1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đạo đức trong sử dụng lao động

15 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 221,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó quốc gia nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lí hợp lí sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu.Nếu một đất nước ko có đạo đức sẽ khó lòng phát triển mạnh mẽ được. Một trong nhưng mặt biểu hiện của đạo đức chính là cách sư dụng lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề lao đông – một vấn đề nóng và đang được xã hội rất quan tâm, và đạo đức trong sử dung lao đông như thế nào? Chúng em đã lựa chọn đề tài “Đạo đức trong sử dụng lao động” làm đề tài nghiên cứu. Tuy rằng đã có nhiều cố gắng nhưng bài làm sẽ có nhiều thiếu sót rất mong nhận được nhưng ý kiến đóng góp của giáo viên và các bạn để bài làm hoàn thiện hơn. Nhóm em xin trân thành cảm ơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM (CƠ SỞ THANH HÓA) KHOA: KHOA HỌC CƠ BẢN MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Đề tài: Đạo đức trong sử dụng động GVHD : PHẠM VĂN THẮNG SVTH : NHÓM 10 LỚP : NCKT5BTH Thanh Hoá, tháng 02 năm 2012 GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH PHẦN MỞ ĐẦU Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Trong xu thế đó quốc gia nào có chiến lược, chính sách, biện pháp và công cụ quản lí hợp lí sẽ mang lại lợi ích, sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó, ngược lại sẽ mang lại kết quả xấu.Nếu một đất nước ko có đạo đức sẽ khó lòng phát triển mạnh mẽ được. Một trong nhưng mặt biểu hiện của đạo đức chính là cách sư dụng lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề lao đông – một vấn đề nóng và đang được xã hội rất quan tâm, và đạo đức trong sử dung lao đông như thế nào? Chúng em đã lựa chọn đề tài “Đạo đức trong sử dụng lao động” làm đề tài nghiên cứu. Tuy rằng đã có nhiều cố gắng nhưng bài làm sẽ có nhiều thiếu sót rất mong nhận được nhưng ý kiến đóng góp của giáo viên và các bạn để bài làm hoàn thiện hơn. Nhóm em xin trân thành cảm ơn! GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH PHẦN THÂN Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN I.1. Đạo đức là gì? Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở. Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức. Theo Đạo (Lão tử) tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức được coi là nguyên tắc luân lý căn bản và phổ biến mà mỗi người phải tuân theo xã hội. Đạo là đường đi là đướng sống của con người. Đức là đức tính, nhân đức, là nguyên tắc luân lý. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, đúng – sai. Đạo đức gắn liền với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật lệ xã hội. Đạo đức có đặc điểm: - Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương. GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH - Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể. Đạo đức khác với pháp luật: đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mang tính tự nguyện. I.2. Đạo đức kinh doanh. Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoắc tổ chức nhằm đạt mục đích lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh như: Quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất… Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hànhvi của các chủ thể kinh doanh, trong điều kiện môi trường kinh doanh của cá nhân và tổ chức đó. Vi phạm đạo đức kinh doanh tại quốc gia này, nhưng có thể đối với tại một quốc gia khác là không vi phạm. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dang của đạo đức nghề nghiệp I.3. Lao động là gì? Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Giá cả của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mức tiền công chính là mức giá của lao động. Chương 2: ĐẠO ĐỨC TRONG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH 2.1.Suy nghĩ về những yếu tố tác động đến đạo đức công nhân lao động ở nước ta hiện nay. Theo quan điểm Mác xít cho rằng cá nhân là sản phẩm của xã hội, cho nên sự hình thành phát triển đạo đức cá nhân chủ yếu do điều kiện xã hội - lịch sử và hoạt động của cá nhân quyết định. Quá trình hình thành nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức của giai cấp công nhân, là một quá trình chuyển hoá từ đạo đức của cá nhân người công nhân, đến nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng. Đạo đức của công nhân lao động chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng xét từ quan điểm trình bày ở trên, theo chúng tôi đạo đức của công nhân lao động hiện nay chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau: Thứ nhất: Quan hệ sản xuất, đó chính là quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội. Nó thể hiện trong quan hệ giữa con người với tư liệu sản xuất, với tổ chức và quản lý sản xuất, phân phối kết quả lao động. Đó là nguồn gốc trực tiếp quyết định phẩm chất đạo đức cá nhân. Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu kinh tế có những thay đổi lớn, với nhiều hình thức sở hữu. Theo đó cơ cấu công nhân lao động cũng có nhiều thay đổi, công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh, công nhân lao động khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng mạnh. Công nhân lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có những nét khác với công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nước. Cá nhân người công nhân lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh về cơ bản không có tư liệu sản xuất, họ là những người thợ, quan hệ với quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quan hệ chủ-thợ. Trong quan hệ xã hội rộng lớn, công nhân lao động ở địa vị làm chủ, thông qua Đảng Cộng sản, thông qua Nhà nước của giai câp công nhân, quản lý và điều hành đất nước. Đối với chủ doanh nghiệp, tuy nắm một phần cơ bản tư liệu sản xuất (trong phạm vi doanh nghiệp), nhưng họ phải tôn trọng và tuân theo GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuân theo sự quản lý và điều hành đất nước của Nhà nước Việt Nam. Như vậy công nhân lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước tuy là ở địa vị làm thuê trong phạm vi doanh nghiệp nhưng hoàn toàn khác với công nhân lao động ở các nước tư bản làm thuê cho giới chủ. Những yếu tố tinh thần, hệ tư tưởng chính trị, pháp luật đều ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, đạo đức của cá nhân người công nhân lao động, trong đó hệ tư tưởng chính trị giữ vai trò chủ yếu chi phối sự hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, quyết định xu hướng, nội dung chủ yếu của đời sống tâm lý, đạo đức của cá nhân. Thứ hai: Hoạt động của cá nhân giữ vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển đạo đức giai cấp, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Cá nhân người công nhân lao động không chỉ chịu sự tác động của hoàn cảnh một cách tiêu cực, thụ động, mà còn tích cực tác động trở lại hoàn cảnh. Trong quá trình hoạt động, khi người công nhân lao động làm biến đổi hoàn cảnh xung quanh thì bản thân cũng biến đổi và trưởng thành. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, công nhân lao động mới phát triển các năng lực một cách đầy đủ, hoàn thiện, mới nhận thức được sức mạnh của mình, tiếp thu được tri thức, rèn luyện được bản thân, làm cho phẩm chất đạo đức của cá nhân được phát triển toàn diện, phong phú và lành mạnh. Trong các hoạt động thực tiễn thì lao động sản xuất và đấu tranh giai cấp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức mạng của người công nhân lao động. Thứ ba: Tự giáo dục, tự rèn luyện là một trong những yếu tố quan trọng. Tác động của giáo dục bao gồm giáo dục của gia đình các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội giữ vai trò trực tiếp trong sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức của công nhân lao động. Do ảnh hưởng của quá trình sản xuất, ảnh hưởng của giáo dục và hoạt động thực tiễn công nhân tích cực tham gia vào các phong trào của các tổ chức, tổ sản GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH xuất, tổ công đoàn, thanh niên ý thức và tự ý thức của công nhân lao động được hình thành và phát triển. Quá trình hoạt động trong doanh nghiệp, công nhân lao động nhận thức được đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng ta, yêu cầu sự phát triển đúng hướng của các doanh nghiệp trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, biết đối chiếu nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của bản thân với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và của xã hội, biết tự kiềm chế, tự rèn luyện mình một cách có ý thức, bồi dưỡng mình một cách toàn diện cả về phẩm chất đạo đức, năng lực tư duy, thể lực theo yêu cầu của xã hội, tạo cho mình một cuộc sống có lý tưởng, có ý thức giai cấp. Đồng thời, biết sử dụng vũ khí phê bình và tự phê bình để phát huy ưu điểm phù hợp với bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, khắc phục những nhược điểm, đấu tranh với những lối sống tiêu cực, xa lạ với lối sống của nền đạo đức cách mạng, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.2.Biểu hiện của đạo đức trong sử dụng lao động. 2.2.2. Đạo đức trong quản trị nguồn lao động. Vấn đề đạo đức trong quản lý nguồn lao độngliên quan đến các vấn đề cơ bản sau: - Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động. Trong hoạt động sử dung lao động sẽ xuất hiện một vấn đề khá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử xuất phát từ định kiến về phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hóa, tuổi tác - Đạo đức trong đánh giá người lao động. Đó là hành vi mà người quản lý đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến. Nghĩa là người quản lý dùng ấn tượng của mình về đặc điểm của nhóm người đó để xử sự và đánh giá người lao động thuộc về nhóm đó. Các nhân tố như GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH quyền lực, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và phát triển sự định kiến. - Đạo đức trong bảo vệ người lao động. Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động. Người lao động có quyền làm việc trong một môi trường an toàn. Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn rủi ro thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp - Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển cỏc loại mỏy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, húa chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi cụng nghệ, nhập khẩu cụng nghệ mới phải được thực hiện theo tiờu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cỏc loại mỏy, thiết bị, vật tư, cỏc chất cú yờu cầu nghiờm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được đăng ký và kiểm định theo quy định của Chớnh phủ. - Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. - Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc; - Trong trường hợp nơi làm việc, máy thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục; - Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải đuợc người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; - Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật; - Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động; - Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân; - Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường lớn nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH lao động từ 81% trở lên hoặc cho người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thỡ cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất cũng bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). 2.3. Các khía cạnh biểu hiện của đạo đức trong sử dụng lao động Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề đạo đức khá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử. Phân biệt đối xử là việc không cho phép của một người nào đó được hưởng những lợi ích nhất định xuất phát từ định kiến về phân biệt. Biểu hiện ở phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng văn hoá, tuổi tác Có những trường hợp cụ thể, sự phân biệt đối xử lại là cần thiết và không hoàn toàn sai. Chẳng hạn như một người quản lý không bao giờ để tôn giáo trở thành một cơ sở để phân biệt đối xử khi tuyển chọn nhân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp phải chọn nhân sự cho Nhà thờ đạo Tin lành thì việc để tôn giáo là một cơ sở để lựa chọn là hoàn toàn hợp lý. Tương tự vậy, một nhà quản lý kiên quyết chỉ phỏng vấn những phụ nữ để tuyển người cho vị trí giám đốc chương trình giáo dục phụ nữ hoặc một người gốc Phi cho chương trình giáo dục người Mỹ gốc Phi là hợp lý. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đối xử để tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự. Quyết định của họ dựa trên cơ sở người lao động thuộc một nhóm người nào đó, đặc điểm của nhóm người đó sẽ được gán cho người lao động đó bất kể họ có những đặc điểm đó hay không và dựa trên giả định là nhóm người này kém cỏi hơn nhóm người khác. Ví dụ, như phụ nữ dường như không thể đưa ra được những quyết định hợp lý vì họ quá thiên về tình cảm. Người da màu kém cỏi hơn người da trắng. Như vậy quyết định của người quản lý dựa trên cơ sở phân biệt đối xử chứ không phải dựa trên GVHD: Phạm Văn Thắng Lớp: NCKT5BTH SVTH: Nhóm 10 [...]... 3 1.3 .Lao động là gì? 3 Chương 2: ĐẠO ĐỨC TRONG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 4 2.1.Suy nghĩ về những yếu tố tác động đến đạo đức công nhân lao động ở nước ta hiện nay 4 2.2.Biểu hiện của đạo đức trong sử dụng lao động 6 2.2.2 Đạo đức trong quản trị nguồn lao động 6 2.2.3 Các khía cạnh biểu hiện của đạo đức trong sử dụng lao động 8 2.2.4 Người sử dụng lao động có trách nhiệm... của đạo đức trong các lĩnh vực nói riêng và với việc sử dụng lao động nói riêng Những yếu tố trên đây (hoàn cảnh sống, hoạt động và tự giáo dục, rèn luyện) có quan hệ tác động lẫn nhau, trong đó hoạt động cá nhân người công nhân lao động và tự tu dưỡng có ý nghĩa trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức, phát triển phẩm chất đạo đức của công nhân lao động và người sử dụng lao động. .. việc sử dụng lao động vô cùng quan trọng Xã hội ở bất cứ thời điểm nào cũng cần những người vừa có đức vừa có tài Như ở ví dụ 1, ban lãnh đạo nhà trường nói chung hay giáo viên nói riêng đang sử dụng ko đúng nguồn lao động hay nói cách khác ko có đạo đức trong sử dung lao động Còn ví dụ thứ 2 Chúng ta thường xem bác sỹ là thánh sống, một người có đạo đức, nhưng cuộc sống càng phát triển, đạo đức dần... thầy thuốc trở thành nhà kinh doanh tài ba Còn ở ví dụ 3 thì lao động bị ăn bớt, cắt xén cong trình Ở bất kỳ lĩnh vực nào của công việc, lao động, càng đi sâu vào bên trong càng thấy những hành động vô đức- vô đạo đức trong sử dụng lao động. Cần phải có một sự thay đổi trong cách suy nghỉ của người sử dụng lao động để đất nước phát triển hơn, trong sạch hơn GVHD: Phạm Văn Thắng SVTH: Nhóm 10 Lớp: NCKT5BTH... lại công nhân luôn lao động tích cực và tìm cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Đó là 2 vế tương hỗ của một bài toán kinh tế, cần được xử lý một cách lành mạnh, phù hợp với lợi ích của đôi bên 2.4 Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau: - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động - Việc xây dựng... người lao động có dương tính với ma tuý không, hoạt động này hoàn toàn hợp đạo lý Tuy nhiên, nếu việc xác minh này phục vụ cho ý đồ cá nhân của người quản lý (để trù dập, để trả thù cá nhân, để thay thế các quan hệ khác ) thì lại là vi phạm quyền riêng tư cá nhân và đáng bị lên án về mặt đạo đức Một vấn đề đạo đức mà các nhà quản lý không thể xem nhẹ trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động. .. không Đó là tính chính đáng của công tác quản lý Song sẽ là phi đạo đức nếu người quản lý từ thông tin thu thập được can thiệp quá sâu vào đời tư của người lao động, tiết lộ bệnh án/(hồ sơ y tế), xuất bản về những vấn đề riêng tư của họ và sử dụng tên của họ vì các mục đích thương mại khác Trong công tác tuyển dụng và sử dụng người lao động, trong một số trường hợp cụ thể, với những công việc cụ thể (lái... xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật Danh mục các loại máy, thiết bị , vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao. .. công việc Quyết định như vậy ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động như vị trí, thu nhập Một vấn đề đạo đức khác mà các nhà quản lý cần lưu ý trong tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng người lao động đó là phải tôn trọng quyền riêng tư cá nhân của họ Để tuyển dụng có chất lượng, người quản lý phải thu nhập thông tin về quá khứ của người lao động xem có tiền án tiền sự không, về tình trạng sức khoẻ xem... người lao động đó là sử dụng lao động, sử dụng chất xám của các chuyên gia nhưng không đãi ngộ xứng đáng với công sức đóng góp của họ Đây là một hình thức bóc lột lao động để gia tăng lợi nhuận tiêu cực Lợi nhuận của một công ty luôn có tương quan với sự đóng góp của người lao động Công ty kinh doanh muốn gia tăng lợi nhuận thì nhất định phải quan tâm đến lợi ích của người lao động trực tiếp làm ra . hiện của đạo đức trong sử dụng lao động 6 2.2.2. Đạo đức trong quản trị nguồn lao động. 6 2.2.3. Các khía cạnh biểu hiện của đạo đức trong sử dụng lao động 8 2.2.4. Người sử dụng lao động có trách. của đạo đức trong sử dụng lao động. 2.2.2. Đạo đức trong quản trị nguồn lao động. Vấn đề đạo đức trong quản lý nguồn lao độngliên quan đến các vấn đề cơ bản sau: - Đạo đức trong tuyển dụng, . LUẬN 2 1.1 .Đạo đức là gì? 2 1.2. đạo đức kinh doanh. 3 1.3 .Lao động là gì? 3 Chương 2: ĐẠO ĐỨC TRONG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 4 2.1.Suy nghĩ về những yếu tố tác động đến đạo đức công nhân lao động ở nước

Ngày đăng: 12/09/2014, 23:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w