Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin cùng những khám phá khoa học mới đây về quy luật khách quan của xã hội thì nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng và ưu việt nhất trong lịch sử xã hội loài người, nó phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩ cộng sản. Dựa trên cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đặc trưng bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì dân chủ là một trong nhiều thuộc tính thể hiện bản chất ưu việt, tiến bộ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; và vì dân chủ là mục tiêu, là nền tảng, là quốc hiệu của Việt Nam: “Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Do vậy tìm hiểu rõ nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật càng có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin cùng những khám phá khoa học mới đây về quy luật khách quan của xã hội thì nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng và ưu việt nhất trong lịch sử xã hội loài người, nó phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩ cộng sản. Dựa trên cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đặc trưng bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất thì dân chủ là một trong nhiều thuộc tính thể hiện bản chất ưu việt, tiến bộ của nhà nước xã hội chủ nghĩa, một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; và vì dân chủ là mục tiêu, là nền tảng, là quốc hiệu của Việt Nam: “Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Do vậy tìm hiểu rõ nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật càng có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Dân chủ 1. Lý luận chung về nguyên tắc dân chủ “Dân chủ” theo tiếng Hi Lạp cổ là từ ghép của cấu trúc từ gốc là: demos nghĩa là nhân dân (danh từ); và Karatein, nghĩa là cai trị quản lí. Nếu hiểu theo sát nghĩa sẽ là mệnh đề: nhân dân quản lí, cai trị. Các nhà chính trị học đưa ra mệnh đề là: “Tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân”. Dân chủ có thể được xem như là những giá trị văn minh của xã hội loài người, là hình thức tổ chức nhà nước, thể chế nhà nước, phương thức thực thi quyền lực của nhân dân – nhân dân là chủ, làm chủ quyền lực. Dân chủ là bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Có đảm bảo nguyên tắc dân chủ mới có thể phát huy trí tuệ và sức mạnh của tập thể, phát huy tính chủ động và sáng tạo của nhân dân. Dân chủ được thực hiện dưới hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện: • Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà theo đó nhân dân bày tỏ chính kiến của mình, trực tiếp quyết định những vấn đề của đời sống cộng đồng xã hội. Để thực hiện được dân chủ trực tiếp phải có các yếu tố sau: thứ nhất, là yếu tố phổ thông, đại chúng, nghĩa là bất cứ ai có 1 đủ tư cách (nhận thức và hiểu biết) đều có thể bày tỏ ý chí của mình; thứ hai, là yếu tố trực tiếp, nghĩa là không thông qua một cá nhân hay tổ chức thay mặt mình; thứ ba, là yếu tố hiệu lực thi hành, nghĩa là ý chí của nhân dân quyết định theo đa số, chứ không phải lấy ý kiến tham khảo. Nế thiếu một trong những nhân tố đó thì không phải là dân chủ trực tiếp. • Dân chủ đại diện (dân chủ gián tiếp) là hình thức dân chủ mà theo đó nhân dân thông qua đại diện của mình để bày tỏ chính kiến, để quyết định những vấn đề của đời sống cộng đồng. Nhờ thông qua bầu cử để lựa chọn những người ưu tú đứng đầu các cơ quan đại diện, nhờ đó những người đại diện sáng suốt trong việc giải quyết vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, giải quyết nhanh chóng kịp thời những vấn đề cấp bách trong xã hội đặt ra. 2. Tầm quan trọng của nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Do con người phải liên kết với nhau thành cộng đồng trong xã hội và xã hội cần đến quyền lực chung để duy trì, bảo đảm cộng đồng hoạt động trong vòng trật tự, ổn định gọi là quyền lực công cộng. Quyền lực công cộng (xã hội) do các thành viên trong xã hội ủy quyền một phần cho xã hội. Nó được chế định hóa thành các chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, tôn giáo mà mọi thành viên phải phục tùng. Vì nhân dân là lực lượng xã hội có sức mạnh tự nhiên khi được tổ chức liên kết lại trong quá trình sản xuất, hoạt động của họ làm biến đổi quan hệ sản xuất và làm thay đổi toàn bộ hình thái kinh tế - xã hội; biến chuyển từ chế độ này sang chế độ khác và tiến bộ xã hội. Hơn nữa quyền lực nhân dân không thể thực hiện được trên thực tế với từng cá nhân trong xã hội mà phải ủy quyền cho một số người thừa hành nhằm đảm bảo trật tự, ổn định, an ninh và an sinh cho mọi cá nhân thành viên và của toàn xã hội. Để đảm bảo mối quan hệ tương tác đa chiều giữa chủ thể và khách thể đó, thì pháp luật phải là phương tiện cơ bản quyết định sự đa chiều đó. Trong khi các chủ thể quyền lực nhà nước có các công cụ định chế cưỡng chế có hiệu lực tức thời lên khách thể, thì khách thể không có công cụ nào khác hơn ngoài pháp luật tác độngtức thời lên Nhà nước. Nhưng pháp luật phải là pháp luật dân chủ triệt để, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều đó nhằm mục đích khắc phục, tránh được sự lạm quyền; thao túng quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật nhà nước như một công cụ đàn áp cưỡng chế độc đoán, chuyên quyền của chủ nghĩa quyền lực. 2 II. Sự vận dụng nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, cuộc vận động dân chủ hóa ở nước ta trên nhiều lĩnh vực diễn ra trong xu hướng lành mạnh là chủ yếu, đã thực sự là một động lực của phát triển, trong đó có vấn đề dân chủ hóa hoạt động của bộ máy nhà nước, tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do dân, vì dân ngày càng vững mạnh. 1. Trong lĩnh vực chính trị Công dân có quyền tham gia các công việc của Nhà nước, xuất phát từ bản chất dân là chủ, việc tham gia của nhân dân trong quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. người dân có quyền và được sử dụng một cách đúng dắn về trưng cầu dân ý thì dân chủ sẽ được thực thi và là điều kiện để nhân dân khiếu nại các quy định của cơ quan nhà nước ban hành văn bản trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra Hiến pháp năm 1992 quy định về việc thực hiện dân chủ trực tiếp thông qua các hình thức quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, không làm tròn trách nhiệm, xứng đáng với lòng tin của nhân dân. Quy định của Hiến pháp phản ánh địa vị làm chủ nhà nước của nhân dân, thể hiện tính sâu sắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời nâng cao vai trò của nhân dân trong việc giám sát hoạt động của đại biểu dân cử, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhân dân có thể tham gia quản lí Nhà nước bằng cách sử dụng quyền khiếu nại tố cáo của công dân. Do trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao, sự mở rộng thông tin được chú trọng, nhân dân đã ngày càng quan tâm đến các vấn đề chính trị xã hội của sự phát triển đất nước. Họ biểu thị thái độ tích cực trong việc thực hiện quyền làm chủ của công dân trong các cuộc bầu cử, ứng cử tại các buổi sinh hoạt chính trị, để thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự án luật, kiến nghị với Đảng và Nhà nước về những biện pháp mạnh mẽ, chống quan liêu bao cấp, tham nhũng, lộng quyền, ức hiếp và đè nén dân chúng của một bộ phận những người có chức có quyền bị tha hóa biến chất. Chính nhờ sức mạnh quần chúng nhân dân, nhờ dư luận xã hội tích cực mà nhiều vụ việc bê bối vi phạm pháp luật, xâm phạm tới kỉ cương, phép nước, làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội, đến trật tự an toàn xã hội đã được phanh phui, giải quyết. 3 Đảng và Nhà nước ta còn ban hành quy chế công dân ở công sở thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân tạo điều kiện nhân dân tham gia công việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội với phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Pháp luật là phương tiện thực hiện dân chủ, là cơ sở thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Về phía Nhà nước là chủ thể quyền lực có quyền ban hành pháp luật để cụ thể hóa, thể chế hóa quyền lực để phục vụ nền chính trị. Về phía nhân dân, quyền con người và quyền công dân không chỉ được thừa nhận, được quy định trong các văn bản pháp luật, mà còn được hiện thực hóa; bảo đảm triển khai bởi các chủ thể quyền lực nhà nước bằng việc sử dụng sức mạnh của các chế định pháp luật. 2. Trong lĩnh vực kinh tế Dân chủ trong kinh tế là cơ sở để thực hiện phát huy dân chủ trong chính trị, văn hóa, tinh thần và trong đời sống xã hội nói chung. Tư tưởng về giải phóng sức sản xuất và giải phóng tinh thần trong đường lối đổi mới của Đảng đã đi vào cuộc sống và tạo nên sinh khí mới cho đời sống xã hội, trước hết là trong hoạt động kinh tế. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã phát triển năng động và đa dạng, nhanh chóng đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng cho lợi ích cá nhân và lợi ích chung cho toàn dân tộc. Đảng ta đã có chủ trương gắn quyền sở hữu với quyền sở hữu tư liệu sản xuất của người lao độn, chủ trương đa dạng hóa hình thức sở hữu trên cơ sở giữ vững vai trò chủ đạo kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nước. Đồng thời Đảng ta có vai trò tích cực của kinh tế tập thể, hợp tác tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân được phát triển. Đó là những biểu hiện tích cực của dân chủ trong kinh tế. Về mặt quản lí Nhà nước, trong những năm qua, Nhà nước đã thể chế hóa dân chủ trong kinh tế bằng những văn bản pháp luật, đã xác lập cơ chế quản lí mới, khắc phục triệt để cơ chế hành chính quan liêu và bao cấp trước đây, chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã có những chính sách kịp thời để bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của kinh tế tư nhân, đảm bảo quyền sử dụng ruộng đất lâu dài của hộ nông dân. Cùng với nó là các chính sách về giá, về thuế, áp dụng chế độ hợp đồng lao động, cải cách chế độ tiền lương, mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các cơ sở, các chủ thể kinh tế, có các chính sách khuyến khích sản xuất như vay vốn đầu tư với lãi suất thấp khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa trong nước, phục hồi và phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị xuất khẩu như ngành mây tre đan, gốm sứ… đã có tác dụng vô cùng to lớn đối với việc 4 khai thác mọi tiềm năng sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt ưu điểm của nó là không đòi hỏi trình độ kĩ thuật công nghệ cao và từng bước cải thiện mức sống của nhân dân. Nét bao trùm là đảm bảo sản xuất kinh doanh theo đúng luật pháp, khuyến khích làm giàu chính đáng. Đồng thời Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm ách tắc trong lưu thông – phân phối sản phẩm, mở rộng thị trường thống nhất trong nước và vươn xa ra thị trường thế giới sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. Ngoài ra nhà nước còn coi chương trình xóa đói giảm nghèo là một chiến lược, một chương trình quốc gia, kết hợp tăng cường kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, khắ phục những hậu quả xã hội của sự phân hóa giàu nghèo bằng các chính sách xã hội và xứu trợ nhân đạo từ nguồn trong nước và từ viện trợ nước ngoài. 3. Trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng Đổi mới và dân chủ hóa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước đã đem lại bầu không khí cởi mở, lành mạnh, đã thực hiện sự giải phóng tinh thần cho toàn xã hội, tạo ra động lực tinh thần và sự kích thích mạnh mẽ tính sáng tỏ, chủ động của quần chúng, đặc biệt là trong tầng lớp trí thức và thế hệ trẻ chúng ta, khuyến khích chúng ta kề thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc và của thế giới. Đổi mới trong tư duy đã đem lại sự phấn chấn cho xã hội trong việc thay đổi cách nghĩ, cách làm, đề cao sức mạnh trí tuệ, trong thực tiễn và khắc phục bệnh giáo điều, sự xơ cứng, trì trệ và bảo thủ, cũng đồng thời khắc phục tự mãn, chủ quan, duy ý chí và cực đoan hay những sự sao chép máy móc văn hóa nước ngoài. Cuộc tiếp xúc giữa nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước với nhân dân, sinh hoạt khoa học và tư tưởng với giới tri thức, giới nghiên cứu và văn nghệ sĩ, công tác báo chí, xuất bản, thông tin, tuyên truyền, các quy trình về tiếp dân và trả lời các đơn khiếu nại, tố cáo ở cấp chính quyền được mở rộng và tăng cường hơn trước. Đó là những nét mới biểu hiện một trình độ phát triển dân chủ văn hóa tinh thần ở nước trong Đổi mới. III. Giải pháp nâng cao nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật Do hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn chỉnh, đồng bộ và nhất là việc thi hành luật chưa nghiêm; tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước còn kém hiệu lực và hiệu quả. Đây là một khuyết điểm lớn. Đó là việc phân định trách nhiệm và quyền hạn, quan hệ phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có những trường hợp chưa thật rõ ràng; tệ nạn quan liêu 5 tham nhũng vẫn lan tràn, hiệu quả đấu tranh khắc phục còn thấp; đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước tuy có tiến bộ trưởng thành nhưng vẫn chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta phải có những biện pháp nâng cao nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật: • Trước hết phải ban hành Luật về Giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước, vì pháp luật là cơ sở, điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình. • Chúng ta cần phải xây dựng Nhà nước pháp quyền với sức mạnh tối cao của pháp luật, bảo đảm cho Nhà nước thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, đảm bảo thực hiện đúng đắn đường lối chính trị của Đảng cộng sản lãnh đạo và được thể chế hóa. Dân chủ trong Đảng phải gắn với dân chủ trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận, ý Đảng lòng dân sẽ là dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai đó chính là cội nguồn sức mạnh cho dân tộc, là sự sống còn của Đảng. • Cần phải sửa đổi bổ sung, điều chỉnh Luật khiếu nại tố cáo phù hợp với thực tiễn, hợp lí và khoa học hơn. • Đổi mớ nâng cao hoạt động của cơ quan tòa án trong việc giải quyết các khiếu kiện vụ án hành chính của cơ quan, tổ chức và công dân. • Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị theo yêu cầu dân chủ hóa đảm bảo vai trò và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực quản lí nhà nước. • Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước chuyên nghiệp và chuyên môn thành thạo nghiệp vụ, am hiểu pháp luật, có thái độ tận tụy và khả năng sáng tạo trong những nhiệm vụ được giao phó, giữ nghiêm kỉ luật và quy chế công chức trong khi thi hành công vụ, gương mẫu trong quan hệ và trong ứng xử cới nhân dân theo những chuẩn mực của văn hóa pháp luật và văn hóa dân chủ. • Xây dựng cơ chế thực hiện dân chủ trong hoạt động quản lí và đời sống cộng đồng. • Nâng cao dân trí trong xã hội. Kết hợp các hình thức và biện pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục với tổ chức quản lí. Kiểm tra và quy định chế độ trách nhiệm, gắn liền với quyền hạn và nghĩa vụ, dân chủ với kỷ luật và pháp luật. Giáo dục ý thức, nhận thức và giáo dục hành vi, hình thành nhu cầu và tập quán lối sống dân chủ, kỉ luật pháp luật đối với các tầng lớp nhân dân, trước hết là trong đội ngũ công chức Nhà nước, trong cán bộ, đảng viên của Đảng cộng sản • Cần phải xây dựng hiến pháp và pháp luật dân chủ • Xây dựng chính quyên dân chủ (lập pháp, hành pháp). 6 • Phát triển các hình thức dân chủ : thiết lập chế độ bãi nhiệm mà trong đó cử tri có toàn quyền; ban hành luật trưng cầu dân ý nhằm xây dựng nhà nước của dân, do dân, và vì nhân dân. • Đặc biệt là phải kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ và tập trung, phải đi liền với nhau, gắn bó mật thiết với nhau, vì nếu đề cao tính dân chủ quá sẽ dẫn đến không thống nhất các quan điểm, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa, vô chính phủ. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay là những nguyên lí đúng đắn, khách quan, khoa học, phù hợp với bản nhà nước xã hội chủ nghĩa – nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy chúng ta càng ngày phải hoàn thiện nguyên tắc dân chủ hơn nữa trong xây dựng pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, để nhân dân làm chủ đất nước, mang lại hiệu quả cao trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. “Dân chủ và giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay”, tác giả Nguyễn Mạnh Bình, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 252 (4 – 2009). 2. Sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí của Nhà nước, tác giả Nguyễn Tiến Phồn, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1994. 3. Dân chủ và pháp luật dân chủ (Ngô Huy Cương, NXB Tư pháp, 9/2006). 4. Hướng dẫn ôn tập môn học lý luận nhà nước và pháp luật (Nguyễn Thị Hồi, NXB Tư pháp, 2010) 5. Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, 2008). 8 . Nguyễn Tiến Phồn, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1994. 3. Dân chủ và pháp luật dân chủ (Ngô Huy Cương, NXB Tư pháp, 9/2006). 4. Hướng dẫn ôn tập môn học lý luận nhà nước và pháp luật (Nguyễn. phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Pháp luật là phương tiện thực hiện dân chủ, là cơ sở thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Về phía Nhà nước là chủ thể quyền. pháp và pháp luật dân chủ • Xây dựng chính quyên dân chủ (lập pháp, hành pháp) . 6 • Phát triển các hình thức dân chủ : thiết lập chế độ bãi nhiệm mà trong đó cử tri có toàn quyền; ban hành luật