CÁC ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tình hình khai thác , sử dụng và quản lý nguồn năng lượng điện gió trên thế giới và Việt Nam (Trang 25 - 29)

Qua những đánh giá và phân tích trên thì nguồn lợi ích do điện gió mang lại vẫn lớn hơn so với những mặt bất lợi mà nó gây ra đối với môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay các dự án đầu tư điện gió ở nước ta tuy có nhưng không nhiều và hiện vẫn còn ở quy mô nhỏ, chưa cung cấp đủ công suất cho ngành điện. Điện năng từ

nguồn năng lượng này vẫn chưa được xem là nguồn điện chính sử dụng cho mọi hoạt động (sinh hoạt và sản xuất) tại nước ta. Vì vậy, một số đề xuất sau có thể làm giảm bớt các mặt hạn chế đã nêu để ngành điện gió ở nước ta phát triển mạnh , trở thành ngành cung cấp điện chính cho nhu cầu của cả nước:

 Đối với mặt hạn chế do phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên thì cách làm hiện nay là đấu nối nhiều trạm điện gió với nhau bằng một đường dây tải điện để hợp nhất các trạm điện gió nhỏ lẻ thành một nguồn năng lượng đủ mạnh và ổn định. Việc hợp nhất các trạm điện gió sẽ giảm đáng kể sự dao động (do sự không ổn định của gió) của công suất phát và ít nhất hơn một phần ba sản lượng điện phát ra sẽ được ổn định tương tự như sản lượng điện của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện. Như vậy, nếu hợp nhất càng nhiều trạm điện gió, xác suất ổn định của năng lượng điện phát ra càng lớn. Hơn thế nữa, trên thực tế, nếu tại địa điểm này gió lặng, thì tại địa điểm khác sẽ có gió to, vì vậy nếu hợp nhất các trạm điện gió, sự bất ổn định sẽ giảm đáng kể.

 Ngoài ra, các trạm điện gió thường phát được công suất tối đa một cách không liên tục, nếu xây dựng các đường tải điện riêng phải tính cho công suất tối đa đơn chiếc của từng trạm điện gió (ví dụ 1,5 MW). Trong trường hợp này việc xây dựng một đường phân phối điện riêng sẽ không tối ưu vì phải tính cho công suất 1,5 MW nhưng trên thực tế lượng điện truyền dẫn tối đa lại không thường xuyên. Phương án tối ưu là đấu nối các trạm điện gió vào một hệ thống dây dẫn điện chung. Như vậy, việc hợp nhất các trạm điện gió cho phép chúng ta có được nguồn điện vừa ổn định, vừa đủ lớn và vừa rẻ tiền. Chính vì vậy, chương trình phát triển năng lượng gió phải xây dựng được nhiều cụm điện với nhiều trạm điện gần nhau.

 Nhà nước cần phải có các chính sách ưu đãi và khuyến khích cho việc xây dựng các trạm điện gió, cụ thể như giảm thuế nhập khẩu các máy móc thiết bị, các thủ tục đăng ký đầu tư xây dựng dự án điện gió cần phải đơn giản, giải quyết nhanh chóng và nhất là tạo mọi điều kiện khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào nguồn năng lượng này. Các chính sách này phải tập trung vào giải quyết vướng mắc lớn nhất về giá bán điện theo hướng áp dụng biểu giá điện đặc thù dựa trên chi phí bình quân của việc phát điện (của nhà đầu tư) và dựa trên giá trị hưởng lợi (của xã hội) nhờ sử dụng năng lượng sạch từ nguồn gió

vô tận thay cho việc sử dụng năng lượng gây ô nhiễm từ các nguồn hóa thạch không tái tạo.

 Nhà nước cần có các Chính sách/ kế hoạch và các quy định trợ giá về điện gió một cách rõ ràng, cụ thể để chủ đầu tư có thể yên tâm đầu tư.

KẾT LUẬN

Tóm lại, từ những phân tích, đánh giá về tiềm năng điện gió nêu trên đã giúp ta thấy được rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển điện gió. Hơn nữa, với tình hình nhu cầu về sử dụng điện tại nước ta đang ngày cang gia tăng mà nguồn điện cung cấp lại đang trong tình trạng thiếu hụt, cung không đủ cầu thì việc tìm ra một nguồn năng lượng mới sạch hơn, vô tận hơn để thay thế là không thể chậm trễ. Trong một tương lai không xa, ước tính vào khoảng 30 năm nữa thôi, các nguồn năng lượng cổ điển như than đá, dầu khí sẽ dần dần bị cạn kiệt; thủy điện sẽ trở thành một hiểm họa lớn cho môi trường, trong khi điện năng từ các lò phản ứng hạt nhân vẫn còn là một khái niệm mơ hồ cho các nhà làm khoa học Việt Nam thì nhìn lại chỉ còn hai nguồn điện năng sạch, ít gây tác động đến môi trường sinh thái và có tính khả thi cao: đó là nguồn năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Theo tôi thiết nghĩ, ngay từ bây giờ, đã đến lúc Việt Nam cần phải quan tâm và bắt đầu xây dựng mạng lưới cho hai nguồn điện năng này. Đây là một đầu tư đúng đắn và lâu dài cũng như khá tốn kém. Nếu không có những chuẩn bị ngay từ bây giờ thì cuộc khủng hoảng năng lượng nhiều phần có thể xảy ra cho Việt Nam trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].http://nangluonggio.blogspot.com/2006/04/nng-lng-gi-ca-vit-nam-tim-nng-v- trin.html [2]. http://www.windenergy.org.vn/index.php?mact=News [3].http://nangluonggio.blogspot.com/2005/06/in-gi-ngun-nng-lng-cn-c-coi trng.html

[4] Nguyễn Tân Huyền và Trương Trà Hương, Triễn vọng phát triển nguồn điện gió tại Việt Nam.

[5].http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110321/Dien-gio-cho-co-che-Nha-dau- tu-nan-long.aspx

[6]. Ngành điện – cơ hội lớn từ nguồn năng lượng tái tạo.

[7].Kiều Đỗ Minh Luân, Năng lượng điện gió- Tiềm năng và triển vọng, Khoa kỹ thuật công nghệ môi trường Đại học An Giang.

[8]. http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/36658/

[11].http://www.nacentech.vn/index.php?option=com_content&view=article&id= 106:in-gio-mt-tri-nng-lng-ca-tng-lai&catid=76:bai-vit-chuyn-&Itemid=270 [12]. http://en.wikipedia.org/wiki/Wind turbine

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Tình hình khai thác , sử dụng và quản lý nguồn năng lượng điện gió trên thế giới và Việt Nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)