1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 trường tiểu học Liên Minh thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

51 509 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 7,63 MB

Nội dung

Trang 1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NINH THI MAT

KY NANG PHAN TICH CAU CUA HOC

SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN

MINH - THÀNH PHÓ VĨNH YÊN - VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tâm lý học

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

PHAN 1: MO ĐẦU 1.Ly do chon dé tai

1.1.Về mặt lý luận

Tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và công nghệ

thông tin đang làm thay đổi vị thế của nhiều nước trên trường quốc tế Trong

quá trình đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định : “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” Trong hệ thống giáo

dục quốc dân, giáo dục tiểu học giữ vai trò nền tảng với mục đích trang bị

những kiến thức, kỹ năng quan trọng ban đầu quan trọng nhất cho người công dân, người lao động tương lai Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hệ thống giáo đục nước ta đặc biệt chú trọng tới giáo dục tiểu học Sở dĩ như vậy là vi

ở tiểu học lần đầu tiên trẻ được tham gia hoạt động học với tư cách là hoạt

động chủ đạo, các môn học ở bậc Tiểu học dần chú trọng hình thành, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng học tập Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt tập trung hình thành, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt để phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày Trong quá trình hình thành cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt, ta thấy câu là đơn vị ngôn ngữ cơ bản và tối thiểu để thực hiện chức năng thông báo, nghĩa là trao đối nhận thức, tư tưởng, tình cảm giữa người với người Câu là công cụ để thực hiện giao tiếp chung cho tồn xã hội.Vì vậy, khi sử dụng câu trong giao tiếp, học sinh phải tuân theo quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, câu phải chứa đựng đầy đủ nội dung cần thông báo Học sinh muốn nghe, nói, đọc, viết, câu đúng thì các em phải có kỹ năng phân tích câu Có kỹ năng phân tích câu sẽ giúp các em học tốt các phân môn của môn

Trang 3

Truong Dai hoc Su pham Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

khác Vì vậy việc hình thành, rèn luyện kỹ năng phân tích câu cho học sinh là

rất quan trọng

2 Về mặt thực tiễn

Kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học hiện nay còn nhiều hạn chế Một bộ phận học sinh chưa xác định đúng các thành phần câu như lẫn lộn chủ ngữ với trạng ngữ, chưa phân biệt được các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong một số câu nhất định Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phân tích câu của học sinh lớp 4

Thứ nhất, việc vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học, cách thức

tổ chức các hoạt động cho học sinh tiếp thu tri thức mới, rèn luyện củng cố các tri thức đã học về câu của nhiều giáo viên còn hạn chế, chưa đạt hiệu quả

cao

Thứ hai, thời gian trên lớp đễ giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập,

củng cố các tri thức đã học về câu chưa nhiều Hơn nữa, ở bậc Tiểu học lại

không được giao bài tập về nhà cho học sinh Chính điều này đã gây hạn chế

trong việc hình thành và rèn luyện kỹ năng phân tích câu cho học sinh

Thứ ba, những kiến thức các em đã được hình thành, rèn luyện trên lớp cần được tiếp tục rèn luyện ở nhà Nhưng hiện nay gia đình vẫn chưa phát

huy được hết vai trị của mình mà vẫn đặt phần lớn trách nhiệm cho giáo dục

nhà trường Điều này cũng ánh hưởng đến chất lượng học tập, rèn luyện kỹ năng của học sinh

Thứ tư, các em tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng đạt mức độ nào còn tuỳ thuộc vào ý thức học tập và khả năng nhận thức của từng em

Trang 4

đề tài “Kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Liên Minh - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc” là quan trọng và cần thiết

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về vấn đề kỹ năng đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước

nghiên cứu như: V.S.Kudin, N.D.Lêvitôp, A.V.Petrorxki, Lé Van Hồng, Bùi Văn Huệ, Ở Việt Nam, có nhiều nhà ngơn ngữ trong cơng trình nghiên cứu

của mình đã đề cập đến vấn đề câu như Diệp Quang Ban, Nguyễn Thị Thìn, Hồng Trọng Phiến, Song các tác giả mới chỉ nghiên cứu vấn dé kỹ năng, vấn đề câu Tiếng Việt, còn thực trạng kỹ năng phân tích câu của học sinh tiểu học chưa được xem xét Trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả của các cơng trình nghiên cứu trên, đề tài này sẽ đi vào tìm hiểu “Kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Liên Minh - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc”

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nhằm phát hiện thực trạng và các nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 -trường Tiểu học Liên Minh -

thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành về câu, nâng cao chất lượng kỹ năng phân tích câu cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Liên Minh nói riêng và các trường Tiểu học nói chung

4 Giả thuyết nghiên cứu đề tài

Trang 5

Truong Dai hoc Su pham Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp hợp với trình độ, khả năng nhận thức của học sinh và chủ động tiến hành phụ đạo cho những học sinh yếu, kém, trung bình thì kỹ năng phân tích câu của học sinh có thể sẽ được nâng cao

5 Khách thể nghiên cứu đề tài

Khách thể nghiên cứu là 39 học sinh lớp 4E và 41 học sinh lớp 4B

trường Tiểu học Liên Minh - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

6 Đối tượng nghiên cứu đề tài

Kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Liên Minh -

thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: chỉ nghiên cứu kỹ năng phân tích câu

Khách thể nghiên cứu: chỉ nghiên cứu học sinh lớp 4 trường Tiểu học Liên Minh - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

8 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

- Tìm hiểu thực trạng kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 trường

Tiểu học Liên Minh - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

- Tìm hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp nghiên cứu

- Thử nghiệm tác động hình thành kỹ năng phân tích câu cho học sinh ở lớp nghiên cứu thông qua các giải pháp cụ thé

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hình thành kỹ năng phân tích câu cho học sinh tiểu học

9 Phương pháp nghiên cứu đề tài

9.1 Phương pháp đọc sách

Nghiên cứu một số tài liệu tham khảo giúp cho việc hoàn thành cơ sở lý

Trang 6

9.2 Phương pháp quan sát

- Quan sát mức độ phản ứng và khả năng thực hành của học sinh đối

với các bài tập mà giáo viên đặt ra trong các tiết dự giờ, tiết dạy thử rồi ghi chép lại

- Quan sát giáo viên về phương pháp giảng dạy, về cách thức tô chức

các hoạt động học tập cho học sinh trong tiết học

9.3 Phương pháp đàm thoại

- Trò chuyện với học sinh để phát hiện ra mức độ, khả năng sử dụng tiếng Việt mà học sinh đã đạt được ở dạng ngôn ngữ nói và phát hiện ra khả

năng nhận thức của học sinh

- Tro chuyện dé tìm hiểu về hồn cảnh gia đình của học sinh 9.4 Phương pháp phân tích sản phẩm

Phương pháp này sử dụng khi thu bài của học sinh để đánh giá, phân loại bài làm của học sinh theo các mức độ đã đặt ra

9.5 Phương pháp điều tra cơ bản

Trước khi tiến hành nghiên cứu thực trạng, chúng ta phải nắm rõ số

lượng học sinh, trình độ hiện tại của học sinh, thành phần học sinh không đạt

yêu cầu (học sinh khuyết tật, thiểu năng trí tuệ, ) để quá trình nghiên cứu

thực nghiệm đạt yêu cầu

9.6 Phương pháp thử nghiệm tác động

Phương pháp này dùng đề tác động hình thành, phát triển kỹ năng phân

tích câu cho học sinh và để chứng minh cho giả thuyết đã nêu

Đối tượng thử nghiệm tác động là học sinh lớp 4B và lớp 4E trường

Tiểu học Liên Minh - thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Trang 7

Truong Dai hoc Su pham Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp đó tổng hợp, xếp loại học sinh theo các mức độ đã đề ra rồi chia số học sinh

đạt mức trung bình, yếu thành hai nhóm (thực nghiệm và đối chứng) Giáo

viên tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dé tac động đến nhóm thực nghiệm Nhóm này sẽ được tác động tích cực trên cơ sở giáo viên hướng dẫn, nhóm đối chứng khơng tác động mà chỉ trò chuyện bằng lời Sau một thời gian tiễn hành kiểm tra lại khả năng phân tích câu của học sinh ở cả hai nhóm và so sánh kết quả

