Tiểu Luận Tình hình khai thác , sử dụng và quản lý nguồn năng lượng điện gió trên thế giới và Việt Nam

29 4.4K 24
Tiểu Luận Tình hình khai thác , sử dụng và quản lý nguồn năng lượng điện gió trên thế giới và Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN    MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG BÀI TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ Giảng viên : GS.TS. Lê Chí Hiệp Học viên : Lê Thu Hằng MSHV : 1080100020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN    MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG BÀI TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ Giảng viên : GS.TS. Lê Chí Hiệp Học viên : Lê Thu Hằng MSHV : 1080100020 1 MỤC LỤC Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 2 Chương I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG GIÓ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 3 1.1. TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG GIÓ TRÊN THẾ GIỚI 3 1.2. TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM 6 1.2.1. Tổng quan về hiện trạng ngành điện tại Việt Nam 6 1.2.2. Tình hình khai thác năng lượng gió tại Việt Nam 7 Chương II CẤU TẠO VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA 12 HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG GIÓ 12 2.1. CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG GIÓ 12 2.2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG GIÓ 14 Chương III TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM . 15 Chương IV ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM & CÁC ĐỀ XUẤT 19 4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG LỢI ÍCH CŨNG NHƯ HẠN CHẾ KHI PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM 19 4.1.1.Lợi ích của việc lắp đặt điện gió ở Việt Nam 19 4.1.2. Các mặt hạn chế khi phát triển điện gió ở Việt Nam 22 4.2. CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM 23 KẾT LUẬN 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 2 MỞ ĐẦU Trong vòng hai thập niên trở lại đây, loài người đã tiến bộ một cách nhanh chóng với những phát minh của mình. Con người đã chế tạo ra nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu sống của mình. Loài người cũng đã không ngừng chinh phục thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình và không ngừng khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có để làm cho cuộc sống của mình ngày càng hiện đại hơn. Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, các máy móc tiện nghi phục vụ cho nhu cầu của con người (như ti vi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt…) ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các căn hộ. Tuy nhiên, con người cũng đang phải trả giá cho những tiến bộ và tiện nghi của mình. Môi trường sống của loài người đang bị hủy hoại, nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt trước sự khai thác ồ ạt của con người. Loài người đang phải đối mặt với một loạt thách thức mang tính toàn cầu như: năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bùng nổ dân số…. trong đó, vấn đề năng lượng được xem là cấp thiết nhất. Nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần và không đủ cung cấp cho nhu cầu của con người. Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, để bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của mình, con người đang nổ lực tìm tòi và phát minh ra các nguồn năng lượng tái sinh để thay thế cho nguồn năng lượng hóa thạch. Hàng loạt các năng lượng tái tạo đã được con người nghiên cứu và sử dụng ngày càng phổ biến, chẳng hạn như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh khối….Trong đó, nguồn năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng tái sinh quan trọng nhất vì nó đang và sẽ đóng góp rất lớn vào nhu cầu sử dụng điện năng của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì thế, trong bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển điện gió trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra những nhận định cá nhân và các giải pháp. 3 Chương I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG GIÓ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.1. TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG GIÓ TRÊN THẾ GIỚI Từ 5000 năm trước Thiên chúa (TC), loài người đã biết vận dụng gió để làm lực đẩy cho các tàu trên sông Nile ở Ai Cập. Vào khoảng 200 năm trước TC, người Trung Hoa đã biết dùng cánh quạt gió để dẫn thủy nhập điền. Trong lúc đó người Ba Tư và các dân tộc vùng Trung Đông dùng quạt gió có trục đứng để xay lúa mì và các loại hạt. Từ thế kỷ 20 người ta đã sử dụng năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân, bước đầu sử dụng năng lượng tái tạo để phát điện, nhằm phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống cho nhân loại. Vào thời điểm này, năng lượng gió đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm tùy theo tình hình thế giới cũng như nguồn cung cấp dầu hỏa hay than đá. Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, giá dầu hỏa sụt giảm mạnh do đó công nghệ gió hầu như bị ngưng trệ hoàn toàn. Nhưng khi khủng hoảng dầu hỏa nổ ra vào thập niên 70, các turbine gió lại được chú ý đến và công nghệ nghiên cứu và phát triển nguồn điện năng này lớn mạnh ngay sau đó. Ngày nay, trữ lượng than, dầu, khí đang ngày càng cạn kiệt. Mặt khác, nếu sử dụng chúng để phát điện sẽ phát thải khí nhà kính vào khí quyển, làm cho trái đất ngày càng nóng lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Các tai họa như hạn hán, bão lụt xảy ra trên toàn thể giới ngày càng trầm trọng. Do đó, ngay từ đầu thế kỷ 21 tổ chức năng lượng gió châu Âu (EWEA) đã đề xuất ưu tiên phát triển điện gió trên thế giới trong giai đoạn đầu thế kỷ 21. Kinh phí đầu tư cho 1 MW điện gió vào cuối thế kỷ 20 là 1 triệu USD. Theo tổ chức năng lượng gió châu Âu, dự kiến đầu tư cho các năm 2001-2006 khoảng 688.000 USD/MW; từ 2007-2011: 571.000 USD; từ 2011-2017: 496.000 USD; từ 2018-2020: 455.000 USD. Trong năm 2003, tại Blue Canyon (Oklahoma - Mỹ) chỉ có 840.000 USD/MW điện gió. 4 Theo thống kê, tổng lượng công xuất sản xuất trên thế giới vào năm 2009 là 159.2 GW, với 340 TWh năng lượng, xác nhận mức tăng trưởng 31% mỗi năm, một con số khá lớn giữa lúc nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê trên thế giới, Đức, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Đan Mạch và Ấn Độ là những quốc gia sử dụng năng lượng gió nhiều nhất trên thế giới. Chẳng hạn vào năm 2009, điện gió chiếm 8% tổng số điện sử dụng tại Đức; trong khi đó con số này lên đến 14% ở Ailen và 11% tại Tây Ban Nha. Hoa Kỳ sản xuất nhiều điện gió nhất thế giới với công xuất nhảy vọt từ 6 GW vào năm 2004 lên đến 35 GW vào 2009 và điện gió chiếm 2.4% tộng số điện tiêu dùng. Trung Quốc và Ấn Độ cũng phát triển nhanh về nguồn năng lượng sạch này với 22.5 GW (Trung Quốc, 2009) và 10.9 25 GW (Ấn Độ , 2009). \ Hình 1: Công xuất sản xuất từ điện gió trên thế giới trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2008. Trong số 20 thị trường lớn nhất trên thế giới, riêng ở châu Âu đã có 13 nước với Đức là nước dẫn đầu về công suất của các nhà máy dùng năng lượng gió với khoảng cách xa so với các nước còn lại. Tại Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha, năng lượng gió phát triển liên tục trong nhiều năm qua là nhờ sự nâng đỡ của chính phủ sở tại. Nhờ vào đó mà một ngành công nghiệp mới đã phát triển tại 3 quốc gia này. Công nghệ Đức (bên cạnh các phát triển mới từ Đan Mạch và Tây Ban Nha) đã được sử dụng trên thị trường nhiều hơn trong những năm vừa qua. Công suất định mức của các nhà máy sản xuất điện gió vào năm 2007 được nâng lên 94.112 MW. Công suất này thay đổi dựa trên sức gió qua các năm, các nước, các vùng như chúng ta có thể thấy trong bảng sau: 5 STT Quốc gia Công suất (MW) 01 Đức 22.247 02 Hoa Kỳ 16.818 03 Tây Ban Nha 15.145 04 Ấn Độ 8.000 05 Trung Quốc 6.050 06 Đan Mạch 3.125 07 Ý 2.726 08 Pháp 2.454 09 Anh 2.389 10 Bồ Đào Nha 2.150 11 Canada 1.846 12 Hà Lan 1.746 13 Nhật 1.538 14 Áo 982 15 Hy Lạp 871 16 Úc 824 17 Ai Len 805 18 Thụy Điển 788 19 Na Uy 333 20 Niu Di Lân 322 21 Những nước khác 2.953 22 Thế giới 94.112 Bảng 1: Công suất định mức năng lượng gió của các nước trên thế giới năm 2007. Và cho đến hôm nay, công nghệ gió đã tiến đến mức độ là giá thành của loại điện năng này tương đương với giá thành của các nguồn điện năng khác như 6 than đá, khí đốt, v.v Và đây cũng là nguồn hy vọng của thế giới trong tương lai trước vấn nạn hâm nóng toàn cầu. 1.2. TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Tổng quan về hiện trạng ngành điện tại Việt Nam Trong vòng hai thập niên qua, Việt Nam đã chứng kiến những gia tăng nhanh chóng về nhu cầu sử dụng điện trong khi cung luôn gặp căng thẳng để bắt kịp với cầu. Từ con số khiêm tốn 8,7 triệu MWh vào năm 1990, sản lượng điện đã tăng lên 26,7 triệu MWh vào năm 2000 và dự kiến sẽ đạt 77,2 triệu MWh vào năm 2008. Với nhiều bất trắc tiềm ẩn trong nền kinh tế toàn cầu và nội địa, khó có thể dự đoán được liệu tốc độ tăng trưởng cao ở mức 14%/năm kể từ 2000 sẽ tiếp tục được duy trì hay không. Tuy nhiên, với mức tiêu thụ điện bình quân đầu người vẫn còn thấp hơn 2/5 của Thái Lan, khả năng tiếp tục tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ rõ ràng là rất lớn. Bên cạnh đó, tình trạng cắt điện luôn phiên ở Việt Nam đã trở thành điều phổ biến, đặc biệt là vào mùa khô. Hai nguyên nhân có thể được nêu ra để giải thích cho tình trạng này. Thứ nhất là tỷ lệ phụ tải đỉnh /ngoài đỉnh là rất cao. Nhu cầu phụ tải đỉnh là 11.500 MW trong khi phụ tải ngoài đỉnh chỉ còn 6.800 MW. Sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu trong và ngoài giờ cao điểm đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho công suất phát điện mà hiếm khi cần đến. Để đạt công suất phát điện này, nếu sử dụng dầu diesel, sẽ rất tốn kém với giá dầu cao như hiện nay. Giải pháp khác là sử dụng tua-bin khí chu trình đơn với chi phí đầu tư thấp. Nhà máy điện chạy khí chu trình hỗn hợp có chi phí đầu tư cao hơn, nhưng lại hiệu quả hơn về nhiên liệu, và được sử dụng nhiều hơn để cung cấp công suất phụ tải nền (base load) và tải trung bình (intermediate load). Hệ thống điện cũng bị lệ thuộc nặng nề vào thủy điện, hiện đang chiếm 40% về công suất và 25% về sản lượng. Các nhà máy thủy điện hiện có khả năng trữ nước hạn chế - với nguồn cung từ vài ngày đến một tuần ở mức hoạt động bình thường. Do vậy, trong mùa khô, khi lượng nước chảy vào hồ chứa chỉ bằng một tỷ lệ nhỏ so với mùa mưa, sản lượng thủy điện ở công suất tối đa là không thể đạt được. Vấn đề này có thể và trên thực tế là đã được giải quyết bằng việc đầu tư nhiệt điện dự phòng. Tuy nhiên, những nhà đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện này sẽ yêu cầu suất sinh lợi tương đương với các nhà máy nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp hay nhà máy nhiệt điện than thường được sử dụng để chạy phụ tải nền (gần như toàn bộ thời gian) và tải trung bình ở các nước khác. Nhưng vì EVN (tập đoàn điện lực nhà nước) thiên về sử dụng thủy điện khi có đủ công suất do chi phí biên của thủy điện gần như bằng không, nên rất khó để các nhà đầu tư nhà máy điện độc lập và EVN đạt được thỏa 7 thuận về các điều khoản mua điện từ nguồn chạy than hay chạy khí. Cung cấp điện với chí phí thấp và ổn định đòi hỏi phải kết hợp nhiệt điện và thủy điện một cách hiệu quả. Nếu nhiệt điện phục vụ phụ tải cơ sở không được xây dựng thì phải quay lại giải pháp lắp đặt nhà máy phát điện chạy diesel hay tua-bia khí chu trình đơn. Máy phát điện diesel hiện đại có thể sản xuất 4 kWh trên 1 lít dầu (tuy nhiên hầu hết các nhà máy ở Việt Nam có hiệu suất thấp hơn), nhưng mặc dù chi phí đầu tư ban đầu thấp, giải pháp này ngày càng trở nên tốn kém do giá dầu leo thang. Chi phí sản xuất điện của một tổ máy phát điện diesel quy mô nhỏ có thể dễ dàng lên trên 30 xen/kWh, trong khi mức giá thương phẩm của EVN là 5-6 xen/kWh. Dù gì đi nữa, việc doanh nghiệp phải đầu tư máy phát điện dự phòng, kho chứa nhiên liệu và tự lo về hoạt động, bảo trì sẽ là gánh nặng không mong muốn. Tính cạnh tranh của Việt Nam sẽ phụ thuộc một phần vào khả năng cung cấp điện ổn định ở mức giá không cao hơn (nếu không muốn nói là phải thấp hơn) so với các nước láng giềng. 1.2.2. Tình hình khai thác năng lượng gió tại Việt Nam Chính những nguyên nhân vừa nêu trên mà chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang dốc tiền của, nhân lực vào việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng thực tiễn các nguồn năng lượng tái tạo để giúp giảm bớt sự căng thẳng năng lượng ở các nước. Ngoài ánh sáng mặt trời, gió cũng là một năng lượng thiên nhiên mà loài người đang nhắm đến cho nhu cầu năng lượng trên thế giới trong tương lai. Hiện nay, năng lượng gió đã mang đến nhiều hứa hẹn cho ngành điện của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Tiềm năng gió của Việt Nam rất lớn, vì thế việc nghiên cứu phát triển năng lượng gió là một công việc cần thiết. Theo bản đồ phân bố các cấp tốc độ gió của tổ chức Khí tượng thế giới (1981) và bản đồ phân bố các cấp tốc độ gió của khu vực Đông Nam Á, do tổ chức True Wind Solutions LLC (Mỹ) lập theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới, xuất bản năm 2001, cho thấy: Khu vục ven biển từ Bình Định đến Bình Thuận, Tây Nguyên, dãy Trường Sơn phía Bắc Trung bộ, nhiều nơi có tốc độ gió đạt từ 7.0; 8.0 và 9.0 m/giây, có thể phát điện với công suất lớn (nối lưới điện quốc gia), hầu hết ven biển còn lại trên lãnh thổ, một số nơi, vùng núi trong đất liền tốc độ gió đạt từ 5.0 đến 6.0 m/giây, có thể khai thác gió kết hợp diezen để tạo nguồn điện độc lập cung cấp cho hải đảo, vùng sâu, vùng xa. 8 Và cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này không những có vận tốc trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi khác, đó là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió Nam và Đông Nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7m/s, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 - 3,5 MW. Ngoài ra, các vùng đảo ngoài khơi như Bạch Long V, đảo Phú Quý, Trường Sa là những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho dân cư trên đảo. Sự nghiên cứu triển khai năng lượng gió ở Việt Nam đã đi được những bước đầu tiên. Nhưng cơ bản sự phát triển năng lượng gió trong nước còn nhỏ lẻ, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam có tất cả 20 dự án điện gió với dự kiến sản xụất 20 GW. Nguồn điện gió này sẽ kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia và sẽ được phân phối và quản lý bởi Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam. Vào tháng 4 năm 2004, Việt Nam đã lắp đặt trạm năng lượng gió công suất 858KW trên đảo Bạch Long V do chính phủ tài trợ và các tổ máy được chế tạo bởi hãng Technology SA (Tây Ban Nha). Ngoài ra Trung Tâm Năng Lượng Tái Tạo và Thiết Bị Nhiệt (RECTARE) Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800 tuốc bin gió trong hơn 40 tỉnh thành với sự tài trợ của Hiệp hội Việt Nam – Thụy S tập trung nhiều nhất gần Nha Trang, trong đó có gần 140 tuốc bin gió đã hoạt động. Ở Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của Pháp cũng đã lắp đặt được 50 tuốc bin gió. Tuy nhiên những tuốc bin gió trên đều có công suất nhỏ khoảng vài KW mức độ thành công không cao vì không được bảo dưỡng thường xuyên theo đúng yêu cầu nên hiện nay đã ngừng hoạt động. Tháng 8-2008 Fuhrlaender AG, một tập đoàn sản xuất tuốc bin gió hàng đầu của Đức đã bàn giao 5 tổ máy (cánh quạt gió) sản xuất điện gió đầu tiên cho dự án điện gió tại Tuy Phong, Bình Thuận với mỗi tổ máy có công suất 1.5MW (Tốc độ gió trung bình ở đây là 6.7 m/s). Tổ máy đầu tiên được lắp đặt vào tháng 11-2008 và chính thức hoàn thành kết nối vào điện lưới quốc gia vào tháng 8 năm 2009. [...]... Tại Việt Nam, năng lượng mặt trời và năng lượng gió chính là những nguồn năng lượng dồi dào và có thể nói là vô tận Chúng là những nguồn năng lượng có thể giải quyết tốt và nhanh chóng các vấn đề năng lượng trong nước về hiện tại cũng như trong tương lai Đánh giá đúng mực về năng lượng gi , chúng ta có thể rút ra được mấy ưu điểm sau của năng lượng gió mà các nguồn năng lượng khác khó có được áp dụng. .. của việc lắp đặt điện gió ở Việt Nam Với những phân tích nêu trên thì ta thấy Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển nguồn năng lượng điện gió để đáp ứng nhu cầu thiếu điện cho sinh hoạt và sản xuất như hiện nay So với các nguồn năng lượng khác thì điện gió có nhiều ưu điểm nổi bật hơn cả Như chúng ta đều biết, năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch, nhưng nó là một nguồn năng lượng tiềm tàng những... nguồn nước như thủy điện và nhiệt điện, và nhất là không gây những tác động đáng kể đến môi trường Hơn nữa, Việt Nam với hơn 3000 km bờ biển, đón gió trực tiếp từ biển Ðông, nên có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn năng lượng này Theo đánh giá tiềm năng năng lượng gió (NLG) khu vực Ðông Nam Á của Tổ chức Khí tượng thế giới, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng NLG tốt nhất Dựa trên cơ sở dữ liệu... với thủy điện, vốn được coi là nguồn năng lượng rẻ và hiệu quả Theo dự đoán, đến năm 202 0, giá thành đầu tư của điện gió sẽ giảm đáng k , chỉ khoảng 600 USD/kW, khi ấy chi phí quản lý và vận hành sẽ giảm đáng k , chỉ còn khoảng 30 USD/MWh Trong khi đ , sử dụng điện năng bằng sức gió (mượn sức gió để quay tua bin phát ra điện, gọi tắt là phong điện) sẽ không lo hết nhiên liệu hay cạn kiệt nguồn nước... THỐNG NĂNG LƯỢNG GIÓ 2.1 CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG GIÓ Những bộ phận chính trong tuốc bin gió gồm có: động cơ điện một chiều, cánh quạt gi , đuôi lái gi , trụ và cột , bộ phận đổi điện cho thích hợp với bình ắc qui và máy đổi điện (inverter) để đổi sang dòng điện xoay chiều Phần lớn điện từ máy phát điện gió được hòa nhập vào mang điện chung (grid line) vừa giản tiện, vừa giảm giá điện Tuy nhiên điện. .. 25 KẾT LUẬN Tóm lại, từ những phân tích, đánh giá về tiềm năng điện gió nêu trên đã giúp ta thấy được rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển điện gió Hơn nữa, với tình hình nhu cầu về sử dụng điện tại nước ta đang ngày cang gia tăng mà nguồn điện cung cấp lại đang trong tình trạng thiếu hụt, cung không đủ cầu thì việc tìm ra một nguồn năng lượng mới sạch hơn, vô tận hơn để thay thế là... hợp lý Nó giải quyết nhanh chóng vấn đề năng lượng trong thời gian ngắn và về lâu dài nó cũng đóng góp không nhỏ cho nguồn năng lượng quốc gia nhất là ở Việt Nam với tiềm năng về năng lượng gió thuộc vào hàng lớn nhất trên thế giới 18 Chương IV ĐÁNH GIÁ CỦA BẢN THÂN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM & CÁC ĐỀ XUẤT 4.1 ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG LỢI ÍCH CŨNG NHƯ HẠN CHẾ KHI PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM. .. cột gió vẫn có thể sử dụng để canh tác nông nghiệp  Ảnh hưởng tới thiên nhiên nơi đặt các tuốc bin gió không đáng kể nếu so sánh với nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân,… vì đây là một nguồn năng lượng sạch, nguyên liệu được dùng là "gió" Nguồn năng lượng này không làm ô nhiễm không khí như nguồn điện năng phát xuất từ các nhà máy thủy điện và nhiệt điện từ than hay khí đốt Các turbine gió. .. 4.1.2 Các mặt hạn chế khi phát triển điện gió ở Việt Nam  Điểm hạn chế nhất của nguồn năng lượng này là phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên Mặc dù tiềm năng về gió ở nước ta ở mức cao nhưng tốc độ gió không ổn định và thường xuyên thay đổi Vì vậy, nguồn điện năng từ gió vẫn chưa được xem là nguồn cung cấp điện ổn định, nguồn điện từ thủy điện vẫn chiếm ưu thế  Gió đến từ thiên nhiên cho nên không... năng lượng đủ mạnh và ổn định Việc hợp nhất các trạm điện gió sẽ giảm đáng kể sự dao động (do sự không ổn định của gió) của công suất phát và ít nhất hơn một phần ba sản lượng điện phát ra sẽ được ổn định tương tự như sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện Như vậy, nếu hợp nhất càng nhiều trạm điện gi , xác suất ổn định của năng lượng điện phát ra càng lớn Hơn thế nữa, trên thực tế, . TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG GIÓ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 3 1.1. TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG GIÓ TRÊN THẾ GIỚI 3 1.2. TÌNH HÌNH NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM 6 1.2.1 VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN    MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG BÀI TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ Giảng. VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN    MÔN HỌC: QUẢN LÝ BỀN VỮNG CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG BÀI TIỂU LUẬN: TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ Giảng

Ngày đăng: 20/09/2014, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan