Áp dụng các công cụ kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)” (Trang 57 - 63)

Người sử dụng nước sạch, người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền. Việc dùng nước trả tiền đã rõ, riêng về gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường thì chi phí xã hội phải chịu. Như chúng ta đã biết ngoài chi phí trực tiếp để khắc phục ô nhiễm là rất lớn, xã hội còn phải gánh chịu hậu quả của việc ô nhiễm làm cho sức khỏe con người bị giảm sút, năng xuất lao động bị suy giảm, gây tổn hại cho xã hội. Ô nhiễm làm cho nguồn nước không còn sử dụng được nữa, dân phải bỏ công sức đi tìm nguồn nước khác gây lãng phí công sức của xã hội.v.v… Rõ ràng là nhà nước không thể chịu được gánh nặng chi phí

như vậy và ở đây nguyên tắc “ai gây ô nhiễm người đó phải trả tiền” cần được áp dụng rộng rãi.

Thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước. Do ô nhiễm xảy ra nhưng rất khó, thậm chí không thể xác định được nguồn gây ô nhiễm, chẳng hạn như ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp, rất khó xác định người cụ thể gây ô nhiễm. Nhưng rõ ràng các vật tư nông nghiệp được dùng là những tác nhân ô nhiễm đáng kể, như phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ .v.v… Vì vậy, trong trường hợp này có một cách giải quyết là đánh thuế các loại vật tư gây ô nhiễm. Người nông dân có quyền sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nhưng phải có trách nhiệm với hậu quả gây ô nhiễm môi trường do việc sử dụng hóa chất nông nghiệp gây ra và như vậy nếu thuế đủ cao để việc tăng giá vật tư làm cho họ phải sử dụng hóa chất nông nghiệp hợp lý, hoặc tìm biện pháp thay thế như áp dụng IPM, bón phân hữu cơ và như vậy sẽ giảm được ô nhiễm.

3.4.1.4. Áp dụng các công cụ pháp luật

Tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan trong việc quản lý, khai thác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn. Xây dựng, hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện phong trào thi đua tại các xã, phường, … đạt tiêu chuẩn xanh – sạch – đẹp; các chính sách xã hội nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp hài hòa quyền lợi khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên với nghĩa vụ bảo bảo vệ môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Hiện nay, trên địa bàn lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) đang diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường nói chung và môi trường nước riêng của lưu vực sông. Hiện trạng môi trường nước của lưu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày càng xấu đi và đang là vấn đề bức xúc.

Những năm 2007 trở về trước, qua điều tra khảo sát ta thấy được chất lượng nước sông vẫn có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và chăn nuôi thủy cầm. Ta có thể thấy được những giá trị kinh tế mà lưu vực sông Nhuệ - Đáy đem lại cho người dân ở ven lưu vực sông. Ước tính giá trị khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm của lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) từ năm 2007 trở về trước là 22.061.949.300 VNĐ.

Tuy nhiên việc chất lượng nước sông trên lưu vực bị suy thoái đã gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế của địa phương. Cụ thể là việc khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm hiện nay không còn diễn ra trên địa bàn.

Qua nghiên cứu này, ta chỉ đánh giá được lượng giá trị cung cấp nước cho sinh hoạt và nông nghiệp của địa phương trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy (đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam) là 11.212.752.180 VNĐ.

Chính vì vậy, chúng ta cần có những nỗ lực cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông. Hệ thống chính sách, cơ chế về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông cần từng bước được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường cũng như cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông.

KIẾN NGHỊ

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh, thành phố về công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và khai thác bền vững lưu vực sông.

Tăng cường năng lực kỹ thuật để đáp ứng được các hoạt động quản lý môi trường: năng lực kiểm soát ô nhiễm và chất thải, kiểm tra và vận hành hệ thống quan trắc môi trường lưu vực.

Xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, chính sách về bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực. Có chính sách khuyến khích huy động các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ nguồn nước, môi trường sinh thái, cảnh quan và phát triển bền vững lưu vực.

Giám sát, quản lý chặt chẽ chất lượng môi trường, dự báo, phòng chống thiên tai và có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án tổng thể lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, 2010.

3. Chinh, N. T. and Đ. Đ. Trường (2002). “Đánh giá thiệt hại môi trường do ô nhiễm

công nghiệp nhà máy gang thép Thái Nguyên gây ra”, Bộ Giáo dục và đào tạo.

4. Hoa, L. T., N. T. Mai and N. D. Hằng (2006). “Đánh giá lợi ích của hoạt động nuôi tôm tại Giao Thủy, Nam Định, Chương trình Kinh tế môi trường Đông Nam Á

(EEPSEA)”.

5. Hồng, N. Q. (2005). “Đánh giá giá trị kinh tế của vườn quốc gia Ba Bể”. Luận án Thạc sỹ kinh tế, , Đại học Kinh tế quốc dân

6. Trường, Đ. Đ. (2010). “Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập

nước - áp dụng tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định”. Luận án Tiến

sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. “Báo cáo kết quả quan trắc – phân tích môi trường năm 2007” của Trung tâm quan

trắc phân tích môi trường ; Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam.

8. “Báo cáo kết quả quan trắc – phân tích môi trường năm 2013” của Trung tâm quan

trắc phân tích môi trường; Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam

Quyết định số 814/QĐ-UBND về việc điều chỉnh giá bán nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

9. “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật đất ngập nước của sông Nhuệ - Đáy (phần chảy

qua tỉnh Hà Nam) và khả năng sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường”. Luận văn

Thạc sĩ của Nguyễn Thị Việt Nga; Trường đại học khoa học tự nhiên.

10. Theo Báo cáo số 06/BC-UBND ngày 26/01/2013 của UBND tỉnh về việc báo cáo kết quả thống kê đất đai tỉnh Hà Nam năm 2012 từ 01/01/2012 đến 01/01/2013 và Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2011.

11. Theo "Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2013" của nhà máy nước Tân Sơn

12. Theo "Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2013" của nhà máy nước Tp Phủ Lý "quyết định đầu tư số 1046/1998/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam ngày 6/11/1998"

13. Theo quyết định số 814/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam về việc điều chỉnh giá bán nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam ngày 04/08/2010.

14. Website: <www. http://phuly.gov.vn> 15. Website: www.http://duytien.gov.vn 16. Website: www.http://kimbang.gov.vn 17. Website: <www. http://thanhliem.gov.vn> 18. Website: www. Hanam.gov.vn Hình ảnh thực tế

(Cầu Hồng Phú) (Bãi rác xã Thanh Tuyền)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phương pháp giá thị trường để xác định các giá trị sử dụng trực tiếp của chức năng và dịch vụ hệ sinh thái hạ lưu sông nhuệ đáy (đoạn chảy qua tỉnh hà nam)” (Trang 57 - 63)