Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam trong hệ thống chính trị Nhà nước là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhândân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm
Trang 1TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN KIẾN THỨC CHUNG, KỲ THI TUYỂN
CÔNG CHỨC NĂM 2013
Phần I: Tổng quan hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
I Tổng quan hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là liên minh các thiết chế chính trị - xã hộiđược thành lập, hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ mà vai trò lãnh đạo thuộc vềĐảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện triệt để quyềnlực nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay:
Hệ thống chính trị ở Việt Nam được hình thành trong tiến trình cách mạng và
ra đời từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sau khi lật đổ nền thống trị của thựcdân phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Nhà nước đầu tiên ởkhu vực Đông Nam Á Đó là hệ thống chính trị mang tính chất dân chủ nhân dân
Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân chuyển sang làm nhiệm vụ tính chất xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc từ năm 1954 và trong phạm vi cả nước vào năm 1975
Hệ thống chính trị Việt Nam gồm các cấu thành thực hiện quyền lực chính trị:Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Các tổchức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân
1 Đảng Cộng sản Việt Nam
Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng được ghi nhận trong Điều 4 Hiến pháp 1992
đã được sửa đổi bổ sung năm 2001: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong củagiai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư
Trang 2tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội;
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuân khổ Hiến pháp và pháp luật” Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị,vừa là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị Sự lãnh đạo của Đảng với hệ thốngchính trị là điều kiện cần thiết và tất yếu để đảm bảo cho hệ thống chính trị giữđược bản chất gia cấp công nhân, quyền lực thuộc về nhân dân Điều đó thực tiễnViệt Nam đã chứng minh, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng lãnhđạo nhân dân Việt Nam giành nhiều thắng lợi: Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thànhcông, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa; kháng chiến chống Pháp thắng lợibằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954; kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng đạithắng mùa xuân năm 1975 Ngày nay, trong công cuộc đổi mới với bao thế lực thùđịch vẫn đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổchính quyền, sử dụng các chiêu bài “ Dân chủ”; “Nhân quyền”; “Dân tộc” chĩa mũi
Trang 3nhọn vào nước ta nhưng Đảng ta vẫn lãnh đạo thành công công cuộc xây dựng đấtnước trong thời kỳ đổi mới Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc giữvững, chính trị xã hội ổn định Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừngnâng cao, tạo ra thế và lực cho đất nước, xây dựng một xã hội dân giàu, nướcmạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.
Bài học kinh nghiệm của cải tổ, cải cách ở Liên xô và các nước Đông Âu chothấy khi Đảng Cộng sản không giữ được vai trò lãnh đạo của hệ thống chính trị, sẽdẫn đến hậu quả làm rối loạn hệ thống chính trị và xã hội, quyền lực chính trị sẽkhông còn trong tay nhân dân và chế độ xã hội thay đổi
2 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam trong hệ thống chính trị
Nhà nước là tổ chức quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhândân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt độngcủa đời sống xã hội Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo chính trị của giai cấpcông nhân, thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân, thông qua đội tiênphong là Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức trung tâm thực hiện quyền lựcchính trị, là trụ cột của hệ thống chính trị, là bộ máy tổ chức quản lý kinh tế, vănhóa, xã hội, thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại
Quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, Nhà nước phải có đủ quyền lực, đủnăng lực định ra pháp luật và năng lực để tổ chức và quản lý các mặt của đời sống
xã hội bằng pháp luật, thực hiện quyền lực nhân dân, phải luôn luôn chăm lo kiệntoàn các cơ quan Nhà nước, với cơ cấu gọn nhẹ hoạt động có hiệu lực, hiệu quả,với một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lựcchuyên môn giỏi; thường xuyên giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức sống và làmviệc theo Hiến pháp và pháp luật; có cơ chế và biện pháp ngăn ngừa tệ nạn quanliêu, tham nhũng, lộng quyền vô trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chứcnghiêm trị những hành động gây rối, thù địch, phát huy vai trò làm chủ của nhân
Trang 4dân, tổ chức xã hội, xây dựng và tham gia quản lý nhà nước
Nhấn mạnh vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lý xã hộibằng pháp luật cần thấy:
Một là, toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị, kể cả sự lãnh đạo của Đảng
cũng phải trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, chống mọi hành động lộng quyền,coi thường pháp luật
Hai là, có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa Nhà nước với nhân dân,
lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, quản lý đất nước vì lợi ích của nhândân, chứ không phải vì các cơ quan Nhà nước
Ba là, không có sự đối lập giữa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng
cường hiệu lực quản lý Nhà nước mà phải bảo đảm sự thống nhất để làm tăng sức
Trang 5mạnh lẫn nhau Tính hiệu lực và sức mạnh của Nhà nước là thể hiện hiệu quả lãnhđạo của Đảng.
