1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới

36 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 783,38 KB

Nội dung

Thế kỷ XXI đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (tổ chức thương thế giới), OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương)… một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tếxã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình CNHHĐH của các nước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thế kỷ XXI đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi độngcủa quá trình toàn cầu hoá Điều đó đã thúc đẩy các nước tích cực gia nhập vào các tổ chứcquốc tế như: WTO (tổ chức thương thế giới), OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế),APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương)… một loạt các hợp tác, đối tácđược ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buônbán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của cácnước đang phát triển, giải quyết một phần công ăn việc làm cho người lao động

Trong tình hình khủng hoảng kinh tế (2008-2009) như hiện nay, xu hướng phát triển FDIcủa thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang này càng hạn chế và phức tạp Tuy nhiênvới sự nỗ lực của chính phủ các nước nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoàng này thì trongnhững năm tới đầu tư nước ngoài hứa hẹn sẽ được đẩy mạnh và phát triển Bài tiểu luận của

chúng em với đề tài: “Tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới” sẽ tập trung và

giải thích rõ hơn về vấn đề này

Trang 2

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ FDI

I Khái niệm về đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment)

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan

hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi íchlâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp

là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó Hộinghị Liên Hợp Quốc về TM và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một doanh nghiệp về FDI.Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công tyliên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mànhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI FDI gồm có ba bộ phận:vốn cở phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty

Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nướcnày mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác Đó là một khoản tiền mà nhàđầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thựcthể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nướcngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoái hoặcbất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợpđồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quyđịnh của luật này”

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh nghiệp đầu

tư trực tiếp là một DN có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhàđầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấuchốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty” Tuy nhiên khôngphải tất cả các QG nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI Trong thực tế có nhữngtrường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họvẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ

là người đầu tư gián tiếp

Trang 3

Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoàinhư sau: “đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nươckhác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu vàquản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiên tối đa hoá lợiích của mình”.

Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình (máy móc,thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tàisản vô hình (quyền sở hữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính(cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ…)

Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài Hai đặc điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối tượng đầu tư.

II Các hình thức FDI phổ biến và đặc trưng cơ bản của chúng

1 Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụngrộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay Nó công cụ đểthâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt độnghợp tác

Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh donah có tính chất quốc tế, hìnhthành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thốgn tài chính, luật pháp

và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động vàcùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanhrất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơbản và nghiên cứu triển khai

2 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế

Trang 4

Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách phápnhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tưnước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước

sở tại, đó là các đk về chính trị, kt luạt háp văn hoá mức độ cạnh tranh…

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp lý độc lậphoạt động theo luật pháp nước sở tại Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặccông ty cổ phần

3 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân hia kết quảkinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giứa đại diện có thẩm quyền của cácbên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinhdoanh cho mỗi bên

Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong qúa trình kinh doanh cácbên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồnghợp tác kinh doanh Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợinhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theothoả thuận giữa các bên Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sởtại một cách riêng rẽ Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật phápnước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại quyền lợ và nghĩa vụ của các bênhơp doanh đowjc ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

4 Đầu tư theo hợp đồng BOT

BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình haymột cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhan để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dànhriêng cho khu vực nhà nước Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân đượcđặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện Côngtrình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành

Trang 5

còn có BTO, BT Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơquan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả

mở rộng, nâgn cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định đểthu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trìnhcho nước chủ nhà Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựngchuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đốivới hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lạicho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đóhoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuậnthoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựngxong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủnước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ

ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT,BTO, BT mặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đòng là các cơ quan quản lí nhànước ở nước sở tại Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụngcho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn sơ với các hìnhthức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt đọng, phải chuyển giao không bồi hoàncông trình cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại

5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)

Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận rộng rãi ởhầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Holding company là một công ty sởhữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công

ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị

6 Hình thức công ty cổ phần

Công ty cổ phần (công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn)là doanh nghiệp trong đó vốn điều

lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về

nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanhnghiệp cổ đông có thể là tổ chức cá nhân với số lượng tối đa không hạn chế, nhưng phải đáp

Trang 6

ứng yêu cầu về số cổ đông tối thiểu Đặc trưng của công ty cổ phần là nó có quyền phát hànhchứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mìnhcho người khác

7 Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài

Hình thức này được phân biệt với hình thức công ty con 100% vốn nước ngoài ở chỗ chinhánh không được coi là một pháp nhân độc lập trong khi cty con thường là một pháp nhânđộc lập Trách nhiệm của cty con thường giới hạn trong phạm vi tài sản ở nước sở tại, trongkhi trách nhiẹm của chi nhánh theo quy định của 1 ố nước, không chỉ giới hạn trong phạm vitài sản của chi nhánh, mà còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nướcngoài

8 Hình thức công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài cácthành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân cótrình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa mình về nghĩa vụ của cty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ củacty trong phạm vi số vốn đã góp vào cty Cty hợp danh không được phát hành bất kì loạichứng khoán nào Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đềquản lsy công ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy địnhtại điều lệ cty nhưng không được tham gia quản lý cty và hoạt động kinh doanh nhân danhcty

Khác với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hình thức đầu

tư này mang đặc trưng của cty đối nhân tiền về thân nhân trách nhiệm vô hạn, cơ cấu tổ chứcgọn nhẹ Hình thức đầu tư này trước hết rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì cónhững ưu điểm rõ rêt nên cũng được các doanh nghiệp lớn quan tâm

9 Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)

Phần lớn các vụ M&A được thực hiện giữa các TNC lớn và tập trung vào các lĩnh vựccông nghiệp ô tô, dược phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển

Mục đích chủ yếu :

Trang 7

Khai thác lợi thế của thị trươg mới mà hoạt động thương mại quốc tế hay đầu tư mới theokênh truyền thống không mang lại hiệu quả mong đợi Hoạt động M&A tạo cho các công ty

cơ hội mở rộng nhanh chóng hoạt động ra thị trường nước ngoài

Bằng con đường M&A, các TNC có thể sáp nhập các ty của mình với nhau hình thnàhmột công ty khổng lồ hoạt độg trong nhiều lĩnh vự hay các công ty khác nhau cùng hoạt độngtrông một lĩnh vực có thể sáp nhập lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu của tập đoànCác công ty vì mục đích quốc tế hoá sản phẩm muốn lấp chỗ trống trong hệ thống phânphối của họ trên thị trường thế giới

Thông qua đường M&A các công ty có thể giảm chi phí từng lĩnh vực nghiên cứu và pháttriển sản xuất, phân phối và lưu thông

M&A tao điều kiện thuận lợi cho việc tái cấu trúc các ngành công nghiệp và cơ cấu ngànhcông nghiệp ở các quốc gia, do đó, hình thức này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triểncông nghiệp ở mọi quốc gia

III Các nhân tố thúc đẩy đầu tư nước ngoài FDI

1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Có sự khác nhau về năng suất cận biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sảnxuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước Một nướcthừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn Còn một nước thiếu vốn thường có năngsuất cận biên cao hơn Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sangnơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thườngcao hơn các nước thiếu vốn Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt độngnào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có nhữnghoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động

đó cho năng suất cận biên thấp

2 Chu kì sản phẩm

Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sảnphẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chínmuồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, banđầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước

Trang 8

ngoài Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địatăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu nàybằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi) Khinhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩulại xuất hiện(giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa) Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đódẫn đến sự hình thành FDI.

Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩnhóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhàcung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấpdẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý

do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sảnxuất thấp hơn

3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

Stephen H Hymes (1960, công bố năm 1976), John H Dunning (1981), Rugman A A.(1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù(chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nướcngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Khi chọn địa điểm đầu tư, những công

ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ pháthuy các lợi thế đặc thù nói trên Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn vàcông nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thịtrường tiêu thụ tiềm năng ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này

4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại songphương Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dưthương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương Đối phó,Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó Họ sản xuất và bán ô tô, máytính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang Họ cònđầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu

Trang 9

5 Khai thác chuyên gia và công nghệ

Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn.Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếpvào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mởcác bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ Các công ty máy tính củaNhật Bản cũng vậy Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triểnkhác cũng có chính sách tương tự Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nướcngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovomua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBMđược xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt củaIBM Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngànhkhai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy

6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước

có nguồn tài nguyên phong phú Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên củaNhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mụcđích tương tự

IV Lợi ích của việc thu hút vồn đầu tư nước ngoài FDI

1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh

tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ,nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI

2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phầnnào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng" Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thìkhông thể có được bằng chính sách đó Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp mộtnước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tíchlũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn Tuy nhiên, việc phổ biến

Trang 10

các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vàonăng lực tiếp thu của đất nước.