9.7 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp này sử dụng để phục vụ cho phần xử lý các kết quả thu được Dùng toán thống kê để xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu để rút ra kết

Trang 8

PHẢN 2: NỘI DUNG

Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài

1 Khái niệm học sinh tiểu học

Lứa tuổi học sinh tiểu học bắt đầu từ 6 tuổi, kết thúc 11 tuổi Đó là những

em đang học từ lớp 1 đến lớp 5

Học sinh tiểu học là một giai đoạn phát triển của trẻ em có hoạt động học

là hoạt động chủ đạo, đây là hoạt động lần đầu tiên xuất hiện có đối tượng là

tri thức khoa học

Nhờ thực hiện hoạt động học mà hình thành và phát triển ở học sinh các quá trình tâm lý có chủ định, đặc biệt là hình thành kiểu tư duy mới là tư duy

khoa học

Nhờ thực hiện hoạt động học và các dạng hoạt động khác mà hình thành ở học sinh những thành phần cơ bản của nhân cách con người, những gì học sinh tiếp thu được ở cấp Tiểu học sẽ đi suốt cuộc đời con người

Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát triển, được biểu hiện ở việc tiếp thu nội dung các môn học

2 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 4

2.1 Đặc điểm sinh lý

Sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra bình thường, toàn bộ độ cong của xương cột sống đang hình thành, bộ xương đang ở giai đoạn cốt hố

Sự hình thành các vùng trên vỏ não đạt được các chỉ số gần giống người lớn, cấu tạo tế bào thần kinh gần giống với cấu tạo tế bào thần kinh người lớn,

thuỷ tran phat trién manh Những đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tiến hành hoạt động học có đối tượng là tri thức khoa học Quá trình

Trang 9

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

trên vỏ não của học sinh dễ hình thành nhưng lại không bền vững dẫn đến học sinh dễ nhớ nhưng lại chóng quên nên để học sinh nắm vững được kiến thức, kỹ năng giáo viên phải cho học sinh ôn luyện thường xuyên

2.2 Đặc điểm tâm lý

- Tri giác phân tích được hình thành và phát triển mạnh tuy nhiên tri giác

của học sinh vẫn còn gắn với hoạt động vật chất và gắn liền với cảm xúc

- Chú ý không chủ định vẫn phát triển, chú ý có chủ định bắt đầu ổn định

và bền vững Khối lượng chú ý tăng lên, học sinh biết hướng chú ý vào nội dung cơ bản của tài liệu học tập và bắt đầu có khả năng phân phối chú ý

- Trí nhớ trực quan phát triển tốt hơn trí nhớ từ ngữ trừu tượng, trí nhớ

trong thời gian ngắn phát triển tốt hơn trí nhớ trong thời gian dài, trí nhớ

khơng chủ định và có chủ định phát triển mạnh

- Tư duy cụ thể vẫn tiếp tục phát triển, tư duy trừu tượng đang dần dần chiếm ưu thế Các thao tác tư đuy đã liên kết với nhau thành cấu trúc tương đối ổn định và trọn vẹn Học sinh biết căn cứ vào dấu hiệu bản chất của đối

tượng để khái quát thành khái niệm

- Khả năng tưởng tượng phát triển phong phú, mang tính hiện thực hơn Tuy nhiên tưởng tượng của các em cịn tản mạn ít có tơ chức

- Tình cảm cịn gắn liền với tính trực quan, hình ảnh cụ thể; các em dễ xúc động, khó làm chủ và chưa điều khiển được cảm xúc của mình

3 Động cơ học tập

Động cơ học tập là yếu tố tâm lý thúc đây học sinh học, là nguyên nhân

của hoạt động học Có hai loại động cơ:

- Động cơ nhận thức (động cơ bên trong) là đối tượng của hoạt động học mà kết quả là sau khi học sinh tiếp thu được đối tượng này thì thoả mãn nhu

Trang 10

- Động cơ xã hội (động cơ bên ngoài) là động cơ thoả mãn nhu cầu mà đối tượng của nó bám theo đối tượng của hoạt động học, sau khi tiếp thu được đối tượng của hoạt động học thì học sinh thoả mãn được nhu cầu đó Nói cách khác, cái thôi thúc học sinh học không phải là trí thức mà là các mối quan hệ xã hội của học sinh

Cả hai loại động cơ trên đều được hình thành ở mỗi học sinh, tuy nhiên chúng được sắp xếp theo thứ bậc trong đó có một loại là chủ đạo Nhưng xét theo quan điểm sư phạm thì động cơ nhận thức có giá trị hơn, bởi vì động cơ này tạo sự say mê, tính tự giác, tính kiên trì trong học tập của học sinh

4 Hành động học tập

Hành động học tập là quá trình học sinh tác động trực tiếp vào đối tượng

học để tạo ra các sản phẩm học tập, đạt được các chỉ tiêu đã định trước Mỗi

hành động bao gồm một hệ thống các thao tác, thao tác vốn là một hành động học được chủ thế dùng nó đề thực hiện một hành động khác Các thao tác của một hành động học tập phải thoả mãn các điều kiện sau: tính chất tuyến tính (các thao tác được sắp xếp theo thời gian), tính chất hữu hạn (số lượng các

thao tác không thừa, không thiếu), tính chất xác định, tính chất hiệu quả

Hành động học tập có có ba hình thức tồn tại:

- Hình thức hành động vật chất: học sinh sử dụng các thao tác bằng tay tác động trực tiếp vào đối tượng

- Hình thức hành động mã hóa: học sinh sử dụng định nghĩa, công thức,

quy tắc để thay thế đối tượng, để chuyển nội dung khái niệm vào trong đầu

của học sinh

- Hình thức hành động trí óc: khái niệm được chuyến hắn vào trong đầu

học sinh, học sinh tiếp tục nghiên cứu, suy nghĩ về khái niệm để phát triển

Trang 11

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Như vậy bằng hành động của mình học sinh đã chuyển được cái vật chất thành cai tinh thần, chuyển khái niệm bên ngoài vào trong đầu của mình Do đó, hành động học là yếu tố quyết định trực tiếp quá trình học sinh tiếp thu khái niệm

5 Hành động phân tích trong hoạt động học tập của học sinh

Hành động phân tích là hành động phân giải đối tượng thành các yếu tố và

mối quan hệ của chúng Mục đích của hành động phân tích là phát hiện ra

nguồn gốc vật chất của khái niệm và nội dung khái niệm Do đó, hành động

phân tích là hành động tiên quyết trong quá trình học sinh tiếp thu khái niệm Phân tích được diễn ra ở cả ba hình thức hành động tuỳ theo đối tượng đang ở hình thức nào Trình độ thực hiện hành động phân tích tuỳ thuộc vào sự nắm vững tri thức đã tiếp thu được, bởi vì cơng cụ của hành động phân tích là tri thức

6 Kỹ năng

6.1 Khái niệm kỹ năng

Trong Tâm lý học, việc tìm hiểu kỹ năng không phải là một vẫn đề mới Trên thế giới, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học như: V.S.Kudin, N.D.Lêvitôp, A.V.petrorxki, Ở nước ta, một số tác giả cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu về kỹ năng

Theo Từ điển Tiếng Việt [9]: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức

thu nhận được trong một lĩnh vực nhất định vào thực tế”

Theo Lê Văn Hồng [12].: “Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp, ) để giải quyết một nhiệm vụ mới”

Theo Bùi Văn Huệ [I]: “Kỹ năng là vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa, định luật, vào thực tiễn Kỹ năng vẫn còn là hành động ý chí, địi

Trang 12

Qua các quan niệm trên, ta có thê hiểu khái quát kỹ năng như sau: Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho

Kỹ năng chính là mặt kỹ thuật của hành động, biểu hiện mức độ đúng đắn của hành động Kỹ năng khơng có đối tượng riêng mà đối tượng của nó chính là đối tượng của hành động Khơng có kỹ năng chung chung mà kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thẻ

Giữa việc tiếp thu tri thức và việc hình thành kỹ năng có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau Việc tiếp thu tri thức sẽ tạo nên cơ sở, nền tảng cho việc hình

thành kỹ năng Cho nên, kỹ năng cũng có thể hiểu là sự biểu hiện của kiến thức trong hành động Ngược lại, khi kỹ năng được hình thành và phát triển sẽ làm sâu sắc hơn sự hiểu biết về kiến thức Đồng thời, để hình thành kỹ năng, bao giờ con người cũng phải triển khai hành động ở đạng khái quát nhất, day đủ nhất và luyện tập trong các tình huống khác nhau đến mức có thể nắm được các quy tắc, quy luật chung của hành động cũng như có thê triển khai nó ở dạng xa hơn dạng ban đầu

Từ đây, ta có thể rút ra những dấu hiệu bản chất của một hành động đạt đến mức kỹ năng gồm:

- Cá nhân phải có tri thức về hành động

- Thực hiện hành động theo đúng yêu cầu

- Đạt được kết quả phù hợp với mục đích đề ra

- Có thê thực hiện hành động có hiệu quả trong những điều kiện khác

6.2 Cấu trúc kỹ năng

Mọi kỹ năng xét về cầu trúc đều gồm các thành phan sau:

- Tri thức về phương thức thực hiện các thao tác và hành động cấu thành

Trang 13

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

- Mục đích hình thành kỹ năng

- Các thao tác tương ứng cùng với những phương tiện thực hiện các thao tác

6.3 Phân biệt kỹ năng, kỹ xảo

Kỹ năng là kha năng vận dụng tri thức vào hành động thực hành đã được củng cố

Kỹ xảo được hiểu là loại hành động được tự động hoá do luyện tập

Kỹ năng và kỹ xảo về bản chất đều là thuộc tính kỹ thuật của hành động cá nhân Chúng đều được hình thành trên cơ sở các tri thức về hành động đã được lĩnh hội, luyện tập trong thực tiễn Nhưng so với kỹ năng thì kỹ xảo thuần thục hơn, tự động hoá và được giải phóng khỏi sự kiểm sốt của ý thức Nhờ có kỹ xảo, con người có thé đạt được kết quả cao trong hành động 6.4 Phân loại kỹ năng

Mỗi loại hành động khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật tương ứng khác nhau Căn cứ vảo tính chất của mỗi loại hoạt động, ta có thể chia thành các kỹ năng sau:

- Kỹ năng hoạt động trí tuệ

- Kỹ năng hoạt động, lao động sản xuất - Kỹ năng hoạt động tổ chức

Trong Tâm lý học, xét về nội dung có thể phân loại kỹ năng như sau: - Kỹ năng học tập

- Kỹ năng lao động - Kỹ năng vệ sinh - Kỹ năng hành vi

Trang 14

6.5 Kỹ năng học tập

Trong Tâm lý học, kỹ năng học tập được hiểu là khả năng thực hiện có kết quả các hành động học tập trên cơ sở vận dụng những tri thức đã có để giải quyết các nhiệm vụ mà quá trình dạy học đã đề ra

Trong những điều kiện học tập nhất định, các nhà tâm lý học và giáo dục học đã phân chia kỹ năng học tập thành hai loại:

- Kỹ năng học tập bên trong, tức là các thao tác trí tuệ như: phân tích, tơng hợp, so sánh, khái quát, trừu tượng hố, mơ hình hố,

- Kỹ năng học tập bên ngoài là cách thức tiến hành các hành động học tập

như: phân tích, tổng hợp, mơ hình hố, cụ thể hoá, đọc sách, tra cứu tài liệu,

lập biểu đồ, thí nghiệm

Kỹ năng học tập của học sinh có những đắc trưng sau:

- Kỹ năng học tập thể hiện mặt năng lực học tập của học sinh, liên quan chặt chẽ với hiệu quá học tập và là yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả học tập

- Kỹ năng học tập thể hiện mặt kỹ thuật của hành động học tập, là sự tổ

hợp các phương thức thực hiện hành động học tập đã được học sinh nắm vững và vận dụng có hiệu quả vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập đã đề ra

- Kỹ năng học tập là một hệ thống phức tạp và có tính phát triển, bao gồm trong nó những kỹ năng chuyên biệt Có những kỹ năng chung, cơ bản cần thiết cho nhiều môn học, có những kỹ năng của từng môn học

6.6 Sự hình thành kỹ năng ở học sinh tiểu học

Khi nghiên cứu sự hình thành kỹ năng, nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định: “Thực chất của việc hình thành kỹ năng là làm cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác, nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những

Trang 15

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp chiếu chúng với những hành động cụ thể” Do đó, để hình thành kỹ năng (chủ yếu là kỹ năng học tập) cho học sinh, chúng ta cần giúp các em:

- Nắm vững tri thức (định luật, định lý, quy tắc, )

- Biết cách tìm tịi để nhận ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng

- Hình thành một mơ hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đại

lượng cùng loại

- Xác lập mối liên quan giữa bài tập, mơ hình khái quát và các kiến thức

tương ứng

+ Một số yêu cầu đối với việc hình thành kỹ năng cho học sinh tiểu học: - Phải giúp học sinh nắm vững tri thức

- Phải làm cho học sinh ham thích luyện tập Giáo viên cần đưa ra các tình

huống có vấn đề nhằm kích thích suy nghĩ của học sinh - Cần làm cho các em hiểu cách thức luyện tập

- Cần phải chỉ dẫn kịp thời những sai sót của học sinh trong quá trình luyện tập và hướng dẫn các em kịp thời sửa chữa những sai sót đó

- Phải kiểm tra, đánh giá quá trình luyện tập của học sinh

- Những kỹ năng học sinh đã được hình thành cần phải được củng cố và vận dụng thường xuyên

7 Kỹ năng phân tích

Theo Triết học Mac-Lênin [7]: Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn thể ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản hơn nhằm đi sâu nhận thức các bộ phận đó Phương pháp phân tích ln đi đơi với phương pháp tổng hợp Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất

các bộ phận đã được phân tích lại nhằm nhận thức cái tồn thể Phân tích và

Trang 16

Theo Tâm lý học, ta xét hai phương diện:

Thứ nhất, phân tích là quá trình thực hiện các thao tác vật chất bằng tay, bằng sức mạnh cơ bắp tác động trực tiếp lên đối tượng, nhằm làm biến đối đối tượng để phát hiện ra bản chất của đối tượng Ngược lại, tổng hợp là quá trình thực hiện các thao tác vật chất bằng tay, bằng sức mạnh cơ bắp để sắp xếp lại

các bộ phận đã được phân tích thành đối tượng chỉnh thể, để khái quát thành

khái niệm

Thứ hai, phân tích và tổng hợp là những thao tác tư duy cơ bản, tất cả những cái tạo thành hoạt động trí tuệ đều là những dạng khác nhau của q

trình phân tích và tổng hợp Phân tích là q trình dùng trí óc dé phân chia đối

tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành phần khác nhau Ngược lại,

tổng hợp là q trình dùng tri óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời

nhờ sự phân tích thành một chỉnh thê

Phân tích và tổng hợp có tác động qua lại, mật thiết với nhau, tạo thành sự thống nhất không tách rời được: sự phân tích được tiền hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích Kỹ năng phân tích và kỹ năng tổng hợp có vai trị quan trọng nhất trong hệ thống các kỹ năng học tập

8 Kỹ năng phân tích câu

8.1 Câu

8.1.1 Định nghĩa

Định nghĩa về câu đã có từ rất lâu đời, đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về câu Tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra định nghĩa tương đối đầy đủ về câu như sau: ““ Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối

Trang 17

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tinh cảm

8.1.2 Đặc điểm của câu Tiếng Việt

- Câu mang một nội dung thơng báo hồn chính

Câu được tạo ra bởi sự thông hiểu giữa người nói với người nghe, người

viết với người đọc Nội dung thông báo phải truyền đạt được một tư tưởng,

một tình cảm, một ý nghĩa nào đó để nhằm gây được phản ứng của người nghe, người đọc

Câu phản ánh được thực tế và liên quan đến thực tế, nghĩa là nội dung phản ánh hợp quy luật thực tế khách quan

- Câu là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập

Vì mỗi câu có một cấu trúc ngữ pháp khác nhau nên nó khơng phụ thuộc vào kết cấu của câu đứng trước, câu đứng sau

- Câu ln gắn với một hồn cảnh giao tiếp

Hoàn cảnh giao tiếp được coi là điều kiện để câu xuất hiện và tồn tại Bởi câu chỉ có ý nghĩa khi nó được sinh ra trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định Câu không gắn với hoàn cảnh giao tiếp là câu vô nghĩa

- Câu phải có ngữ điệu

Ngữ điệu là dấu hiệu để kết thúc câu Khi nói, ngữ điệu thể hiện ở những

quãng ngừng, nghỉ Khi viết, ngữ điệu kết thúc bằng dấu câu 8.2 Phân tích câu

Muốn phân tích đúng một câu, đòi hỏi người phân tích phải nắm được các

kiến thức ngữ pháp, ngữ nghĩa và nắm được cách thức, phương pháp để phân tích câu Phân tích câu chính là phân tích cấu trúc của câu

Theo Diệp Quang Ban [1 I], trong câu có bốn kiểu cấu trúc khác nhau, đó

là:

Trang 18

- Cấu trúc nghĩa biểu hiện

- Cấu trúc thức

- Cấu trúc đề-thuyết

Ở bậc Tiểu học, hình thành và phát triển kỹ năng phân tích câu cho học sinh chủ yếu đi vào phân tích cấu trúc cú pháp của câu

Cấu trúc cú pháp thể hiện cách tổ chức các chức năng cú pháp (thành phần câu) bên trong câu Các chức năng cú pháp gồm có: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, Như vậy, phân tích cầu trúc cú pháp của câu chính là việc xác định chức năng cú pháp của các yếu tố cú pháp trong câu

9 Các thành phần câu được dạy — học trong chương trình lớp 4

Ở lớp 4, học sinh mới được học khái niệm về chủ ngữ, vị ngữ trong câu kế Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ? và khái niệm về trạng ngữ, các loại trạng ngữ Đồng thời, học sinh cũng được hình thành, rèn luyện kỹ năng phân tích câu qua mỗi bài học

9.1 Chủ ngữ

Khái niệm: Chủ ngữ là thành phần chính của câu, thể hiện đối tượng được

thông báo trong câu, cùng với vị ngữ tạo thành nịng cốt câu

Vị trí: Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ theo trật tự C-V, nhưng khi cần nhắn mạnh nội dung thông báo hay biểu thị tình cảm, cảm xúc, người ta có thé dat vị ngữ trước chủ ngữ

Cách xác định chủ ngữ: Chủ ngữ có thể được xác định bằng cách xác định

nòng cốt câu, xác định thành phần chính của câu (sử dụng phép lược câu, tìm thành phần cấu tạo tối thiểu của câu), cuối cùng tìm những từ, ngữ nêu đối tượng thông báo của câu

Cấu tạo của chủ ngữ: Chủ ngữ có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ (cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố định), một cụm C-V hay một

Trang 19

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 9.2 Vị ngữ

Khái niệm: VỊ ngữ là thành phần chính của câu, thể hiện nội dung thông báo ( hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm, quan hệ, nhận xét, ) của đối tượng được nêu ở chủ ngữ, cùng với chủ ngữ tạo nên nòng cốt câu

VỊ trí: VỊ ngữ thường đứng sau chủ ngữ theo trật tự C-V, nhưng vị ngữ có thể đứng trước chủ ngữ nhằm nhắn mạnh nội dung thông báo hoặc mang màu sắc tu từ

Cách xác định vị ngữ: Muốn tìm vị ngữ của câu, phải thực hiện các bước phân tích cấu trúc câu: xác định nòng cốt câu (tối giản), xác định chủ ngữ, phần còn lại là vị ngữ của câu (phần nêu thông báo về đối tượng được nói đến ở chủ ngữ)

Cấu tạo của vị ngữ: VỊ ngữ có thể được cấu tạo từ một từ (động từ, tính từ, danh từ, đại từ, sỐ từ), một cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ cố

định, cụm C-V hay một giới ngữ 9.3.Trạng ngữ

Khái niệm: Trạng ngữ là thành phần câu có tác dụng bổ sung ý nghĩa tình huống cho nòng cốt câu Ý nghĩa tình huống có thẻ là thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, nguyên nhân, trạng thái

Vị trí: Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, ở giữa câu hoặc ở cuối câu nhưng vị trí phố biến của trạng ngữ là đứng ở đầu câu

Cách xác định trạng ngữ: Trạng ngữ có thể được xác định bằng cách xác định thành phần chính của câu, sau đó xác định thành phần phụ của câu và dựa vào dấu hiệu có dấu phây tách nó với nịng cốt câu kết hợp với nghĩa chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, của trạng ngữ đề phân biệt nó với đề ngữ

Cấu tạo của trạng ngữ: Trạng ngữ được làm từ một từ, một cụm từ hoặc

Trang 20

10 Phương pháp dạy thực hành thành phần câu

10.1 Tầm quan trọng của việc dạy thực hành thành phần câu

Chương trình Tiếng Việt ở tiêu học nói chung và chương trình phân mơn Luyện từ và câu nói riêng là chương trình thực hành Phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ chủ yếu là hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng sử

dụng tiếng mẹ đẻ cho học sinh tiểu học Vì vậy, dạy luyện từ và câu là phải tổ

chức cho học sinh luyện tập, thực hành, có như thế việc dạy học phân môn này mới đạt hiệu quả như mong muốn

Dạy ngữ pháp trong tiết luyện từ và câu cũng chủ yếu là dạy thực hành (ngữ pháp thực hành) Chương trình có đạy lý thuyết ngữ pháp nhưng mục đích cuối cùng của việc dạy lý thuyết ngữ pháp là vận dụng chúng một cách có hiệu quả vào thực hành ngữ pháp và sử dụng chúng một cách có ý thức để thể hiện chính xác tư tưởng, tinh cảm trong giao tiếp Dạy thực hành ngữ pháp là khâu không thê thiếu trong dạy học ngữ pháp Khâu thực hành ngữ pháp nhằm:

- Làm sáng tỏ và củng cố các khái niệm, quy tắc ngữ pháp Từ đó, học sinh có nhận thức sâu rộng, vừa khái quát, vừa cụ thể về khái niệm và quy tắc ngữ pháp

- Rèn luyện các năng lực phân tích, lĩnh hội có cơ sở khoa học các hiện tượng ngữ pháp từ đó hiểu và cảm các sản phẩm giao tiếp ngôn ngữ một cách

chính xác, tỉnh tế

- Nâng cao năng lực viết và nói, khi viết và nói đảm bảo phù hợp với các quy tắc ngữ pháp, thích hợp với hồn cảnh giao tiếp, đạt được trình độ trong sáng chuẩn mực của tiếng Việt Đồng thời phát hiện và sửa chữa được những

lỗi thường mắc trong hoạt động giao tiếp

Để đạt được mục đích nêu trên, việc thực hành ngữ pháp cần tuân thủ các

Trang 21

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh, nguyên tắc kết hợp phát triển tư duy và phát triển ngôn ngữ, nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp, Cần quán triệt các nguyên tắc này trong việc xây đựng nội dung thực hành và cả trong phương pháp tiến hành thực hành

Thực hành trong dạy học tiếng Việt nói chung và trong dạy học ngữ pháp nói riêng có vị trí vơ cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong quá trình tổ chức dạy học Có đạy học thực hành, môn Tiếng Việt mới thực hiện được mục tiêu đầu tiên của chương trình Tiếng Việt là "hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt dé học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi"

10.2 Nội dung dạy thực hành

Thực hành ngữ pháp nhất thiết phải được dạy một cách có định hướng, có

kế hoạch thơng qua hệ thống bài tập Các bài tập thực hành ngữ pháp ở tiểu

học thường gồm các loại bài sau:

a Dạy bài tập phân tích, nhận diện thành phần câu

Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ và củng có, phát triển một khái niệm về thành phần câu đã được tiếp thu từ bài học lý thuyết

Khi thực hành loại bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau:

- Căn cứ vào đặc trưng khái niệm ngữ pháp, vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích

- Phân tích đối tượng tìm được để xác định đặc điểm của nó, xem nó có

đáp ứng đặc trưng của khái niệm lý thuyết không

s Hệ thống các bài tập giúp học sinh phát hiện, nhận diện các thành phần câu:

Trang 22

Ví dụ: Trong các câu sau đây, câu nào có đầy đủ hai bộ phận chủ ngữ, vị ngữ?

+ Trên cánh đồng, bác nông dân và con trâu của mình + Trên cánh đồng, bác nông dân và con trâu đang cày ruộng

Để làm bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào dấu hiệu nôi

dung và hình thức của câu Khi làm bài, học sinh đọc từng câu, xét xem bộ

phận câu nào trả lời cho câu hỏi Ai? (Cai gi?, Con gì?), bộ phận nao trả lời cho câu hỏi Làm gì? (Thế nào?, Là gì?) Câu nào trả lời được cho các câu hỏi

đặt ra và nêu được ý trọn vẹn, làm người khác hiểu được thì đó là câu đúng

ngữ pháp

- Bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận được in dam

Vi du: Dat cau hoi cho các bộ phận được in đậm trong các câu van sau:

"Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ Nắng phố huyện vàng hoe Những em bé Hmơng mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cỗ đeo móng hố, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân."

Kiểu bài tập này giúp học sinh ôn luyện quy tắc ngữ pháp: cách tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu Giáo viên gợi ý học sinh nhận ra các kiểu câu kế có trong đoạn văn, từ đó đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cho từng bộ phan in dam

- Bài tập cho sẵn câu, xác định các thành phần câu

Bài tập cho sẵn câu hay đoạn văn, yêu cầu học sinh xác định các bộ phận

chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ Có thể hoặc tìm chủ ngữ, hoặc tìm vị ngữ, hoặc

tìm trạng ngữ, cũng có thể tìm cả ba bộ phận đó Ví dụ: Xác định các thành phần của đoạn văn sau:

"Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng Làng cô ở cách làng

Mỹ Lý hơn mười lăm cây số Vì vây, mỗi năm, cô chỉ về làng chừng hai ba

Trang 23

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Kiểu bài tập này nhằm ôn tập, củng cố, đánh giá kỹ năng phân tích cú pháp của học sinh tiểu học Muốn tìm đúng các thành phần câu, học sinh phải biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi cho các thành phần tương ứng

- Bài tập vạch sẵn ranh giới các thành phần câu, học sinh gọi tên từng thành phần

Ví dụ: Hãy gọi tên từng bộ phận được đánh số trong câu sau:

"Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng;, trên đường đi công táca, Bác Hồ„ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường: "

b Dạy bài tập cấu trúc

Bài tap cau trúc được xây dựng từ dễ đến khó Loại bài tập này vừa có tác dụng củng cố khái niệm và quy tắc ngữ pháp vừa rèn luyện năng lực tạo lập các sản phẩm mới

Khi hướng dẫn học sinh thực hiện dạng bài tập cấu trúc, giáo viên cần chú ý đến các bước:

- Giúp học sinh năm vững yêu cầu của đề bài và hiểu rõ ngữ liệu đã cho - Thực hiện đúng các yêu cầu của đề bài

- Kiểm tra lại sản phẩm mới theo yêu cầu luyện tập và theo các chuẩn ngôn ngữ

s_ Bài tập cấu trúc gồm các kiểu bài sau:

- Bài tập ghép các bộ phận chủ ngữ ở bên trái với bộ phận vị ngữ thích hợp

ở bên phải để tạo thành câu

Ví dụ: Ghép từ thích hợp ở cột A với từ ngữ ở cột B dé tạo thành câu kế Ai

làm gì?

A B

Đàn cò trắng kể chuyện cổ tích

Bà em giúp dân gặt lúa

Trang 24

- Bài tập thêm thành phần câu (điền thành phần câu thích hợp vào chỗ trống)

Ví dụ: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chỗn cho những câu sau: a em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình b , em hang hái nghe giảng và phát biểu ý kiến

c , hoa đã nở

Để làm được các dạng bài tập trên, học sinh phải xác lập được sự tượng hợp giữa chủ ngữ với vị ngữ, giữa trạng ngữ với nòng cốt câu Giáo viên hướng dẫn, định hướng để học sinh thực hiện xác lập sự tương hợp đó

c Dạy bài tập sáng tạo

Mục đích chủ yếu của loại bài tập này là rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho

học sinh tiểu học Bài tập sáng tạo yêu cầu học sinh tự mình tạo nên sản phẩm

ngôn ngữ theo một yêu cầu nào đó

Dạy học sinh thực hành loại bài tập sáng tạo, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các bước sau:

- Phân tích yêu cầu của bài tập và phân tích mẫu hoặc phần ngữ liệu cho sẵn

- Tiến hành các thao tác tạo lập sản phẩm sao cho đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của bài tập

- Kiểm tra lại sản phẩm theo các yêu cầu và đối chiếu với mẫu, sửa chữa, điều chỉnh sản phẩm nếu sai sót

s Cac kiéu bai tap sang tao

- Cho sẵn từ đảm nhiệm một chức năng ngữ pháp nhất định, yêu cầu đặt câu

Ví dụ I1: Đặt câu với những từ ngữ sau làm chủ ngữ: a Các chú công nhân

Trang 25

Trường Đại học Sự phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

c Chim sơn ca

Vi dụ 2: Dùng các từ ngữ dưới đay đề đặt thành câu kế Ai là gì?: a là một thành phố lớn

b là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ c là nhà thơ lớn của Việt Nam

- Cho sẵn mơ hình, u cầu đặt câu (đặt câu theo mơ hình)

Vị dụ: Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân - Bài tập vận dụng các thành phần câu để viết văn

Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kế về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ

Đây là loại bài tập kết hợp giữa bài tập đặt câu theo mơ hình và bà tập sáng tạo, giáo viên gợi ý để học sinh đặt câu đúng ngữ pháp và theo mơ hình đã u cầu Giáo viên hướng dẫn học sinh bố sung thêm để câu có độ lớn, có cấu trúc cú pháp phức tạp và có sức biểu hiện cao Đáp án của kiểu bài tập này rất đa dạng, đoạn văn chỉ bị quy định bởi nội dung (kế về một lần được đi chơi xa, ta con vật mà em thích, ) và quy định nhỏ về ngữ pháp (một câu có trạng ngữ, một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện, ) còn lại là yêu cầu viết câu đúng ngữ pháp Vì vậy, nó có thể là tập hợp những câu cụ thể rất khác nhau voi cau tric da dạng, phong phú

10.3 Quy trình dạy thực hành thành phần câu

Quy trình dạy thực hành cũng là các bước hướng dẫn học sinh làm bải tập Giáo viên phải nắm được mục đích bài tập tương ứng với vấn đề đang nghiên cứu, cũng như ý nghĩa hoạt động của nó trong giao tiếp của học sinh nói chung, nắm được cơ sở xây dựng bài tập, tuần tự thực hiện và phải có mẫu lời giải đúng

Dạy bài tập ngữ pháp nói chung, bài tập thành phần câu nói riêng là tổ

Trang 26

- Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài tập

Muốn học sinh làm được bài tập, giáo viên phải ra bài tập cụ thé, có nội dung rõ ràng dé hoc sinh dé dang nam được yêu cầu bài tập Thông thường các bài tập đễ hiểu, sau khi đọc học sinh có thé nắm ngay yêu cầu của bài tập, nhận biết ngay vấn đề bài tập đặt ra cần giải quyết Tuy nhiên cũng có những

bài tập khó hoặc diễn đạt không đầy đủ, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác

định yêu cầu của bài thật kỹ lưỡng và chính xác Đây là khâu định hướng vì định hướng đúng sẽ thực hiện tốt bài tập, định hướng sai sẽ giải bài tập sai Cách thông thường, khi hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của bài tập là

yêu cầu học sinh đọc kỹ bài tập, nếu cần có thể gạch chân các từ ngữ quan

trong trong bài sau đó lần lượt xác định từng yêu cầu của bài tập - Hướng dẫn học sinh cách làm bài

Gợi ý của giáo viên không chung chung nhưng cũng không quá cụ thể, chỉ

tiết và phải phù hợp với học sinh, có tác dụng định hướng, gợi mở, dẫn dắt

cho học sinh trong việc giải bài tập Quan trọng nhất là giáo viên phải nắm

được trình tự giải bài tập, theo dõi được quá trình thực hiện của học sinh

- Hướng dẫn học sinh kiểm tra, đánh giá bài tập đã làm

Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu bài tập đã làm với yêu cầu của bài

đặt ra hoặc đối chiếu với kết quả giáo viên đưa ra hoặc cho học sinh kiểm tra

chéo bài của nhau Sau đó giáo viên rút ra nhận xét chung nhất về bài làm

Trang 27

Trường Đại học Sự phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1 Thực trạng kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Liên Minh

1.1 Cách thức tiến hành

Để tìm hiểu thực trạng về kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4

trường Tiểu học Liên Minh, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng

phân tích câu của 39 học sinh lớp 4B và 41 học sinh lớp 4E

Đối tượng học sinh được chọn nghiên cứu là lớp đại trà, có trình độ tương đối đồng đều

Trong quá trình điều tra, đề tài đã được sử dụng phối hợp nhiều phương

pháp khác nhau Các phương pháp chủ yếu là:

- Quan sát, ghi biên bản giờ Luyện từ và câu (phàn dạy về thành phần

câu) của lớp 4 Chú ý tới các thông số sau:

+ Cách đưa ra yêu cầu của giáo viên (số lượng, nội dung thế nào)

+ Số học sinh được gọi thực hiện đạt yêu cầu (đạt mức độ nào)

+ Số học sinh không thực hiện được yêu cầu Vì sao?

- Nghiên cứu Vở bài tập Tiếng Việt của học sinh - Trò chuyện, trao đổi với giáo viên và học sinh

- Soạn các bài tập đo nghiệm và tiến hành đo nghiệm để đánh giá thực

trạng kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 Hệ thống bài tập được soạn

theo phân phối chương trình trong sách giáo khoa và có bổ sung thêm một số bài mới để có kết quá đánh giá thêm khách quan và chính xác

Dưới đây là hệ thống bài tập nói trên và cách xếp loại:

Bài 1: Dùng gạch chéo (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu dưới đây:

Trang 28

b Ve ca hát suốt mùa hè

c Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta

- Yêu cầu: Tìm đúng chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu - Xép loai:

+ Loại giỏi: Tìm đúng 3 câu + Loại khá: Tìm đúng 2 câu

+ Loại trung bình: Tìm dung 1 cau + Loại yếu: Khơng tìm đúng câu nào

Bài 2 Em hãy dùng từ ngữ Mẹ em làm chủ ngữ đặt thành: a Một câu kê Ai làm gì ?

b Một câu kế Ai thé nao ? c Một câu kê Ai là gì ?

- Yêu cầu: Đặt đúng mẫu câu, có sự tương hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ - Xếp loại:

+ Loại giỏi: Đặt đúng 3 câu theo mẫu câu + Loại khá: Đặt đúng 2 câu theo mẫu câu

+ Loại trung bình: Đặt đúng 1 câu theo mẫu câu + Loại yếu: Không đặt đúng câu nào

Bài 3 Thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp vào các câu sau:

De eee c eee TT TT TH TK TK TT nh net đang vờn chuột ngoài sân

- Yêu cầu: Thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ phù hợp cho từng câu - Xép loai:

+ Loại giỏi: Thêm đúng chủ ngữ hoặc vị ngữ cho 3 câu

+ Loại khá: Thêm đúng chủ ngữ hoặc vị ngữ cho 2 câu

Trang 29

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

+ Loại yếu: Không thêm được chủ ngữ hoặc vị ngữ cho câu nào

Bài 4: Các câu sau đây sai ngữ pháp vì dùng thừa một từ, tìm và gạch bỏ từ đó để câu đúng ngữ pháp:

a Với những bông hoa nhài toả hương thơm ngat b Trên cánh đồng đã được gặt hái

c Hình ảnh mẹ ln chăm sóc em

- Yêu cầu: Tìm đúng từ thừa, gạch bỏ để câu đúng ngữ pháp - Xép loai:

+ Loại giỏi: Tìm, gach bo đúng 3 từ ở 3 câu + Loại khá: Tìm, gạch bỏ đúng 2 từ ở 2 câu

+ Loại trung bình: Tìm, gạch bỏ đúng l từ ở I câu

+ Loại yếu: Khơng tìm, gạch bỏ được từ nào

Bài 5 Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả con vật mà em yêu thích

- Yêu cầu: Viết đúng đoạn văn, đảm bảo về mặt nội dung và hình thức

- Xếp loại: Tùy theo mức độ bài viết mà giáo viên linh hoạt xếp loại bài

làm của học sinh

+ Loại giỏi: Viết đoạn văn đúng, diễn đạt hay

+ Loại khá: Viết đoạn văn đúng nhưng diễn đạt chưa hay

+ Loại trung bình: Viết đoạn văn đúng, diễn đạt lủng củng

+ Loại yếu: Viết đoạn văn chưa đúng hoặc chưa viết được đoạn

văn hoặc diễn đạt quá lủng củng 1.2 Kết quả điều tra, khảo sát

Tiến trình khảo sát được thực hiện như sau:

+ Phát đề cho học sinh, yêu cầu các em đọc kỹ đề bài (gạch chân yêu cầu chính) và hướng dẫn các em cách làm (nếu cần)

Trang 30

Tổng hợp số liệu thu được thông qua việc dự giờ và các bài kiểm tra,

đo nghiệm đã giúp đánh giá bước đầu về trình độ kỹ năng phân tích câu của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Liên Minh như sau (tổng số 80 học sinh):

Xếp loại

Gidi Kha Trung binh Yếu

Bài

So Số Số Số

% % % %

lượng lượng lượng lượng

Bài I 56 70 24 30 0 0 0 0 Bài2| 70 87,5 10 12,5 0 0 0 0 Bài3| 72 90 8 10 0 0 0 0 Bài4| 42 52,5 26 32,5 6 7,5 6 7,5 BaiS| 24 35 36 45 10 12,5 6 7,5

Qua số liệu trên, ta thấy ở bài tập 1 (BTI), bai tập 2 (BT2), bài tập 3

(BT3) học sinh đạt loại giỏi từ 70% trở lên còn lại là loại khá, khơng có trung bình, yếu

Ở bài tập 4 (BT4) và bài tập 5(BT5) đã có sự phân loại học sinh theo

các mức từ giỏi đến yếu Cu thé, 6 BT4 số học sinh đạt loại giỏi chiếm 52,5%,

khá 32,5% còn lại là trung bình và yếu; ở BT5 số học sinh đạt giỏi thấp hơn

khá, số học sinh đạt mức trung bình chiếm 12,5%, yếu chiếm 7,5%

2 Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng trên

a, Đối với học sinh đạt mức khá, giỏi

Trang 31

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

2 Do ở thành phố nên đa số các em có điều kiện học tập tốt, khả năng

nhận thức nhanh và có ý thức cao trong học tập nên lý thuyết về câu, thành

phần câu được học sinh nắm vững và áp dụng vào luyện tập, thực hành có

hiệu quả

3 Với bộ phận học sinh đạt loại khá, ví dụ ở BTI học sinh đạt loại khá chiếm đến 30% là do các em còn mắc lỗi xác định chủ-vị ở câu sau: Những bông hoa mướp vàng tươi trên giàn mướp xanh mát

Ở câu này học sinh có những cách xác định chủ-vị như sau: - Những bông hoa mướp vàng/ tươi trên giàn mướp xanh mát - Những bông hoa mướp vàng tươ trên giàn mướp xanh mát

Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em chưa nắm chắc lý thuyết về

thành phần câu và vốn từ của các em còn hạn chế, còn lầm lẫn bổ nữ VỚI VỊ

ngữ

b Đối với học sinh đạt mức trung bình, yếu

1 Những đối tượng học sinh này thường có khả năng nhận thức, tư duy chậm hoặc trong quá trình học tập, các em không tập trung chú ý, lắng nghe giáo viên giảng bài, khi giáo viên tổ chức hoạt động nhóm thì ỉ lại vào những bạn khác Do đó, các em khơng nắm vững kiến thức về câu, thành phần câu

hoặc chỉ nắm được về mặt lý thuyết một cách máy móc mà chưa hiểu được về

bản chất nên khi thực hành đạt kết quả không cao

2 Ở hai dang bai tập 4 và 5 đòi hỏi học sinh phải tư duy (BT4), tưởng

tượng và sử dụng vốn ngôn ngữ, vốn hiểu biết của mình để tạo lập một đoạn

Trang 32

Ví dụ ở BT4, học sinh gạch bỏ từ thừa chưa chính xác Một số học sinh

gạch bỏ từ “cánh”, “được”, hoặc từ “hái” trong câu “Trên cánh đồng đã được

gặt hái”, gạch bỏ từ “ảnh” trong câu “Hình ảnh mẹ ln chăm sóc em” Một

số học sinh khơng tìm được từ nào Sở dĩ như vậy là do học sinh chưa nắm được ý nghĩa của từ, của câu, chưa vận đụng được lý thuyết về thành phần câu vào làm bài

3 Do dạy học đại trà và thời gian có hạn nên giáo viên chưa chú ý, kèm

cặp được những học sinh học còn kém Hơn nữa một lớp học rất đông học

sinh nên ý thức tự học của các em là rất quan trọng, giáo viên không thể kèm cặp từng em, không thể dạy sát được tất cả đối tượng học sinh

4 Trong quá trình dạy nội dung kiến thức về câu, thành phần câu, việc

trả lời các câu hỏi để tìm hiểu, phân tích ngữ liệu, hình thành kiến thức về

câu, thành phần câu chủ yếu được thực hiện bởi một số học sinh khá, giỏi trong lớp Vì vậy khơng phát huy được tích tích cực tự giác của những học sinh trung bình, yếu trong lớp

5 Khi yêu cầu học sinh làm bài tập, đôi khi giáo viên chưa chú ý hướng dẫn các em phân tích đề trước khi làm, chính điều này dẫn đến học sinh làm sai yêu cầu hoặc không làm được bài

6 Đôi khi việc sửa lỗi cho học sinh không được thực hiện một cách hệ

thống và bài bản mà chỉ thường đưa ra các lỗi sai, chưa nhân mạnh tại sao sai và chỉ đưa ra cách sửa cụ thể trong trường hợp đó mà chưa đưa ra được cách sửa tổng quát trong các trường hợp tương tự

7 Hiện nay, bậc Tiểu học không được giao bài tập về nhà khiến cho

việc rèn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh bị hạn chế

Trang 33

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

hoặc do gia đình khơng có điều kiện nên các em gap khó khăn trong việc học

theo, học đuổi

9 Một bộ phận học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, buôn bán

và làm một số nghề tự do nên ngoài giờ học, các em phải tham gia phụ giúp bố mẹ, gia đình cũng chưa chú ý, quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình Những kiến thức các em được học và rèn luyện ở trường mới chỉ là mở đầu Đề nắm sâu, nắm vững những kiến thức đó và có kỹ năng thực hành luyện tập thì địi hỏi các em phải tự học, rèn luyện ở nhà dưới sự đôn đốc, chỉ bảo của gia đình

3 Những biện pháp cần thiết để nâng cao kỹ năng phân tích câu cho học sinh lớp 4

3.1 Về phía giáo viên

1 Trong dạy học ngữ pháp, mỗi giáo viên tiểu học nhất thiết phải trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về câu và thành phần câu, những kiến thức phô thông về cú pháp tiếng Việt như: kiến thức về từ loại, về cụm từ, về thành phần câu ngữ pháp, các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu và sự liên kết của câu trong văn bản Có nắm vững những vấn đề đó, giáo viên mới có thể chủ động trong tiết đạy, phản ứng linh hoạt với những tình huống phát sinh trong quá trình dạy học, những hiện tượng ngôn ngữ không nằm trong nội dung bài học, Và có như vậy, giáo viên mới có thể nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng được những giải pháp cụ thé, thiết thực, giúp học sinh nằm vững lý thuyết và phân tích câu đúng ngữ pháp

2 Trong khi cho học sinh làm các bài tập thực hành phân tích câu, giáo viên phải hướng dẫn cho các em thói quen phân tích, xác định yêu cầu của đề

Trang 34

3 Để học sinh ham thích thực hành phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu và phân tích câu có hiệu quả thì cần cho học sinh thực hành ở các dạng

bài tập khác nhau, và phải được luyện tập thường xuyên

4 Trong quá trình giảng bài, cho học sinh làm việc nhóm, giáo viên phải nghiêm khắc xử lý những học sinh không chú ý nghe bài, lại vào các bạn trong nhóm

5 Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng phân tích câu của học sinh để xác định được những học sinh còn yếu kém ở những dạng bài nào Từ đó xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục kịp thời như:

tiễn hành phụ đạo, kèm cặp sat đối tượng đảm bảo cho các em nắm chắc được

về mặt kiến thức, tăng cường thời lượng cho các em thực hành, luyện tập ở những dạng bài các em còn yếu

6 Việc sửa lỗi cho học sinh phải được tổ chức một cách cân thận, tỉ mi khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi câu giáo viên cần:

+ Đưa ra các dạng bài, các câu có lỗi sai điển hình + Chỉ ra chỗ sai

+ Xác định nguyên nhân sai + Đưa ra giải pháp chung

+ Giáo viên có thê gợi ý, yêu cầu học sinh đưa ra đáp án đúng hoặc tự mình đưa ra để học sinh đối chiếu câu đã sửa và câu sai để rút ra lưu ý khi

làm những bài tương tự

+ Đồng thời, giáo viên cũng phải kết hợp với gia đình trong việc ơn luyện, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh đặc biệt là với những học sinh có khả năng nhận thức chậm và chưa có ý thức trong học tập 2 Về phía học sinh

1 Học sinh phải có kiến thức nhất định về câu, trước hết là nắm vững

Trang 35

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

năm được dấu hiệu hình thức và nội dung của câu kể Từ đó giáo viên có thé

khái quát, giúp học sinh hiểu câu là đơn vị lời nói nêu lên một ý trọn vẹn làm người nghe, người đọc hiểu được

2 Học sinh phải nắm vững lý thuyết về thành phần câu, nhận diện được chủ ngữ vị ngữ trong câu

Muốn xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong câu trước hết cần hiểu: + Chủ ngữ nêu đối tượng thông báo, tra lời cho câu hỏi A¡?, Cái gì?, Con gi?

+ Vị ngữ chứa đựng nội dung thông báo về đối tượng, trả lời cho câu

hỏi Làm gì?, Thế nào?, Là gì?

Ở học sinh tiêu học, thành phần chính của câu gắn với 3 mẫu câu kế A¡ làm gì?, Ai thé nào?, Ai là gì? Ngồi quan hệ nêu trên cần chú ý quan hệ ý nghĩa giữa chủ ngữ và vị ngữ:

Câu kế Chủ ngữ Vị ngữ

Chỉ người, đồ vật, con vật, cây

Ai làm gì? cối, (đồ vật, con vật, cây cối, Nêu hoạt động

được nhân hóa)

Miêu tả đặc điểm, tính

Ai thé nao? Chi su vat chat, trang thai cua su

vật, nói ở chủ ngữ

Ai là gì? Nêu đơi tượng Nêu đôi tượng

Trang 36

Ví dụ: ở BTI, để xác định chính xác chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Những bông hoa mướp vàng tươi trên giàn mướp xanh mát”, trước tiên các em cần hiểu “vàng tươi” là tính từ chỉ tính chất của “những bơng hoa mướp” còn “trên giàn mướp xanh mát” làm bố ngữ bố sung ý nghĩa về nơi chốn cho “vàng tươi” và được coi là thành tố phụ của tính từ cho nên bị gộp vào bộ phận vị ngữ của câu Câu này thuộc dạng câu kế 4¡ thế nào? nên đề xác định chủ ngữ học sinh cần tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Cái gì vàng tươi trên giàn mướp xanh mát? Với cách phân tích như vậy học sinh sẽ dễ dàng xác định chính xác chủ ngữ và vị ngữ trong câu: Những bông hoa mướp là chủ ngữ, vàng tươi trên giàn mướp xanh mái là vị ngữ

3 Cho học sinh tiếp xúc nhiều câu mẫu (câu mẫu của giáo viên và câu mẫu lấy từ thực tế ngôn ngữ của học sinh), yêu cầu học sinh phân tích câu mẫu để hình thành, rèn luyện kĩ năng phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu, nhận diện các thành phần câu

4 Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên tổ chức cho học sinh

tự nhận xét, đánh giá của bạn, của mình để tự mình phát hiện ra lỗi sai,

Trang 37

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

CHUONG 3 THU NGHIEM TAC DONG

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tiến hành thử nghiệm tác động vào

nhóm học sinh đạt mức trung bình, yếu ở BT4 và BT5

Qua điều tra, số học sinh đạt mức trung bình, yếu 6 BT4 va BTS 1a 24 học

sinh Trên cơ sở đó, giáo viên chia số học sinh trên làm 2 nhóm: nhóm thực

nghiệm và nhóm đối chứng (mỗi nhóm 12 học sinh) Nhóm đối chứng khơng

tác động, nhóm thực nghiệm tác động bằng các biện pháp khác nhau, cụ thé:

- Ngoài những tiết dạy chính khóa, giáo viên tiến hành phụ đạo củng có lại

kiến thức cho học sinh về câu, về thành phần câu và hướng dẫn các em cách làm các dạng bài mà các em làm chưa tốt

- Tổ chức ôn tập cho học sinh kiến thức về câu kể, về chủ ngữ, vị ngữ

trong câu kế 4i làm gì ?, Ai thé nào ?, Ai là gì ? Cụ thê: tổ chức cho học sinh

thảo luận các van dé sau:

1 Nêu ý nghĩa của chủ ngữ, vị ngữ trong câu kế Ai làm gì? Lẫy ví dụ ? 2 Nêu ý nghĩa của chủ ngữ, vị ngữ trong câu ké Ai thé ndo? Lay vi du? 3 Nêu ý nghĩa của chủ ngữ, vị ngữ trong câu kế Ai la gi? Lay vi du? Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả,

các nhóm khác nhận xét, bổ sung Sau đó, giáo viên nhận xét và chốt lại vấn

đề rồi hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập sau:

+ Với dạng bài tập yêu cầu học sinh tìm từ thừa làm cho câu sai ngữ pháp

(BT4)

Vi du 1: Cho hoc sinh nhận xét câu sau:

a “Khi mẹ em đi làm về”

Hỏi:

Trang 38

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ý nghĩa của câu để đưa ra câu trả lời:

- Câu trên chỉ cho biết ý nghĩa về mặt thời gian, “Khi mẹ đi làm về” thì

sự việc gì diễn ra mới tạo thành câu hoàn chỉnh

- Khơng thể phân tích được cấu trúc cú pháp của câu trên vì khơng xác định được chủ ngữ, vị ngữ

b Hãy phân tích câu “Mẹ em đi làm về”

Về ý nghĩa: chứa đựng đầy đủ nội dung cần thông báo

Về cú pháp: học sinh dễ dàng phân biệt được đâu là chủ ngữ, đâu

la vi ngtr: Me em là chủ ngữ, đï làm về là vị ngữ Như vậy với câu: “Khi mẹ

em đi làm về” ta cần bỏ đi từ nào đề thành câu hoàn chỉnh? (từ ““khi”)

Ví dụ 2: Nhận xét, so sánh hai câu sau: “Với chiếc cặp xinh xắn” và “Chiếc cặp xinh xắn”

Tương tự ví dụ 1, học sinh sẽ tìm và loại bỏ từ “với”

Với dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn các em tách biệt các từ để

phân tích: tìm phần trả lời cho câu hỏi (đối tượng được thông báo) A¡?, Cái gì?, Con gì? Và phần trả lời cho câu hỏi Là gì?, Lam gi?, Như thế nào? (nội

dung thơng báo) Từ đó xét xem từ nào không tham gia vào nòng cốt câu, làm

cho câu biến đổi sắc thái ý nghĩa thì gach bỏ từ đó

+ Với dạng bài tập yêu cầu viết doan van (BT5)

Tùy theo yêu cầu của bài mà hướng dẫn học sinh sử dụng kiểu câu kế

nào là chủ yếu

Ví dụ:

+ “Kể về một cảnh vật mà em thích” Học sinh có thế sử dụng chủ yếu kiểu cau ké Ai thế nào?

+ “Kế về công việc trực nhật lớp của tổ em” Học sinh có thể sử dụng

Trang 39

Trường Đại học Sự phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp + Với đề bài yêu cầu “giới thiệu về một số thành viên trong lớp hoặc trong gia đình em” thì học sinh có thế sử dụng chủ yếu kiểu cau ké Ai [a gì?

Ở dạng bài tập này, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức về câu, kiểu câu và thành phần câu Trước khi làm, học sinh cần đọc kỹ dé bai xem dé yêu cầu kể, tá gì Sau đó học sinh phải huy động trí nhớ, tư duy, trí tưởng

tượng của mình để xác định được mình cần kế gi, ta gi về sự vật, sự việc mà

bài yêu cầu Học sinh cần vận dụng linh hoạt các kiểu câu, vốn kiến thức về từ, về câu mà học sinh đã được học và chính những hiểu biết thực tế cuộc

sống của các em Trước tiên, cho học sinh viết bài vào nháp, chỉnh sửa roi

mới viết bài chính thức vào vở, vào giấy kiểm tra

Ví dụ: Viết một đoạn văn ngắn kê về một cảnh vật mà em thích

Trước khi viết bài, học sinh cần làm rõ một số van dé sau (làm ra nháp

hoặc ngầm định trong đầu)

1 Bài yêu cầu kế gì? (xác định yêu cầu)

2 Em thích nhất cảnh vật gì? Ở đâu? (phần mở đầu)

3 Em hãy kể, tả lại cảnh vật đó (phần diễn giải)

4 Tình cảm của em với cảnh vật đó như thế nào? (phần kết thúc)

Tùy theo yêu cầu của từng bài mà giáo viên có sự hướng dẫn cụ thể

khác nhau để học sinh viết bài đạt kết quả tốt nhất

Sau khi học sinh nhóm thực nghiệm nắm được lý thuyết về câu và

thành phần câu, giáo viên tiến hành kiểm tra cả hai nhóm (thực nghiệm và đối

chứng) để đánh giá, so sánh chất lượng bài làm của các em thông qua hệ thống bài tập sau:

Bài I: Dùng gạch chéo (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu dưới đây:

a Quốc Toản lạy mẹ rồi bước ra sân

Trang 40

e Sài Gòn là hòn ngọc của Viễn Đông

- Yêu cầu: Tìm đúng chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu - Xếp loại:

+ Loại giỏi: Tìm đúng 3 câu + Loại khá: Tìm đúng 2 câu

+ Loại trung bình: Tìm đúng 1 cau + Loại yếu: Khơng tìm đúng câu nào

Bài 2 Em hãy dùng từ ngữ Bạn Lan làm chủ ngữ đặt thành:

a Một câu kế Ai lầm gì ?

b Mét cau ké Ai thé nao ?

c Một câu kế Ai là gì ?

- Yêu cầu: Đặt đúng mẫu câu, có sự tương hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ

- Xếp loại:

+ Loại giỏi: Đặt đúng 3 câu theo mẫu câu

+ Loại khá: Đặt đúng 2 câu theo mẫu câu

+ Loại trung bình: Đặt đúng I câu theo mẫu câu + Loại yếu: Không đặt đúng câu nảo

Bài 3 Thêm chủ ngữ, vị ngữ thích hợp vào các câu sau:

Oe cee ee cece eee ceesesueeseeueeeeeeeeeeeeeeceeeeeeeeeeee veeeeeeeeeeens dang viét bai

8:75 27 aaa ä

€ TTƯỜNØ €II c2 HS SH TK nh TT nh nh ky vế - Yêu cầu: Thêm chủ ngữ hoặc vị ngữ phù hợp cho từng câu

- Xếp loại:

+ Loại giỏi: Thêm đúng chủ ngữ hoặc vị ngữ cho 3 câu + Loại khá: Thêm đúng chủ ngữ hoặc vị ngữ cho 2 câu

+ Loại trung bình: Thêm đúng chủ ngữ hoặc vị ngữ cho l câu

Ngày đăng: 27/09/2014, 00:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w