Trong khi các nhà quản lý dân số cố gắng tập trung mọi nỗ lực vào mục tiêu giảm sinh với hy vọng giảm bớt sự ảnh hưởng xấu của Dân số đến Môi trường thì các nhà quản lý Môi trường dường
Trang 11
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY
(Tạp chí Kinh tế và Phát triển Đại học KTQD Số 54, tháng 12/2001 )
TS Nguyễn Thị Thiềng
Trường đại học Kinh tế Quốc dân
Ở nước ta, từ nhiều năm nay các nhà khoa học đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề ô
nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, còn rất ít nhà khoa học quan tâm đến mối quan hệ giữa Dân số và Môi trường Trong khi các nhà quản lý dân số cố gắng tập trung mọi nỗ lực vào mục tiêu giảm sinh với hy vọng giảm bớt sự ảnh hưởng xấu của Dân số đến Môi trường thì các nhà quản lý Môi trường dường như chỉ quan tâm thuần túy vào vấn đề môi trường mà quên đi mối quan hệ khăng khít của nó với Dân số Trong điều kiện của nước
ta, có thể nói Dân số là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến Môi trường Dân số vừa tác động trực tiếp đến Môi trường vừa tác động gián tiếp thông qua các nhân tố khác như: Trình
độ kỹ thuật, cách tổ chức và pháp luật, chính sách Bài viết này sẽ phân tích mối quan hệ giữa dân số với một vài yếu tố chủ yếu của môi trường như: đất; rừng; đa dạng sinh học; nước và
không khí
- Dân số tăng nhanh, đất đai canh tác bình quân giảm, sự thoái hóa đất đai diễn ra nhanh
Dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh vào giữa thế kỷ 20 Nếu tính từ 1921 đến 1995, dân số nước ta tăng lên gấp 4,5 lần trong vòng 74 năm Hiện nay, Dân số nước ta đứng thứ 13 thế giới, với số dân là 76,3 triệu người (TĐT 1999) với diện tích tự nhiên là 330.000 km², có mật độ dân số cao (230 người/km²) Do dân số tăng nhanh nên đất đai canh tác bình quân đầu người liên tục giảm Nếu năm 1940, diện tích đất canh tác bình quân đầu người là 0,26 ha, thì đến năm 1975 chỉ còn là 0,12 ha và đến năm 1998 chỉ còn là 1.300m² Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc giảm đất đai cánh tác nông nghiệp ở nước ta như: Thoái hóa hóa học đất đai
do địa hình dốc và do chiến tranh; Đất trượt xói lở ở bờ sông và bờ biển Nhưng một nguyên nhân rất quan trọng là do gia tăng dân số Dân số tăng nhanh, quá trình hạt nhân hóa gia đình nhanh là yếu tố quan trọng làm tăng như cầu đất ở Chỉ tính riêng đất ở năm 1998¹, có tới 447.470 ha (chiếm 1,35% đất nông nghiệp²) đã phải sử dụng cho xây dựng nhà ở So với
1995 diện tích đất ở đã tăng 7.100 ha một năm Tuy nhiên, diện tích bình quân đầu người tăng không đáng kể
Mật độ dân số ở các vùng đồng bằng quá lớn (đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng năm
1999 có mật độ là 1180 người/km2) Để điều tiết dân số, Nhà nước đã thực hiện chính sách đưa dân đi khai hoang vùng kinh tế mới với mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng Giai đoạn 1961-1975, Nhà nước đã tổ chức đi khai hoang ở miền núi phía Bắc là 1 triệu dân với 45.000 lao động Giai đoạn 1991-1997 con số này là 1,2 triệu dân và 550.000
Trang 22
lao động, chủ yếu là di cư vào Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long3 Cho đến nay, vùng Tây Nguyên đã tiếp nhận khoảng 1,35 triệu người (chiếm khoảng 50% số lượng người
di dời di thiếu đất đai canh tác ở các vùng đông dân) Việc điều tiết dân cư từ miền xuôi lên miền núi nhưng lại thiếu quy hoạch sản xuất cho người dân đã làm gia tăng nạn phá rừng và qua đó làm tăng cường độ rửa trôi đất Ngoài ra, còn phải kể đến lượng di dân tự do, trong vòng 10 năm 1976-1985 có tới 60.054 người nhập cư vào Đắk Lắk; 27450 người vào Sông Bé; 1500 người vào Lâm Đồng4
Nếu tính theo số liệu thống kê, thời kỳ 1976-1997 ở Tây Nguyên mỗi xã tiếp nhận 186,5 nhân khẩu và 101 lao động Riêng tỉnh Đắk Lắk, mỗi năm mỗi xã tiếp nhận 37 hộ, 188 nhân khẩu và 75 lao động Đối với một xã vùng cao thì đây là một con số đáng kể Sự kiện này làm cho nạn tranh chấp đất đai diễn ra giữa người nhập cư
và người địa phương, giữa người di dân cũ và người di dân mới Ở Sông Bé đã xảy ra hiện tượng mua bán đất nhiều nhất, người di dân đến mua đất rồi bán lại cho người mua sau để kiếm lời, làm một số hộ nghèo không biết làm ăn đã bán đất rồi lại đến nơi khác để chặt rừng
- Gia tăng dân số, một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự giảm diện tích rừng
Năm 1945, nước ta có trên 14 triệu ha rừng (chiếm gần 48% diện tích đất tự nhiên) Năm 1980, theo số liệu của Cục Quản lý ruộng đất thì rừng cả nước còn 11,86 triệu ha chiếm 35% diện tích Năm 1985 giảm xuống còn 9,6 triệu ha chiếm 29% diện tích và đến năm 1998 rừng nước ta chỉ còn 9,6 triệu ha rừng tự nhiên Ngoài các yếu tố khác như chiến tranh trước năm 1975 đến 1986, rừng tự nhiên của nước ta bị chặt phá liên tục phục vụ cho việc lấy gỗ, củi và làm đất nông nghiệp Đặc biệt, phương thức khai hoang lấy đất làm nông nghiệp thiếu điều tra quy hoạch đất dẫn đến việc mất rừng nguyên sinh, trong đó di dân tự do đóng góp một phần rất quan trọng Ví dụ, từ năm 1980 đến 1993 có 10 vạn người di cư đến Đắk Lắk đã phá hàng chục ha rừng Riêng năm 1992, Đắk Lắk mất 5.862 ha rừng tự nhiên, 205 ha rừng trồng Hai năm 1990-1991 có 3000 hộ di cư đến huyện Cư Rút đã phá 6000 ha rừng Năm 1989-1991, hơn 6 vạn dân di cư tự do vào Sông Bé đã chặt 4,5 nghìn ha rừng để làm rẫy Tháng 4/1991 có 3040 hộ đến định cư tại vùng sông Cửu Long Năm 1945, rừng ngặp mặn có
độ che phủ là 23%, đến 2000 độ che phủ chỉ còn là 5% Nguyên nhân của nạn phá rừng là lấy đất đầm nuôi tôm Tại vùng Duyên hải miền Trung: Độ che phủ rừng đã giảm từ 50% tại thời điểm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần hai xuống còn 35% diện tích năm 2000 Tại miền núi
và Trung du Bắc bộ, năm 1943 ước tính có khoảng 20-30% đất rừng Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều rừng quốc gia, khoảng 42% tổng diện tích rừng của nước ta và là những khu rừng
dự trữ lớn nhất Vào những năm 1960, độ che phủ của rừng là 90% đất tự nhiên đến năm
1998 chỉ còn 57%5 Nguyên nhân chủ yếu là khai thác gỗ không có kế hoạch để làm nguyên liệu giấy và cây công nghiệp khác6 Một nguyên nhân không kém phần quan trọng gây giảm diện tích rừng là nạn cháy rừng Từ năm 1965 đến 1988, theo con số thống kê chưa đầy đủ đã
có tới 1 triệu ha rừng cây gỗ và các trảng cỏ tranh bị cháy Ví dụ năm 1990, diện tích rừng bị cháy là 20.275 ha; năm 1995: 70.429 ha; năm 1998: 17.908 ha) Nguyên nhân cháy rừng ở nước ta chủ yếu là do con người Nó là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn chặt phá rừng làm
Trang 33
nương hoặc dọn bãi cỏ để chăn nuôi Ngoài ra, hoạt động truyền thống như: Hun khói để lấy mật ong và nhựa của một số loài cây cũng gây nên nạn cháy rừng
Tóm lại, trong vòng nửa thế kỷ qua, nước ta đã mất đi 5 triệu ha rừng, đưa độ che phủ
từ 48% xuống còn 28,8 % Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội và môi trường Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng gia tăng quá nhanh dân số làm tăng như cầu đất đai canh tác công nghiệp và tổ chức di dân đi khai hoang vùng kinh tế mới là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất Hiện tượng di dân tự do tìm miền đất mới do quá tải ở các vùng đồng bằng có lẽ là nguyên nhân chính gây nên các hiện tượng trên Hậu quả của việc phá rừng đến đời sống của nhân dân cũng rất nghiêm trọng Khí hậu bất thường, lũ lụt liên miên là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng nghèo đói ở một số vùng ở nước ta
- Dân số tăng nhanh, phá rừng làm đất nông nghiệp là nguyên nhân số một làm giảm sự đa dạng sinh học ở nước ta
Nhờ những đặc điểm về địa lý và khí hậu, thiên nhiên đã tạo cho nước ta một sự phong phú về đa dạng sinh học Nước ta hiện nay có 4 trung tâm đa dạng sinh học chính là: Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Nước ta có 13.766 loài thực vật trong đó có 23.93 loài thực vật bậc thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao, 258 loài bò sát, 828 loài chim, 275 loài thú, trong đó có 21 loài thú linh trưởng sống trong vùng thì Việt Nam có 15 loài7 Tuy vậy, do sự săn bắn quá mức hoặc do một số khu vực cư trú bị phá vỡ nên một số loài có nguy cơ diệt vong, dễ bị tổn thương hoặc đe dọa Nhìn chung, sự suy giảm
đa dạng sinh học ở nước ta có thể được phân thành các nguyên nhân cơ bản sau:
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh sống của các loài động thực vật Trước hết là do các hoạt động của con người như khai thác rừng không có quy hoạch, đốt rừng làm nương Diện tích rừng giảm tới sự đa dạng sinh học của rừng Đồng thời với nạn phá rừng, còn phải
kể đến nạn săn bắn Theo điều tra năm 1995, toàn quốc có tới 39.671 khẩu súng săn các loại được sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi bản có tới 12 khẩu súng
- Áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ là nhân tố chủ yếu dẫn tới sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt tài nguyên thủy sản ven bờ biển Hiện nay nước ta có khoảng 78 triệu dân, với mức tăng bình quân khoảng 1,7% năm Để đảm bảo cho lượng tiêu dùng ngày càng tăng của dân cư, các biện pháp tăng hiệu quả sử dụng đất và phát triển kinh tế đã được áp dụng nhưng chưa chú ý đến các giải pháp bảo vệ môi trường Mặt khác, do ý thức và trình độ kém, dân cư đã áp dụng một số biện pháp khai thác hủy diệt Ví dự như khai thác rừng không
có quy hoạch tạo nên những vùng đất trống hoặc để xây dựng nông trường Những vùng rừng
