Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
287 KB
Nội dung
Nhóm 13 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG I. Một số khái niệm cần nắm: 1. Môi trường 2. Ô nhiêm môi trường 3. Sự cố môi trường 4. Tài nguyên và cạn kiệt tài nguyên II. Mối quan hệ giữa dân số và môi trường 1. Tình hình biến động dân số trên toàn thế giới 2. Tác động của dân số đến mối trường 2.1. Tác động trực tiếp 2.2. Tác động gián tiếp 2.2.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên 2.2.2. Ô nhiễm môi trường 3. Tác động của môi trường đến dân số 3.1. Tác động của tài nguyên môi trường đến mức sinh 3.2. Tác động của tài nguyên môi trường đến mức chết 3.3. Tác động của tài nguyên môi trường đến di dân 3.4 Tác động của tài nguyên, môi trường đến chất lượng dân số III. Mối quan hệ giữa dân số - môi trường - phát triển bền vững 1. Tổng quan về phát triển bền vững 2. Tác động qua lại giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững IV. Thực trạng về vấn đề dân số - môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam 1. Thực trạng dân số 2. Tài nguyên, môi trường 3. Dân số - môi trường – phát triển bền vững tại nước ta V. Phương hướng giải quyết VI. Kết luận NHÓM 13 BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG Theo cách hiểu thông thường, ta có thể định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường là tập hợp các vật thể, hoàn cảnh và ảnh hưởng bao quanh một đối tượng nào đó” (The Random House College Dictionary-USA). Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh, bao trùm lên nó chính là môi trường. Môi trường là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người, và tác động lên mọi mặt của cuộc sống. Khi số lượng con người trên thế giới ngày càng tăng nghĩa là khi dân số phát triển mạnh, nhưng điều kiện ngoại cảnh bị giới hạn trong chừng mực nhất định, thì sự xuống cấp của môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự phát triển và tồn tại của con người. Dân số và môi trường là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, liên quan đến mỗi người, mỗi quốc gia và các cộng đồng. Vì vậy để hiểu rõ về môi trường chúng ta cũng cần hiểu rõ các vấn đề về dân số và ngược lại. I. Một số khái niệm cần nắm: 1. Môi trường Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. 2. Ô nhiêm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO 2 trong núi lửa phun, NO 2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian. Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên 3. Sự cố môi trường Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do: + Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác; + Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; + Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác; +Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. 4. Tài nguyên và cạn kiệt tài nguyên "Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người". Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. Người ta phân loại tài nguyên như sau: - Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội. - Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo. - Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin. Tài nguyên thiên nhiên được chia thành hai loại: tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo. + Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v ) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v + Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu diệt của các loài sinh vật quý hiếm. Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Nhiều tài nguyên cạn kiệt trở nên quý hiếm; nhiều loại tài nguyên giá trị cao trước đây nay trở thành phổ biến, giá rẻ do tìm được phương pháp chế biến hiệu quả hơn, hoặc được thay thế bằng loại khác. Vai trò và giá trị của tài nguyên thông tin, văn hoá lịch sử đang tăng lên. II. Mối quan hệ giữa dân số và môi trường Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tiêu cực hay tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người ở cả hai mặt. Từ những thực trạng môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số. Chất lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho chất lượng môi trường. Các quá trình dân số - Sinh - Chết - Di dân Các kết quả dân sô - Quy mô dân số - Cơ cấu dân số theo tuổi , giới tính - Phân bố dân số - Chất lượng dân số Chất lượng tài nguyên môi trường - Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên nhiên liệu, năng lượng - Cạn kiệt và ô nhiêm môi trường tài nguyên đất - Cạn kiệt và ô nhiễm môi trường tài nguyên nước - Ô nhiễm không khí và khí hâu biến đổi - Hệ sinh thái rừng, đồng cỏ, thảm thực vật, động vật biến đổi - Ô nhiếm thực phẩm, độ rung tiếng ồn, điện từ trường tăng lên… Các quá trình của tài nguyên môi trường Khai thác tài nguyên khoáng sản, nguyên nhiên liệu, năng lượng cho: - Sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải - Sản xuất mông, lâm, ngư nghiệp - Hoạt động dịch vụ, du lịch, giải trí… - Cho nhu cầu sinh hoạt… 1. Tình hình biến động dân số trên toàn thế giới Ảnh hưởng mạnh nhất của dân số đến môi trường, tài nguyên trước hết phải nói đến sự gia tăng số lượng dân số. Dân số càng đông cường độ tác động vào môi trường càng lớn. Năm 1650, trên thế giới chỉ có khoảng 500 trệu người, đến năm 2010 dân số thế giới gần đạt 7 tỷ người. Trong vòng 350 năm, dân số thế giới tăng lên là 14 lần.Hiện nay dân số thế giới gia tăng hàng năm thêm khoảng 90 triệu người, với tỉ lệ gia tăng là 1,7%. Tỉ lê gia tăng này khác biệt lớn tùy theo trình độ phát triển của các nước. Các nước công nghiệp phát triển, tức là các nước giàu thì tỉ lệ này là 0,5% / năm còn đa số các nước nghèo là 2,1% / năm. Năm 1950, số lượng người sống ở thành phố chỉ bằng 1/3 của năm 1990 (2,5 tỉ người). Khi ở các nước phát triển, dân số đô thị chỉ tăng gấp 2 lần thì ở các nước đang phát triển tăng lên 5 lần trong cùng một thời gian. Bước vào thế kỉ XXI, dân số thế giới đã vượt quá 6 tỉ người. Theo ước tính năm 2006 của Cục dân số Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng thêm 2,5 tỷ người trong 43 năm tới – một sự gia tăng tương đương với tổng dân số thế giới năm 1950. Quy mô dân số giữa các nước rất khác nhau. Trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì 11 quốc gia đông dân nhất có số dân trên 100 triệu người mỗi nước, chiếm 61% dân số toàn thế giới. Trong khi đó 17 nước ít dân nhất chỉ có dố dân từ 0,01 đến 0,1 triệu người mỗi nước (1,18 triệu người, chiếm 0,118% dân số toàn thế giới) Sự gia tăng dân số thế giới sẽ diễn ra chủ yếu tại các nước ít phát triển hơn. Dân số của các nước này sẽ tăng từ 5,4 tỷ người trong năm 2007 lên 7,9 tỷ người trong năm 2050. Dân số của các nước nghèo như Afghanistan, Burundi, Congo, Guinea-Bissau, Liberia, Niger, Đông Timor và Uganda dự đoán sẽ tăng ít nhất 3 lần vào giữa thế kỷ này. Cứ 4 ngày thì thế giới bổ sung thêm 1 triệu người hay nói cách khác thì mỗi giây có 3 người trào đời. Chính sự gia tăng dân số làm ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm. Có khoảng 88 nước trên thế giới đang ở tình trạng nghèo đói, trong dó Châu Phi chiếm tới một nửa. 2. Tác động của dân số đến môi trường 2.1. Tác động trực tiếp Từ khi con người xuất hiện, nhất là sau khi cuộc đại công nghiệp bắt đầu xảy ra trên thế giới, cùng với sự gia tăng dân số nhanh môi trường sống tương đối ổn định trước đây của các loài sinh vật bắt đầu bị chấn động, con người đã tác động và gây ra nhiêu biến đổi đáng kể đối với môi trường. Ảnh hưởng trực tiếp của dân số đến môi trường chủ yếu là do hoạt động sinh lý, tự nhiên của con người trong quá trình sống gây nên. Con người muốn tồn tại và phát triển đều phải sử dụng các nguồn lương thực, thực phẩm để ăn, nước để uống, không khí để thở, quần áo mặc, nhà để ở, phương tiện giao thông đi lại… trong quá trình đó, cơ thể con người thải ra những chất cặn bã ra ngoài môi trường. Chất cặn bã thải ra môi trường sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, nguồn gốc gây ra nhiều loại bệnh tật có hại cho sức khỏe. Trong quá trình sống hàng ngày, con người vừa thường xuyên dung nạp một phần năng lượng nhưng đồng thời cũng tiêu hao một phần năng lượng. Trong quá trình đó cơ thể con người luôn tỏa ra một lượng nhiệt năng ra môi trường xung quanh làm cho nhiệt độ không khí trong môi trường tăng lên. Nhiệt độ không khí ở đô thị có thể nóng hơn các vùng nông thôn xung quanh tới 5 độ C một khi thảm che phủ đất tự nhiên bị thay thế bằng đường xá và các tòa nhà.Bên cạnh đó, mỗi ngày một người lớn hít vào khoảng 100 lít không khí và thở ra lượng khí cacbonic cũng nhiều tương ứng. Khí cacbonic thải ra và tụ lại tập trung nhiều tại một chỗ sẽ làm vẩn đục không khí gây cảm giác khó chịu. Tóm lại, cơ thể con người cũng là một nguồn gây ô nhiễm, do vậy khi số lượng dân cư càng tăng cao thì sẽ có những tác động đến môi trường phát sinh trực tiếp từ cơ thể con người, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mỗi cá nhân. 2.2. Tác động gián tiếp 2.2.1. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thien nhiên phân bô không đồng đều giữa các nơi trên Trái Đất, và trên cũng một lãnh thổ, từng quốc gia. Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử. Nhìn chung tài nguyên là hữu hạn và phải biết khai thác sử dụng một cách hợp lý. Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước phát triển thì sử dụng quá nhiều những nguồn tài nguyên có thể tái tạo được trong khi các nước đang phát triển thì lại “tiêu xài” quá mức những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được. Theo báo cáo của Quỹ quốc tế bảo vệ động vậy hoang dã (WWF, hiện nay con người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của trái đất. Các vùng đất ngập nước, rừng savan, cửa sôn, ngư trường đánh bắt ven biển và các nơi cư trú khác tham gia vào chu trình khí, nước và chất dinh dưỡng cho tất các sinh vật sống trên Trái Đất đang bị hủy hoại. - Do nhu cầu của con người đối với lương thưc thực phẩm, nước ngọt, gỗ, sợi và nhiên liệu, đất đai ngày càng bị khai thác cho nông nghiệp, trong 60 năm qua diện tích được khai thác còn nhiều hơn cả thế kỷ 80 và 90 gộp lại. - Ước tính 24% diện tích bề mặt Trái Đất đang được canh tác. - Lượng nước bơm hút lên từ các song và hồ đã tăng gấp đôi trong 40 năm qua. Con người hiện nay sử dụng 40-50% lượng nước ngọt có sẵn chảy ra từ đất liền. - Ít nhất ¼ trữ lượng thủy sản đã bị khai thác quá mức. Tại một số nơi, sản lượng đánh bắt hiện thấp hơn 100 lần so với trước khi đánh bắt công nghiệp. Số lượng động vật trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển đã đc con ng sử dụng hết từ 40% từ năm 1970-2000 - Kể từ năm 1980, khoảng 35% các khu rừng ngập mặn đã biến mất, 20% rạn san hô thế giới bị huy hoại và 20% khác bị suy thoái trầm trọng. - Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% từ năm 1961-2000 a. Cạn kiệt tài nguyên đất Đất là nguồn tài nguyên vô giá đang bị xâm hại nặng nề. Diện tích đất đai bình quân trên một đầu người ngày càng thu hẹp mà nguyên nhân cơ bản nhất chính là vấn đề tăng dân số một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, trong đó các quốc gia đang pát triển và kém phát triển là có tỷ lệ tăng dân số mạnh mẽ nhất. Do các yếu tố mức sinh, mức chết, di dân và một só yếu tố khác, diện tích đất phân bố rất không đồng đều trên toàn thế giới: hiện nay diện tích các thàn phố trên thế giới chiếm 0,3% diện tích trái đất và 40% dân số thế giới. Diện tích trên Trái đất với hơn 70% là đại dương còn lại là đất liền nhưng con người chỉ cư trú được với 1 diện tích chiếm 32% diện tích đất liền, mặt khác dân số lại phân bố không đồng đều ở các quốc gia. Các nước kém phát triển hoặc đang phát triển thì có mật độ dân số cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển. Số liệu của Liên Hợp Quốc cho thấy cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có khoảng 10 ha đất trở thành sa mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5 ha/ người xuống còn 0,2 ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/ đầu người Bảng 1: Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới Năm tính -10^6 -10 ^5 - 10^4 0 1650 1840 1930 1994 2010 Dân số (triệu) 0,125 1,0 5,0 200 545 1000 2000 5000 7000 Diện tích (ha/ người) 12.10^4 15000 3000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88 b. Cạn kiệt tài nguyên nước Nước vừa là nguồn tài nguyên thiết yếu đối với con người vừa là nguồn tài nguyên đặc biệt, sự phân bố của nó không hề tương ứng với những nhu cầu đang ngày càng tăng của con người. Trong tổng lượng nước của toàn thế giới, có tới 97% là nước mặn, và trong số 3% nước ngọt có thể sử dụng thì có tới 70% tồn tại dưới dạng băng ở hai vùng cực và tuyết trên những đỉnh núi cao. Nước ngọt có thể sử dụng chỉ chiếm 1% tổng lượng nước tòan cầu. Không những vậy, nước ngọt có thể sử dụng còn có sự phân bố không đông đều tại nhưng khu vực khác nhau và những khoảng thời gian khác nhau. Có một sự mất cân đối về lượng nước giữa mùa khô hạn và mùa mưa giữa các năm. Trong vong một thế kỷ qua, trong khi dân số toàn cầu tăng lên ba lần thì mức tiêu thụ nước đã tăng lên 6 lần, trong đó nông nghiệp tiêu thụ tới 75% lượng nước ngọt toàn cầu và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tang lên cùng với sự phát triển dân số. Ngay cả những nước có khí hậu ôn hòa như Pháp thì lượng nước dành cho nông nghiệp cũng chiếm tới 30% tổng lượng nhu cấu. Tiêu thụ ở những thành phố lớn cũng không ngừng tăng lên, nhất là trong hoạt động du lịch. Tính trung bình, một du khách du lịch trong một khách sạn hạng sang tiêu thụ từ 500 đến 800l nước/ ngày, gấp nhiều lần mức tiêu thụ của cư dân bản địa. Kèm theo là các dịch vụ giải trí và vệ sinh. VD: một sân golf hàng năm tiêu thụ khoảng 10 000 mét khối nước cho 1 ha, tương đương với 1 diện tích trông trọt trong nông nghiệp. Thêm vào đó thủy điện và công nghiệp cũng là những nguồn tiêu thụ nước với số lượng lớn. Cùng với những tác động xấu đên sinh thái và văn hóa – xã hội ở các khu vực nhà may. Sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước đã dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên nước. Theo Liên Hợp Quốc thì một nửa trong tổng số 500 dòng sông lớn nhất thế giới đang trở nên cạn kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Lượng nước của các con sông lớn nhất thế giới đang sụt giảm làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, các loài vật và tương lại của cả hành tinh. Liên hợp quóc đã đưa ra cảnh báo về một thảm họa đối với một số con sông trong số này. Sông Nile ở Châu Phi và sông Hoàng Hà ở Trung Quốc từng được xem là các hệ thống tưới tiêu lớn nhất của thé giới nay đang có lượng nước đổ ra đại dương ở mức vô cùng thấp. Tất cả 20 con sông lớn nhất thế giới hiện đang bị các con đập ngăn chặn. Hậu quả là 1/5 chủng loại cá đã tiệt chủng hoặc đang bên bờ tuyệt chủng. Sông Jordan (bang Utah, Mỹ) và sông Rio Grande (biên giới Mỹ- Mexico) được xem là 2 con sông cạn nhất so với chiều dài của nó. Tại Anh, ¼ tổng số 160 con sông của nước này đan cạn dần do quá nhiều nhà cửa và do các ngành nông nghiệp, công nghiệp phát triển tạo ra chướng ngại vật. c. Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản [...]... môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống người dân chúng ta thấy rằng, môi trường có tác động rất lớn và trực tiếp đến chất lượng dân số Chất lượng môi trường và chất lượng dân số có mối quan hệ biện chứng với nhau Chất lượng môi trường là cơ sở cho chất lượng dân số, còn chất lượng dân số là tiền đề cho chất lượng môi trường Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ, nâng cao chất lượng môi. .. của người và động vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt… trong đó nguy hại nhất là chất thải chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền nhiễm 3.Tác động của môi trường đến dân số Giữa dân số và tài nguyên, môi trường có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng với nhau Trong mối quan hệ dân số - tài nguyên – môi trường, yếu tố dân số là chủ thể nên mọi sự biến đổi của dân số sẽ quyết... những biến đổi của môi trường như bão, lốc, lũ lụt, hạn hán, VI Kết luận Bùng nổ dân số không chỉ tạo nên áp lực đối với nguồn tài nguyên mà còn là khâu liên kết dẫn tới các quá trình khai thác làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên đó Quan điểm về mối quan hệ tương hỗ giữa dân số và điều kiện môi trường là mối quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa đựng nhiều biến số Môi trường là vấn đề quan trọng có tính... sự phát triển và tiến hóa của nhân loại Trong mối quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển, không thể tách rời vấn đề môi trường Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống đông thời làm cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường là hậu quả của gia tăng dân số Báo cáo của UNICEF đã viết: “Sự tăng trưởng dân số thế giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng cho khả năng bảo vệ cuộc sống của hành... trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác độn tích cực đến môi trường và phát triển Dân số và môi trường trong chiến lược phát triển bền vững trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu, một nhiệm vụ quan trọng trong đinh hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam IV Thực trạng về vấn đề dân số - môi trường và phát triển... vững Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững Không thể có phát triển bền vững nếu môi trường bị hủy hoại, suy thoái, chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân bị sa sút Sự phát triển bền vững phụ thuộc rất lớn vào công tác dân số và bảo vệ môi trường Nhiều khi, giá phải trả cho chi phí về môi trường nhiều hơn những cái mà con người thu về từ thiên nhiên Như vậy, dân số - môi trường. .. thực 3.3 Tác động của tài nguyên môi trường đến di dân - Di dân và môi trường có mối quan hệ rất khăng khít với nhau Dễ thấy người dân thường chuyển từ nơi có môi trường ô nhiễm đến nơi khác trong lành hơn để sinh sống và những nơi môi trường trong sạch sẽ được nhiều người từ khu vực khác đến cư ngụ, làm ăn Môi trường sống trở thành 1 trong những yếu tố hút-đẩy rất quan trọng, quyết định quy mô, cường... dung và tính chất của mối quan hệ này Vì vậy để giải quyết mối quan hệ này phải khống chế và kiểm soát được sự gia tăng dân số Dân số gia tăng mà không có một sự kiểm soát chặt chẽ sẽ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt nhanh chóng và môi trường suy thoái trầm trọng Điều này sẽ tác động trở lại và gây hậu quả tiêu cực lên các quá trình và kết quả dân số 3.1 Tác động của tài nguyên môi trường. .. tăng trưởng kinh tế ổn định - thực hiện dân chủ, tiến bộ công nghệ và công bằng xã hội – môi trường được bảo vệ và giữ gìn trong sạch, lành mạnh Thông qua đó,mục đích cuối cùng cần hướng tới đó là chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao 2 Tác động qua lại giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững Dân số, môi trường và phát triển có mối liên quan chặt chẽ với nhau Tăng trưởng kinh... ngèo nàn, cạn kiệt và làm cho mối quan hệ giữa dân số và khoáng sản trong tương lai càng trở nên trầm trọng - Để đáp ứng nhu cầu số lượng dân dân số đông đòi hỏi phải tiêu dùng một khối lượng khoáng sản và sản phẩm khoáng sản lớn, tạo ra và đưa vào môi trường một lượng lớn nước thải, khí thải, vật thải… làm ô nhiễm môi trường d Suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học Không gian sống của con người . động của môi trường đến dân số Giữa dân số và tài nguyên, môi trường có mối quan hệ tác động qua lại biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ dân số - tài nguyên – môi trường, yếu tố dân số là. Nhóm 13 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG I. Một số khái niệm cần nắm: 1. Môi trường 2. Ô nhiêm môi trường 3. Sự cố môi trường 4. Tài nguyên và cạn kiệt. lại giữa dân số, môi trường và phát triển bền vững IV. Thực trạng về vấn đề dân số - môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam 1. Thực trạng dân số 2. Tài nguyên, môi trường 3. Dân số