Cuộc cách tư sản giành thắng lợi mở đầu lịch sử thế giới cận đại như cuộc các mạng tư sản ở Anh, Hoa Kì, đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản có tính chất triệt để nhất diễn ra ở Pháp đã lật nhào chế độ phong kiến, cho ra đời nhà nước tư sản và có ảnh hưởng sâu rộng tới tiến trình lịch sử thế giới. Nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Nó không chỉ quyết định các loại hình thức chính thể tư sản, mà còn ảnh hưởng trực tiếp lớn lao tới đặc điểm pháp luật của từng nước. Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản thôi đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử lập pháp của loài người. Lần đầu tiên con người biết đến một bản hiến pháp trong đó quy định quyền tự do của con người, quyền công dân mà trước kia do cuộc sống quá tăm tối dưới chế độ phong kiến mà người ta chưa dám nghĩ tới. Ngay từ khi Nhà nước tư sản được thành lập hàng loạt các chế định của pháp luật tư sản cũng ra đời. So với sự độc đoán chuyên quyền của vua chúa phong kiến, thì sự ra đời của pháp luật tư sản và nền dân chủ tư sản là một tiến bộ vượt bậc trong lịch sử cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp, cách thức quy định, ban bố và thi hành lẫn việc pháp điển hóa và phân loại. Pháp luật tư sản điều chỉnh hầu như mọi quan hệ xã hội, trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
MỞ ĐẦU Cuộc cách tư sản giành thắng lợi mở đầu lịch sử thế giới cận đại như cuộc các mạng tư sản ở Anh, Hoa Kì, đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản có tính chất triệt để nhất diễn ra ở Pháp đã lật nhào chế độ phong kiến, cho ra đời nhà nước tư sản và có ảnh hưởng sâu rộng tới tiến trình lịch sử thế giới. Nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. Nó không chỉ quyết định các loại hình thức chính thể tư sản, mà còn ảnh hưởng trực tiếp lớn lao tới đặc điểm pháp luật của từng nước. Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản thôi đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử lập pháp của loài người. Lần đầu tiên con người biết đến một bản hiến pháp trong đó quy định quyền tự do của con người, quyền công dân mà trước kia do cuộc sống quá tăm tối dưới chế độ phong kiến mà người ta chưa dám nghĩ tới. Ngay từ khi Nhà nước tư sản được thành lập hàng loạt các chế định của pháp luật tư sản cũng ra đời. So với sự độc đoán chuyên quyền của vua chúa phong kiến, thì sự ra đời của pháp luật tư sản và nền dân chủ tư sản là một tiến bộ vượt bậc trong lịch sử cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp, cách thức quy định, ban bố và thi hành lẫn việc pháp điển hóa và phân loại. Pháp luật tư sản điều chỉnh hầu như mọi quan hệ xã hội, trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. NỘI DUNG 1. Hình thức và hệ thống pháp luật tư sản tiến bộ hơn pháp luật phong kiến 1.1. Kỹ thuật lập pháp có sự tiến bộ vượt bậc Giống như pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản cũng có ba hình thức cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật, song vị trí, vai trò của mỗi hình thức đó có sự khác biệt và tiến bộ hơn nhiều so với pháp luật phong kiến và còn có sự thay đổi theo thời gian. Nếu như ở thời kì đầu tập quán pháp và tiền lệ pháp đóng vai trò khá quan trọng trong pháp luật của nhiều nước thì hiện nay, tập quán pháp ngày càng thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, tầm quan trọng ngày càng giảm; tiền lệ pháp chỉ được sử dụng rộng rãi ở một số nước, văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn, nó xã định rõ hiệu lực về thời gian, không gian, đối tượng và hiện nay đã trở thành hình thức chiếm ưu thế tuyệt đối ở một số nước, đặc biệt là các nước thuộc hệ thống “Dân luật” (Civil law). Các văn bản quy phạm pháp luật ở các nước tư bản hiện nay thôi trơ thành một hệ thống với thứ bậc giá trị pháp lí rõ ràng. Đúng đầu bậc thang đó là Hiến pháp vì Hiến pháp đã trở thành luật gốc, là đạo luật cơ bản của nhà 1 nước, có giá trị pháp lí cao nhất, là cơ sở của hệ thống pháp luật. Từ thời kỳ cổ đại, thuật ngữ “hiến pháp” đã được nhắc đến nhưng chưa được hiểu và xem như là một ngành luật riêng biệt. Sách cổ đại Trung Quốc, dùng “hiến pháp” là những văn kiện do vua ban hành, để phản biện nó với hệ thống chuyên chế cảu giai cấp phong kiến. Dưới chế độ phong kiến, vua là “Thiên tử”, tức là con trời nên vua sẽ thay trời hành đạo, tự cho mình quyền lực tối cao, tất cả mọi việc đều phải nghe theo vua không được phép trái lệnh. Điều đó phù hợp với hệ thống chuyên chế của giai cấp thống trị ở chế độ phong kiến. Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, do giai cấp tư sản lớn mạnh và có thế lực kinh tế thì muốn vươn lên giành quyền lực thống trị vô hạn nằm trong tay nhà vua, kẻ đại diện cho ý chí của giai cấp thống trị phong kiến, giai cấp tư sản đã đề xướng một văn bản pháp lí có hiệu lực cao hơn hẳn các văn bản quy phạm pháp luật khác. Nó phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử và nguyện vọng của đẳng cấp thứ ba, văn bản pháp luật ấy được coi là hiến pháp. Luật hiến pháp tư sản ra đời nhằm ngăn chặn bọn phong kiến phục hồi địa vị đã mất, củng cố nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ hoàn toàn nhà nước phong kiến chuyên chế. Hiến pháp tư sản gồm có ba chế định cơ bản quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân. Pháp luật tư sản ra đời gắn liền với hiến pháp và chủ nghĩa lập hiến. Chủ nghĩa lập hiến có nguồn gốc từ tư tưởng dùng pháp luật làm công cụ hạn chế quyền lực của nhà nước, đảm bảo quyền lực xuất phát từ nhân dân. Nhân dân có thể dùng hiến pháp làm công cụ giám sát tối cao đối với biểu hiện lạm dụng quyền lực từ các chính quyền công quyền, ngăn chặn thao túng quyền lực của nhà vua. Điều này tiến bộ hơn hẳn so với pháp luật phong kiến, nhân dân đã có quyền chính trị. Sự xuất hiện của hiến pháp trong pháp luật tư sản đã góp phần kìm hãm sự lộng quyền, tạo không ít điều kiện cho phong trào đấu tranh đòi quyền tự do cho công dân. Đứng sau hiến pháp là các đạo luật và các nghị quyết của nghị viên rồi đến các văn bản quy phạm pháp luật của các nguyên thủ quốc gia, của Chính phủ… Nếu so sánh pháp luật tư sản với pháp luật phong kiến , ta thấy các bộ luật thời kỳ phong kiến thường là các bộ luật tổng hợp gồm tất cả các quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, thương mại, đất đai lẫn hôn nhân gia đình; còn pháp luật tư sản thì các bộ luật quy định các chế định được tách riêng ra để điều chỉnh từng lĩnh vực khác nhau trong quan hệ xã hội như chế định quyền tư hữu tư sản, chế định hợp đồng và trái vụ tư sản, chế định pháp nhân và công ty cổ phần tư sản chế định hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế, Bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hành chính, Bộ luật bầu cử. Nếu như pháp luật phong kiến chỉ phát triển về luật hình sự (thời phong kiến có riêng một bộ luật chuyên xét xử các vụ án hình sự là bộ hình) mà không phát triển về luật dân sự, chỉ phát triển về thiết chế nhà nước 2 mà không phát triển về chế định công dân thì pháp luật tư sản đã phát triển một cách toàn diện cả về hình sự và dân sự, pháp luật điều chỉnh về bộ máy nhà nước cũng như các chế định quyền công dân, các quan hệ công dân. Hơn nữa trong xã hội tư bản, do nền kinh tế thị trường phát triển nên luật thương mại, luật kinh doanh, luật lao động, luật ngân hàng, luật tài chính, luật bảo hiểm xã hội rất phát triển tạo ra hệ thống pháp luật phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ. Chức năng kinh tế và chức năng xã hội của Nhà nước được tăng cường, vì vậy mà vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế và xã hội cũng được tăng cường. Pháp luật tư sản không chỉ phát triển các ngành vật chất (Substantive law) mà còn phát triển các ngành luật khác (adjective law) như luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính. Hơn nữa luật tư sản còn công khai tuyên bố nguyên tắc tự do hợp đồng trong các lĩnh vực dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình giúp con người tự do, bình đẳng trong các mối quan hệ, thoát khỏi lệ thuộc vào giai cấp thống trị. Việc hệ thống hóa và pháp điển hóa theo từng lĩnh vực riêng làm cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật thuận tiện hơn cho các chính quyền nhà nhà nước và các công dân trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật, nguyên tắc pháp chế thôi được thừa nhận. Trình độ, kỹ thuật lập pháp ngày càng hoàn thiện hơn và cao hơn rất nhiều so với pháp luật phong kiến cũng là do pháp luật tư sản được xây dựng theo nguyên tắc bầu cử, ban hành luật theo trình tự chặt chẽ thông qua con đường dân chủ. 1.2. Nguồn của pháp luật tư sản và hệ thống của pháp luật tư sản Nếu như nguồn của pháp luật phong kiến chủ yếu là tập quán pháp và tiền lệ pháp theo ý chí chủ quan của nhà vua thì pháp luật tư sản có nhiều nguồn đa dạng phong phú, đó là tập quán pháp, văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp pháp, học thuyết pháp luật, các nguyên tắc pháp luật, các nguyên tắc của công bằng, công lí. Pháp luật tư sản tồn tại dưới dạng hai hệ thống chủ yếu là hệ thống lục địa Châu Âu (Civil law) và hệ thống Anglosaxon (Common law) Hai hệ thống này có quan điểm về nguồn luật và có cấu trúcpháp luật hoàn toàn khác nhau. Hệ thống pháp luật lục địa Châu Âu coi trọng pháp luật thành văn còn hệ thống Anglo-saxon (Common law) coi trọng án lệ (tiền lệ pháp). Hệ thống pháp luật lục địa Châu Âu có cấu trúc bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, còn hệ thống Anglo-saxon không chia thành công pháp và tư pháp mà bao gồm Common Law (luật án lệ) và Equity (Luật công bình). 2. Pháp luật tư sản có nhiều điểm tiền bộ so với pháp luật phong kiến về mặt nội dung 3 2.1. Pháp luật tư sản không những là công cụ để nhà nước quản lí mà còn là công cụ để giám sát, hạn chế quyền lực của bộ máy nhà nước. Có thể nói đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt pháp luật tư sản với pháp luật phong kiến. Với nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nếu nhà nước phong kiến không có quy định nào hạn chế quyền lực của nhà vua thì trong nhà nước tư sản Tổng thống hay vua đứng đầu Nhà nước đều phải hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và các luật khác. Vì thế nhiều vụ việc ở thời phong kiến bị xử hàm oan đến hàng trăm năm sau mới được làm sáng tỏ, làm thiệt hại rất nhiều đến nguyên khí của quốc gia như vụ án Lệ chi viên ở nước ta khiến cho Nguyễn Trãi phải xử vào tội tru di tam tộc. Pháp luật tư sản giám sát khá chặt chẽ trong việc bầu cử cũng như mọi hoạt động của người quản lí như ở Mỹ thôi làm sáng tỏ vụ gian lận trong việc tranh cử Tổng Thống của Richard Nichxon tại khách sạn Watergate trước thượng viện năm 1974 buộc Nichxon phải từ chức. 2.2. Pháp luật tư sản quy định và bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Cùng với sự ra đời của pháp luật tư sản, lần đầu tiên trong lịch sử, quyền con người, quyền tự do cá nhâ, quyền công dân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Pháp luật tư sản thừa nhận quyền bình đẳng về mặt pháp lí của công dân trước pháp luật. Nếu như pháp luật phong kiến công khai thừa nhận và bảo vệ sự bất bình đẳng giữa người với người trong xã hội thì pháp luật tư sản khẳng định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi công dân đều có chung những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nên về mặt pháp lí , pháp luật ghi nhận sự bình đẳng giữa tư sản và công nhân, giữa người giàu người nghèo, giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị trị. Về mặt pháp lí, tư sản và công nhân đều đều co quyền tự do như nhau khi kí kết hợp đồng lao động, không bên nào có quyền áp đặt ý chí cho bên nào. Còn trong pháp luật phong kiến con người chỉ được gọi là “thần dân” lệ thuộc vào nhà vua tuyệt đối, không có quyền lợi mà chỉ có nghĩa vụ. Để thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, luật bầu cử của hầu hết các nhà tư sản đều quy định mọi công dân đến tuổi mà pháp luật quy định đều có quyền đi bầu cử và ứng cử vào nghị viện – cơ quan lập pháp và các hoạt động địa phương. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo phụ thuộc không phụ thuộc đó là công dân hay là những người giữ chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Nếu trong nhà nước phong kiến “hình phạt không tới trượng phu, lễ nghi không tới thứ dân” thì trong pháp luật tư sản, Tổng thống – người đứng đầu nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí. Ví dụ như Điều II, khoản 4 Hiến pháp Hoa Kì quy định: “Tổng thống, phó 4 tổng thống và các quan chức dân sự Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ bị bãi miễn bằng thủ tục bị phế truất vì luận tội và buộc tội phản bội Tổ quốc, tham ô hay những tội danh sai trái ở mức khác”. Khác với pháp luật phong kiến nơi mà các quyền công dân và các quyền con người không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, pháp luật tư sản ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước các quyền cơ bản của con người và quyền công dân như trong Hiến pháp Mỹ 1787 có viết “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu, hạnh phúc…”. Các quyền của công dân trong hiến pháp tư sản chia ra thành bốn nhóm là quyền tự do cá nhân, các quyền kinh tế, các quyền văn hóa xã hội và các quyền chính trị. Đây là một chế định thể hiện tập trung giá trị nhân đạo, thể hiện sứ mệnh giải phóng con người ở phạm vi cá nhân của pháp luật tư sản. Pháp luật tư sản đã ghi nhận một số nguyên tắc tiến bộ trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc pháp chế… Hiện nay, pháp luật tư sản thôi thực sự trở thành cơ sở pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động các cơ quan nhà nước, cho việc kiểm soát hoạt động của các nhân viên và cơ quan nhà nước nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng độc tài chuyên chế trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. 2.3. Pháp luật tư sản nhân đạo hơn so với pháp luật phong kiến Ngoài việc thừa nhận các quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ của công dân, sự nhân đạo hơn của pháp luật tư sản hiện nay so với pháp luật phong kiến ở chỗ nó không còn quy định những hình phạt, cách thức tiến hành hình phạt dã man tàn bạo như pháp luật phong kiến. Ở Phương Đông, pháp luật của các triều đại phong kiến Trung Quốc phát triển mạnh và có ảnh hưởng sâu rộng tới các quốc gia trong khu vực, đó là sự xuất hiện của các học thuyết pháp lí như thuyết nhân trị của Khổng Tử, thuyết pháp trị của Quản Trọng, Tử Sản và Hàn Phi Tư. Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều quyết định hệ thống hình phạt “ngũ hình” bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Trong đó có ba bậc: chém hay thắt cổ, chém bêu đầu và lăng trì. Hình phạt chém bêu đầu làm cho phạm nhân chết không toàn thây, hình phạt này có nguồn gốc từ Trung Quốc và có lịch sử hơn 3000 năm. Hình phạt lăng trì (tùng xẻo) được thi hành bằng cách xẻo từng miếng thịt trên người của phạm nhân theo nhịp trống rồi mổ bụng, moi ruột cho đến bau chết mới thôi. Sau đó, thi thể của tử tội bị chặt chân tay và bẻ gãy hết xương. Ngoài ra, nhà nước phong kiến còn áp dụng hình phạt tru di tam tộc, tru di cửu tộc. Ở phương Tây, thời kỳ phong kiến, luật hình sự vẫn cho phép duy trì tục “trả nợ máu”. Theo bộ luật Xalic: khi phạm tội giết người, nếu người phạm 5 tội là kẻ nghèo hèn đến mức không đủ tiền nộp phạt và không có họ hàng thì “phải lấy đầu mình ra để thay thế”. Còn theo bộ luật Xăcxông thì đối tượng của việc trả nợ máu là “kẻ giết người và các con trai của người ấy”. Luật hình còn bảo vệ nghiêm ngặt chế độ phong kiến. Trên đây là một số hình phạt dã man tàn bạo hết sức của chế độ phong kiến, ngoài ra còn có một số hình phạt như chôn sống, thiêu sống, tra tấn dã man cho đến chết thì thôi. So với pháp luật phong kiến thì pháp luật tư sản có một số tiến bộ nhất định: chống lại sự độc đoán xét xử của nhà vua. Pháp luật tư sản quy định những biện pháp cưỡng chế của nhà nước đưa ra mang tính chất trừng phạt không gây đau đớn về thể xác, tinh thần đồng thời xóa bỏ những hình phạt dã man đã được đề ra trong thời kì phong kiến. Pháp luật tư sản đảm bảo mức sống tối thiểu cho công dân thể hiện sự quan tâm tới lợi ích kinh tế của các giai cấp như trợ cấp thất nghiệp, quy định về mức lương tối thiểu, thời gian nghỉ ngơi, bảo vệ quyền sống, chế độ giáo dục bắt buộc, chi trả tiền bảo hiểm khi bị tai nạn nghề nghiệp… 2.4. Pháp luật tư sản thoát khỏi những ảnh hưởng nặng nề của Tôn giáo Pháp luật tư sản đã thoát khỏi những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu của tôn giáo, không lấy tôn giáo làm chuẩn mực, là thước đo cho mọi mối quan hệ xã hội như pháp luật phong kiến. Ví dụ như ở Trung Quốc lấy học thuyết Nho Giáo của Khổng tử làm quy tắc chung trong xã hội trong đó coi thường vai trò của người phụ nữ trong xã hội hay tư tưởng trọng nam khinh nữ đầy bất công. Còn ở phương Tây dưới thời phong kiến, pháp luật hình sự còn bảo vệ nghiêm ngặt sự thống trị về mặt tư tưởng của Giáo hội hay luật lệ tôn giáo: coi hành vi chống lại nhà thờ, luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà thờ là trọng tội, như trường hợp của Galileo Galili đã bị tòa án Giáo hội kết án tử hình bằng cách hỏa thiêu do có các quan điểm khoa học chống lại nhà thờ. KẾT LUẬN Pháp luật tư sản ra đời là một tiến bộ quan trọng trong lịch sử nhà nước và pháp luật, nó thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Mặc dù có nhiều điểm hạn chế song pháp luật tư sản ra đời có ý nghĩa lớn lao trong tiến trình lịch sử của pháp luật thế giới, và trở thành một phương tiện quan trọng nhất của nhà nước tư sản để quản lí xã hội. Phụ lục 6 Một số hình ảnh về hình phạt dã man dưới thời phong kiến (nguồn internet) 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lịch sử nhà nước và pháp luật tư bản, tác giả Phan Trọng Hòa, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2001. 2. Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2010, Tác giả PGS.TS Thái Vĩnh Thắng. 3. Lịch sử văn minh thế giới, tác giả Vũ Dương Ninh, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2009 8 . MỞ ĐẦU Cuộc cách tư sản giành thắng lợi mở đầu lịch sử thế giới cận đại như cuộc các mạng tư sản ở Anh, Hoa Kì, đặc. gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử. Trong đó có ba bậc: chém hay thắt cổ, chém bêu đầu và lăng trì. Hình phạt chém bêu đầu làm cho phạm nhân chết không toàn thây, hình phạt này có nguồn gốc từ Trung. hơn nhiều so với pháp luật phong kiến và còn có sự thay đổi theo thời gian. Nếu như ở thời kì đầu tập quán pháp và tiền lệ pháp đóng vai trò khá quan trọng trong pháp luật của nhiều nước thì