1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn 2011

199 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 199
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Tài liệu tập huấn cho Tổ trưởng Chuyên môn THCS, THPTỞ các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy học trong nhà trường. Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy học. Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOCỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC

TÀI LIÊU TẬP HUẤN CÔNG TÁC TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

CÁC TRƯỜNG THCS, THPT

HÀ NỘI, 7-2011

Trang 2

BAN SOẠN THẢO

1 Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục NG&CBQLCSGD - Chủ biên

2 Bà Nguyễn Thị Minh Phương, NCVCC Viện KHGD Việt Nam - Đồng chủ biên

3 Ông Lê Trần Tuấn, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học

4 Bà Trần Thị Minh Hằng, Trưởng khoa Quản lý giáo dục Học viện Quản lý giáo dục

5 Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Trưởng khoa Quản lý giáo dục Học viện QLGD

6 Bà Vũ Thị Ngọc Anh, NCVC Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

7 Ông Phạm Quang Huân, Phó Viện trưởng Viện NCSP -Trường ĐHSP Hà Nội

8 Bà Trần Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Hà Nội

9 Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng phòng CBQLCSGD Cục NG&CBQLCSGD

10 Ông Nguyễn Đức Luyện, Chuyên viên chính Cục NG&CBQLCSGD

Trang 3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Đại học sư phạm ĐHSP

Sở Giáo dục và Đào tạo Sở GD&ĐT Cao đẳng sư phạm CĐSPPhòng Giáo dục và Đào

Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD Trung học cơ sở THCS

MỤC LỤC

Trang 4

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà

1 Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục 51

2 Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 54

Chuyên đề 2 Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn

I Mục tiêu

1 Mục tiêu chung

2 Mục tiêu cụ thể

II Nội dung

1 Những vấn đề chung xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn

2 Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn

3 Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân

4 Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng KHTCM và

KHCN

5 Thực hành tổng hợp: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn

Chuyên đề 3 Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động

dạy học trong trường tung học

I Mục tiêu

1 Mục tiêu chung

2 Mục tiêu cụ thể

II Nội dung

1 Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông

2 Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý dạy học

3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn

Chuyên đề 4 Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển

chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong trường trung học

Trang 5

I Mục tiêu

1 Mục tiêu chung

2 Mục tiêu cụ thể

II Nội dung

1 Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc phát triển chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên

2 Những yêu cầu về đội ngũ giáo viên của trường THCS, THPT

3 Quản lý phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ chuyên môn

4 Kiểm tra, đánh giá giáo viên

Hướng dẫn triển khai tập huấn ở địa phương

LỜI GIỚI THIỆU

Trang 6

Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vaitrò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy - học

trong nhà trường Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học.

Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một trong những yếu tố quyếtđịnh đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáodục của các nhà trường

Trong những năm qua, vấn đề bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ hiệutrưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đàotạo hết sức quan tâm Tuy nhiên, đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn thì chưa có sựquan tâm thỏa đáng, chưa có những tài liệu mang tính đặc thù để tập huấn bồi dưỡng.Trước yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lý cho tổtrưởng chuyên môn là vấn đề cấp thiết, là một trong những giải pháp có tính đột phá nângcao chất lượng dạy - học ở các nhà trường nói chung và trường trung học nói riêng

Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 19 tháng 5 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-BGDĐT triển khai tập huấn bồi dưỡngcốt cán các tỉnh, thành phố về công tác của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS,THPT với mục tiêu: Bồi dưỡng cho cốt cán cấp tỉnh, thành phố về kiến thức, kỹ năngcông tác tổ trưởng chuyên môn trường THCS, THPT; hướng dẫn đội ngũ cốt cán cấptỉnh, thành phố tiếp tục triển khai bồi dưỡng cho giáo viên làm công tác tổ trưởng chuyênmôn ở trường THCS, THPT

Thực hiện Kế hoạch trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tổ chức xây dựng

tài liệu tập huấn với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông” Tài liệu được mở đầu là nội dung “Quán triệt

tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục- quản lý nhà trường” cùng 4 chuyên

đề:

1 Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường trung học

2 Chuyên đề 4: Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn

3 Chuyên đề 2: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy học trong trường trung học

4 Chuyên đề 3: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường trung học

Các chuyên đề nêu trên cố gắng bao quát kiến thức, kỹ năng quản lý chủ yếu củaTTCM ở trường THCS, THPT Tài liệu được trình bày đan xen, kết hợp giữa lý thuyết và

tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường tối đa khả năng vận dụng, thực hành của các học

Trang 7

viên tham gia tập huấn Tài liệu được biên soạn bởi tập thể tác giả có nhiều kinh nghiệm

từ các cơ quan: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, TrườngĐHSP Hà Nội và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục của một số trườngTHCS, THPT trong toàn quốc Tài liệu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu củacác nhà khoa học, các nhà giáo và các CBQL có bề dày kinh nghiệm ở các Sở GD&ĐT,các trường THCS, THPT

Các tác giả dù đã có nhiều cố gắng, song trong sự vận động phát triển không ngừng

về khoa học quản lý và thực tiễn giáo dục của trường THCS, THPT, chắc chắn tài liệuchưa đáp ứng được mọi nhu cầu của đội ngũ TTCM, đồng thời khó tránh khỏi thiếu sót

Trong quá trình triển khai, Hội đồng biên soạn mong tiếp tục nhận được những ýkiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý thực tiễn và học viên để bổsung, điều chỉnh tài liệu thêm hoàn thiện và hữu ích

Hội đồng biên soạn chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho việc nâng cao chấtlượng của tài liệu

HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN

QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 8

VÀO DẠY HỌC - GIÁO DỤC - QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG

I HỒ CHÍ MINH NHÀ GIÁO DỤC KIỆT XUẤT CỦA NHÂN DÂN VÀ THỜI ĐẠIBác Hồ được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân vănhoá thế giới Ông Hans D'orvin - P.Tổng Giám đốc UNESCO (đương nhiệm) gọi Hồ ChíMinh là người thày của Văn hoá hoà bình Hồ Chí Minh cũng là nhà giáo dục kiệt xuấtcủa nhân dân, thời đại Người đã để lại cho nhân dân ta, đội ngũ người làm công tác giáodục hiện nay và mai sau kho tàng vô giá những tư tưởng giáo dục cách mạng, bao quátnhiều lĩnh vực của sự nghiệp đào tạo lớp người mới của dân tộc

Không chỉ là nhà tư tưởng giáo dục, Người còn là nhà quản lý giáo dục thực tiễn,nhà sư phạm tài năng, mẫu mực, trong sáng của một nhân cách vô cùng cao đẹp, những

cử chỉ giáo dục nhân đạo hết lòng vì người học, tấm gương sáng về "Học không biết chán,dạy người không biết mỏi"

Tư tưởng giáo dục của Người định hình cho triết lý phát triển giáo dục Việt Namngay những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Nó bao quát cả nămcấp độ: Nền giáo dục, Hệ thống giáo dục quốc dân, Nhà trường, Bài học và Nhân cách

Tư tưởng này vừa kế thừa tinh hoa văn hoá của dân tộc, vừa thâu góp tinh hoa văn hoácủa thời đại, hướng tới việc xây dựng và phát triển một nền giáo dục Việt Nam toàn dânquán triệt các mục tiêu: Dân chủ, Nhân văn, Hiện đại, một nền giáo dục làm "Phát triểnhài hoà những năng lực sẵn có" của thế hệ trẻ Việt Nam Do tư tưởng giáo dục của Người,đất nước từ chỗ 95% nhân dân còn mù chữ thành đất nước có sức mạnh văn hoá làm thấtbại hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Bước vào thiên niên kỷ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: "Quốc gia nào, cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc không biết cách làm giáo dục thì đều lạc hậu và điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản".

Tư tưởng giáo dục của Bác Hồ là di sản vô giá cho các thế hệ người Việt Namnhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục và làm giáo dục hiệu quả

Tư tưởng này luôn luôn là kim chỉ nam cho việc thực hiện công cuộc đổi mới giáodục, chiến lược giáo dục chiến lược con người để đất nước vững bước hoàn thành côngnghiệp hoá - hiện đại hóa và thực hiện sự hội nhập quốc tế

II TẤT THÀNH - ÁI QUỐC - CHÍ MINH : NẾP NHÀ - LẬP CHÍ - THÂN DÂN

1 Câu đối ngày Bác đi xa

Câu chuyện sau đây thường được kể lại: Ngày Bác đi xa, Sài Gòn còn nằm trongvòng kìm kẹp của Mỹ - Thiệu Cần thông báo cho đồng bào, nhưng công khai thì không

Trang 9

được Một bộ phận kẻ thù của cách mạng tuy kính nể Bác nhưng bọn đầu sỏ còn ngoan

cố Một tờ báo Sài Gòn đã cho đăng đôi câu đối sau:

Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất

Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song.

Cái hay của đôi câu đối là chữ đầu của vế trên và vế dưới khớp lại thành tên Bác:

"Chí Minh" và nội dung là tổng kết đánh giá sự nghiệp vĩ đại của Bác:

Chí khí quyện vào sông núi, anh hùng xưa nay hiếm có ai như Người

Ngôi sao sáng này bừng trong vũ trụ, hào kiệt từ Á sang Âu khó người nào sánh nổi.

Tác giả đôi câu đối còn khuyết danh Có người nói một nhân sĩ Sài Gòn tưởng nhớBác, lại có tài liệu cho rằng đó là lời viếng Bác của lãnh tụ một nước lớn, bạn thân thiết củaBác

Ở thời điểm tháng 9-1969, đọc đôi câu đối trên, đồng bào ta tự hào về Bác, quý trọngtấm lòng và tài năng tác giả viết được hai vế đối hay, hàm súc, song cứ nghĩ liệu nhân loạinày, thế giới này có đồng thuận với sự ca ngợi đó không? Điều này đã sớm được giải đáp:Trên hành tinh này biết bao bạn bè đồng chí dù có thế vị khác nhau đều công nhận: Hồ ChíMinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, là con người tiêu biểu cho Nhân đạo và Nhân loại, lànhân cách của thời đại Bác là lãnh tụ Cộng sản duy nhất được tôn vinh là Danh nhân văn hoáthế giới

Mỗi cán bộ giáo dục chúng ta vô cùng tự hào phấn khởi vì Bác trên con đường cứunước giải phóng dân tộc, lúc khởi thuỷ là một nhà giáo - thầy giáo Nguyễn Tất Thành.Bác sĩ Nguyễn Kính Chi, nhân sĩ đáng kính là học trò của Bác tại trường Dục Thanh(trường giáo dục thanh niên) đã kể lại trong hồi ký của mình:

"Trên bờ phía nam của sông Phan Thiết, cách cửa biển chừng vài cây số lúc bấygiờ có mấy ngôi nhà nho nhỏ lợp ngói âm dương, chung quanh không tường không váchchỉ có những song gỗ lưa thưa, những hôm trời nồm gió biển thổi vào mát rượi Đó làtrường học Dục Thanh của Hội Liên thành Trường và Hội đều đã được lập ra trongphong trào Duy Tân mấy năm trước Trong hoàn cảnh hồi bấy giờ, đó là hành động yêunước nhằm mở mang dân trí khuyến khích thực nghiệp

Trường dạy cả chữ Hán, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ cho khoảng sáu, bảy mươihọc sinh từ lớp tư đến lớp nhất Thầy Thành dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ cho lớp ba vàlớp tư Thầy Thành ở đấy được bảy, tám tháng Bỗng một buổi sáng thứ hai vào khoảngtháng 10 năm 1911 có tin thầy đã bỏ đi và không cho ai biết Học sinh rất xôn xao Người

Trang 10

nào cũng tiếc không những vì thầy dạy chu đáo mà còn vì ai nấy đều cảm thấy người thầynày dạy học không chỉ vì kiếm sống mà còn vì cái lẽ gì khác".

2/ Nếp nhà - Lập chí - Thân dân

Từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, đồng chíVương, Lý Thụy, ông Chín và rồi lãnh tụ Hồ Chí Minh trong bất cứ hoàn cảnh nào, địađiểm nào, Bác cũng thực hiện: Cách mạng là giáo dục, giáo dục phục vụ cách mạng

Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới vì Người đãthâu góp và phát triển tinh hoa của dân tộc, thời đại

Song để đi đến sự thâu góp này thì khởi nguyên Bác được thừa hưởng một "Nếpnhà", nhân tố quan trọng tạo nên tính cách một con người, cái khắc tạo vào con ngườinhững nguyên tắc sống cơ bản để nên người, thành người

Chú bé Nguyễn Sinh Cung và sau này người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đượcnuôi dưỡng trưởng thành trong một gia đình hấp thu những điều cao đẹp của Nho gia phươngĐông

Từ năm 1923, Bác từng tâm sự với nhà thơ Xôviết Ôxíp Mandenxtam: "Tôi xuấtthân từ một gia đình nhà Nho Việt Nam Bên nước tôi những gia đình như thế thanh niênđều theo học đạo Khổng"

Khi khai lý lịch với tư cách đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản (1935) tạiMatxcơva ở mục thành phần gia đình, Bác đã không ngần ngại ghi "Nhà nho"

"Nhà nho" ở gia đình Nguyễn Tất Thành ứng xử theo nguyên tắc:

"Khiêm - Cung - Tín - Mẫn - Huệ"

(Khiêm tốn, Cung kính, Trung tín, Cần mẫn, Huệ ái)

Không phải ngẫu nhiên mà hai anh em Bác đã được ông ngoại đặt tên cho làNguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung Phải chăng cụ Hoàng Đường đã gửi vào cáccháu niềm kỳ vọng "Khiêm - Cung" sẽ là lý tưởng hành động sống của các cháu trongcuộc đời

"Nhà nho" trong gia đình Bác được thấm nhuần nguyên tắc Tu thân và Xử thế:

*/ "Phú quí bất năng dâm

Bần tiện bất năng di

Uy vũ bất năng khuất"

(Giàu sang không thể quyến rũ

Nghèo khổ không thể chuyển lay

Trang 11

Uy vũ không thể khuất phục)

*/ "Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ

Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu"

(Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ

Cúi đầu làm ngựa trước nhi đồng)

Trong diễn văn bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 2 tại chiến khu Việt Bắc năm 1951,những ý tưởng trên đây của Mạnh Tử, Lỗ Tấn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnhvới các đồng chí của mình

"Nếp nhà" mà Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành lớn lên là "Nếp nhà" với:

"Gia đạo nhân văn

Gia phong trong sáng

Gia pháp nghiêm minh

Gia giáo nền nếp

Gia cảnh thuận hoà"

Từ "Nếp nhà" này chú bé Nguyễn Sinh Cung đã bộc lộ cái "chí" của mình từ lúc 5tuổi:

"Con siêng hơn hòn núi

Con đường lười hơn con"

(Thơ Con Đường)

Ta lớn mau mau

Vượt qua ao lớn

(Thơ Biển)

Từ ông ngoại và cha, chú sớm hấp thụ tinh hoa trong "Tứ thư" của Nho gia, rồi

"Minh tâm bảo giám", "Ấu học ngũ ngôn thi" với các thông điệp:

Trang 12

Mà điều thiện chưa đủ

Một ngày làm điều ác

Thì điều ác đã thừa)

(Minh Tâm bảo giám)

Đạc sơn thông đại hải

Luyện thạch bồ thanh thiên

Thế thượng vô nan sự

Nhân tâm tự bất kiên

(Đào núi lấp biển

Luyện đá vá trời

Mọi điều không có gì khó cả

Chỉ sợ con người không đủ kiên nhẫn)

(Ấu học ngũ ngôn thi)

Các ý tưởng này đã truyền vào tâm thức Nguyễn Sinh Cung, để rồi sau này trênbước đường hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã có những lời tự sự hoặc lời khuyên thanhniên:

"Thiện ác nguyên lai vô định tính

Đa do giáo dục đích nguyên nhân"

(Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên)

Nhà nghiên cứu Kôbêlép người Nga kể lại:

Trang 13

"Qua tác phẩm "Thú tội" của Rousseau, Thành biết được rằng chàng thanh niên Rousseau trước khi trở thành nhà khai sáng vĩ đại đã có tới mười năm lưu lạc trên các nẻo đường của các nước châu Âu và ông đã học được nhiều ở một ngành khoa học quan trọng và cũng là khó khăn nhất - khoa học về cuộc sống".

Thành nung nấu chí "vượt biển" tìm đến các con đường mà Rousseau đã đi - Anhtâm sự với nhà thơ Ôxíp Mandenxtam:

"Lần đầu tiên vào tuổi 13 tôi đã nghe những từ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái Đối với chúng tôi bấy giờ thì người da trắng nào cũng đều là người Pháp cả Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau cái từ ấy Nhưng trong các trường bản xứ, bọn Pháp dạy như vẹt Chẳng những chúng tôi không được phép đọc các nhà văn mới, mà thậm chí còn bị cấm đọc cả Rousseau và Montesquieu Phải làm sao đây? Tôi quyết định đi ra nước ngoài Tôi lần mò đến tận

bờ biển và thế là tôi đã ra đi Năm ấy tôi hai mươi mốt tuổi".

Đỉnh cao kiến thức trong hành trình lập chí của Nguyễn Ái Quốc là sự giác ngộChủ nghĩa Mác - Lênin Tuy nhiên trong hành trình đi tới đỉnh cao này Nguyễn Ái Quốcluôn luôn biết trau chuốt các giá trị của đạo Khổng và tiếp nhận tinh hoa của các nguồnánh sáng khác rồi gộp bội chúng lại, tìm ra cho bản thân mình, dân tộc mình con đườnggiải phóng

Bác từng khuyên các đồng chí của mình:

"Chúng ta, người Việt Nam, hãy tự học, tự tu dưỡng bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và hãy nghiên cứu về cách mạng trong các tác phẩm của Lênin".

(Phát biểu trên báo Thanh niên Quảng Châu số 80, ngày 20/02/1927)

Cuốn Hồ Chí Minh truyện do Nhà xuất bản Tam liên Thượng Hải ấn hành năm

1949 đã ghi lại nhận thức của Bác:

"Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo của Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao

Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.

Trang 14

Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy" (Sđd tr 91)

Nguyễn Ái Quốc khẳng định từ năm 1921:

"Đức Khổng vĩ đại đã khởi xướng nền đại đồng và thuyết giải quyền bình đẳng

về của cải Ngài nói tóm tắt là: Nền hoà bình trên thế giới chỉ nảy nở từ một nền đại đồng trong thiên hạ Người ta không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng Sự công bằng sẽ xoá bỏ sự nghèo khổ" (1, 35) Sau này năm 1927, trên báo Thanh niên, Người nhấn mạnh: "Nếu Khổng Tử còn sống ở thời đại chúng ta thì chắc hẳn bậc vĩ nhân ấy

sẽ sớm tuỳ thời biến dịch và sẽ nhanh chóng trở thành người kế tục xứng đáng của Lênin".

Năm 1950, trong Hội nghị bàn về công tác huấn luyện tại chiến khu Việt Bắc, HồChí Minh đã cho treo song song thông điệp của Khổng Tử với lời dạy: "Học nhi bất yếm,giáo nhân bất quyện" mà Người dịch là "Học không biết chán, dạy người không biết mỏi"

và thông điệp của Lênin "Học, học nữa, học mãi"

Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện đã có một nhận xét khá xác đáng: "Giữa các nhà

Mácxít và các bậc chân nho không chỉ có sự tương đồng trong các mục tiêu chính trị

mà còn có cả sự thân thiết trong lĩnh vực tư tưởng khiến đôi bên dễ dàng gần gũi nhau Nhiều nhà nho đã nhảy vọt từ đạo Khổng sang học thuyết của Mác Trường hợp nổi tiếng nhất chắc chắn là trường hợp của Hồ Chí Minh".

"Nếp nhà" - "Lập chí" là nền móng để Nguyễn Ái Quốc hướng tới đỉnh cao vănhoá mà ở con người này là văn hoá "Thân dân"

Nhà thơ Xô viết Ôxíp Manđenxtam đã dự cảm rất sâu sắc khi lần đầu tiên gặpNguyễn Ái Quốc năm 1923 (lúc đó Nguyễn Ái Quốc 33 tuổi) tại Matxcơva

"Cả diện mạo của Nguyễn Ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và sự tế nhị Từ Nguyễn ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải nền văn hoá châu Âu mà có lẽ nền văn hoá tương lai.

Qua phong thái thanh cao trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái trên toàn thế giới".

"Văn hoá tương lai" mà Ôxíp Manđenxtam đề cập ở đây chính là văn hoá của mộtcon người suốt đời chỉ có một ham muốn:

"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành".

Trang 15

Từ một ý tưởng của nho gia trong sách Đại học, Hồ Chí Minh đã nói đến phạm trùthân dân.

Sách Đại học nêu:

"Đại học chi đạo

Tại minh minh đức

Tại tân dân"

Tân dân = làm mới nhân dân Cách diễn đạt này có thể coi là tích cực khi nho giakhuyên người quân tử phải biết làm mới nhân dân, đem đến cho nhân dân cuộc sống mới.Cái tài tình và sâu sắc của Hồ Chí Minh là thêm vào (trong cách viết của người Việt) mộtchữ "H" "Tân dân" thành "Thân dân" đã làm cho tư tưởng của Nho gia nhân văn hơn, caođẹp hơn, chí tình, chí nghĩa hơn

Nói chuyện với tri thức Thủ đô năm 1956, Bác Hồ tóm tắt lý tưởng của con ngườitrong 11 chữ "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân"

Người giải thích:

"Minh minh đức là chính tâm"

Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết" (8, 215).(1)

Quan điểm "Thân dân" của Hồ Chí Minh tuy dựa vào luận điểm của nho gia "Dân

vi bản", "Dân vi quí", song phản ảnh tâm thức của người Việt Nam

Trong Di chúc trước lúc đi xa, Người nhấn mạnh:

"Đầu tiên là công việc đối với con người" (1969)

Suốt quá trình lãnh đạo Nhà nước, Người luôn luôn căn dặn đồng chí của mình:

"Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống củanhân dân:

Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi

Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi

Nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi

Nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi " (1955)

Quan điểm "Thân dân" của Hồ Chí Minh xem xét con người với thái độ: "Mỗi conngười đều có cái thiện, cái ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi conngười nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi" (12, 558)

Trang 16

Đất nước chúng ta đã đi vào con đường hội nhập sâu với thế giới trước bối cảnhtoàn cầu hoá Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất(9/1950 - 1956) đã đào tạo được những con người Việt Nam có các phẩm chất "Nhân -Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm" chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ là bọn thực dân Pháp Cuộccải cách giáo dục lần thứ hai (1956 - 1979) tiếp tục thành quả cuộc cải cách lần thứ nhất

đã đào tạo những con người đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới là đế quốc Mỹ Cuộc cảicách lần thứ ba từ 1979 và ngày nay là cuộc Đổi mới giáo dục đang thực hiện đào tạo thế

hệ trẻ có khả năng đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu

Chỉ có thể thành công trong sự nghiệp vĩ đại này nếu xây dựng mỗi gia đình ViệtNam thành "Gia đình học hiệu" Năm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp bướcvào thời kỳ nóng bỏng và gian khổ, Bác Hồ đã giao cho chính quyền Thanh Hoá, các vịtrí thức Thanh Hoá mà đại diện là các ông Đặng Thai Mai, Lê Thước nhiệm vụ xây dựngcác gia đình tỉnh Thanh Hoá thành "Gia đình học hiệu", mỗi người dân Thanh Hoá là một

"tiểu giáo viên" Ngày nay, UNESCO phát động các quốc gia kiến tạo xã hội học tập đãlưu ý vấn đề gia đình học hiệu (learning family) Tự hào thay ý tưởng của thời đại đãđược Bác cảm nhận từ trước đó hàng mấy thập niên khi đất nước còn vô vàn khó khăn vàBác đã truyền tâm ý của mình cho đồng chí, cho nhân dân thực hiện ý tưởng này

"Nếp nhà" là cái cơ bản để có gia đình học hiệu, để tuổi trẻ lập được chí và rồi lậpthân, lập nghiệp Phát động thế hệ trẻ lập thân, lập nghiệp song không lập chí làm sao lậpđược thân, lập được nghiệp

Ngày 26/5/1946, trong một lần đến thăm một đơn vị thanh niên, Bác căn dặn: "Các

em cần làm được như lời Tôn Trung Sơn đã nói "Những người thanh niên tốt muốn làm việc

to chứ không muốn làm quan lớn" Sau đó Bác trao cho họ lá cờ "Trung với nước, hiếu vớidân"

Bác còn căn dặn thanh niên:

"Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thật vậy,nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên Thanh niênmuốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lựclượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó

Chúng ta phải nhận rằng thanh niên ta rất hăng hái Nhưng chúng ta cũng phảinhận rằng phong trào thanh niên ta còn chật hẹp, mặc dầu từ ngày Cách mạng tháng Támđến nay, thanh niên có cơ hội để phát triển một cách mau chóng và rộng rãi hơn

Vậy nên nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong tràothanh niên to lớn và mạnh mẽ

Trang 17

Theo ý tôi, muốn đạt mục đích đó, thì mỗi thanh niên, nhất là mỗi cán bộ phải kiênquyết làm bằng được những điều sau đây:

a) Các sự hi sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanhnhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc)

b) Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng quyết làm cho kì được

c) Ham làm những việc ích quốc lợi dân Không ham địa vị và công danh phú quý.d) Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc

đ) Quyết tâm làm gương về mọi mặt, siêng năng, tiết kiệm, trong sạch

e) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc, nên nói ít, làm nhiều, thân ái đoàn kết

Tôi lại khuyên các bạn một điều nữa, là chớ đặt những chương trình kế hoạchmênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được

Việc gì cũng cần phải thiết thực; nói được, làm được Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏdần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao Một chương trình nhỏ màthực hiện được, hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được" (5, 185 -186)

3/ Tất Thành - Ái Quốc - Chí Minh và nhân cách con người có 3H & 3T

Trong hành trình cách mạng, Bác Hồ mang nhiều tên, song "Nguyễn Tất Thành Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" gợi mở và thúc đẩy thế hệ trẻ Việt Nam sống có mụcđích, sống với lòng yêu nước, sự bền chí và thông minh Một nhà giáo dục khả kính củaViệt Nam từ " Tất Thành - Ái Quốc - Chí Minh " đã thu hoạch về 3H-3T của người thanhniên trên con đường sáng nghiệp

-Tất Thành : Tính mục đích: Thế tự lập (T1)

Ái Quốc : Lòng yêu nước: Tình gắn bó (T2)

Chí Minh: Sự bền chí thông minh: Tâm ổn định (T3)

(Tất Thành & Ái Quốc) : Tư duy Hiện thực (H1)

(ái Quốc & Chí Minh): Lý tưởng Hoài bão (H2)

(Tất Thành & Chí Minh) : Làm việc Hiệu quả (H3)

"Nếp nhà - Lập chí - Thân dân" trong hành trình cách mạng của Bác Hồ mãi mãi

là di sản vô giá cho ngành giáo dục, cho các nhà trường rèn luyện thế hệ trẻ đưa đất nướctiến đến đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu

Con ngườisáng nghiệp

Hiện thực

Ái QuốcTình gắn bóTất Thành

Thế tự lập

Trang 18

III BÁC HỒ NGƯỜI KHAI SÁNG CHO TƯ DUY VÀ CHIẾN LƯỢC HÀNH ĐỘNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở VIỆT NAM NGAY NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

1/ Vấn đề "Xã hội học tập" mà ngày nay các quốc gia coi là tiêu điểm của chínhsách phát triển đã được Bác Hồ khai sáng trong tư duy và chiến lược hành động cho nước

ta ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng

Xã hội học tập chỉ thành hình và phát triển khi người quản lý thúc đẩy được mọingười dân có nhu cầu học tập, có khát vọng học tập Nhu cầu này gắn liền với việc quản lý hỗtrợ cho nhân dân nâng cao năng lực tiếp nhận sự học tập và mở rộng cơ hội học tập cho nhândân

Quản lý phải làm sao cho bộ ba "Nhu cầu - Năng lực - Cơ hội" gắn bó chặt chẽ vớinhau

Không tạo ra nhu cầu đích thực thì dù có ra sức nâng cao năng lực và mở rộng cơhội đến đâu cũng không thể hiện thực được mục tiêu về xã hội học tập

Song khi đã tạo ra nhu cầu - Người dân có tha thiết học mà người quản lý khônggiúp người dân có năng lực để "Học được" và cơ hội "Được học" thì cũng không thể hìnhthành xã hội học tập

Hoài bãoHiệu quả

Trang 19

Nhu cầu càng lớn thì năng lực và cơ hội càng phải được nâng cao và mở rộng vàngược lại càng nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội học tập thì càng phải thúc đẩy nhucầu.

Để cho ba nhân tố này rời rạc với nhau thì không thể nói đến xã hội học tập Xãhội học tập hội tụ và làm phát triển ba nguồn vốn: vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội(human capital, organizational capital, social capital), nó là nhân tố đưa quốc gia tăngtrưởng có chất lượng và phát triển bền vững

Hiện nay có quan niệm xã hội phải tiến tới "Kinh tế tri thức", đạt "Kinh tế trithức", mới có thể xây dựng xã hội học tập Không ai phủ nhận tầm quan trọng củakinh tế tri thức tạo ra nhu cầu rộng lớn và điều kiện thuận lợi về học tập để có một xã hộihọc tập đích thực và bền vững

Tuy nhiên cứ phải chờ có "Kinh tế tri thức" mới xây dựng được xã hội học tập thìnhững nước nghèo, những nước chậm phát triển và đang phát triển sẽ mất bao nhiêu năm(?) mới đi tới xã hội học tập

Thực tế của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt năm 1946

đã chứng minh một điều khác hẳn Khi bắt đầu xây dựng chính quyền cách mạng(2/9/1945), 95% nhân dân còn mù chữ, nạn đói đã làm kiệt quệ nền kinh tế; giặc ngoạixâm với những kẻ thù hung bạo xảo quyệt nhất can thiệp vào nước ta

Bác Hồ người chèo lái con thuyền cách mạng trong lúc đất nước còn nguy nan đãchấn hưng dân khí, khai sáng cho dân tộc ý chí quyết tâm đẩy lùi cái dốt của bản thân, cáidốt của cộng đồng, của đất nước Bác đã lãnh đạo, tạo cho toàn dân có nhu cầu trở thànhmột dân tộc thông thái, làm cho mọi người giác ngộ "Dân cường nước thịnh", "Dân mạnhnước giàu" và trên cơ sở này Người tổ chức cho chính quyền cách mạng dù còn trứngnước có các phương án quản lý hiệu quả nâng cao năng lực học tập của mọi người và mởrộng cơ hội học tập cho mọi người

xã hội học tập

Nhu cầu

Năng lực

Cơ hội

Trang 20

2/ Ngày 2/9/1945 tiếp theo bản Tuyên ngôn độc lập mà vị Chủ tịch nước longtrọng đọc trước quốc dân đồng bào, tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủCộng hoà trước thế giới, Chính phủ đã nêu ra chương trình, nội dung chính của chínhsách phát triển đất nước Mục tiêu của giáo dục trong chương trình này đã được khẳngđịnh: "Nền giáo dục mới đang ở thời kỳ tổ chức Chắc chắn là bậc sơ học sẽ cấp bách.Trong thời hạn rất ngắn sẽ thi hành lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ để chống nạn mù chữđến triệt để Vấn đề vô cùng quan trọng ấy chúng ta chẳng chờ đến lúc sự sinh hoạt trởnên bình thường mới giải quyết mà ngay trong hoàn cảnh eo hẹp này chúng ta phải kiênquyết tiến hành (Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch giao cho việc trình bàychính sách nội chính của Chính phủ Tư liệu: Những sự kiện giáo dục phổ thông 1945 -

1985 Viện Khoa học Giáo dục 1985, tr2)"

Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộnghoà, Người nêu nhiệm vụ giáo dục - chống giặc dốt là nhiệm vụ cấp bách của chính quyềnmới với lời khẳng định:

"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" (4, 8) Trong tháng 9 năm 1945, Người có bứcthư tâm huyết gửi học sinh các lứa tuổi với lời kêu gọi tha thiết: "Non sông Việt Nam có trởnên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cáccường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của cácem" (4, 33)

Tháng 10/1945, Người ra lời kêu gọi chống nạn thất học như một mệnh lệnh hội tụtoàn dân tộc đưa đất nước vào công cuộc đại nghĩa mở ra kỷ nguyên mới của đất nước

Người viết:

"Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi Vợ chưa biết thìchồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làmkhông biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho nhữngngười không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhàmáy thì mở lớp cho những tá điền những người làm của mình

Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cốgắng để kịp nam giới để xứng đáng mình là một phần tử trong nước có quyền bầu cử và ứngcử

Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức" (4, 37)

Dưới sự lãnh đạo của Bác chỉ có 4 tháng của năm 1945 hệ thống giáo dục quốcdân với các thiết chế: Nha bình dân học vụ, Nha giáo dục phổ thông, Hội đồng cố vấn họcchính đã hình thành Trong hoàn cảnh lúc đó hệ thống này đã tạo ra những cơ hội cho

Trang 21

nhân dân xoá được nạn thất học, hé mở những cánh cửa cho nhân dân phát triển sự tiếnhoá.

Bước sang năm 1946, dù còn biết bao sự bộn bề của các vấn đề kinh tế, chính trị,ngoại giao, quân sự của đất nước, Bác Hồ vẫn dành cho sự nghiệp giáo dục sự chăm lo tỉ mỉchu đáo

Kiên trì quốc sách của một đất nước dưới chính thể mới là làm cho ba lĩnh vực:kinh tế, giáo dục, quốc phòng phải luôn luôn gắn bó với nhau, Bác đã chỉ đạo cho chínhquyền mới coi giáo dục là then chốt của sự kết hợp này

Người nói lên ước nguyện của người cũng là mục tiêu của chế độ mới: "Làm saocho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng cócơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" Người thẳng thắn nói với công bộc của chínhquyền mới: "Chúng ta tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự dođộc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết giá trị của tự do của độc lập khi mà dân ăn nomặc đủ

Chúng ta phải thực hiện ngay:

"Làm cho dân có ăn

Vị Chủ tịch nước coi lĩnh vực giáo dục bình dân là tiêu điểm cho sự phát triển hệthống giáo dục quốc dân (ngày nay chính là giáo dục cộng đồng); Người nói với anh chị

em giáo viên bình dân học vụ: "Anh chị em yêu quí! Chương trình của Chính phủ ta làlàm thế nào cho đồng bào cả nước ai cũng có ăn, có mặc, có học

Vậy nên khẩu hiệu của chúng ta là:

1 Tăng gia sản xuất

2 Chống nạn mù chữ

Trang 22

Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm,anh chị em là những người "Vô danh anh hùng" Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích Mộtphần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em.

Tôi mong rằng trong một thời kỳ rất ngắn lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị

em sẽ có kết quả rất vẻ vang: đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết Cái vinh dự đó thìtượng đồng, bia đá nào cũng không bằng" (4, 220)

Trước khi bước lên máy bay đi Pháp (4/5/1946), Người còn căn dặn cụ HuỳnhThúc Kháng, lúc đó là Quyền Chủ tịch nước: "Chú ý đến công việc bình dân học vụ"

Ngay sau khi đi Pháp về, Bác tổ chức kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 1 thành lậpChính phủ mới (từ 3/11/1946) Dù có rất nhiều công việc khẩn trương của thời gian nóngbỏng này (Thực dân Pháp tạo ra những gây chiến khiêu khích ngay trong lòng Hà Nội),Bác vẫn quan tâm đến sự nghiệp bình dân học vụ Ngày 5/11/1946, Người viết văn kiện

"Công việc khẩn cấp bây giờ" chỉ ra nhiệm vụ và phương hướng kháng chiến toàn quốc.Tối cùng ngày Bác đến thăm các lớp bình dân ở Trường Hàng Than và khu phố HàngBún (Hà Nội) sát nơi đóng quân của quân đội Pháp Vào từng lớp học Bác ân cần hỏi họcviên làm những nghề gì, học viên trả lời người thì kéo xe, người đi ở, người đi bán kẹorong, người làm nội trợ, Bác khen thầy trò trường Hàng Than: "Thầy siêng dạy, trò siênghọc thế là tốt lắm"

Ngày 24/11/1946 (trước Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 gần một tháng), Bácđọc diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, Bác kêu gọi các nhà vănhoá Việt Nam xây dựng nền văn hoá mới sửa đổi được: "Tham nhũng, lười biếng, phùhoa, xa xỉ, phải làm cho ai ai cũng có lý tưởng tự chủ độc lập" Bác kêu gọi các nhà vănhoá chú ý đến việc học tập của nhi đồng, giáo dục cho nhân dân thực hiện độc lập, tựcường và tự chủ

Từ tháng 3 năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa bắt đầu và bước vàogiai đoạn gian khó nhất, về công tác tại Thanh Hoá, Bác Hồ đã giao cho lãnh đạo ThanhHoá qua các ông Lê Thước, Đặng Thai Mai xây dựng Thanh Hoá có các "Gia đình họchiệu", người dân Thanh Hoá thành "Tiểu giáo viên" Ngày nay, đề cập vấn đề xã hội họctập, UNESCO nêu ra vấn đề "Gia đình học hiệu" (learning family) Tự hào thay ý tưởngcủa thời đại đã được Bác cảm nhận từ trước đó hàng mấy thập niên khi đất nước còn vôvàn khó khăn và Người đã truyền tâm ý cho đồng chí, cho nhân dân hiện thực được ýtưởng này

Những sự kiện của Bác Hồ với ngành giáo dục thời kỳ đầu chính quyền cách mạngtháng 9 năm 1945 - tháng 12 năm 1947 càng chứng tỏ vai trò của công tác quản lý khi nắmchắc 3 khâu cơ bản: Thúc đẩy nhu cầu - Nâng cao năng lực - Mở rộng cơ hội của người dântrong lĩnh vực giáo dục và biết gắn bó ba khâu này vào với nhau thì đó là tiền đề quan trọng

Trang 23

cho việc xây dựng và phát triển xã hội học tập dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả lúc khókhăn.

3/ Sau gần bẩy thập niên phát triển nền giáo dục cách mạng nước ta ngày naytrong những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới đã có mặt bằng giáo dục với số người lớnbiết chữ 90,3%, tỷ lệ thanh thiếu niên 6 - 24 tuổi được học tại các nhà trường là 64%, chỉ

số phát triển giáo dục là 0,82 (Báo cáo phát triển con người 2005)

Nếu tính trong số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt trong Báo cáo phát triểncon người thì giáo dục nước ta có thứ hạng 93

Giá trị và thứ hạng này cho phép chúng ta có thể khẳng định: Những tiền đề xây dựng xãhội học tập ở nước ta đã có, dù rằng mặt bằng kinh tế của nước ta còn khá thấp trong tương quanchung (chỉ số kinh tế mới đạt 0,572 xếp thứ 122/177 nước)

Nước ta đang thực hiện chương trình giáo dục cho mọi người (Education for EFA), các chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, những dự án mở rộngtrung học phổ thông, những ý tưởng đưa đại học tinh hoa thành đại học đại chúng nhằmtạo ra nền móng của "Xã hội học tập" Có thể khẳng định rằng các chương trình này chỉ

All-có ý nghĩa nếu ta quán triệt được các ý tưởng giáo dục nhân văn và thân dân của Bác Hồkính yêu

IV MỘT THÔNG ĐIỆP CÓ Ý NGHĨA VĨNH HẰNG

Ngày 13/09/1958 đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toànmiền Bắc đặt tại Hội trường Trường Bổ túc Công nông Trung ương (nay là Học việnQuản lý Giáo dục), Bác Hồ sau khi ân cần thăm hỏi khích lệ lớp học, nói về vị trí của giáodục trong giai đoạn mới đã ra lời kêu gọi:

"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,

Trang 24

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"

Lời kêu gọi của Bác trở thành thông điệp cốt lõi của chiến lược phát triển giáodục, chiến lược phát triển con người của đất nước

1/ Thông điệp là kết tinh tư tưởng "giáo dục thân dân" coi giáo dục vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của quá trình phát triển.

