TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - -
NGUYỄN THU HUYỀN
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁCCÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
HÀ NỘI, 2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN - -
NGUYỄN THU HUYỀN
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG CÁCCÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán, Phân tích)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN HỮU ÁNH
HÀ NỘI, 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đếnTiến sĩ Nguyễn Hữu Ánh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dânđã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tập tạitrường.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn các anh chị đồng nghiệp trong Công ty chứng khoánThăng Long và các bạn bè thân thiết đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệuvà thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thu Huyền
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi vớisự cố vấn của người hướng dẫn khoa học Tiến sỹ Nguyễn Hữu Ánh Đây là đề tàiluận văn Thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, chuyên ngành Kế toán (Kế toán, Kiểmtoán và Phân tích) Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào.Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ.
Tác giả: Nguyễn Thu Huyền
Trang 5TTCK :Thị trường chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Công ty chứng khoán Thăng Long 35
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Công ty chứng khoán Trí Việt 36
Sơ đồ 3.3: Lưu đồ chứng từ nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán 47
Sơ đồ 3.4.1 : Sử dụng hệ thống tài khoản – nghiệp vụ môi giới tại công ty chứngkhoán Trí Việt 51
Sơ đồ 3.4.2 : Sử dụng hệ thống tài khoản – nghiệp vụ tư vấn tại công ty chứngkhoán Trí Việt 53
Sơ đồ 3.4.3 : Sử dụng hệ thống tài khoản – nghiệp vụ tự doanh công ty chứngkhoán Thăng Long 54
Sơ đồ 3.4.4 : Sử dụng hệ thống tài khoản – nghiệp vụ bảo lãnh phát hành tại côngty CK Thăng Long 56
Sơ đồ 3.4.5 : Sử dụng hệ thống tài khoản – Xác định kết quả kinh doanh 57
Sơ đồ 3.5.1 : Lưu hồ hệ thống sổ – nghiệp vụ môi giới chứng khoán 61
Sơ đồ 3.5.2 : Lưu hồ hệ thống sổ– nghiệp vụ tư vấn 62
Sơ đồ 3.5.3 : Lưu hồ hệ thống sổ– nghiệp vụ tự doanh chứng khoán 63
Sơ đồ 3.5.4 : Lưu hồ hệ thống sổ – nghiệp vụ bảo lãnh phát hành 64
DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng biểu 3.1: Danh mục chứng từ sử dụng trong một số công ty chứng khoán 44
Bảng biểu 3.2: Danh mục một số sổ kế toán chi tiết tại hai công ty chứng khoán 58
Trang 7TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tổ chức kế toán được xây dựng thích ứng với điều kiện về qui mô, về đặcđiểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thểtại các doanh nghiệp, có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng caohiệu qủa quản lý tại doanh nghiệp Với chức năng thông tin, kiểm tra tình hình vàkết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hệthống nên tổ chức kế toán cần đặc biệt quan tâm Như vậy, tổ chức kế toán đóngvai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung vàcác công ty chứng khoán nói riêng Đó là một khâu của quá trình quản trị, tổ chứcquản lý hoạt động trong công ty chứng khoán Với chức năng là một định chế tàichính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thịtrường và nhất là những nước đang phát triển, thị trường chứng khoán giúp thu hútluồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tạo ra vốn khả dụng, thúcđấy các hoạt động đầu tư trên thị trường hấp dẫn hơn, thuận tiện và có lãi suất caohơn so với gửi tiết kiệm, đồng thời khuyến khích được nhiều vốn hơn vào nền kinhtế góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Mặt khác, công ty chứng khoánlại là chủ thế quan trọng tham gia trong thị trường chứng khoán Theo đó, công tychứng khoán phát triển lành mạnh góp phần xây dựng thị trường chứng khoán minhbạch, hiệu quả theo đúng ý nghĩa của nó Để thúc đẩy và tạo điều kiện cho các côngty chứng khoán phát triển, về mặt quản lý, khâu tổ chức kế toán lại càng trở nêncấp thiết hơn bao giờ hết.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức kếtoán trong các công ty chứng khoán, nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại cáccông ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội, từ đó đánh giá thực trạng đạt được vàmột số vấn đề còn tồn tại, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Do quá trìnhnghiên cứu giới hạn về mặt thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu chọn mẫu một số côngty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội theo quy mô lớn nhỏ khác nhau, từ đó đưa racác kết luận về tổng thể nghiên cứu – là các công ty chứng khoán trên địa bàn HàNội Tại các doanh nghiệp được chọn mẫu, tiến hành điều tra thực tế thông qua cácphiếu điều tra và những cuộc phỏng vấn với các câu hỏi chuyên sâu, đồng thời dựatrên những số liệu được cung cấp tại các phòng ban kế toán của các công ty, cácthông tin dữ liệu được tập hợp lại và hệ thống hóa theo phương pháp thống kê mô tảqua hai đơn vị kinh doanh điển hình.
Trang 8Do đó, luận văn được kết cấu thành 4 chương, cụ thể như sau:Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán
Chương 3: Phân tích thực trạng tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán trênđịa bàn Hà Nội
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận
Chương 1: “Giới thiệu đề tài nghiên cứu” sẽ phân tích tính cấp thiết của đề
tài, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó nêu lên lý dochọn đề tài Với mục tiêu đã đặt ra, chương 1 sẽ trình bày các câu hỏi được sử dụngtrong suốt quá trình nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuđược sử dụng.
Chương 2: “Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong các công ty chứngkhoán”
2.1 Lý thuyết tổ chức: Tổ chức là một công cụ được sử dụng bởi con người đểkết hợp các hành động lại tạo ra một giá trị, hay đúng hơn là đạt được mục tiêu củatổ chức Lý thuyết tổ chức trở thành cơ sở lý thuyết về tổ chức nói chung và tổ chứckế toán nói riêng Lý thuyết tổ chức đã có thể được coi như cơ sở nền tảng cho việcnghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại công các công ty chứng khoán hiện nay,bắt đầu từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại cácdoanh nghiệp – cụ thể là các công ty chứng khoán, từ đó đánh giá nhằm đưa ra giảipháp về việc phối hợp giữa các nội dung tổ chức, từng phần hành kế toán, mục đíchcuối cùng là xây dựng công tác tổ chức kế toán hiệu quả nhất, đạt mục tiêu của tổchức.
2.2 Yêu cầu tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán: Bao gồm các yêucầu trong việc tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán (tổ chức hệ thốngchứng từ, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ, hệ thống báo cáo kế toán), tổ chức kiểmtra kế toán.
2.3 Nguyên tắc tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán: Cũng giốngnhư những doanh nghiệp kinh doanh thông thường, tổ chức kế toán tại các công tychứng khoán cần tuân theo nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc đặc thù, nguyên tắctiết kiệm và hiệu quả.
2.4 Vai trò tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán: Các công ty chứngkhoán ra đời là một tất yếu khách quan, mặt khác tổ chức kế toán trong công tychứng khoán cung cấp bộ khung cho bộ phận tài chính của đơn vị, giúp bộ máy
Trang 9doanh nghiệp hoạt động tốt Vì vậy, tổ chức kế toán tại đơn vị này, không thể khác,cũng là một tất yếu khách quan.
2.5 Nội dung tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán bao gồm
- Tổ chức bộ máy kế toán theo các mô hình tập trung, phân tán, vừa tập trung,vừa phân tán Xét về mặt hình thức, tổ chức bộ máy tại các doanh nghiệp kinhdoanh chứng khoán cũng không khác các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thôngthường, tuy nhiên do tính đặc thù nên việc phân công lao động và bố trí phần hànhkế toán có những nét đặc thù riêng.
- Tổ chức công tác kế toán: Tổ chức hệ thống chứng từ đảm bảo việc lập vàluân chuyển đúng mẫu theo quy định; Tổ chức hệ thống tài khoản theo thông tư95/2008/TT-BTC và QĐ 15 của Bộ Tài chính; Tổ chức hệ thống sổ, báo cáo kế toánđúng mẫu, đầy đủ, chi tiết theo từng tài khoản nhằm phục vụ yêu cầu quản lý.
- Tổ chức kiếm tra kế toán: kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra bất thường nhằmđảm bảo công tác kế toán thực hiện đúng, số liệu được cung cấp là chính xác, đángtin cậy, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Chương 3: “Phân tích thực trạng tổ chức kế toán trong các công ty chứngkhoán trên địa bàn Hà Nội”
3.1 Khái quát thị trường chứng khoán Việt Nam và những công ty chứngkhoán trong thời gian qua
3.2 Mô hình quản lý các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội: lấy chọnmẫu tại công ty chứng khoán Thăng Long (quy mô lớn) và công ty chứng khoán TríViệt (quy mô nhỏ).
3.3 Thực trạng các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội: được nghiêncứu trên cơ sở tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán, tổ chức công táckiểm tra kế toán
Chương 4: “Thảo luận các kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất vàkết luận”
Trên cơ sở nghiên cứu chọn mẫu tại hai công ty chứng khoán, có những thànhquả đã đạt được bên cạnh những tồn tại cần khắc phục Chương 4 sẽ tiếp tục đánhgiá những vấn đề nêu trên đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa tổchức kế toán tại hai công ty chứng khoán nói riêng và các công ty chứng khoán trênđịa bàn Hà Nội nói chung.
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu:
Trang 10- Những thành quả đạt được như hệ thống chứng từ đầy đủ, khoa học, đượcthiết kế hợp lý, việc luân chuyển kịp thời, linh hoạt giữa các phòng ban; Tổ chức tàikhoản trên cơ sở hệ thống tài khoản quy định trong chế độ kế toán, các công ty đãchi tiết hệ thống tài khoản theo đặc điểm, mục đích quản lý riêng của từng công tytạo ra hệ thống tài khoản chi tiết, rõ ràng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phátsinh; đảm bảo phát hiện được sai sót khi có lỗi hạch toán, sẵn sàng cung cấp số liệucho bộ phận quản lý khi có yêu cầu; Tổ chức hệ thống sổ kế toán đúng mẫu, đúngchỉ tiêu quy định sẵn…
- Bên cạnh đó còn nhiều vấn đề tồn tại: Tổ chức bộ máy kế toán chưa hợp lýđể phù hợp với tình hình kinh doanh và tiết kiệm chi phí trong bối cảnh thị trườngkhó khăn hiện nay; Chưa chi tiết các tài khoản phản ánh doanh thu và chi phí hoạtđộng môi giới, tư vấn chứng khoán; Sự tích hợp giữa hai phần mềm kế toán giaodịch và kế toán nội bộ còn kém
4.2 Giải pháp đề xuất: Đánh giá những thành quả đạt được và những mặt tồntại, đề tài nêu rõ phương hướng cần hoàn thiện đứng về phía các cơ quan nhà nướcvà sự tuân thủ của các công ty chứng khoán, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện, giảipháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội,cụ thể như sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp hơn nhằm giảm thiểu chi phí, phù hợp tìnhhình kinh doanh cũng như bối cảnh thị trường
- Việc chi tiết các tài khoản cũng cần được thực hiện cụ thể hơn nữa nhằmphục vụ yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho ban Quản trị- Cần thiết lập và kết nối hệ thống phần mềm nội bộ và giao dịch nhằm đảmbảo quản lý tách bạch tài khoản nhà đầu tư, giảm nhẹ công việc cho nhân viên kếtoán, đồng thời đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu kết nối.
- Tổ chức lập báo cáo quản trị phục vụ công tác quản lý như báo cáo danh mụctự doanh, Báo cáo thị phần môi giới, Báo cáo so sánh giữa các công ty chứngkhoán.
Với phương hướng và các giải pháp được đề ra, cần có sự hỗ trợ lớn từ phíacác cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý có thẩm quyền, đồng thời cần có sự tuân thủchặt chẽ của toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán trên thị trường mớiđạt hiệu quả cao nhất trong quản lý, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nontrẻ này.
Trang 11Trên cơ sở khảo sát nghiên cứu tại hai công ty chứng khoán với quy mô khácnhau, đề tài luận văn đã khái quát hóa thực trạng tổ chức kế toán tại các công tychứng khoán trên địa bàn Hà Nội hiện nay Một mặt, đề tài nghiên cứu đã hệ thốnghoá một số vấn đề có tính lý luận về tổ chức kế toán tại các công ty chứng khoánđồng thời đánh giá thực trạng tại một số các công ty chứng khoán Trên cơ sở đóđưa ra những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoántrên địa bàn Hà Nội Tuy nhiên luận do hạn chế về kiến thức cũng như thời giannghiên cứu nên đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
- Phạm vi nghiên cứu cần được mở rộng hơn, chọn mẫu thêm nhiều công tyhơn để đưa ra kết luận đại điện cho tổng thể nghiên cứu.
- Cần So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế, tổ chức kế toán tại các công tychứng khoán nước ngoài, so sánh điểm khác biệt trong công tác tổ chức thông tin kếtoán giữa doanh nghiệp Việt nam và nước ngoài, từ đó ứng dụng vào thực tế ViệtNam.
Đó cũng chính là những gợi ý về hướng phát triển nghiên cứu cho nhữngnghiên cứu trong tương lai với những ai đã và đang quan tâm đến vấn đề này.
Trang 12MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂUTÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiêncứu 3
1.3.Mục tiêu nghiên cứu đề tài 8
1.4.Câu hỏi nghiên cứu 8
1.6.3.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp do đơn vị cung cấp 10
1.6.4.Phương pháp thống kê, mô tả 10
1.7.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 10
1.8.Kết cấu đề tài 11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 12
2.1 Lý thuyết tổ chức 12
2.2 Yêu cầu tổ chức kế toán trong công ty chứng khoán 14
2.3 Nguyên tắc tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán 15
2.4 Vai trò tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán 16
2.5 Nội dung tổ chức kế toán trong công ty chứng khoán 17
2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán trong các công ty chứng khoán 17
2.5.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung 18
2.5.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán 20
2.5.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán 21
2.5.2 Tổ chức công tác kế toán trong công ty chứng khoán 21
2.5.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ trong công ty chứng khoán 21
Trang 132.5.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong công ty chứng khoán 24
2.5.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong công ty chứng khoán 24
2.5.2.4 Tổ chức lập và phân tích Báo cáo tài chính trong công ty chứng khoán 25
2.5.3 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán trong công ty chứng khoán 27
2.5.3.1 Sự cần thiết của công tác kiểm tra kế toán 27
2.5.3.2 Nhiệm vụ của kiểm tra kế toán 27
2.5.3.3 Yêu cầu của việc kiểm tra kế toán 27
2.5.3.4 Hình thức kiểm tra kế toán 28
2.5.3.5 Nội dung tổ chức kiểm tra kế toán 28
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 30
3.1 Khái quát thị trường chứng khoán Việt Nam và các công ty chứngkhoán 30
3.2 Mô hình quản lý trong các công ty chứng khoán trên địa bàn Hà Nội 32
3.3 Thực trạng tổ chức kế toán trong các công ty chứng khoán trên địabàn Hà Nội 39
3.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán 39
3.3.2.Tổ chức công tác kế toán 42
3.3.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ 42
3.3.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản và vận dụng hệ thống tài khoản 47
3.3.2.3 Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán 57
3.3.3.Tổ chức kiểm tra công tác kế toán 64
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 66
4.1.Thảo luận kết quả nghiên cứu 66
4.1.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 69
4.1.2.3 Tổ chức ghi sổ kế toán – kế toán trên máy tính 70
4.1.2.4 Thiết lập hệ thống phần mềm kế toán giao dịch – nội bộ 71
Trang 144.1.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 72
4.2.Giải pháp đề xuất hoàn thiện tổ chức kế toán trong các công ty chứngkhoán trên địa bàn Hà Nội 73
4.2.1.Phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán tại các công ty chứng khoán734.2.2.Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán trong các công tychứng khoán 75
4.2.3.4 Tổ chức lập các báo cáo quản trị phục vụ công tác quản lý 80
4.2.4.Điều kiện để thực hiện các giải pháp đặt ra 81
4.3.Đóng góp của đề tài nghiên cứu 87
4.4.Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiêncứu trong tương lai 87
4.5.Kết luận về đề tài nghiên cứu 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 15CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thị trường chứng khoán (TTCK) trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại,được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoántrung và dài hạn Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi ngườimua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thịtrường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thịtrường sơ cấp Như vậy, xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạtđộng trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủthể nắm giữ chứng khoán TTCK ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơkhai, từ khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dầndần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộcchung cho mọi thành viên tham gia các thị trường giao dịch hàng hoá, thị trườnghối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và TTCK Ở Việt Nam, Sựra đời của TTCK được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịchchứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầutiên vào ngày 28/07/2000 Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp (DN)niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít tráiphiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.
Có thể nói, TTCK là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đờisống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đangphát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân Khinền kinh tế hàng hoá phát triển đến một mức độ nhất định sẽ cần tới TTCK để hỗtrợ cho quá trình phát triển Sự phát triển mạnh mẽ của TTCK có tác động tích cựctới sự phát triển của các quốc gia Thực tế cho thấy TTCK đã thúc đẩy phát triểnkinh tế ở nhiều nước một cách có hiệu quả thông qua việc góp phần tạo ra vốn khảdụng Thực vậy, đa số các dự án đầu tư cần phải sử dụng vốn dài hạn thì mới đạthiệu quả cao trong khi các nhà tiết kiệm lại không muốn mất quyền kiểm soát móntiết kiệm của họ trong thời gian dài TTCK hoạt động trôi chảy sẽ cho phép khắcphục được mâu thuẫn này khiến cho các hoạt động đầu tư trên thị trường hấp dẫn,
Trang 16thuận tiện và có lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm, đồng thời khuyến khíchđược nhiều vốn hơn vào nền kinh tế góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinhtế TTCK cho phép ngân hàng sử dụng các chứng từ có giá điều tiết hoạt động củathị trường, khống chế sự co giãn cung cầu tiền tệ, khống chế quy mô đầu tư, thúcđẩy phát triển kinh tế và giá trị đồng tiền, bổ sung cho hệ thống ngân hàng trongviệc cung cấp vốn vay trung và dài hạn TTCK tạo điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế thông qua việc phát hành chứngkhoán ra nước ngoài TTCK rất nhậy cảm đối với các hoạt động kinh tế, là thướcđo hiệu quả các hoạt động kinh tế Giá trị cổ phiếu của các công ty (thị giá) tỷ lệthuận với lợi nhuận mà công ty đạt được Chỉ số chung của TTCK phản ánh mứctăng trưởng kinh tế của quốc gia trong thời gian ngắn, trung và dài hạn
Đến khi thị trường phát triển hơn về cả quy mô và chất lượng hoạt động, vaitrò của TTCK được thể hiện qua các nhà môi giới nhỏ lẻ hay của các Công tychứng khoán (CTCK) Cùng với sự phát triển không ngừng của TTCK, chứcnăng và vai trò của các CTCK ngày càng mở rộng, bao khắp các nghiệp vụ trênTTCK Bởi vậy, nói một cách tổng quát nhất, CTCK là một loại hình định chếtrung gian đặc biệt trên TTCK, tham gia hầu hết vào quá trình luân chuyển củachứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơ cấp đến khâu giao dịch muabán trên thị trường thứ cấp, thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán nhưngành nghề kinh doanh chính Có thể nói, CTCK là tác nhân quan trọng không thểthiếu trong quá trình phát triển của TTCK.
Vai trò của CTCK được thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK Thông quacác hoạt động này, CTCK đã thật sự tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triểncủa nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng Để thực hiện sứ mệnh là một địnhchế tài chính trung gian và đạt được kết quả hiện nay không thể không kể đến vaitrò của tổ chức kế toán trong các CTCK
Tổ chức kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý trongDN, một cách thích ứng với điều kiện về qui mô, về đặc điểm tổ chức sản xuấtkinh doanh (SXKD) cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại DN, có ýnghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu qủa quản lý tạiDN.Với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình và kết quả hoạt động của DNmột cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hệ thống nên tổ chức kế toán được cácDN đặc biệt quan tâm Tổ chức kế toán không đơn thuần là tổ chức một bộ phậnquản lý trong DN, mà nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các
Trang 17yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc giántiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năngvốn có của mình Tổ chức kế toán DN trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường,ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của khoa học tổ chức, còn phải gắn vớiđặc thù của hạch toán kế toán vừa là môn khoa học, vừa là nghệ thuật ứng dụng đểviệc tồ chức đảm bảo được tính linh hoạt, hiệu quả và đồng bộ nhằm đạt tới mụctiêu chung là tăng cường được hiệu quả SXKD của DN.
Như vậy, tổ chức kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếutrong các DN nói chung và các CTCK nói riêng Đó là một khâu của quá trìnhquản trị, tổ chức quản lý hoạt động trong CTCK Mặt khác, CTCK lại là chủ thếquan trọng tham gia trong TTCK, với nền kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức kếtoán trong CTCK lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
nghiên cứu
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tính cấp thiết của tổ chức kế toán tại cácDN thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên đề tài về các CTCK lại khôngđược đề cập nhiều, vì TTCK Việt Nam vẫn đang trong quá trình hình thành vàphát triển, vẫn đang là loại hình kinh doanh khá mới mẻ tại Việt Nam so với bềdày kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới Tuy nhiên các công trìnhnghiên cứu sẽ được đề cập dưới đây đã đưa ra khá rõ cơ sở lý luận của tổ chức kếtoán tại các CTCK, những vấn đề vẫn còn tồn tại và giải pháp của tác giả về việchoàn thiện
Năm 2008 với Đề tài luận văn thạc sỹ kinh tê: “Hoàn thiện tổ chức hạch toánkế toán trong các CTCK ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Hà, người hướng dẫnkhoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Đông, trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Theo như kết cấu của đề tài nghiên cứu, với đặc thù của nghiệp vụ kinhdoanh chứng khoán và TTCK, tác giả đã nêu được cơ sở lý luận chung về tổ chứckế toán bao gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán (chứng từ, sổkế toán, tài khoản, báo cáo) tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát hệ thống thôngtin kế toán, phân tích xử lý thông tin trong quá trình quản lý tại CTCK, nguyêntắc, yêu cầu tổ chức kế toán.
Thực hiện khảo sát công tác kế toán tại CTCK Ngân hàng Công Thương ViệtNam và Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn Nghiên cứu công tác kế toán bốnnghiệp vụ kinh doanh: môi giới, tư vấn, tự doanh, lưu ký trên các phương diện: tổ
Trang 18chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản, tổchức hệ thống sổ và báo cáo kế toán, có thể nói, tác giả đã phân tích thực trạng, cócái nhìn tổng quan về tổ chức kế toán trong các DN chứng khoán Việt Nam, đánhgiá những thành quả đạt được đồng thời phát hiện những mặt tồn tại cần giảiquyết.
Tổ chức bộ máy kế toán: Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại các CTCKđược tổ chức khá tốt, không có sự vi phạm về nguyên tắc bất kiêm nhiệm trongphân công lao động kế toán Tất cả các CTCK đều thực hiện hạch toán trên phầnmềm máy vi tính, phần mềm được thiết kế chuyên biệt trong ngành kinh doanhchứng khoán và theo đặc thù của từng DN.
Tổ chức chứng từ: Hệ thống chứng từ sử dụng tại các CTCK Việt namđược tổ chức trên cơ sở hệ thống chứng từ quy định tại QĐ 99/2000/QĐ-BTC Hệthống chứng từ được luân chuyển hợp pháp, hợp lệ theo quy định của Bộ tài chínhvà tuân thủ quy trình quản lý tài chính riêng của từng công ty Các mẫu chứng từbắt buộc được tuân thủ đúng quy định, các thông tin trên chứng từ đã phản ánhđược thực tế phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế về thời gian, khối lượng, nộidung kinh tế và ký duyệt
Tổ chức hệ thống tài khoản: hệ thống tài khoản kế toán đã thực hiện theoQĐ 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/6/2000 về việc ban hành chế độ kế toán CTCK Hệthống tài khoản được chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý, do đó kế toán trưởng,kế toán bộ phận thường xuyên kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết tài khoản, từ đóphân tích và phát hiện sai sót nếu có Đánh giá sai sót và đưa ra các biện phápkiểm tra nhằm giảm tối đa sai sót Đồng thời, công việc này cũng giúp kế toántrưởng đánh giá khả năng nắm bắt và phân tích thông tin của kế toán viên.
Nhìn chung, chế độ kế toán áp dụng trong các DN kinh doanh chứng khoánđã từng bước hoàn thiện, từ khâu tổ chức phân công lao động kế toán, tổ chứcphần mềm sử dụng cho đến việc thực hiện các công tác kế toán trong DN: chế độchứng từ, tài khoản, sổ, các nghiệp vụ kế toán và báo cáo kế toán đều tương đốitốt Không có sự vi phạm về chuẩn mực, chế độ kế toán cũng như pháp luật hiệnhành Công tác kiểm tra, kiểm soát hệ thống thông tin kế toán luôn được trú trọngđảm bảo hạn chế sai sót trong hệ thống thông tin kế toán và rủi ro trong quản lýDN.
Trang 19Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề còn tồn tại như phần mềm kế toán với sựtích hợp giữa phần mềm giao dịch và nội bộ, nên luôn gây tình trạng bỏ sót số liệudo lỗi phần mềm…
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiệntrên hai phương diện sự điều hành và chỉ đạo của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước(UBCKNN) cũng như Bộ Tài chính, đồng thời công tác tổ chức kế toán tại chínhcác đơn vị kinh doanh chứng khoán Bộ Tài chính cần bổ sung tài khoản trunggian theo dõi phí môi giới; Đổi tên một số tài khoản đảm bảo phản ánh toàn diệndoanh thu, chi phí của hoạt động tư vấn tài chính…, để cung cấp thông tin hoànhảo hơn cho bộ phận quản lý trong điều kiện TTCK còn non trẻ và biến độngkhông ngừng sao cho phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của DN, bêncạnh đó vẫn tuân theo quy định của Bộ Tài chính và Chuẩn mực, chế độ kế toánhiện hành.
Năm 2010, Đề tài luận văn tốt nghiệp đại học: “Hoàn thiện kế toán trong cácCTCK Việt Nam giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Mai Hoa, người hướng dẫnkhoa học: Ths.Chúc Anh Tú, Bộ môn Kế toán DN, Học viện Tài chính.
Đề tài nghiên cứu khoa học trên không đi sâu nghiên cứu theo chiều hướngtổ chức kế toán tại các CTCK mà chỉ nghiên cứu một phần của công tác tổ chứckế toán, đó là tổ chức hệ thống tài khoản, quy trình hạch toán các loại chứngkhoán như cổ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu quỹ, công cụ phái sinh
Trên cơ sở lý luận về các loại chứng khoán, hệ thống tài khoản sử dụng vàphương pháp hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán thương mại, cổphiếu quỹ theo quy định TT 95/2008/ TT- BTC, tác giả đã tiến hành điều tra thựctế chọn mẫu tại CTCK Vndirect và CTCK Thăng Long nhằm đánh giá tổng quanthực trạng tổ chức kế toán tại các CTCK Việt Nam.
Nhìn chung, kế toán các loại chứng khoán trong CTCK Việt Nam chủ yếuđược hướng dẫn áp dụng theo QĐ15/2006 ban hành ngày 20/3/2006 và TT95/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính Tuy nhiên, việchạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh trong các CTCK khác nhau thườngkhông giống nhau, mỗi CTCK có một mã tài khoản chung khác nhau, mã loạichứng từ, mã khách hàng cũng khác nhau Các tài khoản sử dụng tại các CTCKcũng được chi tiết theo các đối tượng khác nhau ví dụ: đối tác, khách hàng, ngânhàng tạo tài khoản, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của CTCK Như vậy kếtoán tại các CTCK Việt nam theo đề tài nghiên cứu cơ bản đã tuân theo sự hướng
Trang 20dẫn của Bộ Tài chính và UBCKNN, áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành và cácthông tư áp dụng riêng đối với các CTCK, hạch toán đúng, đủ bản chất các nghiệpvụ kinh tế phát sinh
Tuy nhiên, tổ chức kế toán trong các CTCK Việt Nam hiện nay còn gặpnhiều khó khăn do cả những nguyên nhân chủ quan ( như: hệ thống trang thiết bịđiện tử, năng lực chuyên môn của cán bộ kế toán, ) và những nguyên nhân kháchquan ( hệ thống các văn bản pháp quy chưa thật sự đầy đủ, chưa đồng bộ; sự tácđộng, hoạt động; hướng dẫn của các tổ chức hội nghề nghiệp còn yếu; ) Do đó,thực trạng công tác kế toán trong các CTCK Việt Nam hiện nay đã bộc lộ nhiềuvấn đề cần được giải quyết Vì vậy, đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luậncơ bản về kế toán trong các CTCK Việt Nam; làm rõ hoạt động hạch toán một sốloại chứng khoán phổ biến; đồng thời trên cơ sở phân tích những bài học kinhnghiệm của các nước phát triển (Mỹ, Trung Quốc ) về hạch toán các loại chứngkhoán theo giá trị thị trường Từ đó, đưa ra những quan điểm và phương hướnghoàn thiện kế toán trong các CTCK Việt Nam, đề xuất một số giải pháp và kiếnnghị có chọn lọc nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán trong các CTCK Việtnam trong thời gian tới như: Nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán, kiểm toántrong DN; tăng cường việc kiểm soát hoạt động kế toán trong các CTCK Việtnam; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản, thông tư hướng dẫn nhằm phùhợp với sự phát triển của thị trường;
Qua các công trình nêu trên, Luận văn sẽ tiếp tục nghiên cứu dựa trên cơ sởđánh giá những mặt tồn tại đã được giải quyết hay chưa, tiếp tục phát hiện nhữnghạn chế nảy sinh nếu có, đồng thời xem xét đổi mới về đối tượng và phạm vinghiên cứu nhằm có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn trong quá trình khái quáthóa dữ liệu.
