Là một sinh viên được đào tạo chính quy về tham vấn, chuẩn bị bước vào nghề trong điều kiện tài liệu về tham vấn còn rất ít ỏi, tôi muốn tìm hiểu từ góc độ lý luận những phương pháp tiếp
Trang 1Phần mở đầu
I Đặt vấn đề
Ngày nay, con người phải chịu nhiều sức ép của xã hội phát triển, với những mâu thuẫn ngày càng nhiều giữa sự gia tăng nhu cầu với mức độ thoả mãn chúng, giữa những biến đổi nhanh chóng của xã hội với khả năng thích nghi của cá nhân… Không phải lúc nào mọi việc đều diễn ra một cách suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió như người ta mong muốn và sắp đặt Có những tình huống cần những cách giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí, giữa điều kiện và khả năng, giữa mong muốn và kết quả Những lúc ấy, không ít người không thể quyết định được là họ phải làm gì, giải quyết ra sao, đặc biệt là với những khó khăn về tâm lý Họ cần được trợ giúp để có thể thích nghi tốt hơn với hoàn cảnh sống của riêng mình
Là một sinh viên được đào tạo chính quy về tham vấn, chuẩn bị bước vào nghề trong điều kiện tài liệu về tham vấn còn rất ít ỏi, tôi muốn tìm hiểu từ góc độ
lý luận những phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn nhằm làm sáng tỏ các cách thức trợ giúp khách hàng đang được tiến hành có hiệu quả bởi các nhà tham vấn ở các nước phát triển Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp
Tham vấn với tư cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp những vấn đề tâm lý của con người Tham vấn hiện nay đã rất phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn là một ngành nghề khá mới mẻ ở Việt Nam
Trong mươi năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế do chính sách mở cửa của nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đều được nâng cao Nhiều trung tâm, dịch vụ tham vấn (ở nước ta thường gọi là tư vấn) đã được thành lập và đi vào hoạt động, mang đến một dịch vụ trợ giúp mới mẻ cho người dân Tuy nhiên hoạt động của những trung tâm này còn mang giá
Trang 2trị tự phát, chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng… Do đó tham vấn chưa được coi là một nghề chuyên môn với những ý nghĩa đích thực của nó.
II Quan điểm nghiên cứu của đề tài.
Với tính chất vô cùng quan trọng của nghề tham vấn là trợ giúp thân chủ (những người có vấn đề về tâm lý) thích ứng tốt hơn với hoàn cảnh sống của mình, NTV buộc phải có hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc đạo đức cơ bản của nghề để “không gây hại cho thân chủ” Thân chủ tìm đến các trung tâm, dịch vụ tham vấn với mong muốn có thể giải quyết những vấn đề của mình Mỗi người trong số họ lại là một con người vô cùng phong phú, phức tạp với kinh nghiệm, trình độ, lối sống, văn hoá… riêng Vấn đề của họ cũng muôn hình muôn vẻ Chính vì vậy, cả NTV và thân chủ cần phải hiểu bản chất của tham vấn, chức năng, nhiệm vụ của các dịch vụ tham vấn, từ đó tạo lập nên một mối quan
hệ trợ giúp hiệu quả.Trong đó, cán bộ tham vấn dùng những kỹ năng nghề nghiệp giúp thân chủ hiểu đúng đắn, chính xác vấn đề của mình, nhận thấy những tiềm năng và tự giải quyết chúng, nghĩa là các cán bộ tham vấn đã “giúp thân chủ tự giúp (tự giải quyết) vấn đề của mình (self -help)
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm “Tham vấn là một nghề giúp người khác giúp đỡ chính họ”.
III Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn
Trang 33 Phạm vi nghiên cứu:
Do những hạn chế về thời gian, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu tổ hợp các phương pháp tiếp cận tham vấn hiệu quả ở các nước Châu Âu và Mỹ Đồng thời phân tích 2 ca tham vấn lấy từ báo, trực tiếp từ điện thoại ở Việt Nam
IV Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
1 Mục đích nghiên cứu:
Phân tích các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn nhằm chỉ ra một cách có hệ thống các lý thuyết đặc trưng trong từng phương pháp và đánh giá ưu nhược điểm của chúng
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1 Nghiên cứu lý luận:
- Xác định một số khái niệm cơ bản của tham vấn với tư cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn
- Phân tích các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn
- Phân tích một số ca tham vấn dựa trên các phương pháp tiếp cận TC trong tham vấn
2.2 Kết luận và khuyến nghị.
Kết luận ưu nhược điểm của các phương pháp, đưa ra những khuyến nghị cho việc lựa chọn phương pháp nhằm tạo điều kiện phát triển nghề tham vấn trong tương lai ở Việt Nam
V Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy nhất là thu thập phân tích tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập, tra cứu và sử dụng một số tài liệu có liên quan, cụ thể là:
- Tài liệu lý luận liên quan đến tham vấn
Trang 4- Tài liệu sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu về tham vấn.
- Tài liệu về các ca tham vấn từ sách, báo, đài trực tiếp
Việc nghiên cứu tài liệu đã góp phần làm sáng tỏ lịch sử nghiên cứu của vấn
đề, các khái niệm cơ bản của đề tài phục vụ cho phần lý luận và cung cấp những ca tham vấn dùng để làm ví dụ minh hoạ cho phần lý luận
Trang 5Phần nội dung
I Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Tham vấn là một chuyên ngành vốn xuất phát từ tâm lý học ứng dụng Đây
là một lĩnh vực mới và có nhiều tiềm năng phát triển Trong lịch sử ra đời và tồn tại của mình, tham vấn nói riêng và tâm lý học nói chung có rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau Nghiên cứu phương pháp tiếp cận thân chủ của các cán bộ tham vấn là một việc quan trọng và cần thiết đối với ngành khoa học và nghề nghiệp chuyên môn tham vấn nhất là ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
1 Lịch sử phát triển các phương pháp tiếp cận TC trong tham vấn trên thế giới.
1.1 Những tiền đề:
Mặc dù tham vấn là ngành khoa học mới được chính thức ra đời từ thế kỷ
XX nhưng những tiền đề của nó đã xuất hiện từ rất xa xưa
Trong phần nghiên cứu lịch sử tham vấn( chủ yếu về các phương pháp tiếp cận TC), chúng tôi dựa vào chương II cuốn sách “Thế giới của những nhà tham vấn” (The world of the counselors) nguyên bản tiếng Anh của tiến sĩ tham vấn người Mỹ E.D.Neukrug, do Công ty xuất bản Brooks/Cole Mỹ (1999) và bổ sung thêm vào phần II cuốn sách Công tác tham vấn trẻ em của Kathryn Geldard và David Geldard (do Nguyễn Xuân Nghĩa và Lê Lộc dịch, NXB ĐH Mở Thành phố
Hồ Chí Minh) Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu có liên quan đến tham vấn như Tâm lý trị liệu, TLH xã hội, TLH phát triển…
Con người ngay từ thời nguyên thuỷ đã có nhu cầu giao tiếp, bộc lộ những tâm tư tình cảm của mình Nhu cầu đó cùng với sự phát triển của xã hội đã thúc đẩy
sự ra đời của những người làm công tác tham vấn Có thể coi: “những nhà tham vấn đầu tiên là những người lãnh đạo cộng đồng, họ cố gắng đem lại nguồn cảm hứng, nâng đỡ tinh thần cho những người khác thông qua việc giảng dạy của họ Họ là những người sáng lập ra các tôn giáo như Moses (năm 100 trước công nguyên)
Trang 6Buddha (Phật – năm 500 trước công nguyên) và Mohammed (năm 600) Họ là những nhà triết học như Lão Tử (Năm 600 trước công nguyên); Khổng Tử (năm
500 trước công nguyên); Aristole (350 trước công nguyên) {35, 25} Họ là những người đặt nền móng về tư tưởng cho sự ra đời của tâm lý học nói chung và tham vấn nói riêng về sau
Nói đến sự ra đời của tham vấn không thể không nói đến vai trò của các ngành hỗ trợ cho nó như công tác xã hội, tâm lý học, tâm thần học Lịch sử của các ngành này có ý nghĩa quyết định đến tham vấn
Công tác xã hội là một nghề nảy sinh từ những năm 1500, xuất phát từ việc giúp đỡ người nghèo và những người khốn cùng ở Mỹ, Anh Công tác xã hội nhấn mạnh sự thấu hiểu, đã cung cấp cho NTV một cách hiểu các cá nhân từ trong gia đình và trong các lĩnh vực xã hội NTV gia đình đầu tiên đã bắt đầu công việc là nhân viên công tác xã hội Những nhà tham vấn phải học cách thể hiện sự chấp nhận của họ đối với thân chủ thông qua hoạt động thực tế của công tác xã hội Công tác xã hội đã gợi ý cho những nhà tham vấn về sự khác biệt của các thân chủ về văn hoá, trình độ phát triển xã hội nơi họ sống và luôn nhắc nhở các nhà tham vấn phải tiếp tục phục vụ cho thân chủ dựa trên những chuẩn mực của địa phương, bang và quốc gia
Tâm lý học có ảnh hướng lớn cả về chiều rộng và độ sâu đến tham vấn ý tưởng của ngành tham vấn hiện đại đã có từ rất lâu, thể hiện trong quan điểm của những nhà triết học cổ tại phương Tây
Plato (427 – 347 trước công nguyên) đã đưa ra quan điểm giống như quan điểm tham vấn hiện đại: “Sự tự xem xét nội tâm và sự phản ánh là con đường dẫn tới tri thức và sự hiểu biết hiện thực Những giấc mơ và những hình ảnh tưởng tượng là sự thoả mãn thay thế Những vấn đề nảy sinh của con người là do những yếu tố vật lý tâm lý, tinh thần gây ra.” [40]
Nhà triết học duy tâm lỗi lạc cổ Hy Lạp Socrate (469 –399 trước công nguyên) với châm ngôn “hãy tự biết mình” đã đặt vấn đề tự nhận thức bản thân lên
Trang 7vị trí cao nhất Ông quan niệm tự nhận thức bắt đầu từ chỗ con người nghi ngờ sự hiểu biết của bản thân: “Tôi biết là tôi chẳng biết gì cả”{9, 15} Cái “chẳng biết gì” của Socrate là nguồn gốc của “cái biết” Socrate còn nổi tiếng với việc xây dựng phương pháp trò chuyện: dùng trò chuyện tay đôi hai người tranh luận với nhau mà tìm ra chân lý Phương pháp này ảnh hưởng nhiều đến các phương pháp tham vấn cho thân chủ Điều lý thú của phương pháp trò chuyện của Socrate là đưa người học đến chỗ tự mình phát hiện được cái mình chưa biết và tự đi đến cái cần biết Và trong tham vấn, NTV cũng giúp TC tự hiểu và tự tìm ra cách giải quyết tốt nhất với vấn đề của mình.
Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của tâm lý học Cùng với sự phát triển của các phòng thực nghiệm tâm lý, là sự phát triển của các trắc nghiệm tâm lý – giáo dục cuối thế kỷ XIX Alfred Binet (1857 – 1911) đã phát triển trắc nghiệm trí tuệ cá nhân đầu tiên được Bộ giáo dục Pháp sử dụng để phân biệt trẻ bình thường và không bình thường Đầu thế kỷ XX, trắc nghiệm khả năng (năng lực) nhân cách lần lượt ra đời và có ứng dụng rộng dãi trong việc nhận xét đánh giá cá nhân Các trắc nghiệm tâm lý này đã giúp cho NTV có công cụ hiểu hơn về TC một cách khách quan
Thời gian này cũng đánh dấu sự ra đời và phát triển của phân tâm học, hệ thống tâm lý trị liệu toàn diện đầu tiên đánh giá nguồn gốc tâm lý của hành vi Sigmund Freud (1856 – 1939) là người sáng lập ra phân tâm học chịu ảnh hưởng rất lớn của các cá nhân như Anton Mesmer (1734 – 1851) và Jean Martin Charcot (1825 – 1893) những người điều trị bệnh tâm trí theo một phương pháp mới: thôi miên Những nhà thôi miên tiên phong này đã chứng minh rằng sự ám thị có thể tác động mạnh mẽ đến trạng thái tâm lý của các cá nhân Nhận thấy thôi miên đem lại hiệu quả nhất định cho người bệnh, Freud và những cộng sự cũng đã dùng thôi miên như một công cụ quan trọng để giải toả những ấn tượng sâu sắc và những ký
ức đau buồn của bệnh nhân tâm thần Tuy nhiên, sau một thời gian, cũng đã phát hiện ra rằng “việc chữa trị bằng thôi miên cũng đem lại những kết quả rất hạn chế, không triệt để, chỉ có tính chất tạm thời vì nó chỉ đánh vào triệu chứng bên ngoài
Trang 8mà không đụng chạm đến cái nguồn gốc sâu xa làm phát sinh ra bệnh” {14,11} Do
đó ông từ bỏ phương pháp chữa trị bằng môn thôi miên và thay thế bằng phương pháp mới, đặt tên là “tự do liên tưởng”
Học thuyết của Freud nhằm tìm hiểu nguồn gốc của hành vi con người xuất phát từ những khám phá của ông về các quá trình vô thức và của các cơ chế phòng
vệ được những người lớn có những xáo trộn xúc cảm sử dụng nhằm tự che chở cho bản thân trước những kinh nhiệm đau buồn và hoặc không chịu nổi mà họ không đủ sức đối phó Ngoài ra Freud còn đưa ra những ý kiến có tính khái niệm về sự hình thành nhân cách (các quan niệm về bản năng, xung động, bản ngã và siêu ngã; nhân cách; về sự phát triển tâm lý tình dục) {30,46}
Quan điểm mới của Freud trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần và bệnh tâm thần là một cuộc cách mạng và tiếp tục ảnh hưởng một cách sâu sắc đến cách thức
mà chúng ta tiếp cận vấn đề của thân chủ Mặc dù được đào tạo là một bác sỹ nhưng những quan điểm nêu trên của ông nhanh chóng được chấp nhận trong tâm lý học
và đưa Freud trở thành một trong những nhà tâm lý học lỗi lạc nhất thế giới
Bên cạnh phân tâm học truyền thống của Freud, cuối thế kỷ XIX xuất hiện một trường phái tâm lý học khác đó là trường phái TLH hành vi Trường phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự đánh giá, đi sâu nghiên cứu “kích thích – phản ứng” do nhà sinh lý học Nga Anton Pavlov (1849 – 1936) dẫn đầu và những ảnh hưởng của môi trường đối với tâm lý của con người Cùng thời gian này, TLH hiện tượng, TLH hiện sinh, TLH cấu trúc (Gestalt) cũng bắt đầu phát triển Tất cả các trường phái tâm lý nêu trên đều có ảnh hưởng đến phương pháp tiếp cận TC của các NTV sau này
Nhìn chung, TLH đóng một vai trò to lớn trong sự nghiệp ra đời và phát triển của ngành, nghề tham vấn không chỉ với những tri thức nền tảng cơ bản mà còn với các trắc nghiệm trợ giúp đánh giá vấn đề của TC, các phương pháp tiếp cận
TC chủ yếu… Có thể khẳng định tâm lý học thực sự là “người anh cả của tham vấn” {40,29}
Trang 9Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua vai trò của chuyên ngành tâm thần học Cho đến cuối những năm 1700 bệnh tâm thần vẫn được coi là bí ẩn, ma quỷ và nhìn chung là không thể chữa trị được Tại Pháp, Philippe Pinel (1745 – 1826) được coi
là người sáng lập ra ngành tâm thần học khoa học với những nỗ lực chữa trị cho bệnh nhân tâm thần bằng những phương pháp nhân đạo, không cách ly họ ra khỏi cộng đồng Những năm 1800 đánh dấu những thành tựu to lớn trong nhận thức, chẩn đoán và điều trị bệnh tâm trí Emil Kraepelin (1855 – 1926) đã phát triển một trong những bảng phân loại bệnh tâm trí đầu tiên trên thế giới Jean Martin Charcot (1825 – 1893) và Piese Janet (1859 – 1974) đồng thời phát hiện ra mối quan hệ hữu
cơ giữa trạng thái tâm lý và những rối nhiễu hành vi ở Mỹ, tác giả Benjamin Rush (1743 – 1813) , nhà vật lý học được coi là người sáng lập ra ngành tâm thần học
Mỹ, đã vận động cho việc áp dụng những biện pháp chữa trị nhân đạo cho người nghèo và những người mắc bệnh tâm trí
Như vậy, ngành tâm thần học với những thành tựu trong chẩn đoán về những trạng thái rối loạn tâm thần đã giúp cho các nhà tham vấn phân biệt sự khác biệt của các bệnh tâm trí khác nhau thuộc lĩnh vực sức khoẻ tâm thần, từ đó định ra những lĩnh vực mà họ có thể cộng tác cùng điều trị với các nhà tâm thần học Các bảng phân loại bệnh tâm trí của tâm thần học giúp cho các NTV và những nhà chuyên môn khác trong việc chẩn đoán và phát triển kế hoạch trị liệu cho TC Ngoài ra, căn cứ vào bảng phân loại này, NTV còn xác định được những TC nào cần được chuyển đến những chuyên gia tâm thần học hoặc thần kinh học để được chữa trị
1.2 Sự ra đời và phát triển của tham vấn.
Sau khi xem xét lịch sử của các chuyên ngành hỗ trợ tham vấn chúng ta bắt đầu đi sâu tìm hiểu lịch sử của Tham vấn, bởi vì lịch sử phát triển của ngành tham vấn gắn với sự ra đời của các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn
Tham vấn là một ngành nghề đại diện cho sự hợp nhất lại của nhiều ảnh hưởng như phong trào đấu tranh để có được những biện pháp điều trị nhân đạo cho
Trang 10bệnh nhân tâm thần từ thế kỷ XIX ở Pháp, phân tâm học- Freud; những khảo cứu khoa học và phương pháp tiếp cận hành vi; chất lượng khoa học các trắc nghiệm tâm lý; tâm lý học hiện sinh; tâm lý học nhân văn và những thành tựu rõ ràng của lĩnh vực hướng dẫn tư vấn nghề.
Tham vấn được ra đời và phát triển theo các giai đoạn sau {30}
- Từ 1900 đến 1950: Những tiền đề cho sự ra đời của ngành, nghề tham vấn.Tiền đề đầu tiên phải kể đến là sự phát triển của công tác hướng dẫn tư vấn nghề và sự ra đời của những NTV nghề đầu tiên
Từ đầu thế kỷ XX, công tác xã hội đã mang lại quan tâm và những thay đổi trong công tác giáo dục; tâm thần học làm biến đổi về chất các phương pháp chữa trị cho bệnh nhân tâm thần; phân tâm học và những liệu pháp liên quan được ứng dụng rộng rãi; hiệu quả của các trắc nghiệm và cuộc cách mạng công nghiệp đối với
sự phát triển xã hội nâng cao vật chất tinh thần cho con người Nhìn một cách tinh
tế, mỗi một sự kiện này đều ảnh hưởng đến công tác hướng dẫn tư vấn nghề và sự
ra đời của tham vấn
Frank Parsons (1854 – 1908), người sáng lập ra ngành hướng dẫn tư vấn nghề ở Mỹ Bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một nhân viên công tác xã hội ở Boston, được sự hậu thuẫn của những quan chức lãnh đạo cộng đồng ở đây, đã xuất bản cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp” (Vocational Bureau) nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề nghiệp, tìm ra cách bắt đầu và xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu quả” {40,33} Ông thực sự mong muốn công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp được đưa vào trường học
Năm 1909, sau khi ông qua đời một năm, cuốn sách “chọn nghề” (Choosing
a Vocation) được xuất bản và ngay lập tức nó được coi là sự cống hiến lớn lao cho công tác hướng dẫn tư vấn nghề Boston trở thành địa điểm tổ chức Hội nghị công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp đầu tiên kết quả của hội nghị này đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ (NVGA) năm 1913, tổ chức tiền nhiệm của Hiệp hội tham vấn Mỹ sau này Frank Parsons là người có tầm nhìn xa
Trang 11Ông đã hình dung ra công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp có hệ thống trong trường học, hình dung ra sự phát triển của công tác này trong nước Ông cũng thấy trước được tầm quan trọng của công tác tham vấn cá nhân và ông đã hi vọng có một
xã hội trong đó sự hợp tác quan trọng hơn sự cạnh tranh Nguyên tắc của Parsons trong công tác hướng dẫn tư vấn nghề đã ảnh hưởng sâu sắc đến những lĩnh vực rộng lớn hơn của công tác tham vấn Mục đích chính của Parsons đối với công tác hướng dẫn tư vấn nghề luôn được thể hiện trong “3 quá trình”sau:
Một là: sự thấu hiểu một cách rõ ràng về bản thân, về khả năng, sở thích hoài bão, nguồn lực cũng như những hạn chế của bạn đối với nghề; động lực thúc đẩy bạn chọn nghề
Hai là: kiến thức về những yêu cầu, điều kiện của thành công, những thuận lợi và khó khăn; sự đền bù; những cơ hội và những triển vọng phát triển trong các giới hạn khác nhau của công việc
Ba là: nguyên nhân thực sự trong mối liên hệ của hai nhóm trong thực tế” {37,33}
Tuy nhiên, những xem xét sâu sắc, tỉ mỉ của Parson trong công việc của ông
đã chỉ ra cho chúng ta thấy nhiều điểm trong các nguyên tắc này thực sự trở thành nguyên lý của nghề Tham vấn Ví dụ, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải
có một người hướng dẫn chuyên nghiệp và gợi ý rằng một người hướng dẫn tốt không thể đưa ra các quyết định cho người khác, những người mà một cách cơ bản phải quyết định điều gì tốt nhất cho anh ta hoặc cô ta Ông cũng cho rằng một NTV nên thân tình, cởi mở, trung thực và tốt bụng với TC Điều đó có ý nghĩa quyết định đối với các NTV trong sự nỗ lực giúp đỡ TC phát triển những tiềm năng riêng của
họ Với những tư tưởng nêu trên, Parsons không những xứng đáng với danh hiệu là người sáng lập ra công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp mà còn xứng đáng với danh hiệu người sáng lập của tham vấn
Sau này, mặc dù công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp trong trường học được phát triển, song nhiều người đã tán thành việc cần có một cách tiếp cận rộng
Trang 12hơn với tham vấn trong trường học Những người này cho rằng những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không nên chỉ tập trung quan tâm về ngành nghề mà còn nên chú
ý đến sự khác biệt lớn trong những nhu cầu về tâm lý và giáo dục của học sinh Nói cách khác những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp phải là những NTV
Công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp tồn tại và phát triển được nhờ sự trợ giúp của các trắc nghiệm về khả năng nhận thức, hứng thú, trí thông minh, nhân cách… Những trắc nghiệm này càng được chuẩn hoá và hoàn thiện, đóng góp một cách tích cực cho tất cả các loại hình thực hành tham vấn Sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngành tâm lý trị liệu cùng với nỗ lực đấu tranh cho những hình thức chữa trị nhân đạo đối với bệnh nhân tâm thần, những bệnh viện điều trị tâm thần được xây dựng khiến cho nhu cầu cần người trợ giúp được đào tạo, chuyên nghiệp cũng gia tăng Ban đầu, những nhân viên công tác xã hội, những nhà tâm lý trị liệu được đào tạo về những kỹ năng tham vấn để có thể đáp ứng nhu cầu này
Tham vấn chính thức ra đời vào những năm 1930 do công của E.G Williamson (1900-1979) Lần đầu tiên trong lịch sử một lý thuyết hoàn chỉnh của tham vấn được đưa ra, phân biệt rõ rệt với thuyết phân tâm học đang thịnh hành của Freud
Cách tiếp cận của Williamson bước đầu đã vượt qua những ý tưởng của Frank Parsons Mặc dù có nguồn gốc từ công tác hướng dẫn tư vấn nghề nhưng hướng tiếp cận này đã được thay đổi và được xem như là một hướng tiếp cận hữu
cơ với tham vấn và tâm lý trị liệu Nét đặc trưng và những nhân tố chính của nó liên quan đến một chuỗi hoạt động 5 bước, bao gồm:
1.Phân tích đánh giá vấn đề và đạt được hồ sơ về sự tiếp xúc và những trắc nghiệm đối với thân chủ
2 Tổng hợp, tóm tắt và sắp xếp thông tin để hiểu vấn đề
3 Chẩn đoán, làm sáng tỏ vấn đề
4 Tham vấn, trợ giúp cá nhân tìm cách giải quyết
Trang 135 Theo dõi, đảm bảo sự theo dõi đích thực ,sát xao với TC.