Để lĩnh hội ý kiến sâu sắc của lời dạy, cần nhắc lại vài sự kiện lịch sử của nền giáodục cách mạng gắn với công việc của vị Chủ tịch nước

Ngày 03/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, Bác đã nêu những nhiệm vụcấp bách của nền Dân chủ Cộng hoà mà trong dó giáo dục được Người đặt vào vị trí thenchốt:

Người nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; Người yêu cầu "Chúng ta cónhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta Chúng ta phải làm cho dân tộcchúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đángvới nước Việt Nam độc lập"

Ngay năm học đầu tiên của nước Việt Nam mới, năm học 1945-1946, Bác gửi thưcho toàn thể học sinh và giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục Việt Nam: Một nền giáo dục

sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáodục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ từ 23/9/1945 và toànquốc từ 19/12/1946 có làm cho những mục tiêu của nền giáo dục mới chưa triển khai trênphạm vi toàn quốc Nhưng ở vùng tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền cáchmạng đã phát triển nền giáo dục mới theo ý tưởng của Hồ Chí Minh

"Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng

có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"

Người nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ ngay trong lúckháng chiến gian khổ:

Mở mang giáo dục để cho ai nấy cũng đều biết đọc, biết viết

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và việc giải phóng hoàn toàn miềnBắc đưa đất nước vào cục diện mới: Khôi phục phát triển kinh tế theo lý tưởng xã hội chủnghĩa và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà

Liên tiếp trong các năm 1955-1958, Hồ Chủ tịch đã dày công chỉ đạo cho toànĐảng toàn dân đưa phát triển kinh tế, phát triển giáo dục gắn bó với nhau Trong thời giannày, Bác đã đến thăm nhiều trường học, nhiều hội nghị giáo dục và có gần 30 bài nóichuyện hoặc huấn thị quan trọng cho ngành giáo dục, cho các thầy cô giáo, học sinh từ

Trang 25

đại học đến mẫu giáo Người đề cập một tổng thể các vấn đề giáo dục từ phương thứcphát triển đến cách dạy học, sự rèn luyện tu dưỡng của thầy trò.

Bác đặt giáo dục và kinh tế trong một chỉnh thể phát triển thống nhất với nhau.Người đặt yêu cầu phải có biện pháp làm cho hai lĩnh vực này hỗ trợ lẫn nhau Tại Đạihội giáo dục phổ thông toàn quốc 3/1956, Bác chỉ thị: Hai việc đó liên quan mật thiết vớinhau Giáo dục có khó khăn thì kinh tế phải khắc phục Chúng ta đồng tâm hiệp lực thìkinh tế cũng thành công, giáo dục cũng thành công

Người mong các cán bộ làm công tác giáo dục nhận thức được: Không có giáodục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa Việc đào tạo cán bộ giáodục cần phải coi là hàng đầu Tuy không có gì là oanh liệt nhưng làm tròn nhiệm vụ nàycũng là anh hùng, tập thể anh hùng

2/ Thông điệp là sự kế thừa chọn lọc và phát triển ý tưởng của tiền nhân

Ôn lại thông điệp của Bác Hồ xin được nhắc đến danh nhân Quản Trọng Là nhà chính trịTrung Hoa cổ đại (725-645 TCN), ông từng có lời phát biểu sau đây:

Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốcThập niên chi kế, mạc như thụ mộcChung thân chi kế, mạc như thụ nhân

(Trù liệu việc một năm không gì bằng trồng lúaTrù liệu việc mười năm không gì bằng trồng câyTrù liệu việc cả đời không gì bằng trồng người)

Nhà chính trị văn hóa Hồ Chí Minh khi tìm đường cứu nước đã nghiên cứu tưtưởng chính trị của các danh nhân Tiên Tần và các dòng tư tưởng khác Trên nền tảng chủnghĩa Mác - Lênin, Người chắt lọc cái hay gạt đi cái dở của các tư tưởng này để xây dựngnhững quan điểm chính trị giáo dục thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam

Quản Trọng, còn nói: "Đạo trị nước trước hết phải làm cho dân giàu" (Đạo trịquốc tất tiên phú dân), song ông quan niệm:

"Dân giàu thì dễ sai, dân nghèo thì khó trị" (Dân phú tắc dĩ sử dã, dân bần tắc nantrị dã )

Ông bày cho nhà cầm quyền:

Trị dân như trị thủyMục dân như mục súc

Trang 26

Dưỡng dân như dưỡng thảo(Trị dân như trị nước

Nuôi dân như nuôi súc vậtChăm dân như chăm cây cỏ)

Có thể thấy rằng: Lý tưởng chính trị, lý tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, củaQuản Trọng là hoàn toàn khác nhau Đối với Hồ Chí Minh giáo dục và chính trị vừa làmục tiêu, vừa là sức mạnh thúc đẩy nhau và đều hướng vào lợi ích của nhân dân, hạnhphúc của nhân dân (Lợi vi bản)

Lưu ý là ngay sau phát biểu luận đề này (luận đề "Vì lợi ích "), Bác nhắn nhủ côgiáo, thầy giáo: "Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, cácchú Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang Mong mọi người phải cố gắnglàm tròn nhiệm vụ"

3/ Thông điệp là phương châm cho chiến lược giáo dục mà việc tổ chức giáo dục, dạy học phải hướng vào người học, lấy lợi ích của người học làm mục tiêu chủ đạo của quá trình đào tạo.

Bác mở đầu thông điệp bằng cụm từ "Vì lợi ích" với hàm ý như một lời nhắc nhởmọi cán bộ giáo dục, giáo viên cần có tư duy mới về công tác giáo dục, dạy học

Với tầm nhìn chính trị giáo dục sắc bén, Người tiên liệu các thách thức đặt ra chonền giáo dục cách mạng khi nhiệm vụ tổ chức việc học hành không chỉ cho một thiểu số

cư dân mà phải cho toàn dân Không thể chỉ lấy nhiệt huyết và quyết tâm rồi theo cáchlàm cũ mà thành công trong công việc điều hành tiến trình đào tạo Cần nhìn cho rộng suycho kỹ (Nhãn quang ưng đại, tâm ưng tế) đối với công việc có tầm quan trọng đặc biệt và

có quan hệ đến từng tế bào của đời sống xã hội, đời sống mỗi gia đình, mỗi công dân

Dân chủ hóa đời sống giáo dục chỉ hiện thực trên cơ sở tư duy mới, cách làm mới.Thông điệp định hướng cho sự phát triển nhà trường phải từ bỏ được phương thức sưphạm quyền uy, ban ơn, xây dựng phát triển phương thức sư phạm của tinh thần cộng tácdân chủ, "Thầy quý trò, trò kính thầy"; từ bỏ lối dạy học không chú ý đến nhu cầu củangười học, hoàn cảnh của người học, nguyện vọng của người học, "lợi ích - chức năng"của người học trong cuộc sống cộng đồng

Ích lợi của việc học là điều kiện cần, song lợi ích của người học phải là điều kiện

đủ trong chiến lược giáo dục cho mọi người

Sự nhất quán trong quan điểm giáo dục của Bác là phải xây dựng phát triển đượcnền giáo dục, hệ thống giáo dục kiểu nhà trường, cách dạy học vì lợi ích của nhân dân, vì

Trang 27

lợi ích của người học Đó là nền giáo dục dân tộc, dân chủ nhân văn, lao động, thiết thựcgiải quyết các vấn đề phát triển của đất nước về chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹthuật, nền giáo dục phải chứa đựng các thiết chế "hợp với hoàn cảnh mới của đất nước"

Thông điệp:

"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"

của Bác Hồ có ý nghĩa vĩnh hằng Đó mãi mãi là phương châm hành động của nềngiáo dục Việt Nam nhằm phục vụ có kết quả sự nghiệp phát triển đất nước bền vững, giảiquyết thiết thực, toàn diện và sâu sắc các vấn đề phát triển con người của nước ta

VI VĂN HOÁ DẠY HỌC HỒ CHÍ MINH: THÀY QUÝ TRÒ, TRÒ KÍNH THÀY, DẠY ĐỂ NÊN NGƯỜI VÀ HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI

1 Đặc trưng nhân cách con người Việt Nam thời đại mới

a/ Bác Hồ coi "Thiện" là cái gốc trong Đạo làm người

Bác nêu ra "Thiện" đối lập với "ác"

Trong bài thơ "Nửa đêm" (Dạ bán), Người viết:

Thụy thì đô tượng thuần lương hán

Tỉnh hậu tài phân thiện ác nhân

Thiện ác nguyên lai vô định tính

Đa do giáo dục đích nguyên nhân

Trang 28

Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên

Như vậy theo Hồ Chí Minh giáo dục và tự giáo dục có vai trò quan trọng hìnhthành tố chất "Thiện" trong mỗi con người, tất nhiên đó phải là một nền giáo dục lấy lýtưởng là sự phát triển nhân văn, dân chủ và lao động

b/ Trên nền tảng tố chất "Thiện" muốn nên người phải rèn luyện hệ thống các phẩm chất "Trung Hiếu, Nhân - Trí - Dũng, Cần - Kiệm - Liêm - Chính"

Các quốc gia ngày nay đi vào nền kinh tế tri thức trước bối cảnh toàn cầu hoá đềuxác định chiến lược con người, chiến lược về nguồn lực người Chiến lược này phải bắtđầu từ vấn đề nhận thức toàn diện đến quyết tâm, hiện thực phạm trù nhân cách, có quanđiểm đúng đắn về hướng đi và có giải pháp khả thi để hình thành và phát triển nhân cáchcho thế hệ trẻ

Đối với đất nước chúng ta, điều rất may mắn trong khi thực hiện chiến lược nàychúng ta có di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Những gợi ý của Người, những lờidạy của Người chính là kim chỉ nam cho chúng ta hiện thực được chiến lược có ý nghĩatrọng đại này

Chiến lược con người Việt Nam mới mà Hồ Chí Minh vạch ra đặt trên nền tảng hệgiá trị đạo làm người Hệ giá trị này kết tinh đạo lý của dân tộc và cập nhật các quan điểmnhân cách của thời đại mới

Hồ Chí Minh đưa khái niệm "Trung - Hiếu" vốn là các khái niệm sâu đậm trongtâm thức người Việt Nam đến một chất mới phù hợp với chế độ mới Người cho rằng đạođức của chế độ mới cao rộng hơn, không chỉ có hiếu với bố mẹ và "Trung" với một cánhân ai đó mà Trung với nước, Hiếu với dân Khái niệm Trung với nước, Hiếu với dânđược Người thể hiện trong bài thơ tặng cụ Võ Liêm Sơn một nhân sĩ yêu nước khi cụtham dự Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ hai (16 - 20/7/1948)

Người viết:

Tặng Võ côngThiên lý công tầm ngãBách cảm nhất ngôn trung

Sự dân nguyện tận hiếu

Sự quốc nguyện tận trung

Trang 29

Công lai ngã hân hỉCông khứ ngã tư côngTặng công chỉ nhất cúKháng chiến tất thành công (5, 540)(Ngàn dặm cụ tìm đến

Một lời trăm cảm thôngThờ dân trọn đạo hiếuThờ nước vẹn lòng trung

Cụ đến tôi mừng rỡ

Cụ đi tôi nhớ nhungMột câu xin tặng cụKháng chiến ắt thành công)

"Trung với nước - Hiếu với dân" lời của Hồ Chí Minh nói với cụ Võ Liêm Sơnhơn 60 năm trước đây đã thấm vào nếp nghĩ, nếp sống của mỗi người dân Việt Nam quahai cuộc kháng chiến hào hùng chống xâm lược, qua công cuộc xây dựng kiến thiết đấtnước Ngày nay, nó là lý tưởng cao cả nhất của thế hệ trẻ Việt Nam

Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống "Ngũ thường" mới cho dân tộc Việt Nam Kếthừa Khổng học, biết chắt lọc các tinh hoa và đặt vào hoàn cảnh của một đất nước phảitiến hành cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược, xây dựng đời sống mới, Người xácđịnh: "Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chínhkhông có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra, lòng mình chỉ biết vì Đảng,

vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư Mình đã chí công vô tư thì khuyếtđiểm sẽ ngày càng ít mà những tính tốt như sau ngày càng nhiều thêm"

Tính tốt đó là:"Ngũ thường" mới, mà theo Người bao gồm: "Nhân Nghĩa Trí Dũng - Liêm"

-Người giải thích:

"Nhân là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào vì thế màkiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân Vì thế màsẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ Vì thế mà khôngham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền Những người đã không ham, không

e, không sợ gì, thì việc gì là việc phải họ đều làm được

Trang 30

Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phảigiấu Đảng Ngoài lợi ích của Đảng không có lợi ích riêng, phải lo toan Lúc Đảng giaoviệc thì bất kỳ to nhỏ đều ra sức làm cẩn thận Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thìnói, không sợ người ta phê bình mình mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

Trí: Vì không có việc tư túi làm mù quáng cho nên đầu óc trong sạch sáng suốt, dễhiểu lý luận, dễ tìm phương hướng Biết xem người, biết xét việc, vì vậy mà biết làm việc

có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng ngườigian

Dũng là dũng cảm, gan góc; gặp việc phải có gan làm, thấy khuyết điểm có gansửa chữa Cực khổ, khó khăn có gan chịu đựng, có gan chống lại những sự vinh hoa phúquý không chính đáng Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốckhông bao giờ rụt rè nhút nhát

Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài Không tham sung sướng, khôngham người tâng bốc mình Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá Chỉ

có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ"

Ngũ thường của Nho gia hướng vào "Trung Hiếu" hạn hẹp, Ngũ thường của HồChí Minh kế thừa nội dung chân chính của Nho gia và hướng vào lợi ích của đất nước,nhân dân, cách mạng: Trung với nước, Hiếu với dân Hồ Chí Minh xác định đó là đạo đứccách mạng Người nhấn mạnh: "Nó là đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cánhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người" (5, 252)

Nguyện vọng tha thiết của Hồ Chí Minh là làm cho dân tộc từ bỏ những thói xấulười biếng, gian giảo, tham ô mà chế độ thực dân đã đầu độc Ngay trong phiên họp đầutiên của Chính phủ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (3/9/1945), vị Chủ tịch nướcxác định nhiệm vụ cấp bách của nhà nước mới là phải giáo dục lại nhân dân, làm cho dântộc Việt Nam trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứngđáng với nước Việt Nam độc lập Nền tảng của việc giáo dục đó theo Người là thực hiện:

"Cần - Kiệm - Liêm- Chính"

Hồ Chí Minh mong mỏi tha thiết mỗi người Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam phảilấy "Cần - Kiệm - Liêm - Chính" là phương châm sống trong cuộc sống mới ở nhiều bàinói chuyện với cán bộ, thanh niên, nhân dân về sự tu dưỡng, hành động của họ trong côngcuộc xây dựng kiến thiết chế độ mới, vấn đề "Cần - Kiệm - Liêm - Chính" thường đượcNgười nhắc nhở với những giải thích phát triển vừa giản dị, vừa sâu sắc làm cho cácphạm trù này dù hình thức diễn đạt có tính cổ điển mà ý tưởng lại vô cùng sống độngtrong hoàn cảnh mới của đất nước

Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại:

Trang 31

Ngày 19/5/1946, trong dịp sinh nhật Bác Hồ, các đại biểu trong Ban vận động đờisống mới đến chúc thọ Bác, xin Bác cho cuộc vận động một khẩu hiệu, Bác nói:

"Các chú muốn có một khẩu hiệu ư! Cần Kiệm Liêm Chính Chí Công Vô Tư.Khẩu hiệu đó"

Một đồng chí thưa với Bác khẩu hiệu này đã quen thuộc xin Bác một khẩu hiệumới

Bác cười rồi nói: "Hàng ngày ta phải ăn cơm uống nước, phải thở khí trời để sống.Những việc đó ngày xưa ông cha ta phải làm, bây giờ chúng ta phải làm, con cháu ta saunày cũng phải làm Vậy ăn cơm, uống nước, thở khí trời để đem lại cuộc sống cho conngười thì đó là những việc không bao giờ cũ cả Cần Kiệm Liêm Chính Chí Công Vô Tưđối với đời sống mới cũng như vậy"

(Võ Nguyên Giáp Những chặng đường lịch sử - NXB Văn học, Hà Nội 1977, tr450)

Sau này năm 1949, với bút danh Lê Quyết Thắng, Người đã nói thêm về CầnKiệm Liêm Chính như sau:

"Trời có bốn mùa: Xuân Hạ Thu Đông

Đất có bốn phương: Đông Tây Nam Bắc

Người có bốn đức: Cần Kiệm Liêm Chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người" (5, 631)

Ở lời dạy này, Bác đã gắn ba phạm trù Thiên, Địa, Nhân - Trời, Đất, Con người(Tam tài) để nêu bật một vấn đề cốt lõi về nhân cách con người của chế độ mới

Hồ Chí Minh còn nêu ra mối liên hệ khăng khít của các phạm trù này:

"Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệmChữ kiệm phải đi đôi với chữ cầnCần kiệm liêm là gốc rễ của chínhMột người phải cần kiệm liêm nhưng còn phải chính trước mới là hoàn toàn "Tựmình phải chính trước mới giúp được người khác chính Mình không chính mà muốnngười khác chính là vô lý"

Nói rộng ra, theo Hồ Chí Minh một dân tộc biết cần kiệm, biết liêm là một dân tộcgiàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ

Trang 32

c/ Hồ Chí Minh coi phạm trù "Tình" (Tấm lòng), "Nghĩa" (Trách nhiệm) là điểm tựa cho các phẩm chất "Trung - Hiếu", "Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm",

"Cần - Kiệm - Liêm - Chính" phát triển một cách bền vững.

Xuất phát từ lý tưởng Mác - Lênin, Người đã đưa các giá trị "Tình - Nghĩa" (Tấmlòng - Trách nhiệm), vốn là các giá trị thiêng liêng trong cuộc sống của người Việt Namđến trạng thái mới, chất lượng mới Đó là tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa nămchâu bốn biển một nhà

Khi hỏi các đồng chí của mình:

"Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau thế nào không?" và được nghe trả lời

"Thưa Bác, nhân dân ta có câu: Tắt lửa tối đèn có nhau", Người đã nhắc nhở: "Đúng lànhư vậy! Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa Từ khi có Đảng ta lãnhđạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí,tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà"

Người căn dặn: "Hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình cónghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủnghĩa Mác - Lênin được"

Người khẳng định: "Mấy chục năm nay nhân dân ta thực hành chủ nghĩa Mác Lênin bằng cách ra sức làm tròn nhiệm vụ cách mạng và sống với nhau có tình có nghĩa"(12, 554)

-d/ Các giá trị đạo đức nhân cách Bác Hồ nói với học sinh

Các giá trị: Trung Hiếu, Nhân Trí Dũng, Cần Kiệm Liêm Chính, Tình Nghĩa đã được vị Chủ tịch nước nói với các em học sinh thanh thiếu niên với tấm lòngcủa "Một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang" mộtcách dung dị như sau:

-1 - Phải siêng học

2 - Phải giữ sạch sẽ

3 - Phải giữ kỷ luật

4 - Phải làm theo đời sống mới

5 - Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ anh em(Thư gửi các cháu thiếu nhi sau khi Người đi Pháp về 24/10/1946, 4.421)

- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

- Học tập tốt, lao động tốt

Trang 33

- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

- Giữ gìn vệ sinh

- Thật thà, dũng cảm (Thư gửi Thiếu niên - Nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thànhlập Đội TNTP tháng 5/1961 - 10, 356; 10, 356)

Người xác định thế hệ trẻ là người chủ của nước nhà Người mong họ phải rènluyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của đấtnước

Hồ Chí Minh đã xác định cho thanh niên học sinh việc rèn luyện nhân cách theocác mục tiêu:

"- Yêu Tổ quốc: Cái gì trái với quyền lợi của Tổ quốc, chúng ta kiên quyết chốnglại

- Yêu nhân dân: Việc gì hay người nào phạm đến lợi ích chung của nhân dânchúng ta kiên quyết chống lại

- Yêu lao động: Ai khinh rẻ lao động, chúng ta kiên quyết chống lại

- Yêu khoa học: Cái gì trái với khoa học chúng ta kiên quyết chống lại

- Yêu đạo đức: Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác, hăng hái,cần kiệm xoá bỏ hết những vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động"

Người cũng khuyên họ luôn luôn phải có động cơ học tập đúng đắn với việc đề racâu hỏi "Học để phụng sự ai" và Người góp ý:

Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh tức là đểlàm trọn nhiệm vụ người chủ của nước nhà

Học phải đi đôi với hành: Khi ở nhà phải thương yêu cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ vềcông việc, giúp đỡ về tinh thần (học được điều gì tình hình trong nước và thế giới thì nóilại cho cha mẹ nghe)

Ở trường thì phải đoàn kết giúp đỡ anh chị em thi đua học tập, phải đoàn kết giữathầy và trò cho trường mình luôn luôn tiến bộ

Ở xã hội: Các cháu có thể giúp được nhiều việc có ích Thí dụ tuyên truyền vệsinh, giúp đỡ các em nhi đồng, xung phong dạy bình dân học vụ"

(Bài nói với học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, TrưngVương Hà Nội Ngày 18/12/1954 7-398 - 399)

2/ Dạy đẻ nên người và Học để làm người

Trang 34

a/ Bác Hồ coi dạy học là con đường chủ đạo để hình thành và phát triển nhân cáchNgười nhấn mạnh mục tiêu của việc học "Học để làm việc, làm người "

Người chỉ ra cái "Học" đích thực là cái "Học gắn liền với Hành", học gắn với laođộng sản xuất với thực tiễn, kết hợp Học và Tự học

Người dạy: "Một người học xong đại học có thể gọi là có tri thức Song y khôngbiết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việckhác Nói tóm lại: Công việc thực tế y không biết gì cả Thế là y chỉ có tri thức một nửa.Tri thức của y là tri thức học sách chưa phải tri thức hoàn toàn Y muốn thành người trithức hoàn toàn thì phải đem tri thức đó áp dụng vào thực tế" (5, 235)

Hồ Chí Minh chê những người "Xem nhiều sách để mà loè, để làm ra ta đây",Người coi những con người đó không phải là biết lý luận Người khuyên mọi người phảichữa được bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông

Hồ Chí Minh khẳng định con đường học vấn là rộng lớn, muốn đạt được học vấnđích thực thì phải có đạo đức trong sáng, có sự chính tâm, sự thành ý biết đem kết quả họctập của mình phục vụ cho hạnh phúc của nhân dân

Hồ Chí Minh khuyên thế hệ trẻ phải biết kết hợp lao động trí óc và lao động chântay, Người dạy: "Lao động chân tay cũng phải có văn hoá mà người lao động trí óc cũngphải làm được lao động chân tay Nếu lao động trí óc không làm được lao động chân tay

và lao động chân tay không có trí óc thì đó là người lao động bán thân bất toại" (Bài nóitại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai 7/5/1958 9, 174)

Trong quá trình học tập, Người căn dặn phải luôn luôn khiêm tốn: "Cái gì biết thìnói biết, không biết thì nói không biết Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của họctập" (8, 499)

Người khuyên phải biết "Tự động học tập", "Lấy tự học làm cốt":

Ở tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ,Người đã có chỉ dẫn:

"Lấy tự học làm cốt Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào"

Người dạy thêm: "Sắp xếp thời gian và bài học phải cho khéo, phải có mạch lạcvới nhau" (5, 273)

Sau này khi nói về công tác huấn luyện và học tập (1950), Người lại nhấn mạnh:

"Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học"

Người khuyên: "Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa Phải biết tựđộng học tập" (6, 50)

Trang 35

Những lời dạy ngắn gọn của Người làm nổi bật lên tính cần thiết của việc tự học

và mối liên hệ khăng khít của các chủ thể tham gia quá trình tự học

b/ Trường học do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mở ở PắcBó thể hiện tinh thần sưphạm hợp tác

Năm 1941, Bác từ nước ngoài trở về trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng mà sởchỉ huy là hang Pắc Bó (Cao Bằng) Một trong những công tác trước mắt của Đảng lúcbấy giờ là mở các lớp huấn luyện về Chương trình Việt Minh, Điều lệ Hội cứu quốc chocốt cán người địa phương và quần chúng trung kiên Số này, phần lớn là đồng bào Nùng,chữ quốc ngữ không biết, nghe và nói tiếng phổ thông chưa thạo Bác cho rằng, muốnhuấn luyện cách mạng cho số cán bộ này phải dạy văn hoá cho họ và thông qua dạy vănhoá mà tuyên truyền đường lối cách mạng Bác chỉ định các đồng chí Cao Hồng Lĩnh, LêQuảng Ba, Bảo An làm thầy giáo và đồng chí Cao Hồng Lĩnh làm Tổ trưởng tổ giáo viênxung phong với nhiệm vụ lập ra kế hoạch dạy học

Lúc này thấy đồng chí Cao Hồng Lĩnh còn lúng túng, Bác ân cần hướng dẫn đồngchí suy nghĩ về 5 điều sau:

Huấn luyện cho ai?

Huấn luyện những gì?

Huấn luyện trong bao lâu?

Huấn luyện ở chỗ nào?

Lấy gì ăn mà huấn luyện?

Trên nền của 5 điều trên, đồng chí Cao Hồng Lĩnh đã phác thảo kế hoạch mở lớp,rồi các lớp học dần hình thành và hoạt động

Với hoàn cảnh lúc đó, trường học thật đơn sơ: một lán nhỏ lợp bằng lá rừng, sànbằng các khúc gỗ nhỏ đặt sát nhau Lớp học dự phòng là một hang đá - để phòng lúc thờitiết xấu hoặc khi giặc lùng sục thì rút vào đó Học viên dự huấn luyện mang theo gạo,ngô, muối, rau để tự túc, một phần trích ra để nuôi thầy, đồng thời họ còn tăng gia sảnxuất để tự cải thiện Lúc đầu chưa có giấy bút Bác gợi ý cho thầy trò lấy than củi, quecứng làm bút, dùng mặt đá nhẵn, mặt đất phẳng làm giấy Trời rét quá thì đốt lửa cho ấm

để học, vừa có than để viết Bác quy định Tổ giáo viên, mỗi tuần cùng Bác hội ý một lần

về kết quả học tập và tình hình sức khoẻ của học viên Ai làm tốt, Bác khen, làm chưa tốt,Bác chỉ bảo, uốn nắn Bác trò chuyện với người học để biết kết quả dạy của giáo viên.Thường sau buổi học, Bác hỏi học viên có hiểu bài không Nếu nhiều người không hiểu,Bác giải thích thêm Cuối ngày, Bác căn dặn tổ giáo viên: "Làm thầy phải hiểu trò, cácchú lên lớp mà cứ thao thao bất tuyệt chuyện trong nước và thế giới thì không ai hiểu cặn

Trang 36

kẽ đâu ở đây già có, trẻ có, ta phải tìm ra nội dung thích hợp dạy cái gì cho thiết thực, dễhiểu".

Ngoài việc mở lớp cho người lớn tuổi, Bác còn gợi ý mở lớp cho trẻ em ở bản.Bác khuyên: "Trẻ em là tương lai của nước nhà, đạo làm cha mẹ ai cũng mong con emđược học hành Con em nhân dân được ăn học sẽ ủng hộ cách mạng Điều cần thiết khi tổchức lớp là làm sao cho trò ham học, thầy ham dạy"

Bác tham gia soạn bài giảng cho tổ giáo viên Một số buổi, Bác trực tiếp dạy lịch

sử nước nhà, với lời mở đầu:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam"

và bài địa lí Cao Bằng:

"Cao Bằng đông bắc giáp Tàu

Hà Giang, Bắc Cạn ở vào phía Tây"

Đây là những tài liệu do Bác soạn và đem dạy ở các lớp, được các học viên thuộcmọi lứa tuổi thích thú

Một số học viên kể lại: Bác quy định mỗi học viên trong ngày phải học thuộc mộtđoạn thơ hoặc về địa lí, hoặc về lịch sử Vào buổi sáng tiếp đó, mọi người ngồi thànhvòng tròn để cùng kiểm tra lẫn nhau, dưới sự điều khiển của Bác Bác cho một ngườixung phong đọc trước, rồi lần lượt theo phía tay phải, ai cũng phải đọc phần kể của mình.Bác chấm kết quả với thang điểm: Người nhớ tốt, đọc lưu loát đạt mức được "đi máybay", trung bình "đi ôtô", ngắc ngứ nhiều "đi xe bò" Những người đạt mức "đi xe bò",Bác nhắc hôm sau phải cố gắng hơn Cách cho điểm của Bác, không làm ai xấu hổ, vì aicũng được "đi" bằng một phương tiện vận chuyển nhất định, chỉ khác nhau về tốc độ màthôi, nên vẫn khích lệ được sự cố gắng của từng người, đồng thời cũng động viên mọingười phải chăm học

Tháng 8/1942, Bác sang Trung Quốc liên lạc với những người Việt Nam đang làlực lượng kháng Nhật ở đó Trước khi đi, Bác dặn đồng chí Cao Hồng Lĩnh và các giáoviên trong tổ: "Ta còn nghèo, chưa có tiền để giúp dân, nhưng có những điều ta đáp ứngđược nguyện vọng của dân Đó là việc dạy cho họ và con em họ học chữ và giác ngộ họ

về mục tiêu cách mạng Đoàn thể phát triển đến đâu, cần tổ chức các lớp học ngay đếnđó"

Đồng chí Cao Hồng Lĩnh kể lại: "Trường học giữa rừng Pắc Bó (1941), về sau nàyphát triển mạnh ra các vùng khác của Cao Bằng Đầu năm 1944, tại châu Hồng Phong

Trang 37

(nay là huyện Hà Quảng), có hàng trăm người đi học và châu Hồng Phong được gọi là nơigieo mầm văn hoá".

Từ điểm sáng Nhà trường Pắc Bó (1941), đến nay nền giáo dục cách mạng, cảnước ta đã có trên 15.000 nhà trường Điều hành mạng lưới nhà trường này có hàng vạncán bộ quản lí giáo dục Tất cả trường sở hôm nay không phải đơn sơ như trường Pắc Bóhồi nào, có nhiều trường tuy còn khó khăn, nhưng đã to lớn hơn nhiều Nội dung, phươngpháp và điều kiện đào tạo đã khác xa so với trường Pắc Bó trước đây, song vấn đề quản lícác yếu tố này vẫn là chuyện nóng hổi và thực tế câu chuyện quản lí nhà trường Pắc Bó

do Bác Hồ điều hành luôn là bài học hữu ích cho mọi cán bộ quản lí giáo dục Xin rút rađôi điều thu hoạch:

1- Người cán bộ quản lí (CBQL) của bất cứ nhà trường nào phải luôn luôn có quanđiểm hệ thống về quá trình đào tạo

5 Điều Bác căn dặn tổ giáo viên nói trên thực sự nhắc nhở mỗi CBQL và giáo viênphải biết điều hành đồng bộ các vấn đề: đối tượng, nội dung, phương thức, môi trường, vàđiều kiện đào tạo Hiện nay có không ít CBQL nhà trường lúng túng trước "mê cung"công việc nhà trường, không tìm ra lối gỡ và chạy vòng quanh những cái không phải làthiết yếu của việc đào tạo Phong cách quản lí không tiếp cận hệ thống; không nắm lấykhâu ưu tiên và trọng yếu trong hoạt động đào tạo thì không thể nào tạo ra hiệu quả vàchất lượng đào tạo đích thực

2/ Tính ưu việt và cũng là nét nổi bật trong tiến trình xây dựng nhà trường mớinửa thế kỉ qua là ta đã phát triển kiểu giảng dạy từ phương thức "sư phạm quyền uy"chuyển sang phương thức "sư phạm của tình bạn, dân chủ" Học sinh - người học trongquá trình tiếp nhận tri thức, vừa là đối tượng đào tạo cũng là chủ thể đào tạo Nền giáodục Việt Nam mới trong bất kì hoàn cảnh nào cũng tuân theo phương châm "Làm pháttriển những năng lực sẵn có của các em" (Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khaitrường, 9/1945) Những luận điểm "Tất cả vì học sinh thân yêu", "Dạy học lấy học sinhlàm trung tâm", không phải là khẩu hiệu đơn thuần Chúng chứa đựng tính nhân văn cao

cả và hành động cách mạng trong phương pháp đào tạo của nhà trường Việt Nam Ngàynay ở Việt Nam vận dụng quan điểm của UNICEF xây dựng "Trường học thân thiện -Học sinh tích cực" Thật ra triết lý này đã có ở Việt Nam và người khai sinh ra nó là Bác

Hồ kính yêu

Để đạt mục tiêu này, vai trò quản lí nhà trường của người CBQL là rất quan trọng.Người CBQL phải là tác nhân lãnh đạo gắn kết thầy và trò để những lực lượng này hợptác thiện chí, chặt chẽ; biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Muốn vậy, ngườiCBQL phải hỗ trợ giáo viên, để họ phối hợp hài hoà quyền uy và sự khoan dung, hiểuđược học sinh để có kế hoạch và phương pháp dạy học sinh đạt kết quả theo hoàn cảnh và

Trang 38

nhu cầu của họ Người CBQL còn phải quan tâm sát sao tới học sinh, rèn luyện cho họ sựbạo dạn và bản lĩnh trong ứng xử thực hiện kỹ năng đời sống.

3/ Công việc Bác điều hành trường Pắc Bó là bài học sâu sắc cho người CBQLnhà trường, đó là biết phát huy cái tâm của thầy vì sự tiến bộ của người học, đồng thời tạo

ra viễn cảnh cho trò dù là một đơn vị kiến thức nhỏ; đây chính là cái gốc để có được độnglực dạy và học trong nhà trường (cách kiểm tra và cho điểm của Bác vừa đúng nguyên tắcdạy học tạo ra viễn cảnh, vừa độc đáo)

Dân chủ hoá sự phát triển giáo dục, dân chủ hoá quản lí nhà trường, một cuộc vậnđộng lớn của ngành GD&ĐT Cuộc vận động này có nhiều thành tựu, cần được tổng kết.Trong việc tổng kết, những người CBQL giáo dục, quản lí các nhà trường nên thấmnhuần lời dạy của Bác Hồ, nhân dịp Người đến dự lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dânViệt Nam (ngày 19/01/1955): "Trong trường cần có dân chủ Đối với mọi vấn đề, thầy vàtrò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu, điều gì chưa thông suốt thìhỏi, bàn cho thông suốt Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ khôngphải "cá đối bằng đầu "Muốn có bầu không khí dân chủ này thì người hiệu trưởng phảiluôn luôn là tác nhân chủ đạo gắn kết các lực lượng sư phạm trong nhà trường"

Sự chỉ đạo của Bác với "Nhà trường Pắc Bó" dù đã lui xa gần bảy thập kỷ nhưng ýtưởng của sự chỉ đạo này với nhà trường Việt Nam hôm nay vẫn giữ nguyên tính sinhđộng của nó

VI VĂN HOÁ QUẢN LÝ HỒ CHÍ MINH : CỘNG HƯỞNG NHÂN VĂN

LÝ TƯỞNG QUẢN LÝ & HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO NHÀ TRƯỜNG

Nói đến văn hoá quản lý là nói đến những nét đẹp trong lý tưởng quản lý và hànhđộng quản lý đạt đến các mục tiêu nhân văn và hiệu quả đích thực

Bác Hồ đãhội tụ một cách sâu sắc hài hoà những khía cạnh này trong cuộc đờimình Xin trình bầy dưới đây những thu hoạch về đặc trung văn hoá quản lý Hồ ChíMinh

1/ Quản lý là sự đi thức tỉnh tâm hồn con người

Một học giả nước ngoài nhận xét : " Hồ Chí Minh cụ không chỉ là một người chỉhuy, cụ là người đi thức tỉnh tâm hồn con người"

Quản lý học hiện đại ngày nay thường đề cập kiểu quản lý "SM" (Soulmanagement) Đó là sự quản lý kết hợp hài hoà Đức trị và Pháp trị, sự quản lý khêu gợiđược lương tâm, thúc đẩy được được lương năng và phát triển được lương tri của conngười

Trang 39

Hồ Chí Minh không để lại chuyên luận riêng về quản lý song Người có nhữngthông điệp, có những lời dạy và chính cuộc đời, tấm gương đạo đức của Người là một tậpĐại thành về quản lý theo tinh thần "SM".

Người có lời dạy: "Mỗi con người có cái thiện , cái ác ở trong lòng ta phải làm sao cho

phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi"

(Toàn tập tập 12 trang 558)

Theo Hồ Chí Minh người quản lý có hai nhiệm vụ chủ yếu: "Tu thân và Xử thế"

Tu thân chính là sự tự quản lý và Xử thế là tác động đến các quan hệ người trong quá trình quản lý

Sự tu thân được Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong thông điệp

"Dục thành đại sự nghiệp Tinh thần cảnh yiếu đại"

(Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần phải cao Toàn tập tập 3 tr265)

Sự Xử thế được Người lưu ý trong thông điệp:

"Xử thế nguyên lai phi dị dị Nhi kim xử thế cánh nan nan"

(Xử thế tư xưa không phải dễ, mà nay xử thế khó khăn hơn Tập 3 Tr 271)

Hồ Chí Minh coi sự xử thế luôn luôn khó khăn bởi vì cuộc sống vận động khôngngừng Nagỳ hôm nay phức tạp hơn ngày hôm qua do quan hệ người rất đa dạng Chungquanh người quản lý có năm nhân vật: Đối thủ, Đối tác, Đồng minh, Đồng chí, Tri âmtâm giao Người quản lý phải có sự tỉnh táo và khéo léo đưa đối thủ thành đối tác, đưa đốitác thành đồng minh, đưa đồng minh thành đồng chí, đưa đồng chí thành tri âm tâm giaotheo phương châm: "Sống không ngoan, sống bao dung, sống tử tế, sống hẳn hoi"

Hồ Chí Minh đã sống như vậy trong cuộc đời mình và giáo dục cho đồng chí, chohọc trò làm theo mình

Sự quản lý của Hồ Chí Minh nhằm làm cho con người trước việc sai, việc xấukhông dám làm, không nỡ làm, không thể làm, còn trước việc đúng việc tốt thì tự giáclàm, tự nguyện làm, tự tin làm Hồ Chí Minh biết phối hợp cả đạo lý, cả pháp lý , cả công

lý tác động đến con người để thực hiện mục tiêu trên

2/ Quản lý Đúng và Khéo.

Đúng và Khéo là các từ Người đã sử dụng nhiều lần trong chuyên luận "Sửa đổi lốilàm việc"

Trang 40

Chuyên luận này được Người viết tại chiến khu Việt Bắc năm 1947 khi Khángchiến chông Pháp mới bùng nổ Tác phẩm nhanh chóng trở thành cẩm nang quản lýổchcán bộ các cấp Đảng và Chính quyền Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới tác phẩm vẫngiữ nguyên tính thời sự.

Giáo trình quản lý hiện đại thường có lời khuyên: "Người quản lý phải chọn được

việc đúng mà làm và làm đúng, làm tốt việc đã chọn" (Righit Doyng - Doyng Righit ).

Tinh tế thay ý này đã được Hồ Chí Minh nói từ năm 1947

"Đảng ta hy sinh tranh đấu đoàn kết lãnh đạo nhân dân tranh lại thống nhất và độclập Công việc đó đã có kết quả vẻ vang Nhưng nếu mỗi cán bộ mỗi đảng viên làm việcđúng hơn khéo hơn thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa Cán bộ đảng viên làm việckhông đúng không khéo thì còn nhiều khuyết điểm" (Tập 5 Tr 233)

Quản lý bất kỳ công việc gì xét cho cùng là xử lý hai phạm trù: Cái gì và cách gìtức là chọn nội dung gì và phương pháp nào trong điều hành

Nếu hai phạm trù này đều có giá trị (+) thì mục tiêu đặt ra có kết quả

Nếu nội dung (+) mà phương pháp (-) hoặc nội dung (-) mà phương pháp (+) thìcũng không thành công

Sẽ có nhiều khuyết điểm và hạn chế nếu nội dung (-) và phương phâp (-); Điều màBác chỉ ra là không đúng và không khéo

Để làm việc Đúng và Khéo Bác căn dặn cán bộ (tức là người quản lý) phải có lòng

tự trọng và tự tin Bác dạy: "Ai cũng phải có lòng tự trọng và tự tin, không có lòng tựtrọng và tự tin là người vô dụng" (Tập 5 Tr 282)

Người cảnh báo mười hai bệnh mà cán bộ quản lý gặp phải sẽ hỏng việc đó là:

(i) Bệnh ba hoa(ii) Bệnh địa phương(iii) Bệnh ham danh vị(iv) Bệnh thiếu kỷ luật(v) Bệnh cẩu thả(vi) Bệnh xa quần chúng(vii) Bệnh chủ quan(viii) Bệnh hình thức(ix) Bệnh ích kỷ

Ngày đăng: 16/09/2014, 14:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ GD ĐT, Dự án Việt- Bỉ "Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học" Nhà xuất bản ĐHSP, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐHSP
8. Nguyễn Văn Cường “Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông”
9. Phạm Viết Vượng "Giáo dục học" NXB Đại học quốc gia Hà Nội - 2000 10. Viện Ngôn ngữ học- Tự điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng- 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội - 200010. Viện Ngôn ngữ học- Tự điển Tiếng Việt
2. Bộ GD ĐT- Công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH, ngày 30/12/2010, V/v: Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra Khác
4. Bộ GD ĐT- Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khác
6. Bộ GD ĐT - Thông tư số 12 /2009/TT-BGDĐT- Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kê các chữ viết tắt  2 - Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn 2011
Bảng k ê các chữ viết tắt 2 (Trang 3)
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM - Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn 2011
Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM (Trang 96)
Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM: - Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn 2011
Sơ đồ chu trình quản lý kế hoạch của TTCM: (Trang 97)
Hình thức  thực hiện - Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn 2011
Hình th ức thực hiện (Trang 155)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w