Phân tích thực trạng tình hình sử dụng rừng của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 31)

Rừng tự nhiên phân bố ở hầu hết các thôn trên địa bàn xã, với các loài cây bản địa và những loài gỗ quý như Giẻ, Nghiến, Kháo…Tuy nhiên, do hậu quả của phá rừng làm nương rẫy và việc khái thác rừng không có quy hoạch nên hiện nay diện tích rừng tự nhiên sản xuất là tái sinh nghèo, rừng phục hồi sau nương rẫy, tài nguyên rừng hạn chế, chủ yếu là cây gỗ tái sinh, chất lượng gỗ thấp, số lượng ít. Hơn nữa, diện tích đất hoang chưa sử dụng vẫn còn nhiều có thể giao cho các hộ trồng rừng. Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các loại cây như Mỡ, Keo. Trong đó cây Mỡ được người dân trồng với diện tích lớn nhất, chỉ riêng trong năm 2013 đã trồng được 71,02 ha. Đặc biệt trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhân dân đã chú ý nhiều đến việc trồng rừng, do đó thảm thực vật rừng ngày càng phát triển.

Do vậy để nâng cao chất lượng rừng cần phải có phương án quy hoạch hợp lý và có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, hỗ trợ nguồn vốn, cho vay ngân hàng với lãi suất thấp để tạo điều kiện cho các hộ sản xuất, kinh doanh phát triển thuận lợi. Đồng thời, xây dựng chính sách đầu tư phát triển đồng bộ kết hợp với khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai quý giá trên quan điểm lâu dài và bền vững. Nếu như đất lâm nghiệp được chăm sóc bảo

vệ tốt, chấm dứt khai thác trái phép thì lượng lâm sản sẽ tăng nhanh, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và cải tạo môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả quá trình giao rừng có sự tham gia của người dân thuộc dự án 3PAD tại xã quang phong, huyện na rì, tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 31)