HOC VIEN CHÍNH TRI QUOC GIA HO CHI MINH
TONG QUAN KHOA HOC Dé TAI CAP BO
NAM 2006
PHAT TRIEN THI TRUONG TIN DUNG NONG THON GOP PHAN
BAY NHANH CONG NGHIEP HOA, HIỆN DAI HOA NONG THON
VUNG BONG BANG SONG HONG
Trang 2_ oe NA wR WN
DANH SACH CONG TAC VIEN NGHIEN CUU DE TAI
GS.TS Trần Văn Chit — - Hoc vién Chinh tri Quéc gia Hd Chi Minh PGS.TS Võ Văn Đức - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ThS Phí Thị Hằng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh GS.TS Hoàng Ngọc Hòa - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh TS Mai Thé Hon - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
TS Nguyễn Đắc Hưng - Tap Chi Ngan hàng, Ngân hàng Nhà nước
1S Nguyễn Thị Hường - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
TS Phạm Thị Khanh — - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh TS Nguyễn Đại Lai - Viện Nghiên cứu phát triển Ngân hàng VN
10.CN Trần Thị Tuyết Lan - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 11.CN Đễ Thị Loan - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 12.CN Nguyễn Thị Miễn - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
13.PGS.TS Nguyễn Hữu Tư - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 14 TS Nguyễn Từ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 31.1 1.2 1.3 2.1 2.2 3.1 3.2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
Chương Ï: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRUONG
TÍN DỤNG NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN
Thị trường tín dụng nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới phát triển thị trường tín
dụng nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
Kinh nghiệm phát triển thị trường tín dụng nông thôn của một
số nước châu Á và bài học đối với Việt Nam
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG
NONG THON VUNG DONG BANG SONG HONG TRONG
QUA TRINH CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA Tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn va sự cần thiết khách quan phải đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng
Thực trạng phát triển thị trường tín dụng nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng đồng bằng
sông Hồng những năm qua
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHU YEU PHAT TRIEN THỊ TRƯỜNG TÍN ĐỤNG NƠNG THƠN GOP PHAN ĐẨY
NHANH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG
THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Phương hướng cơ bản phát triển thị trường tín dụng nông thôn
góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng
Trang 4CCKT CNH, HDH GDP GNP KTTT NHĐT&PT NHCSXH NHNo&PTNT NSNN QTDND SX - KD TTTDNT USD
BANG VIET TAT : Cơ cầu kinh tế
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Tổng sản phẩm trong nước : Tổng sản phẩm quốc dân : Kinh tế thị trường : Ngân hàng đầu tư và phát triển : Ngân hàng chính sách xã hội
: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn : Ngân hàng thương mại Nhà nước
: Ngân sách nhà nước : Quỹ tín dụng nhân dân
: Sản xuất - kinh doanh
Trang 5Số hiệu bảng 2.1 2.42 243 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 DANH MỤC CÁC BANG Tên bảng Cơ cấu thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của hộ vùng đồng bằng sông Hồng
Cơ cấu thu từ nông nghiệp của hộ vùng đồng bằng sông Hồng
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994
vùng đồng bằng sông Hồng
Cơ cấu lao động vùng đồng bằng sông Hồng, giai đoạn
2001 - 2004
Kết cấu hạ tầng của xã ở một số vùng kinh tế
Tổng vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng
kinh tế trong cả nước giai đoạn 2004 - 2006
Tổng hợp nguồn vốn huy động của các chỉ nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng đến 31/12/2005
Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội, giai đoạn 2002 - 2005
Nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng nhân dân trên thị
trường tín đụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 - 2005
Tình hình cung ứng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng và các
vùng kinh tế trong cả nước
Tình hình cung ứng vốn tín dụng của các chỉ nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên thị trường tín
Trang 62.12 2.13 2.14 2.15 2.16 2.17 2.18
Tình hình cung ứng vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội trên thị trường tín dụng nông thôn vùng đồng
bằng sông Hồng và các vùng kinh tế, giai đoạn 2002 - 2005
Tình hình cung ứng vốn tín dụng của Quỹ tín dụng nhân
dân trên thị trường tín dụng nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 2002 - 2005
Lãi suất cho vay cao nhất trên thị trường tín dụng nông thôn
vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2003 - 2006
Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại vùng đồng bằng sông Hồng và một số
vùng nông thôn khác, giai đoạn 2003 - 2006
Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng chính sách xã hội
vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2002 - 2005
Tình hình nợ quá hạn của Quỹ tín dụng nhân dân vùng
đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2002 - 2005
Cơ cấu vốn sản xuất của trang trại vùng đồng bằng sông Hồng
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ
Sơ đồ 1: Hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn Sơ đồ 2: Hệ thống thị trường tín dụng nông thôn
Trang 7MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
TTTDNT là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng của thị trường tài chính cũng như của nền KTTT TTTDNT tạo lập các kênh huy động và cung ứng vốn, thúc đây kinh tế nông thôn phát triển năng động và hiệu quả Sự trưởng thành của TTTDNT không những tác động trực tiếp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướngCNH, HĐH; góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở khu vực nông thôn nói riêng, cả nước nói chung Do đó, phát triển TTTDNT hiện đại, bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia đang phát triển, có xuất phát điểm từ nông nghiệp, nông thôn
Trong những năm đổi mới, kinh tế nông thôn vùng ĐBSH dần khởi
sac, phat triển theo cơ chế KTTT, có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã
hội chủ nghĩa Cùng với thị trường sản phẩm hàng hóa, thị trường lao động và
thị trường các yếu tố đầu vào khác của sản xuất, TTTDNT vùng ĐBSH từng bước được hình thành, phát triển Đó chính là "cẩu nối” giữa các chủ thể có
vốn và thừa vốn với các chủ thể thiếu vốn và cần vốn, thúc day phát triển kinh
tế nông thôn, chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại gắn
với hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao thu nhập và đời sống của hộ nông dân, từng bước xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn vùng ĐBSH Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn vùng ĐBSH, đáp ứng yêu cầu cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Cần phải "tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và
nâng cao đời sống nhân dân [14, tr 190] Trước hết, "phải luôn coi trong day
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền
Trang 8bước hình thành nền nông nghiệp sạch phát triển công nghiệp và dịch vụ ở
nông thôn Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt
hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miễn, góp phần
giữ vững, ôn định chính trị - xã hội [14, tr 191] TTTDNT vùng ĐBSH vẫn
chưa phát huy được sức mạnh vốn có, do còn nhiều bất cập sau đây:
- Khả năng cung ứng vốn của TTTDNT chưa đủ mạnh đề đáp ứng tốt yêu cầu vốn cho đây mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ĐBSH theo hướng CNH, HĐH
- Chất lượng tín dụng chưa cao; chưa đảm bảo độ sâu của TTTDNT;
còn tiềm ân rủi ro lớn, nhất là đối với những khoản cho vay theo mục tiêu của
chính phủ
- Năng lực chuyên môn của các bên tham gia hoạt động trên TTTDNT
còn hạn chế Một bộ phận không nhỏ cán bộ tín dụng còn bất cập cá về trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, khá năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại chưa
tốt Các chủ thê cầu vốn đa số là nông dân nghèo, không có tài sản thế chấp;
năng lực hạch toán kinh doanh non kém, thiếu thông tin và hiểu biết đầy đủ về hệ thống tổ chức cũng như dịch vụ tín dụng đã hạn chế khả năng hấp thụ vốn trong phát triển kinh tế nông thôn trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
- Môi trường, thê chế của TTTDNT chưa đồng bộ, hoàn chỉnh và có chất lượng cao Đặc biệt, các văn bản pháp luật về huy động vốn và cho vay vốn phát triển kinh tế nông thôn còn chồng chéo, thiếu tập trung, bao quát và thống nhất
Những bắt cập trên đây đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu: Làm gì và làm
thế nào để phát huy vai trò của TTTDNT vùng ĐBSH, thúc đẩy tăng trưởng và
Trang 92 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1 Những nghiên cứu ở ngoài nước
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về tài chính - tín dụng nông thôn ở các quốc gia đang phát triển Đó là: "Thực trạng thị trường tín dụng ở nông thôn miễn Tây Orissa - Ấn Độ" của tác giả Kailas Sarap, 1983; "Ảnh hưởng của tín dụng nông nghiệp trong các trang trại nông nghiệp ở huyện Rubadehi ở Nepan" của tác gia Govind Koirala, 1981; "Tín dụng nông thôn ở Thái Lan" của tác giả Tong Roij Ôn
Chan và Shao - Erong, 1972; "Các hình thức tô chức tin dụng cho người
nghèo ở nông thôn Bangladesh" của tác giả Manfred Zeller, Mannohar
Sahama va Akhter U.Ahmed, 1996; "Hoat déng ngdn hang bén vững cho
người nghèo - Cẩm nang hoạt động tài chính vi mô - nhìn nhận từ góc độ tài chính thể chế" của tac gia Joanna Ledger Wood, Nxb Théng ké, H.2001 v.v Tuy nhiên, đáng chú ý là những nghiên cứu sau:
* Nghiên cứu của D.W.Adam - giảng viên Khoa Kinh tế Nông nghiệp và xã hội nông thôn, trưởng Đại học Ohio Columbus - Mỹ-
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, D.W Adam cùng với các cộng sự đã nghiên cứu về các hình thức vay và cho vay ở nông thôn (1980) [71]; Huy động nguồn tiết kiệm của hộ nông dân, 1983 [72]; Thị trường tài chính - tín dụng nông thôn 1985 [73] ở cả ba châu lục: Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ-la-tinh Qua nghiên cứu, D.W Adam và cộng sự đã rút ra một số kết luận:
- Cần phải huy động nguồn tiết kiệm của đân cư nông thôn, kế cả hộ nông dân để có vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở chính khu vực này Muốn huy động hiệu quả tiết kiệm của họ phải đẩy mạnh phát triển TTTDNT - Tín dụng với lãi suất thấp chưa hẳn đã kích thích được các chủ thể ŠX - KD nông nghiệp, nông thôn Có khi lãi suất ưu đãi (rẻ) lại có tác động
tiêu cực, làm giảm hiệu quả của vốn tín dụng, thậm chí có ảnh hưởng xấu tới
Trang 10- Phải tăng cường nguồn vốn tài trợ của Chính phủ cho khu vực nông thôn, theo mục tiêu cụ thể của Chính phủ
- Các tổ chức tín dụng ở nông thôn cần được tự chủ về tài chính, tăng
cường cho vay theo nhóm và theo mục tiêu để đảm bảo tính bền vững
- Tín dụng phi chính thức đóng vai trò nhất định trong việc cung ứng
vốn ở khu vực nông thôn
* Nghiên cứu của các tác giả thuộc Viện Quốc té nghiên cứu về chính sách luong thuc (IFPRI):
- Tác giả Hosain, khi nghiên cứu về tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Bangladesh, 1988 [74] da khang định rằng: Sự thành công của mô hình Grameen Bank trong cung ứng tín dụng cho người nghèo là cho vay theo nhóm, với lãi suất đủ cao nhưng ưu đãi một phần để đảm bảo cho người cung ứng tín dụng trả được lãi suất do họ huy động và bù đắp được chi phí hoạt động
- Tác giả Stiglite nghiên cứu vấn đề tài chính - tín dụng ở Niger, 1989 đã chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của Nhà nước trong phát triển TTTDNT
* Nghiên cứu của các tác giả thuộc Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiép (IFAD):
Tiến sĩ Gertrud Schieder, Trường Đại học Hohen - Đức nghiên cứu về
tín dụng cho người nghèo ở khu vực nông thôn Ca-mơ-run đã luận giải sự ton tai
tat yếu, khách quan của 2 bộ phận: tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức
trên TTTDNT ở đất nước này; cần phải cung ứng tín dụng để đảm bảo an toàn
lương thực cho người nghèo ở nông thôn 2.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những công trình nghiên cứu về tài
chính - tín dụng nói chung, thị trường tài chính - tín dụng nói riêng, như: "Tiền tệ và ngân hàng" của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng, Nxb Thống kê,
H.1999; "Thi truwong vốn Việt Nam trong quá trình CNH, HDH” của tác
Trang 11H.2001; “Đầu tu tài chính phát triển nông nghiệp, nông thôn" của tác giả Võ Minh Điều, Tạp chí Tài chính số 4/2002; "Xử lý rủi ro tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn" của tác giả Nguyễn Đắc Hưng,
Tạp chí Ngân hàng số 3/2001; "Tín dụng nông nghiệp và nông thôn - 4 vướng mắc cẩn tháo gỡ" của tác giả Bùi Thiện Nhiên, Thời báo Ngân hàng ngày 25/6/2000; "Phát triển thị phần, thị trưởng - tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả" của tác giả Phạm Hồng Cờ, Tạp chí Ngân hàng số
4/2004; "Ban về định hướng phát triển của hoạt động tài chính vì mô ban
chính thức ở nông thôn Việt Nam" của tác giả Nguyễn Đình Lưu, Tạp chí
Ngân hàng số 2/2004 Song, nỗi bật nhất là các nghiên cứu dưới đây:
- Khi nghiên cửu về tín dụng cho người nghèo ở nông thôn, 1991, GS.TS Đỗ Thế Tùng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong cung ứng tín dụng cho hộ nông dân Việt Nam Đó là: Tín dụng phải đến tay người nghèo; lập ra các nhóm người nghèo có khả năng để cho vay tín dụng; cho vay món nhỏ trả từng tuần; cho vay lệch nhau về thời gian và giám sát chặt chẽ (thông qua các nhóm vay); thủ tục đơn giản, hướng dẫn chu đáo và kiên trì [56, tr 14 -19]
- Nghiên cứu của các tác giả Trần Thọ Đạt và Trần Đình Toàn về tín
dụng ở các nước đang phát triển và bài học cho nước ta, 1999 [58] đã chỉ ra rằng:
Phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản cho vay; thủ tục đơn giản
để nông dân dễ tiếp cận tới tín dụng ưu đãi Tuy nhiên, nếu không có biện pháp
thích hợp, tín dụng ưu đãi sẽ không đến tay hộ nghèo mà chủ yếu rơi vào hộ giàu, dễ nảy sinh tiêu cực, đe dọa tính bền vững của các tổ chức tín dụng nông thôn
- Tác giả Kim Thị Dung - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, 1999, nghiên cứu về thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân ở Gia Lâm - Hà Nội đã rút ra kết luận: TTTDNT bao gồm nhiều bộ phận tham gia Mỗi bộ phận có vị trí, vai trò nhất định trong việc cung - cầu vốn tín dụng ở huyện Gia Lâm Hộ nông dân là chủ thể vay vốn chính ở nông thôn Thị trường vốn tín dụng nông thôn Gia Lâm chưa
Trang 12về sở hữu, về cách thức huy động và cho vay; tăng cường nguồn vốn tín dụng từ ngân sách Nhà nước, tăng cường đầu tư tín dụng cho chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông [10]
Tác giả Nguyễn Đại Lai - Viện Nghiên cứu phát triển Ngân hàng Việt Nam, 2004 đã đưa ra một số ý kiến luận giải về phát triển thị trường tài chính nhằm đẩy mạnh huy động vốn phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam [57] Từ việc phân tích hiện trạng mất cân đối nghiêm trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế khác nhau của nền kinh tế, tác giả khăng định rằng: Đầu tư của ngân sách Nhà nước có xu hướng gia tăng nhưng còn hạn chế; tín dụng Nhà nước cũng có xu hướng tăng nhưng lấn sân tín dụng ngân hàng và phát triển mạnh cơ chế xin - cho; đầu tư của doanh nghiệp (DNNN và doanh nghiệp tư nhân) và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm Do đó, cần phải đây mạnh phát triển thị trường tài chính Biện pháp cấp bách phải làm là: Minh bạch hóa các công cụ và tạo dựng một môi trường
pháp lý đủ hiệu lực, đủ niềm tin
- Nghiên cứu của các tác giả thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005 [3ó], đã khang định vị trí, vai trò của tín đụng ngân hàng trong chuyển dịch cơ cầu kinh tế vùng, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long; phân
tích tình hình huy động và cho vay tín dụng ngân hàng ở vùng này; kiến nghị
những giải pháp mở rộng tín dụng tới hộ nông dân, thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngoài ra còn có những bài nghiên cứu liên quan đến vấn đẻ tài chính -
tín dụng nông thôn, được đăng tải trên các sách, báo và tạp chí khác
2.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu đề tài
Xét về tổng thể, các tác giả trong và ngoài nước có nhiều cố gắng
trong nghiên cứu về tài chính - tín dụng nông thôn, đạt được một số kết quả
Trang 13Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trên vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển TTTDNT;
cấu trúc của TTTDNT; tình hình cung - cầu vốn tín dụng nông thôn ở phạm vi vùng: khả năng phát triển TTTDNT vùng ĐBSH trong quá trình đây nhanh CNH, HĐH cũng như xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, đề tài "Phá: triển thị trường tín dụng nông thôn góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn vùng động bằng sông Hồng" được lựa chọn đề nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề trên đây
3 Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển TTTDNT vùng ĐBSH, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển TTTDNT góp phần đây nhanh CNH, HĐH nông thôn vùng ĐBSH
- Muc tiéu cu thé:
+ Làm rõ bản chất, đặc điểm, vai trò, nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
phát triển TTDNT trong quá trình CNH, HĐH; tìm hiểu một số bài học kinh nghiệm phát triển TTTDNT ở một số nước đang phát triển có điều kiện phát
triên tương đồng Việt Nam
+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển TTTDNT vùng ĐBSH
trong những năm đổi mới, chủ yếu là những năm gần đây
+ Luận chứng phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đây phát triển TTTDNT hiện đại đáp ứng yêu cầu đây nhanh CNH, HĐH nông
thôn vùng ĐBSH
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài lây vẫn đề phát triển TTTDNT vùng
Trang 14- Pham vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu vấn để lý luận và thực tiễn phát triển
TTTDNT vùng ĐBSH trong quá trình CNH, HĐH; đề xuất phương hướng và
giải pháp chủ yếu phát triển TTTDNT nhằm đây nhanh CNH, HĐH nông
thôn vùng ĐBSH
Đề tài chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu tín dụng chính thức; tín dụng
với tư cách là tiền tệ; đối tượng cầu vốn tín dụng là các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, tổ chức xã hội, cá nhân hoạt động SX-KD ở khu vực nông
thôn chủ yếu là hộ nông dân; đối tượng cung vốn là các trung gian tài chính, chủ yếu là hệ thống NHNo & PTNT, NHCSXH, QTDND
+ Về không gian: Đề tài chọn khu vực nông thôn vùng ĐBSH làm địa bàn khảo sát, nghiên cứu tình hình phát triển TTTDNT
+ Về thời gian: Hiện trạng phát triển TTTDNT vùng ĐBSH trong những năm đổi mới, tập trung vào giai đoạn 5 năm trở lại đây
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lênin; tham khảo một số lý thuyết hiện đại; coi trọng phương pháp hệ thống,
phân tích, tổng hợp, so sánh thống kê, để tiếp cận và giải quyết vấn đề
6 Kết cầu của tống quan khoa học
Tổng quan khoa học gồm 155 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Tổng quan được kết cấu
Trang 15Chương 1
MOT SO VAN DE LY LUAN CO BAN
VE TH] TRUONG TIN DUNG NONG THON TRONG QUA TRINH CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA NONG THON
1.1 THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THON TRONG QUA TRINH CONG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN
1.1.1 Khái niệm
- Khải niệm tín dụng
Thuật ngữ tín dụng - Credit có nguồn gốc từ tiếng La-tinh: Credittum,
có nghĩa là sự tin tưởng hay tín nhiệm Cùng với quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, nội hàm từ "⁄f dụng" dần được rộng mở
Theo các nhà kinh tế, tín dụng là một phạm trù kinh tế Tín dụng hình
thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền sản
xuất hàng hóa Tuy nhiên, dưới góc độ khác nhau, các nhà kính tế đưa ra
những định nghĩa khác nhau về tín dụng Trong đó, nỗi bật là:
+ Cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa: "Tín dụng là sự vay mượn tiền mặt và vật tư" [70, tr 994] Định nghĩa này thể hiện mối quan hệ cấu thành bản chất bên trong của quan hệ kinh tế: vay - mượn, cả về tiền mặt lẫn hàng hóa; với tư cách là tiền hay hiện vật giữa
các chủ thể kinh tế
+ Tác giả Lê Văn Tẻ, trong cuốn Tiền tệ và Ngân hàng cho rằng: Tín dụng diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam không chỉ là sự vay mượn đơn thuần mà còn là sự vay mượn với sự tín nhiệm nhất định [60, tr 97-108] Định nghĩa này hàm nghĩa tín dụng là quan hệ kinh tế vay mượn trên cơ sở lòng tin của cả người cho vay va di vay
+ Tác giả Vũ Văn Hóa, trong cuốn Lý thuyết tiền tệ quan niệm rằng:
Trang 16người cho vay) chu cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán dựa vào lời hứa
thanh toán trong tương lai của bên kia (Thụ trái hoặc người đi vay) [19, tr 72] Cách luận giải này phản ánh tính chất ràng buộc của quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay Đối tượng tín dụng phong phú, cụ thể (tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán) và dựa vào lòng tỉn, sự tín nhiệm
+ Học giả người Pháp - Louis Baudin khẳng định: Tín dụng là sự trao đổi tài hóa hiện tại lấy một tài hóa tương lai, tức là hai bên cam kết: Một bên thì
trao déi ngay một số tiền bạc, bên kia cam kết sẽ hoàn trả lại những điều khoản
đó trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định [66, tr 96]
nào đó Ở đây, Louis Baudin cũng chỉ ra mối quan hệ trao đổi tài hóa trong hiện tại để lấy tài hóa trong tương lai giữa người cho vay và người đi vay, với những điều kiện và khoảng thời gian xác định
+ Khi nghiên cứu về Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Các Mác chỉ rõ: Tín dụng là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến cho một người này giao cho một người khác một số tư bản nào đó, dưới
hình thức tiền hoặc dưới hình thái hàng hóa đáng giá một số tiền nhất định
nào đó Số tiền này được trả lại trong một thời gian nhất định [27, tr 613] Và, điều tất yếu của sự luân chuyển (trở về) điểm xuất phát của đồng tiền không chỉ giữ được nguyên vẹn giá trị của nó mà đồng thời nó lại lớn lên thêm trong quá trình vận động [27, tr 526]
Nghiên cứu tín dụng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
Các Mác đã chỉ rõ bản chất của tín dụng:
Một là, xuất hiện sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị
từ chủ thế cung tín dung sang chủ thể cầu tín dụng
Hai là, sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị trong
khoảng thời gian xác định và mang tính tạm thời
Ba là, chủ thể cầu tín dụng phải hoàn trả gốc và lãi (lợi tức) cho chủ
thể cung tín dụng
Trang 17Như vậy, các nhà kinh tế đều khẳng định một quan hệ tín dụng tồn tại
và phát triển phải đảm bảo 3 điều kiện trên Biểu biện ra trên bề mặt xã hội
của quan hệ tín dụng là sự vận động của lượng giá trị vốn tín dụng, qua các giai đoạn: phan phối vốn tín dung, str dung vốn tin dung va hoan tra von tin
dụng Sự vận động của lượng giá trị tín dụng khi quay về điểm xuất phát luôn phải đảm bảo giá trị và giá trị tăng thêm, dưới hình thức lợi tức, thông qua cơ chế điều tiết lãi suất Tính hoàn trả của tín dụng là cơ sở khoa học để phân
biệt phạm trù tín dụng với phạm trù kinh tế khác
Từ những phân tích trên đây, có thể định nghĩa về tín dụng như sau: Tín dụng là quan hệ kinh tế gắn với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng
theo nguyên tắc hoàn trả nhằm thỏa mãn nhu câu vốn phát triển kinh tế - xã hội
Trong nền KTTT hiện đại, tín dụng không chỉ dựa vào lòng tin, sự tín
nhiệm của người cho vay vốn và người đi vay vốn mà còn được pháp luật bảo vệ Đó là cơ sở quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển ngày càng lớn
mạnh các quan hệ tín dụng, đảm bảo vốn cho phát triển nền kinh tế hiện đại,
xây dựng một xã hội văn minh
Nền KTTT cảng phát triển, hình thức tín dụng càng phong phú Song, trên thị trường đang tồn tại và phát triển các hình thức tín dụng cơ bản: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng thuê mua, tín dụng tiêu dùng,
tín dụng Nhà nước, tín dụng quốc tế Trong giới hạn, phạm vi nghiên cứu, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu hình thức tín dụng ngân hàng
"Tín dụng ngân hàng phản ánh quan hệ vay mượn vốn tiền tệ giữa các ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế" [68, tr 244]
Như vậy, đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội Ngân hàng hoạt động với tư cách là một trung gian tài chính, thực hiện nhiệm vụ đi vay vốn của người có vốn để cho vay những
người cần vốn; được hưởng lợi nhuận, theo sự điều tiết của cơ chế thị trường và được pháp luật bảo vệ
Trang 18- Khái niệm thị trường tín dụng nông thôn:
Theo kinh tế học hiện đại, "Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng" [52, tr 69] Xét về bản chất, thị trường chính là nơi gặp gỡ, trao đổi hang hóa (hiện vật và phi hiện vật) giữa người mua và người bán; giá cả hàng hóa được xác định trên cơ sở thị trường
Trong nền KTTT, nhất là nền KTTT hiện đại, nhu cầu vốn đầu tư phát triển SX - KD là rất lớn Tuy nhiên, năng lực tiết kiệm của từng chủ thể SX - KD là có hạn, không thể đáp ứng được nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, trong khi xã hội luôn tồn tại những chủ thể có khoản thu nhập (tiết kiệm) chưa tiêu dùng, mong muốn được đầu tư để hưởng lợi Do đó, trên thị trường tất yếu nảy sinh quan hệ cung - cầu vốn nói chung, vốn tín dụng nói riêng, đáp
ứng nhu cầu tiết kiệm và đầu tư Hay một cách cụ thể hơn, thị trường tín dụng, trong đó có TITDNT tat yếu phải hình thành, phát triển đề giải quyết bài toán tiết kiệm và đầu tư của mọi chủ thể kinh tế trong xã hội
TTTDNT là nơi diễn ra hoạt động cung - cầu vốn tín dụng giữa các chủ thể cho vay vốn và chủ thể di vay vốn nhằm thỏa mãn nhu câu vẫn tín đụng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn
Như vậy, xét về tổng thể, trên TTTDNT có hai lực lượng (chủ thể) tham gia hoạt động, làm tiền đề và điều kiện cho nhau cùng tồn tại và phát
triển; đảm bảo cung - cầu vốn phục vụ CNH, HĐH nông thôn cũng như phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Lực lượng hay chủ thể cung ứng vốn tín dụng là các trung giai tài chính Lực lượng hay chủ thể cầu vốn tín dụng là các doanh nghiệp, công ty, tổ chức xã hội, cá nhân tham gia hoạt động SX-KD ở khu vực nông thôn
Hàng hóa trên TTTDNT chính là "quyền sử dụng vốn tín dụng" Chủ thể cung vốn tín dụng là người bán "quyền sử dụng vốn tín dụng" và chủ thể cầu vốn tín dụng là người mua "quyền sử dụng vốn tín dụng"
Giá cả hàng hóa "quyền sử dụng vốn tín dụng" chính là lãi suất cho
vay vốn tín dụng, được xác lập trên cơ sở thị trường
Trang 19Từ sự phân tích nội hàm của khái niệm TTTDNT, có thể mô hình hóa
hoạt động cung - cầu vốn tín dụng trên TTTDNT như sau:
Sơ đồ 1: Hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn
Cho vay von Trung gian tài chính Cho vay vốn
—— trên địa bàn nông thôn —
Hoan tra von Hoan tra von
Chủ thé Thị trường tín dụng Chủ thể
cho vay vốn nông thôn di vay von
Cho vay vốn + Cho vay vén
Trung gian tai chinh
————— tà: da bèn nông thôn
Hoàn trả vốn Hoàn trả vốn
Hoạt động của TTTDNT, xét về bản chất là sự vận động của một loại
quỹ tiền tệ, bao gồm hai quá trình: Tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng (huy động vốn và cho vay vốn tín dụng) trên thị trường
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận để phân loại TTTDNT Dưới góc độ pháp
lý, nguồn gốc, nội hàm của khái niệm tín dụng, địa bàn hoạt động của các quỹ tín dụng có thể phân chia TTTDNT thành ba loại: thị trường tín dụng chính thức, thị trường tín dụng bán chính thức và thị trường tín dụng phi chính thức
+ Thị trường tín dụng chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động huy động, cung ứng và giao dịch vốn tín dụng giữa các tổ chức trung gian tài chính với chủ thể cầu vốn, tuân thủ pháp luật của Nhà nước Lực lượng tham gia cung vốn trên thị trường này chính là các trung gian tài chính, bao gồm: Hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, hệ thống QTDND, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính Lực lượng tham gia cầu vốn tín dụng là hộ gia
đình, các chủ thể SX - KD ở khu vực nông thôn
+ Thị trường tín dụng bán chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động trợ giúp cung ứng, giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
Trang 20Hội Thanh niên Việt Nam ) Các tổ chức xã hội không phải là chủ thể trực tiếp cung vốn tín dụng mà chỉ là lực lượng trợ giúp Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGO) giải ngân cho các chương trình, dự án theo chỉ định, nhằm đây mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là đối với vùng nghèo, xã
nghèo Mọi giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội đều đặt dưới sự chỉ
đạo trực tiếp và giám sát chặt chẽ của chính quyền các cấp Lực lượng tham
gia cầu vốn cũng là hộ gia đình, các chủ thể kinh tế ở khu vực nông thôn + Thị trường tin dụng phi chính thức là nơi diễn ra hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch vốn tin dụng công khai hoặc ngắm ngầm, nằm ngồi khn khổ pháp luật của Nhà nước hoặc không phụ thuộc, không chịu sự quản lý của chính quyền, Nhà nước Chủ thể tham gia cung vốn tín dụng trên thị trường này là tư nhân cho vay nặng lãi, tư thương bán chịu hàng hóa, chủ cửa hàng cằm đồ hoặc nhóm hợp tác tín dụng tự nguyện như: hụi, họ, phường, bạn bè, anh em cho
vay tương trợ nhau Chủ thể cầu vốn trên TTTDNT là hộ gia đình, chủ thể SX -
KD ở khu vực nông thôn Đa số họ là những người rất khó tiếp cận được với thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng bán chính thức hoặc đã tiếp
cận được với các thị trường tín dụng đó nhưng chưa thỏa mãn được nhu cầu về
vốn cho hoạt động SX - KD hoặc cho tiêu dùng của mình (Sơ đồ 2 - trang 15) Như vậy, hệ thống TTTDNT được hình thành bởi các thị trường tín dụng bộ phận: thị trường tín đụng chính thức, thị trường tín dụng bán chính thức và thị trường tín dụng phi chính thức Trong nền KTTT, sự tồn tại và phát triển của các loại TTTDNT là tất yếu Cả ba loại thị trường tín dụng tác động qua lại lẫn nhau, cạnh tranh nhau trong cung - cầu vốn tín dụng ở khu vực nông thôn Trong đó, thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng bán chính thức hoạt động có sự bảo đảm của pháp luật Do đó, khả năng phát triển của hai loại thị trường tín dụng này là rất mạnh, gớp phần cung - cầu vốn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nói chung, đây mạnh CNH, HĐH nông thôn nói riêng
Trái lại, thị trường tín dụng phi chính thức hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở lòng _
tin; tính bền vững trong quan hệ cung và cầu vốn yếu Tuy nhiên, trong điều kiện
sản xuất hàng hóa chưa thật sự phát triển, thị trường tín dụng phi chính thức vẫn
có vai trò nhất định trong huy động, cho vay vốn phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn nói chung, CNH, HĐH nông thôn nói riêng
Trang 21SI Sơ đồ 2: Hệ thống thị trường tín dụng nông thôn Hệ thống thị trường tín dụng nông thôn Ỳ Ỳ Chính thức Bán chính thức Phi chính thức VT , Ỳ v y Ngan hang HTX tin dung QTDND Có tổ chức Không có tổ chức a OG
Phi lợi nhuận Thương mại HTX sản xuất | | Các chương trình phát triển
NHNG NHNo& NHTM NHĐT — - Hụi, họ Người cho Họ hàng, Các DV
Trang 221.1.2 Những đặc điểm cơ bản của thị trường tín dụng nông thôn - TTTDNT trải ra trên địa bàn rộng lớn, số lượng khách hàng đông
đảo vừa thúc đẩy quá trình huy động, cho vay vốn vừa cản trở quá trình này
Nông thôn là khu vực kinh tế kinh tế - xã hội rộng lớn, còn nhiều tiềm
năng chưa được khai thác, phát triển; số lượng khách hàng cung - cầu vốn tín
dụng đông đảo và chuyên về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp khác Một khi TTTDNT phát triển, các trung gian tài chính có mặt ở khắp các địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có vốn, cần cho vay vốn tiếp cận với các trung gian này; kích thích và thu hút những đồng vốn nhỏ, lẻ, nhàn rỗi trong từng hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn vào các trung gian tài
chính Đồng thời tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn tín dụng để đầu tư
phát triển SX - KD Như vậy, TTTDNT phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi,
thúc đây quá trình tiết kiệm và đầu tư
Tuy nhiên, địa bàn hoạt động của TTTDNT rộng, có số lượng khách
hàng lớn nhưng số lượng tiền trên từng món vay nhỏ bé, manh mún vừa khó khăn cho công tác quản lý đồng vốn tín dụng đã cho vay vừa phát sinh thêm chi phi giao dich, làm cho lợi nhuận kinh doanh trên TTDNT thấp hơn các khu vực kinh tế khác Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng TTTDNT
- Chi thé tham gia hoạt động cung - cầu vốn trên TTTDNT có sự khác biệt so với chủ thể cung - cẩu vốn ở các thị trường tài chính khác
+ Các chủ thể cung vốn tín đụng phục vụ CNH, HĐH nông thôn vùng ĐBSH khác với các chủ thể cung vốn tín dụng phục vụ CNH, HĐH thành thị
là ở chỗ:
+ Nếu như lực lượng tham gia cung vốn tín dụng phục vụ CNH, HĐH
thành thị bao gồm tất cả các trung gian tài chính ở thành thị; phục vụ cho vay
vốn phát triển chủ yếu là cơng nghiệp, dịch vụ; khồn cho vay lớn và khá lớn thì ngược lại, lực lượng tham gia cung vốn trên TTTDNT chỉ bao gồm một số
Trang 23các tổ chức tín dụng; phục vụ cho vay vốn phát triển chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề truyền thống; khoản cho vay thường là nhỏ bé
+ Chủ thể cung vốn tín dụng, bao gồm phần lớn các tổ chức tín dụng
có mặt ở rộng khắp khu vực nông thôn, song chủ lực cung vốn tín dụng ở địa
bàn nông thôn vẫn là NHNo&PTNT, NHCSXH, QTDND Đó chính là những chủ thể gắn bó chặt chẽ với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; có bề dày kinh nghiệm trong huy động và cho vay tín dụng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, tổng nguồn vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên đây vẫn nhỏ bé so với yêu cầu phát triển nền kinh tế hiện đại, bền
vững, khu vực kinh tế - xã hội rộng lớn - khu vực nông thôn Năng lực tài chính của các tổ chức tin dụng hạn chế, năng lực cán bộ làm công tác tín dụng chưa cao, nội lực của khu vực nông nghiệp, nông thôn hạn hẹp chưa thé
đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời vốn tín dung, nhất là loại tín dụng trung hạn và đài hạn để đây nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
+ Chủ thể cầu vốn tín dụng chủ yếu là nông dân, một phần là các chủ thể SX - KD ngành nghề phi nông nghiệp Chủ thể cầu vốn tín dụng ở nông
thôn cần củ, chịu khó nhưng đa số họ là những người nghèo, không có tài sản thé chấp đề vay vốn tin dụng Trình độ lập dự án SX - KD cũng như cách thức
hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế; thiếu sự hiểu biết
đầy đủ về hệ thống tô chức, nguyên tắc hoạt động của các tổ chức tín dụng đã tác động tiêu cực tới phát triển TTTDNT Thêm vào đó là tâm lý bảo thủ, trì trệ của người sản xuất nhỏ đã can trở khả năng tiếp cận TTTDNT và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng của các chủ thể cầu vốn
- Lãi suất trên TTTDNT thường ẩa dạng, phong phú, vừa tuân thủ lãi suất kinh doanh vừa tuân thủ lãi suất ưu đãi dẫn đến cơ chế điều hành lãi
suất tín dụng trên TTTDNT không động nhất
Lãi suất trên TTTDNT được áp dụng song hành 2 loại: lãi suất tín dụng thương mại và lãi suất ưu đãi Do những điều kiện khách quan và chủ
Trang 24quan về địa lý, lịch sử, xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn thường có xu hướng phát triển chậm hơn so với các khu vực kinh tế khác, Vì vậy, khu vực nông nghiệp, nông thôn cần được hỗ trợ, nâng đỡ phát triển bằng nhiều con đường, nhiều hình thức khác nhau Trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện việc hỗ trợ, nâng đỡ khu vực nông thôn dưới nhiều hình thức, trong đó hình thức hỗ trợ thông qua việc áp dụng lãi suất ưu đãi ngay trên TTTDNT nhằm đây mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, ổn định xã hội Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã ban hành chủ trương, chính sách, trong đó có chính sách tài chính - tiền tệ, thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô, thúc đây CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp; thu hẹp dần khoảng cách giàu - nghèo giữa các khu vực trong cả nước; thực hiện công bằng xã hội Vì vậy, lãi suất cho vay được áp dụng trên TTTDNT vừa hàm chứa sự nâng đỡ, hỗ trợ, vừa định hướng, kích thích tăng
trưởng nguồn vốn tự có của từng hộ gia đình Hay nói một cách khác, cụ thé
hơn: Lãi suất cho vay trên TTTDNT vừa mang tính ưu đãi vừa mang tính thương mại là rất cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội
- Đối tượng vay vốn tín dụng trên TTTDNT đa số là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, được phân định theo vùng, miễn và từng loại cây con có chu kỳ sinh trưởng dài, ngắn khác nhau; theo từng loại đất dẫn đến số lượng vốn cho vay không lớn, thủ tục cho vay phức tạp, thủ tục rườm rà, qua nhiều khâu và tầng nắc trung gian; lãi suất áp dụng cho từng đối tượng trên địa bàn rộng lớn tạo nên sự trì trệ trong toàn hệ thống TITDNT
- Hoạt động của TTTDNT không tách rời hoạt động của thị trường tài
chính, chịu sự chỉ phối không chỉ của chính sách tài chính - tiền tệ mà còn bị
chỉ phối của hảng loạt chính sách (chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách thuế đối với khu vực
nông nghiệp, nông thôn)
Trang 251.1.3 Vai trò của TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn - Về thực hiện CNH, HĐH nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tẾ - xã
hội ở khu vực nông thôn
CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [13, tr 94]
Như vậy, CNH, HĐH nông thôn lả một quá trình thực hiện đa nhiệm vụ:
Một là, thực hiện chuyển dịch CCKT nông thôn theo hướng hiện đại, trong đó tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động ở hai ngành công nghiệp, dịch vụ Đó là hai ngành có đóng góp tích cực, chủ đạo vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng nhanh thu nhập cho người lao động trong nền kinh tế hiện đại Đồng thời, phải giảm tương đối tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp nhưng tăng tuyệt đối giá trị sản phẩm trong nông
nghiệp Đây là xu thế tất yếu trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
là trong xu thé toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Hai là, phát triển kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn,
trước hết là phát triển mạng lưới giao thông, điện, thông tin liên lạc phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
Ba là, tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn; tổ chức lại sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nền KTTT hiện đại; khai thác
tiềm năng, thế mạnh đang còn tiềm ấn ở khu vực nông thôn
Bến là, đây mạnh tăng trưởng kinh tế; phát triển xã hội văn minh, hiện
đại, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp; gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với bảo vệ môi trường sinh thái Hay nói cách khác, phát triển nông thôn bền vững về
kinh tê, bên vững về xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
Trang 26Xét về bản chất, mục tiêu lâu đài va tong quat cla CNH, HDH nông
thôn là: "Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và
bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng
các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cầu hạ tầng kinh tế - xã
hội phát triển ngày càng hiện đại" [13, tr 96]
Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ trên đây của Đảng, Nhà nước
trong thời gian tới, cụ thê là giai đoạn 2007 - 2010 vả 2020 cần phải tập trung huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực vốn tín dụng đầu tư cho phát
triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn
Tuy nhiên, để khai thác một cách hiệu quả nguồn vốn tín dụng của cả nước nói chung, nguồn vốn tín dụng trên địa bàn nông thôn nói riêng, tất yếu phải đây mạnh xây dựng và phát triển TTTDNT một cách đồng bộ và hiệu quả; phát huy tốt vai trò của TTTDNT, đây mạnh CNH, HĐH nông thôn
- Vai trò của TTTDNT trong quá trình CNH, HDH nông thôn, thể hiện
Ở những khía cạnh sau đây:
+ Một là: TTTDNT đóng vai trò quan trọng trong huy động, phân bố vốn tín dụng đầu tư phục vụ CNH, HĐH nông thôn, thúc đây tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở khu vực nông thôn; khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
Nếu như không có TTTDNT hoặc TTTDNT hoạt động kém hiệu quả
thì những khoản tiết kiệm nhỏ, lẻ, phân tán và tạm thời nhàn rỗi sẽ tiếp tục
nằm im dưới dạng "của cải dự trữ": không thể sinh lợi cho các chủ thể nắm giữ của cải đó, cũng không có tác động tới tăng trưởng, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội
Đồng vốn nhàn rỗi trong dân cư không hoặc chậm chạp luân chuyển
trong lưu thông, khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn, sản xuất không phát triển và nền kinh tế sẽ tiến sâu vào "vòng ludn quần": Tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, sản xuất không phát triển, thu nhập thấp
Trang 27Trái lại, TTTDNT hình thành và phát triển sẽ thực hiện được chức năng là kênh
dẫn vốn gián tiếp quan trọng ở khu vực nông thôn Thông qua TTTDNT những khoản tiết kiệm chưa tiêu dùng, những đồng tiền phân tán, nhỏ lẻ và tạm thời nhàn rỗi ở trong tay các chủ thể cung vốn (cá nhân, hộ gia đình, tô chức xã hội, doanh nghiệp ) thuộc mọi thành phần kinh tế được huy động vào các trung gian tài chính và chuyển đến tay những chủ thể chưa có hoặc thiếu vốn, đang có nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư phát triển kinh tế, phát triển xã hội ở khu vực nông thôn Chính quá trình luân chuyên vốn từ chủ thể cung vốn sang chủ thể cầu vốn trên TTTDNT thông qua các trung gian tài chính đã đặt thị trường huy động vốn này vào vị trí là một trong những kênh huy động vốn quan trọng bậc nhất trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn
TTTDNT phát triển sẽ đẩy mạnh thu hút, huy động vốn tiết kiệm của
dân cư, hình thành nguồn vốn lớn, tập trung vào các trung gian tài chính, góp
phan tạo vốn để thực hiện CNH, HĐH nông thôn, trước hết là có vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại, nhất là phát triển đường giao
thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn; phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc; xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ đắc lực cho chuyển
dịch CCKT nông thôn hiện đại, bền vững, phù hợp và hội nhập kinh tế quốc
tế, đó là: giảm nhanh tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp và lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản phâm và lao động trong ngành công nghiệp và dịch
vụ ở khu vực nông thôn; mở rộng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ ở khu vực nông thôn đặc biệt là khôi phục, phát
trién các làng nghề truyền thống để vừa giữ được bản sắc truyền thống của
dân tộc, vừa tiễn theo quá trình hội nhập, đảm bảo tính biện đại trong sản
phẩm; tăng hàm lượng giá trị vô hình trong sản xuất sản phẩm; đây mạnh phát
triển nông nghiệp hàng hóa gắn với thị trường trong nước, quốc tế; nâng cao
sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường Đồng thời, TTTDNT phát triển gián tiếp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
ở khu vực nông thôn Suy đến cùng, phát triển TTTDNT thúc day manh mé cung - cau tin dung; khuyén khích tiết kiệm và đầu tu ở khu vực nông thôn
Trang 28+ Hai là, phát triển TTTDNT góp phần nâng cao năng lực hạch toán kinh doanh của các chủ thể kinh tế ở khu vực nông thôn, đặc biệt chủ thể kinh
tế là các hộ gia đình nông dân, đây mạnh SX - KD gắn với thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế
Khó khăn lớn nhất của nhiều nước, trong đó có Việt Nam khi chuyển đổi
nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế KTTT đó là tư duy chậm
đổi mới để tiễn kịp nên KTTT hiện đại Sự thiếu nhanh nhạy, thiếu thông tin và
thiếu hiểu biết về KTTT của các chủ thể kinh tế ở khu vực nông thôn cản trở việc thiết lập, xây dựng dự án SX - KD; khả năng hạch toán kinh doanh yếu
TTTDNT hình thành và phát triển như là một "cứ uyých” làm chuyên
động tư duy của chủ thể sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa Chủ thể kinh tế nói chung, nông dân nói riêng buộc phải tự suy nghĩ trên luống cày của mình, SX - KD sản phẩm gì? Ai là người tiêu thụ sản phẩm? Làm như thế
nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? Nghĩa là, tư duy của họ gắn với nền
KTTT Dân cư nông thôn đa số là người nghèo, năng lực tài chính thấp, nội lực hạn chế, không thẻ tự tài trợ đầy đủ vốn cho dự án SX - KD buộc phải huy
động vốn từ bên ngoài, trong đó có huy động vốn tín đụng trên TTTDNT Khi họ vay vốn, tất yếu phải tuân thủ theo quy luật của thị trường: có vay, có trả (cả
gốc và lãi) cho chủ thế cung vốn tín dụng Sức ép đó buộc chủ thể kinh tế phải
thiết lập và phát triển các dự án kinh doanh sao cho có hiệu quả để vừa có khả năng trả nợ được khoản đi vay, vừa có lợi nhuận để tái SX - KD và tái sản xuất sức lao động đề làm giàu cho mình, cho xã hội và xây dựng nông thôn mới
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các chủ thể
kinh tế ở nông thôn nói chung, hộ gia đình nông dân sản xuất hàng hóa nói riêng phải đối mặt với cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Xu
thế đó đặt ra yêu cầu đối với các chủ thể kinh tế phải đổi mới nhận thức và hành động trong hoạt động SX - KD Tắt nhiên, bước chuyển đó không phải ngay lập tức, không phải một sớm một chiều mà phải dần dần và từng bước
Phát triển TTTDNT đã gián tiếp nâng cao năng lực hạch toán kinh doanh của
chủ thể kinh tế trong cơ chế KTTT hiện đại
Trang 29+ Ba là, phát triển TTTDNT không chỉ tạo nên sự đa dạng, phong phú các kênh huy động và cho vay vốn phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo ra động lực cạnh tranh trên thị trường vốn cả nước nói chung, thị trường vốn ở khu vực nông thôn nói riêng
Nền KTTT càng phát triển, hệ thống các kênh dẫn vốn càng trở nên đa dạng: kênh dẫn vốn trực tiếp (thông qua thị trường chứng khoán) và kênh dẫn vốn gián tiếp (thông qua các trung gian tài chính, bao gồm ngân hàng và các tô
chức phi ngân hàng .) Các kênh dẫn vốn này tác động lẫn nhau, cạnh tranh
nhau cùng phát triển; làm tăng nhanh vòng luân chuyển của các luồng tài chính,
đồng thời hạ thấp chỉ phí, tăng tính hiệu quả kinh tế cho chủ thể cung vốn và chủ thê cầu vốn; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn
Tuy nhiên, nông thôn là khu vực rộng lớn về đất đai, đông đúc về dân
cư và cũng thường là khu vực kém phát triển hơn so với các khu vực kinh tế khác Hơn nữa, kinh tế ở khu vực này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, tiểu thủ công nghiệp và các mặt hàng khác
trong các làng nghề truyền thống Năng lực tài chính của các chủ thể kinh doanh yếu; dự án kinh doanh không lớn; món vay thường nhỏ, lẻ nhưng số lượng của món vay lớn; khả năng kinh doanh hạn chế Những yếu thế đó
dẫn đến việc khu vực nông nghiệp, nông thôn huy động vốn trực tiếp trên thị trường chứng khoán là rất khó khăn, kế cả trong hiện tại và trong tương lai gân Do đó, phát triển TTTDNT không chỉ đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phong phú vốn phục vụ SX - KD của mọi tầng lớp dân cư nông thôn mà còn tiếp tục phát huy vai trò của kênh dẫn vốn gián tiếp, quan trọng nhất cung ứng
vốn thực hiện mục tiêu CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện
mới và hoàn cảnh mới - hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới
+ Bốn là, thông qua phát triển TTTDNT Nhà nước có thể thực thí các
chính sách tài chính - tiền tệ, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị,
thực hiện công bằng xã hội
Trang 30CNH, HĐH nông thôn là một quá trình lâu dài, đầy khó khăn, phức tạp
Bởi vì, nông thôn là khu vực kinh tế - xã hội rộng lớn, song xuất phát điểm của
sự nghiệp CNH, HĐH rất thấp: Dân số đông, lao động làm nông nghiệp chiêm tỷ trọng cao; trình độ lao động thấp; khoa học - công nghệ và kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn lạc hậu dẫn đến năng suất, chất lượng hàng nông sản cũng như sản phẩm hàng công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp chưa cao Trong khi đó, sức ép của cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế là vô cùng lớn
Để khắc phục những khó khăn trên, không chỉ huy động tổng lực các nguồn lực đầu vào phục vụ quá trình CNH, HĐH nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mà còn cần phát triển đồng bộ, có chất lượng các loại thị trường, trong đó, ở khu vực nông thôn phát triển TTTDNT đóng một vai trò quan trọng đặc biệt Thông qua phát triển TTTDNT, Chính phủ có thể thực hiện việc điều tiết (bơm - hút) các dòng vốn, đây mạnh luân chuyển tiền tệ theo cơ chế thị trường mở Đồng thời, Nhà nước cũng có thể sử dụng các công cụ như: Công cụ lãi suất, công cụ tái chiết khấu, công cụ dự trữ bắt buộc thực hiện điều tiết vĩ mô trong huy động vốn tín dụng đầu tư thực
hiện CNH, HĐH và phát triển kinh tế nông thôn; đây mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện đời sống dân cư nông thôn
+ Năm là, TTTDNT hiện đại góp phần giảm bớt, tiến tới xóa bỏ tệ nạn
cho vay nặng lãi; làm lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi để dân cư nông thôn huy động vốn thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh
Trong quá trình CNH, HĐH cũng như phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn, thị trường tín dụng phi chính thức vẫn có điều kiện phát triển Ngoài những tác động tích cực (tạo thêm kênh huy động vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; dân cư dễ tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng phi chính thức
do thủ tục đơn giản, thời gian vay - trả vốn không có định ), thị trường tín
dụng phi chính thức còn có mặt trái (lãi suất rất cao, rủi ro đến với người dân nghèo vay vốn trên thị trường này là thường trực ), tệ nạn cho vay nặng lãi có điều kiện phát triển Ở một số nơi, tệ nạn cho vay nặng lãi phát triển mạnh
Trang 31gây bất lợi cho tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thậm chí làm bất én trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở khu vực này Vì vậy, phát triển TTTDNT chính thức có hiệu quả sẽ thu hẹp dần thị trường tín dụng phi
chính thức ở khu vực nông thôn, xóa bỏ triệt để tệ nạn cho vay nặng lãi, lành mạnh hóa quan hệ tín dụng trên TTTDNT
1.2 CAC NHAN TO CHU YEU ANH HUONG TOI PHAT TRIEN TTTDNT TRONG QUA TRINH CNH, HBH NONG THON
Phát triển TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn chịu sự tác
động của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu là:
1.2.1 Khả năng cung ứng vốn tín dụng và khả năng cầu vốn của các chủ thể kinh tế ở khu vực nông thôn có tác động trực tiếp tới phát triển tín dụng trên TTTDNT
Theo lý thuyết của kinh tế học hiện đại, thị trường tín dụng nói chung,
TTTDNT nói riêng chịu sự tác động trực tiếp của nhân tố cung vốn tín dụng và nhân tố cầu vốn tín dung; gid quyển sử dụng vốn hay lãi suất trên thị trường vốn tín dụng; sự điều chỉnh cung - cầu vốn tín dụng thông qua lãi suất trên TTTDNT dẫn đến cân bằng cung - cầu vốn tín dụng
Cung (Supply) vén tin dụng chính là những khoản tiết kiệm hay thu
nhập chưa tiêu dùng của các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế, của dân
cư được chuyển đến các trung gian tài chính (chủ yếu là ngân hàng) hình thành nên khối lượng tiền tệ, sẵn sàng cung ứng trên TTTDNT, bao gồm:
- Những khoản tiết kiệm của dân cư
- Những khoản tiết kiệm của các loại hình doanh nghiệp
- Các Quỹ tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức xã hội
- Những khoản tiết kiệm của NSNN Trung ương và NSNN địa phương - Khối lượng tiền tệ lưu thơng ngồi ngân hàng và mức giảm dự trữ tiền tệ của hệ thống ngân hàng cũng như các trung gian tài chính khác
Trang 32Cdu (Demand) vén tín dụng là nhu cầu vay vốn tín dụng đề đầu tư của các chủ thể kinh tế ở khu vực nông thôn, bao gồm:
- Nhu cầu vốn tín dụng của dân cư (cá nhân và hộ SX - KD) - Nhu cầu vốn tín dụng của các loại hình doanh nghiệp
- Nhu cầu vốn tín dụng của Nhà nước Trung ương và chính quyền địa phương (hay sự thâm hụt ngân sách Nhà nước Trung ương và chính quyền địa
phương cần phải bù đắp)
- Mức giảm khối lượng tiền tệ cung ứng và mức tăng dự trữ tiền tệ Tập hợp nhu cầu vốn tín dụng của các chủ thể kinh tế hình thành lực
lượng câu vốn tín dụng ở khu vực nông thôn Cung - cầu vốn tín dụng trên
TTTDNT phụ thuộc vào giá quyền sử dụng vốn hay lãi suất vốn tín dụng Hay nói một cách khác, mức tăng và giảm của cung - cau vén tin dụng đo lãi suất tín dụng trên TTTDNT quyết định Củng - cầu tín dụng đạt cân bằng ở mức lãi suất (giá quyền sử dụng vốn) nhất định và được phản ánh qua đồ thị sau:
Sơ đồ 3: Cung - cầu vẫn tín dụng trên TTTDNT (Lãi suất) ¡
D (Cau)
S (Cung)
Qo Q
(Luong tién tin dung)
Như vậy, yếu tế lãi suất và cung - cầu tín dụng trên TTTDNT luôn tác động qua lại lẫn nhau, ngược chiều nhau, thúc đây nhau cùng tổn tại và
phát triển
Đối với cẩu tín dụng: Khi lãi suất tăng, cầu tín dụng giảm và ngược
lại Khi lãi suất giảm, cầu tăng lên
Trang 33Đối với cung tín dụng: Khi lãi suất tăng, cung tín dụng tăng lên và khi lãi suất giảm, cung tín dụng giảm theo Cung - cầu tín dụng đạt mức cân bằng ở Eạ„ với mức lãi suat i, và khôi lượng tiên tín dụng ở Q
Sơ đồ trên đây phản ánh sự tác động qua lại lẫn nhau giữa cung tín dụng và cầu tín dụng trên TTTDNT, phụ thuộc vào lãi suất tín dụng Xét về thực chất, đó chính là sự tham gia của các chủ thể cung - cầu vốn tín dụng ở khu vực nông thôn Nếu thiếu sự xuất hiện của các chủ thê đó sẽ không thể hình thành và phát triển TTTDNT Do đó, nhân tố cung - cầu vốn tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định việc mở rộng hay thu hẹp TTTDNT cũng như đánh giá chất lượng phát triển TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn
1.2.2 Quy mô và trình độ phát triển của hệ thống tài chính nói chung, hệ thống trung gian tài chính nói riêng ảnh hướng tới sự phát triển của TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn
- Sự trưởng thành của hệ thống tài chính và các trung gian tài chính
không chỉ coi là tiêu thức quan trọng đánh giá sự phát triển của nền KTTT hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là nhân tổ cơ bản thúc đây sự trưởng thành và lớn mạnh của TTTDNT Một hệ thống tài chính phát triển ở trình độ cao vừa
có thê tập trung được nguồn tài chính lớn, hình thành sức mạnh tài chính mà còn
mở rộng, giao lưu và luân chuyển nhanh chóng các luồng vốn đầu tư trên phạm vi ngành, vùng, quốc gia, khu vực và trên phạm vi toàn cầu; thực hiện hoạt động "bơm - hút” hiệu quả các nguồn lực tài chính nói chung, nguồn vốn tín dụng nói riêng phục vụ mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Ngược lại, hệ thống tài chính cũng như các trung gian tài chính yếu kém sẽ là một trở lực, cản trở sự
luân chuyển các nguồn vốn; vốn tín dụng sẽ rất khó vươn tới được khu vực nông
nghiệp, nông thôn - nơi không hấp dẫn các nhà đầu tư cũng như các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn tín dụng: TTTDNT sẽ kém phát triển
- Trong nền KTTT hiện đại, sự trưởng thành của hệ thống các trung gian tài chính ở khu vực nông thôn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để các
Trang 34chủ thể cung vốn và các chủ thể cầu vốn dễ dàng tiếp cận với nhau trên TTTDNT mà còn cung cấp nhanh, chính xác và kịp thời các thông tin về chủ thể cung và chủ thể cầu vốn tín dụng Từ đó, giảm thiểu các rủi ro, bất trắc
liên quan tới sự thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch về năng lực của các chủ
thể tham gia trên TTTDNT Nhờ đó, giảm thiểu được rủi ro, giảm chỉ phí đầu
tư, nâng cao hiệu quả đâu tư phát triển SX - KD; thúc đẩy CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn tăng trưởng và phát triển
1.2.3 Năng lực sử dụng vốn tín dụng của các chủ thể cầu vốn tín dụng tác động tới việc thu hẹp hay mở rộng TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH
Huy động vốn của các trung gian tài chính ở khu vực nông thôn chỉ là
điều kiện cần để phát triển TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH Điều kiện
đủ để TTTDNT phát triển còn tùy thuộc vào khả năng hay năng lực sử dụng von tin dung của các chủ thê câu vốn trên TTTDNT
Mục đích đầu tư vốn tín dụng của các chủ thể vay vốn trên TTTDNT là rất phong phú, đa dạng Các chủ thể cầu vốn tín dụng có thể dùng khoản vốn tín dụng đầu tư đây mạnh phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, hiện đại, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn hay trực
tiếp phát triển kinh tế nông thôn, như: Phát triển nông nghiệp hàng hóa, lựa
chọn cây trồng, vật nuôi có lợi thế để phát triển các vùng chuyên canh, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản, hướng về thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Một
khi chủ thể vay vốn tín dụng đủ lớn, kịp thời, sử dụng đồng vốn vay hiệu
quả không những đảm bảo trả được nợ gốc mà còn có điều kiện thanh toán lãi cho các trung gian tài chính; thúc đây SX - KD cũng chính là tạo ra tăng
trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân, trước hết là dân cư ở khu vực nông thôn Đây chính là đảm bảo sự tồn
tại, phát triển vững chắc của TTTDNT và ngược lại Nói cách khác, sử dụng
hiệu quả vốn tín dụng sẽ tạo đà cho tích lũy và đầu tư, thúc đây TTTDNT phát triển bền vững
Trang 351.2.4 Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước ánh hướng tới phát triển
TTTDNT trong qua trinh CNH, HDH
Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH, mọi Nhà nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội đều thẻ hiện quyền
lực hay sức mạnh của mình thông qua điều tiết các chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách phát triển thị trường tài chính nói chung, chính sách phát triển TTTDNT nói riêng
Nếu mục đích của Nhà nước hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội
ngày càng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh thì động lực chính là đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt phải hướng tới phát
triển mạnh kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Xuất phát từ điều kiện về
kinh tế, lịch sử và tự nhiên, khu vực nông thôn thường có sự lạc hậu tương
đối so với các khu vực khác Do đó, định hướng chiến lược của Nhà nước tạo
điều kiện cho khu vực nông thôn phát triển thông qua điều tiết các chính sách
kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách đây mạnh phát triển TTTDNT
- Nhà nước định hướng chiến lược phát triên TTTDNT thông qua việc thúc đây, mở rộng mạng lưới các trung gian tài chính ở khu vực nông thôn,
thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nông thôn
và thành thị Thông qua chính sách phát triển TTTDNT, Nhà nước tác động vào các chủ thể cung - cầu vốn tín dụng ở khu vực nông thôn, nhất là hộ nghèo, vùng nghèo (miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa); tạo môi trường thuận lợi, dễ dàng để chủ thể KTTT nông thôn tiếp cận tới TTTDNT bằng nhiều cách: đơn giản hóa thủ tục vay và cho vay; đổi mới phương thức cho vay, hình thành các ngân hàng lưu động, cho phép hình thành tổ, nhóm vay
vốn tín dụng Nhờ có vốn tín dụng, các chủ thể SX - KD ở khu vực nông thôn có thể phát huy được lợi thế của mình, đây mạnh phát triển sản xuất theo
hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường trong nước và ngoài nước Khi sản xuất kinh tế nông thôn có thị trường én định, rộng mở; khả năng sử dụng vốn tín dụng của dân cư nông thôn có hiệu quả sẽ thúc đẩy thị trường tài
chính nói chung, TTTDNT nói riêng không ngừng phát triển
Trang 36- Nhà nước có thế thực hiện chính sách cho vay tín dụng với lãi suất ưu
đãi đối với phát triển kinh tế nông thôn Việc cho vay lãi suất ưu đãi đối với phát
triển kinh tế nông thôn thông qua nhiều kênh, hoặc Nhà nước trực tiếp trích ngân sách Nhà nước bổ sung vào vốn điều lệ cho các ngân hàng thực hiện các chính sách xã hội (phương án này khá hiếm), hoặc giao trách nhiệm cho các ngân hàng
chuyên trách, chẳng hạn Ngân hàng chuyên thực hiện các chính sách xã hội
- Thông qua điều tiết vĩ mô, Nhà nước có thể định hướng, thậm chí quy định (có tính pháp lệnh) cho các trung gian tài chính trên địa bàn nông
thôn thực hiện cho vay theo mục tiêu, chương trình, dự án nếu xét thấy có
hiệu quả Những khoản cho vay chủ yếu nhằm vào mục đích phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế nông thôn; hình thành các vùng cây chuyên canh, vật nuôi hàng hóa; các sản phẩm hàng hóa phi nông
nghiệp khác có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả trong nước, nước ngoài; hoặc
các dự án thực hiện mục tiêu kép - phát triển kinh tế và phát triển xã hội Nhất là, Nhà nước định hướng cho vay tín dụng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở những vùng nghèo, hộ nghèo có ý chí thoát khỏi đói nghèo, vươn lên khá và giàu Thông qua điều tiết vĩ mô, bằng chính sách của Nhà nước gián tiếp hoặc Nhà nước đầu tư trực tiếp tăng đầu tư vốn tín dụng, thúc đây
TTIDNT phat trién phuc vu muc tiéu CNH, HDH khu vuc nông thôn
- Thông qua điều tiết vĩ mô, Nhà nước gián tiếp tác động vào phát triển TTTDNT; khuyến khích các chủ thé kinh tế ở khu vực nông thôn áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nhất là nông nghiệp, tiêu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống khác; đẩy mạnh khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Đối với những chủ thể kinh tế đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất có thê khuyến khích bằng nhiều biện pháp: thưởng hoặc
hỗ trợ bằng tiền, hiện vật, cho vay vốn đủ lớn khi họ sử dụng thành công tiến
bộ khoa học - công nghệ; xây dựng được những điển hình kinh tế sẽ tạo ra sức
lan tỏa, cuốn hút, thúc đây kinh tế nông thôn phát triển Những biện pháp mang
tính hỗ trợ của Nhà nước tạo điều kiện cho TTTDNT phát triển hiệu quả Tất
nhiên, các biện pháp khuyến khích của Nhà nước đối với các chủ thể kinh tế nông thôn phát triển SX-KD phải không trái với những quy định của WTO
Trang 371.2.5 Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật ảnh hưởng tới quá trình phát triển TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn
- Cũng giống như bất cứ một loại thị trường nào, TTTDNT có nhiều
chủ thể kinh tế cùng tham gia hoạt động: chủ thể cung vốn - chủ thể cầu vốn và các trung gian tài chính Lợi ích của các chủ thể trên TTTDNT là khác nhau, thậm chí là ngược chiều nhau:
+ Các chủ thể cung vốn tín dụng nhượng "quyền sử dụng vốn tín
dụng" cho chủ thể cầu vốn tín dụng với mục đích thụ hưởng lãi suất cao nhất
có thé Đồng thời sẵn sàng rút tiền gửi khi cần thiết
+ Các chủ thê cầu vốn tín dụng mua "quyền sử dụng vốn tín dụng" với
mong muốn mức lãi suất là thấp nhất; thủ tục đơn giản, thuận lợi; lượng vốn
đủ lớn, phù hợp với chu kỳ phát triển SX - KD
+ Các trung gian tài chính mong muốn nhận được lợi ích (lợi nhuận) lớn nhất khi thực hiện dịch vụ tài chính; phát triển được mạng lưới và khách hàng cung- cầu vốn trên TTTDNT; đâm bảo an toàn đồng vốn đã huy động và cho vay
Như vậy, về cơ bản, lợi ích của các chủ thể kinh tế tham gia trên
TTTDNT là khác nhau, nhưng cùng chung mục đích là góp phần tạo nên hoạt động của TTTDNT Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất và hòa hợp đó còn tạo dựng nên những mâu thuẫn bên trong về lợi ích giữa các chủ thê tham gia hoạt động trên TTTDNT Để tạo ra sân chơi bình đẳng trong hoạt động cung - cầu vốn tín dụng tất yếu phải có sự bảo đảm của luật pháp để các chủ thể tham
gia vào TTTDNT thực hiện tốt những quyền lợi và trách nhiệm của mình
- Các chủ thê cung vốn và chủ thể cầu vốn trên TTTDNT có điểm khác biệt so với các chủ thể cung vốn và chủ thể cầu vốn trên các thị trường ˆ
vốn khác, thể hiện trên các mặt:
+ Tiềm lực tài chính của các chủ thể cung vốn ở khu vực nông thôn không mạnh Nguyên nhân cơ bản xuất phát từ chỗ kinh tế nông thôn phát
triển chậm hơn so với các khu vực kinh tế khác, dẫn đến thu nhập thấp, tích
lũy thập, tiết kiệm thấp, lượng vốn huy động TTTDNT hạn hẹp
Trang 38+ Các chủ thể cầu vốn tín dụng sử dụng vốn chủ yếu vào phát triển SX - KD trong ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống Nhất là, trong quá trình đây nhanh CNH, HĐH, lượng vốn yêu cầu
cho đầu tư phát triển ngày càng lớn - đầu tư phát triển kinh tế nông thôn hiện
đại, đồng bộ; sản phẩm hàng hóa có chất lượng, mở rộng được thị trường tiêu
thụ ở cả trong nước và ngoài nước; gắn kết với hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, đại đa số chủ thể cầu vốn tín dụng là nông dân, tư duy về KTTT đang
từng bước được hình thành và phát triển Bởi vậy, tâm lý của người sản xuất nhỏ vẫn tiếp tục bám đuổi các chủ thể kinh tế Tư duy của nông dân thời kỳ
bao cấp vẫn còn tồn tại đã cản trở quá trình mở rộng, phát triển TTTDNT
cũng như đảm bảo an toàn đồng vốn đã cho vay Do đó, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia TTTDNT); ngăn chặn, đây lùi những tiêu cực có thể nảy sinh trong hoạt động huy động và cho vay vốn tín dụng trên
TTTDNT là công việc cần sớm được thực hiện
Hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế trên TTTDNT bao gồm: Các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ thê cung - cầu vốn tín dụng; các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp chủ thể tham gia hoạt động dịch vụ tín dụng trên TTTDNT, như: Luật đầu tư, Luật tín thác, Luật hợp đồng, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật công ty, Luật doanh nghiệp, Luật phá
sản, Luật và pháp lệnh ngân hàng, Luật bảo hiểm Hệ thống luật hình thành
cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ kinh tế trên TTTDNT đây đủ, đồng bộ và có chất lượng cao sẽ thúc đây TTTDNT hoạt động lành mạnh, an toàn,
hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu vốn tín dụng đây nhanh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn Tuy nhiên, xây dựng được hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, có chất lượng cao chỉ là điều kiện cần để TTTDNT phát triển hiệu
quả Vấn để quan trọng hơn đó là triển khai và thực hiện luật hiệu quả; có sự kiểm tra, giảm sát của Nhà nước, của nhân dân, phát hiện, ngăn chặn và đây
lùi các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới TTTDNT, xử lý nghiêm minh các hành vi sai trái nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các
chủ thể tham gia trên TTTDNT
Trang 391.2.6 Chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin kinh tế ảnh
hưởng tới phát triển TTTDNT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn Phát triển nền KTTT trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống thông tin kinh tế đóng vai trò quyết định tới việc mở rộng hay thu hẹp TTTDNT Hệ thống thông tin kinh tế chính là căn cứ để các chủ thể cung vốn và chủ thể cầu vốn, các trung gian tài chính tiến hành điều chỉnh
các hoạt động kinh tế của mình một cách hiệu quả
Việc xác lập hệ thống thông tin kinh tế không chỉ cho biết tiềm lực tài chính của chủ thể cung vốn mà còn xác định rõ tình hình huy động, cho vay của các chủ thể cung vốn; năng lực sử dụng vốn tín dụng của các chủ thể cầu vốn tín dụng trên TTTYDNT); hiệu quả SX - KD của các chủ thể vay von Tit
đó dự báo nhu cầu vốn tín dụng, chuẩn bị năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu
vốn tín dụng trong quá trình CNH, HĐH nông thôn; đảm bảo an toàn đồng vốn đã huy động và cho vay, thúc day phát triển hay thu hẹp TTTDNT
1.3 KINH NGHIEM PHAT TRIEN TTTDNT CUA MOT SO NUGC CHAU
Á VÀ BÀI HQC DOI VOI VIET NAM
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển TTTDNT ở một số nước châu Á Châu Á là vùng lãnh thổ được thiên nhiên khá ưu đãi dé phát triển nền
nông nghiệp hàng hóa nói riêng, kinh tế nông thôn nói chung Tuy nhiên, do
tính chất phức tạp của kinh tế nông thôn, nhất là đặc điểm phụ thuộc vào thiên
nhiên của sản xuất nông nghiệp quy định nên việc huy động và đầu tư vốn tín
dụng phát triển kinh tế nông thôn là rất đa dạng, phức tạp Việc tìm hiểu kinh
nghiệm phát triển TTTDNT ở những nước có điều kiện tương đồng với Việt
Nam, rút ra bài học để có phương hướng, giải pháp nhằm đảm bảo vốn tín dụng đủ mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh CNH,
HĐH nông thôn trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là rất có ý nghĩa Dưới đây là kinh nghiệm của một số nước châu Á tiêu biểu trong phát
triển TTTDNT
Trang 40* Kinh nghiệm phát triển TTTDNT ở Thái Lan:
Thái Lan là một quốc gia đang phát triển, có tiềm năng phát triển mạnh kinh tế nông thôn, đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp hàng hóa hướng về xuất khẩu, như: lúa gạo, cây ăn quả, gia cầm, thủy sản Vì vậy, ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Chính phủ Thái Lan đã quan tâm tới phát
triển TTTDNT, đảm bảo cung ứng vốn tín dụng đầy đủ, kịp thời cho phát
triển kinh tế nông thôn Nghiên cứu quá trình phát triển TTTDNT ở Thái Lan
có thể thấy rõ những kinh nghiệm nỗi bật:
- Phát triển mạng lưới các trung gian tài chính ở khu vực nông thôn Để huy động vốn tín dụng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội, Thái Lan đã phát triển các trung gian tài chính rộng khắp
khu vực nông thôn, với một hệ thông đồng bộ và chất lượng cao, đó là:
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC)
+ Ngân hàng Băng Cốc
+ Ngân hàng nông dân Thái Lan + Ngân hàng Nhà nước Thái Lan + Ngân hàng Ayudhya
Xét về tổng thể, tất cả các ngân hàng trên đây đều thực hiện mục tiêu huy động, cho vay vốn phát triển kinh tế nông thôn Tuy nhiên, trong số các
ngân hàng này, có những ngân hàng phục vụ rất đắc lực cho phát triển kinh tế
nông thôn, như: Ngân hàng BAAC, Ngân hàng Nông dân Thái Lan, Ngân hàng Nhà nước Thái Lan trong đó, BAAC là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất
- Phát huy vai trò của Chính phủ trong mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động của TTTDNT Thái Lan
Cũng giống như các nước châu Á khác, Thái Lan là một nước về cơ bản là nước nông nghiệp, dân số và lao động tập trung ở khu vực nông thôn Do đó, trong giai đoạn dau phat trién đất nước, Chính phủ Thái Lan đã chú trọng phát triển TTTDNT nhằm đảm bảo cung ứng vốn cho phát triển kinh tế