MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng lịch sử năm 938, nước ta thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc và từ đây Đại Việt bắt đầu bước vào một
thời kì mới, thời kì độc lập tự chủ
Năm 1010 nhà Lý được thành lập, trong không khí tưng bừng phan
khởi khi đất nước độc lập, tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người dân Đại Việt Với cảm hứng yêu nước, tinh thần dân tộc, trong văn học đã dấy lên một phong trào sáng tác thơ
ca để ngợi ca các bậc anh hùng cũng như công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đáp ứng đời sống tinh thần của con người
Tiếp nối thành tựu của đời trước, bước vào thời đại nhà Trần, tinh thần
khẳng định quốc gia dân tộc cũng là nguồn cảm hứng bắt tận đối với các thi sĩ giai đoạn này Những sắc thái tình cảm thể hiện tỉnh thần yêu nước, tự hào về
những chiến công chống quân xâm lược, về truyền thống đấu tranh bắt khuất, về một nền văn hiến văn hóa lâu đời, về đất nước tươi đẹp phong phú, về con
người có bản lĩnh vững vàng, về cuộc sống yên vui, đã trở thành đề tài chính trong hầu hết các sáng tác của các tác giả thời Trần
Khẳng định quốc gia dân tộc mình, thơ ca thời Trần đã chứa đựng cái
hào khí đặc biệt - Hào khí Đông A - Hào khí Đại Việt gắn với một thời đại quật khởi chiến thắng ngoại xâm liên tục và cởi mở đón nhận tinh hoa van
hóa bốn phương
Xuất phát từ những lí đo trên tác giả khóa luận chọn đề tài “Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần” nhằm làm sáng rõ cả
về nội dung và ý thức nghệ thuật của một thời đại thi ca đi vào lịch sử văn học
Trang 2
với những trang sử hào hùng, ngợi ca và tự hào khi khẳng định dân tộc Đại
Việt
Thơ ca thời Trần cũng có một vị trí thực sự quan trọng trong chương
trình Phổ thông, Cao Đẳng, Đại học Bởi vậy, với đề tài này, tác giả khóa luận hi vọng nó sẽ có những đóng góp đáng kể và thiết thực vào công việc giảng
dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường
2 Lịch sử vấn đề
Tw thé ki X đến thế kỉ XIV được coi là giai đoạn đặt nền móng cho Văn
học trung đại Việt Nam Thành tựu văn học của thời kì này tập trung nhiều vào thời nhà Lý và nhà Trần bởi vậy các nhà nghiên cứu gọi chung là Văn
học Lý - Trần
Viết riêng về thời Trần đã có nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến thơ ca giai đoạn này như: Đinh Gia Khánh; Nguyễn Phạm Hùng; Nguyễn
Đăng Na; Nguyễn Hữu Sơn; Đoàn Thị Thu Vân; Lê Thu Yến, Tuy nhiên không phải tất cả những vấn đề thuộc mọi lĩnh vực trong nguồn thơ ca ấy đều
được họ đề cập đến trong công trình nghiên cứu của mình
Đỉnh Gia Khánh (chủ biên), (2006), Văn học Việt Nam (Thể kỉ X - nửa
dau thé ki XVIII), Nha xuat ban Gido duc, trang 101 có viết: “Thơ văn đời Trân khẳng định giá trị của con người, vai trò của nhân dân và do đó có ý nghĩa nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc Chủ nghĩa nhân đạo ấy gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, bởi vì khi khẳng định giá trị của con người trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc thì các tác giả cũng đồng thời thể hiện niềm tin tưởng ở
phẩm chất và khả năng của dân tộc mình” Ở đây tác giả chủ yếu bàn về
phẩm chất và khả năng của con người Đại Việt
Đoàn Thị Thu Vân, (2007), Con người nhân văn trong thơ ca Việt Nam sơ kì trung đại, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 26 - 27 cũng bàn về con người trong thơ thời Trần nhưng không phải là con người khí phách mà là con người
Trang 3
nhân văn với vẻ đẹp mẫn cảm của tâm linh: “con người thường xuyên tự phản tỉnh” “Đó là sự phản tỉnh ở cấp độ con người - nhân loại mang ý nghĩa triết học” và “ sự phản tỉnh ở cấp độ con người - cá thể mang ý nghĩa nhân sinh”
Lê Thu Yến (chủ biên), Đoàn Thị Thu Vân - Lê Văn Lực, (2003), Văn
học trung đại - Những công trình nghiên cứu, Nhà xuất bản giáo dục, trang 27, lại nói về quan niệm của con người trong thơ Thiền: “7hơ Thiển thời Lý -
Trân, nhất là thời Trần luôn có xu hướng muốn đạt đến một con người - vũ
trụ Ấy là con người được giải thoát khỏi những ràng buộc hữu hạn của thể giới trần thế ngay chính nơi trần thể”
Nhìn chung các tác giả trên với bài viết của mình chủ yếu khai thác về
con người trong nội dung thơ ca thời Trần
Bên cạnh đó, cũng có một số tác giả đi vào tìm hiểu những khía cạnh trên phương diện nghệ thuật như: Nguyễn Đăng Na (chủ biên) - Lã Nhâm
Thìn - Dinh Thi Khang, (2008), Văn học trung đại Việt Nam tập I, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, trang 20 có nhấn mạnh: “Tho van Ly Tran dat nén móng một cách vững chắc cho Văn học trung đại Việt Nam từ chữ viết đến thể loại, từ nội dụng đến nghệ thuật, từ phương thức tư duy nghệ thuật đến cách
tiếp thu, kế thừa tỉnh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo truyễn thống nghệ
thuật riêng cho dân tộc mình ” Đây gần như là sự đúc kết toàn bộ thơ ca của
thời kì Lý — Tran
Trần Ngọc Vương (chủ biên), (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X đến Thế kỉ XIX— Những vấn đề lí luận và lịch sử, Nhà xuất bản giá dục, trang 540 lại viết riêng về sự tiếp thu /hể loại của ca thời Lý - Trần chứ không đi riêng
vào thoi nha Tran: “ Hé (hồng thể loại Văn học Lý - Trân có thể được xem là
một điển hình của quá trình tiếp thu thể loại Văn học Trung Quốc ”
Tiếp thu những khía cạnh mà người đi trước đã nghiên cứu, đồng thời
bổ sung thêm những thiết hụt, những vấn đề chưa được bàn tới, với đề tài
Trang 4
“Tinh Thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần ” của mình,
em tập trung đi sâu vào khai thác những thành tựu của riêng thời nhà Trần đã
đạt được trên cả hai phương diện nội dung và ý thức nghệ thuật Hi vọng rằng với đề tài này có thể góp phần làm hoàn thiện hơn trong việc khẳng định giá
trị thơ ca thời Trần 3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời
Trần
Có được cái nhìn toàn diện về sự nghiệp văn học và sự đóng góp của các tác giả đời Trần vào hệ thống Văn học trung đại nói riêng và Văn học Việt
Nam nói chung
Góp phần thiết thực vào công việc giảng dạy Ngữ văn sau này 4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nêu được những nét khái quát nhất về lịch sử xã hội, tư tưởng và văn
học thời Trần
Khẳng định ngợi ca quốc gia Đại Việt trên tinh than dan tộc ở ca hai phương diện nội dung và nghệ thuật
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tinh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần
- Phạm vi nghiên cứu: Thơ ca thời Trần
Trang 5- Về mặt lí luận: Thấy được những nét cơ bản trong “Tỉnh thần khẳng định quốc gia dân tộc trong thơ ca thời Trần” Đồng thời nâng cao hiểu biết
về nội dung và nghệ thuật thơ ca thời Trần
- Về mặt thực tiễn: Đề tài sẽ là tư liệu cần thiết để phục vụ cho công tác
Trang 6NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHUNG VAN DE CHUNG VE LICH SU XA HOI, TU TUONG VA VAN HOC THOI TRAN
1.1 Lịch sử xã hội
1.1.1 Lịch sử
Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ, năm 938, với chiến thắng vang đội của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng lịch sử đất nước ta đã bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự chủ
Năm 939, từ khi Ngô Quyền xưng vương dựng nước, đến tháng 12/
1225 khi nhà Trần được thành lập, nước ta đã trải qua sự hưng vong của các
triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý và chấm đứt khi vua Thiếu Đề bị ép thoái vị
vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly Từ đây vương
triều Trần kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình
Trong triều Trần, công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đại Việt
được tiếp tục với tất cả sự cô gắng của mọi tầng lớp xã hội Trong vòng 175 năm, bằng sự nỗ lực hết sức của mình nhà Trần đã làm được những chiến công vang đội đi vào lịch sử dân tộc, đặc biệt với ba lần chiến thắng chống quân Nguyên - Mông đề báo vệ độc lập chủ quyền của đất nước
Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất vào
năm 1258, vua Trần Thái Tông đã đích thân ra chiến trận rồi xuống chiếu ra lệnh cho cả nước khẩn trương đánh giặc cứu nước Sau mấy tháng trời gian khổ ròng rã, kinh thành Thăng Long sạch bóng quân thù và trả lại sự yên bình
cho Đại Việt
Trang 7
Từ bài học thất bại nặng nề trên đất Việt năm 1258 và ở Chiêm Thành
năm 1283, Hốt Tắt Liệt đã huy động một lực lượng quân viễn chinh rất lớn tấn công vào nước ta với mục đích nhanh chóng đánh chiếm Đại Việt
Trước ngòi lửa chiến tranh sắp bùng nô, tinh thần yêu nước và chí căm thù giặc của nhân dân ta càng dâng cao Vua tôi nhà Trần gấp rút chuẩn bị kháng chiến Để thể hiện lòng quyết tâm chiến thắng giặc, quân dân ta đã chích vào cánh tay của mình hai chữ “Sá/ 7há¿” (giết giặc Thát Dat - chi quan Mông Cô)
Đây là lần xâm lược Đại Việt với quy mô lớn nhất của nhà Nguyên và
cũng là cuộc kháng chiến gian khổ nhất của quân dân nhà Trần chống phương
Bắc, quyết định sự tồn vong của Đại Việt lúc đó
Sau những tháng ngày liên tục phản công quyết liệt bằng những trận quyết chiến, quân dân ta đã lập nên những chiến công vang đội có ý nghĩa chiến lược Chiến thắng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long,
Vạn Kiếp đã tiêu diệt và quét sạch 50 vạn quân xâm lược ra khỏi bờ cõi của Tổ quốc
Thắng lợi năm 1285 cơ bản đã xác định sự tồn tại của Đại Việt và củng
có lòng tin của người Việt vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, tỉnh thần
đấu tranh anh dũng của nhân dân
Sau hai lần thất bại thảm hại, vua Nguyên Hốt Tat Liệt đã tổ chức ngay
cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ ba vào năm 1288 Lần này Trần
Quốc Tuấn và triều đình chú trọng đến chiến trường ven biển Đông Bắc Đó là đường tiến quân của thủy quân và đoàn thuyền tải lương của giặc
Lấy trận địa trên sông Bạch Đằng, thắng lợi cứ nối tiếp thắng lợi “quán
ta ngày càng hăng hái diệt địch, địch chết bị thương không kể xiết” [8, 243 ]
Tin đại thắng Bạch Đằng nhanh chóng truyền lan khắp cả nước càng làm nức lòng quân dân Đại Việt Đến ngày 19/4/1288 quân địch rải xác trên
Trang 8
đường rút chạy, Thoát Hoan một lần nữa đành phải giải tán quân bại trận ở
châu Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc)
Như vậy, trong ba mươi năm liên tiếp, quân dân nhà Trần đã ba lần đại thắng ngoại xâm Thắng lợi vẻ vang và hào hùng ấy góp phần làm suy yếu quân Nguyên Mông, khẳng định sức mạnh của đội quân yêu nước trước kẻ
thù xâm lược Chính khí thế sục sôi hào hùng của quân đội nhà Trần được
mệnh danh là “/vo khí Đông 4” đã tác động mạnh mẽ đến tỉnh than, tinh cảm và tâm lí con người thời đại Nó góp thêm vào tinh thần khẳng định quốc
gia dân tộc của nhân dân Đại Việt 1.1.2 Xã hội
1.1.2.1 Kinh tế
Một trong những điều kiện có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự
khẳng định đất nước Đại Việt giàu đẹp chính là ở lĩnh vực kinh tế
Nhìn chung các triều vua đời Trần đều coi trọng sản xuất nông nghiệp,
coi đó là cái gốc của kinh tế đất nước Dưới triều đại của mình, vua quan nhà
Trần chú ý mở rộng thêm diện tích đất canh tác bằng công cuộc khẩn khoang của tư nhân và của triều đình Tiếp tục chính sách “agự binh nông” đặt ra
từ đời Lý, một mặt lại đảm bảo sức lao động cho sản xuất nông nghiệp, một
mặt lại đảm bảo yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của quân dân trước mọi nguy cơ
xâm lược của kẻ thù
Bên cạnh đó, công cuộc xây dựng thủy nông cũng được tập trung chú ý: “nhà Trần ý thức được rằng muốn bảo vệ được mùa màng, nhà của, tính mạng một cách lâu dài phải có quy hoạch đắp đê quy mô theo cả dòng sông ” /8, 204 J Từ đó nhà nước trực tiếp tô chức công việc
Với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp là điều kiện cho việc đây mạnh sản xuất thủ công nghiệp để Đại Việt ngày càng phôn thịnh hơn
Trang 9
Nhà Trần vẫn tiếp tục xây dựng quan xưởng thủ công nghiệp nhà nước với những ngành nghề khác nhau như nghề sản xuất đồ gốm ở Thiên Trường; nghề dệt được đặt ngay trong cung đình; ngoài ra các xưởng chế tạo vũ khí cũng được xây dựng nhiều
Thêm vào đó thủ công nghiệp nhân dân cũng là bộ phận quan trọng và phô biến của thủ công nghiệp Những nghề thiết yếu là gốm (Bát Tràng); nghề rèn sắt (Tùng Lâm, Hoa Chàng); nghề đúc đồng (làng Bưởi); nghề mộc và xây dựng; còn có nghề khai khoáng ở Miền núi phía Tây và Tây Bắc
Sự phát triển của nền nông nghiệp và thủ công nghiệp nước nhà đã tạo
điều kiện cho thương nghiệp vươn mình đi theo Điều này làm cho kinh đô
Thăng Long ngày càng mở mang sằm uất Mạng lưới giao thông mở rộng, nhiều đường thủy, bộ và trạm dịch nối liền kinh đô với các địa phương Chợ
búa mọc lên khắp nơi, việc buôn bán với nước ngoài được tổ chức ở các
thương khâu từ đó hình thành nên các trung tâm thương mại nổi tiếng như Vĩnh Bình; Nghi Hòa Đình (Cao - Lạng); Vân Đồn (Quảng Ninh)
Nhìn chung nền kinh tế Đại Việt dưới triều Trần đạt đến trình độ phát
triển nhất định Và trên cơ sở của nền sản xuất khá dồi dào Ấy, văn hóa vật
chat va tinh thần của xã hội có điều kiện nảy nở phù hợp với hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ
1.1.2.2 Chính trị
Cuộc thay đổi triều đại chuyên chính quyền từ dòng họ Lý sang họ
Trần trong hoàng cung và triều đình diễn ra như một tất yếu của lịch sử dân
tộc Khi bắt đầu sứ mệnh lịch sử của mình, tập đoàn quý tộc họ Trần rất khôn
khéo, dần dần từng bước vững chắc và cuối cùng đã nắm giữ chính quyền
nhanh gọn để mở ra một thời kỳ tiếp tục phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt
Trang 10
Nhà Trần đã xáy đựng một chính quyên của quý tộc - tổ chức chính quyền của dòng họ Trần Các chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyên, đặc biệt các chức võ quan cao cấp đều do các hoàng tử, thân vương nắm giữ Các vua Trần thường sớm truyền ngôi cho con rồi lên làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn tiếp tục trông coi việc nước Sự liên kết dòng họ nắm chính quyền đó như một nguyên tắc mà các vua Trần cố gắng thực hiện trong suốt 175
năm trị vì
Tổ chức quân đội nhà Trần tạo ra một sức bật mới làm nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, sắp xếp chính quyền, đồng thời tăng cường lực lượng quân
sự đủ sức đưa đất nước vượt qua các trở ngại, bảo vệ nền độc lập dân tộc
Bộ phận cắm quân của nhà Trần ngày càng được tăng thêm, phiên chế ngày càng phức tạp và chặt chẽ Lực lượng vũ trang của các quý tộc cũng là một lực lượng đáng kể Ngoài ra nhà Trần còn nâng cao chất lượng binh lính bằng các biện pháp tuyển quân, tuyển tướng, huấn luyện binh pháp và rèn
luyện tư tưởng
về phương thức tuyển chọn quan lại ở thời Trần cũng có sự khác biệt
Do nhà nước Trần được xây dựng chủ yếu trên hai cơ sở xã hội là quý tộc và sỹ phu nên phương thức tuyển chọn quan lại bang “nhiém tr”, nguoi nam chính quyền được bổ nhiệm theo họ hàng Ngoài ra còn lựa chọn qua “khoa cử”, qua “công lao”, “thủ sĩ” và mua bán bằng tiền Việc tuyển chọn này đã góp phần quy định bản chất thành phần của chính quyền nhà Trần
Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ “Quốc triểu thông chế” gồm 20 quyên quy định về tổ chức chính quyền Tiếp sau đó nhà Trần lại ban hành quyên “Quốc triều hình luật”
Pháp luật và tố chức tư pháp đời Trần rất nghiêm minh và chặt chẽ đề
khẳng định sức mạnh của nhà nước khi đang cai trị
Trang 11
Như vậy, với một nền chính trị như thế, Đại Việt đưới sự phát triển của
triều Trần đã đề lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam 1.1.2.3 Văn hóa - giáo dục
Đất nước đã được độc lập, văn hóa dân tộc có điều kiện phát triển mạnh
mẽ về mọi mặt Nhà Trần đã có gắng khôi phục và xây dựng một nền văn hóa cởi mở, đậm đà bản sắc dân tộc
Đó là nguồn văn hóa dân gian Nó không chỉ thể hiện ở lĩnh vực tinh thần qua những điệu hát chèo, những điệu nhảy và cả nghệ thuật múa rối, trò chơi hay những câu chuyện thần thoại về nguồn gốc và công cuộc đấu tranh
của người Việt mà còn thể hiện qua văn hóa vật chất với những công trình
kiến trúc lớn như “7hành nhà Hồ”, “Lăng mộ nhà Trần ở Thái Đường”,
nghệ thuật điêu khắc tinh tế trên các cánh cửa gỗ ở các ngôi chùa hay sự phát triển của các nghề thủ công mỹ nghệ
Tất cả đã tạo ra cho triều Trần có một nền văn hóa đa dạng mang dấu ấn của thời đại, vừa truyền thống nhưng lại vừa hiện đại trước nền văn hóa
nước ngoài
Nền giáo dục cũng có sự điều chỉnh lại Vương triều Trần đã chính quy
hóa, tạo ra quy củ cho việc học hành và thi cử Thành lập “Quốc học viện ” để cho con em quý tộc Quan lại và nho sĩ vào học Tại lộ, phủ, châu, chức quan học được đặt ra Không chỉ có những trường học của vương triều, các nho sĩ
còn lập ra trường học của các xóm làng Thể lệ thi cử, học vị được quy định
Năm 1247 nhà Trần đặt danh hiệu Tam khôi (ba học vị là Trạng
nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) dành cho ba người thi đỗ xuất sắc trong các kì
thi Đình, quy định cứ bảy năm mở khoa thi một lần Và trong 175 năm, nhà
Trần đã tổ chức được 14 khoa thi (10 khoa chính và 4 khoa phụ), lấy 238
người đỗ Bởi vậy tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo, Nho học dần dần phát triển lấn át Phật giáo tinh thần Khổng giáo đã thắm sâu vào mội ngõ ngách
Trang 12
của đời sống người dân Việt Nam vì nền giáo dục học thuật kéo dài qua hàng trăm thế hệ đã đề lại những dấu ấn trong đời sống văn hóa, trong tâm thế ứng xử của người Việt Nam Các vua Trần cũng đặc biệt trọng đãi Nho sĩ
Sách học cũng được quy định: Ngữ kinh, Tứ thư, Bắc sử, Từ đó các quan niệm về tam cương ngũ thường, truyền thống tôn sư trọng đạo được hình thành
Có thể thấy được rằng, dưới một nền Văn hóa - giáo dục như thế đã
thúc đây và tạo điều kiện thuận lợi một nền văn học phát triển với sự xuất hiện của các tác giả nỗi tiếng từ vua cho đến các bậc quan lại, Nho sĩ
1.2 Tư tưởng thời đại
Nếu như ở thời Lý, Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của
người dân Đại Việt thì bước sang thời Trần sự ảnh hướng mạnh mẽ của Nho giáo đã lắn at Phật giáo và nhanh chóng leo lên vị trí đứng đầu Bên cạnh đó, Đạo giáo cũng có một vị trí đáng kể trong hệ tư tưởng người Việt
Như vậy, trong giai đoạn này Đại Việt có ba tôn giáo cùng song song
tồn tại và được gọi là thời kì “7m giáo đồng nguyên”, tuy nhiên sự ảnh
hưởng của Nho giáo vẫn chiếm ưu thế hơn cả
Tư tưởng Nho học bắt nguồn từ Trung Quốc, một hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến Khi được truyền bá vào Việt Nam, là một
thành tố của văn hóa Việt, Nho giáo có một ảnh hưởng rất lớn đối với diện
mạo cũng như nội dung các thành tố văn hóa khác
Với tư cách là một học thuyết chính trị, đạo đức, Nho giáo có ảnh
hưởng sâu nặng đến tâm tư, tình cảm, tư duy và lối sống của các nhà Nho
Việt Cũng từ đó, bằng nhiều hình thức khác nhau họ đã phả vào tư tưởng của
người dân
Trang 13
1.3 Tình hình văn học
Bước vào thời kì độc lập tự chủ, văn học đời Lý đã bắt đầu có những bước phát triển dé khẳng định quốc gia dân tộc mình Kế thừa những thành
tựu từ đời trước, đến đời Trần văn học tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong thơ ca Trung đại nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung
1.3.1 Lực lượng sáng tác
Đến thời Trần, tuy Phật giáo vẫn còn được đề cao nhưng dần dần cũng nhường bước cho Nho giáo Sự thay đôi và phát triển của giáo duc thi cử theo Nho học đã làm xuất hiện ngày càng đông đảo lực lượng trí thức mới trong xã hội Họ trở thành lực lượng sáng tác chủ yếu trong dòng văn học đời Trần
Chiếm vị trí đông đảo và đáng nói nhất chính là tầng lớp Nho sĩ, họ là những con người có lí tưởng, có tiết tháo Đứng thứ hai là lực lượng sáng tác thuộc tầng lớp quý tộc, vua quan trong triều Bên cạnh đó xuất hiện một vài tăng lữ cũng tham gia sáng tác văn học
Như vậy, chính sự xuất hiện của những lực lượng sáng tác này đủ để thấy sự khác biệt so với triều đại nhà Lý Điều đó dẫn đến sự biến đối về diện
mạo văn học
1.3.2 Các tác phẩm và thể loại tiêu biểu
Day là thời kì mà thi sĩ là các vị vua, các vương hầu trong triều - Thơ chữ Hán:
Thái Tông ngự tập (Trần Thái Tông) Thánh Tông thi tap (Trần Thái Tông)
Nhân Tông thi tập (Trần Nhân Tông)
Băng Hồ ngọc hác (Trần Nguyên Đán) Lạc Đạo tập (Trần Quang Khải)
Cúc Đường di thảo (Trần Quang Triều)
Trang 14
- Phú chữ Hán:
Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) Thiên Hưng trấn phú (Nguyễn Bá Thông) - Phú chữ Nôm:
Cư Trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông)
Đắc thú lâm tuyển thành đạo ca (Trần Nhân Tông) Hoa Yên tự phú (Huyền Quang)
Giáo tử phú (tương truyền của Mạc Đĩnh Chi)
Với sức sáng tạo đổi dào, các thi sĩ thời Trần đã tạo ra một khối lượng
tac pham đồ sộ với nhiều thê loại khác nhau Điều này đã khẳng định được sự
phát triển rực rỡ của thơ ca thời Trần
1.3.3 Nội dung chính
Bước vào thời nhà Trần, khi tâm lí xã hội bắt đầu thay đối thì cũng kéo theo sự chuyền biến của thơ ca Mặc đù vẫn còn những sáng tác của các nhà sư song phần lớn thi sĩ là tầng lớp vua chúa, quan lại, và những nhà Nho Lý tưởng của con người không chỉ hướng tới Thiền môn mà bắt đầu hướng tới những lí tưởng của Nho gia
Thơ ca thời Trần mang một âm hưởng riêng, một phong cách riêng Đó là sự phóng khoáng, bay bổng và siêu thốt, sự hồnh tráng và rộng mở Đây là biểu hiện của tâm hồn con người hào hứng phấn khởi trong sự khẳng định dân tộc; khăng định những chiến công to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; thể hiện tinh thần quật cường; ca ngợi công đức của những
vị vua Trần, những con người kì vĩ, phi thường khát khao lập công danh để
phò vua giúp nước
Đó còn là sự khẳng định một nền văn hiến và văn hóa Đại Việt; một đất
nước có truyền thống anh hùng: có phong tục tập quán lâu đời với bao nét đẹp
Trang 15
được tôn vinh; một đất nước có thiên nhiên giau dep mà thanh bình giản dị
Và dân tộc đó sẽ trường tồn mãi mãi
Mặc dù cuối thời Trần, văn học xuất hiện những con người cá nhân
trước sự suy vi của triều đại Nhưng tựu chung lại, nội dung chính cũng như cảm hứng thơ vẫn thể hiện tình cảm yêu nước sâu sắc, vẫn mang sức mạnh của “Hào khí Đông 41” trước thời đại
Trang 16
CHƯƠNG 2
TINH THÂN KHẲNG ĐỊNH QUỐC GIA DAN TOC TRONG THƠ CA THỜI TRẦN
2.1 Khẳng định quốc gia dân tộc trên phương diện nội dung cảm hứng 2.1.1 Khẳng định độc lập chú quyền của dân tộc
Trước đời Trần, vào năm 1076 khi quân Tống một lần nữa kéo sang cướp nước ta Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên sông Như Nguyệt Đề cô vũ, khích lệ tinh thần quyết chiến thắng kẻ thủ của các tướng sĩ, tương truyền bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt ra đời:
Nam quốc son ha Nam dé cư, Tiét nhién dinh phan tai thién thw
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dịch thơ:
Sông nủi nước Nam vua Nam ở,
Rành rành định mệnh ở sách trời
Co sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bởi
Bài thơ là lời tuyên ngôn khẳng định sự tồn tại của nước ta với tính cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, cương giới nước Nam rõ ràng đã được ghi trong sách trời Mệnh trời là như thế Ở đó còn là lòng tin sắt đá vào sự thắng lợi, vào ngày mai của dân tộc và đất nước
Đến thời Trần, ý thức về dân tộc của các vua quan, nhân dân Đại Việt
ngày cảng lên cao để phát huy truyền thống của hàng nghìn năm lịch sử trước kia Đồng thời tạo lập thêm những truyền thống mới đề ngày càng lớn mạnh hơn Điều này đã được minh chứng cụ thể bằng ba cuộc chiến thắng lừng lẫy,
Trang 17
hào hùng của quân dân nhà Trần khi phá tan ý đồ xâm lược của quân đội
Nguyên Mông đề bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc
Nhà Tống kế thừa được của các triều đại phong kiến trước đó, từ Hán
đến Đường quan điểm kì thị Hoa - Di rất phản động Trời không có hai mặt
trời, thiên hạ không có hai hoàng đế Các dân tộc khác ở xa ngoài đất Hoa Hạ
(Trung Quốc) đều là man di, tuy có thể có thủ lĩnh nhưng các thủ lĩnh ấy chỉ là phiên thuộc của Tống đế Bởi vậy, trước đó Lý Thường Kiệt nêu lên hai chit “Nam đế” để gọi Vua nhà Lý Và nếu Bắc quốc có Bắc để thì Nam quốc có Nam đề
Khang dinh lại một lần nữa, vua Trần Minh Tông cũng tiếp nối quan điểm ấy, bác bỏ lối phân biệt Hoa - Di, khẳng định Đại Việt là quốc gia văn
minh, độc lập:
Tie minh tương tiếp giới, Chỉ cách mã ngưu phong Ngôn ngữ vô da biét,
Y quan bắt kha dong Nguyệt sinh giao thất lãnh,
Nhật lạc ngạc đàm không
Chẳng hạn Hoa Di ngoại, Tê đăng thọ vực chung Dịch nghĩa:
Châu Tứ Minh tiếp giáp biên giới nước ta,
Cách biệt nhau chẳng đáng là bao
Tiếng nói không khác nhau nhiều lắm, Áo mũ thì không giống nhau
Mặt trăng mọc khiến cho nhà giao long lạnh léo, Mặt trời lặn khiến cho đầm cá sấu rỗng không
Trang 18
Dau co sự ngăn cách giữa Hoa va Di,
Déu cùng nhau bước lên cối thọ (Việt giới)
Bài thơ như một lời khẳng định, rõ ràng không bao giờ có sự ngăn cách giữa Hoa và Di Và hai đất nước đều có độc lập chủ quyền tách biệt nhau Bên cạnh đó vua Trần Minh Tông cũng muốn nêu cao tinh thần đoàn kết cùng giúp đỡ nhau giữa hai dân tộc khi cả hai đều có nhiều điểm tương đồng Lời thơ khéo léo, ý tứ nhưng lại đanh thép, cứng rắn để thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc
Một chân lí lịch sử không bao giờ thay đổi là dân tộc ta đã trưởng thành, nước Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, có biên giới rõ ràng, tuy gần gũi với các nước khác, có nhiều điểm tương đồng nhưng điều
đó không có nghĩa Đại Việt là nước phụ thuộc
Như vậy, từ đời Lý đến đời Trần, và chắc chắn cả những thế hệ sau này
nối tiếp sẽ luôn tự hào về đất nước Đại Việt độc lập, một quốc gia hùng mạnh đã vượt qua biết bao những khó khăn đề có một tương lai trường tồn
2.1.2 Khẳng định văn hiến, văn hóa dân tộc
Từ đời Lý, người Việt đã luôn luôn tự hào về một đất nước “văn hiến
chỉ bang”, để rồi hơn 400 năm sau, vào thế ki XV, khi nhà Lê khởi nghĩa
giành thắng lợi lớn thì Nguyễn Trãi một lần nữa đã khẳng định lại, và thậm
chí còn khẳng định cao hơn nữa: “Duy ngã Đại Việt chỉ quốc thực vi văn hiến chỉ bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến)
Vậy “văn hiến” là truyền thống văn hóa tốt đẹp có từ ngàn đời xưa và
ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai “Văn hiến là sách vở và nhân
vật fốt trong mot doi” [1, 76 ] Noi cách khác, văn là văn hóa, còn hiến là
hiển tài
Trang 19
Như vậy ai cũng có thể hiểu “văn hiến” thiên về những giá trị tỉnh thần
do những người có tài có đức chuyền tai, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt Từ đó có thê thấy khái niệm “văn hiến” sẽ hẹp hơn khái niệm “văn hóa ”
Khẳng định quốc gia Đại Việt là một dân tộc có nền văn hiến văn hóa
ta co thé tim thấy điều này biểu hiện ở những khía cạnh cụ thé sau: 2.1.2.1 Khẳng định con người Đại Việt tài năng đức độ
Trước hết thơ ca thời Trần đã di sâu vào khẳng định ngợi ca tai kinh bang tế thế của con người Đại Việt
Thơ ca thời Trần đã tốn không ít giấy mực đề ngợi ca công lao to lớn
của các vị vua, các bậc hiền tài là những trụ cột của triều đình Họ tài năng
trên tất cả các lĩnh vực Có ai đếm được từ đời Trần Thái Tông đến đời Trần Minh Tông đã xuất hiện bao nhiêu những vị tướng tài bên các vị vua sáng và
có ai đếm được họ đã lập bao nhiêu công lao cho sự hưng thịnh của đất nước?
Chỉ có thể khẳng định được rằng, những con người ấy, với tài năng của mình họ đã cùng nhau gây dựng nên một dân tộc hùng mạnh và trường tồn
Trước hết, để có một quốc gia vững bền và hùng mạnh thì hơn bao giờ hết bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải ổn định và thống nhất Đất nước muốn “quốc thái đân an” thì phải có những đường lối chính tri dang dan và sáng suốt
Dưới sự lãnh đạo của mình lúc đương thời, nhà Trần đã thể hiện sự đúng dan, tam nhìn xa trông rộng trước thời cuộc, đặc biệt trong những lúc
đất nước nguy nan, chiến tranh kéo dài khi áp dụng đường lối chính sách
“khoan sức cho đân ” và tìm ra vai trò của dân trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc:
Ngọc Hoa dạ chiếu tuyệt quyên kì,
Dục bái khiên lai cận xích trì Nhược sử ái nhân như mã,
Trang 20
Thương sinh an đắc hữu sang di Dịch nghĩa:
Con ngựa Ngọc Hoa chiếu dạ chạy giỏi tuyệt vời,
Tắm xong dắt dén gan thêm son Nếu vua yêu người cũng như yêu ngựa,
Thì dân đen đâu đến nỗi cơ cực
(Đề Minh Hoàng dục mã đồ - Chu Đường Anh) Sự chê trách vua Đường Minh Hoàng - Trung Quốc trong việc coi trọng con tuấn mã Ngọc Hoa hơn người đã dẫn đến thất bại nặng nề Đó là
một bài học kinh nghiệm như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho việc xác định
lại đường lối chính sách của Đại Việt, tìm ra sức mạnh của dân là điều rất
quan trọng Nếu không biết coi trọng và sử dụng sức mạnh ay một cách hợp lí
thì tất yếu sẽ dẫn đến thất bại
Trước đời Trần, Trần Quốc Tuấn trước lúc lâm chung, lời trối trăng của
một hiền tài đất nước cũng là “làm (hế nào thu hút được bình lính như cha con một nhà” thì mới có thê chiến thắng ngoại xâm được và lại phải “khoan
sức cho dân để làm cái kế sâu gốc, kế bên rễ Đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn ”[II, 379}
Lòng yêu nước của các vị vua và tướng ở đây gắn liền với sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân để từ đó nhận ra cần phải làm thế nào để có một đất nước Đại Việt vững mạnh và yếu tố con người được đặt lên hàng đầu Đây là yếu tố mà thơ ca đời Trần đặc biệt nhắn mạnh
Bên cạnh lĩnh vực chính trị, tài kinh bang tế thế còn thể hiện trên lĩnh
vực quân sự, tài điều binh khiển tướng của các vị vua, vị tướng để làm nên
những chiến thắng vang dội, lừng lẫy
Trải qua sự hưng thịnh, tồn vong từ hàng nghìn năm trước, lịch sử đã chứng minh rõ ràng về những con người hào kiệt của đất Việt Theo đòng lịch
Trang 21
sử ấy, ta đã gặp ở đó vị anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị rồi đến Phùng
Hưng, Ngô Quyền, Lý Công Uan, Ly Thuong Kiệt, Đến triều Trần, các vị
vua anh hùng hào kiệt cũng dần dần xuất hiện như những ánh lửa sáng làm rực cả bầu trời Đại Việt
“Con người đất Việt quả là chứng mình sinh động, hùng hồn cho nguyên lý nhân hòa của phép dùng bình nói chung trong chiến tranh chính
nghĩa bảo vệ Tổ quốc mình” [18, 51] Một câu văn đầy thuyết phục khi khẳng
định con người Đại Việt
Trước hết, thơ ca đời Trần ca ngợi các vị vua sáng, các vị tướng giỏi
Đó là Trần Quang Khải - một Thái sư, một Thượng tướng cùng Trần Quốc Tuấn là hai nhân vật đứng đầu hàng văn, võ từng góp nhiều công lao hiển hách vào công cuộc giữ nước thời Trần Là con trai thứ ba của Trần Thái
Tông, em ruột Trần Thánh Tông, với tước hiệu Chiêu Minh Vương, Trần
Quang Khải đã thực sự đóng một vai trò chủ chốt trong triều đình nhà Trần Với cương vị là một ông quan đầu triều, Trần Quang Khải đã ra sức chèo chống về nội trị, ngoại giao, đưa vương triều vượt qua thử thách nhất là
những cuộc dau trí mệt nhọc, căng thắng với bọn sứ giả Nguyên Mông
Khi bài thơ “Tựng giá hoàn kinh sư” ra đời, tài năng của trai đất Việt càng được khẳng định trong cuộc chiến thắng ngoại xâm Với hai địa danh lịch sử nỗi tiếng ấy, Trần Quang Khải đã gợi lại một cuộc đấu tranh đầy gian
khổ mà hào hùng Đại thắng kết thúc bằng cuộc khái hoàn trở về kinh đô của
hai vua Trần Có được chiến công ấy phải nhờ đến tài thao lược của biết bao tướng lĩnh giỏi, cùng hòa với sự đoàn kết một lòng của nhân dân trong tỉnh
thần quyết tâm cao độ trước một thế lực hùng mạnh của kẻ thù ngoại xâm
Sau này, trong “Bạch Đằng giang phú”, Trương Hán Siêu đã nêu ra nguyên nhân chiến thắng huy hoàng trên sông Bạch Đằng lần thứ ba đó Và đây cũng là cảm nghĩ của các nhân sĩ đời Trần khi khẳng định vai trò của con
Trang 22
người, tài năng của con người - yếu tố quan trọng đầu tiên trước thời cuộc,
trước vận mệnh của dân tộc:
Tự hữu vũ trụ; có hữu giang sơn, Tín thiên tiệm chỉ thiết hiểm;
Lại nhân kiệt dĩ điện an
Dịch nghĩa:
Từ có vũ trụ; đã có giang san, Quả là: trời đất cho nơi hiểm trở; Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an
Rõ ràng, nếu không có “øbân tai” thì cuộc kháng chiến rất đễ rơi vào tình thế nguy nan Ranh giới giữa mất nước và giữ nước sẽ trở nên mong
manh nếu không có đường lối quân sự đúng đắn Chính Nguyễn Sưởng đã khẳng định tầm quan trọng của con người trong chiến tranh chính nghĩa:
Thùy tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp,
Bán tại quan hà, bán tại nhân
Dịch nghĩa:
Máy ai biết sự nghiệp muôn thuở đời Trùng Hưng,
Một nửa nhờ địa thế núi sông, mot nia do con người
(Bach Dang giang) Nhắc lại lịch sử hào hùng đã đi qua, tác giả ca ngợi hai cuộc chiến
thắng Nguyên Mông, ca ngợi vị vua Trần Nhân Tông anh minh đứng đầu
vương triều để từ đó khẳng định vai trò của con người Thế đất sông Bạch
Đăng lịch sử hiểm trở này là quý, một địa thế thuận lợi, nhưng nếu không có
con người, đặc biệt con người mưu lược như Trần Quốc Tuấn, linh hồn của cuộc kháng chiến thì chưa hắn có trận Bạch Đằng thứ ba nổi tiếng đi vào sử sách ấy
Trang 23
Có hào kiệt trong lĩnh vực chính trị, có hào kiệt trong lĩnh vực quân sự,
và Đại Việt càng được tỏa sáng hơn khi xuất hiện những hào kiệt trên lĩnh
vuc ngodi giao
Trên cương vị đứng đầu đất nước, cả khi đang làm vua cũng như khi đang làm Thái thượng hoàng hay khi đã xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh,
Trần Nhân Tông thường xuyên quan tâm theo dõi mối quan hệ bang giao giữa
Đại Việt với phương Bắc
Ngay từ những năm Tân Mão (1291), Trần Nhân Tông đã có lời biện giải việc từ chối sang chầu một cách mềm dẻo nhưng kiên quyết, đồng thời lại
khéo léo khẳng định chủ quyền đất nước, lên án mưu đồ xâm lược của nhà
Nguyên Trong khoảng 10 năm (1291 - 1301), Trần Nhân Tông đã tiếp đón và
làm thơ tiễn tặng, xướng họa với nhiều sứ thần Nguyên như: “Quÿ Trương Hiển Khanh xuân bính” (Ngày xuân tặng bánh cho Trương Hiển Khanh);
“Tống Bắc sứ Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai” (Tiễn Bắc sử Lý Trọng Tân, Tiêu Phương Nhai); “Tặng Bắc sứ Lý Tư Diễn ” (Tặng Bắc sứ phương Bắc Lý
Tư Diễn); “Họa Kiều Nguyên Lãng vận” (Họa thơ Kiều Nguyên Lãng); “Tổng Bắc sứ Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng” (Tiến st Bắc Ma Hợp, Kiều Nguyên Lãng); Nội dung các bài thơ đều có ý nghĩa khoa trương, khuôn
sáo, tán tụng công đức sứ thần, trước sau nhằm tránh nạn can qua, giữ cho đất
nước được yên bình
Với Trần Quang Khải, cũng là một nhân tài trong việc đối ngoại, nhiều
bài thơ ông làm giống như những bài thơ tiếp sứ của Trần Nhân Tông, có cái
mềm mỏng, nhún nhường mà khéo léo về lời lẽ Đó là sách lược khôn khéo nhất quán trong quan hệ nhiều đời, giữa nước ta với đề chế phương Bắc:
Cám chúc tứ hiền quân phiếm ái,
Hảo vi noãn dực Việt thương sinh
Trang 24
Dịch nghĩa:
Dám xin cầu chúc bốn vị sử giả hiền tài có lòng thương yêu rộng lón,
Ra sức che chở cho con dân đất Việt
(Tặng Bắc sứ Sài Trang Khanh Lý Chấn Văn Đẳng) Câu thơ mềm mỏng, thân tình đấy nhưng vẫn giữ được sự hiên ngang cứng cỏi, một phong thái đường hoàng của những con người luôn tự chủ được
mình, một tư thế bình đẳng của chủ đối với khách
Như vậy, không ai có thể phủ nhận về tài năng của con người Đại Việt Đó là một biểu hiện của văn hiến giữ nước Nền văn hiến ấy thời nào cũng
vậy, lúc bình cũng như lúc biến, lúc chế độ cai trị thịnh đạt hay suy vong đều dựa vào cái gốc là dân, lấy nhân nghĩa làm đức; lấy hòa hiếu, hòa thoại để
ứng xử bang giao Đối nội thì thuận lòng người, “kbozn sức cho dân”: đối
ngoại thì mềm dẻo, linh hoạt “ng vạn biến ” đễ sống bên cạnh nước lớn mà vẫn yên ồn, đó là sách lược của kẻ thắng Và hơn ai hết, họ đã ý thức sâu sắc được điều đó
Nếu như tài kinh bang tế thế thé hiện con người anh hùng thì tai thi ca nhạc họa làm cho các bậc anh hùng có cái nhìn đẹp hơn trước cuộc sống Đó
là sự thể hiện con người thi nhân
Theo quan điểm truyền thống, kinh bang tế thế là cái tài gắn với bậc
nam nhi, bậc trượng phu trước vận mệnh của đất nước Nhưng bên cạnh đó,
dưới thời đại nhà Trần, thời đại của “Hào khí Đông 4” những con người ấy
không chỉ là những con người có bản lĩnh, anh hùng mà còn là những con người có tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống lạc quan và niềm tin vào tương lai
Vua Trần Thánh Tông, một vị vua yêu thích và giỏi thơ văn, nhìn bau trời mây trôi, trong buổi bình minh trên núi cao, thấy trăng sáng thơ mộng với
nước biển mênh mông đã làm cho tâm hồn ông xao động:
Trang 25
Triéu du phù vân kiệu,
Mộ túc mình minh nguyệt loan
Hốt nhiên đắc giai thú,
Vạn tượng sinh hào đoan
Dịch nghĩa:
Sáng chơi trên ngọn núi có đám mây nổi, Tối về nghỉ ở eo biển trăng sáng
Bỗng nhiên được hứng thú hay,
Muôn hình tượng nảy sinh ra đầu ngọn bút
(Hạnh An bang phủ) Hay cảm xúc dâng trào khi ông đọc những bộ sách Thiền học của Trung Quốc, đọc bài thơ cổ để rồi họa lại bài thơ ấy với cảm xúc tinh tế của tâm hồn thi nhân Những lúc giao mùa của khí trời, thời tiết cũng làm ông rối lòng Và bên cạnh những vần thơ bay bồng, nhẹ nhàng, êm ái ấy cũng không ít những vần thơ xuất hiện với những lời ca ngợi con người, dân tộc Điều đó khang dinh: “Tho ông giàu chất trữ tình, kết hợp nhuân nhị giữa tỉnh thần tự hào về đất nước, về dân tộc của người chiến thăng với tình yêu cuộc sống yên vui, thanh bình và phong độ ung dung, phóng khoáng của một người biết tự tin lac quan” [11, 399]
Đến với Tran Nhan Téng “béc hodng dé - thién sư - thi nhân vui với một nhành mai, bâng khuâng trong một sớm mùa xuân, một chiều trước cánh đồng làng, một ngày thu nơi non cao chùa vắng, một sự hòa nhập nội tâm
trong cõi thiền sâu lắng” [10, 16J Cũng như những tâm hồn thi nhân khác,
Trần Nhân Tông đặc biệt yêu mến mùa xuân, có thơ viết về mùa xuân, phong cảnh mùa xuân, đêm xuân tháng hai, cảnh cuối xuân và ngày xuân,
Có khi ông ngỡ ngàng trước hình ảnh đôi bướm trắng và bán thân cảnh
tượng đó làm nên một tứ thơ sinh động:
Trang 26
Thụy khởi khai song phi,
Bat tri xuân đĩ quy
Nhất song bạch hỗ điệp,
Phách phách sẵn hoa phi Dịch nghĩa :
Ngủ dậy ngỏ song mây, Xuân về vẫn chửa hay Song song đôi bướm trắng, Phấp phới sẵn hoa bay
(Xuân hiểu)
Đến với thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên, cảnh trí muôn hình
hiện lên đầu ngòi bút Và với tài năng, tâm hồn thi sĩ vốn có thì đó là cội nguồn hứng khởi nay sinh “giai thi” lam tho cua cac bac vĩ nhân: “ sáng fác
của các vi vua - thi si nay duong nhw da dat ra mot van đề của lí luận sáng
tạo nghệ thuật, thé giới khách quan là cội nguôn của nghệ thuật Nhưng cảm hứng sáng tác và thành tựu tác phẩm chỉ có được khi nghệ sĩ trải nghiệm thực tiễn cuộc sống” [6, 6]
Trần Quang Khải cũng không phải là một ngoại lệ Một nhà nhà chính
trị giỏi, một nhà quân sự tài ba và là một hào kiệt trong đối nội đối ngoại, ông
không chỉ làm thơ trên yên ngựa mà còn sâu sắc hơn với những vần thơ tha
thiết với cuộc đời, với thiên nhiên Trong nhiều bài thơ của ông có sự gặp gỡ
và kết hợp giữa tư tưởng yêu nước và nhân văn đã tạo nên một nhân cách tuyệt đẹp và hoàn háo Đồng thời nó cũng khăng định tắm lòng của một
“ chính nhân quân tử” hết lòng vì giang sơn xã tắc
Ông nhận mình là khách thơ và thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng trong sáng như cái trong sáng của cả đất trời :
Trang 27
Thi khách trùng lai đầu phát bạch,
Mai hoa như tuyết chiếu tinh xuyên Dịch nghĩa :
Khách thơ trở lại nơi đây mái đâu đã bạc,
Hoa mai như tuyết soi bóng xuống dòng sông trong
(Lưu - Gia độ)
Ngay cả trước cảnh vật đồng quê thanh bình giản dị mà ông cũng coi đó là “biệt thự đồng quê” Chính khung cảnh nơi biệt thự ấy đã gợi lên bao cảm xúc đề tạo ra những vần thơ trong sáng
Dường như tất cả các vị vua, vị tướng tài ba lỗi lạc, bên cạnh tài kinh bang tế thế của một trang nam nhi hảo hán, những trụ cột của nước nhà có ai ngờ đâu họ cũng là một thi nhân, tài năng trong cả thi ca nhạc họa Bên cạnh bản lĩnh cứng như thép, một khí phách hiên ngang không biết lùi bước trước cảnh xâm lăng của quân thù thì đó còn là những tâm hồn nhạy cảm rất dễ
rung động trước một hiện tượng của thiên nhiên, trước một khung cảnh thanh bình gián dị của đồng quê hay trong cái hùng vĩ của đất trời núi non, biển cả
Đọc một bài thơ cũng gây bao xúc động để rồi lại tiếp tục họa lại bài thơ ấy: Đề ản giả sở cư họa vân (Phạm Mai), hay thấy một bức tranh có thể đề thơ: Đề quân ngư triều lý đồ (Chu Đường Anh), Cảm xúc có thể dâng trào thành thơ ngay khi đi làm nghĩa vụ nhà vua giao phó: Phụng chiếu Trường An đạo trung tác (Nguyễn Phi Khanh)
Phải có một tâm hồn thi sĩ, một cảm xúc mãnh liệt trước vạn vật, trước
thời cuộc và con người thì các bậc tướng tài của chúng ta mới tạo ra được những vần thơ như vậy Với tài năng thơ ấy, tất cả những gì tốt đẹp nhất, tự hào nhất, vẻ vang nhất và đôi khi buồn rầu đầy tâm trạng nhất cũng được tái hiện Thơ ca thời Trần đã khẳng định được điều ấy qua biết bao vần thơ của
Trang 28
những thế hệ tác giả lớn, mang đến cho chúng ta một niềm tự hào về tài năng
con người Đại Việt
Ngoài biểu hiện của con người tài năng thì nền văn hiến Đại Việt càng
được khẳng định hơn bởi con người đức độ Sự đức độ ay trước hết biểu hiện
ở lòng yêu nước thương dân sâu sắc
Hằng mắy nghìn năm, dân tộc ta luôn luôn phải đối phó với giặc ngoại
xâm Và cuộc chiến đấu chống giặc Nguyên là một trong những thử thách quyết liệt trong lịch sử nhà Trần Với những con người đứng đầu Nhà nước
đảm nhiệm vai trò lịch sử của đất nước thì tất cả đều có một tỉnh thần dân tộc,
có lòng yêu nước thương dân sâu sắc Những nhân cách như Trần Thủ Độ “đầu chưa rơi xuống đất thì không chịu bó tay”, như Trần Quốc Tuấn xin
với vua “(rước hết hãy chặt đâu tôi đã, rồi sẽ hàng”, như Trần Bình
Trọng “thà làm ma đất Nam, không thèm làm vương đất Bắc”, như Trần Quốc Toản tuổi nhỏ gan to, quyết phá tan giặc mạnh báo ơn nước, mãi mãi
là những tắm gương sáng chói trong lịch sử nước nhà
Yêu dân tức là yêu nước, đời Nghiêu - Thuấn, sở dĩ thái bình thịnh trị là nhờ vua đốc lòng vì thiên hạ Thấy một người đói, nhà vua tự trách mình trước, vì mình mà dân đói Và đó là trăn trở của một ông vua lấy dân làm gốc Dưới triều Trần, lòng yêu nước gắn với tỉnh thần tự lập tự cường, với quyết tâm đánh thắng giặc ngoại xâm, với niềm tự hào về chiến công hiển hách của quân dân, và cũng xuất phát từ lòng yêu thương dân, mà các vị vua, vị tướng mới có những đường lối đúng đắn để giúp đất nước thanh bình, nhân dân no ấm
Nhưng nó còn được thể hiện rõ hơn khi vương triều nhà Trần suy yếu ở
cuối thế kỷ XIV Những biến cố chính tri dan dan nay sinh, tình hình xã hội
rối ren và không ai khác nhân dân là những người phải gánh chịu hậu quả Hiện thực đau lòng xót xa ấy trở thành niềm trăn trở suy tư cho những tri thức
Trang 29
nặng lòng ưu ái với Tổ quốc Lời thơ của họ như những tiếng thơ xé lòng về thời cuộc Đau đớn đề rồi lên tiếng kêu cứu nhân dân trong cảnh lầm than cơ
cực, nhưng đồng thời cũng thê hiện nỗi xót xa về sự bất lực của mình khi nhìn thấy tình cảnh của đất nước nguy nan
Thương dân, lo lắng cho nhân dân, đó là nỗi lòng luôn canh cánh của Trần Nguyên Đán trong bài thơ chữ Hán 7hù Đạo Khê thái học xuân hàn vận:
Liên cừ vạn tính giai ngô đữ, Ty 6c thùy gia diện diện hàn Dịch nghĩa:
Chỉ xót thương muôn họ là đồng bào ta,
Nhà ai đó chen chúc, khuôn mặt nào cũng rét buốt Trong chiến tranh, đau đớn thương xót quân dân trước cảnh đầu rơi máu chảy là vậy, nhưng nỗi đau ấy còn được nhân lên khi cuộc sống gặp
muôn vàn khó khăn vì phải đương đầu với cái ác của thiên tai địch họa, cuộc
sống bấp bênh Triều đình ngày càng suy vi khiến tỉnh trạng khủng hoảng xã hội càng trở nên trầm trọng Bài thơ Nhâm dân lục nguyệt tác của ông đã thé hiện rõ tình cảnh này:
Niên lai hạ hạ hữu thu lâm,
Hòa cáo miêu thương hại chuyển thâm Dịch nghĩa :
Máy năm liền mùa hè bị hạn, mùa thu bị lụt, Lúa khô mạ thôi tại hại rất nhiều
Lo lắng cho đân trước tình hình rối loạn của nhà Trần đã khiến ông không thê yên giấc :
Vạn quốc dân sinh phi đĩnh ngư,
Sóc Yên động Biện dĩ khâu khu
Quy chu vị Ổn giang hô mộng, Phân thủ ngư đàng chiếu có thư
Trang 30
Dịch nghĩa:
Nhân dân muôn nước như cá trong vạc nước sôi,
Đất Yên phương Bắc, đất Biện phương Đông đã thành gò đồng Trên chiếc thuyễn về, chưa yên giấc mộng giang hỗ,
Muon anh dé thuyén chài soi đọc cuốn sách cổ
(Dạ quy chu trung tác) Kể cả những lúc xa quê, sống ở nơi đất khách quê người nhưng có những tác giả như Nguyễn Phi Khanh vẫn một lòng hướng về quê hương với một nỗi nhớ thương da diết Ông thương dân bao nhiêu thì lại thấy chán bản thân mình bấy nhiêu khi không thể giúp được đất nước
Giấc mộng công danh của Chu Văn An trong “Giang Đình tác” không phải là một giấc mộng giàu sang danh lợi mà giấc mộng đó chính là lý tưởng trị bình của một trí thức yêu nước thương dân Nhưng lý tưởng ấy, ông lại
không thực hiện được và đó là một nỗi đau khổ lớn để rồi phải trăn trở suy tư
Mặc dù vậy, lòng nhiệt của ông thì chưa bao giờ nguôi lạnh Trong bai tho chit Han “Miét tri” ông đã viết:
Thon tam thiy vị như hôi thổ,
Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy Dịch nghĩa:
Tác lòng ai bảo là như tro nguội, Nghe nói tiên hoàng thẩm gạt lệ
Lê Cảnh Tuân cũng nói lên ý chí của mình, của một trang nam nhỉ đối với vận mệnh đất nước:
Trang 31Việc nghĩa đáng làm thì dù chết cũng chẳng từ
(Vỏ ÿ)
Có thể nói từ Chu Văn An đến Nguyễn Phi Khanh cũng như tất cả các trí thức đã từng có lúc tỏ ra bất mãn với hiện thực, song không ai tỏ ra tuyệt vọng về khả năng và vai trò của mình Điều đó xuất phát từ khí phách của
những con người yêu nước, lo cho dân trước tình cảnh khốn cùng, nghiệt ngã
“Nhìn chung, thơ đời Trần bắt kế là vui hay buôn thường thể hiện sự khẳng định nhân phẩm và niềm tự hào về bản lĩnh con người Và ngay trong cả cái buỗn của thơ ca cuối thể kỉ XIV vẫn còn phảng phất dư ba của hào khí
Đông A” [4, 112J Đây là một nét đẹp để khăng định con người, đặc biệt đối
với trang nam nhỉ đất Việt
Hơn bao giờ hết lòng khoan dung nhân hòa cũng là một nét đẹp để
ngợi ca con người Đại Việt
“Thời đại của hào khí Đông A sản sinh ra những con người thực sự vĩ đại không chỉ về tài năng mà còn về nhân cách” [13, 35J Điều này khẳng định “con người nhân văn ” bên cạnh “con người anh hùng ” trong thơ ca thời Tran dé trở thành con người toàn diện
Ca ngợi con người với nhân cách cao đẹp, thơ ca đời Trần đã đề cao đức độ của vua Trần Thái Tông trong việc so sánh với vua Thái Tông đời Đường:
Đường Việt khai cơ lưỡng Thái Tông,
Đương xưng Trinh Quản, ngã Nguyên Phong
Kiến Thành tru tử, An Sinh tại,
Miếu hiệu tuy đồng, đức bắt đẳng Dịch nghĩa:
Đường và Việt lập cơ nghiệp có hai vua Thái Tông,
Vua Đường xưng hiệu là Trinh Quán, vua ta xưng hiệu Nguyên Phong
Trang 32
Kiến Thành thì bị giết, mà An Sinh thì sống,
Miếu hiệu tuy cùng là Thái Tông, mà cái đức thì không giống nhau (Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông) Rõ ràng, Trần Dụ Tông ca ngợi nhân cách cao đẹp, tắm lòng khoan
dung độ lượng của vua Thái Tông nhà Việt Cả hai vua đều có miếu hiệu giống nhau nhưng đức trị khác nhau Và “đức” ấy đã làm cho Đại Việt có
những chiến công lừng lẫy, có tác dụng quyết định cho mọi sự thành công ở
đời này
Xã hội thái bình thịnh trị là nhờ “zäi năng” và “đức độ” của con người,
mà con người cần nói ở đây là các vị vua, các bậc minh quân sáng suốt Rất
nhiều những bài phú đã nêu cao điều này để nhắn mạnh vai trò của con người,
nhất là con người có đức được nhân dân kính phục “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu là một minh chứng cụ thể khi tác giả ca ngợi hai vị
“Thánh quân ” :
Nhị thánh t tịnh mình, tựu thử giang hè tẩy giáp bình, Hà Trân bắt cảm động hễ, thiên cổ thăng bình
Tin tri: bat tai quan ha chi hiém hé, duy tại ý đức chỉ mạc kinh
Dịch phú:
Anh minh hai vi Thánh quân,
Sông đây rửa sạch máy lần giáp bình Giặc tan muôn thuở thăng bình, Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao
Người xưa cho rằng, nhờ có đức cao thì xã tắc mới vững bền, giang sơn
mới thịnh trị Con người có “đức cao, đức lành” trước hết cũng là những “anh
hùng”, là “Thánh quân”, “hiền thần” có chí khí tự lập, có niềm tin vào sức của
minh Boi vay, yếu tố quyết định thành công là ở tài và ở đức, từ đó khuyến
Trang 33
khích con người phải tu dưỡng, rèn luyện tài năng và đạo đức để trở thành con người toàn diện và hoàn hảo phò vua giúp nước
Nhìn chung thơ ca thời Trần nghiêng về ca ngợi con người, mà đặc biệt
là công đức các vị vua, nhấn mạnh tầm quan trọng của con người trước sự
thịnh suy của dân tộc Đó còn là những người đàn ông, những người công dân lý tưởng, phi thường có tâm trạng hào hứng, khấn khởi, siêu thoát, bay bổng được ngợi ca với giọng điệu anh hùng Họ đẹp không chỉ vì tài năng “kinh bang tế thế” tài “thi ca nhạc họa” và còn đẹp cả về nhân cách, về lòng “khoan dung độ lượng” với một tắm lòng “yêu nước thương dân sâu sắc”
Những con người ấy luôn sáng ngời bởi một trí tuệ minh triết, hiểu biết
quy luật của cuộc sống, biết sống đúng, sống đẹp và sống có ý nghĩa cống hiến hết mình vì sự nghiệp của quốc gia dân tộc Trí tuệ sáng suốt ấy luôn đi
đôi với một bản lĩnh tự tin đặc biệt, tin vào sức mạnh của chính mình và sức mạnh của toàn dân tộc Tất cả góp phần tạo nên cho Đại Việt có một nền văn hiến văn hóa đậm đà
2.1.2.2 Khẳng định Đại Việt có truyền thống văn hóa tốt đẹp, có phong tục tập quán lâu đời
Chế độ phong kiến thì trước thịnh sau suy Trong vòng 175 năm cai trị
đất nước, dưới triều đại của mình, nhà Trần đã làm nên bao chiến công hiển hách, đã tạo ra biết bao anh hùng hào kiệt đi vào trong lịch sử dân tộc như những mốc son chói lọi Có được những chiến công hiển hách ấy cũng chính
là xuất phát từ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã tồn tại từ ngàn đời
xưa với một tinh thần đoản kết tạo ra một sức mạnh lớn lao Và dù có ở hoàn
cảnh nào, dù đất nước có thanh bình hay lâm nguy thì con người Đại Việt luôn tự hào về truyền thống, về phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình đã tồn tại từ những buổi đầu đựng nước
Trang 34
Truyền thống văn hóa ấy, phong tục tập quán lâu đời mà đẹp đẽ ấy được bắt nguồn từ thời Văn Lang - Âu Lạc, kế thừa những truyền thống văn hóa của cha ông trong thời kì chống ách Bắc thuộc, chính là bán lĩnh của một dân tộc ngày càng có ý thức về sức mạnh của mình Nó không đơn giản chỉ ở trong đấu tranh gắn với những chiến công oanh liệt lừng lẫy mà nó thể hiện ngay trong những cái bình dị thân quen nhất từ phong tục tập quán của đời sống sinh hoạt hằng ngày
Dưới triều đại nhà Trần, nguồn thi ca trở nên vẻ vang hơn nữa khi khẳng định Đại Việt đã tồn tại và phát triển trong truyền thống văn hóa tốt
đẹp ay để tự hào về một Đại Việt “văn hiến chỉ bang” khi so sánh với các triều đại ngoại quốc Hồ Quý Ly đã tự hào về phong tục nước An Nam của
mình khi trả lời người Phương Bắc: Dục vấn An Nam sụ, An Nam phong tục thuần Y quan Đường chế độ, Lễ nhạc Hán quân thân Dịch nghĩa :
Muốn hỏi về chuyện nước Nam tr ? Nước An Nam phong tục vốn thuần hậu Áo mũ không khác chế độ nhà Đường,
Lễ nhạc tương tự vua quan nhà Hán
(Đáp Bắc nhân vẫn An Nam phong tục) “An Nam phong tục thuần ” xuất phát từ đặc điểm đất nước, từ bản tính truyền thống của con người Đại Việt, phong tục thuần hậu ấy đã ăn sâu vào máu thịt, đã chảy trong huyết quản của mỗi con người đất Việt, để từ đó họ ý thức được cần phải làm những gì trước một nền văn hóa của dân tộc mình
Trang 35
Truyền thống văn hóa tốt đẹp của Đại Việt còn được xây dựng trên cơ
sở của tỉnh thần đoàn kết, của nghĩa đồng bào thắm thiết, muôn dân là một nhà
Từ tinh thần đoàn kết anh em giữa vua Trần Thái Tông với anh là An Sinh Vương trong “Đường Thái Tông dữ bản triều Thái Tông” phản ánh tỉnh thần đoàn kết rộng lớn của dân tộc Cũng như Trần Minh Tông đã có lời thơ rất thiết tha đối với khối cộng đồng của dân tộc mình:
Sinh dân nhất thị ngã bào đồng, Tử hải hà tâm sử khốn cùng Dịch nghĩa:
Hết thay tram họ là đồng bào ta,
Nỡ lòng nào để cho bốn biển phải khốn cùng
(Nghệ An hành diện) Viết về mùa xuân, nhà vua Trần Nhân Tông nhập cuộc trong mối lo toan thế sự, nhắc đến điệu múa “giá chi”, món bánh rau trong lễ tiết tháng ba và đằng sau đó là ý thức khăng định truyền thống văn hóa dân tộc:
Giá chỉ vũ bãi thí xuân sam,
Huong tri kim triéu tam nguyệt tam Hồng ngọc đòi bàn xuân thái bình,
Tòng lai phong tục cựu An Nam Dịch nghĩa:
Múa giá chỉ xong, thử tấm áo ngày xuân,
Huống nữa hôm nay lại gặp tiết mông ba tháng ba Bánh rau mùa xuân, như hông ngọc bẩy đầy mâm, Do là phong tục của nước An Nam xưa nay
(Quỹ Trương Hiển Khanh xuân bính)
Trang 36
Đó còn là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà mỗi con người cần khắc
sâu và ghi nhớ Nhà Trần có được như vậy cũng phải trái qua hàng nghìn gian lao vất vả từ các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, đề đến ngày hôm nay
mỗi con người Đại Việt càng tự hào hơn khi trong máu thịt của mình có in đậm bản sắc văn hóa của một dân tộc hùng mạnh
Nhìn chung, đến thơ ca thời Trần, niềm tự hào của mn dân đất Việt
ngồi những bậc anh hùng tài năng đức độ thì đó còn là niềm tự hào về một đất nước hùng vĩ trải qua nghìn năm lịch sử, với bề dày truyền thống văn hóa, phong tục tập quán lâu đời mà đẹp đẽ Có được con người anh hùng ấy cũng xuất phát từ truyền thống văn hóa của Đại Việt Phẩm chất của những con người đang sống dưới triều đại của mình được kế thừa từ những bậc tiền nhân xưa đã khẳng định hơn nữa về một nền văn hóa, văn hiến của dân tộc
2.1.3 Khẳng định non sông đất nước giàu đẹp
Thơ ca thời Trần không chỉ thể hiện chủ nghĩa yêu nước qua sự nghiệp đuôi giặc cứu nước Khẳng định quốc gia dân tộc không đơn giản chi la khang
định nền độc lập chủ quyền, nền văn hiến, văn hóa ngàn đời của dân tộc mà
nguồn thi ca bất tận ấy còn rực rỡ hơn bởi những tứ thơ ca ngợi non sông đất
nước Đại Việt giàu đẹp, có sơn linh thủy tú
Hướng ngòi bút đến thiên nhiên hùng tráng, nhiều địa danh lịch sử gắn với những chiến công lừng lẫy của quân dân nhà Trần đã đi vào trong thơ với
một cảm hứng tự hào, ngợi ca, được miêu tả bằng những hiện tượng kỳ vĩ
Núi cao, sông dài vừa hùng vĩ lại vừa hiểm trở, đó cũng là một yếu tố giúp đại quân Việt có thể chiến thắng giặc ngoại xâm Hơn bao giờ hết chúng ta luôn
tự hào về thiên nhiên đất nước của mình:
Hương tượng phong cao môn Bắc đấu, Đồng Long Hải khoát xuất Nam mình Dịch nghĩa:
Trang 37
Núi Hương Tượng cao chạm vào sao Bắc đầu, Biển Đẳng Long rộng đồ ra biển Nam
(Sơn hành)
Là vùng đất “địa linh nhân kiệt, trải qua suốt chiều dài của lịch sử
ngàn năm, cái hùng vĩ và hiểm trở của thiên nhiên tạo hóa đã tạo nên những kỳ tích vẻ vang cho con người Cho đến mãi đời sau, người dân đất Việt cũng sẽ không bao giờ quên những địa danh hùng vĩ của thiên nhiên đã đi vào lịch sử dân tộc
Đó còn là hình ảnh của sông Bạch Đằng được Trần Minh tông tái hiện trong bai “Bach Dang Giang”:
Van van kiém kich bich toan ngoan,
Hải thần thôn triều quyền tuyết lan Dịch nghĩa:
Núi cao vút, tua túa như gươm giáo kéo lấy tang may, Hải thần nuối thủy triều cuộn làn sóng bạc
Chưa bao giờ đất nước lại đẹp như lúc ấy và nó còn trở nên đẹp hơn, hào hùng hơn khi sông Bạch Đẳng là nơi chứng kiến hai cuộc kháng chiến đại thắng chống quân Nam Hán và quân Nguyên Mông cường bạo
Không riêng gì Trần Minh Tông ca ngợi sông Bạch Đằng lịch sử mà trong bài phú của Trương Hán Siêu, ngòi bút của ông đã thể hiện sự hoành
tráng hơn khi vẽ lại cảnh “bđ/ ngát sóng kình muôn dặm ” và “nước trời một
sắc, phong cảnh ba thu ” của sông Bạch Đằng vừa hùng vừa đẹp
Với tài năng vốn có, Nguyễn Bá Thông đã hướng con mắt nghệ sĩ của
mình đến cảnh miền Tây Bắc nước ta để tả lại nó với những nét thật kì vĩ,
tuyệt VỜI:
Bộc bố huyền sương, long đê ÿ không, Tản Viên xanh không nhỉ trấn bắc
Trang 38
Đà giang thấu ngọc dĩ lưu đơng
Tồn ngoan tù tối, vạn sơn hoàn ủng nhỉ thanh lai,
Đãng quyết uông dương, chúng thủy bôn đằng nhỉ bạch nhiễu Dịch nghĩa:
Trắng phau thác nước, cao ngất đê rông, Non Tủn chống gầm trời phía bắc Sông Đà reo tiếng ngọc xuôi đông,
Chênh vênh, chót vot, xanh ngắn non bọc muôn trùng,
Bái ngát mênh mông, trắng xóa nước xanh một nẻo (Thiên Hưng trắn)
Tạo hóa đã cho Đại Việt ta một tài sản quý giá để dành riêng cho mình Cũng chính từ cái hùng vĩ mà nên thơ ấy con người đất Việt có thể tự hào về
đất nước mình, tự hào về những gì mà thiên nhiên ban tặng
Nếu miền Tây Bắc hùng vĩ với trấn Thiên Hưng thì miền Đông Bắc lại hiểm trở với ải Chi Lăng Ở đó có cái sâu thắm của hang Lâu Lãi khiến con người rùng rợn, lại có cái xa xôi như đường lên trời khi nhìn toàn cảnh của ải
này Phạm Sư Mạnh đã có sự liên tưởng thật độc đáo: Lâu Lãi cốc thâm ư tỉnh để,
Chỉ Lăng quan hiểm dữ thiên tê Dịch nghĩa:
Hang Lâu Lãi sâu hơn đáy giếng, Ai Chỉ Lăng hiểm trở bằng lên trời
Với những gì vốn có, các tác giả của chúng ta đã say sưa ca ngợi, đề rồi đi đến khẳng định và tự hào về dân tộc mình trong cái đẹp của núi cao sông dài hùng vĩ trong cảnh sắc của thiên nhiên hiểm trở, thơ mộng
Trang 39
Đất nước đâu chỉ có đẹp, đâu chỉ có những khung cảnh hùng vĩ hiểm
trở để giúp Đại Việt làm nên bao chiến thắng hào hùng và trở thành những di tích lịch sử mãi khắc vào tâm thức của bao con người đất Việt Đi xa hơn nữa chúng ta còn nhìn thấy một đất nước giàu có với bao tài sản quý hiếm Đó là tat cả những gì mà Nguyễn Bá Thông muốn giới thiệu:
Biển nam quát bách, kỉ tử dự chương, Thúc mạch bái bái hè đôi lũng
Tang ma tụy tụy hề thành hàng Vũ mao xỉ cách hễ, ba cập ư lân giới
Kim ngân châu ngọc hê, diễn dật ư biên cương Dịch nghĩa:
Biền, nam, quát, bách, kỉ, tử, dự, chương, Đậu, ngô rườm rà chất đồng
Dâu, gai, bát ngát thành hàng
Xương, ngà, lông, da tràn miễn lân cận Vàng, bạc, châu, bu đây chốn biên cương
Đất nước đã sản sinh ra biết bao giá trị vật chất, bắt đầu từ những cái
nhỏ nhặt được làm từ bàn tay lao động khô cần chai sạn của những người nông dân quanh năm vắt vá làm ăn đến cái sang trọng quý hiếm mà mất bao
công sức mới có được Những sản vật được làm ra từ khắp mọi miền của Tổ
quốc, từ đồng bằng trung du đến cao nguyên miền núi; từ vùng nước cạn đến biển cá mênh mông Tất cả đều là nguồn tài sản quý giá đáng trân trọng của Đại Việt
Không chỉ giàu có và đẹp bởi sản vật quý hiếm, từ những thứ mà tự tay con người làm ra Đại Việt càng trở nên đẹp hơn trong những cái bình dị, thân
quen
Trang 40
Ta bắt gặp trong thơ thời Trần hàng loạt những bài thơ miêu tả cảnh thôn quê bình dị với mái nhà, ruộng đồng, bãi cỏ., bỗng trở nên đẹp và thanh khiết biết bao Đằng sau khung cảnh thiên nhiên đất nước bình di ấy là biểu hiện tình cảm đậm đà, lắng đọng của con người xuất phát từ tình yêu quê hương tha thiết
Cuộc sống thanh bình, không gian đồng quê được Trần Nhân Tông miêu tả:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên, Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đông địch lý quy ngưu lận, Bạch lộ song song phi hạ điền
Dịch nghĩa:
Trước thôn, sau thôn đều mờ mò như khói phủ,
Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có, nửa như không Trong tiếng sáo, mục đẳng lùa trâu về hết,
Từng đôi cò trắng hạ xuống cánh đẳng
(Thiên Trường vẫn vọng)
Bài thơ như một bức tranh sống động về miền quê đồng bằng Bắc Bộ, ở đó có khói lam chiều, có sự chuyển giao giữa một ngày sôi động với chiều tà tĩnh lặng; có sự khuất vắng dần của bóng người và tiếp nối sức sống của thế giới tự nhiên; có không gian bóng chiều và âm hưởng của tiếng sáo thanh bình; có cảnh lũ trẻ dắt trâu về cuối ngõ và cánh cò trắng xuống đồng, Có thể nói kiệt tác “Thiên Trường vãn vọng” xứng đáng là bài thơ mở đầu cho
dòng thơ vịnh về cảnh thôn quê Việt Nam
Cũng ở không gian của đồng quê, Trần Quang Khải coi đó là “biệt thự” với cây cỏ bốn mùa tươi tốt, có tiếng sáo của trẻ chăn trâu, có hình ảnh của người nông dân, có con đường quanh co đã tạo ra một không gian trong lành giản dị