3 Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể nhân dân
Các tổ chức chính trị xã hội đại diện cho lợi ích của cộng đồng xã hội khácnhau tham gia vào hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa tùy theo tôn chỉ, mục đích,tính chất Ở các nước xã hội chủ nghĩa khác nhau, các tổ chức này rất phong phú vàhoàn toàn không giống nhau; nội dung, hình thức và phương thức hoạt động cũngrất đa dạng và sinh động Các tổ chức đó có nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng,đạo đức động viên phát huy tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phầntích cực thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, chăm lo quản lý nhà nước, quản lý xãhội; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết với Đảng, Nhà nước và nhândân Trong thực tế hiện nay cần phải tránh xu hướng biến các tổ chức này thành tổchức hành chính, quan liêu, dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, không thể hiện đượctính tích cực, đa dạng, đặc thù của mình trong tổ chức và hoạt động
II Tổ chức Bộ máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
1 Khái niệm, đặc điểm của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
* Khái niệm
Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hệ thống các cơ quan Nhà nước từtrung ương xuống cơ sở, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạothành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
Trang 7Hai là, bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo nguyên tắcquyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quanNhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bắt nguồn từ nhân dân Nhândân thực hiện quyền lực của mình theo hai hình thức trực tiếp và gián tiếp thôngqua các cơ quan đại diện do mình trực tiếp bầu ra Nhà nước càng phát triển thì cáchình thức dân chủ trực tiếp càng mở rộng và bộ máy Nhà nước cũng phải được tổchức và hoạt động bảo đảm cho nhân dân tham gia ngày càng nhiều vào việc quản
lý và quyết định các vấn đề của Nhà nước
Tuy tổ chức theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng trong
bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữacác cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp Đó là sự phân công và phối hợp dựa trên cơ sở tổ chức lao động quyền lựckhoa học tránh sự trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn trong việc thực hiện ba quyềnvới những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong từng cơ quan, bảo đảm sự vận hànhnhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy Nhà nước trong quá trình thực thi quyền lực mànhân dân trao cho Nhà nước
Ba là, bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đội ngũ cán bộ, công chức đápứng tiêu chuẩn chung: có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tận tụy phục vụnhân dân; có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, có quan hệ mật thiết với nhân dân,được nhân dân tín nhiệm, có trình độ lý luận thực tiễn, kiên định tư tưởng và quanđiểm của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, có đủ năng lực và trình độchuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao trong bộ máy nhànước, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền
Bộ máy Nhà nước được hợp thành từ nhiều cơ quan và tổ chức từ trung ươngđến địa phương, có cơ cấu phức tạp, phong phú và đa dạng Mỗi cơ quan tổ chức có
vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ riêng, nhưng chúng hợp thành một thể thống
Trang 8Điều 83 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp
Quốc hội Quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về
tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động củacông dân
Trang 9Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Điều 84 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết địnhchương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và Nghịquyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụQuốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;3- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngânsách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sáchnhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên kháccủa Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hộiđồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức
vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
8- Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chínhphủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung
Trang 101 0
ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tốicao trái với Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội;
10- Quyết định đại xá;
11- Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoạigiao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương vàdanh hiệu vinh dự Nhà nước;
12- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩncấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
Trang 1113- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điềuước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ướcquốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;
14- Quyết định việc trưng cầu ý dân
2.2 Chủ tịch nước
Điều 101 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại
Điều 102 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hếtnhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầuChủ tịch nước mới
Điều 103 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
2- Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hộiđồng quốc phòng và an ninh;
3- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủtướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao;
4- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức PhóThủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
Trang 121 2
5- Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;6- Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng độngviên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ banthường vụ Quốc hội không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nướchoặc ở từng địa phương;
7- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạnmười ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí,thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhândân tối cao, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Trang 139- Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trangnhân dân, hàm, cấp đại sứ, những hàm, cấp nhà nước trong các lĩnh vực khác;quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng nhà nước và danhhiệu vinh dự nhà nước;
10- Cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứđặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tếnhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với người đứng đầu Nhànước khác; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế đã trực tiếp ký; quyết địnhphê chuẩn hoặc gia nhập điều ước quốc tế, trừ trường hợp cần trình Quốc hội quyếtđịnh;
11- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Namhoặc tước quốc tịch Việt Nam;
12- Quyết định đặc xá
2.3 Chính phủ
Điều 109 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nướccao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lựccủa bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấphành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vậtchất và văn hoá của nhân dân
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
Điều 112 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Trang 141 4
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộcChính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộmáy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồngnhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện đểHội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồidưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;
2- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạocông tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;
3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ banthường vụ Quốc hội;
Trang 154- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thựchiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quảtài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và côngnghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;
5- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo
vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;
6- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảođảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trangnhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biệnpháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
7- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tácthanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhànước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
8- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại; đàm phán, ký kết điều ước quốc tếnhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp quyđịnh tại điểm 10 Điều 103; đàm phán, ký, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tếnhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi íchchính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
9- Thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;
10- Quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương;
11- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong khithực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động
có hiệu quả
Trang 161 6
3.4 Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
Điều 126 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hộichủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệtài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhânphẩm của công dân
Điều 127 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự
và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt
Trang 17Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc
vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật
Điều 137 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh vàthống nhất
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luậtđịnh
3.5 Hội đồng nhân dân
Điều 119 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên
Điều 120 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồngnhân dân ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiếnpháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngânsách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đờisống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụđối với cả nước
Điều 121 (Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng củanhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri,thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hộiđồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc
Trang 181 8
giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân
Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện phápluật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhândân tham gia quản lý Nhà nước
Điều 1 (Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003).
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu
ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để pháthuy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xãhội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước
Trang 19Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thườngtrực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Điều 11 (Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003).
Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn sau đây:
1 Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế
-xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị,nông thôn trong phạm vi quản lý; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phâncấp của Chính phủ;
2 Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyếnlâm, khuyến ngư, khuyến công ở địa phương và thông qua cơ chế khuyến khíchphát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế ởđịa phương; bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theoquy định của pháp luật;
3 Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyếttoán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khaithực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trongtrường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dânquyết định;
4 Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ởđịa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
5 Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huyđộng vốn theo quy định của pháp luật;
Trang 20Điều 12 (Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003).
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, Hộiđồng nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo;quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông, giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạtđộng giáo dục, đào tạo ở địa phương;
Trang 212 Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin,thể dục thể thao; biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương;biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động văn hoá, thôngtin, thể dục thể thao ở địa phương theo quy định của pháp luật;
3 Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, sử dụng laođộng, giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người laođộng, bảo hộ lao động; thực hiện phân bổ dân cư và cải thiện đời sống nhân dân ởđịa phương;
4 Quyết định biện pháp giáo dục, bảo vệ, chăm sóc thanh niên, thiếu niên vànhi đồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; giáo dục truyền thống đạođức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; biện pháp ngăn chặn việctruyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục và phòng, chốngcác tệ nạn xã hội, các biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địaphương;
5 Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh; biệnpháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ
mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sáchdân số và kế hoạch hoá gia đình; phòng, chống dịch bệnh và phát triển y tế địaphương;
6 Quyết định biện pháp thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với thươngbinh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước; thựchiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và xoá đói, giảm nghèo
Điều 13 (Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003).
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Hội đồng nhândân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Quyết định chủ trương, biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, phát huysáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản
Trang 22xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ở địa phương;
2 Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồnnước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quyđịnh của pháp luật;
3 Quyết định biện pháp bảo vệ môi trường; phòng, chống và khắc phục hậuquả thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường
ở địa phương theo quy định của pháp luật;
4 Quyết định biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đolường và chất lượng sản phẩm; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàngkém chất lượng tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Điều 14 (Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003).
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Hội đồng nhân dântỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: