Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam theo Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI KIẾNTHỨC CHUNG THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC năm 2013 (Trang 43 - 45)

XHCN Việt Nam theo Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn bộ thể Bộ máy Nhà nước.

Hệ thống nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước xã hội chủ nghĩa rất phong phú và nhiều loại, trong đó có những nguyên tắc rất cơ bản có tính bao quát với toàn thể bộ máy Nhà nước thường được ghi nhận trong Hiến pháp.

Nguyên tắc 1: Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Điều 2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo các cơ quan Nhà nước

Điều 4. Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt

Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết các dân tộc Điều 5.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

25

tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.

Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguyên tắc 4: Nguyên tắc tập trung dân chủ

Điều 6. Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội

đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.

Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc 5: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Điều 12

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật.

Phần II. Các nội dung khác ôn tập theo luật và các văn bản hướng dẫn

1. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND số 11/ 2003/QH11 ngày 26/11/2003;

2. Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

3. Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

4. Thông tư số 01/ 2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ôn THI KIẾNTHỨC CHUNG THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC năm 2013 (Trang 43 - 45)