Đổi mới về đối tượng nghiên cứu
Tổ chức kế toán gồm các khâu : Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức thông tinkế toán (tổ chức chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán sử dụng), tổ chức công táckiểm tra kế toán, tổ chức phân tích, xử lý thông tin kế toán Đề tài luận văn tốtnghiệp của tác giả Nguyễn Mai Hoa – HVTC chỉ tập trung nghiên cứu một khâutrong công tác trên, đó là tổ chức tài khoản kế toán của một số nghiệp vụ kinh thếphát sinh liên quan đến các loại chứng khoán Do vậy công trình nghiên cứu củatác giả so với đề tài đang tập trung nghiên cứu còn khá nhiều điểm cần bổ sung,hoàn thiện, tìm hiểu sâu hơn, toàn diện hơn trong công tác tổ chức kế toán tại DN.
Trang 21Có thể nói, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu của đề tài trước đó còn khá hẹp, sẽ trởthành cơ sở, nền tảng cho đề tài tôi đang nghiên cứu với phạm vi lớn hơn, tổngquát hơn.
Thay đổi phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, Các công trình nghiên cứu cũ được nghiên cứu trong phạm vi thời
gian là năm 2008, năm 2010 Mặt khác TTCK lại luôn biến động, phát triển khôngngừng, do vậy, cùng với sự thay đổi của thị trường cần có sự điểu chỉnh phù hợpvà tổ chức kế toán hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu quản lý, hiệu quả trong việc điềuhành, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Năm 2008, lợi nhuận các công ty giảm tới 30%, thị trường tiếp tục chuỗingày suy giảm với mức độ ngày càng trầm trọng hơn và năm 2009 TTCK ViệtNam vẫn tiếp tục đi xuống cho đến giữa tháng 3/2009 TTCK tập trung của ViệtNam trở nên rất sôi động, mở đầu cho một loạt các phiên tăng điểm và khối lượnggiao dịch cũng tăng Năm 2010 là năm TTCK giao dịch biến đầy biến động và đểlại nhiều cảm xúc trái ngược cho nhà đầu tư, lao dốc chạm mốc thấp nhất trongvòng một năm vào tháng 7,8 và phục hồi vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 Năm2011 là năm kỳ vọng thị trường tăng điểm trở lại với những luồng tín hiệu khảquan theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, tuy nhiên tính từ đầu năm 2011đến nay, thị trường liên tục đi ngang và suy giảm mạnh vào tháng 5 năm 2011.Cóthể nói, TTCK Việt Nam trong những năm gần đây vẫn luôn biến động khôngngừng
Để kiểm soát hoạt động kế toán tại các CTCK, ngày 24/10/2008 Bộ Tàichính đã ban hành Thông tư 95/2008/TT – BTC Hướng dẫn áp dụng kế toán đốivới các CTCK hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản và phương pháp ghichép một số tài khoản kế toán; mẫu báo cáo tài chính, giải thích nội dung, phươngpháp lập và trình bày báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán cho CTCK Năm2010, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 162/2010/TT-BTC hướng dẫnsửa đổi, bổ sung Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 Như vậy cácCTCK hiện nay chủ yếu được hướng dẫn áp dụng theo QĐ15/2006 ban hànhngày 20/3/2006 và QĐ 48/2006 dành cho DN vừa và nhỏ, đây là chế độ kế toán ápdụng chung cho tất cả các DN, đồng thời áp dụng kèm theo những văn bản đượcquy định riêng cho các CTCK Rõ ràng hành lang pháp lý và những quy định mới
Trang 22chặt chẽ hơn đã được đặt ra cho các CTCK, đòi hỏi tổ chức kế toán tại các CTCKcũng có những thay đổi nhất định.
Như vậy công trình nghiên cứu trước đã đưa ra những cơ sở lý luận về tổchức kế toán và thực trạng tổ chức tại các CTCK cách đây 3 năm Trên cơ sở kếthừa những luận điểm đã được đề cập trước đó, đề tài nghiên cứu Luận văn của tôisẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại các CTCK trong giaiđoạn hiện nay (tính đến năm 2011)
Thứ hai, Phương pháp thu thập dữ liệu của công trình nghiên cứu cũ là điều
tra chọn mẫu dựa trên thực trạng tại CTCK Ngân hàng Công Thương và CTCKSSI, qua đó khái quát hóa tổng quan tổ chức kế toán của toàn bộ các CTCK ViệtNam Trong đó CTCK SSI là công ty có vốn hóa lớn nhất với số vốn điều lệ năm2008 là 1.366 tỷ đồng, CTCK Ngân hàng công thương tăng vốn điều lệ lên 500 tỷđồng năm 2008 Về phạm vi nghiên cứu, hai CTCK trên đều là những CTCK lớn,việc thống kê và tổng quát hóa cho toàn bộ các CTCK ở Việt Nam giai đoạn đóchưa mang tính chọn mẫu và chưa thể đại điện đặc trưng cho toàn bộ tổng thểnghiên cứu Trên cơ sở đó, Luận văn của tôi sẽ giới hạn khoanh vùng phạm vinghiên cứu tại các CTCK trên địa bàn Hà Nội, và chọn mẫu trên cơ sở quy môDN Đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như tính đặc thù kinh doanh chứngkhoán là yếu tố quyết định hàng đầu đến tổ chức kế toán, quy mô của DN cũng sẽquyết định DN xây dựng tổ chức bộ máy kế toán ra sao.
Trong nghiên cứu được quán triệt từ quan điểm duy vật, nó đòi hỏi xuất phátcủa nghiên cứu phải từ hiện thực khách quan, từ thực tiễn của đời sống kinh tế xãhội Chính vì vậy cần có sự đối chiếu so sánh giữa lí luận và thực tiễn, để từ cơ sởđó hoàn thiện lí luận và đưa ra các giải pháp cho thực tiễn Như vậy, mục tiêunghiên cứu của đề tài là:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong CTCK.
Nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán trong các CTCK trên địa bàn HàNội
Đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kếtoán trong các CTCK trên địa bàn Hà Nội
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã đề cập trên đây, nội dung đề tàiLuận văn cần trả lời được những câu hỏi sau:
Trang 23 Lý luận chung về tổ chức kế toán được vận dụng như thế nào?
Tổ chức kế toán ở các CTCK hiện nay như thế nào? (tổ chức bộ máy kếtoán, tổ chức công tác kế toán và tổ chức công tác kiểm tra kế toán)
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại các CTCK xét trên địa bàn HàNội?
Phạm vi về mặt không gian: Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều trachọn mẫu tại một số CTCK trên địa bàn Hà Nội, qua đó tiến hành phân tích thựctrạng tại hai CTCK: CTCK Thăng Long (đại diện DN quy mô lớn) và CTCK TríViệt (đại diện DN quy mô nhỏ).
Phạm vi về mặt thời gian: Năm 2011
Số liệu nghiên cứu trong đề tài: do phòng kế toán đơn vị cung cấp
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về tổ chức kế toán (bộ máy kếtoán, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán) tại hai CTCK trên.
Trong quá trình thực hiện luận văn, có nhiều phương pháp nghiên cứu đượcsử dụng như: phương pháp khảo sát thực tế, điều tra thực tế hay phỏng vấn chuyênsâu, phương pháp thống kê, mô tả, hệ thống hoá Các phương pháp trên được sửdụng kết hợp nhằm mục đích xem xét, đánh giá các vấn đề cần nghiên cứu, từ đónêu lên các ý kiến của bản thân.
1.6.1.Điều tra thực tế
Điều tra thực tế là phương pháp sử dụng các phiếu điều tra (mẫu phiếu điềutra - phụ lục số 1.1)với các nội dung mang tính chất tổng quát và cụ thể về tổ chứckế toán giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về đơn vị nghiên cứu cũng như nắmbắt được những số liệu, những thông tin chi tiết về đặc điểm hay thực trạng kếtoán tại các đơn vị Việc điều tra thực tế được tiến hành chọn mẫu tại 5 CTCK trênđịa bàn Hà Nội (CTCK Thăng Long, CTCK Trí Việt, CTCK Biển Việt, CTCKMaritimeBank, CTCK An Bình), từ mẫu nghiên cứu tác giả đưa ra kết quả thốngkê cho toàn bộ tổng thể nghiên cứu là các CTCK trên địa bàn Hà Nội Như vậyphương pháp điều tra thực tế gắn liền với phương pháp chọn mẫu, hệ thống hóa đểđưa ra kết luận tổng quan về đề tài nghiên cứu.
1.6.2.Phỏng vấn chuyên sâu
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu là phương pháp tiến hành hỏi trực tiếptrên một số đối tượng như các nhân viên trong phòng kế toán và nhân viên các
Trang 24phòng ban khác thông qua các bản câu hỏi kín đã được chuẩn bị từ trước ( nộidung câu hỏi – phụ lục số 1.2)
Để tiến hành phỏng vấn một đối tượng nào đó, cần lên kế hoạch phỏng vấn.Việc lập kế hoạch bao gồm các vấn đề như người được phỏng vấn là ai, sắp xếpthời gian phỏng vấn, xác định nội dung và các câu hỏi được phỏng vấn Mục đíchcủa phỏng vấn trực tiếp là giúp tác giả kiểm định những thông tin thông qua điềutra hoặc thu thập thêm những thông tin chưa nắm bắt được thông qua điều tra.
1.6.3.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp do đơn vị cung cấp
Như bản phân công lao động trong phòng kế toán, các báo cáo tài chính vàghi chép kế toán khác, quy trình luân chuyển chứng từ, quy trình hạch toán, báocáo kế toán quản trị, quy trình kiểm soát nội bộ đối với phòng kế toán Từ đó tácgiả nắm bắt được tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị (theo mô hình tập trung, phântán, hay vừa tập trung, vừa phân tán), tổ chức hạch toán kế toán và công tác kiểmtra, kiểm soát kế toán tại từng đơn vị nghiên cứu.
Đây là các tài liệu cung cấp thông tin chuẩn xác nhất vì nó là những ghi chépkế toán của đơn vị, đồng thời bổ sung những thông tin đã thu thập được qua quákhảo sát thực tế, từ đó nó khẳng định lại những thông tin đã được thu thập từtrước.
Ngoài ra còn có thể thu thập dữ liệu thông qua tham khảo các tài liệu khác cóliên quan như các luận văn, công trình nghiên cứu trước đó, bài báo, tạp chí, sáchbáo khác có liên quan.
1.6.4.Phương pháp thống kê, mô tả:
Dựa trên các kết quả thu thập được qua quá trình điều tra, phỏng vấn cũngnhư thu thập dữ liệu từ các đơn vị, các thông tin dữ liệu được hệ thống hóa theophương pháp mô tả, thống kê
Kết luận cuối cùng được đưa ra dựa trên cơ sở nghiên cứu chọn mẫu tại mộtsố các CTCK với các quy mô hoạt động khác nhau, từ đó được mô tả và thống kêlại qua hai đơn vị kinh doanh điển hình
Ý nghĩa về mặt lí luận: Hệ thống cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong cácCTCK, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng theo quy định của Bộ tàichính.
Trang 25Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Đưa ra giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tạicác CTCK, nhằm nâng cao vai trò công tác tổ chức kế toán trong hoạt động kinhdoanh của DN nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các CTCK trên địa bàn Hà
Nội”, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong các CTCK
Chương 3: Phân tích thực trạng tổ chức kế toán trong các CTCK trênđịa bàn Hà Nội
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kếtluận
Các CTCK giữ vai trò là chủ thể trung gian trên thị trường chứng khoán, tổchức kế toán tại các CTCK trở nên cấp thiết hơn cả trong việc thu thập, phân tích,đánh giá thông tin, giúp DN nâng cao hiệu quả trong tổ chức quản lý, quản trị, đưara các quyết định nhanh chóng, chính xác Dựa trên cơ sở tổng quan các côngtrình nghiên cứu trước đó, đề tài Luận văn sẽ mở rộng đối tượng và phạm vinghiên cứu nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về nội dung nghiên cứu Với mục tiêuđược đưa ra, cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính, đề tàisẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về tổ chức kế toán, trên cở sở đó phân tíchthực trạng tổ chức tại một số DN trên địa bàn Hà Nội, đánh giá những mặt đã đạtđược và những vấn đề còn tồn tại, đóng góp những ý nghĩa về mặt lý luận cũngnhư thực tiễn về công tác tổ chức kế toán tại các CTCK
Trang 26CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾTOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Cơ sở lý thuyết về tổ chức bắt nguồn từ một ý tưởng trong ngành sinh họcmang tên “hệ thống chung” của Ludwing Von Bertalanffy Ông cho rằng tất cảcác thực tế, xã hội cũng như sinh học, được cấu thành để đương đầu với sự tượngtác năng động giúp duy trì sự sống Xuất phát từ đó các nhà nghiên cứu truyềnthông đã nghiên cứu nó trong bối cảnh rộng hơn Thuyết hệ thống đề cập về tổchức và tất cả các mối quan hệ công chúng của nó với tư tưởng là tất cả các bộphận của một hệ thống có quan hệ tương hỗ và vận hành trong một tổng thể và sứcmạnh hệ thống lớn hơn tổng sức mạnh của tất cả các bộ phận riêng rẽ
Thường là chúng ta ít khi quan tâm đến tổ chức là gì và tại sao lại có tổchức? Có lẽ ít khi có người trong chúng ta không bao giờ tự hỏi tại sao lại có mộttrường học hay có một bệnh viện, tại sao lại có công ty và một tổ chức hoạt độngnhư thế Chúng thường biết đến tổ chức khi mà chúng ta thấy tổ chức đang “làmphiền” chúng ta bằng một cách nào đó Ví dụ như là chúng ta buộc phải chờ 2tiếng đồng hồ để được khám bệnh trong bệnh viện hay phải xếp hàng đến lượt khilấy tiền trong nhà băng Khi mà chuyện đó xảy ra thì chúng ta mới nghĩ đến là tạisao bệnh viện không có nhiều bác sĩ hơn để bệnh nhân đỡ phải chờ đợi hay nhàbăng không làm thêm nhiều quầy nữa để đỡ khỏi phải xếp hàng Đó là vì tổ chức.
Hầu hết mọi người đều không thấy tổ chức là gì, vì đó là một thứ vô hình.Chúng ta chỉ đề cập đến nó khi chúng ta muốn tạo nên hay chính xác hơn thànhlập nên một tổ chức
Tổ chức là một công cụ được sử dụng bởi con người để kết hợp các hànhđộng lại tạo ra một giá trị, hay đúng hơn là đạt được mục tiêu của tổ chức Đơngiản nhất là như một số người có chung một tôn giáo và mong muốn truyền bá tôngiáo có thể thành lập một nhà thờ, nhưng người thích giải trí và muốn tạo ra dịch
Trang 27vụ giải trí thì thành lập nên công ty giải trí như Walt Disney, CBS, Thường thìmột tổ chức tạo ra thường để phục vụ cho một nhu cầu hay một mong muốn nàođó của con người IBM, Microsoft được thành lập ra là để tăng cường sự pháttriển về công nghệ thông tin; Wal-mart hay Sear có là vì mong muốn trao đổi hànghóa nhiều lần của con người
Tổ chức được thực hiện trong mọi hoạt động về văn hóa, đời sống xã hội,đặc biệt không thể thiếu trong hoạt động SXKD Đối với một đơn vị, trước tiên làxây dựng một bộ máy bao gồm các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.Trong các phòng ban lại được tổ chức tùy theo đặc điểm công việc cũng như chứcnăng cụ thể của mình Không nằm ngoài nội dung của “Tổ chức”, tổ chức kế toánlà một trong những vấn đề thuộc về tổ chức quản lý trong DN, gắn với những yêucầu quản lý cụ thể tại DN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệuquả quản lý tại DN Tùy theo yêu cầu quản trị, bộ máy kế toán và công tác kế toánđược tổ chức sao cho phù hợp, nhưng cùng với mục tiêu chung của tổ chức là đemlại hiệu quả trong công tác quản trị, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại cácđơn vị Đó trở thành một trong những mục tiêu mà các DN đề ra để xây dựng mộtbộ máy tổ chức vững mạnh, gắn kết và đồng nhất.
Tổ chức kế toán trong DN bao hàm những nội dung sau:+ Tổ chức bộ máy kế toán
+ Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán+ Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán+ Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán+ Tổ chức kiểm tra kế toán( hoặc kiểm toán)
+ Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ thể lệ về kế toán được qui định,các qui tắc và chuẩn mực kế toán (CMKT) được thừa nhận
+ Tổ chức vận dụng các công việc kế toán để tập hợp phân loại, xử lí vàtổng hợp các thông tin cần thiết
+ Tổ chức trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán + Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong DN
Với những nội dung trên, có thể nói tổ chức kế toán cũng được thực hiệnnhằm phối hợp các hoạt động liên quan với mục tiêu xây dựng hệ thống tài chínhkế toán hiệu quả, phù hợp với quy mô cũng như đặc điểm kinh doanh của DN, gópphần cho công tác quản lý tại DN Có thể nói một DN không thể không có bộ máy
Trang 28kế toán và công tác kế toán Sự phối hợp giữa các khâu trong hệ thống kế toánquyết định hiệu quả tổ chức kế toán trong mỗi DN.
Lý thuyết tổ chức trở thành cơ sở lý thuyết về tổ chức nói chung và tổ chứckế toán nói riêng Lý thuyết tổ chức đã có thể được coi như cơ sở nền tảng choviệc nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại công các CTCK hiện nay, bắt đầutừ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại các DN –cụ thể là các CTCK, từ đó đánh giá nhằm đưa ra giải pháp về việc phối hợp giữacác nội dung tổ chức, từng phần hành kế toán, mục đích cuối cùng là xây dựngcông tác tổ chức kế toán hiệu quả nhất, đạt mục tiêu của tổ chức.
Yêu cầu của tổ chức bộ máy kế toán: Phù hợp với trình độ, khả năng củađội ngũ cán bộ kế toán của DN và khả năng trang bị các phương tiện kỹ thuật tínhtoán, ghi chép của DN, phù hợp hoạt động SXKD của DN Với đặc thù kinhdoanh chứng khoán, ngoài việc phân công lao động kế toán về tiền, tài sản cốđịnh, thuế…cần xây dựng mô hình kế toán theo các nghiệp vụ kinh doanh nhưmôi giới, tư vấn, tự doanh, bảo lãnh phát hành.
Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán: Phản ánh đúng thực tế, khách quantoàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính tại đơn vị để có thể ra quyết định đúng đắn;Hệ thống hóa thông tin kế toán theo hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổnghợp biểu thị tài sản và sự vận động của tài sản nhằm lập được các báo cáo kế toánphục vụ cho quản lý kinh tế tài chính, hệ thống hóa theo các chỉ tiêu kinh tế tàichính chi tiết phục vụ cho công tác quản trị nội bộ; Đảm bảo tính hợp lý, đáng tincậy, hữu ích của thông tin kế toán; Việc ghi chép và hệ thống hóa thông tin từ cácchứng từ kế toán đã được kiểm tra và thừa nhận đến khi lập báo cáo kế toán phảiđảm báo chính xác, trung thực.
Yêu cầu tổ chức công tác kiểm tra kế toán: Công tác kiểm tra, kiểm soát,kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ nhằm bảo bảo tínhchính xác, trung thực, hợp lý của hệ thống thông tin kế toán và làm cơ sở cho côngtác quản trị, ra quyết định đúng đắn trong quản lý Đặc biệt đối với các CTCK,công tác kiểm tra được tiến hành thường xuyên hơn (có thể 3 tháng, 6 tháng mộtlần) đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động môi giới, tự doanh, tạo niềm tin chonhà đầu tư và đảm bảo yêu cầu kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trang 29Nguyên tắc thống nhất: Tổ chức kế toán phải đúng theo các quy định pháp lý
hiện hành Ở nước ta, nhà nước quản lý và chỉ đạo thống nhất công tác kế toán vàđể có thể quản lý chỉ đạo thống nhất công tác kế toán, Nhà nước ban hành hệthống văn bản pháp lý về kế toán như: Luật kế toán (do Quốc hội thông qua),CMKT và chế độ kế toán (do Bộ tài chính ban hành), thông tư 95/2008/TT-BTCdo Bộ Tài chính ban hành dành riêng cho các CTCK, yêu cầu các DN trong quátrình tổ chức kế toán phải tuân theo Do đó tổ chức kế toán tại các công ty kinhdoanh chứng khoán phải đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành về hệthống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ và báo cáo kế toán
Về hệ thống chứng từ, việc lập và luân chuyển chứng từ theo quy định chếđộ kế toán, thống nhất về mẫu biểu đồng thời có phương pháp lưu trữ, bảo quảnphù hợp Chứng từ kế toán phải thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập,ký chứng từ theo quy định Luật chứng khoán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CPngày 31/5/2004 của Chính Phủ, các văn bản khác có liên quan đến chứng từ kếtoán và các quy định trong chế độ kế toán, trong thông tư 95/2008/TT – BTC haythông tư 162/2010TT-BTC(hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư 95/2008/TT –BTC), áp dụng danh mục chứng từ và mẫu chứng từ đặc thù áp dụng cho CTCK
Về hệ thống tài khoản kế toán, các tổ chức căn cứ vào hệ thống tài khoản kếtoán quy định trong Chế độ kế toán DN, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiếthóa phù hợp với đặc điểm SXKD của mình đảm bảo nhất quán trong niên độ kếtoán về phương pháp ghi chép, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Về hệ thống sổ và báo cáo kế toán, phải thống nhất về phương pháp ghi sổ,hệ thống sổ được thiết kế thống nhất về cơ cấu, đảm bảo phản ảnh đầy đủ thôngtin kế toán tài chính trong DN đồng thời cung cấp thông tin chi tiết, tổng hợp chocông tác lập báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính cũng nhưnhững yêu cầu, nguyên tắc lập cũng thống nhất và tuân theo quy định chế độ kếtoán hiện hành.
Nguyên tắc đặc thù: tổ chức kế toán phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ,
tính chất hoạt động, đặc điểm SXKD và yêu cầu quản lý của DN Tùy khối lượngcông việc và biên chế bộ máy kế toán để xác định mô hình bộ máy kế toán hợp lý,phân công, phân nhiệm cho từng bộ phận kế toán hoặc từng nhân viên kế toánthực hiện các phần hành kế toán cụ thể Riêng đối với các CTCK, do đặc thù hoạtđộng là kinh doanh chứng khoán, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số tài khoản
Trang 30và phương pháp ghi chép một số tài khoản kế toán, mẫu báo cáo tài chính, giảithích nội dung, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kếtoán Những nội dung không hướng dẫn trong Thông tư này, CTCK thực hiệntheo Chế độ kế toán DN ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC vàQuyết định số 48/2006/QĐ-BTC (áp dụng DN nhỏ và vừa), các thông tư hướngdẫn thực hiện CMKT và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toánDN Công tác kiểm tra kế toán và những thông tin chứng khoán cũng cần tiếnhành đầy đủ, minh bạch nhằm đảm bảo việc tách bạch giữa hoạt động tự doanh vàhoạt động môi giới chứng khoán.
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Tổ chức kế toán phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả Theo nguyên tắc này, tổ chức kế toán phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ của kế toán, phát huy đầy đủ vai trò tác dụng của kế toán đối với côngtác quản lý kinh tế Chất lượng công tác kế toán phải đạt ở mức cao nhất với chiphí hạch toán tiết kiệm, tổ chức hạch toán kế toán đảm bảo công việc kế toán phảidễ làm, thông tin kế toán dễ kiểm tra và cung cấp đầy đủ, cập nhật theo yêu cầuquản lý
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán ra đời là một tất yếu khách quan củanền kinh tế thị trường Ở nước ta, ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán Hoạt động củacác tổ chức chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, đó là loại hình định chế tàichính đặc biệt Đối với nền kinh tế, các tổ chức kinh doanh chứng khoán là mộttrong những trung gian tài chính có chức năng huy động và điều hòa vốn một cáchtự nhiên thông qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán,đóng vai trò hình thành giá cả chứng khoán, làm tăng tính thanh khoản trên thịtrường khiến nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán vàngược lại Từ những đặc điểm cơ bản trên của các CTCK, ta có thể thấy vai trò tổchức kế toán tại các đơn vị này.
Tổ chức kế toán trong CTCK cung cấp một bộ khung cho bộ phận tài chínhtrong đơn vị Tổ chức kế toán tốt, bộ máy kế toán sẽ hoạt động thông suốt Côngtác tổ chức hạch toán ban đầu là xử lý chứng từ đảm bảo hợp pháp, hợp lệ và phảnánh đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kinh tế Tổ chức hệ thống tài khoản tốt sẽ cungcấp thông tin chi tiết theo yêu cầu quản lý và tạo điều kiện cho việc lập báo cáo tàichính được thuận lợi, chính xác Công tác kế toán theo các quy trình hạch toán
Trang 31hoạt động kinh doanh đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tếphát sinh lên sổ và báo cáo kế toán Từ đó thông tin kế toán cung cấp cho quản lýcó độ chính xác cao, góp phần thực hiện và tối ưu hoá các chiến lược kinh doanhtrong công ty.
Tổ chức kế toán DN là tổ chức lao động kế toán áp dụng các phương pháp kếtoán để thực hiện chức năng của kế toán, thu thập, xử lý và cung cấp thông tinkinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý kinh tế DN Tổ chức kế toánbao gồm những nội dung sau:
2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán trong CTCK
Bộ máy kế toán của một DN là tập hợp những người làm kế toán tại DNcùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộthông tin liên quan đến công tác kế toán tại DN từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lýđến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị Trong CTCK, cũng giống như công ty kinh doanh bình thường đều tổ chứcbộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán là sự sắp xếp, phân công công việc (phầnhành) cho từng kế toán viên và tổ chức luân chuyển chứng từ trong một phòng kếtoán (hoặc bộ phần kế toán) của một DN, bao gồm việc:
- Tổ chức nhân sự
- Tổ chức các phần hành kế toán
- Tổ chức mối quan hệ giữa các phần hành kinh tế
- Tổ chức mối quan hệ giữa phòng kế toán và các phòng ban khác có liênquan.
Vấn đề nhân sự để thực hiện công tác kế toán có ý nghĩa quan trọng hàng đầutrong tổ chức kế toán của DN Tổ chức nhân sự như thế nào để từng người pháthuy được cao nhất sở trường của mình, đồng thời tác động tích cực đến những bộphận hoặc người khác có liên quan là mục tiêu của tổ chức bộ máy kế toán.
Nhiệm vụ cơ bản của kinh tế là cung cấp thông tin về kinh tế tài chính chonhững người ra quyết đinh Để có thể cung cấp được thông tin này, kế toán viênphải thực hiện một số công việc, phần hành cụ thể như sau:
- Ghi nhận, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một tổ chức, mộtđơn vị kinh tế
- Phân loại, tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trang 32- Tổng hợp số liệu thu thập được qua các nghiệp vụ phát sinh
- Cung cấp số liệu cho các nhà quản lý và những người có liên quan.
Như vậy, theo Luật kế toán, kế toán thực hiện một quá trình bao gồm 3 hoạtđộng chủ yếu: Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin.
Trên thực tế không có mô hình tổ chức bộ máy kế toán chung Vì vậy mỗiđơn vị phải tự xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức liên kếtnhững kế toán viên có trình độ chuyên môn thích hợp để thực hiện được toàn bộcông tác kế toán, tài chính và thống kê ở đơn vị Để có thể xây dựng được môhình bộ máy kế toán ở đơn vị được khoa học và hợp lý, cần phải dựa vào nhữngcăn cứ sau:
- Căn cứ vào cơ chế quản lý, CMKT, chế độ kế toán nhà nước ban hành vàcác quy định cụ thể trong công tác quản lý kinh tế tài chính của đơn vị
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, đặc điểm tổ chức SXKD và đặc điểm tổchức bộ máy quản lý của đơn vị
- Căn cứ vào khả năng và trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán viên hiệncó ở đơn vị.
- Căn cứ vào trình độ trang bị và khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuậttính toán ở đơn vị để tổ chức sử dụng máy vào công tác kế toán.
Để xây dựng mô hình bộ máy kế toán phù hợp, trước hết phải lựa chọn hìnhthức tổ chức kế toán Việc lựa chọn hình thức tổ chức kế toán phụ thuộc vào mứcđộ và phạm vi phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ đơn vị Về lý thuyết cũngnhư trong thực tế, tổ chức kế toán ở các đơn vị tồn tại ba hình thức sau:
- Hình thức Tổ chức kế toán tập trung- Hình thức Tổ chức kế toán phân tán
- Hình thức Tổ chức kế toán vừa tập trung, vừa phân tán
2.5.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Mô hình này thích hợp với DN quy mô nhỏ và DN quy mô vừa, có ít đơn vịtrực thuộc, phân bố tập trung.
Theo mô hình này, ở đơn vị chỉ lập Phòng kế toán – Tài chính để thực hiệntoàn bộ công tác kế toán, công tác tài chính và công tác thống kê Ở các đơn vịtrực thuộc không có tổ chức kế toán riêng, mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làmnhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ, hàng ngày hoặc định
Trang 33kỳ ngắn (3 ngày, 5 ngày…) lập Bảng kê, chuyển chứng từ về Phòng kế toán – Tàichính của đơn vụ để tiến hành ghi chép kế toán Trong điều kiện cho phép, kế toántrưởng có thể phân công cho những nhân viên hạch toán ở các đơn vị trực thuộcthực hiện một số phần hành cụ thể Như vậy, mọi thông tin kế toán phát sinh trongtoàn đơn vị đều được ghi chép, hệ thống hóa tập trung ở Phòng kế toán của đơn vị.Mô hình bộ máy kế toán tập trung được phần chia thành các bộ phần kế toán theocác phần hành cụ thể (phụ lục số 2.1)
Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:
- Bộ phận kế toán tổng hợp, kiểm tra kế toán và kiểm toán: Ghi chép kế toáncác nghiệp vụ chưa phân công cho các bộ phận kế toán khác; thu nhận và kiểm trathông tin kế toán ở các bộ phận kế toán đã ghi chéo và hệ thống hóa trong kỳ; thựchiện việc kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính vàbáo cáo kế toán quản trị Tại các CTCK, bộ phận kế toán tổng hợp thường tập hợpcác số liệu có sẵn trên phần mềm tại các phòng ban, chi nhánh, tiến hành lập báocáo tổng hợp, báo cáo quản trị phục vụ công tác quản lý.
- Bộ phận kế toán thanh toán và giao dịch: Kế toán thanh toán theo dõi cácgiao dịch khớp lệnh mua và bán chứng khoán, tiến thành bù trừ và chuyển tiềnthanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán cho trung tâm lưu ký chứng khoán Kếtoán giao dịch được bố trí tại các địa điểm giao dịch của CTCK thực hiện cácnghiệp vụ liên quan đến nộp, rút, chuyển khoản tiền, ứng tiền…của nhà đầu tư
- Bộ phận tài chính, kế toán nguồn vốn, quỹ có nhiệm vụ xây dựng và quảnlý kế hoạch tài chính của đơn vị; ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết nguồnvốn và các quỹ; thu nhận xử lý và cung cấp thông tin phục vụ kế toán quản trị cácnguồn vồn; giúp nhà lãnh đạo quản lý chặt chẽ việc sử dung vốn kinh doanh, vốnhuy động, sử dụng đúng đắn các nguồn vốn.
- Bộ phận kế toán tài sản cố định, vật liệu và công cụ dụng cụ có nhiệm vụchủ yếu là ghi chép kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết tài sản cố định, vật liệu vàcông cụ dụng cụ
- Bộ phận kế toán tiền và các khoản đầu tư: Kế toán tổng hợp và chi tiết cácloại vốn bằng tiền và các khoản đầu tư như đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;thu nhận xử lý thông tin phục vụ kế toán quản trị vốn bằng tiền và lương
Trang 34- Bộ phận kế toán chi phí và thanh toán: Thực hiện việc ghi chép kế toántổng hợp và kế toán chi tiết tình hình chi phí, phân bổ chi phí và các đối tượng sửdụng theo tiêu thức phân bổ hợp lý; thực hiện công tác tính toán thanh toán cáckhoản nợ, đôn đốc thu hồi các khoản nợ theo đúng hạn; thu nhận xử lý các thôngtin phục vụ kế toán quản trị chi phí, các khoản nợ trong và ngoài đơn vị.
- Bộ phận kế toán doanh thu và xác định kết quả: Ghi chép kế toàn tổng hợpvà chi tiết doanh thu, kết quả kinh doanh; thu nhận xử lý các tài liệu, số liệu vềdoanh thu và kết quả phục vụ cho kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinhdoanh
Ưu điểm của mô hình này là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phươngtiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng cũng đảm bảođược việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo SXKDcủa DN.
2.5.1.2 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán.
Mô hình này thích hợp với DN có quy mô lớn, nhiều đơn vị trực thuộc, phâncấp quản lý toàn diện.
Theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán này, ở đơn vị chính tổ chức Phòng kếtoán, Tài chính còn ở các đơn vị trực thuộc đều có tổ chức kế toán riêng Hìnhthức tổ chức bộ máy kế toán phân tán thích hợp với những đơn vị lớn có nhiềuđơn vị trực thuộc và đã phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ ở mức độ cao.Trong trường hợp này, công việc kế toán tài chính, thống kê trong toàn bộ đơn vịđược phân công như sau:
- Phòng kế toán có nhiệm vụ xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính củatoàn đơn vị tổng thể, cấp phát và quản lý vốn, kinh phí đối với đơn vị trực thuộc;thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính; hướng dẫnkiểm tra công tác kế toán ở đơn vị trực thuộc; kiểm tra các báo cáo kế toán, thốngkế của đơn vị trực thuộc nộp lên.
Các đơn vị kế toán phụ thuộc có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện toàn bộ côngtác kế toán, tài chính, thống kế ở đơn vị mình dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng;lập báo cáo kế toán định kỳ bắt buộc và các báo cáo kế toán nội bộ theo yêu cầucủa đơn vị chính và gửi báo cáo kế toán về Phòng kế toán Trung tâm
Trang 35Mô hình bộ máy kế toán theo hình thức này được thể hiện theo (phụ lục số2.2).
2.5.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Theo hình thức này, ở đơn vị chính lập Phòng kế toán, Tài chính Các đơn vịtrực thuộc lớn được tổ chức kế toán riêng, còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ thìkhông có tổ chức kế toán riêng, mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụhướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu, định kỳngắn chuyển chứng từ về Phòng kế toán để kiểm tra và ghi sổ kế toán.
Thực chất hình thức tổ chức kế toán này là kết hợp hai hình thức tổ chức kếtoán tập trung và phân tán, phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh, trình độquản lý và mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ đơn vị.
2.5.2 Tổ chức công tác kế toán trong công ty chứng khoán
2.5.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ trong CTCK
Hạch toán ban đầu là công việc khởi đầu của quy trình kế toán nhưng khônghoàn toàn do các kế toán viên tiến hành, mà do người lao động ở các bộ phậntrong đơn vị công tác thực hiện với sự hướng dẫn của Phòng kế toán đơn vị.
Những thông tin hạch toán ban đầu đều là những thông tin về các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh ở đơn vị, là những thông tin kế toán phải thu nhận đểghi chép phản ánh Vì vậy phòng kế toán phải cùng với các bộ phận khác trongđơn vị phối hợp tổ chức hạch toán ban đầu ở từng bộ phận.
Nội dung chủ yếu của tổ chức hạch toán ban đầu, bao gồm:
- Quy định việc sử dụng các mẫu chứng từ ban đầu thích hợp với từng loạinghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để có thể ghi nhận đầy đủ, chính xác nộidung thông tin về các nghiệp vụ đó.
- Quy định người chịu trách nhiệm ghi nhận thông tin về nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh vào chứng từ ban đầu ở từng bộ phận; hướng dẫn cách ghinhận thông tin vào chứng từ ban đầu nhằm đảm bảo ghi đúng, đủ các yếu tố củachứng từ.
- Phân công kế toán viên chịu trách nhiệm thu nhận và kiểm tra các chứng từban đầu để phòng kế toán đơn vị nhận được toàn bộ thông tin về các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh trong đơn vị.
Như vậy tổ chức hạch toán ban đầu phải xác định những chứng từ cần phảilập hoặc tiếp nhận cho từng nghiệp vụ kinh tế, nội dung, công dụng của chứng từ,
Trang 36người lập hoặc người tiếp nhận chứng từ, số liên chứng từ phải lập hoặc tiếp nhậnchuyển giao chứng từ kế toán đến bộ phận kế toán nào để kiểm tra hoàn chỉnh, ghisổ kế toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ.
Chế độ Chứng từ kế toán áp dụng cho CTCK thực hiện theo Luật Kế toán vàChế độ chứng từ kế toán quy định trong Chế độ kế toán DN ban hành theo Quyếtđịnh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và quy định của thông tư 95/2008/TT-BTC với một số mẫu chứng từ đặc thù Theo đó, mọi nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh trong hoạt động giao dịch kinh doanh chứng khoán hoặc môi giới chứngkhoán đều phải lập chứng từ theo đúng quy định trong chế độ này và các quy địnhhiện hành khác có liên quan (của UBCKNN, hoặc của CTCK).
Lập chứng từ theo mẫu biểu quy định
Chế độ chứng từ kế toán bao gồm 2 hệ thống: Hệ thống chứng từ kế toánthống nhất bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán mang tính chất hướng dẫn
- Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc: Là hệ thống chứng từ phảnánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽmang tính chất phổ biến rộng rãi Đối với loại chứng từ này Nhà nước tiêu chuẩnhoá về quy cách, biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập và áp dụng thốngnhất.
- Hệ thống chứng từ kế toán mang tính hướng dẫn: Là những chứng từ kếtoán sử dụng trong nội bộ đơn vị Nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng đểđơn vị trên cơ sở đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể thích hợp CTCK có thểthêm, bớt một số chỉ tiêu đặc thù, hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu cho thích hợpvới việc ghi chép và yêu cầu nội dung quản lý hoạt động kinh doanh, nhưng phảiđảm bảo tính pháp lý cần thiết của chứng từ.
Trong CTCK, nội dung của hệ thống chứng từ kế toán gồm 7 chỉ tiêu:- Lao động tiền lương
- Hàng tồn kho- Vốn bằng tiền- Tài sản cố định
- Chứng từ giao dịch mua, bán chứng khoán- Thanh toán bù trừ mua, bán chứng khoán- Bán hàng.
Trang 37Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ theo số liên quy định Ghi chépchứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, không tẩy xóa, sửa chữa…Chứng từ được lập và lưu trên hệ thống máy tính phải đảm bảo phản ánh đầy đủcác thông tin kinh tế tài chính theo các chỉ tiêu quy định CTCK phải áp dụng theođúng quy định của chế độ chứng từ kế toán, có thể bổ sung, sửa đổi mẫu biểu nếucó sự thỏa thuận bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán và Bộ Tài chính Ngoàinhững mẫu biểu được quy định trong Chế độ chứng từ kế toán, còn được sử dụngcác chứng từ được ban hành trong những quy định khác ở một số chỉ tiêu: Lưu kýchứng khoán và thanh toán bù trừ chứng khoán.
Luân chuyển chứng từ: Chứng từ do CTCK lập ra hoặc từ bên ngoài vàođều phải tập trung về bộ phận kế toán của CTCK, hoặc về các phòng, bộ phậnchứng năng Các bộ phận kiểm tra, kiểm soát chứng từ đảm bảo tính chính xác đểghi sổ kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:- Thu thập chứng từ kế toán
- Kiểm tra, soát xét chứng từ kế toán- Ghi sổ kế toán
- Lưu trữ, bảo quản chừng từ kế toán.
Sau khi thu thập, tập hợp chừng từ bên trong và bên ngoài công ty, tiến hànhkiểm tra chứng từ, nếu có hành vi vi phạm chính sách, chế độ phải từ chối thựchiện, đồng thời báo ngay cho Kế toán trưởng hoặc giám đốc CTCK biết để xử lýkịp thời, trả lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ nếu phát hiện sai sót để làm thủ tụcđiều chỉnh Chứng từ đã được sử dụng ghi sổ kế toán phải được sắp xếp, phânloại, bảo quản và lưu trữ theo quy định hiện hành của chế độ lưu trữ chứng từ, tàiliệu kế toán
Danh mục chứng từ đặc thù áp dụng cho CTCK (phụ lục số2.3)
2.5.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán trong CTCK
Tài khoản kế toán là các trang sổ kế toán được mở để ghi chép một cáchthường xuyên, liên tục, có hệ thống số hiện có và sự biến động của các đối tượngkế toán ở đơn vị Hệ thống tài khoản kế toán giải thích nội dung, kết cấu, phươngpháp ghi chép các tài khoản kế toán Tài khoản kế toán được phân chia thànhnhiều cấp: cấp 1 được mở để phản ánh số hiện có và sự biến động của các đốitượng kế toán tổng hợp, nên gọi là tài khoản tổng hợp; các tài khoản chi tiết đượcmở để phản ánh các đối tượng kế toán chi tiết Tùy theo mức độ và yêu cầu cụ thể
Trang 38hóa chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp, mà tài khoản chi tiết được mở nhiều cấpkhác nhau (tài khoản cấp 2, cấp 3).
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các CTCK ban hành theo Thông tưsố 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán ápdụng đối với các CTCK.
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán (Phụ lục số 2.4)
2.5.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán trong CTCK
Tất cả các CTCK phải mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kếtoán theo đúng quy định của chế độ sổ kế toán Đối với các đơn vị trực thuộc đượcphân cấp hạch toán kế toán cũng phải mở đầy đủ các sổ kế toán và tuân theo cácquy định về sổ kế toán
Sổ kế toán gồm hai loại: Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Sổ kếtoán tổng hợp co hai sổ kế toán chủ yếu là Sổ Cái và Sổ Nhật ký (quy định bắtbuộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép) Sổ kế toán chi tiết bao gồmcác sổ và thẻ kế toán chi tiết (quy định mang tính chất hướng dẫn).
Sổ Cái dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong kỳ, niênđộ kế toán, số liệu trên sổ phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tìnhhình và kết quả hoạt động kinh doanh của CTCK.
Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trongtừng kỳ kế toán trong một niên độ kế toán theo trình tự thời gian Số liệu trên sổNhật ký phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kếtoán sử dụng ở CTCK.
Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các đối tượng kế toán cần thiết phải theodõi chi tiết theo yêu cầu quản lý Số liệu trên sổ cung cấp các thông tin phục vụcho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, công nợ chi tiết chưa được phản ánhtrên Sổ Nhật ký và Sổ Cái.
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cánhận giữ và ghi sổ, tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán khi cósự thay đổi về nhân viên giữ và ghi sổ.
Chế độ sổ kế toán được thực hiện theo Luật kế toán và Chế độ sổ kế toán quyđịnh trong Chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Hìnhthức sổ kế toán áp dụng cho CTCK: CTCK lựa chọn một trong hai hình thức sổ kếtoán: hình thức kế toán nhật ký chung và hình thức kế toán trên máy vi tính Mỗi
Trang 39hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, trình tự vàphương pháp ghi chép CTCK phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động kinhdoanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bịkỹ thuật để lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán phù hợp.
(Danh mục sổ và mẫu sổ kế toán đặc thù áp dụng cho CTCK - Xem phụ lụcsố 2.5).
2.5.2.4 Tổ chức lập và phân tích Báo cáo tài chính trong CTCK
Tổ chức lập báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán là phương tiện để cung cấp thông tin kế toán phục vụ chocác đối tượng sử dụng thông tin kế toán của đơn vị Báo cáo kế toán được phânthành nhiều loại tùy theo các tiêu thức khác nhau:
- Theo quy định chế độ kế toán: Báo cáo kế toán bắt buộc được lập định kỳvà Báo cáo kế toán không bắt buộc
- Theo mức độ thông tin cần báo cáo: gồm Báo cáo toàn bộ (báo cáo tàichính, báo cáo tổng hợp, báo cáo toàn phần) và Báo cáo từng phần (báo cáo vềtừng chỉ tiêu kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu người sử dụng thông tin)
- Theo kỳ lập báo cáo: gồm Báo cáo kế toán định kỳ (được lập sau mỗi kỳ kếtoán) và Báo cáo kế toán thường xuyên (được lập hàng ngày hoặc đinh kỳ ngắnhạn).
- Theo chế độ kế toán CTCK hiện hành, báo cáo định kỳ của các CTCK baogồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tiền
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính của CTCK được lập với mục đích sau:
- Tổng hợp, trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình tài sản, côngnợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của CTCK trong mộtkỳ kế toán
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thựctrạng tài chính của CTCK, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của CTCK
Trang 40trong kỳ đã qua và những dự đoán trong tương lai Thông tin của báo cáo tài chínhvà căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạtđộng kinh doanh chứng khoán hoặc đầu tư vào các CTCK của nhà đầu tư.
Hệ thống báo cáo tài chính tài các CTCK được lập theo quy định Thông tư95/2008/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với CTCK.Trong quá trình áp dụng có thể bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiết thêm các chỉ tiêukinh tế phù hợp dưới sự chấp thuận bằng văn bản
Danh mục và mẫu báo cáo tài chính áp dụng cho CTCK ( phụ lục số 2.6)Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạovà điều hành hoạt động kinh doanh chứng khoán, CTCK có thể quy định thêm cácbáo cáo chi tiết khác hay báo cáo quản trị phục vụ cho công tác quản lý Việc lậpvà xây dựng mẫu báo cáo quản trị tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanhcủa từng CTCK và yêu cầu cung cấp thông tin của ban quản trị
Tổ chức phân tích Báo cáo tài chính.
Hiện nay, công tác phân tích, xử lý thông tin kế toán trong các CTCK đượcthực hiện dựa trên các số liệu quá khứ để dự báo tình hình kinh doanh trong nhữngkỳ kế toán tiếp theo Công tác này có ý nghĩa quan trọng trong việc lập dự toán chiphí và lập kế hoạch kinh doanh Việc hệ thống hóa và xử lý thông tin từ các chứngtừ kế toán đến khi lập được các báo cáo kế toán định kỳ cẩn đảm bảo tính chínhxác tuyệt đối, không được phép có sai số Công việc này được kế toán trưởng kếthợp với ban lãnh đạo đảm nhiệm.
2.5.3 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán trong CTCK
Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kếtoán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng qui định, có hiệuquả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng của DN.Về lâu dài tổchức kiểm tra kế toán sẽ được thực hiện thông qua hệ thống kiểm toán mà trongđó kiểm toán nội bộ có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng
2.5.3.1 Sự cần thiết của công tác kiểm tra kế toán
Kế toán có chức năng kiểm tra là do phương pháp và trình tự ghi chép, phảnánh của nó Việc ghi sổ kế toán một cách toàn diện, đầy đủ theo trình tự thời giankết hợp với việc phân theo hệ thống, với công việc ghi sổ kép, công việc cân đối,đối chiếu lẫn nhau giữa các khâu nghiệp vụ ghi chép, giữa các tài liệu tổng hợp vàchi tiết, giữa chứng từ, sổ và báo cáo kế toán, giữa các bộ phận, chẳng những đãtạo nên sự kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động kinh tế tài chính, mà còn đảm