Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội ( Luận án công bố trên mạng )

27 569 0
Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội ( Luận án công bố trên mạng )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐOÀN THỊ YẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2014 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền 2. PGS. TS. Nguyễn Tiệp Phản biện 1: PGS.TS. Ngô Thị Thuận Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trần Xuân Cầu Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: PGS.TS. Trịnh Khắc Thẩm Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xuất khẩu lao động được Đảng và Nhà nước xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng, là một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm. Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã thu được một số kết quả quan trọng, góp phần tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động. Có được những kết quả đó, bên cạnh không ngừng hoàn thiện các yếu tố cơ chế, chính sách vĩ mô thì quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp đã góp phần rất lớn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, thì một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu chính là quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp. Quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn lĩnh vực XKLĐ và thực hiện mục tiêu lợi nhuận từ lĩnh vực hoạt động này. Hà Nội là nơi có số lượng doanh nghiệp XKLĐ cao nhất. Năm 2013, số doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội chiếm 62,9% (Cục Quản lý lao động ngoài nước, 2013). Hiệu quả quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp ở Hà Nội hiện nay thấp, quy mô hoạt động nhỏ, Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, nhất là trong các doanh nghiệp hoạt động đa ngành. Đào tạo - giáo dục định hướng chưa đáp ứng yêu cầu, quản lý lao động xuất khẩu (LĐXK) ở nước ngoài còn buông lỏng, thanh kiểm tra vẫn mang tính hình thức,… Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải 2 pháp tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp XKLĐ; - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn; - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội; 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu quản lý hoạt động XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài tại các doanh nghiệp XKLĐ (đề tài không đi sâu nghiên cứu quản lý Nhà nước về XKLĐ đối với các doanh nghiệp này). - Về không gian, nghiên cứu thu thập thông tin ở 40 doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội. - Về thời gian, số liệu và thông tin phản ánh trong nghiên cứu chủ yếu giai đoạn 2005 đến 2013. 3 4. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã làm sáng tỏ được cơ sở lý luận, thực tiễn và khung lý thuyết về quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; Làm rõ các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp. - Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các nội dung; lập kế hoạch xuất khẩu lao động, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá điều chỉnh; Phân tích và đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng theo đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp. Luận án cũng đã đưa ra các khuyến nghị đối với thành phố Hà Nội, với doanh nghiệp và với người lao động để tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm - Xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất là sức lao động của con 4 người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Nói cách khác, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao động cho nước ngoài, mà đối tượng của nó là con người (Đặng Đình Đào, 2005). Quản lý hoạt động XKLĐ là sự tác động có chủ đích của cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ lên đối tượng quản lý nhằm điều chỉnh các nội dung quản lý hoạt động XKLĐ để nâng cao hiệu quả hoạt động này. 1.1.2. Vai trò của quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp Quản lý hoạt động XKLĐ giúp doanh nghiệp: tuyển được đúng đối tượng đi XKLĐ theo mục tiêu; tiết kiệm được thời gian, chi phí trong hoạt động; Giảm thiểu các trường hợp phá vở hợp đồng, các trường hợp về nước trước thời hạn. Làm tốt tuyển dụng, đào tạo - giáo dục định hướng thì LĐXK sẽ đáp ứng tốt hơn về chuyên môn, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, hiểu biết hơn về phong tục tập quán, có những ứng biến tốt hơn về sức khỏe khi họ biết được khí hậu, thời tiết của nước nhập khẩu,…; Tăng doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động XKLĐ; Mở rộng quan hệ quốc tế, tăng đối tác kinh doanh;… 1.1.3. Nội dung của quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp Nội dung của quản lý hoạt động XKLĐ bao gồm: Lập kế hoạch XKLĐ, tổ chức thực hiện hoạt động XKLĐ (tìm kiếm, ký kết hợp đồng, tuyển chọn LĐXK, đào tạo - giáo dục định hướng, quản lý lao động ở nước ngoài, thanh lý hợp đồng), kiểm tra - giám sát và đánh giá - điều chỉnh hoạt động XKLĐ. 5 1.