1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”

66 619 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông Nhuệ Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam)”. • Điều tra khảo sát thực tế về việc nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ Đáy (Đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) gồm 3 huyện: Kim Bảng Duy Tiên – Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý. • Thu thập các số liệu về chất lượng nước sông Nhuệ Đáy năm 2007 và năm 2013 và so sánh chất lượng nước sông từ năm 2007 tới 2013. • Tính toán lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông Nhuệ Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam). • Đưa ra các biện pháp nhằm cải tạo chất lượng nước sông lưu vực sông Nhuệ Đáy.

LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Hoàng Thị Huê đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp các tài liệu để em thực hiện bài khóa luận này Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, các bạn lớp LĐH2KM4 đã giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua Những lời cảm ơn sau cùng xin dành cho bố mẹ đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành được bài khóa luận này Trong quá trình thực hiện bài khóa luận khó tránh khỏi những sai sót Rất mong các thầy cô trong Khoa môi trường của trường ĐH Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội bỏ qua, góp ý và bổ sung để bài báo cáo hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1 1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam 1 1.1.1 Điều kiện tự nhiên .1 1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 5 1.2 Chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam) 9 1.2.1 Những nguyên nhân gây ô nhiễm chính .9 1.2.2 Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy 11 1.3 Phương pháp luận về giá thị trường (Market Price Method) 17 1.3.2 Khái niệm giá thị trường 17 1.3.3 Việc ứng dụng phương pháp giá thị trường 20 1.3.4 Những lợi thế của phương pháp giá thị trường 20 1.3.5 Các vấn đề và những hạn chế của phương pháp giá thị trường 20 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1 Đối tượng nghiên cứu 22 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22 2.3 Phương pháp nghiên cứu 22 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 3.1 Hiện trạng các hệ sinh thái trong khu vực .24 3.1.1 Nhóm các loài thực vật sống chìm trong nước 24 3.1.2 Nhóm các loài thực vật sống trôi nổi trên mặt nước 24 3.1.3 Nhóm các loài thực vật chịu ngập .25 3.1.4 Nhóm các loài trên đất ướt chậm thoát nước ven sông .26 3.2 Đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam) trong năm 2007 và năm 2013 27 3.2.1 Chất lượng nước sông Đáy 27 3.2.2 Chất lượng nước sông Nhuệ .30 3.3 Lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của các chức năng và dịch vụ HST hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) 34 3.3.2 Giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ( đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) hiện nay 43 3.3.3 Giá trị cung cấp nước 43 3.4 Đề xuất giải pháp .45 3.4.1 Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và hướng dẫn hành động bảo vệ môi trường thiết thực đối với các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và người dân 45 3.4.2 Áp dụng các công cụ kinh tế .45 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 47 KẾT LUẬN 47 KIẾN NGHỊ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Chỉ số chất lượng nước WQI của sông Đáy trong năm 2013………Trang 11 Bảng 2: Nồng độ NH4+ và COD trên sông Đáy trong năm 2013…………….Trang 13 Bảng 3: Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Đáy trong năm 2013……………………………………………………………………………….Trang 14 Bảng 4: Nồng độ trung bình năm của NH 4+ và PO43+ trên sông Đáy năm 2011 đến năm 2013……………………………………………………………………………… Trang 14 Bảng 5: Chỉ số chất lượng nướcWQI của sông Nhuệ trong năm 2013…… Trang 15 Bảng 6: Nồng độ NH4+ và COD tại cống Nhật Tựu và cống Ba Đa trong năm 2013………………………………………………………………………………… Trang 16 Bảng 7: Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Nhuệ trong năm 2013………………………………………………………………… ………… Trang 17 Bảng 8: Nồng độ trung bình năm của NH 4+ và PO43- trên sông Nhuệ từ năm 2011 đến năm 2013… Trang 17 Bảng 9: Sự thay đổi nồng độ NH4+ của sông Đáy từ năm 2007 đến năm 2013…………………………………………………………………………………… Trang 27 Bảng 10: Sự thay đổi nồng độ PO43- của sông Đáy từ năm 2007 đến năm 2013 ……………………………………………………………………………………Trang 28 Bảng 11: Sự thay đổi nồng độ BOD 5 của sông Đáy từ năm 2007 đến năm 2013…………………………………………………………………………………… Trang 29 Bảng 12: Sự thay đổi nồng độ COD của sông Đáy từ năm 2007 đến năm 2013…………………………………………………………………………………… Trang 29 Bảng 13: Nồng độ NH4+ của sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu trong năm 2007 và năm 2013………………………………………………………………………………… Trang 30 Bảng 14: Nồng độ NH4+ của sông Nhuệ tại cống Ba Đa trong năm 2007 và năm 2013…………………………………………………………………………………… Trang 31 Bảng 15: Nồng độ COD của sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu trong năm 2007 và năm 2013…………………………………………………………………………………… Trang 32 Bảng 16: Nồng độ COD của sông Nhuệ tại cống Ba Đa trong năm 2007 và năm 2013…………………………………………………………………………………… Trang 33 Bảng 17: Danh sách các hộ gia đình được phỏng vấn……………………….Trang 34 Bảng 18: Sản lượng khai thác thủy sản của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ năm 2007 ………………………………………………………………………… Trang 35 Bảng 19: Sản lượng nuôi thủy cầm của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ năm 2007 …………………………………………………………………………… Trang 36 Bảng 20: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Bảng từ năm 2007 Trang 38 Bảng 21: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Duy Tiên từ năm 2007…… Trang 39 Bảng 22: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Liêm từ năm 2007 ……………………………………………………………………………………Trang 41 Bảng 23: Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của huyện Duy Tiên – huyện Kim Bảng – huyện Thanh Liêm…………… Trang 42 Bảng 24: Bảng tổng cộng các giá trị sử dụng trực tiếp……………………….Trang 45 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 3.1 Sự thay đổi nồng độ NH4 từ năm 2007 đến năm 2013……………Trang 27 Hình 3.2 Sự thay đổi nồng độ PO43- từ năm 2007 đến năm 2013………… Trang 28 Hình 3.3 Sự thay đổi nồng độ BOD5 từ năm 2007 đến năm 2013……….…Trang 29 Hình 3.4 Sự thay đổi nồng độ COD từ năm 2007 đến năm 2013………… Trang 29 Hình 3.5 Sự thay đổi nồng độ NH 4+ của sông Nhuệ từ năm 2007 đến năm 2013 tại cống Nhật Tựu……………………………………………………………………… Trang 30 Hình 3.6 Sự thay đổi nồng độ NH 4 của sông Nhuệ trong năm 2007 và năm 2013 tại cống Ba Đa…………………………………………………………………………………… Trang 31 Hình 3.7 Sự thay đổi nồng độ COD của sông Nhuệ trong năm 2007 trong năm 2013 tại cống Nhật Tựu……………………………………………………………….Trang 32 Hình 3.8 Sự thay đổi nồng độ COD của sông Nhuệ trong năm 2007 trong năm 2013 tại cống Ba Đa………………………………………………………………… Trang 33 MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên 6.965,42 km2, dân số đến năm 2006 là 7,9 triệu người Lưu vực bao gồm một phần Thủ đô Hà Nội, 1 thành phố, 47 thị xã, thị trấn, 44 quận huyện và hơn 990 xã, phường Lưu vực có toạ độ địa lý từ 200 – 210,20' vĩ độ Bắc và 1050 – 1060,30' kinh độ Đông, bao gồm địa phận hành chính của 5 tỉnh thành phố: Hoà Bình, Hà nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình Sông Đáy là một phân lưu chính của sông Hồng trước kia, đã được người Pháp nghiên cứu và xây dựng đập Đáy, hiện chỉ mở đập khi có nhu cầu phân lũ Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, cung cấp nước tưới và tiêu cho hệ thống Hà Đông - Hà Nam, hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý và đổ ra biển tại cửa Đáy Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có nhiều phụ lưu lớn chảy qua thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề Đây là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh trên lưu vực Bình quân hàng năm, tiềm năng nước mặt của sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam là 71,37 tỷ m 3 nước, đóng vai trò quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam.(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, 2010) Việc ước tính giá trị kinh tế, các giá trị dịch vụ và chức năng hệ sinh thái hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) cho phép hiểu biết một cách tường tận hơn toàn bộ các giá trị thật của chúng Từ đó, giúp các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đưa ra quyết định trong việc lựa chọn các phương án phát triển, đầu tư các công trình hạ tầng về nước trong lưu vực sông theo quan điểm phát triển bền vững Do vậy, với nghiên cứu ban đầu về ước tính giá trị kinh tế các giá trị dịch vụ và chức năng hệ sinh thái, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam)” Đề tài vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ HST hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Điều tra khảo sát thực tế về việc nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ Đáy (Đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) gồm 3 huyện: Kim Bảng - Duy Tiên – Thanh Liêm và thành phố Phủ Lý • Thu thập các số liệu về chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy năm 2007 và năm 2013 và so sánh chất lượng nước sông từ năm 2007 tới 2013 • Tính toán lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) • • Đáy Đưa ra các biện pháp nhằm cải tạo chất lượng nước sông lưu vực sông Nhuệ - CHƯƠNG I: TỔNG QUAN • Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam • Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là một trong những lưu vực sông lớn của nước ta, có vị trí địa lý đặc biệt; đa dạng và phong phú về các hệ sinh thái và tài nguyên; đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung, của vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng Lưu vực nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên 6.965,42 km 2, dân số đến cuối năm 2006 là 7,9 triệu người Lưu vực có toạ độ địa lý từ 200 - 21020' vĩ độ Bắc và 1050 - 106030' kinh độ Đông Hệ thống lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy chảy qua toàn bộ địa phận tỉnh Hà Nam với các địa giới hành chính: thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Lý Nhân, huyện Kim Bảng, huyện Bình Lục, huyện Thanh Liêm với diện tích 851,7 km 2, dân số 824.335 người • Địa hình, đất đai a Địa hình - Hà Nam là một tỉnh đồng bằng giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi Mật độ và độ sâu chia cắt địa hình so với các vùng núi khác trong cả nước hầu như không đáng kể Hướng địa hình đơn giản, duy nhất chỉ có hướng Tây Bắc - Đông nam, phù hợp với hướng phổ biến nhất của núi, sông Việt Nam Hướng dốc của địa hình cũng là hướng Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình - Ninh Bình, phản ánh tính chất đơn giản của cấu trúc địa chất - Phía Tây của tỉnh (chiếm khoảng 10 - 15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam) là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc Xuôi về phía Đông là những dải đồi đất thấp, xen lẫn núi đá và những thung lũng ruộng Phần lớn đất đai trong vùng đồi núi bán sơn địa là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên phiến đá sét, đất nâu đỏ trên đá bazơ và đất đỏ nâu trên đá vôi, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp Với những hang động và các di tích lịch sử-văn hóa, vùng này còn có tiềm năng lớn để phát triển các khu du lịch Ci ≈ 3.500.000 VNĐ/năm Trong đó: Chi phí (Ci) = Chi phí thức ăn (Ci1) + Chi phí lưới và dụng cụ (Ci2) • Chi phi thức ăn (Ci1): + Thời gian nuôi là 1 năm • Ci1 = 1.700.000 VNĐ • Chi phí lưới và dụng cụ (Ci2): + Chi phí lưới và dụng cụ (lưới quây, tre, thuyền nhỏ, thùng dựng thức ăn,…) = 1.500.000 VNĐ • Ci = Ci1 + Ci2 = 1.700.000 + 1.500.000 = 3.500.000 VNĐ Ước tính giá trị nuôi trồng cá mè tại huyện Duy Tiên = [(0.15 x 1000) x 50.000] – 3.500.000 ≈ 7.150.000 VNĐ Ước tính giá trị nuôi trồng thủy sản của huyện Duy Tiên = 55.800.000 + 7.150.000 = 62.950.000 VNĐ • Huyện Thanh Liêm Bảng 22: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Liêm từ năm 2007 Loại cá Cá mè, cá trôi, cá chép, cá rô phi Nuôi trồng thủy sản (cá mè; cá trôi; cá chép; cá rô phi; cá trắm) Số lượng/năm Chi phí /năm Tổng thu nhập/năm ≈ 3.6 tấn 36 triệu 87 triệu Cá trắm đen ≈ 1.2 tấn 4 triệu 9.5 triệu (2) • Cá mè, cá trôi, cá chép, cá rô phi Qi ≈ 3.6 tấn Pi ≈ 34.000 VNĐ/kg Ci ≈ 36.000.000 VNĐ/năm Trong đó Chi phí (Ci) = Chi phí thức ăn (Ci1) + Chi phí lưới và dụng cụ (Ci2) • Chi phi thức ăn (Ci1): + Thời gian nuôi là 1 năm • Ci1 = 15.000.000 VNĐ • Chi phí lưới và dụng cụ (Ci2): + Chi phí lưới và dụng cụ (lưới quây, tre, thuyền nhỏ, thùng dựng thức ăn,…) = 21.000.000 VNĐ • Ci = Ci1 + Ci2 = 15.000.000 + 21.000.000 = 36.000.000 VNĐ Ước tính giá trị nuôi trồng các loại cá (cá mè, cá trôi, cá chép, cá rô phi) tại huyện Thanh Liêm = [(3.6 x 1000) x 34.000] – 36.000.000 ≈ 86.400.000 VNĐ • Cá trắm Qi ≈ 1.2 tấn Pi ≈ 50.000 VNĐ/kg Ci ≈ 3.600.000 VNĐ/năm Trong đó: Chi phí (Ci) = Chi phí thức ăn (Ci1) + Chi phí lưới và dụng cụ (Ci2) • Chi phi thức ăn (Ci1): + Thời gian nuôi là 1 năm + Ci1 = 5.000.000 VNĐ • Chi phí lưới và dụng cụ (Ci2): + Chi phí lưới và dụng cụ (lưới quây, tre, thuyền nhỏ, thùng dựng thức ăn,…) = 4.300.000 VNĐ + Ci = Ci1 + Ci2 = 5.000.000 + 4.300.000 = 9.300.000 VNĐ Ước tính giá trị nuôi trồng cá mè tại huyện Thanh Liêm = [(1.2 x 1000) x 50.000] – 9.300.000 ≈ 50.700.000 VNĐ Ước tính giá trị nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Liêm = 86.400.000 + 50.700.000 = 137.100.000 VNĐ Ước tính giá trị nuôi trồng thủy sản = 62.950.000 + 103.996.000 + 137.100.000 = 210.449.300 VNĐ • Bảng 23: Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của huyện Duy Tiên – huyện Kim Bảng – huyện Thanh Liêm Huyện Khai thác thủy sản Nuôi trồng thủy sản Chăn nuôi thủy cầm (VNĐ) (VNĐ) (VNĐ) Kim Bảng 2.822.500.000 103.996.000 442.520.000 Duy Tiên 1.849.800.000 62.950.000 423.000.000 Thanh Liêm 1.748.000.000 137.100.000 677.600.000 Tổng 6.420.300.000 210.449.300 1.543.120.000 Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) trong năm 2007 = 22.061.949.300 VNĐ 3.3.2 Giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ( đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) hiện nay Trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy hiện nay việc nuôi trồng thủy sản là không còn Từ năm 2007 trở lại đây chất lượng nước sông bị suy giảm đột ngột, nồng độ các chất ô nhiễm vượt nhiều lần giới hạn cho phép nên các loài cá nuôi bị chết hàng loạt Các loại hình nuôi cá lồng bè, nuôi lưới vây, đăng chắn trên sông những năm 2007 trở về trước cho năng suất khá cao, đạt 20-25 kg/m 3, nhưng đến nay do nguồn nước các sông ngày càng bị ô nhiễm nên cũng đang bị thu hẹp, hầu hết không còn nuôi lồng, bè và đăng chắn Tình hình khai thác thuỷ sản và chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn lưu vực còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đó là diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, hạn hán, úng, lụt xảy ra bất thường… gây khó khăn cho sản xuất Vào mùa khô, mực nước các sông thường cạn dẫn tới không đủ nước cấp, thay thế, bổ sung cho những tháng mùa khô Mặc khác, tình trạng ô nhiễm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đã ảnh hưởng rất lớn tới việc khai thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm Một số bệnh phát sinh thường gặp như bệnh viêm ruột đốm đỏ do vi khuẩn, xuất huyết do virus, ngoại ký sinh … gây hại trên hầu hết các đối tượng sống ở sông và vật nuôi trên sông gây ảnh hưởng đáng kể đến phát triển kinh tế của các hộ gia đình sống ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy Nguyên nhân là do nguồn nước cấp cho chưa chủ động, thường xuyên bị ô nhiễm, ý thức phòng, chữa bệnh của người dân còn thấp, đầu tư cho sản xuất nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm còn ở mức thấp… Tóm lại, hiện nay việc ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) là không thể Do chất lượng nước sông lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở trong tình trạng bị ô nhiễm nặng nề nên không thể phục vụ được cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản cũng như chăn nuôi thủy cầm của người dân địa phương 3.3.3 Giá trị cung cấp nước 3.3.3.1 Giá trị cung cấp nước sinh hoạt • Nhà máy nước Tân Sơn (11) Qi = 35.000 m3/ngày đêm Pi = 5.700VNĐ ( 13) Ci = 66.126.230.850 VNĐ Trong đó: - Chi phí lắp đặt = 3.317.000.050 VNĐ/năm - Chi phí sửa chữa = 6.000.230.800 VNĐ/năm - Chi phí xản xuất nước = 56.809.000.000 VNĐ/năm Giá trị cấp nước (tại nhà máy nước Tân Sơn): (Áp dụng Công thức 1) = [5.700 x (35.000 x 365)] – 66.126.230.850 = 6.691.269.150 VNĐ • Nhà máy nước TP Phủ Lý (12) Qi = 15.000 m3/ngày đêm Pi = 5.700VNĐ ( 13) Ci = 29.140.970.970 VNĐ Trong đó: - Chi phí lắp đặt = 1.800.596.000 VNĐ/năm - Chi phí sửa chữa = 3.640.000.970 VNĐ/năm - Chi phí xản xuất nước = 23.700.374.000 VNĐ/năm Giá trị cấp nước (tại nhà máy nước Phủ Lý): (Áp dụng Công thức 1) = [5.700 x (15.000 x 365)] – 29.140.970.970 = 2.066.529.030 VNĐ Giá trị cấp nước sinh hoạt = 6.691.269.150+2.066.529.030 = 8.757.798.180 VNĐ 3.3.3.2 Giá trị cung cấp nước nông nghiệp - Diện tích cấy lúa sử dụng nước trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy: • Tp Phủ Lý : 2.787,3 ha (14) • Huyện Duy Tiên: 5835 ha (15) • Huyện Kim Bảng: 5415 ha (16) • Huyện Thanh Liêm: 9.122,27 ha (17) 1 ha = 10.000m2 1 sào = 360 m2 • 1ha = (10.000 m2 * 1 sào)/ 360 m2 = 27,7 sào ∑dientichcaylua = 23.159,57 ha = 641.520,089 sào - Mức thu thủy lợi phí ( theo quyết định số 84/2003/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 ban hành quy định mức thu, cấp bù, lập, cấp phát và thanh quyết toán thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hà Nam) là ≤ 10.000đ/ sào/ vụ (1 năm có 2 vụ) - Chi phí của các trạm cấp nước (2) • Chi phí điện = 1.207.000.000 VNĐ/năm • Chi phí sửa chữa = 635.000.000 VNĐ/năm • Chi phí lắp đặt: 350.000.000 VNĐ/năm Giá trị cung cấp nước nông nghiệp: (Áp dụng Công thức 1) = (641.520,089* 10.000* 2) – (1.207.000.000 + 635.000.000 + 350.000.000) = 10.638.401.780 VNĐ • Giá trị cung cấp nước (sinh hoạt và nông nghiệp) = 8.757.798.180+ 10.638.401.780 = 19.396.199.960 VNĐ Bảng 24: Bảng tổng cộng các giá trị sử dụng trực tiếp Các giá trị sử dụng Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm Cung cấp nước (sinh hoạt và nông nghiệp) Tổng Giá trị (VNĐ) 0 19.396.199.960 19.396.199.960 Kết luận: Lượng các giá trị khai thác sử dụng trực tiếp ven lưu vực sông Nhuệ Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) hiện nay là 19.396.199.960 VNĐ Vì ngoài các giá trị sử dụng trực tiếp thì lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) còn có các giá trị sử dụng gián tiếp như thư giãn giải trí tiêu khiển, pha loãng tự làm sạch chất ô nhiễm trong nước và cung cấp tài nguyên thủy sinh vật, đa dạng sinh học Nên kết quả này chỉ là giá trị sử dụng trực tiếp và chưa nói lên hết được giá trị sử dụng dịch vụ và chức năng của hạ lưu sông Nhuệ - Đáy 3.4 Đề xuất giải pháp 3.4.1 Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và hướng dẫn hành động bảo vệ môi trường thiết thực đối với các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp và người dân Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức và biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững cho các nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng, tập trung vào nông dân và trong đó chú trọng yếu tố giới tính trong quá trình thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức Xây dựng và thực hiện chương trình tập huấn về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững nói chung và lưu vực sông Nhuệ - Đáy nói riêng cho cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách từ cấp tỉnh, thành phố đến cấp huyện, phường xã Triển khai các hoạt động đào tạo môi trường lưu vực, xây dựng mạng lưới truyền thông viên nhằm giáo dục, phổ biến, nâng cao nhận thức môi trường với sự tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội như: Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi… Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường như tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, gia đình văn hóa, vệ sinh tốt 3.4.2 Áp dụng các công cụ kinh tế Người sử dụng nước sạch, người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền Việc dùng nước trả tiền đã rõ, riêng về gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường thì chi phí xã hội phải chịu Như chúng ta đã biết ngoài chi phí trực tiếp để khắc phục ô nhiễm là rất lớn, xã hội còn phải gánh chịu hậu quả của việc ô nhiễm làm cho sức khỏe con người bị giảm sút, năng xuất lao động bị suy giảm, gây tổn hại cho xã hội Ô nhiễm làm cho nguồn nước không còn sử dụng được nữa, dân phải bỏ công sức đi tìm nguồn nước khác gây lãng phí công sức của xã hội.v.v… Rõ ràng là nhà nước không thể chịu được gánh nặng chi phí như vậy và ở đây nguyên tắc “ai gây ô nhiễm người đó phải trả tiền” cần được áp dụng rộng rãi Thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước Do ô nhiễm xảy ra nhưng rất khó, thậm chí không thể xác định được nguồn gây ô nhiễm, chẳng hạn như ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp, rất khó xác định người cụ thể gây ô nhiễm Nhưng rõ ràng các vật tư nông nghiệp được dùng là những tác nhân ô nhiễm đáng kể, như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ v.v… Vì vậy, trong trường hợp này có một cách giải quyết là đánh thuế các loại vật tư gây ô nhiễm Người nông dân có quyền sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nhưng phải có trách nhiệm với hậu quả gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng hóa chất nông nghiệp gây ra và như vậy nếu thuế đủ cao để việc tăng giá vật tư làm cho họ phải sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý, hoặc tìm biện pháp thay thế như áp dụng IPM, bón phân hữu cơ và như vậy sẽ giảm được ô nhiễm 3.4.1.4 Áp dụng các công cụ pháp luật Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan trong việc quản lý, khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn Xây dựng, hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại các xã, phường, … đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp; các chính sách xã hội nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp hài hòa quyền lợi khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên với nghĩa vụ bảo bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Hiện nay, trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) đang diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường nói chung và môi trường nước riêng của lưu vực sông Hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi và đang là vấn đề bức xúc Những năm 2007 trở về trước, qua điều tra khảo sát ta thấy được chất lượng nước sông vẫn có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm Ta có thể thấy được những giá trị kinh tế mà lưu vực sông Nhuệ - Đáy đem lại cho người dân ở ven lưu vực sông Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) từ năm 2007 trở về trước là 22.061.949.300 VNĐ Tuy nhiên việc chất lượng nước sông trên lưu vực bị suy thoái đã gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế của địa phương Cụ thể là việc khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm hiện nay không còn diễn ra trên địa bàn Qua nghiên cứu này, ta chỉ đánh giá được lượng giá trị cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp của địa phương trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) là 11.212.752.180 VNĐ Chính vì vậy, chúng ta cần có những nỗ lực cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông Hệ thống chính sách, cơ chế về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông cần từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường cũng như cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông KIẾN NGHỊ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố về công tác bảo vệ môi trường Tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững lưu vực sông Tăng cường năng lực kỹ thuật để đáp ứng được các hoạt động quản lý môi trường: năng lực kiểm soát ô nhiễm và chất thải, kiểm tra và vận hành hệ thống quan trắc môi trường lưu vực Xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực Có chính sách khuyến khích huy động các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực Giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng môi trường, dự báo, phòng chống thiên tai và có hiệu quả TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đề án tổng thể lưu vực sông Nhuệ - Đáy 2 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, 2010 3 Chinh, N T and Đ Đ Trường (2002) “Đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm công nghiệp nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra”, Bộ Giáo dục và đào tạo 4 Hoa, L T., N T Mai and N D Hằng (2006) “Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA)” 5 Hồng, N Q (2005) “Đánh giá giá trị kinh tế của vườn quốc gia Ba Bể” Luận án Thạc sỹ kinh tế, , Đại học Kinh tế quốc dân 6 Trường, Đ Đ (2010) “Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân 7 “Báo cáo kết quả quan trắc – phân tích môi trường năm 2007” của Trung tâm quan trắc phân tích môi trường ; Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam 8 “Báo cáo kết quả quan trắc – phân tích môi trường năm 2013” của Trung tâm quan trắc phân tích môi trường; Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam Quyết định số 814/QĐ-UBND về việc điều chỉnh giá bán nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam 9 “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật đất ngập nước của sông Nhuệ - Đáy (phần chảy qua tỉnh Hà Nam) và khả năng sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường” Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Việt Nga; Trường đại học khoa học tự nhiên 10 Theo Báo cáo số 06/BC-UBND ngày 26/01/2013 của UBND tỉnh về việc báo cáo kết quả thống kê đất đai tỉnh Hà Nam năm 2012 từ 01/01/2012 đến 01/01/2013 và Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2011 11 Theo "Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2013" của nhà máy nước Tân Sơn 12 Theo "Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2013" của nhà máy nước Tp Phủ Lý và "quyết định đầu tư số 1046/1998/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam ngày 6/11/1998" 13 Theo quyết định số 814/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam về việc điều chỉnh giá bán nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày 04/08/2010 14 Website: 15 Website: www.http://duytien.gov.vn 16 Website: www.http://kimbang.gov.vn 17 Website: 18 Website: www Hanam.gov.vn Hình ảnh thực tế (Cầu Hồng Phú) ( Đoạn sông Đáy xã Thanh Nghị) (Bãi rác xã Thanh Tuyền) (Nhà máy nước Tân Sơn) ... với nghiên cứu ban đầu ước tính giá trị kinh tế giá trị dịch vụ chức hệ sinh thái, lựa chọn đề tài ? ?Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định giá trị sử dụng trực tiếp chức dịch. .. chất lượng nước sông từ năm 2007 tới 2013 • Tính tốn lượng giá giá trị sử dụng trực tiếp chức dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) • • Đáy Đưa biện pháp nhằm cải... trường Phương pháp giá thị trường sử dụng giá thịnh hành hàng hóa dịch vụ mua bán thị trường, chẳng hạn gỗ xẻ cá Giá thị trường biểu thị giá trị đơn vị cộng thêm hàng hóa hay dịch vụ đó, với giả sử

