Dưới đây là bài làm của sinh viên năm thứ nhất nên sự nhìn nhận cũng như sự hiểu biết còn hạn chế nhiều nên rất mong được sự góp ý của các anh chị trong gia đình diễn đàn. Lý do D post bài viết này là vì muốn nhận được sự góp ý của mọi người để D có thể hiểu sâu sắc hơn vấn đề này. thứ nữa là D thấy rất nhiều bạn cũng băn khoăn về vấn đề này nên D mạnh dạn đưa ra vấn đề này để mọi người tham khảo. Bài viết của D đưa lên hơi muộn cũng vì nhiều lý do khách quan khó nói, trong đó cũng có lý do là vì D tham gia vào diễn đàn hơi muộn. Hy vọng bài viết này phần nào sẽ giúp ích cho mọi người. Pháp luật tư sản so với Pháp luật Phong kiến có những đặc điểm cơ bản thể hiện sự tiến bộ của Pháp luật tư sản. Sự tiến bộ đó thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức. 1. Sự tiến bộ về nội dung 1.1. Pháp luật tư sản quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân và các quyền con người trong đạo luật cơ bản của nhà nước….Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người Lần đầu tiên, pháp luật tư sản ghi nhận và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân của các cá nhân trong xã hội Tư bản chủ nghĩa. Khái niệm “công dân” lần đầu tiên được pháp luật tư sản đưa ra thể hiện tính nhân đạo của pháp luật tư sản. Từ đây mỗi cá nhân, nếu có quan hệ với pháp lý với một Nhà nước tư sản nào đó thì có quyền công dân và phải thực hiện những nghĩa vụ với Nhà nước của mình. Cũng là lần đầu tiên, pháp luật tư sản chế định “ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, bao gồm các quy phạm pháp luật quy định quyền tự do, dân chủ của công dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, tự do cá nhân,… và những nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và xã hội. Toàn bộ các quyền và nghĩa vụ đó tạo nên địa vị pháp lý của công dân trong quan hệ bình đẳng với Nhà nước. Như vậy, “công dân” trong xã hội tư bản chủ nghĩa khác với “thần dân” trong xã hội phong kiến. Đây được coi là điểm tiến bộ nhất trong Pháp luật tư sản, chính điều đó làm cho pháp luật tư sản che bớt bản chất thực sự của nó, làm cho nó một vỏ bọc bên ngoài mà pháp luật Phong kiến không có được. 1.2. Pháp luật tư sản thiết lập nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật Cùng với sự ra đời của Pháp luật tư sản, lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật nhân loại nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước Pháp luật được thiết lập. Trong bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân quyền của nước Pháp năm 1789 quy định rằng: “Luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn thể công dân, tất cả mọi công dân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện để góp phần xây dựng bảo vệ hay trừng phạt, trước Pháp luật mọi người đều bình đẳng”. Để thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân luật bầu cử ở hầu hết các Nhà nước tư sản đều quy định rằng: Mọi công dân đến tuổi mà pháp luật quy định có quyền bầu cử và ứng cử vào nghị viện – cơ quan lập pháp và hội đồng địa phương. Mọi công dân phạm tội đều bị trừng phạt trước Pháp luật không phụ thuộc người đó là công dân bình thường hay người có chức vụ cao trong nhà nước. Đây là điều mà Pháp luật Phong kiến chưa hề có, thể hiện sự tiến bộ của Pháp luật tư sản. 1.3. Pháp luật tư sản thiết lập nguyên tắc chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân Hiến pháp các nhà nước tư sản đều xác lập nguyên tắc chủ quyền tối cao của Nhà nước thuộc về nhân dân và tất cả quyền lực Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Chủ quyền tối cao của Nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện tất cả các công việc quan trọng của Nhà nước do nhân định đoạt. Nhân dân có thể thực hiện chủ quyền tối cao của mình bằng các biện pháp dân chủ trực tiếp như: trưng cầu dân ý, bầu cử phổ thông đầu phiếu, hoặc các biện pháp dân chủ gián tiếp: thông qua nghị viện và các cơ quan dân chủ ở địa phương. Các công việc quan trọng nhất của đất nước là các công việc liên quan đến vận mệnh quốc gia, lợi ích dân tộc. 1.4. Pháp luật tư sản bãi bỏ các chế tài dã man, tàn bạo trong luật hình sự của nhà nước Phong kiến Mục đích của các hình phạt trong pháp luật phong kiến là gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục và hạ thấp con người.Trái với pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có giá trị nhân đạo rất cao, thể hiện ở chỗ: Pháp luật một mặt bãi bỏ hoàn toàn các hình phạt dã man, bảo vệ quyền lợi của mọi người bằng cách dự liệu tất cả các tình huống để quy định các biện pháp khuyến khích lao động, sản xuất, học tập, tạo ra môi trường và những điều kiện để hạn chế tối đa nguy cơ thất nghiệp, thất học, nghèo đói,…; mặt khác, pháp luật quy định các tố chức kinh tế, chính trị, xã hội trong việc giải quyết những vấn đề nhân đạo của xã hội. 1.5. Pháp luật tư sản tách rời khỏi tôn giáo Trong pháp luật phong kiến nội dung của nhiều quy phạm pháp luật chứa đựng luân lý, đạo đức tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo ở Việt Nam, Trung Quốc) hướng tới thần thánh hóa quyền lực của Vua, đưa dân chúng vào trạng thái tối tăm, ngu muội, hòng thủ tiêu ý chí đấu tranh của họ. Pháp luật phong kiến công khai hợp pháp hóa quyền lực của tôn giáo, đề cao vai trò của tôn giáo. Còn trong pháp luật tư sản đã tách rời khỏi các tư tưởng tôn giáo: Hiến pháp và pháp luật không bị chi phối của bất kỳ các luật lệ của tôn giáo nào. Trái lại, các tổ chức tôn giáo phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. 1.6. Pháp luật tư sản không những là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội mà còn là công cụ để giám sát, kiÒm chế quyền của bộ máy Nhà nước Pháp luật tư sản là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, là công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Với nguyên tắc phân chia quyền lực và kiềm chế đối trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, pháp luật tư sản trở thành công cụ kiểm tra, giám sát và kiềm chế sự lạm dụng quyền lực trong tổ chức hoạt động của nhà nước và các cơ quan công quyền. Nếu trong nhà nước phong kiến không có quy định nào hạn chế quyền lực của vua thì trong nhà nước tư sản Tổng thống hay vua đứng đầu nhà nước đều phải hoạt động theo quy định của hiến pháp và các luật. 2. Sự tiến bộ về hình thức 2.1. Pháp luật tư sản xây dựng đạo luật cơ bản của nhà nước là Hiến pháp Trong Nhà nước phong kiến hình thức pháp luật chủ yếu là tiền lệ pháp, còn trong Nhà nước tư sản hình thức pháp luật chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật, chủ yếu là Hiến pháp. Hiến pháp được xây dựng và ban hành với một thủ tục đặc biệt. Phải từ 2/3 trở lên số nghị sĩ của hai viện bỏ phiếu thuận, hiến pháp mới được thông qua. Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của nhà nước nên các văn bản pháp luật khác không được trái với Hiến pháp. Để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, ở các Nhà nước tư sản thành lập Tòa án Hiến pháp (hoặc Hội đồng bảo hiến) để xem xét tính hợp hiến của các luật và văn bản do Tổng thống hoặc chính phủ ban hành. Thí dụ: Ở Hoa kì, Tối cao pháp viện là cơ quan bảo hiến, nó có quyền tuyên bố bất kì một đạo luật nào đó là vi hiến và làm vô hiệu hóa đạo luật đó. 2.2. Pháp luật tư sản phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ hơn pháp luật phong kiến Nếu pháp luật phong kiến chỉ phát triển về luật hình sự mà không phát triển về luật dân sự, chỉ phát triển các thiết chế nhà nước mà không phát triển các thiết chế về công dân thì pháp luật luật tư sản đã phát triển một cách toàn diện cả về hình sự lẫn dân sự, cả pháp luật điều chỉnh bộ máy nhà nước, cả pháp luật điều chỉnh các quan hệ của công dân. Hơn thế nữa, trong xã hội tư bản do nền kinh tế phát triển nên luật thương mại, luật kinh doanh, luật lao động, luật tài chính, luật ngân hàng, luật bảo hiểm xã hội rất phát triển, tạo ra một hệ thống pháp luật phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ. Chức năng kinh tế và chức năng xã hội của nhà nước được tăng cường vì vậy, mà vai trò của pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế và xã hội cũng được tăng cường. Pháp luật tư sản không chỉ phát triển các ngành luật vật chất mà còn phát triển các ngành luật hình thức như luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính. 2.3. Kĩ thuật lập pháp phát triển cao hơn Pháp luật Phong kiến Các chế định trong các bộ luật của pháp luật tư sản được trình bày một cách logic, rõ ràng và được sắp xếp theo từng chế định cụ thể. Trong mỗi bộ luật, các chương ,các điều, các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định của bộ luật đó, bộ luật cũng được nêu đầy đủ và diễn đạt chuẩn xác; các nguyên tắc; các khái niệm pháp lý được định nghĩa ngắn ngọn, ngôn ngữ dễ hiểu. Trong pháp luật tư sản các bộ luật được xây dựng để điều chỉnh từng lĩnh vực, quan hệ xã hội như: Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật bầu cử, Bộ luật thương mại, Bộ luật hôn nhân và gia đình, các bộ luật tố tụng hình sự và dân sự,…Việc hệ thống hóa và pháp điển hóa Pháp luật theo từng lĩnh vực làm cho việc thực hiện, áp dụng Pháp luật thuận tiện hơn cho các cơ quan Nhà nước và công dân. Còn Pháp luật phong kiến thường là các bộ luật tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật hình sự, dân sự, thương mại, đất đai lẫn hôn nhân và gia đình như: Bộ luật Hoàng Việt luật lệ(Việt Nam), Bộ Đại Thanh luật lệ (Trung Quốc), Bộ luật Saxon (Đức),… 2.4. Pháp luật tư sản đề cao pháp chế Pháp chế tư sản được ghi nhận và bảo đảm thực hiện trong hiến pháp và pháp luật tư sản vì cả giai cấp tư sản và nhân dân lao động đều cần có nó để chống lại tệ độc đoán chuyên quyền, phi dân chủ, vô nhân tính, chế độ đẳng cấp, đặc quyền, đặc lợi trong bộ máy nhà nước phong kiến; tệ lạm quyền và sự vi phạm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà pháp luật tư sản ghi nhận trong bộ máy Nhà nước tư sản. Còn trong pháp luật phong kiến thì không có nguyên tắc này. Điều này làm cho pháp luật tư sản có sự tiến bộ rõ rệt hơn. . của nhà nước Phong kiến Mục đích của các hình phạt trong pháp luật phong kiến là gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người, làm nhục và hạ thấp con người.Trái với pháp luật phong kiến,. quyền tuyên bố bất kì một đạo luật nào đó là vi hiến và làm vô hiệu hóa đạo luật đó. 2.2. Pháp luật tư sản phát triển toàn diện, cân đối và đồng bộ hơn pháp luật phong kiến Nếu pháp luật phong. đàn hơi muộn. Hy vọng bài viết này phần nào sẽ giúp ích cho mọi người. Pháp luật tư sản so với Pháp luật Phong kiến có những đặc điểm cơ bản thể hiện sự tiến bộ của Pháp luật tư sản. Sự tiến