1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản trị ngân hàng thương mại

24 495 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại Câu 1: Bản chất và hoạt động của ngân hàng thương mại - Ngân hàng thương mại là 1 loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận (Luật TCTD - 2010) - Bản chất + NHTM là 1 doanh nghiệp: là 1 tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. + NHTM là 1 doanh nghiệp đặc biệt: DN kinh doanh trong lình vực tiền tệ, hoạt động của NHTM là việc kinh doanh và cung ứng thường xuyên 1 hoặc 1 số nghiệp vụ nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. + NHTM là 1 trung gian tài chính: NHTM là cầu nối giữa chủ thể có vốn và chủ thể cần nguồn vốn. - Hoạt động:  Hoạt động tạo lập nguồn vốn (hoạt động cơ bản nhất) - Vốn tự có: bằng giá trị thực tế của vốn điều lệ + các quỹ dự trữ + 1 số tài sản nợ khác theo quy định của NHTW. Nguồn vốn này chiếm tỉ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của NHTM ( <12% ) tuy nhiên là nguồn vốn đóng vai trò khá quan trọng: + ĐK tiền đề cho việc tạo dưng NHTM + Vốn tự có lớn giúp mở rộng quy mô của NHTM + Thể hiện khả năng cạnh tranh, năng lực, khả năng đối phó với rủi ro của NHTM - Vốn huy động: nguồn vốn mà NH tạo lập được trong quá trình hoạt động của mình như vốn tiền gửi, vốn huy động qua việc phát hành các giấy tờ có giá. Vốn này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NH - Vốn vay: vay NHTW hoặc vay của các NH khác. Vốn này chiếm tỉ trọng thấp, hơn nữa điều kiện đi vay cũng rất khắt khe. - Vốn khác.  Hoạt động khai thác và sử dụng vốn (hoạt động quan trọng nhất) - HĐ ngân quỹ: là hoạt động nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi trả cho khách hàng (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại các NH khác, tiền gửi ở NHTW, tiền gửi dự trữ bắt buộc ) - HĐ đầu tư: là hoạt động mà NH sử dụng 1 phần nguồn vốn của mình để mua các chứng khoán hoặc nguồn vốn liên doanh liên kết Mục đích: + gia tăng thu nhập cho NH + cung cấp nguồn thanh khoản cho NH + phân tán rủi ro + tạo sự mềm dẻo trong việc quản lí danh mục tài sản của NH - HĐ cho vay: + HĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng TS có của NHTM + HĐ có rủi ro cao nhất  Hoạt động, dịch vụ khác - DV thanh toán - DV kinh doanh ngoại hối - DV tư vấn 2 * Hoạt động tạo lập nguồn vốn là HĐ cơ bản nhất. Đây là hoạt động tạo tiền đề cho NH được thành lập, giúp NH có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Hoạt động khai thác và sử dụng vốn là HĐ quan trọng nhất. Hoạt động này giúp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Mối liên hệ: HĐ tạo lập nguồn vốn giúp ngân hàng được thành lập và hoạt động, từ nguồn vốn ban đầu lại khai thác và sử dụng hợp lý để tăng lợi nhuận, tiếp tục mở rộng quy mô NH, tăng nguồn vốn. Câu 2: ĐĐ hoạt động kinh doanh của NH - Là 1 tổ chức kinh doanh trong lình vực tiền tệ: nhận tiền gửi và cho vay - Là kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế: ~ cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn, người cần vốn có thể nhanh chóng tìm được nguồn vốn mình cần ~ cầu nối giữa ngân hàng trung ương và người dân: NHTW thực thi các chính sách của mình qua NHTM (qua lãi suất tiền gửi, tỉ lệ dự trữ bắt buộc ) - Hoạt động của NHTM có tính nhạy cảm cao, luôn chịu sự giám sát của PL ~ NHTM là nơi tích trữ hàng đầu của công chúng, đặc biệt là tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đinh => nếu NHTM phá sản sẽ là một thảm họa của rất nhiều hộ GĐ ~ NHTM có khả năng tạo tiền => tác động mạnh đến kinh tế vĩ mô => phải kiểm soát chặt ~ do có vai trò lớn trong việc