1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đa dạng thành phần loài và đăc điểm phân bố của bọ nhảy (Insecta Collembola) ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận

60 754 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 20,19 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: SINH - KTNN

oR oR oe aK a a CK

PHAM THI KIM DUNG

DA DANG THANH PHAN LOAI

A DAC DIEM PHAN BO CUA BO NHAY INSECTA: COLLEMBOLA) O KHU VUC

DAI LAI VA VUNG PHU CAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Động vật học

Trang 2

LOD CAM ON

Trong quá trình hoàn thành ludn van ndy, t6i da nhaén được nhiều sự giúp đỡ quý 0áu của các đơn 0ị 0à cá thân Nhâm địp nảy, t6i xin bày tỏ lòng biết ơn chẩn thành tà sấu sắc tới:

PGS.TS Nguyén Tri Tién, GVC Ths Vuong Thi Hod - nhiing người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ Báo trong suốt quá trình

tôi trục hiện đề tải

Cac thdy cé trong Rhoa sinh KINN, truéng DHSP Ha N6i 2 những người đã trực tiếp giảng day, truyén thu nhiing Rién thiic vd Kỳnh nghiệm quý báu để tơi hồn thành tốt Khố học

®an lãnh đạo Tiện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vat, Tram

da dang sinh hoc Mé Linh va UBND xa Ngoc Thanh, Phúc Yên,

Vinh Phuic da tao diéu kién thudn loi cho téi trong viéc thu mdu va sưu tâm tài liệu

Lanh dao vd tép thé cén 66 Rhoa hoc phong Sinh thdi vd Moi

trường đất đã động vién giip dé t6i hodn thanh céng viéc

Cuối cùng, tôi xịn gửi lời cẩm ơn tới những người thân 0à Bạn 6é da lun 6 bên động viên, giúp đỗ tôi

Ha N61, thang 5 ndm 2008

Trang 3

LOI CAM DOAN

‘Toi xin cam doan:

Day la edng trìnE nghién au cua xiên toi ‘Tat od ede số lieu va het qua nghién sứu trong luận van nay La fuung thue va

chua được ai eng be hay sử dụng ade bao oé mot hoe ot nao tte tiude

ath ray

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG BIEU VA DO THI

MO

1.1 Tình hình nghiên cứu bọ nhảy trên thế 1.2 Tinh hinh nghién cứu bọ nhảy ở Việt

2.1 Đối tượng nghiên

2.2 Thời gian nghiên

24 Địa điểm nghiên

24 Phương pháp nghiên 2.4.1 Nghiên cứu ngoài thực 2.4.2 Nghiên cứu tại phòng thí

2.4.3 Xử lý số

I0 16

2.5 Vai nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên

2.5.1 Vi tri dia

Vice cece eee cece ene eee e nee eee seen ene ee eens tense teen enaee 16

2.5.2 Dia hinh, dia

2 17

2.5.3 Khí

hậU C00000 0200 211 n5 n ĐH ĐK n E n nk nh se 17

Trang 5

2.5.3 Đất

II 18

2.5.6 Dân

2= E EEE En enn ene EEE EE EEE eee Ete 18

Chuong 3: KET QUA NGHIEN

UU Loc ccccccectteceeeeeeeeeettnees 19

3.1 Thanh phan loai 0 khu vuc nghién

CU cece cece cece ae eae cence eee ee 19 3.1.1 Danh sách thành phần 0 19 3.1.2 Thành phần phân loại HỌC e eect eect e eens cece ee ee en eee een eee 29 3.1.3 Nhận

`9 Ha aỶỲỶỲŸÝ ae ba tbe e een eea tees 29

3.2 Dac diém phan bố của bọ nhảy ở khu vực nghiên

3.2.1 Phân bố theo sinh cảnh c c2 2222122 xy 30 3.2.2 Phân bố theo THÙA CỐ 20002022 Đ n2 ng kh rên 32 3.2.3 Phan bố theo độ SẪU Q.02 0n ĐH HT ĐH ng kg k na 33 3.2.4 Nhận An 36

3.3 Một vài chỉ số định lượng của bọ nhảy ở khu vực nghiên 3.3.1 Một vài chỉ số định lượng của bọ nhảy và sự thay đối các giá trị định

lượng trong các sinh cảnh theo

3.3.2 Một vài chỉ số định lượng của bọ nhảy và sự thay đổi các giá trị định

lượng trong các sinh cảnh theo độ 3.3.3 Nhận

PHỤ LỤC ẢNH

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng I: Thời gian, số lượng mẫu định lượng bọ nhảy ở khu vực Đại lải và

vùng phụ cận đã được thu thập và phân tích

Bảng 2: Thành phần loài và phân bố của bọ nhảy theo sinh cảnh, theo độ sâu

và theo mùa ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận

Bang 3: Thanh phan phan loại học bọ nhảy ở Đại Lải và vùng phụ cận Bảng 4: Các bậc taxon của bọ nhảy phân bố theo sinh cảnh

Bảng 5: Phân bố theo mùa của bọ nhảy ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận Bảng 6: Phân bố theo độ sâu của bọ nhảy ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận Bảng 7: Một số chỉ số định lượng của bọ nhảy theo mùa ở khu vực Đại Lải và

vùng phụ cận

Bang 8: Mot số chỉ số định lượng của bọ nhảy theo độ sâu tầng đất ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận

DANH MỤC ĐÔ THỊ

Biểu đồ 1: Phân bố theo mùa của bọ nhảy ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận

Biểu đồ 2: Phân bố theo độ sâu của bọ nhảy ở khu vực Đại Lái và vùng phụ

Trang 8

ANH BQ NHAY

Brachystomella pavula Schaffer, 1898

Trang 10

Calvatomina antena (Nguyen, 1995) Seira sp.1

Trang 13

SINH CANH DAT CANH TAC

Trang 14

MỞ ĐẦU

Hàng ngày khi đặt chân xuống đất bạn có biết mình đang dẫm lên hàng ngàn, hàng vạn những sinh vật nhỏ bé? Thế giới sinh vật trong đất vô cùng phong phú và đa dạng, ta có thé gap dai diện của hầu hết các ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống Động vật đất có khối lượng và

sinh khối lớn chiếm hơn 90% tổng sinh khối sinh vật ở cạn và 50% tổng số

loài động vật trên trái đất Chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình

thành đất, phân hủy xác hữu cơ, làm gia tăng độ phì nhiêu, cải tạo và bảo vệ

môi trường đất Nhiều nhóm động vật hiển vi (Microfauna) ở trong đất là đối

tượng thuận lợi cho những nghiên cứu về sinh thái, tiến hóa, nguồn gốc phát

sinh đặc biệt là chỉ thị về điều kiện sinh thái

Ngay từ cuối thế kỉ XIX đầu thế ki XX, các nhà động vật học, thé nhưỡng học, sinh thái học đã đặc biệt quan tâm đến các hoạt động tạo đất của

các nhóm sinh vật sống trong môi trường này Tuy nhiên, chỉ đến những năm

40-50 của thế ki XX, nghiên cứu các nhóm sinh vật đất cùng các hoạt động

sống của chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường đất mới thực sự phát triển Ngày nay, số lượng nghiên cứu về sinh vật đất ngày càng đông đảo, công trình nghiên cứu cùng kết quả của các công trình này ngày càng đa dạng và phong phú, cả trong lĩnh vực khoa học cơ bản cũng như trong lĩnh vực ứng dụng

Bọ nháy (Collembola) — một trong những đại diện chủ yếu của nhóm động vật chân khớp nhỏ (Microathropoda) hiện là đối tượng thu hút sự quan

Trang 15

những tính chất ưu thế của mình: có số lượng cá thê đông, cư trú khắp mọi

nơi, ở mọi loại hình sinh cảnh, dễ thu lượm, là thành viên tích cực tham gia

vào các quá trình mùn hóa, khoáng hóa trong đất, góp phần vào sự cân bằng của các chu trình vật chất và trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái mà chúng

còn được coi là một trong những nhóm sinh vật chỉ thị nhạy cảm, có thể sử dụng như một công cụ tin cậy và cập nhật phục vụ cho công tác điều tra, giám

sát chất lượng môi trường

Trên thế giới cho đến nay, đã có hơn 7000 loài bọ nhảy được mô tả và hàng

năm lại có thêm hàng chục lồi mới được cơng bố Số lượng các công trình khoa học, các chuyên khảo nghiên cứu chuyên sâu về nhóm này năm sau nhiều hơn năm trước

Ở Việt Nam, tài liệu và sự hiểu biết về bọ nhảy còn nhiều hạn chế, nhất là

những nghiên cứu về khu hệ, sinh thái bọ nhảy và những nghiên cứu chuyên

sâu nhằm mục đích sử dụng chúng như một chỉ thị sinh học, một công cụ hữu hiệu trong đánh giá tính chất, chất lượng đất Chính vì vậy, việc nghiên cứu

một cách hệ thống, tương đối toàn diện về một đối tượng như bọ nhảy là đòi

hỏi cấp thiết, nó không chỉ cung cấp những số liệu về thành phần loài, mật độ quần thể theo từng sinh cảnh, từng khu vực mà còn cho ta những dẫn liệu về tài nguyên sinh vật đất, là cơ sở cho những nghiên cứu sử dụng chúng như

một chỉ thị sinh học phục vụ cho công tác kiểm tra, dự báo diễn thế của môi trường đất

Xuất phát từ những lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn đề tài

nghiên cứu:

Đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của Bọ nháy

Trang 16

Những hiểu biết về hệ động vật không xương sống ở đất cũng như về

khu hệ bọ nhảy ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận thuộc xã Ngọc Thanh,

Phúc Yên, Vĩnh Phúc còn ít được biết đến Chúng tôi chọn đây là địa bàn

nghiên cứu của đề tài với mong muốn góp phần tìm hiểu và bổ sung thêm những dẫn liệu mới về thành phần loài, đặc điểm phân bố của bọ nhảy trong

những kiểu sinh cảnh khác nhau ở những vùng miền khác nhau của đất nước

Mục đích trên của đề tài được cụ thê hóa theo những nội dung sau:

- Lập một danh sách thành phần loài bọ nhảy ở khu vực Đại Lái và

vùng phụ cận thuộc xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

- Phân tích đặc điểm phân bố của bọ nhảy trong các sinh cảnh nghiên

cứu theo mùa, theo độ sau tang dat

Trang 17

Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Tình hình nghiên cứu bọ nhảy trên thế giới

Trong cấu trúc hệ động vật đất, nhóm chân khớp bé (Microathropoda)

với kích thước cơ thê hiển vi (từ 0,1- 0,2 đến 2 - 3mm) thường chiếm ưu thế

về số lượng so với các nhóm khác Hai đại diện quan trọng của chúng là

nhóm ve bét (Arachnida: Acarina) và bọ nhảy (Insecta: Collembola) (Ghilarov, 1941; Delamare — Deboutteville, 1950; Vannier, Cancela da —

Fonseca, 1966 — theo Ghilarov, 1975) [§] đã được biết đến từ lâu cách đây

hàng trăm năm Chúng là một trong những nhóm chân khớp nguyên thủy,

sống trong đất Tính nguyên thủy của bọ nhảy được nhiều nhà khoa học nhắn

mạnh như: Tillyard, 1930; Ghilarov, 1958; Handschin, 1958; vv [9,17]

Hóa thạch đầu tiên của chúng (Rhyniella paraecursor Hirst et Maulik, 1926) đã phát hiện ở vùng đầm lầy Thụy Điền cách đây khoảng 400 triệu năm (Palacois — Vargas, 1983) Một số dạng hóa thạch khác như Protantomobrya walkeri Folsom, 1937 được phát hiện ở vùng Ban tích đã hình thành vào ki Paleozoi Những hóa thạch này cho thấy chúng đều thuộc vào họ hiện đại ngày nay (Greenslade, 1986) [17]

Trên thế giới, loài bọ nhảy đầu tiên được Linne mô tả vào năm 1758 tại

Thụy Điển là Podura viridis Linneus và sau đó là hàng loạt các công trình

Trang 18

nghiên cứu này mới dừng ở mức độ thống kê và mơ tả lồi mới (theo Nguyễn

Trí Tiến, 1995) [17]

Cho đến nay, đã có hơn 7000 loài bọ nhảy được mô tả và hàng năm lại

có thêm hàng chục loài mới được công bố Greensland (1983) ước tính tổng

số loài bọ nhảy trên thế giới có khoảng 10.000 đến 20.000 loài [14] Số lượng

các công trình khoa học, các chuyên khảo nghiên cứu về nhóm này năm sau

nhiều hơn năm trước, chí tính từ 1995 đến 2001 đã thống kê được hàng nghìn

bài báo nghiên cứu về khu hệ, sinh thái, sinh học bọ nhảy in trong nhiều tạp

chí chuyên ngành khác nhau

Hai công trình nghiên cứu về khu hệ bọ nhảy được coi là cơ bản và đầy

đủ nhất là “Khu hệ bọ nhảy của Châu Âu” của Gisin, 1960 và “Bọ nhảy Ba

Lan trong mối liên hệ với khu hệ bọ nhảy thế giới” của Stach (1947 —

1963)[17]

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của động vật đất tới quá trình phân hủy vụn hữu cơ, có nhiều tác giá đã cho thấy bọ nhảy không chỉ là nhân tố đầu

tiên phân huỷ lớp thảm thực vật, mà còn là nhân tố thứ hai phân hủy dựa trên

sự phân hủy các nhóm động vật khác nhau như: giun đất, nhiều chân làm

tăng lượng chất mùn được tạo thành (N Chernova, 1988; S Stebaeva, 1988)

[7,14,36]

Nhóm nghiên cứu của Cadee và cộng sự (1984) khi nghiên cứu bo nhảy

ở đất nhiễm mặn đã nhận định: thành phần loài, độ phong phú và sự phân bố

của bọ nhảy bị hạn chế bởi các yếu tố sinh thái đó là các yếu tổ lí, hóa, sinh

như độ âm, thành phần hữu cơ, độ mặn, mật độ CO;, mật độ của lớp thực vật

che phủ .Do vậy chỉ một số loài có tính chuyên hóa cao, thích nghi với điều kiện biệt hóa mới tồn tại được ở môi trường nhất định Tuy nhiên, thực

nghiệm lại cho thấy hàng loạt loài cư trú trong phân động vật và phần thực vật

Trang 19

Đã có khá nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của bọ nhảy đến quá trình tạo đất Simonov (1984) đã chứng minh sự tham gia của bọ nhảy trong phân

hủy lá rụng ở điều kiện thí nghiệm đã làm tăng cao chất lượng mùn do chúng

rất ưu thế khi điều khiển thành phần và hoạt tính của vi sinh vật, ảnh hưởng

đến các giai đoạn phân hủy vụn hữu cơ theo hướng tăng mạnh sự mùn hóa của nó và làm tăng chất lượng mùn được tạo thành M Sterzynska (2000) cho rằng: Sự phân bố theo độ sâu của bọ nhảy liên quan chặt chẽ với mức độ phân hủy chất hữu cơ trong đất Đa số loài bọ nhảy sống tập trung ở lớp đất mặt (0 — 10em) [7,10,12,17]

Sự hình thành cấu trúc các nhóm bọ nhảy cho thấy: điều kiện sinh cảnh càng bất thường thì thành phần loài càng nghèo và số lượng cá thể của một

vài loài càng tăng [33] Thành phần loài giảm đi ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành đất khi sự diễn thế sinh thái bắt đầu từ đá mẹ, ở đáy các hồ

khô cạn Đặc biệt hơn nữa, trong môi trường đất ô nhiễm do chất thải công nghiệp có chứa kim loại nặng, chỉ có một số ít loài tồn tại (Stebaevaetal,

1984; A Babenko, 1988) [7,37]

Bọ nhảy rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như:

điều kiện thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm và đặc biệt là đối với đất có sử dụng

các loại thuốc hóa học khác nhau Chính vì Vậy, có thể xem sự cư trú và những phản ứng của chúng đối với hóa chất độc hại như chỉ thị cho điều kiện

của đất và là chỉ thị sinh học tốt cho trạng thái cơ chất đang phân hủy [12,13] Trong vài chục năm gần đây, những kết quả nghiên cứu về bọ nhảy và các nhóm động không xương sống ở đất, khai thác theo hướng sử dụng chúng

như những chỉ thị sinh học cập nhật trong vấn đề khôi phục và bảo vệ độ phì

nhiêu của đất, kiểm soát và bảo vệ môi trường đất, ngăn chặn sự phá hoại bởi các hoạt động nhân tác dưới mọi hình thức khác nhau hoặc sử dụng chúng

Trang 20

trường đất được công bố khá nhiều trong các tạp chí chuyên ngành, trong các

hội nghị khoa học Quốc gia hay Quốc tế: Hội nghị quốc tế về động vật đất

họp tại Askebu Budejovice, tháng 7 năm 1990; Hội nghị quốc tế về động vật

đất lần thứ 11 tại Jyvaskyla (Phần Lan) tháng 08 năm 1992;[17,31,32,36] 1.2 Tình hình nghiên cứu bọ nhảy ở Việt Nam

Ở Việt Nam động vật chân khớp bé ở đất đã bắt đầu được nghiên cứu

từ những năm 30 của Thế ki XX Bước đầu chỉ là những nghiên cứu lẻ tẻ của một số tác giá nước ngoài khi kết hợp nghiên cứu với các nhóm sinh vật khác

Những nghiên cứu đầu tiên về bọ nhảy ở Việt Nam được công bố năm 1948 của Delamare — Deboutteville Cùng năm, Denis đã đưa ra danh sách 17

loài bọ nhảy ở Việt Nam do Dawidoff thu thập ở các địa phương như: Vĩnh

Phúc, Đắc Lắc, Đà Lạt, Đà Nẵng, Năm 1965, Jan Stach - nhà động vật học

người Ba Lan đã đưa ra danh sách gồm 30 loài bọ nhảy thuộc 9 họ, 22 giống,

trong đó có 20 loài mới cho khu hệ Việt Nam và 10 loài mới cho khoa học

[17, 39]

Từ năm 1980, nhiều công trình nghiên cứu về thành phan, phan bố, số

lượng và vai trò của các nhóm Microathropoda nói chung và bọ nhảy nói riêng trong môi trường đất ở nhiều địa điểm thuộc các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở nước ta, từ phía Bắc, qua Tây Nguyên đến Năm Căn, Cà Mau, Bạc

Liêu, từ vùng núi cao Đông bắc đến miền duyên hải ven biên Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, tiếp tục được thực hiện bởi các nhà khoa học Việt Nam [5,10]

Từ năm 1995 đến nay, các đề tài nghiên cứu về bọ nhảy vẫn được kế tục và phát triển, tập trung vào các hướng: nghiên cứu đa dạng sinh học và

Trang 21

Đã tiến hành nghiên cứu khu hệ bọ nhảy ở một số vườn quốc gia, khu

bảo tổn thiên nhiên, ở một số hệ sinh thái (HST) điển hình (HST rừng nhiệt đới, HST đô thị, HST nông nghiệp ) hoặc ở một số vùng, miền, khu vực khác nhau, trải dài từ phía Bắc vào đến phía Nam Việt Nam như: Vườn quốc

gia (VQG) Tam Đảo (1992-2002), VQG Cát Tiên (2002-2004), VQG Cát Bà

(2005-2006), VQG Ba Bé (2002), khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Na Hang

- Tuyên Quang (2002-2003), KBTTN Dakrong - Quảng Trị (2002-2005),

KBTTN Thượng Tiến - Hòa Bình (2005), HST gò đồi Bắc Trung bộ (2003- 2004), HST đô thị vùng đồng bằng sông Hồng (2002-2003), HST nông nghiệp miền núi phía Bắc (2004-2005), vùng đổi núi Phú Thọ (2003-2005), thành phố Hà Nội (1998-2001), thành phố Hải Dương (1999-2005), khu vực

phía tây Hương Sơn - Hà Tĩnh (2005), vùng ven bién Hai Phong - Quang Ninh (2005), khu vực miền trung Nam Trung bộ và Nam bộ (2004-

2006) Trong thời gian từ 1995-2005, đã mô tả và cơng bố 27 lồi bọ nhảy

mới cho khoa học và bổ sung thêm hơn 50 loài mới cho khu hệ Việt Nam

[1,2,3,4,6,11,16,21,22,24,25,26,27,28]

Từ tháng 2 năm 1992 đến tháng 4 năm 2001, Nguyễn Trí Tiến và

J Pormorski tiến hành nghiên cứu khu hệ bọ nhảy vườn Quốc gia Tam Đảo đã đưa ra kết luận: Ở đây có 82 loài bọ nhảy thuộc 38 giống, 15 họ của 3 phân

bộ Bồ sung một họ mới: Oschesellidae Stach, 1965; một giống MỚI:

