Xuất một số giải pháp thực hiện việc giao rừng được hoàn thiện hơn

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 60)

thiện hơn

Hiện tại việc sử dụng rừng của các hộ dân ở địa phương vẫn chưa mang lại hiệu quả, đời sống người dân vẫn còn khó khăn. Để phát triển rừng cũng như sử dụng rừng bền vững và nâng cao đời sống của người dân, trong quá trình giao rừng cần có các giải pháp như:

- UBND cấp trên chỉ đạo các bên cùng tham gia hoàn thành tốt kế hoạch và phương án quy hoạch sử dụng rừng và giao rừng. Trong quá trình thực hiện các cấp, các ngành có liên quan thường xuyên giám sát, giúp đỡ thực hiện phương án.

- Đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, cải tiến quy trình thực hiện thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, hiệu quả cho các thủ tục liên quan như: hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng rừng…Tạo cơ chế chính sách thông thoáng để tiến trình hoàn thành xong theo đúng kế hoạch đề ra.

- Cần thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tổ công tác và mở thêm những lớp họp thôn riêng để phổ biến cho họ nắm bắt được các chủ trương, chính sách, như chính sách giao đất giao rừng, và hiệu quả công tác này trong thực tế.

- Cần thường xuyên theo dõi những biến động của rừng như tình hình sử dụng rừng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong địa bàn xã để thống kê lại kết quả thật chính xác.

- Người dân có rừng cùng phối hợp tham gia, giám sát tổ công tác thực hiện trong suốt quá trình đo giao rừng để phương án thực sự đem lại tính khả thi cao.

- Cần đưa ra những lợi ích cụ thể của việc giao rừng cho người dân như thế mới giúp họ nhiệt tình tham gia trong tiến trình giao rừng.

- Các bên liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giao rừng, đồng thời rà soát kiểm tra lại các bước trong tiến trình để đạt hiệu quả cao hơn.

- Đối với diện tích rừng tự nhiên, giao cho từng hộ gia đình khoanh nuôi bảo vệ và quy định cụ thể về việc khai thác.

- Tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp.

- Cần đảm bảo đầu tư vốn cũng như khoa học công nghệ thực hiện phương án, đồng thời có cơ chế phù hợp thúc đẩy người dân phát triển kinh tế rừng sau khi được giao rừng.

- Để công tác quy hoạch sử dụng rừng và giao rừng đạt hiệu quả cao ta cần hoàn thành theo đúng kế hoạch đưa ra.

PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

- Qua kết quả rà soát số liệu thông kê năm 2012 của 16 thôn trong xã Quang Phong có diện tích đất rừng là 3.740,59 ha chiếm 82,20% diện tích tự nhiên trong đó đất rừng sản xuất (2.716,62 ha); rừng phòng hộ (1.023,97 ha); diện tích rừng bảo tồn và một số khu rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đồi núi trống đã và đang được phủ xanh cụ thể là đất lâm nghiệp theo phương án quy hoạch là 3.557,04 ha; thực hiện đến năm 2012 là 3.740,59 ha; đạt 105,16% so với chỉ tiêu đã được phê duyệt.

- Kết quả của quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã Quang Phong năm 2014 bước đầu đã đạt được những kết quả cụ

thể là đã giao xong 3/16 thôn, bản trong xã với diện tích là 1.120.708 m2, trong

đó diện tích rừng tự nhiên được giao là 853.511 m2 và diện tích rừng trồng được

giao là 267.297 m2.

- Công tác giao rừng có sự tham gia của người dân tại xã Quang Phong đạt hiểu quả cao thì sẽ là mô hình mẫu để thực hiện triển khai giao rừng cho những địa phương khác. Là tiền đề, làm căn cứ phục vụ cho việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Có sự quan tâm và đồng thuận của các ban ngành tại địa phương, đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của người dân đã giúp cho tiến trình được thực hiện tốt hơn và nhanh hơn.

- Do đang trong quá trình thực hiện mô hình thí điểm trên địa bàn xã Quang Phong nên tiến trình giao rừng chưa thực sự hoàn thiện, còn nhiều sai sót và mất rất nhiều thời gian nên chưa đưa ra được các phương pháp cụ thể để thống nhất giữa các bên tham gia giao rừng.

- Các ban ngành liên quan, tổ công tác, tổ tư vấn chưa đưa ra được những kế hoạch cũng như thời gian cụ thể trong tiến trình đi giao rừng. Đồng thời người dân vẫn còn mơ hồ, chưa hiểu rõ về thủ tục và lợi ích của việc giao rừng nên tiến trình giao rừng còn rất nhiều bất cập.

được những thuận lợi từ phía các cấp, các ban ngành liên quan cũng như sự tham gia nhiệt tình của người dân địa bàn, bên cạnh đó cũng đã tồn tại không ít những khó khăn như sự chuẩn bị chưa được tốt của tổ công tác, một số người dân chưa thực sự phối hợp cùng với tổ công tác trong tiến trình và người dân chưa thực sự hiểu về chính sách này…Tuy nhiên trong tiến trình các bên tham gia cũng đã đưa ra được một số phương án cụ thể và hợp lý hơn như xây dựng lại kế hoạch làm việc để thống nhất giữa tổ công tác và người dân, hướng dẫn người dân là người trực tiếp làm để có những kết quả mang tính hiệu quả cao.

5.2. Tồn tại

- Đề tài mới chỉ phân tích và đánh giá được kết quả nghiên cứu chứ chưa đi sâu vào cụ thể của từng phương pháp và một số mặt khác trong vấn đề nghiên cứu.

- Do thời gian còn ngắn nên mới chỉ nghiên cứu được những vấn đề liên quan tới đề tài chứ chưa tìm hiểu được kỹ về tác động của công tác giao rừng đến các mặt về điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của người dân cũng như về cuộc sống hằng ngày của chính họ.

- Do trình độ và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu vẫn chưa thực sự chi tiết và không tránh khỏi được những sai sót trong quá trình thực hiện.

- Những tài liệu liên quan chủ yếu thu thập từ những tài liệu sẵn có và tài liệu tham khảo đến vấn đề nghiên cứu ít nên cũng mất đi phần nào mức độ phong phú của đề tài.

- Các giải pháp đưa ra tại địa bàn nghiên cứu chưa có điều kiện đánh giá, so sánh với các địa bàn khác nên chỉ phù hợp và có ý nghĩa với địa bàn nghiên cứu.

5.3. Kiến nghị

- Để có được một đề tài nghiên cứu có giá trị phục vụ trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn sản xuất cao cần có một thời gian dài đi thực tế để đi sâu vào đánh giá về tất cả các mặt của đề tài nghiên cứu như đánh giá cụ thể về từng phương pháp, kết quả và tìm hiểu sâu hơn về địa bàn nghiên cứu.

- Cần có những hướng dẫn chi tiết hơn của thầy cô và bạn bè để củng cố lại những kiến thức giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.

- Cần mở rộng hơn về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu trên diện rộng để đánh giá được một cách cụ thể hơn, chi tiết hơn về các phương pháp, kết quả cũng như giải pháp để áp dụng trên quy mô rộng rãi.

- Đề tài nghiên cứu là một mô hình thí điểm nên cần có sự đầu tư nhiều hơn về kiến thức và thời gian cũng như trách nhiệm đối với công việc để tiến hành điều tra trên thực địa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2004), Chương phân loại sử dụng, lập quy

hoạch và giao đất lâm nghiệp, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

2. Luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004.

3. Nguyễn Thế Đặng (2003), Báo cáo nguyên cứu khoa học kết quả nghiên

cứu và hiện trạng giao đất cho hộ nông dân ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

4. Nguyễn Văn Mạn (2008) “Bài giảng Lâm nghiệp xã hội” Trường Đại Học

Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Quyết định số 202/TTg năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ, nghị định về giao khoán cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng mục đích nông, lâm nghiệp.

6. Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ vể quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

7. Trần Minh Đức (2012) “Bài giảng Tổ chức, quản lý các loại rừng” Trường

Đại học Nông Lâm Huế.

8. Trần Thị Thu Hà và cộng sự (2013), Sổ tay hướng dẫn giao rừng có sự

tham gia ở tỉnh Bắc Kạn, Dự án quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (3PAD).

9. Triệu Tuấn Linh (2012), Đánh giá ảnh hưởng của việc quy hoạch sử dụng

đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia tại vùng dự án 3PAD huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

10. Ahmed, Miyan Rukunuddin (1995), “Community Forestry Development in Bangladesh: Constraints, Priorities and Strategies” FTPP meeting 14- 17 December 1995, RECOFTC, Bangkok, Thailand.

11. Carter, Jane, Stephen Connelly and Nikky Wilson (1994), Rural

Development Forestry Network - Participatory Forestry in Sri Lanka: Why so limited? Change on the Horizon. RDFN, Overseas Development Institute, London.

12. Daha, Dilli Ram (1994), A Review of Forest User Groups: Case studies

from Eastern Nepal, Int.Centre for Integrated Moutain Development, Katmandu, Nepal.

13. Government of India ministry of Environment (1988), National Forest

Policy Resolution, 1/86-FP New Delhi:GOI.

14. RWEDP (1994), Social Forestry in Indonesia, Regional Wood Energy

Development Program in Asia, FAO, Bangkok.

15. Sargent, Caroline et al (1994), “Incentives for the Sustainable

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC HỘ GIA ĐÌNH

Tỉnh Bắc Kạn. Huyện: Na Rì. Xã: Quang Phong. Thôn: …...

Họ tên chủ hộ :...Nam/ Nữ...

Dân tộc :...

Số nhân khẩu :...

Xin Ông/ bà cho biết : 1. Gia đình Ông/ bà có được tham gia vào quá trình giao rừng không? Nếu có thì tham gia vào những công việc nào? ………

………

………

2. Diện tích đất lâm nghiệp của gia đình đã được giao bao nhiêu m2 ? ...

...

...

3. Trong quá trình giao rừng Ông/ bà có được phổ biến về cách thức giao rừng hay không? ………

………

………...

4. Gia đình Ông/ bà có quan tâm đến việc giao rừng không? Tại sao? ………

………

……….

5. Gia đình Ông/ bà có được hỗ trợ khi tham gia giao rừng không? Nếu có thì được hỗ trợ như thế nào? ………

………... 6. Theo Ông/ bà thì có những yếu tố nào tác động đến việc thay phương thức canh tác của gia đình? Yếu tố chính?

□ Được giao đất LN sử dụng lâu dài

□ Diện tích đất tăng

□ Thị trường tiêu thụ

□ Chất lượng đất thay đổi

□ Có nguồn đầu tư

□ Cán bộ Khuyến nông khuyến lâm tư vấn

□ Học từ người khác

□ Học theo thông tin tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng

□ Khác

7. Theo Ông/ bà việc giao rừng có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường cụ thể là tại địa phương mình?

□ Tăng diện tích rừng

□ Không khí trong lành hơn

□ Chất lượng đất, nước tăng

□ Chất lượng rừng tăng

□ Khác

8. Trong quá trình giao rừng Ông/ bà thấy có hợp lý, công bằng đối với các hộ gia đình không? Tại sao?

……… ……… ……… 9. Trong công tác giao rừng hiện nay Ông/ bà thấy còn những vấn đề gì tồn tại và khó khăn? Giải pháp khắc phục?

……… ……… ……… 10. Để công tác giao rừng trong thời gian tới đạt kết quả thì Ông/ bà có những đề xuất, kiến nghị gì?

……… ………

……… Xin cảm ơn Ông/ bà đã cho chúng tôi biết một số thông tin !

…., ngày…tháng…năm....

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ CÁC CẤP (TỈNH, HUYỆN, XÃ)

Họ tên :……….. Giới tính:………. Dân tộc :………

Đơn vị công tác:……… Chức vụ:……… Xin Ông/ bà cho biết:

1. Có bao nhiêu hộ trong xã đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng?

……… ……… ……… 2. Người dân ở địa phương có quan tâm đến việc giao rừng không? Tại sao? ……… ……… ……… 3. Theo Ông/ bà việc giao rừng nên ưu tiên cho đối tượng nào? Tại sao? ……… ……… ……… 4. Ông/ bà cho biết vai trò trách nhiệm và ý thức của người dân trong tiến hành giao rừng như thế nào?

……… ……… ……… 5. Sau khi các hộ gia đình được cấp GCN QSDR thì họ được hưởng quyền lợi gì không?

……… ……… ……… 6. Theo Ông/ bà thì việc sử dụng đất rừng trong xã đã hợp lý chưa? Tại sao?

……… ……… ………

7. Ông/ bà cho biết vai trò và sự tham gia của các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội đến quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân?

……… ……… ……… 8. Theo Ông/ bà tác động của việc giao rừng đến cuộc sống của sống của người dân như thế nào ?

……… ……… ……… 9. Trong công tác giao rừng hiện nay Ông/ bà thấy còn có những vấn đề gì tồn tại và khó khăn? Giải pháp khắc phục?

……… ……… ……… 10. Để công tác giao rừng trong thời gian tới đạt kết quả thì Ông/ bà có những đề xuất, kiến nghị gì?

……… ……… ……… Xin cảm ơn Ông/ bà!

….., ngày…tháng…năm....

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIAO RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ QUANG PHONG

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w