Đánh giá tiến trình giao rừng có sự tham gia của người dân tại xã Quang Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 36)

xã Quang Phong

Công tác giao rừng tại các thôn điểm thuộc xã Quang Phong huyện Na Rì đã được thực hiện theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Người dân là trung tâm, được tham gia trực tiếp, đầy đủ trong suốt quá trình tổ chức giao rừng, mặt khác việc giao rừng xuất phát từ nguyện vọng của người dân có nhu cầu sử dụng rừng. Do đó, họ đã tham gia tích cực vào quá trình giao và nhận rừng. Bên cạnh đó, công tác giao rừng được sự phối hợp một cách có hiệu quả giữa các ban ngành từ tỉnh đến huyện xã, công tác giao rừng đã và đang được triển khai trên địa bàn xã và tuân thủ theo các bước tiến trình một cách có khoa học, chính xác và có quy hoạch rõ ràng. Tuy nhiên, trong tiến trình thực hiện các bước cũng gặp không ít những vấn đề khó khăn, đặc biệt là từ người dân. Tiến trình các bước được đánh giá cụ thể như sau:

* Bước 1: Công tác chuẩn bị

Ban chỉ đạo cấp huyện và tổ công tác giao rừng cấp xã được thành lập nên tiến trình đã có sự quản lý rất tốt về mặt mặt hành chính sẽ giúp cho người tham gia giao rừng yên tâm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp địa giới và việc hoàn tất các thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Đồng thời giúp cho quy trình giao rừng ổn định và thống nhất về mặt pháp lý.

Cần mở các lớp tập huấn cho tổ công tác cũng như họp triển khai các hoạt động giao rừng nhiều hơn để giúp cho các thành viên trong tổ công tác hiểu sâu hơn về công tác giao rừng có sự tham gia của người dân, và nắm vững hơn các bước trong quy trình giao rừng, các công cụ và kỹ năng thực hiện ở hiện trường như vậy sẽ giúp cho tiến trình được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả cao.

Việc triển khai giao rừng tại thôn trong buổi họp thôn lần 1 đã được hoàn thành, nhưng bên cạnh những mặt tích cực của buổi họp thì vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế.

- Về mặt tích cực:

+ Đại diện bên thực hiện dự án cùng tổ tư vấn (3PAD) đã hoàn thành rất tốt trong việc giới thiệu mục tiêu, hoạt động, thủ tục và các chính sách liên quan đến giao rừng, trình bày kế hoạch hoạt động giao rừng có sự tham gia rất cụ thể, đặc biệt là về lợi ích và quyền lợi của người dân khi tham gia giao rừng.

+ Với mục tiêu khuyến khích sự tham gia của người dân nên đa số người dân tham gia rất nhiệt tình, cuộc họp đã diễn ra rất sôi nổi.

+ Người dân đã đưa ra được những quan điểm, ý kiến và những mong muốn của họ trong việc giao rừng.

+ Người dân tham gia đã biết về lợi ích, quyền lợi và nắm bắt được quy trình của việc giao nên đại đa số người dân tham gia đều đồng thuận với việc giao rừng. Từ đó lựa chọn ra được một số người dân đại diện tham gia, hỗ trợ tổ công tác giao rừng giúp cho việc thực hiện quy trình giao rừng được thuận lợi hơn.

- Hạn chế:

+ Bên cạnh những người tham gia còn có một số người dân tham gia đã vắng mặt nên đã không được phổ biến về lợi ích, quyền lợi cũng như quy trình của việc giao rừng.

+ Vẫn còn một số hộ dân chưa thực sự quan tâm tới công tác giao rừng.

* Bước 3: Đánh giá nông thôn có sự tham gia ( PRA) theo chủ đề quản lý rừng

- Về mặt tích cực:

+ Trong bước này, khi tổ tư vấn tiến hành đi phỏng vấn các hộ gia đình có rừng để thu thập các thông tin về kinh tế, xã hội, tổ chức cộng đồng liên quan đến tài nguyên rừng rất thuận lợi, các hộ dân đã kể rất chi tiết, rất nhiệt tình về tình hình trên địa bàn xã, về những khó khăn trong việc quản lí rừng của họ và hầu hết những hộ dân có nhu cầu được sử dụng rừng thì họ đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan chủ đề quản lý tài nguyên rừng.

+ Họ đã đưa ra được nhưng phương pháp quản lí, sử dụng rừng từ những kinh nghiệm hàng ngày nên rất có lợi cho tiến trình giao rừng.

+ Thu thập từ những ý kiến và mong muốn của người dân nên đã xác định được phương thức giao rừng của các hộ gia đình chủ yếu là muốn giao theo từng hộ.

+ Được sự giúp đỡ nhiệt tình của người dân nên đã tạo được sự thận thiện giữa người dân và tổ công tác đó là tiền đề giúp cho các bước trong tiến trình giao rừng được rút ngắn đi và có hiệu quả hơn.

- Hạn chế:

+ Trong tiến trình đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) cũng gặp không ít khó khăn tiếp xúc, giao tiếp và cách truyền đạt thông tin của người dân chưa được rõ ràng.

+ Một số hộ dân không đi họp thôn lần 1 đã không hiểu về tiến trình giao rừng nên cần có nhiều thời gian hơn để phổ biến lại công tác giao rừng cho họ nghe thì họ mới cung cấp những thông tin cần thiết. Chính vì việc phổ biến lại quy trình giao rừng cho từng hộ, từng cá nhân nên đã mất một phần lớn thời gian và giảm hiệu quả trong tiến trình giao rừng.

* Bước 4: Điều tra tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân

- Trong tiến trình giao rừng, bước 4 là quan trọng nhất và cũng tốn nhiều thời gian nhất vì trong bước này sẽ đánh giá những thuận lợi và khó khăn cũng như những kết quả đã làm được hay không làm được của tổ công tác và đánh giá cả về người dân khi tham gia trực tiếp giao rừng họ đã làm được những gì trong quá trình điều tra.

- Trong tiến trình điều tra tài nguyên rừng, tổ công tác đóng vai trò là người trực tiếp thực hiện quy trình đo giao trong bước này, đồng thời có vai trò hướng dẫn người dân tham gia trực tiếp cùng tổ công tác sử dụng các dụng cụ đo giao một cách thành thạo.

- Trong tiến trình điều tra được sự tham gia, chỉ dẫn rất nhiệt tình của người dân. Đồng thời , người dân là người nắm rõ về từng địa phận của khu rừng và ranh giới của từng khu rừng đó nên rất thuận lợi cho tổ công tác phân chia ranh giới, xác định tên của từng khu rừng và phân chia các loại rừng của từng hộ.

- Người dân là người nắm rõ tên các loài cây bản địa nên công việc điều tra tên các loài cây cũng hiệu quả hơn và nhanh hơn.

- Tổ công tác và người dân cùng làm việc đã tạo nên một kết quả tốt hơn trong công việc và đặc biệt đã cùng nhau thống nhất đưa ra được một số phương án đo đếm thúc đẩy được tiến độ nhanh hơn như việc rà soát, khoanh vẽ lại diện tích của từng hộ… giúp cho tiến trình này được hoàn thiện tốt hơn.

- Thực hiện theo hướng dẫn của tổ công tác, người dân tham gia đã từng bước nắm được cách lập ô tiêu chuẩn, đo đếm, phân chia, nhận biết các loại rừng, sử dụng các dụng cụ đo giao thông thường…giúp cho công việc đo giao cũng như tiến trình của công tác giao rừng được rút ngắn đi một phần đáng kể.

- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đó còn tồn tại không ít những khó khăn trong bước này như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do điều kiện địa chia cắt, manh mún ẩm độ không khí cao nên việc sử dụng các công cụ vệ tinh như GPS cũng không tránh khỏi sự sai lệch trong kết quả đo, đồng thời cũng mất rất nhiều thời gian trong tiến trình điều tra nên cần phải có những giải pháp cụ thể hơn để khác phục, như thế mới mang lại kết quả chính xác cao.

+ Do đặc điểm của cấu trúc rừng nên việc đo chiều cao của cây để tính trữ lượng trên một đơn vị diện tích chưa thật chính xác nên kết quả đạt chưa cao.

+ Một số người dân tham gia chưa biết cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị đo giao hiện đại và chưa biết cách làm chính xác nên dẫn đến những sai sót trong việc tổng hợp dự liệu và việc xây dựng bản đồ hiện trạng trong những bước tiếp theo.

* Bước 5: Thống nhất giải pháp giao rừng - Họp thôn lần 2

Trong buổi họp thôn lần 2, tất cả các hộ có rừng và trong quá trình giao rừng đã hiểu rõ về lợi ích và quyền lợi của việc giao rừng nên đã tham gia rất đầy đủ và cũng đã hiểu rõ về các bước trong tiến trình giao rừng hơn nên đã cùng nhau góp ý thống nhất được một số phương pháp giao rừng cụ thể hơn, giúp cho tiến trình dần được hoàn thiện và có thể áp dụng rộng rãi hơn. Đồng thời các bên liên quan và người dân đã cùng nhau thống nhất được những quy

ước quản lý rừng được giao. Tuy nhiên do đây là mô hình thí điểm đầu tiên nên rất khó đưa ra được một phương pháp giao rừng hoàn thiện nhất.

* Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ giao rừng

Đây là bước đang trong quá trình tiến hành triển khai. Tuy nhiên, trước khi hoàn thiện hồ sơ giao rừng cần được rà soát lại một cách cụ thể và chính xác về vị trí, ranh giới của từng khu rừng của từng chủ hộ và cần được sự đồng thuận của các bên để xây dựng các bản đồ liên quan như bản đồ hiện trạng sử dụng rừng....Bên cạnh đó có thể so sánh với các số liệu thống kê của Kiểm lâm rừng để biết được mức độ chính như thế tiến trình mới có kết quả mang tính khả thi cao.

* Bước 7: Thẩm định hồ sơ giao rừng, phê duyệt và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng rừng

Bước này cũng đang trong quá trình triển khai. Việc thẩm định hồ sơ giao rừng và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng rừng cần được sự thống của các ban ngành liên quan với người dân để người sử dụng rừng cảm thấy hài lòng nhất. Để quá trình nay diễn ra đúng tiến độ kế hoạch cần thực hiện theo một số đề xuất sau:

- Có sự tham gia của đối tượng nhận rừng, người dân đồng ý và nhận thức đúng về giao rừng.

- Trước khi họp thẩm định, có đánh giá tại hiện trường để lấy ý kiến của người dân nhận rừng.

- Tuân theo pháp lý và chính sách giao rừng của Chính phủ và địa phương. - Nội dung thẩm định phải công bằng trong khi giao về quy mô, vị trí cho các đối tượng, phương thức giao phù hợp với điều kiện địa phương và phương án phải có tính khả thi, hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 31 - 36)