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Một là, nghiên cứu các chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý hoạt động XKLĐ đối với doanh nghiệp. Hai là, nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động XKLĐ của một số nước (Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc), rút ra bài học sau đây cho quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp ở Hà Nội: i) Chú trọng tìm kiếm, khai thác thị trường; ii) Tiêu chuẩn tuyển chọn LĐXK chặt chẽ theo tiêu chí đặt ra của phía đối tác; iii) Đào tạo giáo dục định hướng theo từng nghề và từng thị trường nhận; iv) Chú trọng công tác quản lý lao động đang làm việc ở nước ngoài, tăng cường hỗ trợ, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động, CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội Vị trí địa lý thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tương đối ổn định, dân cư đông đúc, nguồn nhân lực dồi dào, hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế phát triển mạnh, Hà Nội có những tiềm năng to lớn cần được khai thác một cách có hiệu quả trong việc phát triển các doanh nghiệp XKLĐ, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người lao động. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khung phân tích Khung phân tích quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp là đánh giá thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ, các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động XKLĐ: lập kế hoạch XKLĐ, tổ chức thực hiện hoạt động XKLĐ, kiểm tra - giám sát và đánh giá - điều chỉnh hoạt động XKLĐ (Sơ đồ 2.1). 6 Sơ đồ 2.1. Khung phân tích quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp Giải pháp quản lý XKLĐ các DN Các nhân tố ảnh hưởng Thực trạng về quản lý hoạt động XKLĐ tại các DN Giải pháp về lập kế hoạch XKLĐ tại DNXKLĐ Các nhân tố thuộc về các DN XKLĐ Thực trạng lập kế hoạch (quy trình, nội dung, chất lượng) Lập kế hoạch XKLĐ Giải pháp về tổ chức thực hiện: (tìm kiếm, ký kết HĐ, tuyển chọn, đào tạo, quản lý LĐNN, thanh lý HĐ). Các nhân tố thuộc về người lao động xuất khẩu Thực trạng tổ chức thực hiện (ký hợp đồng, tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng, quản lý LĐ nước ngoài, thanh lý HĐ) Tổ chức thực hiện quản lý XKLĐ Giải pháp về kiểm tra - giám sát. Các nhân tố thuộc về nước nhập khẩu lao động Thực trạng kiểm tra, giám sát (quy trình, nội dung, chất lượng, sử dụng kết quả) Kiểm tra, giám sát Giải pháp về đánh giá - điều chỉnh. Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của Nhà nước Thực trạng đánh giá, điều chỉnh (chu kỳ, nội dung, đối tượng, sử dụng kết quả) Đánh giá, điều chỉnh 7 2.2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Tiếp cận hệ thống theo các quy trình của quản lý, tiếp cận có sự tham và tiếp cận thể chế là 3 tiếp cận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các báo cáo của Cục quản lý lao động ngoài nước, của các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội, của các công trình nghiên cứu có liên quan. Nguồn số liệu sơ cấp được lấy từ kết quả khảo sát 40 (trong tổng số 112) doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội, chia thành 2 đối tượng chính: Cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp (80 cán bộ) và người lao động xuất khẩu (200 người, trong đó 120 lao động đã về và 80 lao động chuẩn bị đi XKLĐ), thời gian khảo sát là năm 2013. Phương pháp phân tích, thống kê mô tả và so sánh được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu. 2.2.3. Các chỉ tiêu phân tích Luận án đã hệ thống ba nhóm chỉ tiêu phân tích, bao gồm nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp (các chỉ tiêu đánh giá thực trạng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra - giám sát, đánh giá - điều chỉnh), nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả của quản lý hoạt động XKLĐ tại doanh nghiệp (bao gồm số LĐXK qua các năm, số lao động, tỷ lệ lao động bỏ trốn, nguyên nhân bỏ trốn, ) và nhóm chỉ tiêu phân tích nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp XKLĐ (số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ, số cán bộ hoạt động chuyên trách, cơ sở vật chất, ); Các nhân tố thuộc về người LĐXK (quy mô, cơ cấu nguồn LĐXK thể hiện theo trình độ văn hóa, CMKT, ); Các nhân tố thuộc về các nước nhập khẩu; Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước. 8 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội được phân tích theo 4 nội dung là: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra - giám sát và đánh giá - điều chỉnh (Sơ đồ 3.1). Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp 3.1.1. Lập kế hoạch xuất khẩu lao động Công tác lập kế hoạch XKLĐ tại các doanh nghiệp còn manh mún, ít có kế hoạch dài hạn, vì vậy chưa phát huy được tối đa tiềm năng của doanh nghiệp cũng như không khai thác được tối đa nhu cầu của thị trường. Thông qua việc nghiên cứu thực tế và điều tra phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp ở Hà Nội về thực trạng lập kế hoạch XKLĐ cho thấy: *Các căn cứ để lập kế hoạch của các doanh nghiệp: Quan điểm phát triển lĩnh vực XKLĐ của lãnh đạo doanh nghiệp; Căn cứ vào kết quả của công tác phân tích môi trường, đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là phân tích thị trường lao động các nước; Căn cứ vào điểm Lập kế hoạch XKLĐ Tổ chức thực hiện hoạt động XKLĐ Kiểm tra - giám sát Đánh giá - điều chỉnh [...]... điều chỉnh công tác cán bộ Chất lượng đánh giá - điều chỉnh chưa cao 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.3.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp xuất khẩu lao động a) Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp - Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp ở địa bàn Hà Nội hiện... quả quản lý tại các doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến uy tín, tính cạnh tranh, hiệu quả quản lý XKLĐ của Việt Nam Luận án với đề tài Quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp; Phân tích thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa. .. hội nhập Nghiên cứu quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp vừa có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về XKLĐ tại doanh nghiệp, vừa đóng góp vai trò 22 quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước Hà Nội là thành phố có tỷ lệ doanh nghiệp XKLĐ lớn nhất (chiếm 62,5% so với cả nước năm 201 3), quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn còn nhiều... thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1 Quan điểm nhằm tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động Quan điểm 1: Quản lý hoạt động XKLĐ phải thực sự coi XKLĐ là một ngành kinh tế giống như các ngành kinh tế khác, là một trong các giải pháp tạo việc làm, góp phần xoá... động XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ phải trên nền tảng áp dụng quản trị doanh nghiệp hiện đại, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp 4.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 1) Nhóm giải về công tác lập... giám sát; 4) Các giải pháp về đánh giá - điều chỉnh; 5) Các giải pháp đảm bảo số lượng, năng lực cán bộ; 6) Các giải pháp tăng cường quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp 2 KHUYẾN NGHỊ 2.1 Đối thành phố Hà Nội, rà soát lại các doanh nghiệp XKLĐ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người lao động Thông tin rộng rãi danh sách các doanh nghiệp có chức năng hoạt động XKLĐ trên địa bàn Triển khai các chương... người lao động * Thanh lý hợp đồng lao động Các doanh nghiệp đã tiến hành thanh lý hợp đồng, nhưng tỷ lệ lao động đến thanh lý hợp đồng thấp (1 0/25 doanh nghiệp Nhà nước và 2/15 doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tỷ lệ quay lại thanh lý hợp đồng trên 60%, số còn lại có tỷ lệ thấp hơn) Các doanh nghiệp không làm rõ cho người lao động biết quyền và trách nhiệm của người lao động về thanh lý hợp đồng (chỉ... của doanh nghiệp (3 4/40 doanh nghiệp, chiếm 85 %) Tại các cơ sở đào tạo các doanh nghiệp đã trang bị phòng học và trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu Một số các doanh nghiệp (1 8/40 doanh nghiệp) đã phối hợp với chính quyền địa phương để mở các lớp đào tạo 3.3.2 Các nhân tố thuộc về người lao động tham gia xuất khẩu lao động a) Về quy mô, trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật - Lực lượng lao động. .. 3.1.4 Công tác đánh giá - điều chỉnh Công tác đánh giá - điều chỉnh tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội hiện nay chưa được chú trọng Kết quả điều tra cho thấy, có 75% doanh nghiệp được hỏi có tiến hành đánh giá - điều chỉnh Trong đó, tập trung vào đánh giá - điều chỉnh các nội dung: đào tạo giáo dục định hướng (6 2 %), tuyển chọn (3 0 %), quản lý lao động ở 15 nước ngoài (3 7,5 %) Ít các doanh nghiệp đánh giá... đánh giá thường xuyên nhằm nắm bắt được tình hình thực tế, phát huy các yếu tố tích cực và kịp thời điều chỉnh, bổ sung để hoạt động quản lý XKLĐ tại doanh nghiệp đạt hiệu quả cao 5) Nhóm giải pháp về đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động XKLĐ tại các doanh nghiệp: (i) Tiến hành phân tích công việc cho từng chức danh công; (ii) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chưa đạt các . ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Thực trạng quản lý hoạt động XKLĐ tại doanh nghiệp trên địa bàn. lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp. - Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội theo các

Ngày đăng: 15/09/2014, 11:41

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan