thực trang và giải pháp xuất khẩu hàng dệt may tỉnh thái bình
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CN-TTCN: Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp EU: Liên minh châu Âu
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội KNC: Khu công nghiệp
LCHH: Lưu chuyển hàng hóa NICs: Các nước công nghiệp mới TNHH: Trách nhiệm hữu hạn USD: Đô la Mỹ
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chính sách mở cửa với phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá kinh tế đối ngoại, hoạt động xuất khẩu được coi là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân Thực tế đã chứng minh, xuất khẩu là một phương hướng hữu dụng nhất để hội nhập và tận dụng những cơ hội trong quá trình hội nhập để tăng trưởng và phát triển kinh tế Xuất khẩu phát triển kéo theo sự phát triển của tất cả các lĩnh vực, là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giải quyết công ăn việc làm và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
Thái Bình là tỉnh có dân số đông với những làng nghề truyền thống sản xuất hàng dệt may xuất hiện và phát triển khá sớm Trong những năm qua Tỉnh uỷ và Chính quyền tỉnh Thái Bình đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng dệt may nnhư xây dựng các khu công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, chính sách tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu tìm hiểu thị trường Với những chính sách và biện pháp đó, xuất khẩu hàng dệt may của Thái Bình đã không ngừng tăng lên, góp phần đáng kế vào thực hiện xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh Tuy nhiên, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu hàng dệt may chưa đạt được kết quả như mong muốn: kim ngạch xuất khẩu cao những chưa ổn định
và đang có dấu hiệu chững lại, hiệu quả chưa cao, phụ thuộc nhiều vào thị trường nguyên liệu nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên và con người của Tỉnh Vì thế, câu hỏi “Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tương xứng với tiềm năng của Tỉnh?” là câu hỏi lớn đang đặt ra cho các cấp uỷ Đảng, Chính quyền của tỉnh Thái Bình hiện nay
Trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn Có tác giả nghiên cứu toàn diện hoạt động xuất khẩu từ nội dung, hình thức
và những tác động của nó đến sự phát triển kinh tế nói chung Nhiều đề tài khoa học, luận văn của sinh viên, học viên cao học nghiên cứu về thực trạng kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp cụ thể Tuy nhiên còn ít các công trình
Trang 6nghiên cứu tập trung vào đánh giá hoặc đề xuất về chủ trương, biện pháp của chính quyền tỉnh đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
Đối với Thái Bình, cũng đã có một số đề tài khoa học, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về tình hình hoạt động Thương mại nói chung hoặc một số mặt hàng xuất khẩu cụ thể của tỉnh Các đề tài chủ yếu tiếp cận từ phía các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh để đưa ra các đề xuất nhằm phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu Nhìn chung, cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung vào xuất khẩu hàng dệt may, cũng như chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về các chủ trương, biện pháp của tỉnh Thái Bình đối với xuất khẩu hàng dệt may
Góp phần vào nghiên cứu đưa ra các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình, em chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình” làm chuyên đề thực tập chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thái Bình, làm rõ vị trí, vai trò của ngành hàng dệt may xuất khẩu Đồng thời đề xuất giải pháp để phát triển hàng dệt may xuất khẩu của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
hàng dệt may của tỉnh Thái Bình
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong tỉnh Thái Bình, thời gian từ năm
2008 đến 2013
3 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong luận văn: điều tra thống kê, tổng hợp,
so sánh, phân tích, triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
Nguồn tài liệu sử dụng: kết quả điều tra thực tế, số liệu thống kê của địa phương, các tài liệu sách báo, tạp chí liên quan, các phương tiện truyền thông, Internet, …
Trang 74 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam.
Chương II: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của tỉnh Thái Bình.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may tỉnh Thái Bình
Trang 8CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
1.1 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Dệt may vốn là một ngành sản xuất thiết yếu đã xuất hiên từ lâu đời được hình thành và phát triển đầu tiên ở các nước châu Âu Cùng với tiến trình các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật đã khiến cho ngành dệt may châu Âu đạt tới những bước nhảy vọt cả về chất và số lượng và đem lại thu nhập cao cho người dân và cho nhiều quốc gia Tuy nhiên, chi phí để trả lương cho công nhân cao dần đã thúc đẩy ngành dệt may chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển là những nước có nguồn lao động dồi dào với mức giá thuê nhân công rẻ ở các nước châu Á Thái Bình Dương ngành dệt may là ngành khởi đầu cho công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân nhờ công nghệ tương đối đơn giản, cần ít vốn nguồn nhân lực đòi hỏi không ở trình độ cao: Điển hình là các nước NICs, Trung Quốc… Hàng dệt may của các nước này chiếm 1/4 hàng dệt và 1/3 tổng khối lượng buôn bán hàng dệt may trên thế giới
Việt Nam vốn đi lên từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người rất thấp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn với nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp Vì thế Việt nam cần phát triển mạnh các ngành có khả năng tận dụng những lợi thế có sẵn bởi lẽ chính các ngành này sẽ nhanh chóng tạo ra một tiềm lực công nghiệp mới, nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm góp phần đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, nhanh chóng có thêm nguồn thu nhập và tích luỹ lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các tiềm lực lớn hơn Điều này thể hiện rã nét ở ngành dệt may Sau nhiều năm phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao ngành dệt may nước ta trở thành một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Hiện nay, ngành dệt may không chỉ thoả mãn nhu cầu của thị trường nội địa mà còn là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước
Hơn nữa, đối với một nước dân số khoảng 90 triệu người có nguồn lao động gần 40 triệu người, chúng ta còn hàng chục triệu người thiếu việc làm và
Trang 9hàng triệu người chưa có việc, ngành dệt may có vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm Ngành dệt may (Nhất là lĩnh vực may) có nhiều công đoạn sản xuất thủ công không đòi hỏi tay nghể cao… nên có khả năng giải quyết viếc làm cho người lao động Hiện nay, ngành đã thu hút được hơn 500 nghìn lao động trong cả nước, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tạo thu nhập và ổn định cho đời sống người lao động Điều này càng chứng tỏ vai trò to lớn của ngành dệt may trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đài hoá đất nước.
Ngành dệt may có một vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ theo xu hướng về xuất khẩu Là một ngành có công nghệ tương đối đơn giản, cần ít vốn việc sản xuất trong lĩnh vực dệt may rất phong phú, phối hợp từ công nghệ dệt may đơn giản nhất thợ may táp nối không cần huấn luyện khá công phu đến những kỹ thuật tiên tiến nhất (thiết kế mẫu, giá mẫu, xắt… bằng hệ thống máy điện toán) điều này cho thấy sự phối hợp của nhiều trình độ công nghệ dẫn đến hiện tượng phổ cập là các nước phát triển nắm những khâu kỹ thuật cao, thu nhiều lợi nhuận nhất; các nước đang phát triển với mức lương nhân công rẻ mạt gia công với những khâu kỹ thuật thấp gia công hàng may mặc với mẫu mã và nguyên liệu phụ liệu đước cung cấp sẵn Trong quá trình phát triển chúng ta đã chọn con đường tăng trưởng công nghiệp dệt may hướng xuất khẩu Thực tế cho thấy con đường dẫn đến phát triển nhanh và bền vững không phải qua việc chuyên môn hoá ngày càng sâu để sản xuất ra những sản phẩm sơ chế
mà là thông qua việc mở rộng các ngành sản xuất hướng về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm sản xuất trong nước có hiệu quả cao hơn để khai thác tốt nhất các lời thế so sánh về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật công nghệ, thị trường cho sự phát triển Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia vào ành sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy những lợi thế so sánh, buộc các nhà sản xuất trong nước Phải luôn đổi mới công nghệ nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm… đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới và đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
Trang 101.1.1 Thực trạng về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
1.1.1.1 Giá trị và sản lượng xuất khẩu
Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%), đạt 9130 triệu USD Tuy nhiên, đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm nhẹ (gần 0,6%) so với năm 2008 xuống còn 9084 triệu USD Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với tốc độ tăng trên 20% (năm 2010) do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 15831 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng trên 38%, mức cao nhất trong giai đoạn 2008 - 2013
và là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam Đến năm 2012, hoạt động xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã bị ảnh hưởng mạnh bởi tác động của khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là đối với thị trường châu Âu- thị trường trọng điểm của ngành dệt may Sự tăng trưởng của ngành đã bị chững lại, chỉ tăng 7,5% so với năm 2011 Năm 2013, nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi Ngành dệt may Việt Nam cũng đã tăng trưởng nhanh hơn, đạt kim ngạch 20023 triệu USD, tăng 17,65% so với năm 2012
Trang 11
Biểu đồ 1.1: Giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2008-2013
(Đơn vị: Triệu USD)
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
Sự tăng trưởng này là do hiệu quả của chiến lược hai thị trường mà ngành dệt may áp dụng trong thời điểm khó khăn hiện nay là tiếp tục duy trì tốt các thị trường đang có, đặc biệt là tận dụng những ưu thế cạnh tranh trong những thị trường ngách và tập trung tăng thị phần ở những thị trường mới chứ không chỉ đơn thuần là đầu tư mở rộng thị trường chạy theo số lượng Các doanh nghiệp trong ngành hầu như không mở rộng kênh tiêu thụ mà thay vào đó cải thiện chất lượng của các kênh phân phối hiện có, tăng cường khai thác thị trường nội địa để cung cấp hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả hợp lý cho người tiêu dùng và cũng là để duy trì sản xuất liên tục, tạo việc làm ổn định cho người lao động
1.1.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng Hiện nay,sản phẩm ngành may của Việt Nam có nhiều chủng loại khác nhau từ quần áo bảo hộ, đồng phục học sinh (những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ thấp, không đòi hỏi nhiều sự sáng tạo) đến áo jacket, áo sơ mi nữ, quần áo thể thao, comple và các sản phẩm dệt kim Trong số đó đã xuất hiện các chủng loại hàng hóa có mẫu mã mới, chất lượng cao (áo sơ mi nữ cao cấp,quần jean,…) và
đã khẳng định vị trí và tên tuổi tại các thị trường lớn như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản Theo số liệu thống kê, trong giai đoạn 2008 - 2013 hầu hết các chủng loại hàng dệt may kim ngạch xuất khẩu đều có xu hướng tăng dần qua các năm Một
số mặt hàng có sự tăng trưởng rất nhanh là màn (545%), khăn bông ( 206% ), quần áo bơi (228%),… Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, có bốn chủng loại hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là áo thun, áo jacket, áo sơ
mi các loại và quần may sẵn Riêng 3 mặt hàng áo jacket, áo thun và quần may sẵn năm 2013 có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD Từ năm 2009 trở về trước, sản phẩm áo jacket có kim ngạch đứng thứ 2 sau áo thun Sang giai đoạn