bị mất với diện tích lớn là nguyên nhân cơ bản làm giảm đa dạng sinh học Với sinh vật ven biển, tình trạng khai thác hệ sinh thái ven bờ bằng mìn và bằng hóa chất đang ngày càng khó kiểm soát Rừng ngập mặn, vùng cửa sông, vùng nước ven bờ đang là nơi bị khai thác với cường độ cao nhất, thậm chí có tính hủy diệt như: Khai thác thủy sản bằng hóa chất, lưới mắt nhỏ, chặt rừng đước để nuôi tôm… Với sự khai thác như trên hiện nay ở nước ta có tới 68 loài
có nguy cơ bị diệt vong, 97 loài bị tổn thương và 124 loài sinh vật đã trở nên quý hiếm8
Trang 4
4
- Ô nhiễm nước - kết quả của hoạt động của con người
+ Ô nhiễm nước sông
Theo kết quả phân tích quan trắc 1995-1997-1998 và đối chiếu với kết quả phân tích 1991-1992 cho thấy phần lớn lượng nước tương đối đảm bảo yêu cầu cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 về nhu cầu ôxy hóa (BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) và một số chỉ tiêu khác Tuy nhiên, các chỉ tiêu như NH4, NO2 vượt quá giá trị cho phép 1,5-2 lần Tại các địa điểm cục bộ như tại địa điểm xả ven sông của nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy Super phốt phát Lâm Thao, tại khu công nghiệp Việt Trì thì độ ô nhiễm tương đối lớn Ví dụ: Đoạn
từ Diên Hồng tới ngã ba Việt Trì bị ô nhiễm nặng, về mùa cạn, hàm lượng COD vượt 2,37 lần, BOD vượt 3,83 lần so với tiêu chuẩn cho phép Tại sông Cầu thuộc khu vực Thái Nguyên, đoạn sông chảy qua thị xã có hàm lượng BOD và COD trong nước cao, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, hàm lượng H2S có khi tới 7,8-12 mg/1, hàm lượng NO2 cao hơn 5-10 lần tiêu chuẩn cho phép, NH4 cao hơn 2 lần, NO2 cao hơn 7-20 lần9… Nước sông Hương tại Huế
về mùa khô lượng BOD và COD và Nitơ amôn nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép Nhưng tại một
số điểm gần nguồn thải như chợ Đông Ba hàm lượng BOD vượt quá mức cho phép là 2,5 lần Các sông thuộc thành phố Đà Nẵng có hàm lượng Ammoniac vượt quá từ 1,4 đến 2,6 lần Nước sông Sài Gòn lượng BOD và COD tại cầu Phú Cường đạt 2-4 lần so với tiêu chuẩn cho phép Lượng Caliorms vượt tới hàng 50-100 lần, nhiều nơi có dầu hỏa và có sự xuất hiện của một số kim loại nặng như: Chì, Crom, Thủy ngân Trên sông Sài Gòn khu vực bị ô nhiễm nhất là từ cầu Bình Phước đến Tân Thuận Một đặc điểm nổi bật của sự suy giảm chất lượng của các sông Miền Nam là độ PH cao Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp ở các thành phố là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nước sông và vấn đề này có xu hướng ngày càng xấu đi
+ Ô nhiễm nước biển
Áp lực lớn nhất gây ô nhiễm nước biển của Việt Nam là tình trạng tập trung dân cư và tăng dân số ven biển Cho đến 1999 đã có khoảng 19 triệu dân sống ở các khu vực ven biển Sức ép dân số lớn nhất là ở các khu tập trung dân cư ngay trên bờ biển như thành phố Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu làm tăng lượng chất thải sinh hoạt vào biển và vào sông rồi đổ ra biển
Áp lực thứ hai là sự phát triển công nghiệp và đô thị Các thành phố như Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu có tốc độ tăng trưởng GDP 10-15% năm và thải một lượng chất thải đáng kể vào sông và ra biển Các chất thải ở đây bao gồm các chất hữu cơ, kim loại nặng và dầu
Áp lực thứ ba là sự phát triển giao thông vận tải biển Hiện nay nước ta có khoảng 60 cảng lớn nhỏ sông và biển Có 7 cảng lớn: Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Vũng Tàu và cảng Thị Vấu Tổng số phương tiện vận tải sông biển hiện có khoảng 130 tàu dưới 1000 tấn, 122 tàu từ 1000 đến 5000 tấn, 120 tàu từ 5000 đến 10.000 tấn và 30 tàu
Trang 55
trên 10.000 tấn Nhìn chung, các tàu thủy của ta đã có tuổi thọ từ 16 đến 17 năm nên lượng dầu do các tầu thải ra sông biển cũng tương đối lớn, rất tiếc là chưa có số liệu thống kê riêng
về lượng dầu do các tầu thuyền thải ra Áp lực là sự phát triển ngành khai thác dầu mỏ Năm
1996, lượng dầu thô khai thác là 8,8 triệu tấn, 1997: 9,8 triệu tấn, năm 1998: 12,5 triệu tấn và năm 1999:15 triệu tấn Bên cạnh những thắng lợi to lớn thì cũng cần lưu ý đến hiện tượng tràn dầu, lượng dầu thất thoát làm ô nhiễm môi trường
Bảng 1: Lượng dầu tràn vào nước biển
Đơn vị tính: tấn
Tổng số
Thăm dò và khai thác ngoài khơi
Từ đất liền thải ra
Hoạt động của cảng
Sự cố hàng hải
Tai nạn
Giao thông thủy
7380
200
4040
500
2300
340
10470
270
5300
450
460
3500
450
18250
550
7500
600
1500
7500
600
Nguồn: Môi trường Việt Nam: Tổng quan và những vấn đề bức bách, Chương trình đánh giá môi trường châu Á- Thái Bình Dương tài trợ Dự thảo lần 1 Hà nội tháng 6/2000 Trang 80
Qua bảng trên ta thấy lượng dầu thải ra biển năm 2000 lớn gấp hơn 2 lần so với năm
1992 Trong đó, lượng dầu do con người tiêu dùng từ đất liền thải ra vẫn là lớn nhất, sau đó đến tai nạn rồi mới đến các nhân tố khác
Áp lực thứ năm là sự phát triển của ngành thủy sản đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Năm 1980, cả nước chỉ có khoảng 40.000 thuyền đánh cá, năm 1984 đã có 90.000 chiếc thuyền Mật độ thuyền đánh cá rất cao 30-50 thuyền/1km2 mà lại chỉ tập trung ven bờ Chất thải sinh hoạt và dầu máy không được xử lý của các tầu thuyền, chất thải hữu cơ từ các hoạt động sơ chế sau khi đánh bắt như dầu, chất thải do thức ăn của nuôi trồng thủy sản cũng là một sức ép quan trọng với chất lượng nước ven biển Áp lực cuối cùng phải kể đến là sức ép của ngành du lịch Nước thải từ các nhà hàng, khách sạn và lượng dầu thải từ các tầu du lịch cũng là một nguy cơ lớn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ở các địa điểm nói trên
- Gia tăng dân số nhanh, công nghệ sản xuất lạc hậu là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí thường được đặc trưng bằng một số thông số về nồng độ các chất trong không khí: Nồng độ bụi lơ lửng (SPM-Suspended particulate matter) Nồng độ bụi có đường kính nhở hơn 10 mm (PM10), Sulfur dioxits (SO2), Nitrogen dioxit (NO2) Cacbon monoxit (CO), nồng độ chì PB và ozon (O3) Nguồn thải chính ra không khí là hoạt động công nghiệp cũ (các xí nghiệp vừa và nhỏ công nghệ lạc hậu cũ kỹ không có thiết bị lọc khí
Trang 66
thải Ở thành phố HCM có khoảng 500 xí nghiệp nội thành Hà Nội có khoảng 200 xí nghiệp đóng ở nội thành) Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm hiện nay là: Ngành điện (Do nhiên liệu chủ yếu là than thải ra nhiều CO2, CO, NO2, SO2); Ngành sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, các nhà máy thủy tinh nung gạch ngói và thải ra các chất SO2, NO2, CO, CO2 Công nghiệp luyện kim và công nghiệp hóa chất (SO2, H2SO4, HF, Cl, HCl, NH3…) Các nhà máy gây ô nhiễm khí nhiều là Nhà máy Super phốt phát Lâm Thao, Thủ Đức, Tân Bình, Phân lân nung chảy Hà Nội
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm không khí là hoạt động giao thông vận tải Cùng với quá trình đô thị hóa là quá trình hiện đại hóa phương tiện giao thông vận tải: Trước năm
1980 khoảng 80-90% dân số đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay khoảng 80% dân số đô thị đi lại bằng xe máy Nếu năm 1991, số lượng xe cơ giới các loại là 167.697 chiếc thì đến năm
1996 đã lên tới 3.237.107 chiếc10
Nguồn thải từ giao thông vận tải trở thành nguồn ô nhiễm khí chủ yếu ở môi trường đô thị Ngoài ra còn phải kể đến lượng ô tô rất lớn đi vào thành phố
Ô nhiễm khí SO2 và NO2 trong không khí là nguyên nhân chính gây ra mưa axit Nhìn chung tình trạng ô nhiễm không khí nước ta chưa thể có nguy cơ mưa axit nhưng ô nhiễm không khí có thể luân chuyển từ nước này sang nước khác Các trạm trắc nghiệm đã cho biết
có dấu hiệu mưa axit ở nước ta nhưng chưa rõ nguồn gốc Ngoài ra, ở một số khu công nghiệp thải ra nhiều khí SO2, NO2 có thể gây ra hiện tượng lắng đọng axit cục bộ như là khí thải axit và SO2 của Công ty Super phốt phát Lâm Thao đã làm cho đất nung quanh nhà máy
bị axit hóa (Ph = 19 ± 3,5)
Tóm lại, quan hệ dân số-môi trường là mối quan hệ rất rộng và phức tạp Dân số tác động đến sự hủy hoại môi trường thông qua nhiều yếu tố như: Quy trình công nghệ, trình độ quản lý xã hội và sản xuất, các quy trình của luật pháp liên quan đến các yêu tố sản xuất và bảo vệ môi trường Ngược lại, môi trường bị ô nhiễm cũng có tác động hủy hoại đến cuộc sống của người dân và cản trở quá trình nâng cao chất lượng dân số Vì vậy muốn bảo vệ môi trường thì các nhà quản lý vĩ mô không thể tách rời quá trình dân số với chính sách bảo vệ môi trường Các biện pháp cần chú trọng là:
- Trước hết, tiếp tục phấn đấu thực hiện ổn định dân số vào năm 2005;
- Tiếp theo là kết hợp quản lý dân số với chương trình xóa đói giảm nghèo đặc biệt là các vùng miền núi và nông thôn để giảm bớt hiện tượng di dân lên rừng với nguồn sống chủ yếu là chặt phá rừng;
- Tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường Tiến hành thống kê và sự báo các chất thải rắn khí và lỏng nguy hại để có quy hoạch tổng thể vè xử lý các chất thải trên phạm vi cả nước;
Trang 77
- Đưa các kiến thức phổ cập về môi trường vào hệ thống giáo dục ở các cấp học, nhất
là nội dung của môn học giáo dục công dân;
- Phổ biến chính sách về bảo vệ môi trường cho toàn thể mọi người dân Vấn đề tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho nhân dân đã được Đảng và Nhà nước quan tâm Tuy nhiên, trong thời gian qua, đầu tư cho công tác này vẫn chưa được thỏa đáng Các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưa được tiến hành rộng khắp, chưa phát huy được vai trò của Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội cũng như phong trào quần chúng
(Nguồn: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Kỷ yếu khoa học
20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà
Nội - tháng 3/2012)