3 Tham gia mạng lưới và sản xuất toàn cầu

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công

ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đócũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ

có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu

4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sảnxuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương.Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăngtrưởng kinh tế của địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghềnghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hútFDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nướcthu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phươngcũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài

5 Nguồn thu ngân sách lớn

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng Chẳng hạn, ở Hải Dươngriêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnhnăm 2006

Trang 11

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH VÀ XU

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA FDI TRÊN THẾ GIỚI

I Tình hình phát triển của FDI từ đầu thế kỉ XX đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

Từ đầu thế kỉ XX đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, cùng tình hình phát triển củanền kinh tế thế giới, FDI cũng có những thay đổi lớn đáng kể về nước chủ đầu tư, các nướcnhận đầu tư và các lĩnh vực hoạt động được thể hiện qua các giai đoạn sau:

1 Từ 1875 – 1914:

Trong giai đoạn này, Anh là nước có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới, chính vìvậy chủ đầu tư chủ yếu trong giai đoạn này cũng là Anh Nước nhận đầu tư là các nước thuộcđịa, trong đó có Mỹ và các thuộc địa của Anh Nông nghiệp, mỏ, đường sắt, công nghiệp chếbiến là những lĩnh vực đầu tư được chú trọng nhằm tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cho quátrình khai thác nguyên, nhiên vật liệu tại các nước thuộc địa về phục vụ cho chính quốc.Nguồn vồn đầu tư chưa nhiều

2 Từ 1919 – 1939:

Trong giai đoạn này, chủ đầu tư chủ yếu là các nước tư bản mạnh, trong đó vai trò của

Mỹ ngày càng tăng, của Anh và các nước châu Âu khác giảm trừ Italia, tuy nhiên Anh vấnchiếm ưu thế và vẫn đứng trên Mỹ Nước được đầu tư chủ yếu là các nước đang phát triển( Châu Mỹ La Tinh giữ vị trí hàng đầu, Châu Á cũng trở thành khu vực có sức hấp dẫn) trêncác lĩnh vực : mỏ và dầu lửa, đường sắt, dịch vụ công cộng, công nghiệp chế tạo Nguồn vốnđâu tư đã có những bước tăng trưởng Những lĩnh vực trên vẫn nhằm đáp ứng cho quá trìnhkhai thác nguyên, vật liệu, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển ngày càng mạnhcủa chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là các nước ngày càng khẳng định vai trò của mình như Mỹ vàItalia

3 Từ 1945 đến giữa những năm 1960:

Mỹ đã trở thành nước đứng đầu trong số những chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tiếptheo sau là Anh và một số nước tư bản khác Tuy nhiên, các nước được nhận đầu tư tronggiai đoạn này chủ yếu là các nước phát triển ( trong đó có Châu Âu và Canada ) tập trung vàolĩnh vực mỏ và dầu lửa, đặc biệt là công nghiệp chế tạo và đẩy mạnh vào thương mại Các

Trang 12

nước phát triển tập trung vào những lĩnh vực này không những để cung cấp nguyên, vật liệu

mà còn để chiếm lĩnh những thị trường được bảo hộ

4 Từ giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1970:

Mỹ vẫn duy trì là nước chủ đầu tư lớn nhất thế giới Trong top đầu lúc này xuất hiệnthêm Đức, Nhật Bản, hai nước này đã có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau hậu quả củachiến tranh thế giới lần thứ hai, đặc biệt là Nhật Bản với giai đoạn phát triển thần kì vàonhững năm 50 và 60 đã làm cho Nhật Bản cũng trở thành một trong những nước có chủ đầu

tư lớn nhất trên thế giới Ngoài ra, trong giai đoạn này đã bắt đầu có luồng vốn đáng kể xuấtphát từ các nước đang phát triển Tổng nguồn vốn đi đầu tư khá lớn Trong giai đoạn này, cácnước bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thâm dụng về vốn và

kĩ thuật nên việc đầu tư vào các nước có trình độ về kĩ thuật và lao động là xu hướng chính.Chính vì vậy các nước nhận đầu tư trong giai đoạn này là các nước phát triển, trong đó Châu

Âu gần như chiếm vị trí độc quyền Các lĩnh vực đầu tư nổi bật là dầu lửa, công nghiệp chếtạo, thương mại Động cơ của việc đầu tư là nhằm chiếm lĩnh và phát triển thị trường

5 Thập kỷ 1980:

Trong giai đoạn này, vị trí nước đầu tư của Mỹ đã giảm tương đối vì Nhật Bản ngày càngkhẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới, trong giai đoạn này có sự xuất hiệncủa Pháp với vai trò của những chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khá lớn Việc đầu tư lúcnày được tập trung chủ yếu vào ba trung tâm kinh tế lớn nhất của thế giới là Hoa Kỳ, EU vàNhật Bản Đó là những trung tâm rất lớn về công nghiệp, tài chính, dịch vụ Sự phát triển củakhoa học – kĩ thuật cùng với những công nghệ mới ra đời, việc sản xuất và kinh doanh giờđây không còn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà đòi hỏi tập trung hơn về vốn,công nghệ và trình độ Những ngành đỏi hỏi công nghệ cao đem lại lợi nhuận vô cùng lớn,tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các nước Chính vì thế, nguồn vốn đầu tư trong giai đoạnnày cũng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: công nghiệp chế tạo, thương mại và dịch vụ Cácnước đầu tư trực tiếp nhiều vào các lĩnh vực này nhằm chiếm lĩnh, phát triển và bảo vệ thịtrường của mình, giảm chi phí sản xuất

6 Thập kỷ 1990:

Trang 13

Trong giai đoạn này, nước đầu tư chủ yếu vẫn là Mỹ, theo sau là các nước Nhật Bản,

Anh, Đức và vẫn tập trung vào các ngành đòi hỏi công nghệ cao như công nghiệp chế tạo,các ngành thương mại và dịch vụ với mức độ cạnh tranh ngày càng lớn Các nước phát triển

đi đầu tư lẫn nhau là chủ yếu ( ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới), ngoài ra còn đầu tư vàomột số nền kinh tế đang lên và có tiềm năng ở Châu Á như Singapore, Hong Kong, HànQuốc,…nhằm chiếm lĩnh thị trường ngày càng sâu rộng hơn nữa và tăng khả năng cạnh tranhcủa mỗi nền kinh tế Nguồn vốn đầu tư tăng mạnh hơn với giá trị ngày càng lớn

II Tình hình vận động của FDI từ năm 2000 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008:

Trong giai đoạn này, cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, dòng

vốn FDI ngày càng tăng và tăng lên nhiều so với các giai đoạn trước, tăng lên ở hầu hết cáckhu vực, các nền kinh tế Các nước phát triển, đặc biệt là các nước vốn là chủ đầu tư FDI lớn

từ trước như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Đức… vẫn là những nước thu hút được được lượng vốnFDI lớn nhất thế giới Bên cạnh đó, các nước đang phát triển cũng ngày trở nên hấp dẫn hơnvới các chủ đầu tư, đặc biệt là các nước thuộc khu vực Châu Á như Trung Quốc đại lục, Ấn

Độ, Hong Kong, Đài Loan,…Giai đoạn này cũng là giai đoạn có sự tăng lên kỉ lục của tổngđầu tư FDI vào năm 2007, đạt 1538 tỷ USD, vượt qua con số kỉ lục cũ năm 2000 Sự gia tăngngày càng mạnh của FDI đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nềnkinh tế thế giới: giúp các nước phát triển mở rộng thị trường và bành trướng sức ảnh hưởngcủa mình nhằm chi phối hơn nữa nền kinh tế thế giới; đối với các nước đang phát triển, FDIđóng vai trò khá lớn trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm khoảng 10% tổng số vốnđầu tư cho tài sản cố định ở các nước này; sự chuyển giao công nghệ đã giúp các nước tăngtrưởng kinh tế mạnh, Châu Á ngày càng trở thành điểm đầu tư hấp dẫn với, nhất là TrungQuốc và Ấn Độ Đồng thời, các nước đang phát triển cũng trở thành những nhà đầu tư vớilượng vốn ngày càng tăng

Các lĩnh vực đầu tư nổi bật phụ thuộc vào tình hình thực tế của từng khu vực, từng châulục trên thế giới:

Các nước đang phát triển ở Châu Phi: tập trung chủ yếu là các lĩnh vực khai thác

nguồn nhiên liệu như dầu mỏ, gas…

Trang 14

Các nước đang phát triển ở Nam, Đông và Đông Nam Á, Châu Đại dương: FDI tập

trung vào lĩnh vực dịch vụ và công nghệ cao, FDI ra tăng lên trong các lĩnh vực khai thácnguồn lực tự nhiên

Các nước đang phát triển ở Đông Á: FDI tăng lên trong các ngành liên quan đến

năng lượng

Các nước đang phát triển ở Mỹ La Tinh và Caribean: tăng trong các lĩnh vực sử dụng

nguồn lực tự nhiên và chế tạo

Các nước Trung – Đông Âu và Liên bang các quốc gia độc lập: FDI tăng nhiều vào

lĩnh vực chế tạo và lĩnh vực sử dụng nguồn lực tự nhiên

Các nước phát triển: FDI tăng lên vào tất cả các lĩnh vực từ các ngành công nghiệp sử

dụng công nghệ cao đến thương mại, dịch vụ trong tài chính – ngân hàng nhằm chiếm lĩnhthị trường, nhất là các thị trường tiêu thụ các sản phẩm đắt tiền, yêu cầu chất lượng cao Những đặc điểm trên được thể hiện qua các số liệu cụ thể qua từng năm của giai đoạn.Nhìn về mặt tổng thể, tổng lưu lượng vốn FDI ròng trong cả giai đoạn này tăng lên đáng kể

so với 10 năm trước Tuy nhiên, sau khi đạt mức rất cao vào năm 2000, khoảng trên 1200 tỷUSD thì vào các năm 2001 -2004 , tổng dòng chảy FDI ròng đã giảm hẳn, sau đó vào 2005,lại có mức tăng trởi lại, vượt cả năm 2000 và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2007 Mặc dù, tổnglưu lượng FDI ròng có sự giảm sút trong các năm 2001 – 2005 nhưng tỷ trọng FDI đầu tưvào các nước đang phát triển không hề giảm xuống mà còn có xu hướng tăng lên, đến năm

2007, dòng chảy FDI vào châu Á đạt khoảng 27% trong tổng lưu lượng FDI ròng trên toànthế giới

Trang 16

1 Tình hình FDI năm 2000:

Theo báo cáo đầu tư FDI của UNCTAD, tổng đầu tư trực tiếp FDI vào năm 2000tăng 18% so với năm trước, đạt mức kỷ lục 1300 tỷ USD, dòng chảy FDI này đã tăng liêntục từ năm 1991, thời kì tăng trưởng dài nhất trong vòng 30 năm Trong ba nhóm các nềnkinh tế (các nước phát triển, các nước đang phát triển , Trung và Đông Âu), các nước pháttriển có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tổng dòng vốn FDI (21% so với năm trước), vượtquá 1000 tỷ USD (hình 1) Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ FDI giảm xuống đối với các nước đangphát triển (hình 2) thấp nhất trong vòng một thập kỉ từ 1991 – 2000

Trang 17

Hình 2: Tỷ lệ phân bổ FDI vào các nền kinh tế khác nhau giai đoạn 1990 - 2000

2 Các năm 2001 – 2003:

Tổng đầu tư FDI trong giai đoạn này giảm hẳn, giảm liên tiếp trong các năm 2001,

2002, 2003 xuống dưới mức chỉ còn bằng khoảng ½ tổng vốn đầu tư FDI năm 2000, cụ thể như sau:

- Năm 2001, tổng vốn đầu tư FDI giảm xuống ở hầu hết các khu vực, tổng số vốn FDI đầu

tư vào các nước phát triển đã giảm dần một nửa xuống còn khoảng 500 tỷ USD, các nướcđang phát triển khác cũng giảm xuống từ 240 tỷ USD xuống còn 225 tỷ USD ngoại trừ châuPhi Dòng vốn FDI ra từ các nước phát triển cũng giảm xuống Tại các nước Mỹ - Latinh,trong khi luồng vốn FDI đổ vào Argentina và Brazil giảm xuống thì Mexico lại thu hútnhiều vốn đầu tư vào, vượt qua cả Brazil trở thành nước được nhận đầu tư lớn nhất trongkhu vực Tại Châu Á, Ấn Độ là nước có sự gia tăng thu hút đầu tư nhưng vẫn không bù lại

sự sụt giảm tại Trung Quốc và Hong Kong, tuy nhiên sự ra nhập của Trung Quốc vào WTO

sẽ đem lại những ảnh hưởng mới trong những năm tiếp theo.Tại châu Phi, tổng số vốn FDIthu hút vào khu vực tăng từ 9 tỷ USD năm 2000 lên 11 tỷ USD năm 2001, với sự gia tăngcủa các nhà đầu tư vào Morocco và Nam Phi cho dù có sự sụt giảm đầu tư vào Ai Cập

Trang 18

Trong khi đó, các nước ở khu vực Trung và Đông Âu vẫn giữ được dòng vốn đi vào ổn địnhvào khoảng 27 tỷ USD, dòng vốn đi vào Ba Lan lại giảm trong khi đó dòng vốn đi vào Nga,Hungari, Séc tăng nhẹ.

- Vào các năm 2002, 2003, đầu tư trực tiếp FDI vào các nước phát triển tiếp tục giảm,xuống còn 460 tỷ USD vào năm 2002 – thấp chưa từng có kể từ năm 1998 Chỉ riêng Anh

và Mỹ đã chiếm khoảng 54% sự sụt giảm về thu hút vốn đầu tư FDI trong năm 2002 Vớivai trò là các nước được nhận đầu tư từ FDI, Mỹ đã tụt hạng từ vị trí thứ nhất xuống vị tríthứ tư Các giao dịch xuyên quốc gia về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (M&A) cũng tiếptục giảm từ 7.894 giao dịch M&A, trị giá 1.144 tỷ USD vào năm 2000 xuống còn 4.493 giaodịch, trị giá 370 tỷ USD vào năm 2002 Mặc dù vậy, với việc đẩy nhanh hội nhập vào nềnkinh tế thế giới, Trung Quốc vẫn khẳng định sức hút đặc biệt về FDI với tổng giá trị vốn giảingân tăng liên tục trong 4 năm vừa qua, từ 40,3 tỷ USD năm 1999 lên 52,7 tỷ USD năm

2002 Còn tại Việt Nam, cùng khoảng thời gian này, FDI giải ngân giảm từ 1,7 tỷ USDxuống 1,2 tỷ USD Năm 2003 là năm thứ ba liên tiếp tổng FDI giảm, dòng vốn FDI vào cácnước phát triển đạt mức 367 tỷ USD, thấp hơn 25 % so với năm 2002 Tại Mỹ, dòng vốnFDI vào Mỹ giảm 53%, thấp nhất trong vòng 12 năm qua Tại Trung và Đông Âu, FDI cũnggiảm từ 31 tỷ USD xuống còn 21 tỷ USD Trong năm 2003, chỉ có các nước đang phát triển

ở châu Á và châu Phi là có sự tăng trưởng trong việc thu hút đầu tư FDI, tăng 9% đạt mức

172 tỷ USD

Tổng dòng chảy FDI vào các nước ( nước nhận)

Ngày đăng: 20/09/2014, 19:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Tỷ lệ phân bổ FDI vào các nền kinh tế khác nhau giai đoạn 1990 - 2000 2. Các năm 2001 – 2003: - tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới
Hình 2 Tỷ lệ phân bổ FDI vào các nền kinh tế khác nhau giai đoạn 1990 - 2000 2. Các năm 2001 – 2003: (Trang 17)
Bảng 1: Dòng vốn FDI vào và số liệu về buôn bán xuyên biên giới theo vùng và nền kinh tể 2007 – 2008 - tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới
Bảng 1 Dòng vốn FDI vào và số liệu về buôn bán xuyên biên giới theo vùng và nền kinh tể 2007 – 2008 (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w