Do hậu quả của chủ nghĩa phát xít, trong những năm 30-40, nhiều nhà triết học, tâm thần học, tâm lý học nhân văn đã chạy từ Châu Âu sang Mỹ và ngay lập tức những tư tưởng của họ đã ảnh hưởng đến tâm lý trị liệu và giáo dục ở đây
Carl Rogers (1902 – 1987), người ban đầu bước vào TLH với việc phụ trách phân khoa nghiên cứu tâm lý trẻ em tại Đại học Rochester- Mỹ, là nhà tâm lý học chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa nhân văn Ông đã thay đổi công việc thực hành tham vấn theo hướng thân chủ- trọng tâm (Clients – Centered), sử dụng phương pháp tiếp cận gián tiếp khi làm việc với các cá nhân; “đặt trọng tâm nơi TC”, “tin tưởng ở sức bật dậy nơi con người và cung cấp mọi điều kiện để giúp TC đối diện với chính mình nhằm giải toả sự bế tắc của bản thân {36,27} Phương pháp của Carl Rogers được xem là một quá trình ngắn hơn, nhân văn hơn, trung thực hơn và hiệu quả hơn đối với phần lớn TC Đầu năm 1942, Rogers xuất bản tập sách “tham vấn
và tâm lý trị liệu” (Counseling and Psychotherapy) , ghi lại những nét chính trong phương pháp của ông hình thành sau mười năm kinh nghiệm làm việc trong công tác trị liệu cho cả trẻ em và người lớn Cuốn sách này có ảnh hưởng lớn lao đến ngành, nghề tham vấn, đánh dấu sự ra đời của tham vấn hiện đại
- Từ 1950-2000: Sự ra đời và phát triển của tham vấn hiện đại Những năm
50 của thế kỷ XX Tham vấn hiện đại được ra đời gắn liền với tên tuổi của Carl Rogers, nhà Tâm lý học Mỹ theo trường phải tâm lý học nhân văn Cuốn sách thứ hai của ông có tựa đề “Thân chủ - Trọng tâm trị liệu” (Client – Centered Therapy) xuất bản năm 1951 để khẳng định “một cách tiếp cận trị liệu mới nhấn mạnh đến các giá trị nhân văn và nhấn mạnh đến sự trắc nghiệm có ý thức của từng cá nhân” {12, 83}
Thập kỷ này cũng in dấu sự phát triển của các thuyết khác trong lĩnh vực tham vấn như Jean Piaget (1896-1980), nhà Tâm lý học Thuỵ Sĩ với những nghiên cứu về sự phát triển của trẻ1954 cho rằng “trẻ em đạt được những hành vi và kỹ
Trang 14năng riêng biệt ở những giai đoạn phát triển riêng biệt và nhìn nhận các giai đoạn phát triển nhận thức” {27,61}
Khác với học thuyết về nhận thức của J Piaget, Erick Erickson (1902-1994) với quan niệm “cá nhân có tiềm năng giải quyết các vấn đề riêng của mình” {30,81} Erickson chia cuộc sống con người thành hệ thống “8 cơn khủng hoảng tâm lý xã hội đặc trưng cho mỗi lứa tuổi của cuộc đời, mà hậu quả thuận lợi và không thuận lợi, sẽ có tính quyết định đến sự phát triển nảy nở về sau của mỗi người” {31,38} Erickson tin rằng “sức mạnh – bản ngã đạt được nhờ giải quyết thành công các đợt khủng hoảng về phát triển” {30,61}, cơn khủng hoảng 1 là lòng tin cậy hoặc ngờ vực; cơn khủng hoảng 2 là tự trị hoặc hổ thẹn hoặc hoài nghi; cơn khủng hoảng 3 là óc sáng kiến hoặc mặc cảm tội lỗi; cơn khủng hoảng 4 là việc làm hoặc sự kém cỏi; cơn khủng hoảng 5 là bản sắc hoặc lẫn lột vai trò; cơn khủng hoảng 6 là thân mật hoặc cách ly; cơn khủng hoảng 7 là sinh sản hay trì trệ và cơn khủng hoảng 8 là toàn vẹn cá nhân hay thất vọng {31,38} Tham vấn chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập và một ngành nghề chuyên môn trên thế giới
Tham vấn phát triển mạnh mẽ vào những năm 60 của thế kỷ XX Bên cạnh 3 hướng tiếp cận chính là tiếp cận Phân tâm (Freud); tiếp cận trực tiếp (Williamson); tiếp cận thân chủ trọng tâm (Rogers), thập kỷ 60 đánh dấu sự ra đời của vô số những cách tiếp cận mới như tiếp cận xúc cảm thuần lý (nhận thức) của Albert Ellis (1961) Tiếp cận hành vi Bandura (1969), Wope (1958) và Krumbeltz (1966); phép trị liệu hiện thực của William Glasser (1961- 1965); Tiếp cận cấu trúc (Gestalt) của Fritz Perls (1969) Tiếp cận ứng xử học của Bern (1964) và tiếp cận hiện sinh của Arbuckle (1968); Frankl (1963), May (1956) và những người khác… Tất cả các hướng tiếp cận tham vấn này đã giúp ích cho sự phát triển rực rỡ của tham vấn trong suốt giai đoạn đó
Những năm 70 ghi dấu ấn sự tiếp tục phát triển của tham vấn trong các lĩnh vực tham vấn sức khoẻ tâm trí cộng đồng, tham vấn học đường, tham vấn cho những người khuyết tật… Sự đào tạo những nhà tham vấn cũng có quy mô hơn, chú
Trang 15trọng đến các kỹ thuật như thấu cảm, lắng nghe đặt câu hỏi, phản hồi… nhằm phát triển một mối quan hệ có hiệu quả giữa nhà tham vấn và thân chủ Tham vấn đã trở thành một nghề khẳng định được vị trí vững chắc trong xã hội.
- Giai đoạn từ 1980-2000, ngành tham vấn tiếp tục được mở rộng và lớn mạnh trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn trong giai đoạn này là tham vấn tập trung vào lĩnh vực văn hoá hay còn gọi là tham vấn xuyên văn hoá( cross-culture counseling)
Giai đoạn này nhấn mạnh tầm quan trọng của những nguyên tắc đạo đức, chuyên môn trong tham vấn được đúc kết từ những lĩnh vực khác nhau như cố vấn, giáo dục… Năm 1995 Hiệp hội tham vấn Mỹ ACA (American couseling Association) đã sửa đổi những tiêu chuẩn đạo đức và những tiêu chuẩn hành nghề của tham vấn nhằm làm tăng hiệu quả mối quan hệ trợ giúp giữa người tham vấn và thân chủ, mối quan hệ dựa trên sự thấu cảm, chấp nhận, quan tâm, của người tham vấn đối với từng thân chủ có những đặc trưng về lứa tuổi, giới tính, kinh nghiệm, trình độ văn hoá khác nhau{20},{40}
Tóm lại nghiên cứu lịch sử của tham vấn là vô cùng quan trọng để tìm hiểu từng bước phát triển và lớn mạnh của ngành này Từ đó chúng tôi mạnh dạn đối chiếu, so sánh với tham vấn ở Việt Nam và nghiên cứu các phương pháp tiếp cận thân chủ của các nhà tham vấn qua từng giai đoạn lịch sử ,đánh giá một cách khách quan ưu và nhược điểm của từng phương pháp để có thể áp dụng linh hoạt vào công tác tham vấn của nước ta, xây dựng và phát triển tham vấn thực sự trở thành một nghề chuyên môn, một ngành khoa học được công nhận
2 Lịch sử tham vấn Việt Nam.
Tham vấn ở Việt Nam chưa có một lịch sử nghề nghiệp bền dày như tham vấn trên thế giới, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức tự phát của việc ra đời các dịch vụ tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, sức khoẻ sinh sản… trên khía cạnh thực hành và một số bài báo, tác phẩm ít ỏi về lý thuyết
Trang 16Về lý thuyết tham vấn, chúng tôi chỉ tìm kiếm được một số lượng sách báo khá khiêm tốn chủ yếu được dịch của các tác giả nước ngoài đang tồn tại ở phía Bắc Giới thiệu tổng quát về tham vấn, lịch sử, các kỹ năng tham vấn có tác phẩm
“Công tác tham vấn trẻ em, Giới thiệu thực hành” của Kathryn Geldard và David Geldard (Nguyễn Xuân Nghĩa và Lê Lộc dịch, Nxb Đại học Mở – Bán công công thành phố Hồ Chí Minh ); trình bày các kỹ năng tham vấn ứng dụng linh hoạt trong kinh doanh là tác phẩm “Bạn có hấp dẫn không” của TS.Tâm lý học Jesse S.Nirenberg (nhóm ánh Dương biên soạn, Nxb trẻ); cung cấp một quan điểm, một cách tiếp cận hiệu quả trong tham vấn theo trường phái tâm lý học nhân văn với tác phẩm “Tiến hình thành nhân” của nhà TLH lỗi lạc trên thế giới Carl Rogers (Ts.Tâm lý học Tô Thị ánh và Vũ Trọng ứng dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh); tài liệu của UNICEF về tập huấn “ Công tác tham vấn trẻ em” cho các giảng viên; tài liệu về các ca tham vấn thành công dùng để tham khảo cho những người thực hành tham vấn cá nhân là tác phẩm “Hãy để lớp trẻ tự lựa chọn hay nghệ thuật yêu thương” của Barry Neil Kaufman (Đoàn Doãn biên dịch, Nxb Thanh niên), “Để có một cuộc hôn nhân hoàn hảo” của TS Har Vielle Hendrix (Phan Linh Lan và Phan Lưu Ly dịch, Nxb Phụ nữ), “Đoạn kết của cuộc sống lứa đôi” của Ts.Julian Hafner (Nguyễn Thanh Vân, Nxb Phụ nữ)
Còn các tác giả Việt Nam, những người có công đầu trong việc thực hành và phát triển nghề tham vấn phải kể đến bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (lĩnh vực tham vấn trẻ em gia đình); Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc; GS PTS Lê Diên Hồng, Bùi Đại, Bác sĩ Phan Văn Trường, Ngô Thị Khánh, Nguyễn Văn Kính (lĩnh vực tham vấn HIV/AIDS – Các tài liệu tập huấn)
Lý thuyết về tham vấn chưa được biên soạn thành hệ thống, giáo trình bài bản như các ngành khoa học khác mà chỉ được đề cập rải rác ở các bài báo( ở phía bắc) Đáng kể đến là bài “Về tâm lý học tư vấn” của TS Nguyễn Thị Phương Hoa, viên Dư luận xã hội, Ban TTVHTƯ đăng trên tạp trí Tâm lý học số 2/ 1999 giới thiệu về tâm lý học tư vấn và triển vọng phát triển tâm lý học tư vấn ở nước ta; bài
“Quan niệm về tư vấn tâm lý” của PGS.TS Trần Thị Minh Đức, ĐHKHXH & NV
Trang 17Hà Nội đăng trên tạp trí ĐH&GDCN số 6/2000 đưa ra khái niệm tham vấn tâm lý với tư cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn; bài " Tư vấn hay tham vấn – Thuật ngữ và cách tiếp cận" của PGS.TS Trần Thị Minh Đức, ĐHKHXH &
NV Hà Nội đăng trên Kỷ yếu hội nghị Tâm lý học, tháng 2/2003 bàn về sự khác nhau của tư vấn và tham vấn và các cách tiếp cận khác nhau khi giúp đỡ thân chủ; bài “Tư vấn tâm lý - Một nhu cầu xã hội cần được đáp ứng” của TS Vũ Kim Thanh – Khoa Tâm lý – Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội về nhu cầu Tư vấn tâm lý, Tạp chí Tâm lý học số 2-2001 Ngoài ra còn có những bài báo giới thiệu phương pháp tham vấn như “Các phản ứng tư vấn cơ bản” của Đỗ Ngọc Khanh CBNC, Viện Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học số 8,9/2002, “Về kỹ năng tìm hiểu trong tham vấn tâm lý trực tiếp” của Mai Thanh Thế, CBNC, Viện Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học số 1/2000; những bài báo hỗ trợ tham vấn chuyên môn như “Một số cảm xúc tiêu cực
ở người nhiễm HIV/AIDS và cách thức hỗ trợ” của TS Trần Thị Minh Đức và cử nhân Tâm lý học Trương Phúc Hưng, Tạp chí Tâm lý học số 6/2000; đánh giá thực trạng tham vấn Việt Nam như “Bàn về hiệu quả của Tư vấn trên báo”, PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Tạp chí Tâm lý học số 7, 2002; “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tế”, PGS TS Trần Thị Minh Đức, Tạp chí Tâm lý học
số 2/2003
Về thực hành tham vấn, sự ra đời của các trung tâm, dịch vụ hỗ trợ giúp tâm
lý, xã hội tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng
10 năm lại đây đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển nghề tham vấn thực hành Đó là các trung tâm: Tư vấn tình cảm linh tâm (1088-Hà Nội); Trung tâm tư vấn tâm lý (số 1 Tăng Bạt Hổ Hà Nội); Chương trình “Cửa sổ Tình yêu” Chuyên mục phát thanh thanh niên, đài tiếng nói Việt Nam; Trung tâm tư vấn tâm lý (số 9 Ngọc Khánh Hà Nội); Trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục và Tình yêu – Hôn nhân – gia đình (43 Nguyễn Thông – 93 – Thành phố Hồ Chí Minh); Tư vấn 1088 – Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên mục tư vấn trên báo như Nỗi niềm biết tỏ cùng ai (Báo thế giới phụ nữ); Nỗi niềm ai tỏ (Báo gia đình và xã hội); với các tên như
Trang 18Hạnh Dung (Báo phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh); Tâm giao (Báo phụ nữ thủ đô), Thanh Thảo( tạp chí kiến thức gia đình)…{2},{4},{6},{23}.
Điểm qua lịch sử phát triển vô cùng khiêm tốn của tham vấn Việt Nam, chúng tôi thấy còn đó bề bộn những công việc phải làm cho những nhà chuyên môn, các ban ngành có liên quan để đưa ngành tham vấn nước ta thực sự trở thành một ngành khoa học, một nghề chuyên môn đóng góp tích cực cho sự phát triển của con người và xã hội
Trong phần lịch sử các phương pháp tiếp cận TC, vì tài liệu tham khảo rất hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể giới thiệu tóm lược những phương pháp tiếp cận chính như phân tâm, nhân văn, hiện sinh, cấu trúc, nhận thức, hành vi Cụ thể về từng phương pháp này sẽ được trình bày trong mục III của phần nội dung
II/ Các khái niệm liên quan của đề tài.
1 Khái niệm tham vấn.
1.1.Thế nào là tham vấn?
Thuật ngữ “Tham vấn” (Counseling) là thuật ngữ chuyên môn thuộc ngành tâm lý học Nó đồng nghĩa với cụm từ “Tư vấn tâm lý”, thích hợp để mô tả nghề tham vấn Theo tài liệu tập huấn về công tác tham vấn cho trẻ em của UNICEF:
“Tham vấn không giống như một cuộc nói chuyện Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình trong đó NTV giúp TC cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, hiểu và nhìn nhận được nội dung, ý nghĩa, cảm giác và hành vi của họ NTV tạo động lực cho thân chủ tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ NTV không giải quyết vấn đề cho thân chủ” {17,17}, cụ thể là “NTV giúp đỡ TC cải thiện ‘trạng thái tâm lý’ của họ” Việc này được xem như một quá trình giúp thân chủ “nghĩ, cảm giác và hành động khác với trước, và để từ đó họ có thể đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống của họ một cách có hiệu quả hơn” {17,17}
Một tài liệu tập huấn khác lại cho rằng tham vấn là “giúp cho thân chủ tự giúp chính mình”, là “tiến trình đôi bên tương tác nhằm khơi lên sức mạnh tiềm năng của thân chủ để họ tự quyết vấn đề của họ” {19}
Trang 19Sơ Trần Thị Giồng, một NTV của Việt Nam được đào tạo chính quy ở Mỹ
đã đưa ra khái niệm tham vấn gói gọn trong 4 chữ ‘T’ Khái niệm này sau đó được
mở rộng và phát triển lên bởi quá trình đào tạo, tập huấn của các giảng viên dạy môn này:
Tham vấn là một tiến trình, có mở đầu, diễn biến và kết thúc Nó diễn ra
trong suốt khoảng thời gian để TC cảm nhận được vấn đề của họ như nó chính như vậy Đó là một tiến trình hướng tới kiến thức và hướng đến đạo lý làm người (mở ra các tiềm năng của con người) và đòi hỏi một sự lớn lên (trưởng thành) không chỉ ở các thân chủ mà cả ở NTV
Tham vấn là một sự tương tác (chia sẻ – trợ giúp) Đó là quá trình trò
chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa NTV và TC một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là TC phải nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản chất của mình NTV phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thực ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho thân chủ hiểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình
Tham vấn là một quá trình Tìm tiềm năng NTV phải luôn coi TC là người
có đầy sức mạnh và có vai trò khơi gợi được mặt mạnh, những cái ẩn trong vô thức của TC Để làm được điều đó, NTV phải chấp nhận thân chủ, chấp nhận cảm xúc
mà họ đang có ngay bây giờ và tại đây; phải động viên khuyến khích thân chủ thậm chí thỉnh thoảng phải hoạch định rõ tiềm năng của thân chủ để giúp học tin vào bản thân bởi một khi thân chủ tự tìm đến người tham vấn để giúp đỡ chia sẻ thì chính bản thân họ đã có tiềm năng, tự bản thân họ đã biết họ đang có vấn đề và mong muốn được giúp đỡ giải quyết vấn đề của mình
Tham vấn là tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ Có nghĩa là trong quá
trình tham vấn, Người tham vấn phải để cho thân chủ tự giải quyết vấn đề (tự chịu trách nhiệm) với vấn đề của họ NTV chỉ soi sáng, giúp đỡ về mặt thông tin chứ không đưa ra lời khuyên, cách thức giải quyết vấn đề cho TC Tham vấn là một quá
Trang 20trình giúp đỡ mà NTV không làm hộ hoặc chỉ bảo Tự quyết đòi hỏi TC phải biết đến hành động hiện tại, những vấn đề hiện nay và ngay bây giờ của mình Quá trình
tự quyết giúp TC mạnh lên, dám nghĩ, dám làm, dám đối đầu với thực tế của mình.{7}
Tham vấn là “tạo ra những triển vọng và khả năng mới cho TC để họ thay đổi cuộc sống của mình” trong đó NTV đóng vai trò chủ động thiết lập nên mối quan hệ hợp tác giữa NTV và TC, trợ giúp TC” hiểu hoàn cảnh của mình một cách
rõ ràng hơn; nhận diện vấn đề để cải thiện tình huống; lựa chọn những cách thức phù hợp với giá trị,tình cảm và nhu cầu của mình; tự quyết định và hành động theo những quyết định đó; có khả năng đương đầu tốt hơn với vấn đề”{41,2}
NTV lỗi lạc Carl Rogers đã đưa ra triết lý của tham vấn là “giúp thân chủ tự giúp ( tự giải quyết) vấn đề của mình”.{36}
Qua việc phân tích những khái niệm khác nhau về tham vấn, chúng tôi đồng
ý với khái niệm tham vấn như sau: “Tham vấn hiểu theo nghĩa khoa học với tư cách
là một nghề là một quá trình tương tác giữa NTV ( người có chuyên môn, kỹ năng tham vấn , có các phẩm chất đạo đức của nghề được pháp luật thừa nhận) với khách hàng hay còn gọi là TC ( những người đang có khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ) Thông qua sự trao đổi, chia sẻ thân mật, tâm tình (dựa trên nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), NTV giúp TC hiểu và chấp nhận được thực tế của mình, tự tìm thấy những tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình”{3},{4}
Như vậy, vấn đề của TC không phải được bày vẽ, chỉ bảo theo ý của NTV,
mà trong quá trình tham vấn( thông qua những thông tin từ TC), NTV khơi gợi những yếu tố nội sinh để họ tự chịu trách nhiệm về hành động của họ và đưa ra được giải pháp thích hợp trong hoàn cảnh đó
1.2 Phân biệt tham vấn với tư vấn (Consultant), cố vấn.
1.2.1 Tham vấn và tư vấn
Trang 21Tư vấn là một quá trình giao tiếp giữa người với người khi có tình huống xảy ra Tại đó người này giúp người kia phân tích tình huống để tìm ra hướng xử lý với nhiều lựa chọn khác nhau Cuối cùng, chính người kia sẽ tự quyết định hành động theo lựa chọn của chính mình {18,6} Tư vấn có nội dung hẹp hơn tham vấn
Tư vấn mang nặng khía cạnh hỏi đáp thông tin, trong khi đó tham vấn chứa đựng nhiều “chất tâm lý” Nó đòi hỏi TC phải tự giải quyết “ vấn đề tâm lý” của mình Nói khác đi tham vấn là một hình thái mở rộng giới hạn của tư vấn và ở mức độ cao hơn tư vấn, theo sự phân biệt sau đây
a.Hoạt động tư vấn thực hiện mục đích từ A đến B, tại đó nhà tư vấn giúp cho thân chủ điều chỉnh từ một vài chi tiết trong cách hành xử của mình, chỉ để đạt tới mục đích B (và dứt khoát phải đến B) theo đường thẳng:
Trong hoạt động tham vấn thì thoáng hơn, không đi thẳng tới đích, cũng không chỉ đạt tới một mục đích (mà cũng có khi không cần đạt tới mục đích) theo hình xoắn ốc:
Từ A có thể hướng tới không chỉ B, mà còn có thể C, D, E… tạo nên một sự thay đổi tổng quát trong tâm tính hoặc toàn bộ cách xử sự của TC
x
Trang 22b Bằng hình thức tham vấn (tư vấn mở rộng và nâng cao) năng lực tự giải quyết vấn đề cho chính thân chủ, đồng thời tạo ra sự triển nở trong những mối quan
hệ hợp tác và đồng hành lâu dài giữa người tham vấn và thân chủ
Nói một cách hình tượng, khi tư vấn, nhà tư vấn là người chỉ đường cho TC còn khi tham vấn, NTV là bạn đồng hành với thân chủ.Tư vấn để phân tích và giới thiệu cách xử lý, tựa như đưa ra một loạt phao cấp cứu để thân chủ chọn lấy phao phù hợp của mình Còn tham vấn là giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề ở một tầm nhìn chiến lược (thay vì sửa về chiến thuật) để thân chủ tự tạo cho mình một con thuyền (thay vì chiếc phao) trên đường cập bến {18,50}
1.2.2 Tham vấn và cố vấn: Cố vấn tiếng Anh đôi khi cũng đồng nghĩa với
Tư vấn, còn trong tiếng Việt nó được hiểu là “người thường xuyên được hỏi ý kiến
để tham khảo giải quyết công việc” {16,205}
Sự khác nhau giữa tham vấn và cố vấn được thể hiện rất rõ trong bảng so sánh sau{17,18}:
Là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân
giữa NTV với một hoặc vài người đang cần
sự hỗ trợ để đối mặt với khó khăn hoặc
thách thức trong cuộc sống Tham vấn khác
nói chuyện ở chỗ trọng tâm của cuộc tham
vấn nhằm vào người nhận tham vấn
Là một cuộc nói chuyện giữa một
“chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó
NTV hỗ trợ TC ra quyết định bằng cách
giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề,
xem xét tất cả các giải pháp khả thi và đưa
ra lựa chọn tối ưu nhất sau khi xem xét kỹ
lưỡng từng giải pháp
Nhà cố vấn giúp TC ra quyết định bằng cách đưa ra những lời khuyên về
“mặt chuyên môn” cho TC
Mối quan hệ tham vấn quyết định kết quả
đạt được của quá trình tham vấn NTV phải
xây dựng lòng tin với TC và có thái độ
chấp nhận đồng cảm và không truy cứu
Mối quan hệ giữa người cố vấn và TC không quyết định kết quả cố vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của người cố vấn về lĩnh vực mà TC đang cần cố vấn
Tham vấn là một quá trình gồm nhiều cuộc
nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tiếp (bởi vì
Quá trình cố vấn có thể chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ giữa TC và
Trang 23phải mất nhiều thời gian để một vấn đề nảy
sinh và phát triển, tương tự để giúp thân
chủ giải quyết vấn đề này cũng mất rất
nhiều thời gian)
người cố vấn
NTV thể hiện sự tin tưởng vào khả năng tự
giải quyết vấn đề của TC, vai trò của người
tham vấn chỉ là để “hướng đạo” cho thân
chủ tới những hướng lành mạnh nhất
Người cố vấn nói với TC về những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của TC
NTV có kiến thức về cách cư xử và phát
triển của con người Họ có các kỹ năng
nghe và giao tiếp, có khả năng khai thác
vấn đề và cảm xúc của thân chủ
Người cố vấn có kiến thức về những lĩnh vực nhất định và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó
NTV giúp TC nhận ra và sử dụng những
khả năng và thế mạnh của riêng họ Tập trung vào thế mạnh của thân chủ không phải là xu hướng chung của cố
vấnNTV phải đồng cảm với những cảm giác và
cảm xúc của TC với thái độ chấp nhận
tuyệt đối
Người cố vấn có thể đưa ra những lời khuyên đối với TC nên làm thế nào để cho tốt nhưng không quan tâm đến việc chuyển tải sự đồng cảm hay chấp nhận tới TC
TC làm chủ cuộc nói chuyện; NTV lắng
nghe, phản hồi, tổng kết và đặt câu hỏi Sau khi TC trình bày vấn đề của anh/ chị ta, người cố vấn làm chủ cuộc nói
chuyện và đưa ra những lời khuyên
3.Tham vấn là một “nghề giúp người khác giúp đỡ chính họ”
Trang 244 Thực hành tham vấn có thể bao gồm: tham vấn nhóm, cá nhân hoặc gia đình; giúp mọi người tiếp cận các dịch vụ.
5 Thực hành tham vấn đòi hỏi kiến thức về sự phát triển của con người và hành vi, sử dụng các kỹ năng nghe, giao tiếp, định hướng mang tính lý thuyết” {17,19}
2 Khái niệm nhà tham vấn (NTV):
Trong nhiều năm qua, thuật ngữ “nhà tham vấn” (Counselor) được hiểu đơn giản là “những chuyên gia thực hành tham vấn” (professional who practices counseling ) {40,5} Trong những năm gần đây, NTV được hiểu là “người giúp đỡ cho các TC khi họ gặp những vấn đề khó khăn bằng cách khơi gợi những tiềm năng trong thân chủ để thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình” NTV khi thực hành tham vấn cho TC phải đảm bảo là những người có đủ những phẩm chất nghề nghiệp, không gây tổn thương cho TC, không đẩy TC đi đến đối đầu, không đi ngược lại lợi ích của TC, khích lệ, cổ động họ tự tìm tiềm năng của bản thân; giúp họ nói ra những vướng mắc trong lòng, giúp họ nhận thức tốt hơn về bản thân, làm cho họ mạnh lên, yêu mình hơn NTV không được phép bày vẽ cách giải quyết vấn đề cho NTV
Theo Carl Rogers, NTV phải làm cho TC nhận thức được mình là người
“đáng tin cậy, chắc chắn, trung kiên”, NTV phải diễn tả “đủ thông suốt” lời nói, hành vi để bộc lộ được mình là rất trong sáng, NTV phải thể hiện được cảm giác, cảm quan của mình để TC nhận ra họ “tích cực”; NTV phải có nhân cách đủ mạnh
để “biệt lập” với TC và đủ an tâm để cho phép TC “biệt lập” với mình; NTV phải
có những hành động với đầy đủ tinh tế để cho TC cảm thấy như là không bị đe doạ; NTV phải luôn luôn coi TC là người đang trong “Tiến trình trở thành” chứ không bị trói buộc vào quá khứ của anh ta {36,79-90}
3 Khái niệm thân chủ và vấn đề của thân chủ
Để hiểu về khái niệm thân chủ và vấn đề của họ, chúng ta cần hiểu thế nào là con người cân bằng.{31,49-50}
Trang 253.1 Con người cân bằng
Con người cân bằng, theo nhiều tác giả khác nhau mô tả trên nhiều bình diện khác nhau Trên bình diện thể chất, con người cân bằng có một cơ thể khoẻ mạnh có một thể trạng tốt, thích thú cố gắng về thể xác và chịu đựng được mệt nhọc Không thể có sự cân bằng tâm trí trong một thể xác ốm yếu Tác giả La Tris Juvenal đã nói
“Một tâm hồn lành mạnh trong một cơ thể lành mạnh” Sức khoẻ tâm lý và sức khoẻ cơ thể là hai trụ cột của sự tinh thông của con người
Trên bình diện tình dục và cảm xúc: con người cân bằng là con người có thể thiết lập một cách hài lòng mối quan hệ thân tình với những người khác Trong khi quan tâm không thái quá đến thoả mãn những nhu cầu của mình con người biết chú
ý và nhạy cảm với những nhu cầu của đối tác cùng với mình
Trên bình diện trí năng, con người cân bằng là con người thông minh để có thể suy nghĩ và hành động một cách hữu hiệu Họ biết những năng lực và năng khiếu của mình và sử dụng nguồn lực đó một cách tốt nhất cho những hoạt động sinh lợi Họ tiến bộ thường xuyên trong những luyện tập bằng cách cố gắng đạt được mục đích đã ấn định trong một thời gian hợp lý Họ có óc tưởng tượng và thích đi tìm những giải pháp khác ngoài những giải pháp truyền thống đã được đề xuất
Trên bình diện đạo đức, con người cân bằng luôn luôn thắm đượm sâu xa một sự quan tâm đến tính chất khách quan Họ có khuynh hướng tin vào sự lý giải của mình hơn những đánh giá của người khác hay của truyền thống đại chúng Họ luôn quyết định có tuân theo những chuẩn mực xã hội hay không một cách tự nguyện Mặc dù họ có một ý chí vững mạnh nhưng không phải vì thế mà họ trở nên bướng bỉnh Họ luôn sẵn sàng thừa nhận những sai lầm của mình
Trên bình diện xã hội, con người cân bằng luôn cảm thấy dễ chịu khi đối mặt với những người khác và cảm giác được họ chấp nhận Những phản ứng của họ
ít khi có sự tính toán và sự tự nhiện này giúp họ chuẩn định được dễ dàng những phản ứng của mình đối với người đồng cấp như đối với người trên, kẻ dưới
Trang 26Trên bình diện nhân cách, người cân bằng là một con người lạc quan yêu cuộc sống Thường họ có tâm trạng vui vẻ, hồn nhiên Đó là một nhân cách chính chắn, tự chủ và thực tế biết chấp nhận những trách nhiệm, không từ chối trước những nguy nan.
Trên bình diện cảm xúc, họ tương đối ổn định, không quá tự tin, không quá
lo lắng, biết đương đầu với sự không may và không biểu lộ sự thất vọng quá đáng Nhìn chung con người cân băng thích đạt được những gì họ muốn bằng chính cố gắng của mình hơn là bằng những đòi hỏi hoặc là bằng những hành vi xảo trá Hơn nữa, họ còn biết giữ gìn sự tươi tỉnh khiến họ vô tư, được người khác thán phục Cuối cùng, họ yêu mến bản thân và nhìn mình với mối thiện cảm trong khi vẫn giữ được sự hóm hỉnh để tránh rơi vào trạng thái quá nghiêm nghị
Là người bình thường, họ cho phép mình sống với những sai sót của mình, với những ứng xử không phải lúc nào cũng thích nghi với những nhu cầu, mà người
ta làm thoả mãn một cách tàm tạm và cố gắng dự phòng những lo âu một cách tốt nhất, bằng cách sử dụng những cơ chế tự vệ khác nhau hoặc phát triển một số nét tính cách được chấp nhận Điều quan trọng là càng có ý thức tốt Do không đạt được sự cân bằng đầy đủ, họ vẫn giữ được thái độ phê phán trước những phản ứng của mình và có khả năng chế giễu chúng nếu gặp dịp
Hiểu được như thế nào là người cân bằng, người không cần đến sự trợ giúp tham vấn, chúng ta cùng xem xét người không cân bằng- người có nhu cầu tham vấn mà ta gọi là TC
3.2 Khái niệm thân chủ:
Thân chủ là người bình thường, có vấn đề nhẹ, có vấn đề trầm cảm hoặc những rối loạn tâm lý
Về mặt tự nhiên thân chủ là người có vấn đề cần được tham vấn Khi đến với NTV, đa phần họ ở trong trạng thái hoang mang, không ý thức được tâm trạng cũng như cảm xúc của mình Họ biết rõ sự kiện nhưng không vượt qua được cảm
Trang 27xúc Họ có nhu cầu bộc lộ nhưng điều này phụ thuộc vào người tham vấn có tạo ra cho họ điều kiện bộc lộ hay không.
Trong tham vấn chuyên nghiệp, TC luôn luôn được nhìn nhận là người chủ động tích cực, tự giải quyết được vấn đề của mình với sự trợ giúp của NTV Theo Carl Rogers: “ TC là chuyên gia giỏi nhất về vấn đề của họ” Vì vậy, quá trình tham vấn phải đặt hoàn toàn tin tưởng vào TC, chấp nhận con người TC Như thế, tham vấn đã giúp cho TC tự giải quyết vấn đề của mình
3.3.Vấn đề của thân chủ.
Các cá nhân được coi là bất bình thường – có vấn đề – là “những người ngoài chuẩn mực và ứng xử ngược với những giá trị, những thói quen hoặc những thái độ của người khác” {31,4}, “Biểu lộ sự tuyệt vọng bằng những tình cảm quá mức buồn phiền hoặc giận dữ qua những sợ hãi không có cơ sở thực tế hoặc qua một trạng thái trầm nhược do một sự kiện gây chấn thương mà họ tỏ ra không thể vượt qua được”; “Thể hiện ở trạng thái con người bất lực không vượt qua được stress của cuộc sống, khiến họ phản ứng bằng cách thu mình lại hoặc rút lui thuần tuý và đơn giản làm họ xa rời con đường giao tiếp thông thường” {31}
Các cá nhân có “vấn đề” trở thành TC của tham vấn khi họ luôn cảm thấy không hài lòng trong một mối quan hệ, sự kiện nào đó; luôn gây bất bình cho những người xung quanh; ở họ xuất hiện những cá tính hiếm thấy; có những hành động không xảy ra trong tiền lệ; cảm thấy buồn chán lo âu, căng thẳng đau khổ, sợ hãi lặp đi lặp lại, nói nhiều, lảm nhảm; biểu hiện phi lý trong nhận thức cá nhân, thể hiện trong hoạt động mà người khác thấy không bình thường; khó thích nghi hoặc không thích nghi hoặc luôn luôn hành động theo cách có ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của mình, hoạt động của những người xung quanh {2}
Nguyên nhân của những “vấn đề” này có thể từ hoàn cảnh khách quan (những xáo trộn trong cuộc sống, nghề nghiệp, nhu cầu; giai đoạn chuyển tiếp về lứa tuổi và tâm sinh lý, những áp lực…), có thể từ chủ quan (những người thụ động, thiếu nghị lực trong cuộc sống, hành động ngẫu nhiên không có mục đích, thiếu khả
Trang 28năng chịu trách nhiệm, hay đổ lỗi cho người khác, thiếu sự cân bằng trong đời sống tình cảm lý trí hoặc rối loạn về tình cảm, lý trí, hành động; có vấn đề trong mối tương giao với người khác, không thoả mãn với bản thân người khác; người quá cầu toàn, mặc cảm, không nhận biết mình, không chấp nhận mình, chấp nhận người khác, chấp nhận hoàn cảnh.
4 Mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ.
Theo Carl Rogers mối quan hệ giữa NTV và TC phải dựa trên phương pháp thân chủ trọng tâm trong đó NTV tạo được mói tương giao với TC bằng cách bộc lộ một sự chân thật trong suốt bằng cảm quan chứ không phải bằng lời nói, bộc lộ được một sự nhiệt tình tôn trọng vô điều kiện, có khả năng nhạy cảm để xem xét vấn đề của TC như vấn đề của mình, giúp TC cảm nhận và hiểu được mọi mặt của chính mình mà trước đây mình chưa bao giờ thấy được TC tự cảm thấy mình thống nhất hơn, có những hành động rất thực tiễn, sẽ cảm thấy mình là mẫu người độc đáo, muốn bộc lộ bản thân, cảm thấy mình hiểu người khác và chấp nhận người khác Vì vậy, thân chủ có thể đương đầu với những vấn đề của mình một cách thích đáng Ông viết “mối tương giao tôi thấy hữu ích là mối tương giao được định tính bằng một sự trong suốt về phần tôi, bằng sự chấp nhận người khác như một con người riêng biệt, có quyền, có những giá trị riêng và bằng một sự cảm thông sâu xa khiến tôi có thể nhìn thế giới riêng tư của người ấy qua con mắt của người ấy Khi các điều kiện trên được thực hiện thì tôi trở thành một bạn đồng hành của TC tôi, theo chân họ trong sự tìm kiếm chính mình mà bây giờ họ cảm thấy được tự do đảm nhiệm” {36, 54}
Theo GS.M Daignieault: “Thực hành mối quan hệ trợ giúp, đó là tạo điều kiện cho một cuộc tìm kiếm Sự khởi động này có thể là tự phát không chính tức, ngắn nhưng phải có đủ 3 điều kiện mới có thể nói về một mối quan hệ trợ giúp Đầu tiên, người xin giúp đỡ phải ý thức được rằng anh ta đang gặp phải một vấn đề Sau
đó, anh ta phải chất nhận, ít nhất một cách ngẫu nhiên, nói về vấn đề của mình Cuối cùng người đóng vai trợ giúp không chỉ có một cuộc gặp gỡ bạn bè thông
Trang 29thường trao đổi ý kiến qua lại về những vấn đề quan tâm theo cách riêng của mỗi người
Tóm lại, việc vận hành này kéo theo việc ít nhất là một người ngấm ngầm khám phá những trải nghiệm của mình, mặc dù diễn ra rất ngắn ngủi và có một người khác đồng hành với anh ta trong cuộc tìm kiếm bản thân
Mô hình nói trên của M.Daignieault cho phép phát biểu một khái niệm tương đối chính xác về mối quan hệ giữa NTV và TC : “Thực hiện mối quan hệ trợ giúp là giúp đỡ một người bộc lộ những điều anh ta cảm thấy và hiểu tại sao anh ta cảm thấy như vậy, cũng như phát hiện ra rằng sự thấu hiểu tình thế này sẽ diễn ra trong một thời gian tương đối dài”{28,15}
5.Khái niệm phương pháp tiếp cận.
5.1.Khái niệm phương pháp:
Phương pháp ở khoá luận này được hiểu theo nghĩa là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó {16,793}
Theo nghiã đó, khái niệm phương pháp tiếp cận trong đề tài là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành hoạt động tham vấn của các NTV nhằm từng bước đến gần để tiếp xúc, tìm hiểu thân chủ và các vấn đề của họ
III.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn.
Trước khi trình bày các phương pháp tiếp cận TC trong tham vấn, chúng tôi xin trình bày vắn tắt một số học thuyết nền tảng cho công tác tham vấn
1 Một số học thuyết nền tảng.
1.1 Thuyết Maslow về nhu cầu của con người:
Abraham Maslow (1908-1970) ,một nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu con người và phát triển thuyết này vào những năm 50 của thế kỷ XX, giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người thêm phong phú Theo Maslow, nhu cầu của con người là một chuỗi liên tiếp các nhu cầu từ bậc thấp đến các bậc cao hơn:
Trang 30
{17},{25}, {30}, {42}
nc về sự phát triển cá nhân
nc về tự trọng
nc được công nhậnnc được công nhận
nc an to n an ninh à –
nc vật chất
Trang 31Trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow, mỗi nhu cầu của con người trong hệ thống thứ bậc đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó Nói cách khác, nếu một nhu cầu không được đáp ứng, cá nhân đó khó có thể tiến lên bước phát triển tiếp theo Bậc đầu tiên của chiếc thang tương ứng với các nhu cầu vật chất cơ bản cần được đáp ứng trước khi ta có thể theo đuổi những nhu cầu “cao hơn”, ví dụ như nhu cầu về tình yêu thương, sự động viên, tôn trọng, tự hoàn thiện.
-Nhu cầu vật chất - nhu cầu cơ bản của sự tồn tại: Bậc đầu tiên trong hệ
thống thứ bậc nhu cầu này rất cơ bản, rõ ràng và đặc biệt quan trọng, bao gồm: thức
ăn đầy đủ, nước uống, sưởi ấm, nhà ở và y tế cơ bản Thiếu nhu cầu này, con người khó có thể tồn tại chứ chưa nói đến việc có các nhu cầu cao hơn Nhà tham vấn khi tiếp xúc với thân chủ cần phải biết rõ thân chủ đã được đảm bảo về nhu cầu vật chất hay chưa bởi vì nếu nhu cầu này vẫn khiến họ phải bận tâm lo lắng buông rầu thì người tham vấn không thể mong chờ họ theo đuổi những nhu cầu ở những bậc thang trên
-Nhu cầu an toàn - an ninh: An ninh là một môi trường không nguy hiểm,
có lợi cho sự phát triển tiếp tục và lành mạnh, thể hiện bằng an toàn nghề nghiệp, việc tiếp nhận các dịch vụ y tế và bảo vệ thân thể NTV cần biết TC có đủ an toàn khi họ đến gặp NTV hay không và nguyên nhân của sự không an toàn( nếu có) để tạo lập nên mối quan hệ trợ giúp có hiệu quả với họ
-.Nhu cầu được công nhận (Yêu thương và chấp nhận): Con người chúng ta,
theo bản chất, luôn luôn tìm kiếm tình bạn, sự chấp nhận và tình yêu thương từ người khác Nếu không có cảm giác được giáo tiếp và quan hệ với mọi người thì chúng ta khó có thể tồn tại được Trong cuộc sống, tình yêu thương và sự chấp nhận đến với con người từ gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, cộng đồng và thậm chí
từ các tổ chức và hiệp hội Điều này lý giải cho việc NTV phải luôn tôn trọng, chấp nhận TC với những giá trị tự tại của họ mới có thể giúp họ đương đầu với vấn đề của chính mình
Trang 32-Tự trọng (Tự cảm thấy tốt về bản thân): Đây là bậc thứ tư trong thang bậc
nhu cầu của Maslow Tự trọng là “sự nhìn nhận đúng đắn về nhân phẩm hay chuẩn mực đạo đức”.( dẫn từ [17] ) Tự trọng chính là một người có cảm giác tốt về bản thân, trải nghiệm những ý nghĩ về giá trị của bản thân và tự hào về thành quả mình đạt được Sự tự đánh giá bản thân phụ thuộc vào mức độ người khác đánh giá về mình, cụ thể là những đánh giá của gia đình, bạn bè, hàng xóm, họ hàng, ông chủ… Nên có một sự cân bằng giữa mức độ chúng ta cho phép bản thân tự đánh giá dựa trên những công nhận hay phê bình từ bên ngoài và những giá trị phát sinh từ bên trong mỗi chúng ta Sự công nhận từ bên ngoài là điều đáng mong đợi nhưng người
ta không nhất thiết cần nó để có cảm giác tốt về bản thân mình Nếu cảm giác về sự
tự đánh giá tích cực về bản thân bắt nguồn từ chính con thì người đó đã được trang
bị tốt để có thể đương đầu đối với những bất hạnh Cũng chính vì lẽ đó mà mục đích cuối cùng của tham vấn là giúp TC nhận ra những giá trị tự tại của mình và tự tin để giải quyết vấn đề của chính mình
-Sự phát triển cá nhân - cơ hội của sự phát triển cá nhân: Bậc cuối cùng và
cao nhất trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow có tác động lớn nhất tới sự phát triển tâm lý và là bậc phức tạp nhất Đó là nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân, cơ hội của sự phát triển và học hỏi cá nhân - quá trình tự hoàn thiện mình,có thể nói là tất cả những gì có thể mang lại cơ hội cho con người nhằm nâng cao năng lực cá nhân, năng lực trí tuệ và phát triển toàn diện tiềm năng Trong tham vấn chúng ta gọi là “bước hiện thực hoá tiềm năng của thân chủ”
Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A Maslow rất quan trọng cho các NTV khi tiếp cận với TC dù họ sử dụng phương pháp tiếp cận nào Nó giúp NTV xác định được bậc nhu cầu hiện tại của TC, từ đó xây dựng chiến lược giúp đỡ TC tiến lên bậc tiếp theo trong hệ thống một cách tích cực và hiệu quả
1.2 Thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erick Erickson.
E Erickson là nhà tâm lý học Mỹ, gốc Đức Sau khi trở thành một trong những nhà phân tâm của trung tâm phân tâm học, Viên ( Aó), ông di tản sang Hoa
Trang 33Kỳ Ông đã phát triển học thuyết Freud, nhấn mạnh chủ yếu đến các vấn đề thích nghi mà môi trường xã hội đặt ra cho cá nhân trong quá trình 8 cơn khủng hoảng lớn của cuộc đời {31, 37},{30}, {42}.
Theo Erickson, con người trải qua một loạt 8 cơn khủng hoảng tâm lý xã hội đặc trưng cho mỗi lứa tuổi của cuộc đời mà hậu quả thuận lợi và không thuận lợi sẽ
có tính quyết định đối với sự phát triển nảy nở về sau của người đó
- Cơn khủng hoảng 1: Xuất hiện ở những năm đầu cuộc đời tương
ứng với giai đoạn môi miệng của Freud Nó tương ứng với cung cách các nhu cầu sinh lý cơ sở (bậc nhu cầu thứ nhất – theo Maslow) của trẻ có được người chăm sóc thoả mãn hay không thoả mãn Tuỳ từng trường hợp mà đứa trẻ đó phát triển lòng tin cơ bản vào thế giới hay ngược lại, ngờ vực thế giới
- Cơn khủng hoảng 2: Gắn với sự tập luyện đầu tiên và chủ yếu là
tập luyện sạch sẽ - tương ứng với giai đoạn hậu môn của Freud Nếu trong giai đoạn này bố mẹ hiểu con và giúp con làm chủ cơ thể mình thì đứa bé có kinh nghiệm tự chủ Ngược lại, sự kiểm tra quá nghiêm khắc hoặc không nhất quán từ bên ngoài ngoài tác động vào chỉ có thể dẫn đến sự hổ thẹn và sự hoài nghi nhất là liên quan đến sợ hãi mất làm chủ cơ thể của trẻ
- Cơn khủng hoảng 3: Tương ứng với trẻ bé tí Đây là thời kỳ trẻ
khẳng định bản thân Những dự án trẻ có trong mọi lúc mà người lớn để trẻ em thực hiện và cho phép em có được óc sáng kiến Ngược lại tinh thần thất bại lặp lại và không có trách nhiệm có nguy cơ đưa trẻ đến cam chịu và có mặc cảm tội lỗi
- Cơn khủng hoảng 4: Xuất hiện ở tuổi đi học của trẻ ở trường, trẻ
học làm việc, chuẩn bị cho các nhiệm vụ tương lai Từ đó kết quả là ở trẻ hình thành
sự ham thích làm việc tốt hoặc mặc cảm tự ti về sự kém cỏi của bản thân khi sử dụng các phương tiện và công cụ không thành công hoặc khi đứng trước bạn bè Kết quả này do không khí học tập và phương pháp giáo dục ở nhà trường tạo nên
- Cơn khủng hoảng 5: Còn gọi là khủng hoảng tuổi dậy thì, xảy ra
khi thanh thiếu niên nam và nữ trải qua khi đi tìm bản sắc của mình Bản sắc liên
Trang 34quan đến sự thống hợp các kinh nghiệm trước đây với các tiềm năng, này các lựa chọn phải thực hiện Nếu trẻ không thể hoặc khó có thể tạo ra tinh thần bản sắc sẽ dẫn đến sự phân tán bản sắc hoặc lẫn lộn vai trò phải đóng trên bình diện cảm xúc,
xã hội, nghề nghiệp của trẻ trong giai đoạn đó và trong suốt cuộc đời
- Cơn khủng hoảng 6: Dành riêng cho những người lớn trẻ tuổi, tương
ứng với việc đi tìm sự thân mật với một đối tác mình yêu để cùng chia sẻ tình cảm, chu kỳ làm việc, sự sinh sản con cái và sự giải trí nhằm đảm bảo cho các con một sự phát triển đầy đủ Ngược lại, nếu một người nào đó tránh các trải nghiệm này thì sẽ dẫn đến tự cách ly và co mình lại, xa lánh xã hội và mọi người xung quanh
- Cơn khủng hoảng 7: Xảy ra ở độ tuổi 40 Đặc điểm của nó là tính
sản sinh, chủ yếu là quan tâm và giáo dục thế hệ tiếp theo, thể hiện bằng khả năng tạo kết quả và tính sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau Nếu ngược lại sự tiến hoá của đôi lứa không đi theo lối đó có nguy cơ bị trì trệ trong sự giải thân mật, đưa lứa đôi đến sống cho mình và tất yếu dẫn đến nguy cơ nghèo nàn mối quan hệ giữa hai người
- Cơn khủng hoảng 8: Tương ứng với tuổi già, là kết quả của các
giai đoạn trước và kết cục của nó là tuỳ cung cách mà mỗi người vượt qua các giai đoạn đó Xuất phát từ bảng tổng kết các việc đã làm trong quá khứ và việc chấp nhận chúng như là một hệ thống không thể thay đổi mà con người đạt đến sự toàn vẹn cá nhân Khi mà sự toàn vẹn của các hành động trong quá khứ không thể thực hiện được thì con người sẽ kết thúc đời mình trong cái chết và trong nỗi thất vọng không thể làm lại cuộc đời
Trong công tác tham vấn, NTV cần phải hiểu rõ đặc điểm của các cơn khủng hoảng , trước hết để bản thân mình có thể ứng phó hài hoà với chúng, trở thành một người cân bằng, sau đó NTV mới có thể hiểu thân chủ, xác định thân chủ đang ở trong cơn khủng hoảng nào trong cuộc đời họ, họ đã vượt qua các cơn khủng hoảng trước ra sao, từ đó vạch ra chiến lược trợ giúp họ chấp nhận và vượt qua những giai đoạn khó khăn, đương đầu tốt hơn với cuộc sống
Trang 35Theo một số NTV, thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow và thuyết phát triển tâm lý xã hội với 8 cơn khủng hoảng trong cuộc đời của Erick Erickson đóng vai trò quan trọng, chi phối các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn và đặc biệt hữu dụng khi tham vấn cho trẻ em Ngoài hai thuyết này, các NTV cần phải trau dồi kiến thức về sức khoẻ tâm thần, bệnh lý và hành vi lệch chuẩn ( trong khuôn khổ khoá luận chúng tôi không có điều kiện trình bày ) để có thể trợ giúp tốt nhất cho người lớn
2.Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn.
