Nguyên nhân của những hạn chế về thu hút FDI của Việt Nam

Một phần của tài liệu tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới (Trang 31 - 34)

1. Cơ sở hạ tầng còn kém chất lượng, quy hoạch thiếu tính đồng bộ

Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, cảng biến… nhưng tiến độ quá chậm, trong khi các yếu tố hạ tầng này là rất cần thiết cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Hiện tại, sự tắc nghẽn tại các con đường tại TPHCM, đặc biệt vào các giờ cao điểm là một bức xúc. Ngay cầu Đồng Nai, một cây cầu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng gây ra những lo lắng… Sự tắc nghẽn về các yếu tố hạ tầng trên đang gây nhiều cản trở cho các hãng vận tải Quốc tế và phần nào đó ngăn cản họ đến đầu tư tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực vận tải đường biển, các cảng biển tại Việt Nam đang có dấu hiệu tắc nghẽn, nhất là khu vực thành phố HCM. Việc huy động vốn đầu tư vào các cảng biển hiện còn chậm trễ, cụ thể là một số dự án như cảng Cái Lân, Sao Mai, Vân Phong… Chính vì vậy các cảng biển vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho nhà đầu tư. Hiện nay hầu hết các cảng đều quá đông, tình trạng duy tu và quản lý kém, trang thiết bị lạc hậu, hệ thống hạ tầng ra cảng (cả thủy và bộ) đều không đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Vị trí và hiện trạng của các cảng dẫn tới chi phí cao hơn cho các hãng tàu và những nhà xuất nhập khẩu

Trong lĩnh vực giao thông đường sắt trong tổng số 3142 km chiều dài chỉ có 10 km khu gian Nông Sơn – Trà Kiệu được xem là đạt chuẩn. Kết cấu hại tầng đường sắt cơ bản cho đến lúc này vẫn là cảnh chắp vá, tiêu chuẩn thấp. Trên toàn mạng có 1777 cây cầu thì có hơn 1000 cây cầu yếu, 7000 thanh ray mòn, 2198 bộ ghi đang sử dụng phần lớn là ghi tâm ghép chất lượng kém, ray hộ bánh đều bị mòn, hỏng chưa được thay thế.

Ngoài ra hệ thống cung cấp điện không đảm bảo công suất cũng là nỗi bức xúc cho nhiều nhà đầu tư. Việc cắt điện triền miên, vô tội vạ đã gây thiệt hại cho rất nhiều doanh nghiệp. Và gây mất niềm tin nơi nhà đầu tư nước ngoài.

2. Chi phí cho việc thuê văn phòng cao, chi phí viễn thông còn kém hấp dẫn

Theo các kết quả điều tra khảo sát, chi phí cho việc thuê văn phòng tại Việt Nam ngang bằng với chi phí tại Singapore và cao gấp 2 lần so với chi phí thuê văn phòng tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, chi phí viễn thông tại Việt Nam dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn cao so với một số nước, cộng với chất lượng cung cấp không được như cam kết cũng là những khó khăn cho các nhà đầu tư.

3. Nguồn lao động có trình độ cao còn ít

Theo bộ lao động thương binh và xã hội, đến cuối năm 2007, tổng số lao động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, bao gồm những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai, các viện, trung tâm nghiên cứu và triển khai công nghệ của cả nước là gần 40.000 người. Việt Nam hiện có khoảng 45,3 triệu lao động, trong đó ¾ là lao đông ở nông thôn. Sau nhiều năm phát triển, thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa tương xứng với yêu cầu về nguồn lao động cho thị trường, hiện mới chỉ có 32% lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo lao động ngắn hạn là 14,4%, Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài điều này đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư và làm tăng chi phí sản xuất.

4. Thủ tục hành chính còn rườm rà, dù đã có nhiều cải cách

Chính phủ đã cho thành lập cục đầu tư nước ngoài trực thuộc bộ kế hoạch đầu tư như một biện pháp cải cách thủ tục hành chính, thực hiện một cửa về đầu tư nước ngoài. Hoạt động của cục đã được dư luận, các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Tuy nhiên một số nhà đầu tư nước ngoài đề xuất “Chính phủ nên thành lập một ban đàm phán trung ương nhằm đảm bảo quy trình thương thuyết suôn sẻ và thích hợp. Mọi hợp đồng lớn có thể được thương thảo với một nhóm đàm phán có đủ thẩm quyền quyết định. Việc cấp phép nên thực hiện thông qua một quy trình tập trung mà không cần qua nhiều cấp trung gian”(P.V Hanoinet,2005).

5. Thiếu sự quan tâm đúng mức đến sự quảng bá hình ảnh và nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt Nam

Vấn đề quan trọng là tăng cường giới thiệu một hình ảnh Việt Nam với môi trường đầu tư có sức hấp dẫn với cộng đồng bên ngoài. Mặc dù thời gian gần đây chính phủ liên tục có những cuộc xúc tiến đầu tư tầm quốc gia do chính những nguyên thủ thực hiện. Tuy nhiên hoạt động quảng bá này vẫn chưa đến được với số đông nhà đầu tư. Việt Nam cần xúc tiến thêm các buổi hội thảo xúc tiến đầu tư cả ở trong nước và ở nước ngoài điều này sẽ thu hút

được nhiều nhà đầu tư quan tâm và muốn tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Qua đó họ sẽ quyết định có nên đầu tư hay không

6. Hệ thống pháp luật còn kém phát triển, vận hành pháp luật không rõ ràng

Quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại. Đại diện một doanh nghiệp lớn phát biểu, ở các nước như Hồng Kông, Singapore không có các công ty trùng tên. Còn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều công ty sở hữu cùng một tên mà lại kinh doanh các ngành nghề khác nhau. Những cái tên: công ty TNHH Hòa Bình, công ty thương mại Hòa Bình, công ty quảng cáo Hòa Bình… rất dễ gây nhầm lẫn, kiện tụng.

Theo Jetro (tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản), vừa qua, chính phủ đã ban hành một số chính sách mới cải thiện môi trường đầu tư và được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Nhìn chung về mặt luật pháp hiện nay có thể xem là tạm đủ điều kiện để thu hút vốn FDI. Vấn đề chỉ còn ở khâu cơ quan quản lý nhà nước từ TW đến địa phương có tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định luật pháp này để tạo ra sự thông thoáng nhất cho dòng FDI chảy vào hay không .

Một phần của tài liệu tình hình và xu hướng phát triển FDI trên thế giới (Trang 31 - 34)