Serroderus Delamare — Dboutteville, 1948 và 5 loài mới cho khu hệ bọ nhảy Việt Nam [22]

Sự phân bố của bọ nhảy Tam Đảo thay đổi ở các sinh cảnh khác nhau,

số lượng loài ở các sinh cảnh giảm dần theo thứ tự rừng tự nhiên (52 loài), đất trồng (42 loài), trảng cỏ cây bụi (21 loài) Số lượng loài của mỗi dạng sống và sự thay đổi tỷ lệ giữa các dạng sống trong 3 sinh cảnh là khác nhau phụ thuộc

Trang 22

tính chất của đất và mức độ tác động của con người vào môi trường đất [22.23]

Năm 1997 - 2002 Nguyễn Trí Tiến và c.s đã nghiên cứu về đa dạng

loài bọ nhảy trong hệ sinh thái đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng Mẫu bọ

nhảy thu thập từ 10 thành phó, thị xã vùng ĐBSH: Hà Nội, Hải Phòng, Hải

Dương, Vĩnh Yên, Sơn Tây, Phủ Lý, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định đã thống kê được 130 loài bọ nhảy thuộc 54 giống, 15 họ [4]

Các dẫn liệu mới về bọ nhảy ở vùng gò đồi 5 tỉnh phía Bắc Trung bộ Việt Nam: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đã thống kê được 65

loài bọ nhảy thuộc 31 giống, 11 họ phân bố trong các loại đất cát, đất nâu đỏ

và đất gò đồi

Năm 2003- 2005, Nguyễn Trí Tiến và c.s đã tiến hành thực địa ở 7 địa

phương Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ đã thống kê được 43 loài thuộc 35 giống I1 họ phân bố tại 4 sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn quanh nhà, trảng cỏ hoang [25]

Tại VQG Cát Bà, Hải Phòng đã thống kê được 78 loài bọ nhảy thuộc

48 giống, 14 họ phân bố trong 8 sinh cánh Trong số này, đã bổ sung thêm 46

loài cho VQG và 5 loài bọ nhảy cho khu hệ Việt Nam Lần đầu tiên ghi nhận

có 4 loài bọ nhảy phân bố ở ving bai triéu ven bién: Oudemansia sp.1,

Pseudanurida sp.,, Isotoma (Desoria) sp.; va Axelsonia nitida (Folsom, 1899)

sensu Yosii, 1966 Đồng thời đã ghi nhận một tập hợp 16 loài bọ nhảy phổ

biến và 21 loài bọ nháy ưu thế của VQG [28]

Tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ qua điều tra đã lập được một danh sách

gồm 89 loài thuộc 47 giống, 15 họ Trong số đó có 2 loài mới cho khu hệ bọ

Trang 23

igniceps (Reuters, 1881) Số loài tăng tập trung chủ yếu ở họ Entomobryidae

(chiếm 21,28% tổng số giống, 33,71% tổng số loài) Có 4 họ mới được phát

hiện I giống, 1 loài Khu hệ bọ nhảy ở VQG Xuân Sơn có mức độ đa dạng loài, giống, họ cao hơn so với một số địa điểm khác của Việt Nam như: VQG Tam Đảo, VQG Cát Tiên, Khu Báo tồn thiên nhiên Nà Hang, Dackrông [26]

Tại khu vực phía Tây 3 tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị

đã ghi nhận được 116 loài bọ nhảy thuộc 50 giống, 15 họ Đã bổ sung cho khu

hệ Việt Nam 4 loài: Ƒ?iesea claviseta Axelson, 1900; Mesaphorura

krausbaueri Borner,1901; Aselson nitida Folsom, 1899 va Lepidocyrtus

(Acrocyetus) carosus Yosii, 1959 Cé 23 loai bo nhay phan bé réng va 4 loai

là phổ biến cho cả 3 tỉnh

Cho đến nay khu hệ bọ nhảy Việt Nam đã ghi nhận được gần 200 loài

thuộc hơn 80 giống của 16 họ, trong đó có 150 loài đã xác định được tên khoa học

Tóm lại, trong thời gian từ 1995 đến nay, hệ động vật không xương

sống ở đất nói chung, bọ nhảy ở đất nói riêng đã được nghiên cứu tương đối

đồng bộ cá về khu hệ, đặc điểm sinh thái và vai trò chỉ thị sinh học ở một số

khu vực, địa phương, trong một số vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên thuộc

các hệ sinh thái tiêu biểu, phổ biến của nước ta Những số liệu thu được qua

nghiên cứu đã mở rộng thêm sự hiểu biết và bổ sung những dẫn liệu mới về

nhóm động vật này Đây cũng chỉ là những kết quả ít ỏi, mới triển khai

nghiên cứu trong phạm vi hạn chế ở một số địa điểm, một số vùng của đất

Trang 24

Chương 2: ĐÓI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bọ nhảy (Collembola) - Động vật chân khớp nguyên thủy thuộc lớp

côn trùng (Insecta) ngành chân khớp (Arthropoda) 2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trong 2 năm (2006 — 2007) với 3 đợt điều tra thực

địa: tháng 12 năm 2006, tháng 3 năm 2007 và tháng 8 năm 2007

Sau khi lay mẫu tiến hành lọc, thu, bảo quản mẫu tại Phòng Sinh thái Môi trường đất của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và

Công nghệ Việt Nam

2.3 Địa điểm nghiên cứu

Khu vực Đại Lải và vùng phụ cận, thuộc xã Ngọc Thanh thị xã Phúc

Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 25

Tháng 3-2006 5 5 |5 |5 |5 5 5 5 |5 5 150 Thang 8- 2007 5 5 |5 |5 |5 5 5 5 |5 5 150 Tổng cộng 15 {15 |15 |15 [15 [15 |[15 |IS|1S |15|150 Chú thích: RTN - rừng tự nhiên; RT - rừng trồng; TCCB - trảng cỏ cây bụi; VỌN - vườn quanh nhà; ĐCT - đất canh tác

Trang 27

2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Nghiên cứu ngoài thực địa

Tuyến điều tra chạy dọc theo lát cắt từ bờ phía bắc của hồ Đại Lái, theo hướng Bắc- Đông Bắc đến điểm tiếp giáp với ranh giới vườn quốc gia Tam Dao dé thu thập mẫu theo các dạng sinh cảnh

Ở khu vực nghiên cứu, hiện diện nhiều dạng sinh cảnh với các loại hình

thảm phủ thực vật khác nhau Trong số đó có 5 sinh cảnh tiêu biểu:

- Rừng tự nhiên: bao gồm rừng kín và rừng thưa, phân bố ở độ cao từ

100m đến 300m so với mực nước biển Quan xã rừng kín cây lá rộng hỗn loài

(từ độ cao 300m trở lên) có cấu trúc đặc trưng của rừng nhiệt đới mưa mùa Rừng thứ sinh được phục hồi này hiện được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị tác

động Trong rừng có nhiều cây gỗ lớn, cao khoáng 8 — 15m, độ tàn che tương

đối lớn (90%) Quần xã rừng thưa cây lá rộng hỗn loài phân bố ở đai thấp hơn

(từ 300m xuống đến 100m), đang trong quá trình phục hồi bằng diễn thế thứ sinh Do tầng tán thưa, ánh sáng lọt xuống mặt đất nhiều nên thành phần loài cây bụi và cây có tương đối phong phú Các cây gỗ có chiều cao từ 5 — 15m, độ tàn che dao động trong khoảng 40 — 60% Trong rừng, có lớp thảm vụn thực vật dày trung bình từ 3 — 5 cm [30]

- Rừng trồng: phân bố rải rác, ở độ cao thấp hơn so với rừng tự nhiên

Thảm thực vật gồm quần xã Keo tai tượng (Acacia mangium), quần xã Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), quần xã Keo tai tượng trồng xen với keo lá cham (Acacia auriculiformis) va Bach đàn (Eucalyptus globutus) lớp thảm vụn thực vật mỏng, từ 1 — 3cm [29]

- Trảng cỏ cây bụi: phân bố ở độ cao dưới 100m, bao gồm các quần xã

Trang 28

khác nhau, chủ yêu thuộc 3 họ: họ Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Cỏ (Poacea)

và họ Cà phê (Rubiacea), trảng cỏ không dạng lúa có quần hợp Tế (Dicranopteris dichotoma), Guột (D linearis), thảm cỏ dạng lúa trung bình với các ưu hợp Lach (Saccharum spontaneum) + Co tranh (Imperata cylindrica) lớp thám vụn thực vật rất mỏng hoặc không có [29]

- Vườn quanh nhà: trồng các cây ăn quả lâu năm như mít, vải, chanh ở

gần hay bao bọc xung quanh nơi ở Vườn có nơi trồng hỗn hợp nhiều loài cây,

có nơi chỉ trồng 1 loại cây như Vải, Chanh Lớp thảm vụn thực vật mỏng hoặc không có

- Đất canh tác: trồng cây ngắn ngày, cây lương thực hoa màu, cách xa khu vực dân cư

Trong mỗi sinh cảnh thu 5 mẫu đất định lượng cho một đợt điều tra, lay

theo độ sâu 2 tang dat: tang A, (0-10cm) và tang A, (10-20cm) véi kich thước mỗi mau 1a (5x5x10 cm) (theo Ghilarov, 1975) [8]

Mỗi mẫu đất sau khi thu ở thực địa, cho vào túi nilon bên trong có ghi đầy đủ các thông số: ghi cụ thể ngày, tháng, năm thu mẫu, sinh cảnh, địa điểm

thu và buộc chặt

Các mẫu định tính được thu ngẫu nhiên bằng dụng cụ hút cầm tay, thu cùng địa điểm, thời gian với mẫu định lượng hoặc thu rải rác trên đường

nhằm bổ sung thêm đầy đủ thành phần loài của khu vực nghiên cứu

2.4.2 Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm

Các mẫu đất thu ở ngoài thực địa về cho vào rây và đặt trên phễu để tách động vật ra khỏi đất theo phương pháp phễu loc “Berlese-Tullgren”, dựa trên tính hướng âm của động vật đất, những động vật này sẽ chui sâu xuống

Trang 29

- Cấu tạo phễu: Phễu có hình tam giác, được làm bằng bìa cactton nhẫn Đường kính miệng phễu là 25cm, chiều dài phễu 30-35 cm Đáy phễu có một

lỗ nhỏ gắn với ống nghiệm, bên trong chứa dung dịch định hình để hứng mẫu Trên miệng phếu là rây lọc Rây lọc có đường kính 15cm, thành bao

quanh rây lọc làm bằng sắt có chiều cao 5cm, phía dưới rây lọc có gắn tắm lưới lọc với đường kính lỗ dưới là IxImm