2010 – 2013, sản phẩm này tăng nhanh và chiếm vị trí đầu tiên trong chủng loại hàng dệt may xuất khẩu
Trang 12Bảng 1.1: Một số chủng loại hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn giai
đoạn 2008-2013
Chủng Loại 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Áo jacket 1.989 2.214 2.546 2.991 3.219 3.887
Áo thun 2.126 2.392 2.413 2.820 2.991 3.758Quần 1.640 1.723 1.843 2.089 2.373 3.011
(Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
1.1.1.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thực tế cho thấy sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành Dệt May Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốt hơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên Với những lợi thế riêng như ổn định chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc , Dệt May Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao Hàng dệt may đã
có mặt tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Trang 13Biểu đồ 1.2: Biểu đồ giá trị một số thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn
của Việt Nam
(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam)
Trong năm 2013, khối lượng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam tăng mạnh nhất (trong top 10 nhà cung cấp lớn nhất: Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri lanka, Thái Lan, Campuchia, Honduras), tăng 14,07% về trị giá và tăng 13,63% về lượng và so năm ngoái, đạt 7,5 tỷ USD, tương đương với 2,24 tỷ m2 quy đổi, chiếm 93% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam Hiện Việt Nam là cung cấp hàng may mặc lớn thứ hai vào Mỹ sau Trung Quốc, với thị phần là 10,13% tăng khá so với mức 9,23% của cùng kỳ năm ngoái Trong khi thị phần hàng may mặc của Việt Nam tăng thì hầu hết các nhà cung cấp khác, thị phần đều giữ ổn định, thậm chí còn giảm Thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại Mỹ hiện nay chiếm 37,4% (giảm nhẹ so với mức 37,9% so với năm ngoái) Tương tự, thị phần hàng may mặc của Indonesia cũng giảm từ 6,4% xuống còn 6,3% trong năm 2013, thị phần
Trang 14của Honduras giảm từ 3,29% xuống 3,08%, thị phần của Campuchia giảm từ 3,29% xuống 3,21% Giá nhập khẩu hàng may mặc trung bình của Mỹ từ Việt Nam luôn đứng ở mức bằng hoặc hơn giá nhập khẩu trung bình chung từ các nước và các nhà cung cấp cạnh tranh chính như Trung Quốc và Bangladesh Trong khi đó, tốc độ gia tăng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam lại đạt cao nhất trong số 10 nhà cung cấp lớn nhất vào Mỹ Thêm vào đó, sắp tới khi Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết
và có hiệu lực, thì vị thế hàng may mặc của Việt Nam tiếp tục được nâng lên, bởi thuế nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Việt Nam sẽ giảm dần về 0% trong khi các nhà cung cấp cạnh tranh chính với Việt Nam như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia… nằm ngoài TPP không có lợi thế này Dự báo, sang năm 2014 xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ tiếp tục bứt phá mạnh, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 10 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2013
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đạt hơn
2 tỉ USD tăng 21.7% so với năm 2012 Trong Top 10 các nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Nhật Bản, thì ViệtNam là một trong 3 nhà cung cấp đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất về khối lượng và giá trị và trong Top 5 thì Việt Nam là nhà cung cấp duy nhất đạt được tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao nhất so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 2,39 tỷ USD, gấp hơn hai lần trị giá hàng hóa của nhà cung cấp đứng thứ 3 là Indonesia, dù theo khối lượng Indonesi là nhà cung cấp lớn thứ hai vào thị trường Nhật Bản Các mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh sang Nhật Bản là áo jacket, áo thun, quần dài Mặc dù trong cơ cấu xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu của 3 mặt hàng này chiếm gần 54%, nhưng tỷ trọng đóng góp vào phần kim ngạch gia tăng lại lên tới gần 76% Đáng chú ý hơn
cả là đơn giá nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Việt Nam tương đương giá nhập khẩu từ Trung Quốc, đạt trung bình 2010 yên/kg, tăng 19.88% so với cùng kỳ năm ngoái Sang năm 2014, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của nước
ta sang thị trường Nhật Bản tiếp tục khả quân và dự đoán, kim ngạch xuất khẩu
sẽ đạt từ 2,8-3 tỷ USD, tăng từ 20-25% so với năm 2013
Tại thị trường EU, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2013 ước đạt 2,66 tỷ USD Mức tăng trưởng xuất khẩu này tuy đã tốt hơn năm 2012 (tăng
Trang 1511,76% so với năm 2012) nhưng vẫn còn thấp so với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ gia tăng mạnh mẽ nếu Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - EU được ký kết Trong năm 2014, nhiều khả năng tăng trưởng XK hàng dệt may của Việt Nam sang EU sẽ còn đạt cao hơn nữa.
Ngoài ra, một số thị trường cũng có mức tăng trưởng rất khả quan Thị trường Hàn Quốc với kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 1,67 tỷ USD tăng 53,92
% so với năm 2012.Xuất khẩu dệt may sang thị trường ASEAN cũng tiếp tục phát triển và đạt khoảng 370 triệu USD tăng 12% so với năm 2012
Để có được kết quả này, ngoài lợi thế về ổn định chính trị, chi phí nhân công vẫn thấp hơn so với các nước có cạnh tranh như Trung Quốc, Indonesia, Ấn
Độ, Việt Nam là đối tác có thể đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc và thực hiện công tác trách nhiệm xã hội với người lao động đảm bảo Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà nhập khẩu vì họ có thể tìm mua, đặt hàng được nhiều chủng loại sản phẩm Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam luôn thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng quốc tế đặt ra như về lao động, môi trường sản xuất, trách nhiệm xã hội… Các tổ chức phi chính phủ và khách hàng lớn của dệt may Việt Nam đều đánh giá Việt Nam là một hình mẫu của ngành công nghiệp dệt may lành mạnh, đi liền với luật lao động rõ ràng và mức lương công bằng Giám đốc chương trình của dự án Better Work tại Việt Nam thuộc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định: “Việt Nam xác định con đường cạnh tranh dài hạn là bên cạnh việc cung cấp dịch vụ lao động giá thấp là tăng cường
và cải thiện hệ thống luật pháp Trong thập kỷ vừa qua, các điều kiện làm việc trong nhiều nhà máy đã được cải thiện và công nhân được tôn trọng Các công ty này luôn sẵn lòng giữ lại các lao động làm được việc và công nhân cũng được hưởng các lợi ích như đào tạo chuyên môn, nơi ở và bữa ăn miễn phí”
Trang 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT
MAY CỦA TỈNH THÁI BÌNH 2.1 Tổng quan chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình
2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, nằm ở tọa độ 20,17 đến 20,44 độ vĩ bắc và 106,06 đến 106,39 độ kinh đông Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Thành phố Hải Phòng
Diện tích tự nhiên là 1570,0 km², chiếm 0,5% diện tích cả nước Dân số của tỉnh (năm 2012) là 1787,3 nghìn người bằng 2,013% dân số cả nước Từ Tây sang Đông dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km
Thái Bình có đường bờ biển dài 54 km – giáp biển Đông là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải bằng đường biển và đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Đồng thời cũng nằm trong vùng ảnh hưởng của hai hành lang kinh tế: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh là cơ hội cho Thái Bình phát triển kinh tế xã hội, giao lưu, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa
Thái Bình thuộc châu thổ Đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1 độ, cao hơn mặt nước biển từ 1-2 mét Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng ven biển Bắc Bộ Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 – 24 độ C, nhiệt độ thấp nhất ở mức
4 độ C và cao nhất tới 38 – 39 độ C Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm – 1900mm, cao nhất ở mức 2528mm, thấp nhất ở mức 1173mm Độ ẩm tương đối trung bình ở nhiều năm là 85 – 90 %
2.1.2 Đặc điểm về các nguồn lực
Tài nguyên đất
Đất đai ở Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện Diện tích đất phân bố tương đối đồng đều
Trang 17ở các huyện, thành phố, khoảng 20 – 25 ngàn ha/huyện, thành phố Riêng hai huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy còn có điều kiện mở rộng diện tích lấn ra biển.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của Thái Bình hiện nay
Tài nguyên nước
Thái Bình có nguồn tài nguyên nước dồi dào và đa dạng: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, nước khoáng Nguồn nước ngọt do bốn con sông lớn: sông Hồng, sông Hóa, sông Trà Lý, sông Luộc Có năm cửa sông đổ ra biển tạo ra vừng nước
lợ là nơi có nhiều sản vật đặc trưng của vùng Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm trong lòng đất ở độ sâu từ 350 – 400m có trữ lượng 12 triệu mét khối
Tài nguyên khoáng sản
- Mỏ khí đốt: Khu mỏ khí đốt Tiền Hải thuộc địa phận huyện Tiền Hải Đây là mỏ khí đầu tiên đã được khai thác ở Việt Nam Công ty khai thác Thái Bình đã thực hiện khoan 12 giếng khoan thăm dò và khai thác khí bắt đầu từ tháng 7/1981 Mỏ khí đốt Tiền Hải được khai thác phục vụ cho Khu công nghiệp Tiền Hải gồm 16 doanh nghiệp (sản xuất xi măng trắng, gạch ốp lát, gạch men, sứ mỹ nghệ xuất khẩu, thủy tinh…)
- Than nâu: Điểm than nâu dưới lòng đất các huyện Tiền Hải và Kiến Xương Diện tích chứa than là hố sụt địa hào neogen dài 70km, rộng 7-10km (trung bình là 8km) Than có chất lượng tốt, màu nâu đen, ánh nhựa, rắn chắc, cấu tạo dạng khối, nghèo tro, nghèo lưu huỳnh, nhiệt lượng tương đối cao, khả năng bốc nóng bốc cháy khó Điểm quặng có triển vọng, tuy vậy than phân bố ở quá sâu nên điều kiện khai thác khó khăn
Trang 18- Titan sa khoáng ven biển: Phân bố ở cửa sông Trà Lý, cửa sông Hồng, bờ biển và đồng băng ven biển từ cửa sông Thái Bình đến cửa sông Hồng, chủ yếu chứa titan sa khoáng hàm lượng nghèo
- Nước khoáng: Thuộc xã Đông Cơ huyện Tiền Hải, ở độ sâu 450m có trữa lượng 12 triệu mét khối Năm 1993-1996, nước khoáng chỉ khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp dầu khí Thái Bình Từ tháng 12-1996 đến nay, nước khoáng khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt Tính từ 1996-2000, lượng nước đã khai thác phục vụ sinh hoạt, bán lẻ, chủ yếu là bán cho nhà máy nước khoáng vital, Công ty bia Việt Hà Theo thiết kế ban đầu, giếng khoan 61 có thể cấp được 30m3/ngày đêm Tổng sản lượng khai thác từ đầu năm 1993 đến năm 2000, ước tính 29 nghìn m3 Gần đây tại xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã phát hiện mỏ nước nóng có nhiệt độ 57ºC ở độ sâu 50m và 72ºC ở độ sâu 178m, bước đầu đang được đầu tư khai thác để phục vụ sản xuất giống thủy sản
Nguồn nhân lực
Thái Bình có nguồn nhân lực trẻ dồi dào, thuận lợ cho phát triển kinh tế tính đến năm 2012, dân số của Thái Bình là 1787,3 nghìn người, chiếm 8,83% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,01% dân số cả nước Dân số nông thôn vẫn chiếm tương đối lớn: 1601,4 nghìn người, bằng 89,6% Dân số thành thị là 185,9 nghìn người, bằng 10,4% Mật độ dân số là 1138 người/km2,
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,88‰
Tổng số người trong độ tuổi lao động 1195,7 nghìn người, chiếm 66,9% dân số Hàng năm liên tục được bổ xung một lực lượng lao động đến tuổi lao động khoảng 6 – 7 nghìn người, đa số là học sinh trung học tốt nghiệp ra trường,
bộ đội hết nghĩa vụ trở về, học sinh các trường cao đẳng, đại học ra trường Đây
là một lực lượng lao động rất quý cho tỉnh
Lao động của Thái Bình có trình độ văn hóa khá cao, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên là 96%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn chiếm khoảng 30% Người lao động có đức tính cần cù, chịu khó, nhận thức tốt
Trang 192.1.3 Tình hình phát triển kinh tế
2.1.3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước gặp nhiều khó khăn, Thái Bình đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế tiếp tục có bước chuyển, bước đầu tạo cơ sở thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới hiện nay
Giai đoạn 2008-2013 nền kinh tế có những thay đổi rõ nét, tốc độ tăng trưởng khá; đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu đề ra, các ngành kinh tế đều có nhiều chuyển biến mới Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, cụ thể như sau:
Bảng2.2: cơ cấu tổng sản phầm trên địa bàn tỉnh phân theo khu vực kinh tế Khu
Công nghiệp,
Thuế nhập khẩu
Nguồn: Niên giám thống kê Thái Bình
Tổng sản phẩm xã hội Thái Bình giai đoạn 2008 - 2013 tăng đều qua các năm Năm 2008 đạt giá trị 23.635 tỷ đồng, năm 2013 đạt 37.188 tỷ đồng, tăng 57,34% so với năm 2008; GDP bình quân đầu người tăng đều qua các năm, năm
2008 đạt 13,26 triệu đồng tương đương 631,43 USD đến năm 2013 đạt 20,81 triệu đồng tương đương 990,1 USD, tăng 56,8% so với năm 2008
Sang năm 2014, nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, Thái Bình phấn đấu tăng trưởng GDP tăng khoảng 10% trở lên so với năm 2013 Để đạt được
Trang 20mục tiêu trên, Thái Bình cần tiếp tục ưu tiên mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời cũng thực hiện tốt các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế; tập trung các nguồn lực đầu tư thực hiện có hiệu quả ba nhiệm vụ đột phá gồm phát triển hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường đầu tư.
2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Từ năm 2008 đến năm 2013 tuy bị ảnh hưởng
bởi thiên tai, dịch bệnh nhưng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phát triển tương đối toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản Giỏ trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2008-2013 tăng bỡnh quõn 7,7%/năm Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt
Năm 2013, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt 23176,1 tỷ đồng, tăng 12,57% so với năm 2010 Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế tỉnh giảm từ 38,16% năm 2008 xuống 35,72% năm 2011 và năm 2013 là 31,48%
- Công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng trưởng với tốc độ khá, năm 2013 đạt 39612,56 tỷ đồng (theo giỏ so sỏnh 2010), tăng 14% so với năm 2012
Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2008- 2013, tăng bình quân 20,52%/ năm; năm 2013 đạt 30.800,7 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2012
Năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng rõ rệt, trong đó đáng chú ý là các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp Tổng số dự án đầu tư sản xuất công nghiệp là 359 dự án, vốn đăng ký đầu tư 14.978 tỷ đồng, trong đó có 367 dự án đang sản xuất, vốn thực hiện 13.341 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 60.592 lao động
- Thương mại, dịch vụ: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh và mạnh mẽ, những năm qua hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển mới Tỷ trọng của khối ngành dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế tỉnh có xu hướng tăng qua các năm Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ năm 2008 đạt 4.034 tỷ đồng, năm 2012 đạt 5.790 tỷ đồng tăng 43,53% so với năm 2008 và năm 2013
Trang 21đạt 6.438,5 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2012 và tăng 59,6% so với năm 2008.Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008-2013 đạt 12,4%
2.1.3.3 Nhóm ngành xuất khẩu và nhập khẩu chính của tỉnh
Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 251,9 triệu USD, đến năm 2012 đạt 806,27 triệu USD, tăng 3,2 lần so với năm 2008; năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 975 triệu USD, tăng 20.93% so với năm 2012 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng gia công Hàng CN-TTCN luôn chiếm tỷ trọng cao từ 94-96%, trong đó hàng dệt may chiếm tỷ trọng trên 86%; hàng thủ công
mỹ nghệ chiếm khoảng 3,2% Có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới, và có triển vọng xuất khẩu như: xơ polyester, giấy tiền (vàng mã), mành gỗ, đồ thờ cúng bằng đồng, hoa hoè
Nhập khẩu năm 2013 đạt trên 896,8 triệu USD, tăng 19,54% so với năm 2012
và tăng 27,84% so với năm 2011 Vì Thái Bình là tỉnh nông nghiệp nên chủ yếu nhập thiết bị máy móc công nghiệp Ngoài ra còn phải nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng thiết yếu
2.1.3.4 Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội 2008-2013
Tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008 - 2013 đạt khoảng 67.894.318 triệu đồng, góp phần tăng năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh của các ngành, các doanh nghiệp trong tỉnh Năm 2012, vốn đầu tư phát triển kinh tế
xã hội đạt 17.481.369 triệu đồng, gấp 2,62 lần năm 2008 và đạt 21.876.571 triệu đồng năm 2013, tăng 25,14% so với năm 2012
Tổng vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ năm 2008 đến năm
2013 đạt 4.186.476 triệu đồng và tăng đều qua các năm Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng từ 4,89% đến 7,79%) trong cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhưng khu vực này ngày càng có những đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Các công trình, dự án có vốn đầu tư của nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện và nâng cao chất sản phẩm
Trang 222.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thái Bình
2.2.1 Sản lượng và kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu
Ngành dệt may của Thái Bình có nguồn gốc từ những năm 70 của thế kỷ
20, trong đó chưa kể những làng nghề truyền thống về dệt có bề dày hàng trăm năm Nghề dệt – tẩy nhuộm khăn bông xuất phát từ làng Mẹo xã Thái Phương huyện Hưng Hà, sau đó lan sang các làng khác, và đã trở thành một trung tâm lớn
về dệt và tẩy nhuộm Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã thay dần lao động thủ công bằng cơ giới máy móc, nên năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với lao động thuần túy thủ công Trải qua hàng chục năm xây dựng và phát triển, hiện nay ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn định hướng xuất khẩu của tỉnh
Ngành dệt may của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ trong 5 năm gần đây:
số lượng doanh nghiệp tăng lên, quy mô toàn ngành cũng như từng doanh nghiệp được mở rộng, thành phần đầu tư đa dạng Hết năm 2013, tỉnh Thái Bình có 146 doanh nghiệp tham gia vào sản xuất hàng dệt may, trong đó có 51 doanh nghiệp may mặc, 70 doanh nghiệp dệt, kéo sợi, 22 doanh nghiệp thêu, 3 doanh nghiệp da giày Một trong những khu công nghiệp được hình thành đầu tiên tại tỉnh ta cũng chính là KCN chuyên về lĩnh vực dệt may Đó là KCN Nguyễn Đức Cảnh - một trong 20 KCN dệt may lớn nhất cả nước hiện nay Bên cạnh các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, gần đây tỉnh ta đã thu hút được một số dự án dệt may có số vốn đầu tư khá lớn, lên tới hàng trăm tỷ đồng Điển hình như: Tập đoàn Đại Cường, Công ty TNHH Hợp Thành, Công ty Bitexco Nam Long, Công ty Cổ phần sợi Đam San, Công ty Maxport, Công ty TAV, Công ty Nien Hsing, Công ty Poongshin Vina, v.v… Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn và
có giá trị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh, đặc biệt đây còn là ngành thu hút nhiều lao động nhất, và góp phần giải quyết việc làm cho khoảng trên 60.000 lao động trong tỉnh Năm 2005, giá trị sản xuất hàng dệt may mới đạt 1.151 tỷ đồng, chiếm 19,9% trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh thì đến năm 2012 là 8.089,1 tỷ đồng, chiếm 29,4% Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-
2010 là 42,5%, giai đoạn 2010-2012 đạt 9,4% (do ảnh hưởng thảm hoạ kép tại Nhật Bản và khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu) Tuy nhiên từ cuối năm
Trang 232012 trở lại đây ngành dệt may đang phục hồi khá nhanh và đang có chiều hướng phát triển mạnh.