Ngày đăng: 26/09/2014, 09:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Nồng độ NH 4 +  và COD trên sông Đáy trong năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 2 Nồng độ NH 4 + và COD trên sông Đáy trong năm 2013 (Trang 22)
Bảng 3: Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Đáy trong năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 3 Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Đáy trong năm 2013 (Trang 23)
Bảng 4: Nồng độ trung bình năm của NH 4 +  và PO 4 3+  trên sông Đáy năm 2011 đến năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 4 Nồng độ trung bình năm của NH 4 + và PO 4 3+ trên sông Đáy năm 2011 đến năm 2013 (Trang 23)
Bảng 5: Chỉ số chất lượng nướcWQI của sông Nhuệ trong năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 5 Chỉ số chất lượng nướcWQI của sông Nhuệ trong năm 2013 (Trang 24)
Bảng 6: Nồng độ NH 4 +  và COD tại cống Nhật Tựu và cống Ba Đa trong năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 6 Nồng độ NH 4 + và COD tại cống Nhật Tựu và cống Ba Đa trong năm 2013 (Trang 25)
Bảng 7: Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Nhuệ trong năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 7 Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng trên sông Nhuệ trong năm 2013 (Trang 26)
Bảng 8: Nồng độ trung bình năm của NH 4 +  và PO 4 3-  trên sông Nhuệ từ năm 2011 đến năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 8 Nồng độ trung bình năm của NH 4 + và PO 4 3- trên sông Nhuệ từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 26)
Bảng 11: Sự thay đổi nồng độ BOD 5  của sông Đáy trong năm 2007 và năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 11 Sự thay đổi nồng độ BOD 5 của sông Đáy trong năm 2007 và năm 2013 (Trang 41)
Bảng 14: Nồng độ NH 4 +  của sông Nhuệ tại cống Ba Đa trong năm 2007 và năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 14 Nồng độ NH 4 + của sông Nhuệ tại cống Ba Đa trong năm 2007 và năm 2013 (Trang 43)
Bảng 15: Nồng độ COD của sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu trong năm 2007 và năm 2013 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 15 Nồng độ COD của sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu trong năm 2007 và năm 2013 (Trang 44)
Bảng 18: Sản lượng khai thác thủy sản của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - -Đáy trong năm 2007 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 18 Sản lượng khai thác thủy sản của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - -Đáy trong năm 2007 (Trang 46)
Bảng 19: Sản lượng nuôi thủy cầm của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ năm 2007 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 19 Sản lượng nuôi thủy cầm của các huyện ven lưu vực sông Nhuệ - Đáy từ năm 2007 (Trang 47)
Bảng 21: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Duy Tiên năm 2007 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 21 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Duy Tiên năm 2007 (Trang 51)
Bảng 22: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Liêm từ năm 2007 - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 22 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Thanh Liêm từ năm 2007 (Trang 52)
Bảng 24: Bảng tổng cộng các giá trị sử dụng trực tiếp - Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ   đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)”
Bảng 24 Bảng tổng cộng các giá trị sử dụng trực tiếp (Trang 56)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w