KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên để tài
NGHIÊN CỨU VIỆC HẾT HỢP GIáO DỤC SHSS Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8 HHU VỰC HUYỆN HÒA ñN TỈNH CAO BANG
Người thực hiện : Nông Thị Trinh
Trang 2LOI CAM ON
Đề tài nghiên cứu khoa học này được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dân : Thạc Sĩ Nguyễn Thị Lan cùng các thầy cô giáo trong tổ bộ môn giải phẫu sinh lý người và động vật Bên cạnh đó còn có sự cổ vũ nhiệt tình của Ban giám hiệu cùng các em học sinh 2 trường THCS Nước Hai và THCS Đức Long huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng
Cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu 2 trường THCS Nước Hai và THCS Đức Long đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt khóa luận này
Đặc biệt là giáo viên hướng dân : Thạc Sĩ Nguyễn Thị Lan đã tận tình chỉ bảo và dân dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài Cảm ơn
các thầy cô giáo trong tổ bộ môn sinh lý người và động vật, Ban lãnh đạo
khoa Sinh - KTNN đã giúp đố tôi thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều song chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự góp ý nhiệt tình của các thẩy, cơ giáo cùng tồn thể các bạn sinh viên để đề tài này thu được những kết quả cao hơn
Trang 3MUC LUC Lời cảm ơn Danh mục bảng số liệu và các biểu đồ Mở đầu 1 Lí do chọn đề tài
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 Nội dung nghiên cứu của đề tài Chương I Tổng quan tài liệu 1.1 Cơ sở lý thuyết
1.2 Một số vấn đề về sức khỏe sinh sản - sức khỏe sinh sản vị thành niên 1.2.1 Những nhận định cơ bản về tuổi vị thành niên
1.2.2 Sức khỏe sinh sản - Sức khỏe sinh sản vị thành niên - Sức khỏe tình dục 1.2.3 Nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình
dục
1.3 Những thay đổi trong giai đoạn vị thành niên
1.4 Những nguy cơ về sức khỏe do thai nghén ở vị thành niên
1.5 Những nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
1.6 Nguyên nhân dẫn đến tuổi vị thành niên dễ mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục
1.7 Hậu quả kinh tế - xã hội do vấn đề thai sản và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên
1.8 Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên 1.8.1 Thông tin giáo dục truyền thông
1.8.2 Nội dung về tư vấn
Trang 42.3 Thời gian nghiên cứu Chương III Kết quả nghiên cứu
3.1 Kết quả về lý thuyết
3.2 Một số vấn đề cần bổ sung trong chương trình Sinh học lớp 8 phổ thông
nhằm mục đích giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên 3.3.Kết quả thực nghiệm
Chương IV Kết luận và đề nghị
4.1 Kết luận
4.2 Đề nghị
Phụ lục Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Trang 5DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1 Kết quả nhận thức của học sinh lớp 8 ở một số trường THCS huyện
Hòa An về SKSS
Bảng 3.2 Hiểu biết về các biện pháp tránh thai của học sinh lớp 8 ở một số
trường THCS huyện Hòa An
Bảng 3.3 Kết quả nhận thức của học sinh lớp 8 ở một số trường THCS huyện Hòa An về các bệnh LTQĐTD
Bảng 3.4 Kết quả nhận thức của học sinh lớp 8 ở một số trường THCS huyện Hòa An về hậu quả của việc nạo phá thai ở tuổi VTN
Bảng 3.5 Kết quả nhận thức của học sinh lớp 8 ở một số trường THCS huyện Hòa An về SKSS sau khi đã học xong chương trình Sinh học lớp 8
DANH MỤC CÁC BIEU DO
Biểu đồ 3.1 So sánh nhận thức đúng giữa 2 khối thực nghiệm và khối đối
chứng
Trang 6MO BAU 1 Li DO CHON DE TAL
Với sự phát triển như vũ bão về khoa học - công nghệ hiện đại đã làm
cho đời sống kinh tế của người dân Việt Nam được nâng lên một tầng cao
mới, chính vì thế trong cuộc sống họ đã có của ăn, của để, cơm no áo ấm, con cái của họ được chăm lo một cách toàn diện hơn Điều này đồng nghĩa với việc các em ngày càng lớn nhanh hơn, cao hơn trước tuổi và như vậy tỷ lệ các em đến tuổi dậy thì sớm ngày càng tăng Theo một số công trình nghiên cứu
gần đây nhất đã cho thấy, tuổi dậy thì của các em đã có xu hướng là sớm hơn
trước đây tir 1 đến 2 năm (cả nam và nữ)
Đối mặt với điều này là rất nhiều những vấn đề lớn mà nhà nước ta phải quan tâm, bởi tuổi dậy thì ở trẻ là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về sự phát triển của cơ thể, giai đoạn này có những biến đổi sâu sắc về cấu tạo cơ thể và tâm sinh lí ở trẻ Sự phát triển và biến đổi về mặt tâm lí của các em như : Từ tâm lí của thiếu nhi chuyển dân sang tâm lí của người lớn,
tính tình trầm lắng (nữ) mơ mộng, có cảm giác mình không còn là trẻ con nữa Các em muốn được mọi người đối xử như người lớn, muốn thoát ra khỏi những “ ràng buộc” của cha mẹ và gia đình Các em muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động của mình Muốn được thử sức mình, muốn khám phá, tìm tòi và thử những điều mới lạ như rượu, thuốc lá, ma túy và cả tình dục thích giao tiếp trong quan hệ bạn bè cùng lứa tuổi, đặc biệt là các bạn khác giới, thích làm dáng Bắt đầu có những quan tâm đặc biệt với bạn khác giới và xuất hiện những cảm xúc mới lạ
Trang 7phá thai cao ở lứa tuổi vị thành niên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, số người bị vô sinh tăng cao
Năm 1995, ở Việt Nam theo thống kê chính thức thì nước ta đã có khoảng chừng 1,5 triệu ca nạo hút thai, trong đó số vị thành niên chiếm tới 1/5 tổng số Theo tài liệu điều tra của đoàn thanh niên cho biết : Năm 1994, có khoảng 15% các em nam, 3% các em nữ dưới tuổi 19 đã từng có quan hệ tình dục
Còn theo số liệu UBQG phòng chống AIDS : Tính đến ngày 19/7/2003 nước ta có 68000 người nhiễm HIV, trong đó có 10500 người đã chuyển sang AIDS
và đã có 5900 người chết Quan hệ tình dục sớm chính là nguyên nhân của rất
nhiều căn bệnh gây nguy hại đến SKSS của các em không chỉ chốc lát mà lâu
dài làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các em
Nhiều số liệu trên thế giới cho thấy, có 1 tỷ lệ cao những bệnh có thể phòng
ngừa được nhưng trong thực tế lại thường gây ra những tổn thất không đáng
có, thường dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết của con người về các
loại bệnh do quan hệ tình dục và sinh sản Những người trong độ tuổi vị thành
niên chiếm I1 tỷ lệ đáng kể trong số những trường hợp đáng tiếc đã xảy ra Mỗi ngày trên thế giới có ít nhất 1600 phụ nữ chết do biến chứng của thai
nghén và sinh đẻ Biến chứng do thai nghén, sinh đẻ và nạo phá thai khơng an tồn là nguyên nhân dẫn đến tử vong hoặc vô sinh
Hàng năm có khoảng l5 triệu trẻ em trên thế giới được sinh ra bởi các cô
gái tuổi vị thành niên, chiếm 11% tổng số sinh Ước tính mỗi năm có khoảng 75 triệu trường hợp thai nghén ngoài ý muốn, có khoảng 20%đến 40% số
người sinh con không mong muốn hoặc chưa đúng lúc Hậu quả của sự việc trên đã tạo nên khó khăn cho nhiều gia đình và đe dọa sức khỏe cũng như sự
an toàn về tinh thần đối với hàng triệu bà mẹ, trẻ em đặc biệt là các bà mẹ tuổi
Trang 8Ở nước ta việc giáo dục giới tính trước đây hầu như bị “né tránh”, ít được quan tâm chú trọng nghiên cứu và tổ chức giáo dục một cách có hệ thống
Nhưng kể từ năm 1984 trở lại đây việc giáo dục giới tính đã được đẩy mạnh theo tinh thần : “váy dựng chương trình chính khóa và ngoại khóa nhằm bồi
dưỡng cho học sinh những kiến thức về giới tính, hôn nhân, gia đình và nuôi day con cái
Trước đây, chương trình Sinh học lớp 9 PT giảng dạy về cơ thể người và vệ sinh nhưng hiện nay chương trình này được Bộ GD & ĐT biên soạn lại và tiến hành giảng dạy ở lớp 8 PT Sự đổi mới này sẽ giúp trang bị cho các em
sớm hơn, đầy đủ hơn kiến thức về sức khỏe giới tính, SKSS và vệ sinh cho các em ở lứa tuổi dậy thì
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về SKSS lứa tuổi vị thành niên nhưng mới chỉ tập trung ở một số tỉnh và thành phố Còn cụ thể từng vùng,
từng khu vực đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có trình
độ văn hóa còn thấp, nền kinh tế kém phát triển thì chưa được quan tâm đến Nhận thức được tâm trọng của vấn đề này nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu việc kết hợp giáo dục SKSS_ ở lứa tuổi vị thành niên trong
chương trình sinh học lóp 8 PT khu vực huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Đưa ra những kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh lí người để từ đó các em
có những biện pháp vệ sinh bảo vệ cơ thể, biết cách phòng tránh những căn
bệnh LTQĐTD
- Kết hợp giáo dục giới tính và vệ sinh y học, giáo dục dân số KHHGĐ
- Hình thành quan điểm duy vật, chống lại quan điểm duy tâm
- Kết hợp chăm sóc SKSS vị thành niên 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu tình trạng nhận thức của các em học sinh khối lớp 8 THCS về các vấn đề giới tính và SKSS trước khi học chương trình SGK Sinh học lớp 8
Trang 9- Soạn các kiến thức bổ sung về SKSS vao chuong trinh SGK Sinh học 8 - Tiến hành giảng dạy chương trình Sinh học 8 có kiến thức bổ sung cho khối thực nghiệm và chương trình bình thường cho khối đối chứng
- Phát phiếu trắc nghiệm điều tra nhận thức về SKSS và giới tính của các em
Trang 10CHUONG 1 TONG QUAN TAI LIEU
1.1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Quá trình phát triển của cơ thể từ thấp đến cao luôn luôn chịu ảnh hưởng
trực tiếp của hai nhân tố chính : Nhân tố di truyền và nhân tố môi trường Mọi
đặc trưng của cơ thể dù là hình thái, cấu tạo hay chức năng đồng thời đều phải chịu tác dụng của hai nhân tố này Sự phát triển của cơ thể nhất là đối với trẻ em các lứa tuổi nói chung và các em học sinh THCS - lứa tuổi vị thành niên nói riêng, các yếu tố môi trường xung quanh tạo cho cơ thể có tính thống nhất
giữa các yếu tố, giữa các bộ phận trong cơ thể với nhau và giữa các yếu tố nội môi và ngoại môi
NỘI MỖI là môi trường bên trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết
Nội môi phải luôn ổn định và cân bằng mới đảm bảo cho quá trình sống của
cơ thể được diễn ra một cách bình thường và do đó cơ thể mới tồn tại, sinh trưởng và phát triển tốt Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với
mơi trường ngồi trong quá trình trao đổi chất
NGOẠI MƠI là mơi trường bên ngoài cơ thể gồm hai yếu tố chính là yếu tố tự
nhiên và yếu tố xã hội
+ Yếu tố tự nhiên : gồm nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ,
ánh sáng Các điều kiện này tác động thường xuyên vào cơ thể Do đó nếu
điều kiện đó thay đổi thì cơ thể cũng phải thay đổi theo để thích nghi với các điều kiện môi trường
+ Yếu tố xã hội : Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến con người Điều
kiện xã hội mà tốt thì sẽ có ảnh hưởng tốt đến con người và ngược lại Đặc
Trang 11xã hội Điều kiện xã hội còn ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển trí tuệ, sự
thích ứng của cơ thể với môi trường
Như vậy ta có thể thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cơ thể và các yếu tố bên ngồi mơi trường đến sự phát triển của cơ thể, đến sự phát
triển tâm sinh lí, trí tuệ của trẻ Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt
Nam và trên thế giới cho thấy sự phát triển của cơ thể chịu sự chi phối của môi trường sống rất nhiều Điều kiện sống tốt, được chăm sóc đầy đủ, hợp lí thì trẻ sẽ phát triển cân đối, cơ thể khỏe mạnh, tâm sinh lí, trí tụê phát triển bình thường mặc dù ở lứa tuổi này cơ thể có rất nhiều sự biến đổi tâm sinh lí Vì
vậy, sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ thông minh là một đăc điểm quan trọng giúp các em tự tin, vững vàng hơn trong mọi hoạt động, mọi tình huống
giải quyết vấn đề
Sự phát triển của cơ thể là một quá trình phát triển từ thấp đến cao Do
đó, mọi người sinh ra đều phải trải qua giai đoạn tuổi dậy thì
TUỔI DẬY THÌ [puberty] ở người là một giai đoạn đánh dấu đặc biệt sự phát
triển của cơ thể, là giai đoạn có những biến đổi lớn không chỉ về thể chất mà
cả tâm sinh lí, trí tuệ, tư tưởng
Nguồn gốc của những biến đổi : Lần đầu tiên cơ quan sinh dục bắt đầu hoạt động, bắt đầu thời kì trưởng thành về mặt sinh dục Vì vậy, tuổi dậy thì
còn được gọi là tuổi phát dục Trong thời kì này, các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động tích cực và tính trội của giới tính thể hiện rõ ràng theo hiệu ứng hoạt động của hoocmon Do đó, tuổi dậy thì đã được các nhà sinh học, y học, tâm sinh lí giáo dục học quan tâm nghiên cứu từ lâu và thường xuyên được
khảo sát theo từng thập kỷ, đặc biệt là các chỉ số về sức khỏe, sinh lí của tuổi
dậy thì
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 20, Acshim và Zondek (Đức) năm
Trang 12Vào năm 1932, hai nhà khoa học Hohleg và Junkman đã chứng minh được rằng : Vùng dưới đồi(Hypothalamus) có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc điều hòa chức năng sinh sản và đã đưa ra khái niệm “Điều hòa ngược”
đối với hệ thống nội tiết Sau đó, nhiều công trình nghiên cứu vai trò
Hypothalamus, tuyến yên đối với các chức năng sinh lí của tuyến sinh dục như
công trình nghiên cứu của Barclough va Gorsky nam 1961, công trình của Dey năm 1942, của Dautchakoff năm 1930, công trình của Phoenix năm
1959
Từ năm 1953 trở lại đây, người ta lại biết được thêm chức năng sinh dục của hệ Lim Bic(Bunn.J.B, Everetti W - 1957, Dockef - 1974) vé co thé cia
e499
vòng điều hòa “kín” và vòng điều hòa “mở” của hệ nội tiết và hệ thần kinh
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về hình thái, thể lực và sinh lí tuổi dậy thì ở lứa tuổi đến trường, nghiên cứu về sinh lí, sinh sản ở phụ nữ và nam giới Trong những năm 60 và nửa đầu thập kỷ 70 nhiều tác giả Việt Nam đã công bố về tuổi có kinh đầu, chu kì kinh
nguyệt, các chỉ số về chiều cao cân nặng của công nhân, nông dân, học sinh
nông thôn và thành thị Những kết quả này đã được tập hợp trong cuốn “Hằng
số sinh học người Việt Nam” 1975 3 MÔT SỐ NGHIÊN CỨU :
- Từ năm 1976 - 1980, Đỉnh Kỷ và Lương Bích Hồng, Cao Quốc Việt
và cộng sự đã nghiên cứu những biến đổi của cơ thể ở lứa tuổi dậy thì bằng phương pháp điều tra ngang
-_ Từ năm 1982 - 1986, Cao Quốc Việt, Nguyễn Thị Nhạn và cộng sự đã
nghiên cứu tuổi dậy thì bằng phương pháp cắt đọc
- Nam 1989, Đào Huy Khê, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Chế Nghĩa đã
nghiên cứu và so sánh tuổi dậy thì của học sinh nông thôn và thành
thị
Trang 13- Năm 1994 - 1995, có công trình nghiên cứu của Trần Đình Long, Lê Nam Trà và cộng sự
- Nam 1996, có công trình nghiên cứu của Trần Dinh Long va Phan Thi Sang
Theo kết quả của các tác giả trên thì trẻ em Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng có tầm vóc lớn hơn và tuổi dậy thì ngày càng đến sớm hơn so với trẻ em ở các thập kỷ trước Trẻ em ở nông thôn lại dậy thì muộn hơn trẻ
em thành thị từ 1 - 2 năm Các tác giả còn cho rằng cứ sau 10 năm tuổi dậy thì đến sớm hơn 5 tháng
Tuy nhiên tất cả các công trình trên cũng rất hạn chế về một số vấn đề
như : Mới chỉ nghiên cứu trên đối tượng học sinh người Việt Nam ở thành thị
hoặc một số vùng gần thành thị, còn ở các vùng sâu, xa, nông thôn thì chưa được để ý đến Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về tâm sinh lí tuổi dậy thì của các em học sinh ở những khu vực cụ thể còn là vấn đề cần thiết và cấp bách 1⁄2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN, SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN 1.2.1 NHỮNG NHẬN ĐỊNH CƠ BẢN VỀ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1.2.1.1 Vị thành niên, họ là ai ?
Vị thành niên là những người ở lứa tuổi từ 10 -19 tuổi.[1]
Năm 1998, trong một tuyên bố chung giữa tổ chức y tế thế giới(WHO), quỹ nhi đồng liên hợp quốc(UNICEF) và quỹ dân số liên hợp quốc(UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ còn trẻ thành 3 loại như sau : Vị thành
niên(Adolescent) từ 10 - 19 tuổi, thanh niên(Youth) từ 15 - 24 tuổi, người
trẻ(Youth people) từ 10 - 24 tuổi.[1]
Với định nghĩa nói trên, vị thành niên chiếm 20% dân số thế giới Trong
Trang 14ngày càng nhất trí rằng : Vị thành niên là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người.|B]
1.2.1.2 Có những trở ngại nào về mặt bảo vệ sức khỏe cho vị thành niên Phát triển nhanh về thể lực nhưng lại không nhận được một chế độ dinh dưỡng đầy đủ hoặc dinh dưỡng đầy đủ nhưng không hợp lí, không có đủ kiến thức, hiểu biết về sự trưởng thành của bản thân, đặc biệt là sự phát triển tính
dục, không nhận được thông tin hữu ích, đúng đắn về SKSS(như các biện pháp tránh thai, cách phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục ) cho nên
đã không biết để tự bảo vệ bản thân
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền các thông tin về SKSS cho nhân dân còn hạn chế, mạng lưới những người cung cấp dịch vụ SKSS còn mỏng và thường được đào tạo rất ít về phương pháp tiếp cận giáo dục bảo vệ SKSS và sức khỏe
tình dục vị thành niên
1.2.1.3.Bđo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên như thế nào ?
SKSS vị thành niên gắn liên với lối sống và nó được hình thành từ tuổi
nhỏ, vì thế việc bảo vệ SKSS vị thành niên cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi trước vị thành niên Các biện pháp bảo vệ chủ yếu bao gồm :
Hình thành thói quen và lối sống lành mạnh, tránh những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, thử dùng ma túy; cần chú trọng bản thân Sống cởi mở và biết chia sẻ với cha mẹ những chuyện vui buồn gia đình và ngoài xã
hội
Tập thể dục thể thao đều đặn, vệ sinh thân thể hàng ngày Đặc biệt là vệ
sinh cơ quan sinh dục nhằm tránh sự lây nhiễm những bệnh tật có thể gây
nguy hại đến sức khỏe sinh sản sau này Vệ sinh ăn uống nhằm tăng cường
sức khỏe giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng và hoàn thiện các chức năng sinh
sản
Trang 15phá cảm xúc bản than như một lẽ tự nhiên mang tính bản năng sinh hoc Do đó họ cần phải trang bị cho mình những hiểu biết về tình dục an tồn Đặc biệt là khơng nên quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên
1.2.1.4 Những đánh gia lam lan về bẩn năng tính dục của vị thành niên Rất nhiều người lớn tuổi tin rằng : Thanh niên trẻ thường bừa bãi trong quan hệ tình dục Nhiều người cho rằng nếu cung cấp thông tin đầy đủ cho
tuổi trẻ, giúp họ phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì sẽ “ vẽ đường cho hươu chạy” Một số giả định sai lầm nữa cho rằng cách tốt nhất để cho vị thành niên là nói với họ những øì không nên làm
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển của đời người, có thể nói đây là giai đoạn có tính chất bản lề chuyển từ trẻ em thành người trưởng thành Đối với trẻ vị thành niên, mọi vấn đề về giới tính đều rất nhạy cảm, chính vì thế nếu chỉ khơi gợi sự tò mò của VTN thì sẽ làm
cho họ muốn “ thử” làm điều mà người lớn khuyên không nên làm Vì vậy, điều quan trọng hơn là cần trang bị cho vị thành niên những kiến thức cần thiết về SKSS để từ đó họ biết cách tự bảo vệ mình
1.2.1.5 Một số đặc tính của vị thành niên đối với hành vi tinh duc
Do đặc điểm phát triển của lứa tuổi chưa hoàn toàn ổn định về nhiều chức năng sinh lí nên trẻ thường hay có những thay đổi thất thường thể hiện qua các
hành vi tính dục về sinh lí, xúc cảm, nội tiết Chẳng hạn, những bối rối khi va
chạm vào cơ thể bạn khác giới, những ám ảnh tâm lí qua các hình ảnh gây trí
tò mò, xuất hiện các tình cảm mới lạ với người khác giới Các loại hoạt động tình dục xảy ra ở lứa tuổi này thường không dự kiến trước và không thường xuyên, thường không tin rằng nguy cơ về hành vi tình dục có thể xảy ra với chính mình(có thai, lây nhiễm bệnh ) không mấy khi chủ động, chuẩn bị các biện pháp tránh thai Bên cạnh đó, tuổi VTN thích sự kín đáo, riêng tư cho nên không đến các phòng khám riêng tư để tư vấn vì sợ gặp những người quen
biết, lo lắng bố mẹ bạn bè biết mình đang sử dụng các biện pháp tránh thai
Trang 16để giải quyết, không dám đến bệnh viện để cuối cùng phải chịu những hậu
quả đáng tiếc
1.2.1.6 Ngày nay xã hội nhìn nhận vị thành niên như thế nào?
Ngày nay, nhiều xã hội vẫn nhìn nhận VTN là chưa phát triển đầy đủ về các chức năng sinh lí, thiếu trách nhiệm và chưa có khả năng để quyết định
mọi việc trong cuộc sống Bởi thế VTN phải trải qua một giai đoạn dài khi họ không được coi là trẻ con nhưng cũng chưa được coi là người lớn Thật ra, VTN biết về tình dục và có quan hệ tình dục là do sự phát triển tâm sinh lí và thường sớm hon so với suy nghĩ của người lớn và xã hội.{ I ]
1.2.2 SỨC KHỎE SINH SẢN - SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN - SỨC KHỎE TÌNH DỤC
1.2.2.1 Định nghĩa về sức khỏe sinh sản
Theo tổ chức y tế thế giới “ SKSS là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tỉnh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản”[5]
Như vậy, SKSS là sự hoàn hảo về bộ máy sinh sản đi đôi hài hòa giữa nhịp sinh học và xã hội Định nghĩa về SKSS này đã được chấp nhận tai hội nghị
quốc tế về dân số và phát triển họp tại Cairo tháng 4/1994
SKSS không chỉ giới hạn ở sức khỏe người mẹ mà nó còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến quá trình sinh sản của cả nam và nữ đến sự an
toàn và hạnh phúc trong đời sống tình dục Đồng thời, nhấn mạnh nhiều đến
quyền tự quyết của phụ nữ với việc sinh đẻ của họ SKSS có ý nghĩa xã hội, y
học sâu sắc rất nhân bản vì đã nâng cao những yêu cầu bảo vệ chức năng đặc thù của phụ nữ là chức năng sinh sản
Tóm lại, SKSS bao gồm 4 điểm chính sau :[5]
- Thứ nhất : Thai nghén và sinh đẻ an toàn, sinh con khỏe và lành mạnh, có
Trang 17- Thứ hai : Đời sống tình dục an toàn và thỏa mãn, là sự thoải mái bằng lòng, không lo lắng băn khoăn về bộ máy sinh sản
- Thứ 3: Là quyền được quyết định liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, nạo thai an toàn và hợp pháp
- Thứ 4: Là được chữa các bệnh về tình dục và vô sinh để được hưởng quyền
lợi
Vì vậy SKSS cũng hàm ý là mọi người đều có thể: + Có cuộc sống tình dục thoải mái, an toàn
+ Tự do quyết định sinh con
+ Tiếp cận các thông tin và các biện pháp KHHGĐ, an toàn, hiệu quả
+ Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sinh đẻ an toàn 1.2.2.2 Sức khỏe sinh sản vị thành niên
Là những nội dung nói chung về những vấn đề sinh sản nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên
1.2.2.3 Sức khoẻ tình dục là gì?
SKTD gắn liền với SKSS đã được WHO phát biểu từ năm 1975 như sau:
“SKTD là sự tổng hợp của các khía cạnh thể chất, tình cảm, tri thức và xã hội
của con người có tình dục sao cho cuộc sống con người phong phú hơn, tốt
đẹp hơn về nhân cách, về giao tiếp và tình yêu”.[1]
Điều đó có nghĩa là hành vi tình dục không còn là vấn đề riêng tư của mỗi
cá nhân nữa mà đã trở thành vấn đề mang tính xã hội SKSS và SKTD cũng đã được coi là quyển cơ bản của con người Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền
này, các cặp vợ chồng cũng như cá nhân lại cần phải có trách nhiệm với bản thân mình, với con cái và cộng đồng
Khái niệm SKSS và SKTD đã thể hiện nhận thức đây đủ hơn của con
người về chức năng sinh sản và tình dục, đặt ra những yêu cầu cho xã hội và trách nhiệm của các cá nhân trong việc bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cuộc sống
hạnh phúc Hiệu quả của những nỗ lực ấy sẽ được nhân lên gấp nhiều lần nếu
Trang 18biết phòng tránh và phát hiện sớm một số bệnh thường gặp trong độ tuổi sinh đẻ và trong đời sống tình dục
SKTD có liên quan chặt chẽ với SKSS, thường được coi là đồng nghĩa
Nhưng cụm từ SKSS thường được nói đến nhiều hơn vì nhiều nên văn hóa dễ
chấp nhận thuật ngữ này hơn Tuy nhiên khái niệm SKTD lại bao hàm một nội dung rộng hơn, không chỉ liên quan đến khả năng sinh sản của con người mà
còn liên quan đến những quyền cơ bản của con người như : Quyền được lựa
chon bạn tình, quyền được làm chủ cơ thể, quyền được có hạnh phúc tình dục, quyền không bị lạm dụng tình dục, quyền được tiếp cận với các biện pháp phòng ngừa bệnh LTQĐTD I]
1.2.3 NHẬN THỨC VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC
KHỎE TÌNH DỤC
1.2.3.1 Tại sao sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục lại quan trọng ? Trong mọi xã hội và ở mọi nền văn hóa, SKS S và SKTD bao giờ cũng là phần trung tâm của tổng thể sức khỏe của con người cho cả cuộc đời Đó là phần quyết định nhất cho sự phát triển của con người Hành vi sinh sản và tình dục lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi để có sức khỏe tốt cho cả nam và nữ trong những năm của thời kỳ sinh sản và sau đó, nó làm cho cuộc sống của
con người trong xã hội trở nên thú vị và huyền diệu Đồng thời nó còn ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của các thế hệ sau I]
1.2.3.2 Tại sao sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục lại đặc biệt quan
trọng đối với phụ nữ?
Trong khi SKSS và SKTD là nhu cầu phổ biến của tất cả mọi người thì đối
với phụ nữ lại có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là trong những tháng năm độ
tuổi sinh sản Phụ nữ phải chịu gánh nặng lớn nhất về vấn để sức khỏe liên
quan đến sinh sản và tình dục do nhiều lí do như : Đặc điểm sinh lí, chức năng
Trang 19Phụ nữ luôn có nguy cơ phải chịu những biến chứng khi mang thai và sinh đẻ, nạo thai khơng an tồn Hầu hết những biến chứng đó là do quá trình sử
dụng các biện pháp tránh thai Thế mà trong nhiều trường hợp những vấn đề
SKSS và tình dục của phụ nữ lại không được phát hiện và điều trị kịp thời vì
thế thường dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng
1.2.3.4 Lí do nào khiến vị thành niên tổn thương về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục?
Do rất nhiều em trong lứa tuổi VTN không nhận được các thông tin về giáo dục giới tính và vì gặp phải các trở ngại khi tiếp cận với các dịch vụ tư
van.[5]
Do các em có các hoạt động tình dục và không muốn có thai nhưng lại
không có các biện pháp tránh thai phù hợp Trên thế giới ước tính có khoảng
260 triệu em gái tuổi từ 15 - 16, trong số này có khoảng 29 triệu em (chiếm 11%) đã có hoạt động tình dục Nhiều em phải thôi học vì mang thai ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cơ hội tìm kiếm việc làm và ảnh hưởng đến sức
khoe.[5]
Do người nữ không cần phải có cảm hứng trong quan hệ tình dục mới mang thai mà với các hoạt động tình dục thụ động vẫn có kết quả Vì thế, có
một thực tế là nhiều người nữ trong độ tuổi vị thành niên đã bị cưỡng bức tình dục và hậu quả của nó là họ phải mang thai ngoài ý muốn Điều này không chỉ gây tổn thương về SKTD mà còn ảnh hưởng đến SKSS của người bị hại.[5]
1.2.3.5 Những tổn thất về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục
Nhiều số liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, có một tỷ lệ cao những
bệnh có thể phòng ngừa được nhưng trong thực tế lại thường gây ra những tổn
thất không đáng có, thường dẫn đến tật nguyền hoặc tử vong Nguyên nhân là
do sự thiếu hiểu biết của con người về các loại bệnh do quan hệ tình dục và
sinh sản Những người trong độ tuổi VTN chiếm một tỷ lệ đáng kể trong
Trang 20Mỗi ngày trên thế giới có ít nhất 1600 phụ nữ chết do biến chứng của thai nghén và sinh đẻ Biến chứng do thai nghén sinh đẻ và nạo phá thai khơng an tồn là nguyên nhân dẫn đến tử vong hoặc vô sinh.[5]
1.2.3.6 Thế nào là quyên sinh sản?
Quyền sinh sản(nêu trong chương trình hành động của hội nghị quốc tế về dân số và phát triển năm 1994 tại Cairo viết tất là ICPD), được nêu lên dựa trên những phát biểu về nhân quyền Bao gồm quyền có một đời sống về tình
dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh đẻ và được tự do quyết định muốn
đẻ hay không, đẻ khi nào và đẻ bao nhiêu Điều cuối của phát biểu trên muốn nói rằng phụ nữ, nam giới và VTN có quyền được biết và tiếp cận với mọi loại dich vu y tế có chất lượng cao, có quyên có được những thông tin về SKSS để
có thể chủ động tiếp cận với các biện pháp sinh sản an toàn và có hiệu quả, có thể chấp nhận và lựa chọn các dịch vụ điều khiển sinh sản trong giới hạn của luật pháp Những quyền này cũng bao gồm cả sự không phải chịu đựng mọi loại hình bạo lực, ép buộc va phân biệt nào.[ 16]
1.2.3.7 Thế nào là chăm sóc sức khỏe toàn diện?
Điều này cũng được nêu lên trong chương trình hành động ICPD - 1994 nói trên Một hệ thống chăm sóc SKSS được coi là toàn diện bao gồm những công việc như sau: Dịch vụ, thông tin và tư vấn có chất lượng cao về KHHGĐ, chăm sóc trước, trong và sau khi đẻ Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, kể cả
tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ, phòng ngừa và điều trị các bệnh
LTQĐTD và nhiễm khuẩn ở đường sinh sản, nạo phá thai an toàn và sử lí các biến chứng liên quan đến nạo phá thai, điều trị vô sinh, thông tin giáo dục và
truyền thông về tính dục người Các dịch vụ cần có sự liên kết chặt chẽ với
nhau thông qua các hình thức lồng ghép hoặc một hệ thống chuyển tuyến có hiệu quả giữa các đơn vị làm nhiệm vụ chăm sóc l ]
Cần chú ý rằng, nâng cao trách nhiệm của các bậc cha mẹ là một yêu cầu
Trang 211.3 NHỮNG THAY ĐỔI TRONG GIAI ĐOẠN VỊ THÀNH NIÊN
Đặc trưng cơ bản của nhóm VTN có thể xác định bởi những biến đổi
thường xuyên, liên tục về 3 mặt cơ bản đó là : thể chất, nhận thức và hành vi
Cụ thể : [11]
- Thể chất : VTN là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất về thể
chất trong cuộc đời của mỗi người Về mặt y học, nó là giai đoạn chuyển biến
từ 1 đứa trẻ non nớt thành 1 người lớn khỏe mạnh
- Nhận thức : VTN cũng là giai đoạn thay đổi nhanh chóng nhất về tâm lí,
tình cảm, nhận thức mà trong nhiều trường hợp chính sự thay đổi còn có thể
gây “sốc” cho chính con người ở giai đoạn này Do đó, nó cũng là giai đoạn
gây ra nhiều biến động nhất trong sự hình thành những giá trị đạo đức, lối sống và nhân cách của mỗi người
- Hành vi : Từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, VTN cũng là nhóm nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi Do đó, rất nhiều
hành vi của nhóm tuổi này luôn là khó hiểu, khó lường trước được đối với những thế hệ khác, đặc biệt là người lớn tuổi
1.4 NHỮNG NGUY CƠ VỀ SỨC KHỎE DO THAI NGHÉN Ở VỊ THÀNH NIÊN
- Cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh
- Sự thành thục sinh dục chưa đạt được những yêu cầu sinh học cần thiết
- Các hiểu biết về sinh lí thụ thai, các biện pháp tránh thai chưa đây đủ hoặc chưa được hướng dẫn đầy đủ
- Khi có thai có các biểu hiện tâm lí bất thường như : Xấu hổ, lúng túng sợ
tai tiếng nên không đến các cơ sở y tế KHHGŒĐ để có những lời khuyên thích đáng, dẫn đến phá thai muộn thường gây hậu quả không tốt
- Tỷ lệ tai biến do xảy thai cao hơn lứa tuổi ngoài 20
- Nguy cơ tử vong do sinh đẻ cao - Tỷ lệ phải can thiệp khi sinh cao
Trang 22- Mẹ thiếu máu, suy dinh dưỡng - Tỷ lệ trẻ em thiếu cân tăng
1.5 NGUY CO LAY NHIEM BENH LAY TRUYEN QUA DUONG TINH DUC VA
HIV/AIDS
Theo tổ chức y tế thế giới, hàng năm có 250 triệu người mới bị nhiễm các bệnh LTQĐTD mà hàng đầu là ở lứa tuổi 20 - 24, sau đó là 15 - 19 tuổi.[10]
Lí do lây nhiễm bệnh LTQĐTD cao ở lứa tuổi VTN là : - Không hoặc ít dùng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Do có những cuộc tình “ngẫu hứng” nên không phòng hộ hoặc không biết cách phòng hộ
- Nguy cơ lớn nhất là có quan hệ tình dục với nhiều đối tượng hoặc 1 đối tượng nhưng họ có nhiều bạn tình
- Do bị lạm dụng tình dục
- Thiếu hiểu biết về SKSS và SKTD
Chính vì những lí do trên mà tuổi vị thành niên có thể đứng trứơc những nguy cơ như : Vơ sinh, chửa ngồi tử cung, HIV/AIDS, lây nhiễm bệnh 1.6 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN DE MAC BỆNH LTQĐTD
- Chưa được thông tin đầy đủ về các bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.[10] - Chưa nhận thức được mối nguy cơ và tầm quan trọng của việc phòng chống lây nhiễm bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS.[10]
- Phụ nữ trẻ còn khó khăn, lúng túng khi thảo luận, vận động bạn tình về sự an toàn bảo vệ tránh có thai và các bệnh LTQĐTD.[10]
1.7 HẬU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI DO VẤN ĐỀ VỀ THAI NGHÉN VÀ SINH ĐÉ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
- Hạn chế khả năng học tập dẫn đến giảm cơ hội tìm được việc làm tốt
Trang 23- Nhà nước chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con Xã hội chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém, vả lại có con sớm dẫn đến phải thôi học, làm tăng dân số Khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, VTN bỏ học để đi làm, có khi từ bỏ quyền làm mẹ, thậm chí có trường
hợp giết cả đứa trẻ mới sinh hoặc bi quan tự tử, làm gái mại dâm.[ I0] 1.8 CHAM SOC SKSS 6 LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
1.8.1 THÔNG TIN GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
Trước hết phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu hiểu biết những dịch vụ mà VTN cần biết
Xác định vai trò của gia đình và xã hội đối với VTN Do đó, việc giáo dục giới tính có vai trò quan trọng đối với tuổi vị thành niên
1.8.1.1 Mục đích của việc giáo dục giới tính
Xây dựng nhân cách cho VTN để nhân cách ấy phát triển phù hợp với yêu
cầu, nguyện vọng của xã hội Biểu hiện cụ thể :
+ Sự hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và trách nhiệm xã hội
+ Xây dựng mối quan hệ nhân văn có trách nhiệm, bình đẳng giữa nam, nữ + Yêu đương lành mạnh trong sáng
1.8.1.2.Nội dung thông tín giáo dục truyền thông - Giáo dục về giới tính, SKSS và SKTD ở tuổi VTN
- Những nguy cơ đo thai sản ở tuổi VIN
- Cung cấp các thông tin và cách phòng chống các bénh LTQDTD - Phổ biến vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục
- Những nguy cơ dẫn đến vô sinh
- Giải thích những đồn đại không đúng về tuổi VTN 1.8.2 NỘI DUNG VỀ TƯ VẤN
- Nguy cơ và ảnh hưởng có thai sớm
- Cung cấp và sử dụng các biện pháp tránh thai - Nạo hút thai an toàn
Trang 24- Cách phòng tránh nghiện ma túy
1.8.3 CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VTN
- Thông tin đại chúng : loa đài, sách, tỉ vi - Đưa giáo dục giới tính vào nhà trường
- Qua các đoàn thể - Giáo dục đồng đẳng
- Giáo dục trong gia đình
1.9 CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Việc thụ thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Tỉnh trùng gặp trứng để thụ tỉnh tạo thành hợp tử, phôi phải bám vào được tử cung để làm tổ và phát triển Do đó, cơ sở sinh lí chủ yếu của việc tránh thai là sử dụng các phương
pháp để ngăn cản các quá trình trên[5] Các biện pháp tránh thai nhằm vào mục đích sau :[5]
* Ngăn cản không cho tỉnh trùng gặp trứng để thực hiện quá trình thụ
tỉnh Cụ thể :
- Triệt sản nam : Thất hay cắt ống dẫn tinh làm tinh trùng không được phóng
vào âm đạo
- Triệt sản nữ : Thất hay cắt ống dẫn trứng làm cho trứng không gặp được tinh trùng - Dùng bao cao su : Được chế tạo từ cao su, có tác dụng ngăn cắn tinh trùng gap trứng - Thuốc diệt tỉnh trùng : dạng kem hay bột hoặc viên được đặt trong âm đạo để diệt tỉnh trùng
- Mũ cổ tử cung : có hình mũ chụp vào cổ tử cung
- Xuất tinh ra ngoài : ngăn không cho tỉnh trùng gặp trứng - Tính vòng kinh
- Thuốc tránh thai : dạng uống, dạng tiêm
Trang 25- Vòng tránh thai : Được làm bằng kim loại, có tác dụng làm thể vàng tiêu nhanh dẫn đến hiện tượng làm giảm hoocmon trợ thai làm cho phôi không
phát triển và làm tổ được
CHƯƠNG ll: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các em học sinh lớp 8 THCS thuộc 2 trường của huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng, với tổng số đối tượng nghiên cứu
là 302 em ở lứa tuổi 13,14, 15
- Trường THCS Nước Hai huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng gồm 3 lớp : 8A,
8B, SC với 140 em học sinh, trong đó có 68 nam và 72 nữ (Lớp 8A,8B thuộc khối thực nghiệm và 8C thuộc khối đối chứng)
- Trường THCS Đức Long huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng gồm 162 em học sinh, trong đó có 79 nam và 83 nữ (Lớp 8A, 8B thuộc khối đối chứng và lớp 8C thuộc khối thực nghiệm)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu : Các đối tượng được chọn theo
phương pháp điều tra ngang Điều tra trên hàng loạt các em học sinh ở cùng một lứa tuổi, trong cùng 1 thời gian tại khu vực được chon
-Phương pháp tiến hành giảng dạy :
+ Đọc và nghiên cứu tài liệu, bổ sung kiến thức giáo dục SKSS vào bài giảng
SH8
+Tiến hành giảng các bài trong chương trình SH 8 có kiến thức bổ sung cho
khối thực nghiệm và giảng chương trình bình thường cho khối đối chứng
- Phương pháp trắc nghiệm
+ Nghiên cứu tài liệu, soạn các câu hỏi trắc nghiệm dựa vào nội dung giảng
dạy
+ Yêu cầu học sinh đọc và điển vào các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu điều
Trang 26- Phuong pháp xử lí số liệu : Dùng xác suất thống kê để xử lí các số liệu thu được
2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CUU
- Từ tháng 2/2006 - 6/2006 : Đọc và nghiên cứu tài liệu
- Từ tháng 6/2006 - 9/2006 : Soạn các kiến thức SKSS vào chương trình SH 8 - Từ tháng 9/2006 - 4/2007 : Tiến hành giảng dạy chương trình có bổ sung
kiến thức cho khối thực nghiệm và chương trình bình thường cho khối đối
chứng
Trang 27CHUONG II KET QUA NGHIEN CUU 3.1 KET QUA NGHIEN CUU VE LY THUYET
Nội dung giải phẫu sinh lí người và vệ sinh là phần kiến thức được coi là
quan trọng nhất trong chương trình SH 8 Bởi nó cung cấp cho các em những hiểu biết mang tính chất khoa học về cấu tạo cơ thể, về vai trò sự hoạt động
của từng cơ quan, bộ phận, nó cung cấp các kiến thức cần thiết cho việc đảm
bảo SKSS Dựa trên những cơ sở đó, hình thành cho các em những biện pháp vệ sinh, bảo vệ tăng cường sức khoẻ, biết cách phòng và tránh các bệnh tật,
góp phần nâng cao khả năng và năng suất lao động
Cấu trúc nội dung trong chương trình SH 8 được sắp xếp và thể hiện 1 cách logic và có hệ thống Bài trước làm cơ sở cho những bài sau Kiến thức
được trình bày từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, theo nguyên tắc tổng
hợp sơ bộ, phân tích và cuối cùng là tổng hợp ở mức cao hơn
Cùng với các kiến thức chuyên khoa có trong nội dung của SGK còn có
các kiến thức mang tính chất đại cương, làm cơ sở để giúp các em tiếp thu các
kiến thức sinh học sau này Ngoài ra, trong nội dung còn có các kiến thức hỗ trợ cho các môn khoa học khác như : y học, tâm lí học, vật lí, hoá học
Cụ thể cấu trúc chương trình Sinh học 8 gồm các chương sau :
Chương I KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Nội dung của chương giới thiệu khái quát về cơ thể người, các đơn vị cấu trúc của cơ thế( Tế bào, mô), cấu tạo và chức năng của nơron, phản xạ và cung
phản xạ
Trang 28Giới thiệu khái quát về bộ xương, các loại xương và cơ Trình bày tính chất và hoạt động của xương, cơ Dựa trên cơ sở đó, nêu hướng tiến hoá của hệ vận động và đề ra các biện pháp vệ sinh hệ vận động
Chương II TUẦN HOÀN
Từ cấu tạo và chức năng, hoạt động của hệ tuần hoàn đã đề ra các biện pháp vệ sinh hệ tuần hoàn Đây chính là nội dung trình bày ở chương III
Chương IV HÔ HẤP
Giới thiệu cấu tạo hệ hô hấp, chức năng và cách vệ sinh hệ hô hấp để ngăn
chặn các bệnh về đường hô hấp
Chương V TIÊU HOÁ
Giới thiệu khái quát về các bộ phận của hệ tiêu hoá, trình bày quá trình tiêu
hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng của từng bộ phận trong hệ tiêu hoá Trên cơ sở đó đề ra biện pháp vệ sinh hệ tiêu hóa
Chương VI TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Mỗi cơ thể sống là một hệ mở trao đổi chất với môi trường, có tích luỹ thì
đào thải Đây chính là nội dung được thể hiện trong chương VI
Chuong VII BAI TIET
Giới thiệu cấu tạo và vai trò của thận, trình bày quá trình tạo thành nước tiểu
ở thận Từ đó đề ra biện pháp vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu Chương VINH DA
Trình bày cấu tạo và chức năng của da Trên cơ sở đó đề ra biện pháp vệ
sinh da
Chương IX THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Hệ thần kinh rất quan trọng đối với cơ thể con người Chính vì thế, trong
chương này giới thiệu về cấu tạo và vai trò của hệ thần kinh, chức năng của
Trang 29Chuong X NOI TIET
Giới thiệu về vai trò của các loại hoocmon và ảnh hưởng của nó đến quá trình trao đổi chất của cơ thể Đồng thời đi sâu vào trình bày cấu tạo của từng
tuyến cụ thể, các hoocmon mà chúng tiết ra có tác dụng như thế nào đến cơ thể? Qua đó trình bày sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
Chương XI SINH SẢN
Nội dung của chương này rất quan trọng đối với các em học sinh ở lứa tuổi này, bởi nó là cơ sở để các em hiểu rõ về cơ thể mình để từ đó có những biện pháp bảo vệ đúng đắn Do đó, nội dung của chương này trình bày cấu tạo
cơ quan sinh dục nam, nữ và sự phát triển của thai, cơ sở khoa học của biện
pháp tránh thai Đồng thời nêu lên một số bệnh phổ biến LTQĐTD và cách phòng chống
Như vậy, thấy nội dung các chương của chương trình Sinh học 8 đều thể
hiện theo một cấu trúc chung đó là : Từ kiến thức khái quát về cấu tạo của một
cơ quan thuộc hệ cơ quan nào đó, trình bày các biện pháp vệ sinh để bảo vệ cơ
thể, bảo vệ hệ cơ quan đó
3.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BỔ SUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 8 PHỔ THƠNG NHẰM MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC SKSS VỊ THÀNH NIÊN
Sau khi học xong chương trình Sinh học 8, các em phải nắm được một cách khái quát đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của cơ thể con người Từ đó đề ra được các biện pháp vệ sinh bảo vệ cơ thể, nâng cao năng suất lao
đông Vì vậy, việc giảng dạy giải phẫu sinh lí người ở các trường THCS cần
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
+ Cung cấp kiến thức cơ bản PT một cách có hệ thống về giải phẫu sinh lí người sát với thực tiễn Việt Nam
+ Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng kỹ xảo để các em có thể vận dụng lí
thuyết đã học vào thực tiễn đời sống
+ Phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện năng lực nhận thức, khả năng phân
Trang 30+ Giúp học sinh tiếp cận với thế giới quan khoa học, chống lại quan điểm duy tâm siêu hình
Nhận thức được sự hiểu biết của các em về SKSS còn chưa đầy đủ Vì vậy,
cần bổ sung các kiến thức về vấn đề này cho các em để các em có hành trang
để chuẩn bị bước vào cuộc sống lứa đôi, tạo lập gia đình, có thể đẩy lùi phần
nào những bất hạnh mà các em phải gánh chịu
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài luận văn nên tôi chỉ đi sâu vào bổ sung kiến thức SKSS vào chương trình Sinh học 8 nhằm giáo dục giới tính và chăm sóc SKSS cho các em
Các kiến thức trong chương trình Sinh học 8 đều rất hợp lí, logic Tuy
nhiên, đứng về góc độ chăm sóc SKSS cho trẻ vị thành niên tôi thấy trong các bài cần bổ sung một số kiến thức như sau :
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI Bài 1 Cấu tạo cơ thể người
Nội dung SGK Bổ sung kiến thức
I Cấu tạo 1 Cấu tạo
1 các phần cơ thể 1 các phần cơ thể
2 Các hệ cơ quan 2 Các hệ cơ quan
II Sự phối hợp hoạt động của các | II Sự phối hợp hoạt động của các cơ
cơ quan quan
- Khi mang thai người mẹ cần chú ý đến sức khỏe, mọi hoạt động bình
thường của các hệ cơ quan khác góp phần giúp cho thai nhi phát triển bình
thường Nếu bị bệnh, người mẹ uống
thuốc kháng sinh không đúng liều chỉ định của bác sĩ sẽ làm cho thai nhi phát
triển không bình thường, đặc biệt là hệ
Trang 31
than kinh Nhu vay, sé khong dam bao SKSS sau nay - SKSS là một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tỉnh thần và xã hội Để có được SKSS thì ngay từ khi hình thành hợp tử phải có các tế bào trứng và tỉnh trùng khỏe Phôi, thai và trẻ phải được nuôi dưỡng phát triển trong điều kiện thật tốt Bài 3 Tế bào Nội dung SGK Bổ sung kiến thức
1 Cấu tạo tế bào 1 Cấu tạo tế bào
H Chức năng của các bộ phận | - Cơ thể người được hình thành từ hợp
trong tế bào tử, hợp tử được hình thành từ tế bào
II Hoạt động sống của tế bào trứng và tỉnh trùng Nên để có một thai
- Tế bào có mối quan hệ chặt chẽ | nhi khỏe mạnh thì cần phải có tế bào với cơ thể và môi trường trứng và tinh trùng khỏe mạnh
- Chức năng của tế bào là thực
hiện sự trao đổi chất và năng lượng,
cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động
- Ngoài ra khi tế bào lớn lên, phân
chia làm cho cơ thể tăng về kích
thước và số lượng, tức là cơ thể lớn
lên và có khả năng sinh sản
Trang 32
Noi dung SGK Bổ sung kiến thức I Cung phản xạ 1 Phản xạ - Mọi hoạt động của cơ thể đều là cung phản xạ - Phản xạ là một phản ứng của cơ
thể trả lời các kích thích của mơi trường ngồi, trong Dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
I Cung phẩn xạ
1 Phản xạ
- Ngay từ khi mang thai, người mẹ phải luôn được chăm sóc đặc biệt, tránh
những chất độc hại vào cơ thể như thuốc
kháng sinh, thuốc lá
- Trong những tháng đầu người mẹ phải
tránh nhiễm các loại virut : Virut cúm, virut viém gan B, HIV
- Sau khi sinh phải đảm bảo đủ sữa để cho bé bú đồng thời tăng cường các chất dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh bình thường CHƯƠNG II VẬN ĐỘNG Bài 7 Bộ xương Nội dung SGK Bổ sung kiến thức 1 Các phần chính của bộ xương
- Bộ xương người được chia làm
3 phần là: Xương đầu, xương thân
và xương chi
- Xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn, chứa não TH Phân biệt các loại xương - Gồm 3 loại: + Xương dài: hình ống (xương đùi, cẳng chân ) I Các phần chính của bộ xương
- Khi bào thai trong bụng mẹ và cả trẻ
em, xương sụn chiếm tỷ lệ cao Đặc biệt
Ởở xương sọ có một số rãnh giữa các
mảnh tạo thành thóp Khi sờ vào trán trẻ thấy rõ thóp trán, chính vì vậy khi chăm
sóc trẻ phải đặc biệt chú ý
1I Phân biệt các loại xương
- Xương cánh chậu có tác dụng nâng đỡ thai nhi khi mang thai Xương này có
khả năng cứng hơn và xương cứng khi
Trang 33
+ Xương ngắn: Xương đốt sống, xương CỔ tay
+ Xương det: Xuong ba vai, xương cánh chậu
phụ nữ càng lớn tuổi Do vậy, không nên
có thai lúc tuổi quá cao Những người mang thai nên đi lại nhẹ nhàng để dễ
dàng hơn trong quá trình đẻ Bài 8 Cấu tạo và tính chất của xương Nội dung SGK Bổ sung kiến thức I Thành phần hóa học và tính chất của xương
- Xương được cấu tạo từ chất hữu
cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chủ yếu là canxi Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo Tỷ lệ chất cốt giao thay đổi theo tuổi I Thành phần hóa học và tính chất của xương
- Trong quá trình phát triển của cơ thể, thành phần hóa học của xương luôn thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện nhất định Chẳng hạn chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể sẽ gây ra các bệnh về xương như : Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn tuổi Chính vì vậy, trong cuộc sống cân có những biện pháp giúp xương chắc khỏe
như sau:
+ Về dinh dưỡng: Cần cung cấp chất
dinh dưỡng giàu Ca, P, vitamin D Đặc
biệt là đối với người mẹ mang thai
+ vận động: Cần hoạt động tập thể dục
thể thao thường xuyên để xương luôn
dẻo dai, đối với người mang thai thì đi lại nhẹ nhàng là tốt nhất
+ Ngoài ra, trẻ em phải thường xuyên
được tắm nắng lúc buổi sáng để bổ sung vitamin D chống bệnh còi xương
Trang 34
Bài 10 Hoạt động của cơ
Nội dung SGK Bổ sung kiến thức
II Su mdi co II Su mdi co
1 Nguyén nhan cua su moi co 1 Nguyên nhân của sự mỏi cơ 2 Biện pháp chống mỏi cơ 2 Biện pháp chống mỏi cơ
- Lao động và nghỉ ngơi hợp lí - Khi phụ nữ có thai việc chăm sóc
cơ thể phải đặc biệt chú ý, trong thời
gian này, người mẹ tránh lao động
nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lí, nên vận động nhẹ nhàng để tránh bị mỏi cơ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi Khi bị mỏi cần được xoa bóp, nghỉ ngơi Ngoài ra tính thần phải luôn vui vẻ thoải mái Bài I1 Tiến hóa của hệ vận động Vệ sinh vận động Nội dung SGK Bổ sung kiến thức
II Vệ sinh hệ vận động ILL Vệ sinh hệ vận động
- Để xương và cơ phát triển cân | - Khi người mẹ mang thai tránh không đối cần rèn luyện thể thao thường | được lao động nặng, mang vác những vật
xuyên, lao động vừa sức nặng vì có thể gây sảy thai khi quá sức
- Khi mang vác và khi ngồi học | - Em gái khi còn nhỏ cũng cần chú ý
cần lưu ý chống cong vẹo cột | khi mang vác vật nặng, nó có thể làm bộ
sống xương phát triển không cân đối, đặc biệt
Trang 351a xuong chau
CHƯƠNG II TUẦN HOÀN
Bài 14 Bạch cầu - miễn dịch Nội dung SGK Bổ sung kiến thức I Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
II Mién dich
Loai ngudi khong bao gid bi mac một số bệnh của các động vật khác như toi gà, lở mồm long móng ở trâu bò Đó là miễn dịch bẩm sinh Người nào đã từng một lần bị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau đó không bị mắc lại bệnh đó nữa Đó là miễn dịch tập nhiễm
Người nào đã từng được tiêm phòng vacxin của một bệnh nào
đó, người ấy cũng có miễn dịch
với bệnh đó Đây là miễn dịch
nhân tạo
L Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
- Người mẹ khi mang thai cần phải được tiêm phòng vacxin để tăng khả năng
kháng thể cho thai nhi đồng thời tăng
kháng thể cho bản thân như : Tiêm vacxin uốn ván
- khi mang thai, người mẹ đặc biệt chú ý
sức khỏe trong 3 tháng đầu vì 3 tháng đầu
các tế bào gốc đang phân chia, biệt hóa để hình thành cơ thể mới Nếu bị virut xâm nhập gây bệnh, ví dụ như virut cúm thì
cần phải được bác sĩ khám và kê đơn thuốc, không được uống kháng sinh tùy
tiện Khi sinh con, nên cho con bú ngay sau khi mới sinh vì sữa đầu có hàm lượng
kháng thể cao
- Trẻ em cần được tiêm phòng vacxin
định kỳ để chống các bệnh như lao, sởi
Bài 15 Đông máu và nguyên tắc truyền máu
Trang 36Noi dung SGK Bổ sung kiến thức
I Dong mau
ở người bình thường, một vết đứt
tay hay vết thương nhỏ làm máu
chảy ra ngoài da, lúc đầu nhiều,
sau ít dần rồi ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương
I Dong mau
- Người mẹ khi mang thai phải tránh
những va chạm gây thương tích như xây
sát, dao cắt Vì khi đó cơ thể sẽ bị mất một lượng máu gây thiếu máu cơ thể Vì
vậy, lượng máu cung cấp dinh dưỡng cho thai bị hạn chế làm cho thai phát triển
không bình thường
- Sau khi sinh, người mẹ chảy nhiều máu do đó cần xử lí kịp thời để tránh tổn hại đến sản phụ
- Khi mang thai, lỡ bị sảy thai gây băng huyết thì cần đưa đi cấp cứu, kịp thời xử lí
để hạn chế sự mất máu gây thiếu máu cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người
mẹ và em bé
- Các em gái, Phụ nữ khi có kinh nguyệt cần chú ý đến chế độ ăn uống vì trong mấy ngày này cơ thể mất nhiều máu, do đó cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể Bài 16 : Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Nội dung SGK Bổ sung kiến thức
I Tuần hoàn máu
Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ
mạch tạo thành vòng tuần hoàn
nhỏ và vòng tuần hoàn lớn Vòng I Tuần hoàn máu
- Khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ,
thai cần thêm nhiều ôxi và cũng thải ra ngoài nhiều chất cặn bã Do đó thể tích
Trang 37tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi oxi và co Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện trao đổi chất
máu, lưu lượng máu qua tim, tần số co
bóp tim ở mẹ phải tăng lên để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thai Ngoài ra, thai cần tăng lên số lượng chất dinh dưỡng nên đã tạo một phản xạ thu nhận chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ Do đó người mẹ phải được cung cấp đầy đủ chất vitamin, khống chất và prơtein cho bản
thân và cho thai nhi Như vậy nếu người mẹ ăn kiêng không thích hợp sẽ gây
thiếu hụt ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của thai
- Ở các em, khi bước vào tuổi dậy thì
thường xuyên xuất hiện các triệu chứng
mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, kém tập trung
Là do sự thay đổi sinh lí trong cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn làm lượng máu lên não thiếu Các em chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống bình thường, tập thể thao hợp lí sẽ hết tình trạng đó Bai 18 Van chuyển máu qua hệ mạch Vệ sinh hệ tuân hoàn Nội dung SGK Bổ sung kiến thức I Sự vận chuyển máu qua hệ mạch Il Vé sinh tim mach 1 Cần bao vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
Khi tim phải đập nhanh hơn, giả I Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Il Vé sinh tim mach
1 Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Người mang thai cần chú ý đến hệ mạch không những để bảo vệ tốt cơ thể
Trang 38
sử 150nhjp/phút, mỗi chu kì co
tim chỉ còn 0,4s, thời gian tim co
khoảng 0,25s và thời gian dãn để phục hồi khoảng 0,15s Nếu tình trạng này quá lâu, cơ tim sẽ suy kiệt dần và tới một lúc nào đó sẽ
ngừng đập hoàn toàn
Có nhiều nguyên nhân làm cho
tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim
Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch
Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có
hại cho tim, làm hư hại đến màng tim, cơ tim hay van tim
Các món ăn chứa nhiều mỡ động
vật cũng có hại cho hệ tim mạch
mình mà còn bảo vệ thai nhi phát triển
bình thường Trong thời gian này mọi hoạt động của thai nhi đều phụ thuộc vào
cơ thể mẹ, lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ Do đó tần số thở, lưu lượng máu về
tim của người mẹ tăng lên đáp ứng nhu cầu của thai nhi Muốn đảm bảo được điều đó thì người mẹ cần chú ý: không được xúc động quá mức, không sử dụng các chất kích thích như : Rượu, thuốc lá, ma túy Tránh lao động quá sức, ăn uống
hợp lí để bổ sung máu cho cơ thể, uống nhiều nước, giữ gìn cơ thể không bị xâm nhập bởi các virut gây hại cho cơ thể và
thai nhi Nên đi lại vận động nhẹ nhàng, tỉnh thần luôn thoải mái, vui vẻ
CHƯƠNG IV HỆ TUẦN HOÀN Bài 20 Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Nội dung SGK Bổ sung kiến thức
I Khái niệm hô hấp
Từ xa xua, con người đã hiểu
rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở Cơ thể còn thở nghĩa là còn
sống và ngược lại
Mọi hoạt động sống của tế bào
L Khái niệm hô hấp
- Thai nhi thực hiện trao đổi khí thông
qua cơ thể mẹ Do đó để cung cấp lượng
khí cho thai nhi thì người mẹ phải chú ý đến việc bảo vệ hệ hô hấp của mình
Người mẹ cần sống trong môi trường
Trang 39
và cơ thể đều cần năng lượng Sự
sản sinh và tiêu dùng năng lượng
trong cơ thể có liên quan với O2 và
CO2
thoáng khí, không khí trong lành, không ô nhiễm, không hút thuốc lá vì thuốc lá
đặc biệt tổn hại đến phổi, gây bệnh cho phổi
- Ngay từ nhỏ, người mẹ phải chú ý đến
môi trường sống của con mình, cho các em sống trong môi trường xanh, sạch,
đẹp Không cho trẻ tiếp xúc với thuốc lá,
có như vậy mới đảm bảo sức khỏe cho trẻ về sau này, nhất là về SKSS Bài 21 Hoạt động hô hấp Nội dung SGK Bổ sung kiến thức I.Thông khí ở phối
- Không khí trong phổi cần thường xuyên thay đổi thì mới có đủ oxi cung cấp liên tục cho máu
đưa tới tế bào Hít vào và thở ra
nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí - Cứ 1 lần hít vào và thở ra được coi là một cử động hô hấp Số cử động hô hấp trong l phút là nhịp hô hấp - Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của lồng ngực và các cơ hô hấp I Thông khí ở phối
- Khi kích thước của thai lớn dần sẽ có
những thay đổi trong cơ thể mẹ như: Sự
mở rộng đạ con, sự thay đổi của khoang xương chậu, sự nâng lên của các xương sườn Đồng thời các cơ quan trong
khoang bụng bị đẩy lên tác động tới cơ hoành Làm cho nhịp hô hấp, cử động hô hấp của người mẹ khó khăn hơn Do đó người phụ nữ mang thai cần chú ý
Trang 40
nâng cao sức khỏe cho cơ thể Đó là cơ
sở để góp phần làm tăng sức khoẻ sinh sản sau này Bài 22 Vệ sinh hô hấp Nội dung SGK Bổ sung kiến thức I Cần bảo vệ hệ hô hap khỏi các tác nhân có hại - Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho cơ quan hô hấp ở những mức độ khác nhau II Cần táp luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh - Nếu được luyện tập thể dục thể thao đúng cách sẽ có được tổng dung tích của phổi là tối đa và
lượng khí cặn là tối thiểu, nhờ vậy mà có được dung tích sống lí tưởng - Luyện tập để thở bình thường mỗi nhịp sâu hơn và giảm số nhịp thở trong mỗi phút
- Hiệu quả trao đổi khí còn phụ
thuộc vào hệ tuần hoàn
I Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác
nhân có hại
- Đối với người mẹ mang thai cần sống trong môi trường không khí trong sạch, đặc biệt tránh những làn khói do thuốc lá, tránh hút thuốc lá vì thuốc lá có thể gây say thai, đẻ non, con sinh ra không khỏe mạnh - Trẻ em muốn bảo vệ sức khỏe bản thân và SKSS cần tránh xa thuốc lá Sống trong môi trường sạch không khí Trẻ em cũng chính là những đối tượng
dễ bị các loại bệnh về hô hấp như viêm
phế quản, sưng amidan, cúm Do đó
trẻ em cần được chăm sóc tốt về sức khỏe, giữ ấm về mùa đông
- Nên cho trẻ luyện tập thể dục thể
thao ngay từ khi còn bé, làm tăng dung
tích sống Đó sẽ là cơ sở để bảo vệ hô hấp cho sức khỏe sau này