dự án 3PAD
Dự án 3PAD là giải pháp hữu hiệu thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện công tác giao đất giao rừng, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phát huy sức mạnh của lâm nghiệp miền núi để người dân yên tâm khai thác, sử dụng đất một cách có hiệu quả để xoá đói giảm nghèo bền vững. Đồng thời cũng có những kết quả và tác động nhất định về các mặt như:
4.2.3.1. Đánh giá tác động về kinh tế
+ Sau khi đất rừng được giao và rừng được giao, người dân yên tâm trông coi phát triển tài sản trên đất rừng nhằm tăng thu nhập từ rừng.
+ Rừng và đất rừng có chủ thì họ sẽ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sẽ tốt hơn, nâng cao thu nhập kinh tế từ rừng, cải thiện được đời sống của họ.
+ Diện tích đất trồng rừng của các hộ tăng đem lại thu nhập cho người
dân. Rừng trồng sau 5 - 10 năm có thể thu được khoảng 50 - 100 m3 gỗ/ha,
dùng làm nguyên liệu giấy trị giá từ 10 - 15 triệu đồng, bình quân 1,5 - 2 triệu đồng/năm.
+ Được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
+ Sử dụng tài sản trên đất để thế chấp vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế hộ.
+ Ngoài ra, trên rừng của họ có thể trồng xen các loài cây lâm sản ngoài gỗ, nuôi ong … tăng thu nhập từ rừng.
4.2.3.2. Đánh giá tác động về xã hội
+ Qua việc giao rừng người dân đã ý thức được vai trò làm chủ trên mảnh đất của mình được giao.
+ Được sự đồng thuận của người dân thông qua đó dự án sẽ góp phần vào giải quyết vấn đề việc làm cho các lao động, nâng cao thu nhập cho người dân và hướng tới mục tiêu giảm số hộ nghèo của xã xuống 10% trong giai đoạn 2011-2020.
+ Giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc quản lý và bảo vệ rừng, đồng thời hạn chế được tình trạng phá rừng.
+ Ngoài ra giao rừng giúp cho phân bố hợp lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và phát triển đồng bộ các ngành kinh tế.
4.2.3.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường
Nâng cao ý thức của người dân trong việc quản lý bảo vệ rừng, môi trường sinh thái được ổn định, đất trống đồi núi trọc hầu như được phủ xanh. Nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, hạn chế xói mòn đất cũng như thiên tai, giữ môi trường trong sạch…
4.2.3.4. Đánh giá hiệu quả về mặt quản lý
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho Chính quyền địa phương trong công tác quản lý rừng và đất rừng.
+ Hạn chế tình trạng tranh chấp đất đai, tạo điều kiện cho Chính quyền địa phương quản lý tốt quỹ đất của mình.
+ Hoàn thành tốt chính sách, chỉ đạo chung của dự án cũng như của Đảng và Nhà nước.