cấp tín dụng và các dịch vụ cho nền kinh tế nên cần có chính sách điều chỉnh để thúc đẩy và cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM ~ NHTM là công cụ thực thi các chính sách của NN - Các sản phẩm, dịch vụ của NHTM đa dạng nhưng mang tính tương đồng, dễ bắt chước, gắn với yếu tố thời gian - Khách hàng đông đảo, đa dạng - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản rất thấp Câu 3: Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM 1. Rủi ro tín dụng: là những thiệt hại, mất mát mà NH gánh chịu do ng vay vốn không trả nợ đúng hạn, không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng - Rủi ro tín dụng là RR cơ bản nhất + ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của NH + có thể dẫn tới nguy cơ rủi ro thanh khoản + tăng chi phí, giảm thu nhập, dẫn tới giảm lợi nhuận của NHTM - Nguyên nhân + quản lý yếu kém, không phát hiện được các khoản vay có vẫn đề, vì thế không có biện pháp xử lí kịp thời + không tuân thủ nguyên tắc tín dụng: NH quá chú trọng lợi tức, đạt kì vọng về lợi tức cao hơn khoản cho vay lành mạnh + chính sách cho vay k hợp lý => không đánh giá chính xác về khách hàng và khoản vay + tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế => người vay vốn lâm vào tình trạng khó khắn về tài chính 3 + nguyên nhân khác: người vay cố tính không trả nợ; các yếu tố trong cơ cấu, chủ trương của NH - Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng + nợ quá hạn + nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu + hệ số rủi ro tín dụng 2. Rủi ro thanh toán: là rủi ro phát sinh khi NHTM không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán hiện tại, tương lại, đột xuất của KH - Nguyên nhân + sự mất cân bằng về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, VD: huy động vốn ngắn hạn nhưng tỏ vay trung và dài hạn. + sự nhạy cảm của tài sản tài chính và sự thay đổi của lãi suất + sự mất niềm tin của dân chúng vào khả năng thanh khoản của NHTM (mất niềm tin => ồ ạt rút tiền => NH k có khả năng thanh toán) 3. Rủi ro lãi suất: là rủi ro biến động do lãi suất gây nên, ảnh hướng tới nhu nhập và giá cả tài sản tài chính của NHTM (rủi ro thị trường phố biến) - Biểu hiện Lãi suất tăng => Thu nhập lãi và chi phí lãi tăng Nếu thu nhập lãi tăng < mức tăng của chi phí lãi => rủi ro 4. Rủi ro hối đoái: là rủi ro do biến động của tỉ giá gây nên. 4 Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM Câu 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động, đặc điểm từng nguồn vốn - Khái niệm nguồn vốn của NHTM: là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà NH tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ NH Phân loại 1. Căn cứ vào tính chất tiền gửi - Tiền gửi không kì hạn: là loại tiền gửi mà không có sự thỏa thuận trước về thời hạn rút tiền. Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất kì lúc nào. Gồm: + tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch) + tiền gửi đảm bảo thanh toán + tiền gửi kí quỹ bảo lãnh + tiền gửi kí quỹ mở L/C + tiền gửi tiết kiệm không kì hạn Đặc điểm: + chi phí huy động vốn thấp + dễ biến động => khó quản lí, giám sát => dễ rủi ro trong thanh khoản + cơ sở phát triển, mở rộng thị trường khách hàng, cung cấp các dịch vụ - Tiền gửi có kì hạn: là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước về thời hạn rút tiền. Về nguyên tắc: khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến kì hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên về thực tế, ngân hàng cho phép KH rút tiền trước hạn (kèm theo 1 số quy định), điều này tạo tâm lí tốt về khả năng thanh khoản của NH Gồm: + tiền gửi tiết kiệm có kì hạn của dân cư: đây là bộ phận tiền gửi lớn nhất + tiền gửi có kì hạn của các tổ chức kinh tế + tiền gửi thông qua phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu ngân hàng) Đặc điểm: + chiếm tỉ trọng cao + NH dễ dàng chủ động với các khoản tiền gửi => giảm nguy cơ rủi ro + lãi suất huy động phù hợp, cân xứng với kì hạn + kì hạn đa dạng 2. Căn cứ vào đối tượng huy động - Tiền gửi của tổ chức kinh tế: quy mô lớn, chi phí thấp - Tiền gửi của dân cư: quy mô nhỏ, nhưng tổng lượng tiền gửi lớn - Tiền gửi khác (tiền gửi tại kho bạc nhà nước ) 3. Căn cứ vào đồng tiền huy động - Tiền gửi bằng đồng nội tệ - Tiền gửi bằng đồng ngoại tệ Câu 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn: 1. Khách quan (6) - Hành lang pháp lý: hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ giúp cho hoạt động nhận tiền gửi của NH thuận lợi. Các quy định trong luật TCTD, quy chế tiền gửi 5 tiết kiệm có tác động trực tiếp đến huy động vốn của ngân hàng. - Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia: các công cụ, mục tiêu của chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư của NN đều ảnh hưởng đến việc thu hút tiền gửi của NH - Tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước: nền kinh tế ổn định và tăng trường => tích lũy xã hội nhiều => tạo thuận lời cho ngân hàng thu hút vốn - Mức thu nhập, tâm lí, thói quen tiêu dùng của dân cư, thời vụ chi tiêu: mức thu nhập cao, có niềm tin vào ngân hàng, thói quen tiết kiệm chi tiêu, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt => khả năng NH thu hút đc nhiều vốn hơn - Cạnh tranh giữa các NH trong việc thu hút tiền gửi: sự cạnh tranh càng mạnh => huy động càng khó khăn - Sự phát triển của các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế (thị trg chứng khoán, bất động sản ) 2. Chủ quan (8): - Mức độ tín nhiệm của ngân hàng: NH có uy tín càng lớn thì càng dễ huy động tiền gửi, nhất là những khoản tiền gửi lớn - Hình thức huy động: càng phong phú => càng dễ huy động - Mạng lưới huy động vốn: rộng rãi, gần khu dân cư, trung tâm thương mại => thuận lợi cho huy động vốn - Công nghệ ngân hàng: hiện đại => chất lượng dịch vụ cao, trong đó có dịch vụ thanh toán => khách hàng gửi tiền và thanh toán qua ngân hàng nhiều hơn - Lãi suất huy động: cao => kích thích việc gửi tiền - Năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng: năng lực quản lí tốt, chuyên môn nghiệp vụ cao => đảm bảo các hoạt động của an toàn hiệu quả => nâng cao uy tín, sức hấp dẫn với khách hàng - Cơ sở vật chất, thái độ, phong cách phục vụ của ngân hàng: cơ sở vật chất tốt, khang trang tạo cảm giác yên tâm, thái độ phục vụ cởi mở, nhiệt tình gây thiện cảm với khách hàng, thu hút họ đến với ngân hàng - Các dịch vụ mà NH cung cấp: sự đa dạng, đồng bộ và chất lượng dịch vụ là tiêu chuẩn quan trọng khi khách hàng lựa chọn NH, là yếu tố mang tới những khách hàng trung thành cho NH. Câu 3: Các biện pháp tăng nguồn vốn của ngân hàng 7P 1. Product (sản phẩm): đa dạng hóa, mở thêm các dịch vụ tiền gửi sẽ hấp dẫn khách hàng, tạo cho khách hàng mối quan hệ lâu dài với ngân hàng; từ đó tăng lượng tiền gửi và tính ổn định của lượng tiền gửi. 2. Price (giá cả): giá cả trong dịch vụ tiền gửi chính là lãi suất mà khách hàng nhận được. Cần lựa chọn mức lãi suất phù hợp để cạnh tranh với các ngân hàng khác, thu hút khách hàng, mặt khác cũng cần phải đảm bảo mức lãi suất đưa ra cần phù hợp với mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Xác định lãi suất tiền gửi cũng cần chú ý đến mối quan hệ giữa tiền gửi và các hoạt động khác có liên quan, phân biệt giữa các loại tiền gửi, các kì hạn 3. Place (phân phối): mở rộng mạng lưới địa điểm giao dịch, đa dạng hóa kênh huy động 6 4. Promotion (quảng cáo): xây dựng hình ảnh ngân hàng, tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu, tạo dựng uy tín tạo ra nét riêng biệt cho từng ngân hàng 5. People (con người): nâng cao trình độ nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, văn hóa xã hội, phong cách làm việc, giao tiếp ứng xử sẽ xây dựng nên hình ảnh tin cậy trong mắt khách hàng, tạo điều kiện cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. 6. Process (quy trình): đơn giản hóa các thủ tụ, rút ngắn thời gian giao dịch, nâng cao tiện ích và tính an toàn sẽ thu hút khách hàng gửi tiền. 7. Physical Envidence (cơ sở vật chất hữu hình): công nghệ ngân hàng, trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục nhân viên là yếu tố quan trọng để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, thể hiện đẳng cấp, tính chuyên nghiệp của của ngân hàng 7 Chương 3: Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại Câu 1: Nguyên tắc cho vay a. Định nghĩa: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ giao cho khách hàng 1 khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. b. Nguyên tắc cho vay 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Nội dung: + Khách hàng xác định và sử dụng vốn theo mục đích đã thỏa thuận + Ngân hàng thẩm định và thường xuyên giám sát về mục đích sử dụng vốn vay - Ý nghĩa + Với khách hàng: xác định và đạt được lợi ích dự kiến: khi sử dụng vốn đúng mục đích và thế mạnh của mình => cơ hội thành công sẽ cao hơn; từ đó tạo được nguồn để trả nợ cho ngân hàng; thể hiện sự uy tín tín dụng đối với ngân hàng, giúp cho các lần giao dịch sau dễ dàng hơn. + Với ngân hàng: cơ sở để đánh giá, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng, từ đó giảm rủi ro cho ngân hàng. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Nội dung: + Thỏa thuận về trả gốc và lãi vay trong hợp đồng phải được ghi một cách cụ thể + Bắt buộc thực hiện đúng thỏa thuận, khách hàng chủ động, ngân hàng đôn đốc khách hàng để thu nợ. - Ý nghĩa: + Tôn trọng nguyên tắc tín dụng + Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của khách hàng và ngân hàng, cụ thể: ~ Khách hàng tăng uy tín, dễ dàng hơn cho những lần vay sau ~ Ngân hàng đảm bảo lợi nhuận, giảm rủi ro trong thanh khoản Câu 2: Phân biệt cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng a. Định nghĩa: - Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ giao cho khách hàng 1 khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. - Cho vay từng lần: là hình thức cho vay theo món, khách hàng được ngân hàng cấp một khoản tiền cho 1 mục đích sử dụng vốn nhất định, nhằm để thanh toán cho việc mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: + Ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng và duy trì trong 1 khoảng thời gian nhất định + Hạn mức tín dụng: là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng b. So sánh 8 - Giống nhau: đều là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng cho chủ thể đi vay (khách hàng). Tuân theo nguyên tắc và điệu kiện vay nợ: nhà cung cấp giao vốn cho chủ thể đi vay, sử dụng với mục đích và thời hạn nhất định, theo thỏa thuận hoàn trả đủ vốn và lãi. - Khác nhau Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Trường hợp áp dụng - Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên - Khách hàng mới - Khách hàng yêu cầu sử dụng hình thức cho vay từng lần - Ngân hàng nhận thấy cần áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn một cách chặt chẽ - Khách hàng có quan hệ vay vốn thường xuyên, uy tín đối với ngân hàng - Khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh thường xuyên, ổn định, hiệu quả, không phù hợp với việc áp dụng cho vay từng lần Căn cứ xác định khoản vay - Nhu cầu về vốn của khách hàng - Giá trị tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng - Khả năng nguồn vốn của ngân hàng - Giới hạn quy định của pháp luật và của ngân hàng cho vay - Nhu cầu vay vốn lưu động trong một chu kì sản xuất kinh doanh Cấp vốn - Ngân hàng cho khách hàng vay 1 số tiền nhất định (NH quản lý, kiểm soát doanh số tiền vay) Tổng số tiền cho khách hàng vay = tổng tiền vay - Kế hoạch rút vốn (1 hoặc nhiều lần) được ghi rõ trong hợp đồng và có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế nếu như ngân hàng đồng ý - KH đc sử dụng 1 hạn mức tín dụng trong 1 thời hạn nhất định (thời gian duy trì hạn mức tín dụng) - Kế hoạch rút vốn không được ghi trong hợp đồng - KH rút tiền vay theo nhu cầu thực tế trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại Thu nợ - Thực hiện theo lịch trả đã thỏa thuận trong hợp đồng, có thể điều chỉnh theo thực tế - NH có quyền trích tài khoản tiền gửi của KH tại NH để thu nợ - Lịch trả nợ được thỏa thuận vào thời điểm rút tiền vay - Việc điều chỉnh và xử lý nợ giống như cho vay từng lần Lãi và phí Lãi thường thu và tính theo thỏa thuận: theo số tiền trả gốc (theo món) hoặc theo dư nợ thực tế - Thường tính và thu lãi theo tích số dư nợ hàng tháng - Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả một khoản phí cam kết, yêu cầu về duy trì một số dư tối thiểu về tiền gửi thanh toán tại ngân hàng 9 Điều kiện vay và thủ tục - Mỗi lần vay đều phải làm thủ tục và kí hợp đồng tín dụng - Điều kiện vay dễ dàng hơn - Chỉ phải làm thủ tục một lần khi xác định hạn mức tín dụng, trong thời gian hạn mức, khi khách hàng đến vay tiền (trong giới hạn hạn mức) sẽ k phải làm thủ tục phức tạp nữa - Điều kiện vay chặt chẽ hơn Rủi ro Thấp hơn Cao hơn Phạm vi khách hàng Rộng hơn Hẹp hơn Thanh lí hợp đồng TD Không phải thanh lí HĐTD sau khi hết hợp đồng Khi hết hạn HĐ, phải thanh lí HĐTD để xác định số ngày dư nợ thanh toán còn lại Câu 3: Phân tích căn cứ xác định số tiền vay 1. Tỉ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu tham gia vào dự án Xác định rõ dự án, khả năng thành công và lợi nhuận của dự án, mặt khác nắm rõ tỉ lệ vốn chủ sở hữu của khách hàng trong dự án đó, từ đó sẽ xác định được khoản lợi nhuận mà khách hàng thu về sau khi dự án kết thúc, nắm rõ được khả năng hoàn trả của khách hàng, qua đó xác định khoản cho vay 2. Nhu cầu vốn của khách hàng Ngân hàng cho khách hàng vay nhằm thỏa mãn nhu cầu thực tế của khách hàng phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu ngân hàng cho khách hàng vay ít hơn nhu cầu của họ, họ sẽ k có đủ vốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả công việc không cao sẽ khó hoàn trả lại vốn cho ngân hàng. Nếu ngân hàng cho khách hàng vay nhiều hơn nhu cầu của họ, họ có thể sẽ đầu tư vào các khoản không giống như mục đích họ ghi trong hợp đồng, đầu tư có thể không hiệu quả, ngân hàng có thể sẽ khó thu lại vốn. 3. Tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo Tìm hiểu cụ thể thông tin về tài sản đảm bảo của khách hàng, qua đó xác định tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các loại tài sản đảm bảo khác nhau. Điều này tạo áp lực cho khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả để hoàn trả lại vốn cho ngân hàng, mặt khác giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nếu như khách hàng không hoản trả lại vốn cho ngân hàng thi có thể thu hồi tài sản đảm bảo để lấy lại vốn. 4. Khả năng nguồn vốn của ngân hàng Với những khoản vay lớn, ngân hàng cần cân nhắc về nguồn lực vốn cho vay để đảm bảo đúng quy định và đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đặc biệt với trường hợp khách hàng vay trung và dài hạn, ngân hàng còn bị giới hạn bởi nguồn vốn cho vay theo quy định quản lý của ngân hàng nhà nước. 5. Khả năng trả nợ của khách hàng vay Căn cứ nguồn thu bán hàng và các nguồn thu khác của khác hàng để xem xét khả năng chi trả nợ của khách hàng trong thời gian vay (theo đề nghị của khách hàng hoặc do ngân hàng quy định), qua đó điều chỉnh số tiền vay. Điều này giúp ngân hàng xác 10 định được đúng số tiền vay phù hợp với khả năng hoàn trả của khách hàng. 6. Các giới hạn cho vay theo quy định Theo Luật các tổ chức tín dụng, mỗi đối tượng khách hàng sẽ có một giới hạn cho vay nhất định. Ngân hàng cần xem xét cẩn thận yếu tố này để việc cho vay không vi phạm các quy định trong luật 7. Các quy định riêng của ngân hàng cho vay => Ngân hàng xem xét đầy đủ 7 yếu tố trên và chọn ra giới hạn cho vay nhỏ nhất trong 7 yếu tố đó để đưa ra số tiền vay hợp lý cho từng khách hàng. * Ý nghĩa: - Với ngân hàng: + giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng thu hồi lại nợ cho ngân hàng + thể hiện sự tuân thủ pháp luật của ngân hàng - Với khách hàng: khách hàng được thỏa mãn nhu cầu về vốn => có đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn hiệu quả, tăng năng suất => trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng, tạo uy tín với ngân hàng để dễ dàng hơn trong các lần vay sau. Câu 4: Phân tích các yếu tố xác định thời hạn cho vay A. Định nghĩa - Thời hạn cho vay: khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng - Kết cấu Thời hạn cho vay = Thời gian ân hạn + Thời hạn trả nợ Thời gian cho vay Thi công xây dựng Hoạt động Ân hạn Trả nợ Bắt đầu Kỳ trả nợ Trả hết nợ rút vốn + Thời gian ân hạn: là khoảng thời gian từ ngày khách hàng nhận tiền vay lần đầu tiên cho đến trước ngày bắt đầu của kỳ hạn trả nợ đầu tiên + Thời hạn trả nợ: là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ cho đến khi trả hết nợ (gốc và lãi) cho ngân hàng. Có thể chia ra nhiều kỳ hạn khác nhau tùy thuộc tình hình thu nhập, khả năng tài chính của khách hàng. B. Căn cứ xác định 1. Chu kỳ hoạt động, chu kỳ ngân quỹ tương ứng với các nghiệp vụ kinh doanh của [...]... khách hàng chủ động, ngân hàng đôn đốc khách hàng để thu nợ - Ý nghĩa + tôn trọng nguyên tắc tín dụng + đảm bảo sự tồn tại và phát triển của khách hàng và ngân hàng ~ khách hàng tăng uy tín với ngân hàng, dễ dàng hơn trong những lần vay sau ~ ngân hàng đảm bảo lợi nhuận, giảm rủi ro thanh khoản 12 Câu 6: Điều kiện vay vốn - Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng sẽ giao cho khách hàng. .. hàng vay có thể > , = , < so với giá trị tài sản đảm bảo 4 Ý nghĩa - Nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay - Tạo ra nguồn trả nợ thứ 2, giảm rủi ro cho ngân hàng nếu khách hàng k trả nợ đúng hạn - Tạo động lực nâng cao uy tín tín dụng và hiệu quả kinh doanh 5 Nguy hại khi ngân hàng thương mại quá chú trọng vào tài sản đảm bảo - Với ngân hàng: Xét thấy có 2 vấn đề như sau +... khách hàng sẽ đến ngân hàng nộp tiền cho ngân hàng, sau đó cầm giấy tờ có giá về - Quy trình chiết khấu B1: khách hàng nộp hồ sơ xin chiết khấu (gồm đơn, bảng kê, bản gốc chứng từ xin chiết khấu) 16 B2: Ngân hàng kiểm tra hồ sơ và điều kiện chiết khấu, thông báo cho khách hàng biết về các chứng từ đc chiết khấu và số tiền thanh toán Số tiền thanh toán = Giá trị hiện tại của GTCG - Phí chiết khấu Giá trị. .. cho bên mua hàng và các bên có liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao 17 quyền đòi nợ cho ngân hàng BTT và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán trực tiếp cho ngân hàng BTT (5) Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị BTT xác nhận về việc đã nhận đc thông báo và cam kết cho việc thực hiện thanh toán cho đơn vị BTT (6) Bên bán hàng chuyển giao bản gốc hợp đồng mua bán hàng, chứng... quan - Trg hợp bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu khách hàng phải đảm bảo các ĐK theo quy định của PL về thương phiếu 5 Quy trình B1: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh B2: Ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo lãnh B3: Ngân hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh cho khách hàng B4: Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho ng thụ hưởng B5: Khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác nếu... phí mà ngân = vay thực tế SD theo cam kết khách hàng duy trì hàng thu ngay - Ý nghĩa: đánh giá đc thực tế chi phí mà ng vay phải bỏ ra, hoặc chi phí mà ngân hàng quy định ng vay phải trả cho ngân hàng Câu 11: Bảo lãnh ngân hàng 1 Định nghĩa: BLNH là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên... phải là yếu tố đưa lên hàng đầu, vì đó mới là nguồn để khách hàng trả nợ cho ngân hàng Không phải khách hàng cứ có quy mô lớn, bề thế, có nhiều tài sản đảm bảo có giá trị mà cho vay, vì thực tế, chỉ cần 1 dự án thiếu tính khả thi rồi đổ bể, có thể khiên công ty phá sản, vì vậy không trả đc nợ cho ngân hàng - Với khách hàng: mất niềm tin vào ngân hàng - Với tài sản: có khả năng mất giá, 1 số chi phí liên... các khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm Đây là cơ sở để ngân hàng điều chỉnh thời hạn vay cho phù hợp, đảm bảo hợp lý với thời hạn hoàn vốn của dự án để thu hồi đc đủ gốc và lãi khi đến thời hạn thanh toán 4 Khả năng cân đối nguồn vốn cho vay của ngân hàng Đảm bảo khả năng cung ứng vốn của ngân hàng và cân đối nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Ngân hàng chú ý cả về cơ cấu , thời hạn các... phải trả cho ngân hàng so với số tín dụng thực tế được sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định - Nội dung chi phí: gồm phí quản lý (TS đảm bảo, tiền vay ), phí cam kết, phí dàn xếp, phí trả nợ trc hạn + đối với ng đi vay, PSTD phản ánh tất cả những khoản chi phí mà ng vay phải bỏ ra (cho ngân hàng và bên thứ 3 nếu có) + đối với ngân hàng, PSTD chỉ bao gồm những khoản chi phí mà ngân hàng quy định... của ngân hàng + giảm rủi ro cho ngân hàng (ví dụ: thời hạn quá dài có thể giảm thời gian còn lại của tài sản đảm bảo ) - Với khách hàng: + thúc đẩy việc khách hàng sử dụng vốn hiệu quả, có trách nhiệm, có kế hoạch, đúng muc đích + khách hàng thỏa mãn nhu cầu về vốn, phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh của họ => hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả => thu xếp được nguồn trả nợ cho ngân hàng . Tổng quan về ngân hàng thương mại Câu 1: Bản chất và hoạt động của ngân hàng thương mại - Ngân hàng thương mại là 1 loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các. nghĩa: - Với ngân hàng: + giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng thu hồi lại nợ cho ngân hàng + thể hiện sự tuân thủ pháp luật của ngân hàng - Với khách hàng: khách hàng được thỏa mãn. Nhu cầu vốn của khách hàng Ngân hàng cho khách hàng vay nhằm thỏa mãn nhu cầu thực tế của khách hàng phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu ngân hàng cho khách hàng vay ít hơn nhu

Ngày đăng: 17/09/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w