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất công nghiệp hàng dệt may tỉnh Thái Bình
Trước đây giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của tỉnh Thái Bình còn nhỏ, từ 2005 trở lại đây do số dự án đầu tư dệt may tăng nhất là dự án đầu tư nước ngoài làm cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng đáng kể và trở thành ngành có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Năm 2008, kim ngạch ngành dệt may là 199927 nghìn USD Sang năm 2009, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên kim ngạch ngành dệt may tăng trưởng ít, đạt mức 268384 nghìn USD Sang năm 2010, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục nên lượng xuất khẩu dệt may tăng mạnh trở lại (tăng 46%), kim ngạch đạt 394325 nghìn USD Năm 2011
là năm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu khi xảy ra động đất sóng thần tại Nhật Bản và khủng hoảng nợ công châu Âu Vì thế nên lượng xuất khẩu dệt may năm
2011, 2012 lại tăng trưởng chậm lại đạt mức 491693 và 604375 nghìn USD Tốc
độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 37,1%; giai đoạn 2011-2013 là 23,9% Đây là một trong những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhanh nhất
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Thái Bình giai đoạn 2008-2012
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng lượng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước của ngành dệt
may Thái Bình
Từ biểu đồ cho thấy ngành dệt may Thái Bình hướng đến mục tiêu xuất khẩu hơn là sản xuất tiêu dùng trong nước Tỷ trọng lượng hàng dệt may xuất khẩu so với tiêu dùng trong nước luôn áp đảo và tăng dần qua các năm Điều này
là do những năm gần đây tỉnh cũng đã thu hút được một số dự án đầu tư nước
ngoài lớn vào sản xuất xuất khẩu hàng dệt may
2.2.2 Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu
Ngành may Ngành may của Thái Bình phát triển khá mạnh và có ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh có cả doanh
Trang 24nghiệp trong nước và và doanh nghiệp nước ngoài (FDI) Tính đến 12/2013, trên địa bàn tỉnh có 65 doanh nghiệp, bên cạnh đó còn có hàng trăm cơ sở khu vực nông thôn làm gia công vệ tinh cho các doanh nghiệp Dự án may có qui mô lớn tập trung chủ yếu tại khu vực Thành phố Thái Bình và phần lớn là doanh nghiệp FDI điển hình như: Chi nhánh Công ty Cổ phần sản xuất hàng thể thao Maxport, vốn đầu tư 277 tỷ đồng, Công ty TNHH TAV: 108 tỷ đồng, Công ty TNHH may Nienhsing Việt Nam: 304 tỷ đồng, Công ty Poongshing Vina: 190 tỷ đồng.
Những năm gần đây các doanh nghiệp may liên tục mở rộng qui mô sản xuất Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 622,2 tỷ đồng, chiếm 76,6% giá trị xuất khẩu của toàn ngành, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch cao hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước Sản phầm xuất khẩu chủ yếu của ngành may là quần áo thông dụng, quần áo thể thao và một số sản phẩm khác
Nghề dệt khăn, dệt vải trước đây tập trung chủ yếu ở xã Thái Phương - Hưng Hà, nay đã lan rộng ra nhiều địa phương khác trong và ngoài huyện; ở Thành phố Thái Bình có công ty Nam Long, DamSan đầu tư công nghệ hiện đại dệt khăn tắm với nhiều kích cỡ, hoa văn dùng trong các khách sạn hạng sang ở Nhật Bản, Hàn Quốc
Tham gia sản xuất khăn có 48 doanh nghiệp và hàng chục cơ sở với khoảng 4.700 máy dệt, mỗi năm sản xuất hàng chục ngàn tấn khăn; giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.300 tỷ đồng (giá cố định 1994), chiếm tỷ trọng 44,01% giá trị sản xuất của toàn ngành, giải quyết việc làm cho 27.600 lao động, chủ yếu là lao động trong khu vực nông thôn; kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt xấp xỉ 95 triệu USD Một số doanh nghiệp có qui mô lớn như: Công ty Bitexco Nam Long, Công ty dệt may xuất khẩu Thành Công, Công ty TNHH Toàn Thắng, Xí nghiệp dệt may Nam Thành, Công ty dệt may xuất khẩu Hưng Thịnh, Công ty cơ khí dệt may xuất khẩu Thanh Chất
Dệt vải đũi tập trung chủ yếu tại xã Nam Cao và một số xã lân cận của huyện Kiến Xương Năm 2004 trở về trước, nghề dệt đũi phát triển khá mạnh, mỗi năm sản xuất 7-8 triệu mét Giai đoạn 2005-2007, nghề dệt đũi gặp rất nhiều khó khăn về thị trường và sụt giảm từ 30-40% so với những năm trước Cuối năm 2007 trở lại đây, nghề dệt đũi đang có chiều hướng phát triển trở lại, song do
Trang 25thiếu nguyên liệu và giá nguyên liệu đầu vào tăng, trong khi thị trường chủ yếu xuất khẩu qua đường tiểu ngạch, nên nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn Toàn tỉnh có 12 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dệt đũi và có khoảng gần 300 khung dệt đũi, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động, mỗi năm sản xuất 4-5 triệu mét, giá trị sản xuất năm 2013 đạt 160 tỷ đồng (giá cố định 1994), chiếm 4,98% giá trị sản xuất của toàn ngành Vải đũi xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan, được trung chuyển qua Lào theo con đường tiểu ngạch (xuất khẩu qua biên giới).
Sản xuất sợi trước năm 2005 của Thái Bình chỉ có một số doanh nghiệp đầu
tư và còn ở qui mô nhỏ, thiết bị lạc hậu Từ năm 2005 trở lại đây đã có nhiều dự
án đầu tư với qui mô lớn, thiết bị công nghệ hiện đại và đưa Thái Bình trờ thành một trong những tỉnh sản xuất sợi lớn nhất cả nước Tính đến 12/2010, trên địa bàn tỉnh có 8 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sợi và đều thuộc địa bàn Thành phố, Đông Hưng tổng vốn đầu tư 1.372,8 tỷ đồng; thời gian tới có thêm một số dự án kéo sợi tại Hưng Hà
Các dự án có vốn đầu tư lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại như: Công ty
Cổ phần sợi Damsam, Tập đoàn Đại Cường, Công ty Bitexco Nam Long, Công ty cổ phần đay Trà Lý Sản phẩm chính của ngành sợi là sợi cao cấp:
OE, PP, PE Năm 2013, sản xuất được 35.000 tấn sợi, giá trị sản xuất đạt 755
tỷ đồng, chiếm 20,78% giá trị sản xuất của toàn ngành, giải quyết việc làm cho 4.480 lao động; xuất khẩu đạt 46 triệu USD Một số công ty sản xuất xuất khẩu đạt khá là: Công ty cổ phần sợi Dansan xuất khẩu đạt trên 31 triệu USD, công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường xuất khẩu đạt 4,5 triệu USD/năm, công
ty cổ phần sợi Trà Lỳ đạt 4 triệu USD
Sản xuất xơ tại Thái bình có 2 cơ sở: công ty TNHH Hợp thành; công ty cổ phần sản xuất xơ polyester Thái Bình ở KCN Nguyễn Đức Cảnh, công xuất sản xuất khoảng 30.000 tấn/năm, nguyên liệu từ phế liệu chai nhựa PET và nhựa thành phẩm PET Năm 2013 sản xuất được khoảng 25.000 tấn Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU; Nhật Bản, Trung Quốc
Trang 26Bảng 2.3: Một số sản phẩm ngành dệt may tỉnh Thái Bình
(Đơn vị: nghìn USD)
2008 2009 2010 2011 2012 2013 Sản phẩm may 144,202.4 201,695 284,593.6 367,263.1 455,499.5 622,212.3
(Nguồn Sở công thương Thái Bình )
2.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu mặt hàng dệt may
Thâm nhập và tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc xuất khẩu mặt hàng dệt may của tỉnh Thái Bình Trong những năm gần đây, đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường cho hàng dệt may là một trong những yếu tố cần thiết đặt ra cho ngành Đến nay, ngành dệt may đã có quan hệ buôn bán với hơn 50 nước trên thế giới, giá trị xuất khẩu tăng dần qua các năm
Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch xuất khẩu dệt may tỉnh Thái Bình tại
một số thị trường lớn
Thị trường
Kim ngạch(Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Kim ngạch(Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
Kim ngạch(Triệu USD)
Tỷ trọng(%)
(Nguồn: Sở Công thương Thái Bình)
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm dệt may tỉnh Thái Bình Từ năm 1998, quy mô xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh ở thị trường này đã