã hội được hoàn thiện, tạo ra một lối sống công nghiệp năng động, cời mở
văn mình ”
Đồng thời đề tài KHXH 02 05 cũng nêu quan điểm của mình về hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thôn như sau: "Công nghiệp hoá với hiện đại hoá thường gắn liền
nhau, đường như có chung một nghĩa như là "phát triển toàn diện kinh tế - xã hội
nông thôn ở giai đoạn cao hơn” Trên thực tế dé tài cũng không khẳng định chắc chắn về sự đồng nhất giữa cơng nghiệp hố với hiện đại hoá, nhưng đồng thời cũng không có một luận giải đầy đủ về sự khác biệt giữa chúng Về toàn cục đề tài thể hiện quan điểm đồng nhất giữa CNH với HĐH nhiều hơn
Theo chúng tôi, không nên đồng nhất giữa CNH với HĐH, mặc dù trong nhiều trường hợp chúng đi liển với nhau, nhưng không bao hàm ý thay thế cho nhau
Chúng thể hiện hai góc độ tiếp cận khác nhau đối với một quá trình của một đối
tượng nghiên cứu Vì vậy giữa CNH và HĐH vừa có sự giống nhau, vừa có sự khác nhau; vừa liên quan với nhau; vừa độc lập với nhau Khi nói về CNH tức là nói tới
quá trình phát triển kinh tế- xã hộ: theo hướng tăng tỷ trọng và trình độ của công nghiệp, dịch vụ và đi liền với nó là phát triển, ứng dụng công nghệ mang tính công nghiệp Còn khi nói về HĐH thì hàm ý tiếp cận về quá trình phát triển và úng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất và đời sống Giữa CNH và HĐH có thể có quan hệ
với nhau nhưng không phải luôn ở ng nhất và càng không thể thay thế cho nhau CNH không phải trong mọi trường hợp là HĐH và ngược lại HDH không phải bao
Trang 12học- kỹ thuật và quản lý vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Quá trình HĐH có thể găn với CNH cũng có những hoạt động không gắn với CNH, trong đó rõ nhất là HĐH nơng nghiệp”'
Ngồi cách để cập của đề tài KHXH 02- 05, hiện còn có những ý kiến khác vẻ CNH, HĐH NNNT PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc cho rằng: "Quá trình CNH gắn với địa
bàn nông thôn, còn HĐH lại gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp Vì vậy, không nên dùng khái niệm CNH nòng nghiệp, hoặc HĐH nông thôn mà dùng khái niệm CNH nông thôn và HĐH nông nghiệp”? Từ giải thích trên, có thể suy rộng ra là: Việc dùng cụm thuật ngữ "ƠNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn” theo tác giả là chưa khoa học, Chúng tôi không đồng tình với quan điểm trên mà cho rang: CNH HĐH NNNT hoàn toàn có nội dung khoa học Tuy nhiên để giúp cho chỉ đạo hoạt
động thực tiễn, cụm thuật ngữ trên cần phải được làm sáng tỏ để trước hết có sự thông nhất về mặt nhận thức Chúng tôi quan niệm ƠNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có 4 khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau Đó là: - CNH nông nghiệp; - CNH nông thôn; + s2 - HĐH nông nghiệp va 2 - HĐH nông thôn ⁄
Về CNH nông nghiệp: CNH nông nghiệp là sự thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp từ lối thuần nông sang lối công nghiệp Lối sản xuất nông nghiệp thuần nông-ở đâylà lối sản xuất nông sản chủ yếu dựa vào sự tác động tự phát của các yếu tố tự nhiên, còn lối sản xuất công nghiệp đối với nông nghiệp là sự tác
động một cách có ý thức bằng những phương pháp và phương tiện công nghiệp vào
quá trình sản xuất nông sản phẩm Ví dụ, để giải quyết nước cho sản xuất nông nghiệp đối với nền sản xuất thuần nông truyền thống dựa hoàn toàn vào tình trạng mưa tự nhiên hoặc nếu có tác động của con người thì cũng chỉ dừng ở những phương
pháp phương tiện thủ công còn đối với nền sản xuất nông nghiệp đã được cơng nghiệp hố thì chủ động dùng phương tiện công nghiệp hoặc những tác động mang tính công nghiệp (mưa nhân tạo) để tạo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
- Nguyên Sinh Cúc: viột số vấn đề về CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH Hà nội, 2000
Trang 13lich 2
Vẻ CÁNH nóng thôn, CNH nóng thôn, chúng tôi hiểu đây là quá trình đưa các
vùng nông thôn từ chỗ tồn tại và phát triển chủ yếu dựa vào nghề nông là chính trở
thành các vùng nông thôn mà sự tổn tại và phát triển của nó dựa trên sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ là chính, đồng thời lối sống cũng phải được biến đổi cho
phù hợp với lối sống công nghiệp Với sự biến đổi trên, CNH nông thôn có những
đặc trưng điển hình là:
- ƠNH nông thôn tất yếu phải kéo theo sự phát triển công nghiệp nông thôn và do đó phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung chủ yếu của CNH nông thôn, mặt khác CNH nông thôn bao hàm cả CNH nông nghiệp Nhưng ngược lại CNH nông nghiệp chỉ là một mat cha CNH nong thôn Cụ thể là CNH nông nghiệp mới phản ánh CNH nông thôn ở một lĩnh vực- đó là lĩnh vực nông nghiệp, còn CNH nông thôn phản ánh sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở tất cả các ngành nghề
trên toàn bộ địa bàn nông thôn Mặc dù vậy cũng không nên chỉ dùng thuật ngữ
CNH nông thôn mà không nói đến CNH nông nghiệp Vì trong quá trình CNH nông thôn thì vấn đề CNH nông nghiệp vừa lè quan trọng, vừa như là một thách thức
- CNH nông thôn đúng hướng tất yếu phải góp phần thúc đẩy các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn vùng tăng với tốc độ ngày càng nhanh va cao hơn so với vùng nông thôn đó trong điều kiện không được CNH Đồng thời làm thay đổi cơ cấu về tỉ lệ đóng góp của các ngành vào GDP và thu nhập GĐP của các vùng nông thôn được CNH phải được tạo ra chủ yếu từ công nghiệp và dịch vụ và thu nhập của dân cư cũng có kết quả tương tự
Vậy CNH nông nghiệp và CNH nông thôn có quan hệ gì với phát triển CNNT? Phát triển CNNT là quá trình phát triển một thực thể kinh tế, còn CNH nông nghiệp và CNH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở tiến bộ khoa học- công nghệ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, áp dụng phương pháp sản xuất và công nghệ ngày càng tiến bộ của công nghiệp Phát triển
CNNT là nội dung ngày càng quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và
nông thôn nhưng không phải phát triển CNNT theo bất cứ kiểu gì cũng tác động tích
cực đến tính chất và trình độ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Chỉ khi nào
- Nguyễn Sinh Cúc: Một số vấn đề về CNH, HĐH NNNT Tài liệu đã đàn
Trang 14CNNT được phát triên theo hướng tác động mạnh vào cơ cấu kinh tế nông thôn làm
nó chuyển dịch mạnh mẽ nghiêng về công nghiệp và dịch vụ (phát triển các ngành
công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ- hải sản, công nghiệp phục vụ nông nghiệp như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, sửa chữa và sản xuất nông cụ, các ngành thủ công mỹ nghệ, hàng xuất khẩu, .) thì lúc đó việc phát triển CNNT mới có tác động đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
Về hiện đại hố nơng nghiệp: Hiện đại hố nơng nghiệp bao gồm tất cả những
hoạt động có liên quan đến việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của chúng, đồng thời thoả mãn tốt hơn nhu cầu
của xã hội, của thị trường về các sản phẩm nông nghiệp Như vậy hiện đại hố nơng
nghiệp có những đặc trưng chủ yếu là:
- HĐH nông nghiệp là quá trình ứng dụng những thành tựu tiến bộ không chỉ
của khoa học kỹ thuật mà cả khoa học quản lý vào quá trình sản xuất kinh doanh
nghề nông theo nghĩa rộng (bao hàm gồm cả nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp)
- Trình độ tiến bộ của KH- CN đáp ứng yêu cầu của HĐH nông nghiệp về lâu dài phải là KH- CN tiên tiến và hiện đại mang tầm cỡ quốc tế
- Kết quả của hiện đại hố nơng nghiệp phải đạt được là: tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tăng hiệu quả Hiệu quả ở đây được hiểu không chỉ hiệu quả kinh tế cho người kinh doanh, mà cả hiệu quả tiêu dùng cho người sử dụng và an tồn mơi sinh -
- Hiện đại hố nơng nghiệp cịn hàm nghĩa là nhà kinh doanh phải luôn xuất phát từ nhu cầu của xã hội, của thị trường để lựa chọn công nghệ sản xuất và phương thức quản lý kinh doanh thích hợp
Về hiện đại hố nóng thơn: HĐH nơng thôn là tất cả những hoạt động nhằm
làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng của đời sống kinh tế xã hội ở các vùng nông thô: có trình độ hiện đại, đồng thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực ở các vùng nông thôn đều dưa
Trang 15- Hiện đại hố nơng thon phan ánh trình độ hiện đại toàn điện trong tất cả các lĩnh vực của vùng nông thôn, kế cá cơ sở vật chất kỹ thuật liên quan đến sản xuất
kinh đoanh và cả cơ sở hạ tầng của đời sống kinh tế- xã hội
- Hiện đại hố nơng thơn bao hàm cả việc ứng dụng những thành tựu tiến bộ và
hiện đại của khoa học và công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh cả nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở vùng nông thôn Từ đây có thể hiểu hiện đại hố nơng thôn bao ham cả hiện đại hố nơng nghiệp Tuy nhiên, nếu vì điều đó mà chi
cần nói hiện đại hố nơng thơn với hàm nghĩa trong đó có hiện đại hố nơng nghiệp
mà không cần dùng riêng thuật ngữ hiện đại hố nơng nghiệp bên cạnh thuật ngữ
hiện đại hố nơng thơn thì sẽ thiếu hoàn chỉnh Bởi lẽ, hiện đại hố nơng thôn cần phải nhấn mạnh trước hết và khó khăn nhất là hiện đại hoá nông nghiệp Đây cũng là _ cơ sở để hiện đại hoá kết cấu hạ tầng vật chất- kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội
‘li những phân tích trên, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn liên
quan đến 4 khái niệm có nội dung khác nhau, đó là: CNH nông nghiệp, CNH nông
thôn, HĐH nông nghiệp và HĐH nông thôn Trong 4 khái niệm trên thì giữa CNH nông nghiệp với CNH nông thôn và HDH nông nghiệp với HĐH nông thôn có quan hệ mật thiết với nhau, quá trình sau bao hàm quá trình trước Các khái niệm đó liên
quan tới hai mảng vấn đề: CNH và HĐH Hai vấn đề đó có quan hệ với nhau nhưng thể hiện hai góc độ tiếp cận đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn 1.2 Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Văn kiện đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nêu nội dung co ban cla CNH, HDH
nông nghiệp và nông thôn là:
- Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên ngành, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều, chất lượng tốt, bảo đảm an toàn lương thực trong xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường trong ngoài nước
- Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá nâng cao
trình đố kỹ thuật- công nghệ của sản xuất,
Trang 16- Phát triển các ngành nghẻ, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới buo
gồm tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại
- Hoàn thành cơ bản việc giao đất, khoán rừng cho hộ nông dân Điều chỉnh việc phân bổ vốn và huy động thêm nhiều nguồn vốn cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn Có chính sách khuyến khích và trợ giúp nông dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng, chuyển giao công nghệ, giải quyết các khó khăn về vốn, về giá cả vật tư nông nghiệp và hàng nông sản, về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Sau 5 năm thực hiện, nội dung CNH, HĐH NNNT đã được cụ thể hoá thêm mội
bước qua Báo cáo chính trị tại đại hội lần thứ IX của Đảng như sau:
-_ Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp- lâm nghiệp- ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ
sinh học
- _ Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Tăng giá trị thu được trên đơn vị điện tích
-_ Giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nơng sản hàng hố
- Quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý
- Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá
- Phat trién kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn - Phát triển công nghiệp dịch vú
- Chuyén dich co cấu lao động, tao nhiều việc làm, - _ Cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn
So với văn kiện đại hội VIIH, Văn kiện Đại hội IX đã làm rõ nhiều điểm cụ thể
về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Triển khai Nghị quyết đại hội, các địa phương sẽ phải làm rõ từng vấn đề cụ thể và chỉ tiết hơn cho địa phương minh
Chẳng hạn việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn sẽ theo hướng nào?
Vấn để tăng giá trị thu được trên đơn vị điện tích mới chỉ liên quan đến một yếu tố
Trang 17nguồn lực là đất đai chỉ là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quá của HĐH các sản phẩm nông nghiệp có sử dụng đất đai, vậy khi chuyển dịch cơ cấu cần bố xung các chỉ tiêu
nào khác Vấn đề “giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nơng sản hàng hố” cũng cần cụ thẻ hoá thoả đáng theo quan điểm quản lý kinh doanh hiện đại Theo chúng tôi, không chỉ mỗi vùng, mà cụ thể với từng cơ sở sản xuất kinh doanh, cần phải kết hợp hài hoà vấn đề sản xuất với thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá, coi thị trường là điểm xuất phát để quyết định mọi vấn đề sản xuất ở nông thôn Vấn để "chuyển địch cơ cấu lao
động, tạo nhiều việc làm”, theo chúng tôi, cũng không nên quan niệm như là một nội
dung chính yếu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn mà đó chỉ là kết quả tất yếu của quá trình trên Từ những phân tích trên, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là một quá trình, mà theo chúng tôi, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Đẩy mạnh, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế nông thôn, cơ cấu lao động và thu nhập
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, tự động hoá, tin học hoá và ứng dụng các thành tựu hiện đại của công nghệ sinh học, thay đối căn ban phương thức quản lý sản xuất kinh doanh ở nông thôn, lấy cơ cấu quy mô nhu cầu thị trường làm căn cứ quyết định cơ cấu quy mô sản xuất và đổi mới cơ cấu sản phẩm nhằm kết hợp tốt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông nghiệp và nông
thôn, nâng cao trình độ văn minh của xã hội nông thôn
Đó là 4 quá trình căn bản nhất phản ánh nội dung cha CNH,HĐH NNNT trong đó điểm thứ nhất phản ánh quá trình CNH NNNT và biểu hiện của nó; điểm thứ hai phản ánh quá trình HDH NNNT sản xuất kinh doanh (HĐH không chỉ về phương diện kỹ thuật và công nghệ, mà cả về phương điện quản lý kinh doanh) Điểm thứ ba
Trang 181.3 Các chỉ tiêu liên quan đến CNH, HĐH nông nghiệp và nòng thôn
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tơ, điểu kiện thực hiện C.VH, HĐH nóng
nghiệp, nông thôn
Nhóm chỉ tiêu này cung cấp các thông tin về tiềm năng thế mạnh và các giải
pháp đã thực thi, trên cơ sở đó nghiên cứu để xuất các phương hướng CNH, HĐH NNNT trên địa bàn nghiên cứu và gồm các chỉ tiêu sau:
1 Chỉ tiêu về đất đai, dân số và lao động
a- Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên; điện tích đất nông nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp; điện tích mặt nước nuôi trồng thuy sản
b- Dân số: Dân số bình quân năm; dân số nông thôn; dân số thành thị; dân số
nữ; trẻ em trong tuổi đi học; trẻ em trong tuổi đi học đang đi học
c- Lao động: Nguồn lao động; tổng số lao động trên địa bàn phân theo ngành
và trình độ học vấn (tốt nghiệp PTTH, có trình độ THCN, CĐ; có trình độ ĐH trở
lên); lao động công nghiệp theo trình độ học vấn; trong đó công nghiệp chế biến nông sản; lao động dịch vụ và khác phân theo trình độ học vấn, theo cấp đào tạo
2 Chỉ tiêu về đầu tư cho CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn
a- Vốn đầu tư cho CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn; Tổng vốn đầu tư; Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương; Vốn đầu tư cho công nghiệp; Vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản - nông nghiệp; Vốn đầu tư cho phát triển giống mới: Vốn đầu tư cho xây dựng; Vốn đầu tư cho sản xuất vật chất khác; Vốn đầu tư vận tải; Vốn đầu tư thương mại; Vốn đầu tư y tế, Vốn đầu tư giáo dục; Vốn đầu tư cho các dịch vụ
khác: Vốn tín dụng: Số hộ được vay; Số dư nợ, Số tiền được vay
b Tài sản cế định mới tầng
c Nang lực mới
3 Chỉ tiêu về tình hình thông tin liên lạc
Số bưu cục hiện có: Số máy điện thoại hiện có; Số xã có máy điện thoại; Số hộ
nông thôn; Số hộ tông thôn có điện thoại
4 Chỉ tiêu về tình hình đầu tư phát triển giao thông
Vốn đầu tư ho giao thông, có phân chia theo nguồn (Nhà nước: nhân dân): Số km đường giao thông hiện có; Số krn đường giao thông hiện có chia theo loại đường
Trang 19(quốc lộ tỉnh lộ, liên huyện, huyện lộ, liên xã): Số km đường giao thông hiện có chía theo chất lượng (sẽ km đường nhựa, bê tông; số km đường cấp phối) Số xã có đường
ô tô về đến xã: Số phương tiện giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp (xe thd, xe kéo, máy kéo, công nông, ô tô tải)
3 Chỉ tiêu về tình hình this lot hod
Số trạm bơm; Tổng công suất các trạm bơm; Diện tích canh tác; Diện tích được
tưới tiêu chủ động cả năm; Diện tích được tưới tiêu chủ động một vụ: Vốn đầu tư cho thuý lợi; Tổng vốn đầu tư; Tổng chiều dài kênh mương hiện có; Tổng chiều đài kênh mương đã được kiên cố hoá
ó Chỉ tiêu về tình hình hoạt động thương mại
Số đơn vị kinh doanh thương mại bình quân năm; Số lao động kính doanh thương mại bình quân năm; Tổng mua vào; Tổng bán ra; Số chợ hiện có; Số chợ ở
nông thôn; Số chợ ở nông thôn được xây kiên cố; Giá trị hàng hoá bán ra ngoài tỉnh: Giá trị hàng hố nhập từ ngồi tinh
7 Chỉ tiêu về y tế, văn hoá, xã hội
Số trường học; Số trường tiểu học; Số trường THCS, Số trường THPT; Số phòng học; Số phòng học tiểu học; Số phòng học THCS; Số phòng học THPT; Số giáo viên: Số cơ sở y tế; Số bệnh viện; Số trạm y tế; Số giường bệnh; Số cán bộ y tế, trong đó có
bác sỹ
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá quá trình và trình độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Nhóm chỉ tiêu này cung cấp các thông tin phản ánh hiện trạng và kết quả thực hiện quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn liên quan đến hai nội dung cơ bản của CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn và gồm các chỉ tiêu sau đây:
1 Chỉ tiêu liên quan đến nội dụng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
a- Chỉ tiêu về tình hình điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn: Tỷ lệ xã có điện (tổng số xã hiện có; tổng số xã có điện); tỷ lệ thôn có điện (tổng số thơn Ì iên có tổng số thôn có điện) tv lệ hộ có điện (tổng số hộ hiện có, tổng số hộ có điện): số
trạm biến áp hiện có; số km đường day hạ thế hiện có: lượng điện tiêu thị lượng
điện tiêu thụ và giá điện bình quân khu vực nông thôn
Trang 20b- Chỉ tiêu về tình hình đó thị hoá Tỷ lệ dân cư thành thị và nông thôn: số thị
xã: số thị trấn: số thị tứ;số cụm, khu công nghiệp; số hộ nông thôn: số hộ có nhà kiên
cố; số hộ có xe máy: số hộ có tivi; số hộ có rađiô, catset; số hộ sử dụng nước sạch e- Chỉ tiêu về tình hình các doanh nghiệp: Tổng số doanh nghiệp hiện có: số doanh nghiệp Nhà nước hiện có (TƯ, địa phương); Số doanh nghiệp liên đoanh: Số doanh nghiệp công ty cổ phần; Số doanh nghiệp tư nhân; Số cỡng ty THHH; HTX;: Số doanh nghiệp có chế biến nông, lâm, thuỷ sản; Số doanh nghiệp có chế biến nông, lâm, thuỷ sản có lãi; trong đó, doanh nghiệp có chế biến nông, lâm, thuỷ sản Số
doanh nghiệp hoạt động cầm chừng; Trong đó, số doanh nghiệp có chế biến nông
lâm, thuỷ sản Số doanh nghiệp thua lỗ, số doanh nghiệp có chế biến nông, lâm, thuỷ
sản Số doanh nghiệp bị giải thể, ngừng hoạt động; Số doanh nghiệp có chế biến
nông, lâm, thuỷ sản bị giải thể
đ- Chỉ tiêu về tình hình khu vực hộ gia đình; Tổng số hộ hiện có trên địa bàn: tổng © 3 ữa số hộ có chế biến nông sản; Tổng số hộ nông thôn; Tổng số hộ nông nghiệp: tổng số hộ thuần nông; tổng số hộ kiêm doanh; tổng số hộ tiểu thủ công nghiệp có chế biến nông sản; Tổng số hộ thương mại, dịch vụ; tổng số hộ phí nông nghiệp (chuyên doanh); Tổng số hộ công nghiệp; tổng số hộ công nghiệp có chế biến nông sản; Tổng số hộ thương mại: Tổng số hộ thương mại có phục vụ nông nghiệp; Công nghiệp và thương mại; Trong đó có chế biến nông sản Tình hình trang trại
e- Chỉ tiêu về tình hình phát triển làng nghề; số làng (thôn) hiện có; số làng nghề hiện có; Số làng nghề phát triển tốt; số làng nghề kém phát triển; Số làng nghề mất đi hàng năm; Số làng nghề truyền thống hiện có; Số làng nghề truyền thống hiện
có được HĐH; số làng nghề chế biến nông sản
2 Chỉ tiêu về tình hình triển khai và ứng dụng KHKT:
+
a- Kinh phí nghiên cứu, ứng dụng KH- CN, kinh phí nghiên cứu KH- CN cho nông nghiệp- nông thôn
b- Số đề tài KH- CN Số đề tài KH- CN được ứng dụng Số lề tài KH- CN cho nông nghiệp nông thôn
c- Chỉ ngân sách địa phương cho nghiên cứu và triển khai KE:- CN Chỉ ngân sách địa phương cho nghiên cứu và triển khai KH-CN cho nông nghiệp và nông thôn,
Trang 21d- Số cán bộ địa phương có trình độ từ đại học trở lên e- Số cơ sở khuyến nông
>
f- Số giông cây mới được ứng dụng
g- Số giống con mới được ứng dụng Hệ số đổi mới TSCĐ Mức trang bị TSCĐ cho lao động Cơ khí hoá sản xuất, hoá học hoá sản xuất
3 Chỉ tiêu Hên quan đến cơ cấu kinh tế
-_ Chỉ tiêu cơ cấu GDP va GDP bình quân đầu người Chia theo ngành theo thành phần, theo vùng kinh tế - địa lý
-_ Chỉ tiêu về cơ cấu lao động
- Chỉ tiêu tỷ trọng của công nghiệp chế biến và mức độ chế biến sâu của công nghiệp chế biến;
- Chi tiéu ty trong nông- lâm- hải sản được chế biến
~ 3.3 Chi tiéu phan ánh tác động, hiệu quả của CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn
~ Chỉ tiêu về kết quả sản xuất
Giá trị tăng thêm (VÀ) và GDP: VÀ công nghiệp, xây dựng: VÀ nông- lâm
nghiệp, thuỷ sản; VÀ dịch vụ và ngành khác; GDP toàn địa phương
* Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp: Trong đó trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp * Giá trị hàng hoá nông sản, phân theo trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp * Tổng thu nhập 2 Chỉ tiêu kết quả, hiệu quả CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Tốc độ tăng trưởng GDP
- Tốc độ tăng trưởng “TDP bình quân đầu người
- Mức lãi trên một den vi vốn đầu tư xã hội - Mức lãi trên một đe: vị chị phí kinh doanh - Mức lãi trên một đơ vị lao động
- Múc lãi trên một đơ_ vị điện tích đất đai
Trang 223 Chỉ tiền về tình hình xuat nhập khẩu hàng hoá
1 Kim ngạch nhập khẩu chia theo mặt hàng chủ vếu và theo thị trường theo
ngành theo thành phần kinh tế,
2 Kim ngạch xuất khẩu, chia theo mặt hàng chủ yếu theo thị trường theo
ngành, theo thành phần kinh tế,
I- CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG
THON DONG BANG SONG HONG
Đề tài KHXH 02- 05 phân tích tác động của 5 yếu tố dén qua trinh CNH, HDH
nông nghiệp và nông thôn:
- Vai trò chủ động và nền tảng của bản thân các ngành sản xuất nông nghiệp - Sự định vị của công nghiệp và dịch vụ nông thôn đúng đẫn ngay từ đầu - Nhân tố con người
- Nhân tố thể chế
- Dân chủ hố nơng thơn
Chúng tơi đồng tình với cả 5 nhân tố trên, mặc dù nhân tố thể chế còn được tập thể tác giả gộp cả cơ chế kinh tế Tuy nhiên theo chúng tôi 5 nhân tố đó là chưa đủ còn ít để cập đến các yếu tố nguồn lực cho sự phát triển Vì vậy, cần tiếp cận từ hai nhóm yếu tố tác động đến quá trình CNH, HĐH NNNT
* Nhóm yếu tố liên quan đến nguồn lực, bao gồm các yếu tố: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Nguồn vốn
- Tiến bộ khoa học - công nghệ
- Con người - nguồn nhân lực
* Nhóm các yếu tố liên quan đến việc huy động các nguồn lực cho CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn bao gồm:
- Vai trò quản lý của Nhà nước
- Việc thực thi có hiệu quả cơ cb: kinh tế thị trường
Dưới đây ta sẽ xem xét sự tác động của từng yếu tố liên quan đến quá trình
Trang 232.1, Sự tác động của các yếu tố nguồn lực đến CNH, HĐH NNNT
2.1.1 Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như của mỗi vùng đều bị ảnh
hưởng, trên một mức độ nhất định, bởi số lượng và trữ lượng tài nguyên thiên nhiên
Tương tự như vậy tốc độ CNH, HDH NNNT di trên phạm vị toàn quốc hay trong khuôn khổ của ĐBSH đều chịu ảnh hưởng nặng bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên Rõ ràng là ở đâu có nguồn tài nguyên thiên nhiên đồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi thì quá trình CNH, HDH NNNT dién ra thuận lợi hơn Tuy nhiên, kinh nghiệm trên thế giới cũng chỉ ra rằng- nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình CNH, HĐH NNNT, chứ hồn tồn khơng phải là yếu tố quyết định Đài Loan là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiểm nhưng vẫn thực hiện tương đối thanh cong CNH, HDH NNNT
Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng
biển; tài nguyên trong lòng đất; tài nguyên nước; tài nguyên khí hậu Chính số lượng, trữ lượng, chất lượng, mật độ tập trung của các tài nguyên đất đai, rừng biển, tài nguyên trong lòng đất, tính phong phú và sự điều hoà của tài nguyên nước tính
ôn hoà và đặc trưng của tài nguyên khí hậu đã tạo nên những lợi thế khác nhau đối
với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
tốc độ CNH, HĐH NNNT Nếu những tài nguyên trên khan hiếm hoặc có những quy luật vận động khắc nghiệt (tài nguyên nước và khí hậu) thì chắc sẽ gây khó khăn cho
tiến trình CNH, HDH NNNT Thực trạng đất chật, người đông của ĐBSH cho thấy
tài nguyên, thiên nhiên ở ĐBSH cũng không thuận lợi lắm cho CNH, HĐH NNNT ở vùng này
2.1.2 Nguồn vốn
Bất luận như thế nào CNH, HĐH NNNT cũng luôn có nhu cầu về vốn Nhu cầu đó càng lớn khi yêu cầu về tốc độ CNH, HĐH NNNT càng nhanh Đối với ĐBSH muốn trở thành trung tâm và đầu tàu của nền kinh tế cả nước thì nhu cầu về vốn cho - CNH HDH NNNT cang nhiều
Nguồn vén cho CNH HDH NNNT ĐBSH có thé có được từ các nguồn: Vỏn ngân sách vốn của các chủ thể kinh doanh, vốn tự do nhàn rỗi trong đân vốn nước
Trang 24ngoài có thể huy động Trong những nguồn trên vốn ngân sách nhìn chung hết sức
hạn hẹp, đặc biệt trong bối cảnh ngân sách ở nước ta luôn ở trong tình trạng bội chỉ đo đó việc đầu tư từ ngân sách để góp phần vào thúc đấy CNH, HĐH NNNT là hết
sức khó khăn Vốn đầu tư từ các chủ thể kinh doanh nhìn chung cũng không nhiều
do đó khả năng tự tích luỹ vốn đề đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH NNNT ở ĐBSH với tốc độ, đòi hỏi, phải nhanh hơn các vùng khác cũng thiếu hiện thực Như vậy, để đẩy nhanh vượt bậc tốc độ CNH, HĐH NNNT ĐBSH trồng chờ chủ yếu vào hai nguồn vốn: vốn nhàn rỗi trong dân của ĐBSH và các vùng khác của đất nước, vốn từ nước ngoài Điều đó đủ thấy rằng CNH,:HĐH NNNT ĐBSH gặp phải thách thức hết sức là lớn: thách thúc từ sự thiếu vốn
2.1.3 Nguồn lực tiến bộ khoa học và công nghệ
Tiến bộ khoa học- công nghệ có vị trí đặc biệt đối với tiến trình CNH, HĐH NNNT Vị trí của nguồn lực này càng lớn khi chúng ta bước vào thế kỷ 2I1- thế kỷ của kinh tế tri thức Nếu nguồn lực này càng đồi dào thì tốc độ CNH, HDH NNNT diễn ra càng nhanh Nguồn lực khoa học- công nghệ biểu hiện trên nhiều mặt:
- Tiềm năng về đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học - công nghệ
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu và triển khai tiến bộ khoa học- công nghệ
- Vốn đầu tư cho nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ
- Khả năng tiếp thu những thành tựu tiến bộ khoa học- công nghệ trên thế giới
Nguồn lực khoa học công nghệ không biệt lập với các nguồn lực khác đặc biệt là nguồn lực con người và vốn Quá trình CNH, HĐH NNNT ĐBSH có nhiều tu thế:
đây là nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu và ứng đụng khoa học- công nghệ, có đội
ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học- công nghệ đông; có khả năng lớn trong việc giao lưu, trao đổi và tiếp thu những thành tựu tiến bộ của khoa
học- công nghệ trên thế giới Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu và triển khai những thành tựu tiến bộ của khoa học- công nghệ còn nghèo nàn và vốn đầu tư cho nghiên cứu và triển khai khoa học- công nghệ còn ít Hiện trạng đó làm cho yêu cầu đuổi kịp hoặc rút ngắn khoảng cách của ĐBSH so với các nước khác
trong khu vực và trên thế giới trở nên khó khăn hơn, khó thực hiện hơn
Trang 252.1.4 Nguồn nhan lực
Nguồn nhân lực cũng là yếu tố quan trọng đối với tiến trình CNH HĐH NXNNT Nguồn nhân lực, trước hết phản ánh qua số lượng lao động trong độ tuổi lao động
Yếu tố về số lượng lao động tác động tới tiến trình CNH, HDH NNNT mang tinh dac thù, đặc biệt là khi xét nó trong mối tương quan với qui mô và tốc độ tăng dan số Nếu lao động quá ít thì không đủ đáp ứng cho nhu cầu lao động của sự nghiệp CNH, HĐH Nhưng ngược lại nếu lao động quá lớn, và đằng sau đó là quy mô dân số quá đông và tốc độ tăng dân số nhanh thì đây là khó khăn, thách thúc đối với tiến trình CNH, HĐH NNNT Xét về mặt này quá trình CNH, HĐH NNNT ĐBSH sẽ gặp nhiều
khó khan
Khía cạnh thứ hai có liên quan đến nguồn lực cho CNH, HDH NNNT DBSH- đó là chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm cả chất lượng nguồn nhân lực lao động trực tiếp và nguồn lao động quản lý Trong thời đại của tiến bộ khoa học- công nghệ điển ra nhanh chóng, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với tiến trinh CNH, HDH NNNT Lién quan đến chất lượng nguồn nhân lực cho CNH HĐH
ĐBSH có nhiều ưu thế, Bởi lẽ, ở đây có nhiều trường Đại học, Cao đẳng và chuyên nghiệp nhiều nhất so với cả nước Đây là những trung tâm cung cấp lao động có chất lượng cao cho ĐBSH Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, chất lượng đào tạo của nước ta còn chưa ngang bằng, hơn thế nữa các cơ sở đào tạo người lao động có tay
nghề, kỹ năng bậc cao còn ít Mặt khác tính thủ cựu trong lối tư duy, làm an của nông dân vùng ĐBSH còn mang đậm dấu ấn của người tiểu nông còn là những thách
thức lớn đối với tiến trình CNH, HĐH NNNT ĐBSH
2.2 Những yếu tố liên quan tới điều kiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn
Ở bất kỳ nước nào, vùng nào, CNH, HĐH được thực hiện nhanh hay chậm thuận lợt hay khó khán bền vững hay không bên vững là tuỳ thuộc vào những điều Kiện
khách quan chung của nước đó, vùng đó NI ũng điều kiện này bị chỉ phối bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng nhìn chung chúng : ó thé được tập hợp thành 3 nhóm vếu tỏ cơ bản là:
- Thị trường và sự phát triển của thị trường
Trang 26- _ Sự phát triển của kết cấu hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) - Tap quán và lối sống của đân cư
Ba nhóm yếu tố này không chỉ tác động tới quá trình CNH, HĐH ở ĐBSH mà ở
tất cả các vùng khác của Việt nam Tuy chiều hướng tác động của các nhân tô này
giống nhau, nhưng về cơ bản, mức độ tác động của mỗi nhân tố ở mỗi vùng lại không giống nhau
Trước hết, thị trường và sự phát triển của thị trường tác động tới động lực và sự bên vững của CNH, HĐH, tác động tới các phương hướng phát triển của các ngành các sản phẩm, từ đó tác động tới cơ cấu của sản xuất kinh doanh của vùng, tới hiệu quả của từng cơ sở kinh doanh Nó cũng tác động tới bước đi cũng như cơ cấu lãnh thổ và phân bố lực lượng sản xuất trong vùng
Thứ hai, sự phát triển của kết cấu hạ tầng và CNH, HĐH có mối quan hệ qua lại rõ rệt: ở những vùng có cơ sở hạ tầng phát triển, quá trình CNH, HĐH diễn ra một cách thuận lợi hơn, có tốc độ và quy mô lớn hơn Ngược lại, ở những nơi đã đạt trình độ CNH, HĐH cao thì không những cơ sở hạ tầng phát triển, đồng bộ hơn, mà chúng cũng thường xuyên được củng cố, nâng cấp, hoàn thiện và mở rộng hơn Chính bởi mối quan hệ qua lại chặt chẽ này mà phát triển cơ sở hạ tầng vừa được coi là điều
kiện, vừa được coi là một nội dung, một quá trình cấu thành, một bộ phận không thể
tách rời của toàn bộ quá trình CNH, HĐH nói chung Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tới CNH, HĐH ở chỗ nó là điển kiện không thể thiếu để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như các quá trình ƠNH, HĐH nói riêng
Cuối cùng, tập quán và lối sống của dân cư tác động tới CNH, HĐH một cách gián tiếp thông qua nhận thức về các giá trị, triết lý, cách tư duy và động lực của dan
cư ĐBSH cũng như các nhà kinh doanh trong khu vực này,
Z
2.3- Những yếu tố liên quan đến việc huy động các nguồn lực cho CNH, HĐH n: ng nghiệp và nòng thôn
2.3.1 ai trò quan lý Nhà nước
Cuan ly của nhà nước đối với tiến trình ƠNH, HĐH NNNT ĐBSH bao gồm quản lý của cả nhà nước rưng ương và cấp tỉnh Quản lý nhà nước ở cấp tính chỉ là
Trang 27sự cụ thể hoá quản lý nhà nước Trung ương trên một địa bàn cụ thẻ, Vì vậy ở đây
thuật ngữ quản lý nhà nước là sự quản lý của một hệ thống từ nhà nước Trung ương cho đến chính quyền cơ sở Nhìn chung, quản lý nhà nước có vai trò và ảnh hưởng
rất lớn tới tiến trình ƠNH HĐH nông nghiệp, nông thôn có liên quan trực tiếp đến
việc huy động các nguồn lực đã kể trên, và thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau:
- Quy hoạch và lựa chọn chiến lược cho CNH, HĐH NNNT Điều này đã được
tập thể tác giả của đề tài KHXH 02- 05 nêu trong mục "sự định vị của công nghiệp
va dich vu " Trong công trình này tập thể tác giả cũng đã đưa ra quan điểm của mình và việc định vị công nghiệp và dịch vụ theo các giai đoạn khác nhau: Từ nay đến 2005; từ 2006 - 2010 và từ 2010- 2020 Có hai điểm cần nhấn mạnh: Một là, việc
nhà nước đầu tư nhiều hơn nữa để có một quy hoạch rõ ràng và lựa chọn một chiến
lược ƠNH, HĐH NNNT thích hợp cho mỗi vùng, trong đó có ĐBSH là một việc làm
thiết thực; Hai là trong giai đoạn đầu (từ nay đến 2010) việc triển khai CNH, HĐH NNNT không chỉ bao gồm đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn mà
còn phải phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ liên quan trực tiếp đến nông nghiệp
- Hệ thống chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước Tiếp theo việc quy hoạch và
lựa chọn chiến lược, việc hoàn thiện hệ thống chính sách và luật phát có liên quan đến việc huy động tối đa các nguồn luc cho CNH, HDH nông nghiệp và nông thôn
DBSH là vấn đề hết sức cấp thiết Bởi vì, chỉ có hoàn thiện các chính sách vĩ mô, mới
tạo ra động lực để huy động có hiệu quả các nguồn lực và quá trình CNH, HĐH Đối
với ĐBSH các chính sách liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
và nông thôn, chính sách liên quan đến việc huy động vốn nhãn rỗi trong dân, chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn, chính sách phát triển khoa học- công nghệ cho nông nghiệp và nông thôn là những chính sách cần được hoàn thiện sớm
2.3.2 Mức độ hoàn chỉnh của cơ chế kinh tế thị rường
Cơ chế thị trườr : với những quy luật vốn có của nó có vai trò lớn trong việc
khuyến khích cạnh tranh, kích thích sử đụng có hiệu quả các nguồn lực Vì vậy việc hoàn thiện cơ ché ki: h tế thị trường hiện nay ở nước ta có ảnh hướng lớn đến tiến trình CNH HĐH đất nước ta nói chung và nông nghiệp nòng thôn ĐBSH nói riêng
Trang 28Mức độ hoàn chình của cơ chế Kinh tế thị trường thể hiện ở khả năng tác động khách
quan của những quy luật khách quan vốn có của kinh tế thị trường tới tất cá các giao
địch liên quan đến hoạt động kinh tế Cơ chế thị trường càng hoàn chính thì chúng
càng có tác động mạnh mẽ và dút khoát bấy nhiêu đến tư duy và cách thức hoạt động
kinh tế của đân cư nông thôn Nhờ vậy, mới có thể đẩy nhanh việc phát triển sản xuất hàng hoá ở các vùng nông thôn DBSH va dân cư ở đây mới thoát ra khỏi tư duy và tập tục làm ăn theo lối tiểu nông Rõ ràng, cơ chế thị trường, với sự tác động trên đã trở thành động lực cho ƠNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ĐBSH
II- Ý NGHĨA VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIEN CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP
NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3.1 Ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn đồng bàng sông Hồng CNH, HDH NNNT ving PBSH có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kin! tế- xã hội của vùng cũng như đối với ca nước Đối với vùng ĐBSH, CNH, HĐLE NNNT đã và đang tạo ra những tiền để và điều kiện để thúc đẩy quá trình CNH HDH trong vùng Điều đớ được chứng minh qua thực tiễn những năm qua, xét trêi
các góc độ khác nhau:
Thứ nhất, quá trình CNH, HĐH gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thô:
trong vùng theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôr
Đó cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu lao đọng từ nông nghiệp sang phi nôn
nghiệp tạo điều kiện cho lao động nông thôn tiếp cận với máy móc, thiết bị và qt
trình sản xuất công nghiệp ngay trên địa bàn nông thon Luc luong lao dong đó đã v đang bổ sung cho các ngành công nghiệp và dịch vụ ở cả khu vực thành thị, cung câ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có trong vùng, làm giảm căng thân quan hệ cung- cầu lao động chất lượng cao theo yêu cầu của ƠNH HĐH trong vùng
Thứ hai, hiện đại hố nơng nghiệp đi cùng với quá trình thâm canh cây trồn vật nuôi, chun mơn hố kết hợp với đa dạng hoá, vừa làm tăng khối lượng vừa tải
chất lượng nông sản hàng hoá trong vùng đáp ứng tốt hơn yêu cầu làm nguyên lí cho công nghiệp chế biển và xuất khẩu, trước hết là các sản phẩm mà vùng này ‹ thế mạnh như lúa gạo, rau, quả thị, sữa, thủy sản CNH nông thôn tạo thêm hài
Trang 29loạt sản phẩm cao cấp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu như đệt may, đồ gốm, thu công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp vv
Thứ ba, CNH, HDH NNNT ĐBSH góp phần nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội trong vùng Hệ thống đó không chỉ phục vụ yêu cầu CNH, HĐH mà còn là điều kiện để mở rộng giao lưu hàng hố cơng nghiệp và địch vụ giữa các tỉnh trong vùng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thành thị Thực tế cho thấy những địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chính cũng là những nơi có tốc độ tăng tưởng kinh tế cao, ngành nghề và dịch vụ phát triển, thu nhập và đời sống của nhân dân được cải thiện và bộ mặt nông thôn đổi mới
Thứ tv, DBSH cé gần 15 triệu dân, trong đó gần 12 triệu sống ở nông thôn, là
một thị trường lớn của công nghiệp và dịch vụ trong vùng Quá trình CNH, HĐH vừa
tăng thu nhập, vừa làm thay đổi tập quán tiêu dùng của dân cư nông thôn theo hướng văn minh và từng bước hiện đại Sức mua của dân cư nông thôn tăng lên cả về số lượng và chủng loại đã mở rộng thị trường, kích cầu cho công nghiệp và dịch vụ nói chung Cùng với những kết quả của quá trình CNH, HĐH nhu cầu vui chơi giải trí và du lịch của dân cư nông thôn sẽ tăng lên sẽ là thị trường mới của hoạt động du lịch, giải trí của các đô thị, các khu du lịch, tham quan
Thứ năm, CNH, HDH ĐBSH tạo ra nguồn tích luỹ cho Nhà nước và nhân dân phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong vùng Trong những năm đổi mới ngay tại ĐBSH, nơi nào CNNT va dịch vụ phát triển mạnh nông nghiệp chuyển
nhanh sang sản xuất hàng hoá thì ở đó thu nhập và tích luỹ của dân cư tăng nhanh
các khoản đóng góp cho Nhà nước cũng tăng theo, mục tiêu đân giàu, nước mạnh
được thể hiện rõ nét
Những tác động tích cực trên đây của CNH, HĐH NNNT vùng ĐBSH không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng mà còn mở rộng trên phạm vị cả nước nhất là những
vùng lân cận như miền núi, trung du Bắc bộ và Bắc khu 4 cũ Tác độn: rõ nét nhất là CNH, HDH NNNT ĐBSH đã và đang tạo ra thị trường hàng hoá, thị trường lao động và cả thị trường vốn khá hấp dẫn đối với các vùng lân cận CNNT ở 1:BSH sử dụng nguồn nguyên liệu là nông, lâm sản của các vùng trung du miền núi Bác bộ và Bắc
Trang 30Trung bộ Do đó các làng nghề ở ĐBSH phát triển mạnh, sẽ kéo theo sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá và sự phân công lao động mới của các vùng các tỉnh lân can DBSH là vùng sản xuất lúa gạo và rau quả tập trung, qui mô lớn nhất miền Bác, do đó quá trình HĐH nông nghiệp đã tạo ra nhiều loại nơng sản hàng hố chất lượng cao nhất là lúa gạo, rau quả cung cấp cho các khu công nghiệp, khu du lịch và nhu cầu tiêu dùng của dân cư các vùng lân cận Lúa gạo, rau quả vụ đông của vùng ĐBSH trong những năm qua không chỉ thoả mãn mọi nhu cầu tiêu dùng trong vùng mà còn cung cấp không hạn chế cho vùng mỏ, vùng du lịch Quảng Ninh và góp phần khắc phục có hiệu quả những cơn sốt cục bộ về lương thực và thực phẩm của các tỉnh phía Bắc, từ Thừa Thiên Huế đến các tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, wwv Sản phẩm của các làng nghề truyền thống và hiện đại ở ĐBSH cũng đã đến với nhiều địa phương trong nước và tham gia xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn Chiếu Hới (Tân Lễ), Thái Bình, đồ gỗ cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ ở Mỹ Đức, Thường Tín
Hoài Đức (Hà Tây), hàng đệt may ở Vạn Phúc (Hà Tây), vv là những thí dụ cụ thể,
ĐBSH có Thủ đô Hà Nội, nên vai trò và ảnh hưởng của ƠNH, HĐH NNNT vùng này còn có ý nghĩa quan trọng khác, nhiều ngành ở TW thí điểm và rút kinh nghiệm các mô hình tổ chức và quản lý mới trước khi nhân rộng ra cả nước, là nơi thí nghiệm các cơ chế, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh
tế- xã hội cả nước
Trong những năm đầu thế kỷ 21, CNH, HĐH nước ta trước hết và chủ yếu là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn DBSH là một trong hai vùng trọng điểm nông
nghiệp hàng hoá của cả nước, là vựa lúa lớn thứ 2 sau ĐBSCL, là vùng nông nghiệp đa ngành, đa vụ, trong đó vụ đông có nhiều sản phẩm chất lượng cao, lại là vùng
nông thôn có nhiều ngành nghề truyền thống, do đó, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn vùng này không dừng lại ở các kết quả vật chất đơn thuần mà quan trọng hơn là
những bài học kinh nghiệ¡n rút ra từ thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện cơ chế và các
Trang 313.3 Xu hướng phát triển CNH HĐH nòng nghiệp và nông thôn dong bang song Hong
CNH, HDH NNNT dién ra theo nhiing xu thé mang tính tất yếu Dự đoán những xu hướng đó là điều kiên cần thiết để thúc đấy quá trình CNH, HĐH ở vùng này diễn ra đúng hướng và có hiệu quả Theo chúng tôi những xu hướng chủ yếu, khách quan cua CNH, HDH NNNT ở ĐBSH gồm:
- Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở vùng nông thôn và công nghiệp dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp Đây là nội dung của CNH, HDH nông nghiệp nông thôn ở ĐBSH, nhưng đồng thời cũng là đòi hỏi tất yếu của phát triển nông nghiệp Bởi vì, muốn thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu nông thên DBSH phải thoát ra khỏi nền sản xuất mang tính thuần nông như hiện nay Muốn vậy, con đường tất yếu phải trải qua là phát triển công nghiệp, địch vụ Trong phát triển công nghiệp
dịch vụ, một mặt phải phát triển những ngành công nghiệp dịch vụ mà vùng ĐBSH
có lợi thế, nhưng mật khác do đòi hỏi của bản thân sự phát triển của nông nghiệp,
công nghiệp ở đây phải hướng vào những ngành phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp
Trong phát triển công nghiệp, một mặt vừa phát triển những ngành công nghiệp mới hiện đại, mặt khác, vừa phát triển và HĐH các làng nghề truyền thống Việc phát triển và HĐH các làng nghề truyền thống tuy rằng rất quan trọng, đặc biệt là
giai đoạn đâù của CNH nông thôn, nhưng không thể thực hiện thành công CNH nếu thiếu sự phát triển các ngành công nghiệp mới và hiện đại Trong tương lai việc phát
triển và HĐH các làng nghề truyền thống là điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ
đặc biệt là dịch vụ du lịch
- Đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp, nâng cao sản lượng, năng suất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp
- ẢNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSH vừa là quá trình hiện đại hố cơng
nghiệp và nơng nghiệp, vừa là quá trình hiện đại cơ sở vật chất kinh tế- xã hội Vì
bản thân HĐH công nghiệp, nông thôn và dịch vụ chỉ có thể thực hiện được trên cơ
sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật mặt khác hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuậi
Trang 32- CNH HĐH nóng nghiệp, nông thôn ĐBSH là quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội là quá trình xoá đi những hủ tục lạc hậu bát rễ lâu đời trong dan
cư nông thôn, nhưng đồng thời đó lại là quá trình phục hồi, lưu giữ những nét đẹp văn hoá truyền thống của vùng này Lâu nay nhiều sắc thái văn hoá truyền thống của vùng bị mai một, không phát triển được vì điều kiện kinh tế khó khăn Nhờ thành quá về kinh tế của ƠNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở đây, những trào lưu văn hoá mới
sẽ thâm nhập vào vùng này, nhưng đồng thời những nét đẹp của văn hoá truyền
thống sẽ có cơ hội phát triển
IV- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA DOI VOI CNH, HĐH NNNT ĐBSH
4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ĐBSH
ĐBSH hiện nay bao gồm 0 tỉnh, thành phố với tổng điện tích tự nhiên 12510 km, bằng 3,8% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 720 nghìn ha, chiếm 9,2% của cả nước Đất canh tác tuy không nhiều nhưng độ màu mỡ cao lại được phù sa sông Hồng bồi tụ hàng năm, địa hình bằng phẳng, khí hậu ơn hồ chia 4 mùa rõ rệt nên rất thích hợp với phát triển nông nghiệp lúa nước thâm canh
cao 2 vụ và có tiềm lực mở rộng vụ Đông lớn nhất nước ta Lợi thế này đã và đang
tạo cho vùng này phát triển nông sản hàng hoá phục vụ nhu cầu cung cấp nguyên liệu quanh năm cho ngành công nghiệp, chế biến và xuất khẩu với các sản phẩm chính như lúa gạo, rau tươi, quả tươi, thịt lợn và thịt gia cầm thủy hái sản Lầ vùng đồng bằng nằm giữa biển đông và 2 vùng Đông Bắc, Tây Bắc, ĐBSH được hưởng lợi thế của cả 3 vùng: miền núi trung du, đồng bằng và ven biển ĐBSH vừa là cửa ngõ
đi ra biển, vừa là vùng trung chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu của 20 tỉnh Bác bộ
qua lai hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá hoàn chính nối liền với cảng biển Hải phòng, Diêm Điển Đặc biệt, hệ thống sông ngdi chang chit voi cdc song Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Đáy, sông Trà Lý vừa là nguồn cung cấp nước ngọt cho sản xuất công nông nghiệp và sinh hoạt, vừa là mạch máu giao tF ›ng thủy thuận
lợi lại vừa điều hoà khí hậu cho toàn vùng, cho các trung tâm đô thị, các khu công
nghiệp tập trung Các con sông này còn là nguồn cung cấp cát xây dựng rẻ tiển lại
Trang 33vừa là mạng lưới chuyển tải những rác thải công nghiệp phục vụ các KCN và nhất là
làm sạch môi trường cho công nghiệp nông thôn, ĐBSH có rừng quốc gia Cúc
Phương, Ba Vì và các khu rừng Tam Đao, Cát Bà cùng với hệ thống cây xanh ven
biển, ven đường giao thông có tác dụng điều hoà không khí và phòng hộ Hệ thống
núi đá xây dựng và đá vôi ở Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng là nguồn vật liệu xây đựng quí giá đủ khả năng đấp ứng mọi yêu cầu phát triển giao thông và sản xuất vật liệu xây dựng Điều kiện tự nhiên đầy đủ các yếu tố sông, biển, đồng bằng, đổi núi và rừng phong cảnh, rừng phòng hộ đã tạo ra thế mạnh cho vùng ĐBSH phát
triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng CNH, HĐH So với các vùng khác của đất nước thì các lợi thế của ĐBSH có tính vượt trội, nhất là so với ĐBSCL
Dân số và nguồn lao động ĐBSH cũng là một thế mạnh Với số dân khoảng 1Š triệu (năm 2000), trong đó có khoảng 7 triệu lao động (tỷ lệ dan số biết chữ trên 95%) ĐBSH là vùng có trình độ dân trí cao, trình độ tay nghề của người lao động khá so với các vùng khác Trong vùng có Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hoá KHKT của cả nước, có hệ thống các trường Đại học, Viện nghiên cứu trường đào tạo công nhân khá hoàn chỉnh Các tỉnh và thành phố khác cũng có một
số trường Đại học (Đại học Hàng hải Hải phòng, Đại học Y khoa Thái Bình) và
nhiều trường Cao đẳng, Trung học, dạy nghề 64% tổng số trường đại học và cao
đẳng nằm ở ĐBSH Theo số liệu thống kê, năm 1997, giáo viên các trường trung học chuyên nghiệp của ĐBSH chiếm 34% số giáo viên trung học của cả nước Ty lệ
tương ứng của bậc cao đẳng, đại học là 45,64%, bậc công nhân kỹ thuật là 38,51% Đó là môi trường thuận lợi để nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động Bên cạnh các trường đào tạo chính quy, ĐBSH từ lâu đã hình thành các làng nghề truyền thống với các loại nghệ nhân đa ngành là nơi đào tạo nghề
nghiệp tiểu thủ công nghiệp cho nhiều thế hệ và ngày nay vẫn là điểm trội có mội không hai của vùng này so với cả nước
Các điều kiện kinh tế của ĐBSH cũng khá thuận lợi, bên cạnh thế mạnh vẻ
nông nghiệp như đã trình bày ở trên, ĐBSH cồn có thế mạnh về công nghiệp và địch vụ, Các trung tâm công ngF ệp và thương mại lớn nhất miền Bắc như Hà Nội Hải
Trang 34Phòng Nam Định ngày càng phát triển cá bể rộng và chiều sâu Trong những năm
đổi mới ĐBSH là vùng thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 sau vùng Đông Nam bộ, trong đó hầu hết là đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ Các KƠN KCX ở Hà Nội Hải Phòng đã và đang thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài, chủ yếu để phát triển công nghiệp thương mại Giao thông vận tải thuận lợi tất
cả 9 tỉnh đều nằm trên hệ thống đường giao thông huyết mạch của cá nước gắn với 2
sân bay Quốc tế Nội Bài Cái Bí, hệ thống cảng biển hiện đại lại gần các vùng tài nguyên khoáng sản Bắc bộ, đảm bảo nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho phát triển công nghiệp đa ngành, trong đó có công nghiệp nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng cũng hơn hẳn các vùng khác, từ năm 1995, DBSH đã
hồn thành điện khí hố nông thôn, sớm nhất cả nước Hệ thống đường giao thông
nông thôn đến tận xã, thôn và không ngừng được nâng cấp Hệ thống trường học
trạm y tế, nhà văn hố, chợ, thơng tin liên lạc, vv cũng thuộc loại nhất nhì so với các vùng khác So sánh cơ sở hạ tầng ở ĐBSH với các vùng khác trong nước (%) ¡ Vùng Tỷ lệ |Tỷ lệ xã có | Tỷ lệ xã có | Tỷ ệ xã có | Ty lệ xã có
xã có | đường ô tơ tới | đường Ơ tơ |trường tiểu ¡ trạm y tế
Trang 35Các điêu kiện vẻ kinh tế và cơ sở hạ tầng khá lại là vùng dân cư có trình dộ đân trí cao đời sống khá là những yếu tố quyết định thị trường (bao gồm thị trường sức lao động, thị trường vốn và thị trường hàng hoá) Xét cho cùng, ĐBSH có đủ các yếu tố thuận lợi để cơng nghiệp hố nông thôn Yếu tố đầu tiên là thị trường sức lao động, thứ đến là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và thị trường xuất khẩu Với số lượng l5 triệu dân, trong đó có khoảng 12 triệu đân sống ở nông thôn nhu
cầu về hàng hoá va dich vu phi nông nghiệp ngày càng tăng cả về số lượng chúng loại và chất lượng, thị trường tiêu thụ cũng sẽ được mở rộng, thúc đẩy quá trình CNH
nông thôn trong vùng
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên đây, ĐBSH cũng còn có nhiều khó khăn và han chế xuất phát từ đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của vùng Khó khăn bao trăm nhất là mật độ dân số quá cao 1224 người/km” (cả nước 209 người/km” ĐBSCL 407 người, Đông Nam bé 541 người/km”) Đất nông nghiệp vốn đá ít lại giảm dần
cùng với quá trình đô thị hố và cơng nghiệp hố Đến nay, bình quân đất nông
nghiệp chỉ còn 500m”/khẩu, đất lúa còn ít hơn 384m? (1999) Đặc điểm đất chật
người đông dẫn đến lao động dư thừa, việc làm thiếu ở cả 2 khu vực nông thôn và
thành thị Lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vừa nhiều vừa tăng nhanh
dan đến thu nhập và tích lũy của đân cư nông thôn vùng này thấp, nguồn vốn trong đân đầu tư cho CNH hạn chế so với vùng Đông Nam bộ và ĐBSCL
Hạn chế thứ 2 là đạt bộ phận dân cư nông thôn chỉ thạo nghề làm nông nghiệp, chủ yếu là lúa nước, ít am hiểu về công nghiệp và dịch vụ Có nhiều địa
phương đân số và lao động ở nông thôn, làm việc trong nông nghiệp có tăng (Thái Bình, Hưng Yên) làm cho tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp trở thành phổ biến và nghiêm trọng Trong khi đó kỹ năng nghề nghiệp của hợ lại không đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động công nghiệp và dịch vụ
Hạn chế thứ 3 là trong nông nghiệp, ruộng đất đã ít lại manh mun và phân tán trong nhiều hộ gia đình, rất khó khăn cho quá trình cơ giới hoá, điện chí hoá nông
nghiệp Thực tế là cho đến nay trình độ cơ giới hoá khâu làm đất, khâu thu hoạch
Trang 36Hạn chế thứ 4# la tập quán cạnh tác tự cấp tự túc tính chất tự phát ki nhiều năm làm việc trong cơ chế sản xuất tập thể, quản lý tập trung cùng với tính bao thủ
trì trệ đã hạn chế khả năng tiếp cận cơ chế thị trường, kiến thức sản xuất hang bod của đội ngũ cán bộ và người lao động ở khu vực nông thôn ĐBSH hiện nay còn thấp Hạn chế này cùng với khó khăn về thiếu vốn, thiếu năng lực trong tổ chức quản lý và
điều hành các hoạt động công nghiệp và dịch vụ đã và đang làm chậm quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong vùng Về mặt này nông thôn ĐBSH còn
có khoảng cách xa so với nông thôn Nam bộ, nhất là Đông Nam Bộ
Hạn chế cuối cùng là điểm xuất phát về kinh tế vùng ĐBSH nói chung là thấp tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH nói
chung là chậm Tiềm lực kinh tế, mức thu ngân sách ở khu vực nông thôn còn rất hạn
chế vì nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp Đặc điểm về điểm xuất phát thấp
thể hiện rõ nhất trong công nghiệp và địch vụ, mặc dù ĐBSH là cái nôi của các làng
nghề truyền thống, nhưng tiềm năng đó vẫn chưa được huy động và phát huy tốt 4.2 Những yêu cầu đặt ra đối với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đồng
bằng sông Hồng
Với những ưu thế và hạn chế về tự nhiên, kinh tế xã hội nèu trên, CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSH phải đạt những yêu cầu tối thiểu sau:
Một la, CNH, HDH NNNT ĐBSH phải được thực hiện với tốc độ nhanh Yêu
cầu này được đặt ra xuất phát từ vị trí đầu tàu của ĐBSH so với cả nước do ĐBSH có thủ đô của cả nước và hơn nữa do yêu cầu chung của tiến trình hội nhập quốc tế và
khu vực Yêu cầu này cũng xuất phát từ việc phải khai thác một cách có hiệu quả ưu thế nguồn nhân lực, tiểm lực khoa học- công nghệ của ĐBSH, đặc biệt là những ưu thế về các làng nghề đang có nhiều trong vùng mà các vùng khác không có được, Rõ
ràng là chỉ có thể đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH NNNT ĐBSH mới kéo theo tốc độ
cao của tiến trình CNH, HH NNNT ở các vùng khác Vì sự phát triển kinh tế- xã
hội của ĐBSH có tác động 'rực tiếp đến các vùng khác trong cả nước Đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH NNNT ĐE ;H mới góp phần thắng lợi vào việc chống nguy cơ tụt
Trang 37Hai la, CNH HDH NNNT DBSH phai dam bảo ổn định xã hội bởi đây là vùng
đông dân (1Š triệu) lao động nhiều (khoảng 7 triệu), hiện tỷ lệ lao động thiếu việc
làm còn lớn Vì vậy CNH HĐH NNNT ở dây phải góp phần vào giải quyết, khác phục thách thức này, Nếu như, các giải pháp CNH, HDH NNNT ở ĐBSH mà không
góp phần làm giảm tình trạng căng thẳng này thì để gây ra sự bất ổn về chính trị xã
hội Điều này liên quan tới cả những giải pháp về đổi mới DNNN ở vùng này, bởi
hiện nay, ĐBSH là vùng có nhiều DNNN hơn bất kỳ vùng nào ở Việt nam
Ba la, CNH, HDH NNNT DBSH phai dam bảo nâng cao cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Vì là mọi nguồn lực cho CNH, HĐH NNNT ĐBSH rất khan hiếm hơn thế yêu cầu của việc nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện mở cửa và hội nhập không phải với bất kỳ giá nào, mà phải là cạnh tranh có hiệu quả Do đó, việc tính toán cân nhắc, chiến lược và bước đi của CNH, HĐH NNNT ĐBSH phải luôn đảm bảo hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà cả hiệu quả xã hội Trong những điều kiện cụ thể phải ưu tiên hiệu quả xã hội về lâu dài phải đảm bảo hiệu quả về cả hai mặt: kinh tế và xã hội Và muốn đảm bảo hiệu quả kinh tế- xã hội thực sự bền vững, phải đảm bảo cả hiệu quả môi trường
Bốn là, CNH, HĐH NNNT ĐBSH không chỉ tính đến sự phát triển kinh tế, mà phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, từng
bước nâng cao trình độ văn minh của nông thôn Chỉ có thực hiện yêu câu trên thì sự
Trang 38PHAN II
THUC TRANG CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA NONG NGHIEP
NONG THON VUNG DONG BANG SONG HONG
A- TÌNH HÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HOÁ
I- TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu là kết quả tổng hợp của việc phân bổ, sử
dụng nguồn lực và phát triển kinh tế, kỹ thuật, xã hội Nó là nội dung bao quát và
quan trọng bậc nHất của ƠNH, HĐH, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn Chúng có quan hệ mật thiết hữu cơ, không tách rời nhau Trong điều kiện Việt
Nam hiện nay, phải có chuyển biến tích cực và đồng thời cả tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì CNH, HĐH mới nhanh, bền vững và có hiệu quả- chuyển dịch cơ cấu phải trên cơ sở có tăng trưởng và tăng trưởng phải theo xu thế tiến bộ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
a- Tăng trưởng và chuyển địch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong hai trọng điểm lúa của cả nước đồng thời là nơi có vùng trọng điểm kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng được mô tả trong bảng 2.1
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ"
| ca on ~ 2 | TS |_ Chuyển dịch Chuyển dịch | Chuyên dịch i Cơ cấu ving fan the GDP | 1990 | 1995 | 2000 | cơ cấu vùng co cau ving {| co iu vùng | ị | 1991-2000 | 1991-1995 | 1996-2000 | Trung du miền núi phía Bắc ¡| 122 | 89 Tả 3 47 -3.3 : 4 | Đồng bang sông Hồng 18.6 | 205 | 203 7 +7 PL +9 j 02 Bác Trung bọ (khu 4 cũ) 9.1 ị 91 7 78) “13 ¡ 0.0 i AS | Duyên Hải miễn Trung 84 | 8.0 82 7 -0.2 i -O4 i 42 “Tay nguyen "32 28 36° +04 7 4 OS ¡ Đồng Nam bộ 24.6 7 35 | 333 +77 +69 “AS
“Dong bang song Cứu Long RS 102 30.0 “3.6 GO -
“Vu Tong hop Kinh tế quốc dàn Bộ Kẻ hoạch và Đầu tự: Tông Kết việc thực hiện chủ trường vhuxen đội có cau đấu tí
Trang 39Trong 10 năm qua Kinh tế vùng ĐBSH có sự tầng trưởng kha: toc dé tang trường kinh tế bình quân (GDP) toàn vùng thời kỳ 1990-1999: đạt 72% thời kỳ 1996-2000: 7% Trong đó riêng vùng tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh tang trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 1990-1999 đạt 8.2% thời kỳ 1996-2000 đạt 8.8%
(bảng 2.2) Xét về tý trọng trong GDP cả nước và tốc độ tăng trưởng kính tế những năm gần đây thì vùng đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 trong 7 vùng kinh tế cả nước
Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế ĐBSH Đơn vị: (%) Thực hiện 5 năm 91-957 Thực hiện 5 năm 96-2000 | | Téc độ tăng GDP vùng Bắc bộ 7,37 6.98 | - Cong nghiép 9.63 10.73 - Néng lam nghiép 3,71 3.2 | - Dich vu 8.8 6.21 | - GDP/ ngudi (USD) - 410 ị Tốc độ tăng GDP vùng KTTĐ 8,99 7,90 | ¡ - Công nghiệp 9,76 1148 - Nong lâm nghiệp 3,28 3,7 - Dich vu 9,76 6,37 Tốc độ tăng GDP cả nước "— i
Tuy hiện tại ĐBSH đang đứng sau vùng Đông Nam bộ nhưng vùng DBSH van
là trung tâm kinh tế của đất nước vì:
Mộr là, vùng Đông Nam bộ đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua
chủ yếu là nhờ ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở Vũng Tàu đạt sản lượng khá nên tỷ trọng chiếm trong GDP cả nước vượt trội vùng ĐBSH
Hai là, nhìn về tương lai, ĐB8SH có rất nhiều tiểm nang để kháng định vị trí của mình, nhất là tiểm năng về nhân tế con người Vùng này là cái nôi của nền ván minh lúa nước đất Việt,
Cơ cấu kinh tế của vùng Ð ¡SH tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp Nếu nhỉ năm 1990 cơ cấu kinh tế vùng là công nghiệp
` Thông tin về chuyển địch cơ cấu kinh tế vùng thời kỳ 1990-2000 Hà Nội 4/2000,
Trang 4023.12% nong lâm nghiệp 34.2% và dịch vụ 42.68% thì các số liệu tương ứng của năm 1995 là 25,64%; 28.76% và 45,6%: năm 1999 Ia 34.34%: 18.7% và 46.96% (Bảng 2.3) Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ĐBSH?® Đơn vị: (%) ¡1990 1995 1999: 2000 | Toan vung 100 100 100 | 100
| - Công nghiệp - xây dựng 2312 | 25,64 | 34.34 36 - Nông- lâm- ngư nghiệp 34,20 28/76 | 18,70 12
- Dịch vụ 42,68 45,6 46.96 52
Riêng vùng tam giác TĐKT 100 100 100 100 - Công nghiệp - xây dựng 28,72 29,76 | 39,49 40
- Nông lâm nghiệp 12,78 | 9,77 | 627 5-6 |
- Dịch vụ 585 | 6047 | 5424 55 |
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH chưa tương xứng với tiềm năng của vùng đo việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới chậm, tiểm năng lớn nhất của vùng là con người và chất xám chưa được quan tâm đúng mức và trong Ö năm qua chưa xây dựng được kế hoạch có hiệu quả để khai thác tiểm năng to lớn này
Việc khai thác tiểm năng lớn của ĐBSH còn bị hạn chế bởi cơ chế quản lý kế
hoạch hóa tập trung cao độ được duy trì ở vùng này trong suốt 35 năm, trong khi mội
số vùng kinh tế phía Nam chỉ chịu ảnh hưởng của cơ chế này có 10 năm Việc duy trì lâu cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, không chỉ làm hạn chế sự phát triển kinh tế những năm trước đây mà còn để lại thói quen thiếu năng động khong thé khắc phục ngay được
b- Tăng trưởng và chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thỏn ĐBSH
Theo số liệu tổng hợp của Tổng cụ Thống kê, công bố năm 1997 thì cơ cấu kinh tế nông thôn cả nước và các vùng kinh tế có thể được tổng hợp qua biểu 2.4 sau
đây