- Đặt mẫu: Trước khi đặt mẫu phải vệ sinh sạch phễu lọc và rây lọc

không cho bụi hay các vật khác bám vào Đặt phễu lên giá, đáy phễu gắn với

ống nghiệm nhỏ trong có chứa dung dịch định hình (chiếm 2/3 thể tích ống

nghiệm) là formon 4% hay cồn Etylic 70° Trong ống nghiệm có nhãn ghi đầy

đủ ngày, tháng, năm, địa điểm và sinh cảnh lấy mẫu (với một sinh cảnh có

nhiều mẫu thì đánh số thứ tự để dễ quản lí) Đất được đặt trên bề mặt lưới Phần đất vụn lọt qua lỗ dưới phải được đồ lại vào rây sau khi đã đặt rây trên

miệng phễu

- Thời gian lọc mẫu: Tùy theo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và không khí

nơi đặt mẫu Với nhiệt độ bình thường của phòng, trong khoảng 7 ngày đêm là có thể thu được các ống nghiệm ra khỏi đáy phễu Dùng bông nút miệng ống lại, cho vào trong lọ thủy tỉnh có chứa formon 4% dé bao quản khi chưa phân tích

- Tách mẫu:

+ Với các mẫu định tính, sau khi thu được ở thực địa về phòng thí

nghiệm, phải tiến hành tách và định loại mẫu luôn đề tránh mẫu bị hỏng

Trang 30

nhọn nhặt từng nhóm động vật ra Đếm số lượng, định loại sơ bộ Ghi kết qua

thu được vào số theo từng nhãn ghi trong ống nghiệm

+ Quá trình định loại sơ bộ: Phần lớn được tiến hành trên tiêu bản tạm

thời Mẫu vật được chuyền vào một dung dịch làm trong đặt trên lam lõm và

quan sát dưới kính

+ Sau khi định loại, chuyên vào ống nghiệm nhỏ có chứa formon 4%

hay cồn 70° để bảo quản

2.4.3 Xứ lý số liệu

Các số liệu được xứ lý bằng phương pháp thống kê sinh học, các chỉ số

tính toán theo Gormy C., Grum L., 1993 [34]

Trong quá trình định tên lồi, chúng tơi đã sử dụng các tài liệu phân loại, các

khóa định loại của Stach (1965), Filberg (1980), Chemova (1988), Pomorski

(1991), Nguyễn Trí Tiến (1995)

Trong quá trình phân tích, xử lý và định loại tất cả các mẫu bọ nhảy đều

được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát và kiểm định của PGS.TS Nguyễn

Trí Tiến tại phòng Sinh thái Môi trường đất, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh

vật

Tổng số 150 mẫu định lượng đã được phân tích, 1218 cá thể đã được định loại theo tài liệu chuyên môn

2.5 Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

(Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 Xã Ngọc Thanh - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, 2007)

2.5.1 Vị trí địa lý

Trang 31

Bắc giáp với tính Thái Nguyên, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Tây

Nam giáp huyện Bình Xuyên Với tổng diện tích đất tự nhiên là 7731,14 ha 2.5.2 Địa hình, địa mạo

Ngọc Thanh là một xã thuộc vùng đổi núi bán sơn địa, vì vậy mang

đặc trưng chung của vùng Ở vùng này đất đồi núi chủ yếu là đất đá ong, bề mặt tầng đất đưới là lớp đá xanh Những vùng đất thấp chạy dọc theo ven sông, ao hồ, có địa hình bằng phẳng hơn, thành phần cơ giới nhẹ có lẫn nhiều sỏi và đá răm

Về địa hình: Xã Ngọc Thanh có địa hình tương đối phức tạp do hệ thống núi đổi xen lẫn cùng với sông rạch ao chuôm nằm rải rác, khu vực phía

Đông Bắc và Tây Nam thấp hơn khu trung tâm Ở những vùng địa hình tương đối bằng phẳng và có sự bồi đắp hàng năm, độ pH thấp phù hợp cho phát triển

cây lúa và một số loại cây hoa màu

2.5.3 Khí hậu

Xã Ngọc Thanh nằm trong vùng khí hậu chung của vùng mang đặc

trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia ra hai mùa rõ rệt là mùa Đơng

và mùa Hạ, ngồi ra còn có hai mùa chuyên tiếp là mùa Xuân và mùa Thu với thời gian không dài Lượng mưa bình quân hàng năm là 1400mm ~ 1600mm Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và chiếm tới 80 — 85 % lượng mưa cả năm

+ Nhiệt độ: Trung bình trong nhiều năm 23° C, cao nhất là 41,6° C,

thấp nhất là 3 1C

+ Độ âm không khí trung bình là từ 80% -85%

+ Gió: Theo hai mùa chính trong năm và vận tốc gió bình quân là 2,4 m/s Mùa hạ: Gió mùa Đông Nam thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm

Trang 32

+ Số giờ nắng trong năm là 1645 giờ Cao điểm nhất là vào tháng 7 với

số giờ nắng là 195 giờ

Khí hậu tương đối thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng bên cạnh đó kéo theo mầm mống sâu bệnh, và do đặc điểm riêng biệt của xã là vào mùa mưa, nước mưa từ nhiều nơi chảy về gây nên ngập úng gây khó khăn cho sản

xuất nông nghiệp của người dân 2.5.4 Thủy văn

Trên địa bàn xã Ngọc Thanh bao gồm hệ thống sông ngòi, kênh mương

rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vì có hồ Đại Lải và một số kênh

mương nhỏ cung cấp đầy đủ cho việc tưới tiêu, chủ động bố trí cây trồng một

cách phù hợp Ngoài ra xã còn có các hồ, ao lớn nhỏ khác nằm rải rác làm tăng tính đa dạng của môi trường sinh thái và là nơi dự trữ nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

2.5.5 Dat dai

Đất đai ở đây nghèo nàn về đinh dưỡng, trong đất có lẫn nhiều tap chat

chủ yếu là sỏi và đá răm Tầng đất mỏng hàm lượng cơ giới nhẹ, cùng với việc sử dụng không hợp lý đã làm cho đất ngày càng bạc màu

Trong những năm qua việc sử dụng các loại phân hóa học, các loại hóa chất bảo vệ thực vật độc hại trong sản xuất nông nghiệp khá nhiều làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, đến nguồn nước và môi trường sống của con người ở

mức độ khác nhau

2.5.6 Dân cư

Xã Ngọc Thanh là vùng đất có từ lâu, hình thành và phát triển sớm

trong lịch sử nước ta Toàn xã có 10803 người, dân tộc Kinh chiếm 61% còn

lại là dân tộc thiểu số Trình độ dân trí chưa đồng đều Người dân có tinh thần

Trang 33

Chương 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

3.1 Thành phần loài bọ nháy ở khu vực nghiên cứu

3.1.1 Danh sách thành phần loài

Danh sách trình bày ở bảng 2 cho thấy: Đã thống kê được 97 loài bọ

nhảy thuộc 49 giống, 15 họ phân bố ở khu vực nghiên cứu Trong số này, có 67 loài đã được định tên, 30 loài còn lại vẫn ở dạng sp Có 12 loài chỉ thu được trong mẫu định tính, 61 loài chỉ thu được trong mẫu định lượng và 24

loài thu được cả ở trong 2 loại mẫu Có 46 loài chỉ thu được ở tầng A¡, có 6

loài chỉ thu được ở tầng A¿ và 45 loài thu được ở cả 2 tang

So sánh với kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Anh

và cộng sự thực hiện ở khu vực đất rừng thứ sinh Mê Linh năm 2002, kết quả

nghiên cứu của chúng tôi đã bố sung cho khu hệ bọ nhảy ở đây thêm 11 giống

(bao gồm: Hypogastrura Bourlet, 1839; Acherontiella Salmon, 1964; Pseudachorutes Tullberg, 1871; Vietnura Deharveng et Bedos, 2000; Sphaenonura Cassgnau, 1983; Yuukianura Yosii, 1955; Heteromurus Wanket, 1860; Rambutsinella Deharveng et Bedos, 1996; Seira lubbock, 1869;

Lepidosira Schott, 1893 va Neosminthurus Mills, 1934 sensu Richard, 1968) va 19 loai

Trên cơ sở phân tích, so sánh các mẫu bọ nhảy ở các địa điểm, các sinh

cảnh nghiên cứu với mẫu vật lưu trữ ở phòng thí nghiệm cũng như các tài liệu tham khảo của PGS.TS Nguyễn Trí Tiến, chúng tôi tin rằng: trong 30 loài

Trang 34

Bang 2: Thành phần loài và phân bố của bọ nhảy theo sinh cảnh, theo độ sâu và theo mùa

ở khu vực Đại Lải và vùng phụ cận Mùa khô Mùa mưa Thành phần loài RTN RT |TCCB, VỌN |ĐCT | RTN | RT |TCCB | VQN |ĐCT Al |A2) Al |A2/A1/A2) Al |A2/A1|A2/ Al |A2\A1|A2) Al |A2/A1/A2/A 1/A2| PHAN BO PODUROMORPHA BORNER, 1913 I Hypogastruridae Borner, 1906 Hypogastrura Bourlet, 1839 1 Hypogastrura manubrialis (Tullberg, 1869) x dt (Ceratophysella Borner, 1932 | 12 Ceratophysella denticulata (Bagnall, 1941) x x x x (Xenylla Tullberg, 1869 3 Xenylla humicola (Fabricius, 1780) x |x| x x|x|x|x x x x |x |Acherontiella Salmon, 1964

Trang 39

Š1 L (L.) lanuginosus (Gmeling, 1788) x 52 Lepidocyrtus (Lepidocyrtus) sp.1 x x |x x|x x|x 53 L.(Acrocyrtus) heterolepis Yosii, 1959 x 54 L (Acr.) malayanus sabahnus Y osii, 1982

55 L (Acr.) segamanus Y osii, 1982 x

56 L (Acr.) transiens Yosii, 1982 dt x,dt 57 L (Ascocyrtus) aseanus Yosii, 1982 x dt 58 L (Asc.) cintus Schaffer, 1898 dt x dt} dt 59 L (Asc.) concolourus Nguyen, 2001 xXx x

Ngày đăng: 21/09/2014, 14:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w