Trong lịch sử phát triển tham vấn cho đến nay có rất nhiều phương pháp tiếp cận thân chủ Do đó, có nhiều cách phân loại khác nhau Trong đề tài này chúng tôi đồng tình với cách phân loại các phương pháp tiếp cận thân chủ thành hai loại lớn là: Phương pháp tiếp cận nội tâm và phương pháp tiếp cận ứng xử {31,33}
Phương pháp tiếp cận nội tâm dựa vào nguyên lý cho rằng hành vi ứng xử không bình thường là do sự giải mã sai của con người về những tình cảm, những nhu cầu, những động cơ của mình {31,34} Do đó mục đích của phương pháp tiếp cận này là: NTV giúp thân chủ tìm ra những nguyên nhân khiến chỉnh lý sai đối với thực tế để có thể làm thay đổi những hành vi ứng xử nhằm để thích nghi với hoàn cảnh sống của họ
Phương pháp tiếp cận ứng xử xuất phát từ nguyên lý là mọi hành vi ứng xử đều do tập nhiễm và mục đích của phương pháp này là NTV sử dụng những kỹ thuật điều kiện hoá hoặc giới thiệu mẫu hành vi nhằm thay thế một hành vi không thích ứng bằng một hành vi khác cho phép TC hoạt động thích hợp hơn
Như vậy, sự khác nhau cơ bản của hai phương pháp tiếp cận nêu trên là trong khi phương pháp tiếp cận nội tâm nhằm tác động vào các quá trình như tri giác, tư duy, nhu cầu, động cơ, xúc cảm, tình cảm… của TC thì phương pháp tiếp cận ứng xử chỉ duy nhất tìm cách thay đổi hoặc làm mất đi những ứng xử được xem
là không thích ứng của thân chủ
Chúng tôi sẽ trình bày sâu về các phương pháp này theo logic như sau:
Trang 362.1.Phương pháp tiếp cận nội tâm:
Phương pháp tiếp cận nội tâm bao gồm nhiều phương pháp tiếp cận nhỏ như sau:
- Phương pháp tiếp cận tâm động học: (Phân tâm học cũ và mới, những người theo thuyết mối quan hệ có đối tượng)
- Phương pháp tiếp cận nhân văn - hiện sinh ( TC- trọng tâm, Gestalt, hiện sinh,…)
- Phương pháp tiếp cận nhận thức (xúc cảm thuần lý, nhận thức)
Chúng ta sẽ lần lượt xem xét từng phương pháp tiếp cận này
2.1.1.Phương pháp tiếp cận tâm động học.
Khởi đầu với học thuyết của Sigmund Freud về phân tâm học từ những năm
1800, nhiều hướng tiếp cận tham vấn và tâm lý trị liệu đã được phát triển gọi là phương pháp tiếp cận tâm động học
Sigmund Freud (1856 – 1939) là người khởi xướng và đặt nền móng cho phân tâm học Ông đã triển khai mô hình phân tâm học của mình trong thời gian gần nửa thế kỷ từ 1880 – 1930 Nhiều quan điểm lý thuyết và kỹ thuật trị liệu của ông vẫn còn trực tiếp hữu dụng đối với công tác tham vấn và tâm lý trị liệu hiện nay Bởi vì quan điểm của Freud có nhiều lĩnh vực khác nhau và có phần cứng nhắc
Trang 37nên nhiều học trò của ông li khai khỏi ông và phát triển các thuyết về mối quan hệ của chính họ Có thể kể đến các tác giả theo thuyết Freud mới như Anna Freud, Alfred Adler, Carl Jung, Harry Stack Sullivan; Otto Rank và Wikhem Reich và các tác giả theo thuyết mối quan hệ có đối tượng như Melanie Klein, Heinz Kohut và Margaret Mahler {40, 77}
Phương pháp tiếp cận tâm động học tập trung vào việc giải thích động cơ thúc đẩy TC, quá khứ có vai trò cấu thành nhân cách như thế nào; ý thức và vô thức ảnh hưởng đến hành vi của họ ra sao và sự kết hợp phức tạp của những yếu tố này
có ý nghĩa gì đối với việc hình thành nhân cách của TC
Phương pháp tiếp cận tâm động học cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân được cấu trúc từ mối liên hệ phức tạp của năng lực cá nhân và những trải nghiệm từ thời thơ ấu Những hành vi của một cá nhân, do đó là kết quả của những mẫu hành
vi thơ ấu và có nguồn gốc vô thức Nói cách khác, chúng ta có những nhu cầu và ước muốn bị dồn nén và nhờ vào các mối quan hệ với những người khác trong thời thơ ấu mà chúng ta học được những cách thức rõ ràng để thoả mãn những dồn nén này Nếu mỗi cá nhân không học được cách thoả mãn những nhu cầu dồn nén từ thuở ấu thơ của mình thì cá nhân ấy sẽ trở thành người không bình thường Những
lý thuyết của phương pháp tiếp cận tâm động học đều tuân theo thuyết tiền định bởi
vì nói chung họ tin rằng những mẫu hành vi từ thủa ấu thơ rất khó và đôi khi không thể thay đổi được
-Phương pháp tiếp cận phân tâm của Sigmund Freud
S Freud (1856 – 1939) là một trong những nhà khoa học đã sáng tạo nhiều hơn hết trong thời đại của chúng ta Nhờ Freud mà ngày nay chúng ta đã có được những ý nghĩ rất khác nhau về chính mình Một nhà phê bình đã nhận xét: “Đối với người đời , do sự phổ biến học thuyết phân tâm, Freud đã nổi lên như một kẻ phá bĩnh vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại Ông đã biến đổi sự giễu cợt và những niềm vui nhẹ nhàng của con người thành những hiện tượng dồn nén bí hiểm
và sầu thảm, đã tìm thấy sự hằn thù trong nguồn gốc yêu thương, ác ý ngay trong
Trang 38lòng sự âu yếm, loạn luân trong tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái, tội lỗi trong thái độ đại lượng và trạng thái của sự căm uất bị ‘dồn nén’ của mọi người cha như là một thứ được lưu truyền của nhân loại” {29}
Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những ý tưởng trực tiếp ảnh hưởng đến công tác tham vấn Đó là các ý tưởng về bản năng xung động, bản ngã và siêu ngã; các quá trình vô thức; các cơ chế bảo vệ, sự đề kháng và liên tưởng tự do, sự chuyển vai {30,46}
Bản năng xung động và bản ngã, siêu ngã:
Bản năng xung động( Id) là phần động lực của chúng ta nhằm làm thoả mãn những nhu cầu cơ bản và khuynh hướng Bản năng xung động là bẩm sinh, không
bị kiềm chế và thuộc về vô thức
Bản ngã( Ego) là phần nhân cách tạo nên sự quân bình giữa các nhu cầu của bản năng xung động và lương tâm của siêu ngã
Siêu ngã( Super Ego) mang những tính chất của lương tâm, đó là sự hỗn hợp những ý tưởng do những người quan trọng áp đặt và những ý tưởng dựa trên lý tưởng
Các NTV, khi làm việc với TC của mình cần nhận biết rằng khi sự căng thẳng thần kinh xảy ra gây nên âu lo hoặc xung đột nội tâm ở họ là do bản năng xung động và siêu ngã của họ rơi vào tình trạng mâu thuẫn Bản năng xung động với sự cố gắng để làm thoả mãn bản băng và các nhu cầu chính yếu có thể dẫn tới những hành vi không thể chấp nhận được của cá nhân Trái lại siêu ngã, như đã nói,
là hoàn toàn được giáo dục thì áp đặt các hạn chế đạo đức lên các hành vi này Công việc của bản ngã ở đây là thiết lập sự quân bình của cuộc đấu tranh này, như thế là động năng , bản ngã và siêu ngã làm việc với nhau trong sự hợp tác Công việc của NTV là dùng các kỹ thuật đặc trưng của phân tâm nhằm giúp TC đạt được sức mạnh bản ngã để có thể đạt tới sự quân bình này
Các quá trình vô thức:
Trang 39Theo Freud, sự âu lo xuất hiện do các quá trình vô thức Các diễn biến này
có thể xảy ra như là kết quả nỗi sợ hãi của ký ức, có thể do ý thức hoặc vô thức Các quá trình vô thức khác xảy ra do kết quả xung đột giữa bản năng xung động và siêu ngã Ví dụ trong thời thơ ấu, bản năng xung động có thể giục đứa bé thoả mãn các thôi thúc tình dục mà siêu ngã coi như điều cấm kỵ Nếu điều này xảy ra ở cấp vô thức thì đứa bé có thể trở nên âu lo bởi vì bản ngã lúc này không thể giải quyết được tình huống hiện tại Cũng có những hụt hẫng được cảm nhận dưới áp lực của siêu ngã dẫn bản ngã đến việc thanh toán căng thẳng bằng cách sử dụng các “van xả” khác nhau như một hành vi gây hấn hoặc lẩn tránh vào rượu , ma tuý hoặc hơn nữa là sự chấp nhận các cơ chế tự vệ (còn gọi là các cơ chế phòng vệ, bảo vệ)
Theo Freud , Anna Freud, con gái ông và những người theo trường phái phân tâm, con người có các cơ chế tự vệ sau:
Như vậy chúng ta có thể hiểu sự dồn nén là sự chối bỏ thực tế, là sự cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩ, cảm xúc kinh nghiệm không vui của chúng ta, là
Trang 40sự chối bỏ ham muốn kí ức đau khổ trong quá khứ mà chúng ta không muốn chúng xuất hiện trong tương lai bằng cách tảng lờ chúng, tránh đề cập đến những vấn đề
đó, cho rằng chúng không có, chúng ta đã quên chúng Các TC trong tham vấn rất thường sử dụng cơ chế này Do đó NTV phải làm thế nào để TC bộc lộ những dồn nén của họ, từ bỏ chúng thì sự thay đổi ở họ mới có thể diễn ra
2 Sự phóng chiếu: “Phóng chiếu là phóng lên, gán cho người khác những
tình cảm mà siêu tôi mình không chấp nhận” {31,11} hoặc “phóng lên, gán cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không thể chấp nhận là chính của bản thân” {26,287}
Phóng chiếu là một cơ chế tự vệ nhằm giữ thăng bằng cho bản thân Chúng
ta gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm của mình, đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi, trách người khác về những xu hướng của chúng ta Phóng chiếu giúp cho chúng ta tránh được sự lo hãi gây ra do sự thừa nhận những ham muốn không thể nói ra của chính mình {15} NTV phải dùng các kĩ thuật tham vấn để
TC chấp nhận mình, thừa nhận trách nhiệm của bản thân trong những tình huống có vấn đề
3 Sự né tránh: thể hiện là chúng ta không chối bỏ thực tế nhưng chúng ta né
tránh sự thật, tưởng tượng sáng tạo và huyễn hoặc về chúng, điều này vượt quá giới hạn sẽ trở thành sự trốn thoát thực tế {15}
4 Sự đền bù (bù trừ): “là một quá trình tâm lý thúc đẩy một số người muốn
khắc phục những yếu kém về thân thể hoặc tâm trí của mình” {26,38} hoặc dễ hiểu hơn là “khi cảm thấy yếu kém ở một vấn đề hoặc lĩnh vực nào đó, ta sẽ vượt lên ở một cái khác để bù trừ” {21}
5 Sự viện lý: là sự viện lý lẽ không đúng sự thật nhưng có vẻ logic, được xã
hội chấp nhận để giải thích, thanh minh cho hành động hay cảm xúc không hay của mình {15}