NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMHỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG Đề tài: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giáo viên: NGUYỄN THAN
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
Đề tài:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giáo viên: NGUYỄN THANH PHƯƠNG
Nhóm thực hiện:
1 Đinh Ngọc Nhật
2 Lê Thị Đoàn Thu
3 Đào Thị Thu Trang
4 Ngô Quang Thái
5 Đỗ Việt Anh
Hà Nội, 24 tháng 02 năm 2011
Trang 2
Lời nói đầu
Chương I: Những nét cơ bản về công ty chứng khoán
1 Khái niệm về công ty chứng khoán (CTCK)
2 Vai trò của CTCK
3 Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh
4 Điều kiện về vốn hoạt động
5 Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán
Chương II: Thực trạng hoạt động của các nghiệp vụ chính của CTCK
1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán
2 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán
4 Dịch vụ tư vấn
5 Các nghiệp vụ khác
5.1 Nghiệp vụ repo chứng khoán
5.2 Cho vay cầm cố chứng khoán
Chương III: Kế quả hoạt động kinh doanh của các CTCK
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
VN đang trên con đường đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu giao dịch ,trao đổi và đầu tư kinh doanh của xã hội ngày càng cao.TTCK ra đời và phát triển mở ra những lĩnh vực kinh doanh và cơ hội làm ăn mới đồng thời tạo vốn cho nền kinh tế quốc dân,giúp cho các doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt hơn,hiệu quả hơn.TTCK có tổ chức hoạt động không phải trực tiếp do những người muốn mua và muốn bán thực hiện,mà do những công ty chứng khoán thực hiện-
đó là nguyên tắc trung gian cơ bản nhất của TTCK có tổ chức
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng về quy mô của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, là sự lớn mạnh của các tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các công ty chứng khoán (CtyCK) Sự trưởng thành của các CtyCK Việt Nam không chỉ thể hiện về sự tăng trưởng số lượng và quy mô vốn mà còn thể hiện rõ nét qua phương thức và chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng
Thực trạng về những hoạt động chính của các CTCK tại VN như thế nào?Chắc hẳn đây là vấn đề không ít người quan tâm.Qua việc tìm hiểu và dưới góc nhìn khá hạn hẹp chúng em xin đóng góp chút hiểu biết về tình hình này hi vọng phần nào đó sẽ giúp được mọi người có cái nhìn khái quát về “Thực trạng những hoạt động chính của các CTCK ở nước ta”
Trang 4CHƯƠNG I : NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1 Khái niệm về công ty chứng khoán
Việc mua bán chứng khoán đều phải thông qua người môi giới chứng khoán với tư cách thể nhân hoặc pháp nhân và do Ủy ban Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép hoạt động Môi giới chứng khoán là một pháp nhân, được gọi là công ty chứng khoán
và đều có cơ hội để trở thành thành viên chính thức của sàn giao dịch chứng khoán
Về hình thức tổ chức công ty chứng khoán có thể tồn tại dưới hai hình thức :
+ Công ty cổ phần + Công ty trách nhiệm hữu hạn
Các công ty chứng khoán đều do Ủy ban Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép hoạt động gồm một hoặc một số loại hình kinh doanh
Công ty chứng khoán muốn được cấp giấy phép hoạc động phải có:
+ Cơ sở vật chất cho phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán; đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị
+ Có đủ vốn pháp định theo Quy định của Chính phủ
+ Giám đốc ( Tổng Giám Đốc) và nhân viên phải có chứng chỉ hành nghề
+ Phương án kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ngành chứng khoán Người được cấp giấy phép hành nghề phải thỏa mãn điều kiện
2 Vai trò của công ty chứng khoán
+ Là nơi huy động vốn, kênh chuyền dẫn vốn từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn.
+ Xác định giá cả chứng khoán: Tức qua sở giao dịch, qua thị trường OTC, CTCK cung cấp 1 cơ chế giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình.
+ Thực hiện tính thanh khoản của công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán thực hiện cơ chế chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán
Trang 5và ngược lại một các ít rủi ro nhất có các nhà đầu tư
+ Thúc đẩy vòng quay của chứng khoán: CTCK cũng là người tạo ra sản phẩm bằng cách cung cấp cho nhà đầu tư các cách đầu tư khác nhau.
3 Lĩnh vực kinh doanh
+ Môi giới chứng khoán + Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư+ Tự doanh chứng khoán + Dịch vụ tín dụng chứng khoán+ Bảo lãnh phát hành + Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán+ Dịch vụ tư vấn chứng khoán
4 Điều kiện về vốn kinh doanh
(NĐ 144/2003)
Quy định mới (NĐ 14/2007)
5.1 Môi giới chứng khoán
+ Môi giới: Làm trung gian thực hiện lệnh mua bán chứng khoán cho khách
hàng
+ Khách hàng:
Quyết định mua bán (CK, khối lượng, giá cả, thời điểm)
Hưởng và chịu trách nhiêm về kết quả mua bán của mình (lỗ/lãi)
Phải trả phí cho CTCK
Giúp lệnh mua, bán của các KH gặp nhau
Cung cấp thông tin CK cho KH
Tư vấn, giúp KH đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý
Trang 65.2 Tự doanh chứng khoán
+ Mua bán cho chính công ty chứng khoán, vì lợi ích của công ty
+ Tách biệt giữa tự doanh với môi giới (tránh xung đột lợi ích với những dịch vụ vì lợi ích của khách hàng)
+ Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh cho khách hàng trước lệnh tự doanh
5.3 Bảo lãnh phát hành
+ Cam kết chắc chắn (firm commitment)
+ Bao tiêu toàn bộ:
+ Mua hết ngay
+ Sau đó bán lại
+ Mua nốt toàn bộ phần không bán hết
+ Không cam kết chắc chắn (best effort)
+ Chỉ nỗ lực bán tối đa, không hứa hẹn về bán được bao nhiêu
+ Giao dịch ký quỹ (mua bán chịu)
+ Cho vay cầm cố chứng khoán
+ Nghiệp vụ Repo chứng khoán
+ Các dịch vụ tín dụng khác
5.7 Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
+ Lưu giữ chứng khoán an toàn
+ Nhận lấy cổ tức/trái tức và thực hiện các quyền khác thay cho cổ đông
+ Quản lý danh sách cổ đông/trái chủ: làm thủ tục chuyển nhượng
Trang 7CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH
1 Nghiệp vụ môi giới
Cho đến năm 2010 hoạt động nghiệp vụ của CTCK phát triển mạnh với tổng doanh thu của các CTCK đạt trên 10.000 tỷ đồng trên cả bốn mảng nghiệp vụ là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư Bên cạnh hoạt động chính là môi giới chứng khoán, các CTCK đã tập trung phát triển hoạt động bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn, góp phần tăng doanh thu cho hoạt động của công ty
Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong
đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó.
Tại VN các công ty chứng khoán đều đăng ký thực hiện nghiệp vụ này và là nghiệp
vụ quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay Qua 11 năm hoạt động, TTCK VN đã có những bước phát triển tuy không tạo được những bước đột phá nhưng là sự phát triển vững chắc đều đặn, trong đó hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán đã từng bước song hành với hoạt động giao dịch trên thị trường
Để thu hút người đầu tư, các công ty chứng khoán đã đầu tư khá tốt cơ sở vật chất cho hoạt động môi giới như xây dựng hệ thống sàn giao dịch rộng rãi với đầy đủ các thiết bị công bố thông tin như bảng giao dịch điện tử, bảng công bố thông tin, xây dựng website để giúp người đầu tư tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi
Có thể nói, đây là nghiệp vụ được các công ty chứng khoán thực hiện tốt nhất trong giai đoạn đầu khi thị trường đi vào hoạt động, các công ty chứng khoán đã thể hiện được vai trò trung gian trên TTCK, kết nối giữa người đầu tư có vốn với các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển
Trang 8Cho đến cuối năm 2004 đã có hơn 21.200 tài khoản của khách hàng được mở tại các thành viên, tăng hơn 29% so với cuối năm 2003, trong đó số lượng nhà đầu tư nước ngoài
mở tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán đạt 203 tài khoản tăng 147 tài khoản
so với cuối năm 2003 Tính cuối năm 2004, Công ty chứng khoán Bảo Việt có số tài khoản cao nhất đạt 4.254 tài khoản chiếm 19,68% toàn thị trường Hoạt động môi giới trong năm 2004 có nhiều khởi sắc hơn năm 2003, với tổng khối lượng giao dịch môi giới mua và bán cổ phiếu qua 13 thành viên đạt 136.728.216 cổ phiếu, tăng hơn 82 triệu cổ phiếu so với năm 2003, và tổng giá trị giao dịch đạt 3.695 tỷ đồng Bốn thành viên BVSC, BSC, SSI và ACBS chia nhau nắm giữ 70% thị phần hoạt động môi giới
Việc môi giới của các công ty chứng khoán tiếp tục mở rộng cho đến năm 2007 Nếu như năm 2007, các công ty chứng khoán lớn trên thị trường Việt Nam đều đạt được lợi nhuận lớn như: Lợi nhuận sau thuế của SSI cán đích 864 tỷ, ACBS là 332 tỷ, BVSC 214 tỷ, KLS 126 tỷ… Bước sang năm 2008, sự sút giảm của thị trường đã khiến những khó khăn của công ty chứng khoán bộc lộ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2008 của các công ty chứng khoán cho thấy, trong số
Trang 9những công ty đạt lãi lớn vừa kể trên thì chỉ có SSI hoàn thành 49,36% kế hoạch năm với lợi nhuận sau thuế đạt hơn 230 tỷ đồng, còn KLS chỉ đạt hơn 3,6 tỷ đồng, BVSC lỗ khoảng 300 tỷ đồng và HPC lỗ 85 tỷ đồng
Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là sự suy giảm của thị trường chứng khoán khiến nhiều nhà đầu tư thoái lui trong khi số lượng các công ty chứng khoán vẫn không ngừng tăng lên Doanh thu từ môi giới trung bình không phủ hết chi phí hoạt động Doanh thu từ các mảng hoạt động ngoài môi giới và tự doanh chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ, và đa phần là lỗ.
Trang 10Sang năm 2010, Số lượng tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán đạt trên
1 triệu, tăng 1,2 lần so với năm 2009 Hoạt động môi giới 5 tháng đầu năm tăng
trưởng khá do sự khởi sắc của thị trường thì những tháng cuối năm lại chứng kiến sự
đi xuống của thị trường với sắc đỏ chiếm ưu thế trên các sàn đã làm cho hoạt động môi giới chứng khoán giảm sút rõ rệt, nhiều nhà môi giới chứng khoán nếu trước đáy thu nhập cả trăm triệu đồng 1 tháng thì những tháng cuối năm 2010 lại trở thành con
nợ với số nợ lên tới cả tỷ đồng
Nhìn chung trong năm 2010 doanh thu môi giới nhìn chung tương quan với thị phần môi giới Những công ty có doanh thu môi giới cao là SSI (176 tỷ), HSC (152 tỷ), FPTS (130 tỷ), SBS (120 tỷ), VND (105 tỷ) Đối với đa số CTCK, hoạt động này
Trang 11Nghiệp vụ tự doanh khá phức tạp, bởi vì muốn tự doanh thành công phải trải qua nhiều bước như: xây dựng chiến lược đầu tư; khai thác và tìm kiếm cơ hội đầu tư; phân tích, đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư; thực hiện đầu tư; quản lý đầu tư và thu hồi vốn Khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh, mục đích quan trọng nhất đối với CTCK tất yếu là nhằm thu lợi cho chính mình.
Năm 2009, các CTCK đã tích cực tìm doanh nghiệp (DN) chưa niêm yết để tư vấn rồi mua CP giá rẻ, chờ khi lên sàn sẽ hiện thực hóa lợi nhuận Nhưng từ đầu năm 2010, hầu hết CTCK lựa chọn chiến thuật này đã rơi vào tình trạng thua nhiều hơn thắng.DIG (DIC Corp) và CSM (Casumina) là 2 trong số những mã CP chào sàn thành công nhất trong năm 2009 DIG xuất hiện tại HOSE vào cuối tháng 8 với giá 5.5, chỉ sau 1 tháng đã leo lên mức đỉnh 15.0
Cùng khoảng thời gian này, CSM cũng lên sàn với giá khởi điểm 4.2 và tăng lên đến gần 14.0 không lâu sau đó Thành công của DIG và CSM nhờ vào nhiều yếu tố Thời điểm hai mã CP này lên sàn, TTCK vẫn đang có diễn biến thuận lợi
Đây là những “ông lớn” thực sự trong ngành bất động sản (DIC Corp) và công nghiệp cao su (Casumina) Cả 2 đã chọn mức giá chào sàn thấp Lúc đó, EPS 9 tháng của DIG tương đương 6.500 đồng/CP, P/E tính theo giá chào sàn chưa đến 8 lần, trong khi rất nhiều CP BĐS lúc đó có P/E từ 15-20 lần
Nhìn lại những DN chào sàn trong năm 2010, không nhiều DN đạt tầm vóc như DIC Corp và CSM OGC (Tập đoàn Đại Dương) có thể xem là trường hợp hiếm hoi thành công, nhưng diễn biến của CP này khiến nhiều NĐT “đau tim” chứ không có kiểu “lên thẳng” như năm ngoái 3 yếu tố vừa nêu, trong một chừng mực nào đó, đã không thể xuất hiện cùng lúc trong năm 2010 này, nên chiến thuật săn CP dưới sàn để lên sàn xả hàng của các CTCK thất bại là điều dễ hiểu
Đầu tháng 9 năm 2010, một DN lớn trong ngành vận tải biển đã chào sàn với giá 1.8 Theo đánh giá của một số chuyên viên phân tích ngành vận tải biển, mức giá này được xem là rẻ, vì khi đó thị trường chung diễn biến không thuận lợi và ngành vận tải biển cũng đang gặp khó khăn
Trang 12Trước đó, một CTCK lớn đã ra tay gom CP này với giá bình quân 1.8 và chắc mẩm đây là “giá tốt” Nhưng với việc giá gom mua bằng với giá chào sàn, rõ ràng CTCK này rất khó có lời, nếu không muốn nói bị lỗ, vì một tổ chức lớn muốn xả hàng sẽ không hề đơn giản
Mấu chốt ở đây chính là các CTCK đã không thể dự báo được tình hình của thị trường trong khoảng thời gian mình mua CP cho đến khi lên sàn Quản trị rủi ro kém,
dự báo yếu, thua lỗ là điều không thể tránh khỏi Trong năm 2009 đã có khá nhiều CTCK huênh hoang về khả năng tư vấn niêm yết CP của mình, hễ CP nào mình “làm”
là sẽ “lên", nhưng giờ đây không ít CTCK đã phải lãnh quả đắng về sản phẩm của mình
Đầu tháng 7 năm 2010, bắt đầu những cuộc chạy đua xả hàng chống lỗ Một DN ngành đường đã chào sàn dưới sự tư vấn của một CTCK thuộc ngân hàng lớn Được biết, một nhóm cổ đông lớn thay vì đợi CP lên sàn mới ra hàng, nay đã chủ động ra hàng trước từ dưới sàn những cổ đông này đi tìm NĐT VIP, người môi giới có uy tín trên thị trường OTC để nhờ làm đại lý phân phối lô lớn và sau đó chiết khấu lại 5% trên tổng giá trị giao dịch
Trường hợp tương tự là một DN sản xuất tôn khá có tên tuổi chào sàn vào đầu tháng
6 Trước khi lên sàn, một CTCK là thành viên HĐQT của công ty này đã bán hết sạch CP Điều này rõ ràng không tốt, vì đứng trên cương vị là cổ đông lớn, sau khi ra hàng thì
“trách nhiệm” cũng hết, như vậy NĐT khó có thể kỳ vọng CP sẽ được đánh lên
Trong khi đó, NĐT cho dù mua được CP giá tốt, cũng không biết khi nào mới lên giá để bán Ngoài ra, việc CTCK “ăn non” cũng phần nào gây ra cảm giác bỏ chạy quá sớm hoặc đem cục nợ của mình gán sang người khác Có thể nói khi chiến thuật mua dưới sàn, bán trên sàn của các CTCK đã bị lộ, tất cả đều muốn xả hàng trong thời gian sớm nhất, điều này tạo ra sức ép lên giá CP Nguy cơ cả NĐT lẫn CTCK cùng nhau xả hàng là điều tất yếu
Một yếu tố nữa cũng tạo nên sức ép xả hàng cho các CTCK là chính sách ưu đãi cho CBCNV mua CP Thông thường, khi CTCK ký kết hợp đồng tư vấn niêm yết, hay tái cấu trúc với DN, sẽ có thêm thỏa thuận bộ phận tự doanh mua CP
Trang 13Bên cạnh đó, một số “sếp” của các CTCK cũng tiến hành mua vào cho cá nhân,
có người sau khi mua “chẻ” ra một ít bán cho anh em Trong điều kiện thị trường thuận lợi, rõ ràng đây là giải pháp lợi cả đôi đường vì DN vừa bán được CP, vừa có mối quan
hệ tốt với CTCK Các “sếp” vừa đem về hợp đồng tư vấn cho công ty, lại vừa được tiếng thương lính vì đã cho nhân viên mua CP
Nhưng khi thị trường không thuận lợi, ai cũng muốn rút chạy, giải pháp đó sẽ trở thành thảm họa Không chỉ bộ phận tự doanh của CTCK bán ra, mà ngay cả nhân viên trong chính CTCK cũng tìm mọi cách để xả hàng sớm
Cũng cần phải nói thêm về một chất xúc tác khiến quá trình xả hàng giữa nhân viên và bộ phận tự doanh của các CTCK diễn ra quyết liệt hơn, chính là vì CTCK đã cho nhân viên sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ quá “khủng”
Cách đây chưa lâu, một DN trong ngành dược chào sàn với giá 7.2, theo nhiều tin đồn, bộ phận tự doanh của một CTCK đã ôm một lô lớn CP này với giá 6.8 Bên cạnh
đó, nhân viên của CTCK này còn được ưu đãi mua vào với giá 7.1, trong đó được vay 5.0 Rốt cuộc thị trường không thuận lợi, CP này đã không thể tăng như kỳ vọng, cả CTCK lẫn các nhân viên đều rơi vào thế bán cũng dở, không bán cũng không xong Trong trường hợp này, cả CTCK và nhân viên đều khá “may” vì CP mặc dù giảm giá, nhưng chỉ giảm nhẹ
Có thể nói chiến thuật hữu hiệu của các CTCK cách đây một năm đã thất bại hoàn toàn Nhiều CTCK hiện đang quay trở lại đầu tư giá trị, nhưng thực chất để có thể đầu tư giá trị đúng nghĩa là việc không hề đơn giản.
3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định
Trang 14Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một
tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên
số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn) Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành cao và ngược lại)
Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại
- Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết
Điều kiện để được bảo lãnh phát hành
- CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK
là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng
- Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh
- Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành