Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
118 KB
Nội dung
CHƯƠNG 5: NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠO ĐỨC MỚI 1. Vai trò của đạo đức mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 1.1. Khái niệm đạo đức mới - Đạo đức mới là những gì góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. 1.2. Vai trò của đạo đức mới - Đạo đức mới là sản phẩm tổng hợp của quá trình xây dựng xã hội mới, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong quá trình xây dựng xã hội mới. Cụ thể là: + Thứ nhất, các lý tưởng và nguyên tắc đạo đức cộng sản là cơ sở để các đảng macxit và chính quyền nhà nước vô sản hoạch định chiến lược, sách lược, chính sách kinh tế, chính sách văn hóa – tư tưởng. Ví dụ: Với mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách để vừa phù hợp với mục tiêu trên vừa phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa của đất nước. + Thứ hai, đạo đức cộng sản đã nhân đạo hóa một cách phổ biến mọi quan hệ xã hội nhờ tính phổ biến của các giá trị nhân đạo của mình. Ví dụ: Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các vấn đề nổi cộm về đạo đức (mối quan hệ trong gia đình, y đức của bác sĩ…) được đưa ra, qua đó dư luận đánh giá và tự điều chỉnh hành vi của mình cho đúng đắn. + Thứ ba, đạo đức cộng sản xâm nhập vào các tầng lớp xã hội, các lĩnh vực hoạt động xã hội tạo nên hai kết quả: • Một là, hoàn thiện cấu trúc đạo đức của cá nhân, các tập thể lao động công tác và chiến đấu. • Hai là, điều chỉnh, điều tiết đạo đức có tính thống nhất trên phạm vi toàn xã hội. Sự phản ánh điều chỉnh đạo đức mạng tính tự giác, tự nguyện, tự do, thống nhất. Ví dụ: Giá trị đạo đức sẽ giúp mỗi cá nhân điều chỉnh hành vi của mình. Sự điều chỉnh hành vi được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu. Một là, thông qua dư luận xã hội, ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu. Hai là, bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi lẽ, trong quan hệ đạo đức chủ thể đạo đức vừa tham gia vào hành vi ứng xử, vừa là người phán xét hành vi ứng xử của chính mình. Nếu hành vi đạo đức của cá nhân phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội thì sẽ được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, lương tâm họ thanh thản, họ cảm thấy tự hào về hành vi của mình. Ngược lại khi hành vi đạo đức sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội thì sẽ bị dư luận xã hội lên án, phê phán, lương tâm họ bị cắn rứt, họ cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình. Qua việc điều chỉnh hành vi, đạo đức mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện. Đồng thời những chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ trở thành thước đo để mỗi cá nhân trong xã hội hay chính xã hội đó điều chỉnh đạo đức của mình cho phù hợp. Có thể lấy ví dụ đơn giản như sau: Mỗi khi có những tấm gương người tốt việc tốt thì sẽ được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ (VD: Em Nguyễn Văn Nam sau khi cứu 5 em nhỏ ở Nghệ An đã bị chết đuối khi em đang là một học sinh lớp 12 vào ngày 30/4/2013) hay các vụ án hình sự khiến dư luận lên án gay gắt (VD: Vụ án Lê Văn Luyện giết người cướp của ngày 24/8/2011). Hay vào ngày 20/3/2013, kênh VTC14 đã đăng một câu chuyện hy hữu như sau: Một tên trộm ở Mỹ sau nhiều năm cắn rứt lương tâm, đã quyết định trả lại nạn nhân số tiền cả gốc lẫn lãi mà anh ta ăn trộm 30 về trước. Vụ việc hy hữu này đã thu hút được sự quan tâm của người dân địa phương. Kẻ trộm nặc danh đã gửi một bức thư kèm 1.200 USD đến sở cảnh sát quận Barry, thị trấn Hastings để nhờ cảnh sát tìm và trả lại cho chủ cửa hàng mà năm xưa người này từng lấy trộm tiền. Nội dung của bức thư trên thừa nhận đã từng đột nhập vào cửa hàng Middle Mart tại số 37 Michigan, ở Thornapple, miền Bắc Middleville, vào khoảng 30 năm về trước. Kẻ trộm đã tâm sự trong thư: "Dù sao đi chăng nữa, tôi cũng đã làm một việc xấu, tôi hổ thẹn khi phải sống với tội lỗi này suốt nhiều năm qua. Tôi không biết phải nói như thế nào để xin lỗi, nhưng thực sự tôi đã dằn vặt. Nếu các vị tìm được tung tích người chủ năm xưa thì xin hãy nói với ông ấy tôi là một người ngu ngốc vì đã làm điều xấu xa, tôi thực sự xin lỗi".Bức thư được gửi đến sở cảnh sát nhưng không được ký tên và người viết cũng không để lại địa chỉ hồi âm. Ở nước ta, trong quá trình đổi mới cơ chế hiện nay, do tác động của kinh tế thị trường, bên cạnh mặt tích cực đã xuất hiện những hiện tượng “suy thoái đạo đức”. Ví dụ như bạo lực học đường, độ tuổi của các tội phạm ngày càng trẻ hóa, bác sĩ vô cảm với bệnh nhân, con cái bất hiếu với cha mẹ… Đạo đức mới vừa phải đấu tranh với các thế hệ đạo đức khác, vừa phải đấu tranh tự đổi mới, tự khẳng định vai trò của mình trong điều kiện mới. 2. Những nguyên tắc của đạo đức mới - Đặc điểm của những nguyên tắc của đạo đức mới: + Mang tính khách quan, được quy định bởi địa vị và vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. + Là những chuẩn mực khuyến khích, định hướng căn bản cho đạo đức cộng sản. + Cần có những đòi hỏi cao đối với chủ thể đạo đức cả trong nhận thức và thực tiễn. Đạo đức cộng sản có những nguyên tắc cơ bản sau: 2.1. Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới - Khái niệm: Tập thể là một cộng đồng người được tổ chức trên cơ sở phân công và hợp tác với nhau, cùng hoạt động nhằm mục đích chung, qua đó đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho từng thành viên trong cộng đồng trong xã hội. Ví dụ: Tập thể lớp K62E với 69 thành viên. - Đặc trưng của một tập thể chân chính: + Mục đích đúng đắn, nghĩa là lợi ích tập thể thống nhất với lợi ích xã hội. + Phải có tổ chức nhất định và bộ máy phải thực sự hoạt động. + Các lợi ích của tập thể, cá nhân, xã hội phải được tôn trọng và phải được xử lý một cách hài hòa. Ví dụ: Tập thể lớp K62E có mục đích là xây dựng tập thể lớp phát triển vững mạnh với các thành viên ưu tú. Tập thể lớp có ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn. Lợi ích của tập thể phát triển đi đôi với việc tôn trọng, bảo vệ và phát triển lợi ích cá nhân. => Tính tập thể của con người xuất hiện rất sớm trong lịch sử do nhu cầu lao động tạo ra vật phẩm để duy trì sự tồn tại và phát triển của con người. Tinh thần tập thể nếu được thừa nhận là một giá trị cao đẹp, là một triết lý sống, một nguyên tắc sống thì phát triển thành chủ nghĩa tập thể. - Khái niệm: Chủ nghĩa tập thể là sự thống nhất tự giác giữa cá nhân vì những lý tưởng cao quý của con người. Đó là sự thống nhất của tình đồng chí, tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau, nhằm bảo đảm cho các cá nhân phát triển cao nhất, phục vụ lợi ích xã hội. Ví dụ: 69 con người trong lớp K62E thì tạo nên tập thể lớp K62E. Tuy nhiên nếu 69 con người này chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng cá nhân mình, tham gia tập thể lớp vì do nhà trường bắt buộc thì không thể coi là chủ nghĩa tập thể. Chỉ khi 69 con người biết tự giác quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, cùng xây dựng cho tập thể lớp K62E phát triển thì mới được gọi là chủ nghĩa tập thể. - Đặc điểm của chủ nghĩa tập thể: + Là nguyên tắc, là cơ sở khoa học và là trung tâm của đạo đức mới. Ví dụ: Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới. Chủ nghĩa tập thể của tập thể K62E chính là sự đoàn kết của tập thể, là sự gắn kết giữa mỗi cá nhân cùng xây dựng để tập thể phát triển. + Là kết quả của sự phát triển hợp quy luật của lịch sử loài người. Mỗi giai đoạn lịch sử đòi hỏi phải có kiểu tập thể thích hợp. + Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tập thể trở thành quan hệ xã hội phổ biến, thể hiện trong mối quan hệ xã hội và trong mọi hình thức của đời sống xã hội, là cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. + Không dung nạp chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa phường hội. Biện pháp chống chủ nghĩa cá nhân lâu dài là phải xây dựng những tập thể thực sự tốt đẹp. “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng” (Hồ Chí Minh) Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta phải nâng cao tinh thần tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Người chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mọi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt. Người cũng nhấn mạnh, chống chủ nghĩa cá nhân là một cuộc đấu tranh lâu dài, kiên quyết, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức, chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không chống lại lợi ích cá nhân. “Đối với tự mình, đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ; phải tìm tòi, học hỏi cầu tiến bộ; đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người. Đối với công việc; việc gì cũng phải điều tra cho rõ ràng, xem xét kỹ, khi thực hiện phải làm đến nơi đến chốn, chống tư tưởng nửa vời, được chăng hay chớ, trước hết phải nghĩ cho kỹ, có việc làm trước mắt có hiệu quả, nhưng về sau không có lợi. Đối với đồng chí phải thân ái với nhau, không che đậy những điều dở; học lấy cái tốt; không tranh giành ảnh hưởng của nhau; không ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị…Đối với nhân dân, phải biết lắng nghe và cố gắng nghe được nhiều thứ, phải hiểu được nguyện vọng của nhân dân, biết được sự cực khổ của dân; phải tôn kính dân, phải làm gương, mọi cán bộ phải lấy dân làm gốc.” (Hồ Chí Minh) Do đó nếu quá nhấn mạnh đến lợi ích cá nhân con người dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân, và ngược lại chống chủ nghĩa cá nhân không thận trọng sẽ “giày xéo” lên lợi ích chính đáng của cá nhân. 2.2. Lao động tự giác, sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới - Khái niệm: Lao động “là lực lượng bản chất của con người” quá trình con người tác động vào giới tự nhiên để cải biến tự nhiên, xã hội và chính mình phù hợp với nhu cầu lợi ích bản thân mình vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Ví dụ: Người nông dân sản xuất ra lúa gạo, người công nhân sản xuất ra máy móc… thì được gọi là lao động. - Thái độ đối với lao động là thước đo quan trọng nhất về phẩm giá của con người, bởi vì căn cứ vào đó mà ta đánh giá lao động nghiêm túc, trung thực có trách nhiệm, hay dối trá, qua quít, tiết kiệm hay hoang phí. Ví dụ: Ta giả dụ so sánh như sau. Một bên là nhân viên văn phòng, có người làm việc để có thành tích khen thưởng, có người thì lại thích thì làm bởi làm nhiều hay ít thì vẫn được trả lương như thế. Một bên là những người lao công quét rác, tuy vất vả, lương không cao nhưng họ vẫn rất yêu quý công việc của mình. Như vậy thái độ của người nhân viên và người lao công đối với công việc là hoàn toàn khác nhau. Và qua đó ta cũng có thể phần nào đánh giá được phẩm chất của hai người họ, chắc chắn của người lao công sẽ tốt hơn người nhân viên. - Biểu hiện của thái độ lao động đúng đắn: + Lao động cần cù, khoa học sáng tạo, lao động năng suất, chất lượng hiệu quả. + Chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí. + Coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay. + Yêu quý lao động của mình, lao động của người khác. Liên hệ thực tế: Vậy thế nào là thái độ lao động không đúng đắn? Vấn đề nhân sự mà các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải: Thái độ không đúng đắn và thiếu tích cực của người lao động, đặc biệt là lao động trẻ . Và đây cũng là cách lý giải cho câu hỏi: “Tại sao cử nhân thất nghiệp nhiều thế?’ "Thái độ" là một trong 3 thành tố quan trọng để quyết định khả năng thành công của mỗi người trong công việc. Thái độ ở đây bao gồm thái độ với bản thân, thái độ với nghề, thái độ với doanh nghiệp. Ở đây chỉ xin đề cập đến thái độ với nghề. Gần như 100% sinh viên mới ra trường khi trả lời phỏng vấn "Tại sao em lại ứng tuyển vị trí này?" đều có câu trả lời có ý là: Em muốn thử sức mình. Em tin là em làm được. Có rất ít các bạn thực sự quyết định lựa chọn và theo đuổi 1 nghề cụ thể. Tại sao lại như vậy? • Hệ thống giáo dục coi dạy nghề là "đẳng cấp thấp" nên phân loại trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề. À thế ra học Trung cấp nghề thì mới đi làm nghề, còn học các trường khác thì làm gì? Ai cũng phải có "một cái nghề" để sống và để lương thiện. Không có nghề thì sẽ sinh ra chụp giật, lừa lọc để sống. • Hệ thống đào tạo theo phân ngành chứ không theo phân nghề. Điều đó dẫn đến việc học xong vẫn không biết làm nghề gì? Nhận thức về ngành và nghề không rõ ràng trong tư duy của nhiều người. Ví dụ như: Ngành ngân hàng học xong làm gì? Câu trả lời thường thấy là để làm trong Ngân hàng. Nhưng trong ngân hàng có hàng trăm nghề từ giao dịch, hành chính, nhân sự, marketing, phân tích tài chính, kế toán Cách phân khoa như thế hỏi tại sao sinh viên không mông lung trong việc lựa chọn nghề nghiệp. • Tư tưởng phó mặc cho số phận. Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề. Cách nghĩ này không phải sai hoàn toàn nhưng CON NGƯỜI khác cái cây ở chỗ họ có thể và có quyền lựa chọn chỗ đứng. Nghề nghiệp là một quyết định lựa chọn của mỗi người. => Từ sai sót của hệ thống giáo dục trong việc định nghĩa "Ngành - Nghề" đến việc phân khoa, phân ngành không định hướng thị trường lao động, dẫn đến nhận thức sai lầm của người lao động với "nghề". Không biết cách chọn nghề như thế nào? Muốn thử nhiều nghề để lựa chọn, không trung thành với nghề nghiệp nào. > Không có chuyên môn sâu, cái gì cũng có khả năng biết một ít nhưng khó trở thành chuyên gia thực sự. Thái độ không đúng đắn này cản trở người lao động trong việc tìm kiếm việc làm. Đồng thời cũng làm tăng chi phí nhân sự của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân lực. - Thái độ lao động tự giác, có kỷ luật, lao động sáng tạo thể hiện bản chất con người lao động cho xã hội, cho mình mà mình làm chủ. Đạo đức của con người trước hết được thẩm định bằng thái độ lao động, hiệu quả lao động đóng góp của họ đối với xã hội. Cần chống kiểu lao động hình thức, tắc trách, kém hiệu quả và vụ lợi… 2.3. Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế - Khái niệm: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích Tổ quốc. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). => Một khi lòng yêu nước phát triển thành một triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, một lối sống một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống chi phối một cách có ý thức mọi hành vi và ứng xử của con người thì trở thành chủ nghĩa yêu nước. - Khái niệm: Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ Quốc và khát vọng phục vụ những lợi ích của Tổ Quốc và nhân dân. Liên hệ: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - sản phẩm của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt tộc. • Lịch sử Việt Nam bắt đầu bằng một sự kiện có ý nghĩa vô cùng trọng đại là sự ra đời rất sớm của Nhà nước Văn Lang: “Vua Hùng đã có công dựng nước”. Và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cũng bắt đầu từ đó • Sau kỷ nguyên dựng nước của dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước càng rực rỡ hơn với gương Hai Bà Trưng “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" hay Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người." • Chủ nghĩa yêu nước của Việt tộc còn ngất ngưởng với các chiến công oanh liệt của Lý Thường Kiệt cùng với bản tuyên ngôn đầu tiên trong lịch sử dân tộc: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Như vậy, Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải là một cái gì trừu tượng, mà là một sản phẩm đích thực của chính lịch sử Việt Nam, nó bắt nguồn từ những điều kiện cụ thể của Việt Nam, về hoàn cảnh địa lý, về khí hậu, về đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội, về lịch sử. Cũng cần phải thấy yêu nước là một tình cảm và tư tưởng phổ biến mà dân tộc nào cũng có. Duy chỉ khác nhau là ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thì tư tưởng và tình cảm yêu nước bị hình thành và phát triển trong những điều kiện không giống nhau, sớm muộn, đậm nhạt khác nhau mà thôi. - Đặc điểm của chủ nghĩa yêu nước: Mang tính lịch sử lâu dài và tính giai cấp. + Yêu nước theo quan niệm của giai cấp phong kiến là trung quân tức là trung với vua. + Yêu nước theo quan niệm của giai cấp tư sản là yêu chế độ tư sản. Chủ nghĩa yêu nước tư sản chứa đựng trong lòng nó tính bản vị dân tộc (tính bản vị nghĩa là chỉ biết đến quyền lợi của bộ phận mình) và tham vọng thống trị các dân tộc khác, phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. + Yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân khác hẳn về chất với quan niệm của giai cấp bóc lột. Nội dung của nó được thể hiện như sau: • Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nhân dân lao động. Yêu nước xã hội chủ nghĩa là tự hào về dân tộc, về sức sáng tạo trong lao động sản xuất, tự hào về những anh hùng của tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước của giai cấp công nhân luôn gắn liền với lợi ích của nhân dân lao động, gắn liền với mục đích giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi áp bức bóc lột, nâng cao phát triển đời sống vật chất, văn hóa tinh thần. "Yêu xã hội chủ nghĩa: Yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu xã hội chủ nghĩa vì có tiến lên xã hội chủ nghĩa thì nhân dân mình mỗi ngày mỗi no ấm thêm. Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm."(Hồ Chí Minh) • Yêu nước trên lập trường chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân nhằm đoàn kết giúp đỡ và giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới khỏi mọi xiềng xích áp bức bóc lột giai cấp thống trị. Sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế trở thành một nguyên tắc của xây dựng đạo đức mới có những yêu cầu sau: Trong khi bảo vệ độc lập về lãnh thổ, kinh tế chính trị và văn hóa của dân tộc mình phải trân trọng dân tộc khác và trân trọng nền độc lập của họ. Chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa “nước lớn”, chủ nghĩa thực dân. Yêu tổ quốc nhân dân mình đồng thời yêu nhân dân lao động các dân tộc khác, chống lại mọi thành kiến dân tộc, kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Lao động chiến đấu hoạt động với tinh thần đạo đức cộng sản để bảo vệ, xây dựng tổ quốc mình và tích cực đoàn kết ủng hộ và giúp đỡ đối với phong trào công nhân, phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Chủ nghĩa quốc tế vô sản và chủ nghĩa dân tộc tư sản không chỉ là hai thế giới quan đối lập mà còn là hai chính sách, hai nguyên tắc đối lập về vấn đề dân tộc. Đây là một nguyên tắc nói lên tính chất đạo đức chân chính của con người, là đặc trưng không thể thiếu được của đạo đức cộng sản. Trong lịch sử cuộc đấu tranh cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn gương cao ngọn cờ dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhờ đó, Đảng ta đã sử dụng và phát huy mọi sức mạnh tổng hợp của thời đại và đánh bại mọi kẻ thù, giữ vững độc lập tự do. 2.4. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa - Khái niệm: Chủ nghĩa nhân đạo(Humanus) có nghĩa là về con người, về tính người, có học thức. + Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa nhân đạo là một trào lưu tư tưởng thế tục của thời đại Phục hưng, gắn với việc nghiên cứu các di sản cổ đại trong triết học, luân lý học, nghệ thuật và mô tả đặc điểm của nền văn hóa thời kỳ Phục hưng. + Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa nhân đạo là một trào lưu xã hội tiến bộ, là tổng hợp những quan điểm nhằm bảo vệ phẩm giá và quyền của con người, là sự chăm lo đến hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người. - Trước Mác, tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã hình thành hai xu hướng sau: + Thứ nhất: Chủ nghĩa nhân đạo của các nhà tư tưởng tư sản tiến bộ thế kỷ XVII – XVIII, dựa trên cơ sở vật chất là chế độ tư hữu, cơ sở đạo đức là chủ nghĩa cá nhân. Tư tưởng này biểu hiện lợi ích và hệ tư tưởng phi tôn giáo của giai cấp tư sản đang lên tiến tới nắm chính quyền. + Thứ hai: Gắn liền với chủ nghĩa xã hội không tưởng biểu hiện lợi ích của những người lao động, những người nông dân, công nhân kể cả giai cấp bình dân thành thị. Họ chống lại hệ tư tưởng phong kiến và giáo quyền, bảo vệ lợi ích cá nhân mà trọng tâm chú ý của họ là vấn đề yêu cầu mọi người bình đẳng về tài sản, đòi lập một chế độ xã hội công bằng. => Hai khuynh hướng này tuy có khác nhau nhưng có điểm chung là đều chống phong kiến, chống giáo hội. Tuy vậy hai khuynh hướng này vẫn có những hạn chế: trừu tượng, không thể thực hiện trong thực tế. => Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản ra đời trên sự kế thừa và phát triển trên quan điểm biện chứng những tinh hoa lý tưởng nhân đạo trong lịch sử nhân loại. - Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản: Chủ nghĩa nhân đạo tư sản Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản + Biểu hiện lợi ích của giai cấp tư sản đang lên, đồng thời cũng là lợi ích của nhân dân đương thời, đòi hỏi xây dựng một xã hội công bằng + Coi nhà thờ và phong kiến là những đối tượng cần xóa bỏ + Tuy nhiên trong quá trình phát triển của nó, chủ nghĩa nhân đạo tư sản gặp những mâu thuẫn không thể giải quyết được của giai cấp tư sản, tức là tự do kinh doanh, tự do thị trường, tự do bóc lột công nhân + Là một nguyên tắc đạo đức mới thể hiện tình thương yêu sâu sắc của con người đối với con người. + Là lí tưởng nhân đạo triệt để, là giải pháp thực tế nhất, tạo điều kiện xóa bỏ tận gốc sự áp bức, bóc lột, nô dịch con người. + Là chủ nghĩa nhân đạo triệt để, là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực. + Tỏ rõ thái độ phẫn nộ đối với những thế lực đối địch của con người. Chủ nghĩa nhân đạo mang tính lịch sử cụ thể, nghĩa là mọi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi giai cấp đều đưa vào chủ nghĩa nhân đạo những nội dung phù hợp với mình. Câu hỏi: Hãy cho biết vì sao chủ nghĩa nhân đạo cộng sản lại khác hoàn toàn về chất so với chủ nghĩa nhân đạo tư sản? + Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản khác hoàn toàn về chất so với chủ nghĩa nhân đạo tư sản vì: • Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa có nội dung toàn diện, triệt để và sâu sắc, thủ tiêu tất cả mọi áp bức bóc lột trong xã hội. Đây là chủ nghĩa nhân đạo tự do và đầy đủ nhất đối với nhân loại, là chủ nghĩa nhân đạo hoàn bị nhất trong lịch sử loài người. • Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa đang từng bước trở thành hiện thực dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và công nhân quốc tế. Đòi hỏi con người không ngừng học tập, rèn luyện bản thân nhằm cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa phải trở thành hạt nhân của đạo đức mới, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi quan hệ xã hội của con người mới. Như vậy, muốn thực hiện được chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, phải thủ tiêu xã hội trong đó chế độ tư hữu và chủ nghĩa cá nhân thống trị, xây dựng xã hội mới theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, con người sống tự do hạnh phúc. 3. Tính quy luật của sự hình thành đạo đức mới 3.1. Đạo đức mới bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản hình thành trong cuộc đấu tranh cách mạng - Về mặt lịch sử, đạo đức mới được hình thành từ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản, nhằm xác lập địa vị thống trị chính trị của mình. Khi xác lập được chính quyền và nền chuyên chính của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo xã hội xây dựng nền kinh tế mới, một cơ cấu xã hội – giai cấp mới, một đời sống văn hóa tinh thần mới có tính xã hội chủ nghĩa . Đây là cơ sở tất yếu cho sự phát triển đạo đức mới. Đạo đức mới hình thành và phát triển từ đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống có chọn lọc và ngày càng trở thành đạo đức chung của nhân loại. - Đạo đức cộng sản được hình thành và phát triển qua các giai đoạn sau: + Đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản + Đạo đức xã hội chủ nghĩa + Đạo đức cộng sản => Như vậy, đạo đức xã hội chủ nghĩa chỉ là một giai đoạn trong sự hình thành đạo đức cộng sản. - Đạo đức cộng sản, theo nghĩa hẹp là đạo đức mới được phát triển ở một giai đoạn cao nhất trong lịch sử xã hội loài người. 3.2. Đạo đức mới là sản phẩm tổng hợp của quá trình xây dựng xã hội - Quá trình xây dựng xã hội mới cũng là quá trình hình thành và phát triển của đạo đức mới. Điều đó được thể hiện như sau: + Thứ nhất, nền sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa là cơ sở kinh tế của đạo đức mới. Nền sản xuất xã hội xã hội chủ nghĩa có mục đích cao nhất vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân lao động nên nó mang tính chất nhân đạo cao cả. Chính vì vậy, đạo đức cộng sản cũng mang tính nhân đạo. + Thứ hai, quan hệ bình đẳng giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa là cơ sở xã hội – giai cấp của đạo đức cộng sản. Bởi vì khi giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức được giải phóng, họ trở thành chủ thể của mọi quá trình xã hội, là nguồn sáng tạo chân chính. + Thứ ba, nền văn hóa tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa là cơ sở tinh thần của đạo đức cộng sản. • Khoa học trong xã hội xã hội chủ nghĩa luôn tác động tích cực đến đời sống đạo đức bằng cách làm phong phú nội dung đạo đức mới, nâng sự phản ánh, điều chỉnh của đạo đức mới lên trình độ ngày càng cao hơn, là phương tiện hữu hiệu để giáo dục đạo đức mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa. • Nghệ thuật có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần nói chung, đời sống đạo đức nói riêng khi nghệ thuật thực hiện chức năng giáo dục của mình. Tóm lại, cơ sở kinh tế - xã hội – giai cấp quyết định nội dung của đạo đức mới, bảo đảm sự tồn tại vững chắc của nó. 3.3. Đạo đức mới là sản phẩm được hình thành một cách tự giác, là kết quả của giáo dục và tự giáo dục - Nhờ có giáo dục, đạo đức mới dần dần được phát triển và hoàn thiện trong ý thức cá nhân và ý thức xã hội, trở thành yếu tố phổ biến, thống trị trong đời sống xã hội. Quá trình giáo dục đạo đức mới cần tuân theo một số yêu cầu sau: + Một là, giáo dục đạo đức mới phải là quá trình giáo dục tổng hợp bao gồm giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, lao động…và chúng luôn gắn bó với nhau. Câu hỏi: Hãy cho biết mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay? Trả lời: Trước đây, ở Việt Nam, khẩu hiệu của giáo dục, đào tạo là: Đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên, hoặc: Đào tạo ra những con người có đủ tài đức, hoặc: Mục tiêu giáo dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động Mới đây, Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: 1. Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, “Đức – Trí – Thể - Mỹ - Kỹ” + Hai là, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa phải là một quá trình thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, quá trình hình thành thế giới tinh thần cao đẹp và hoạt động thực tiễn phong phú. Đây cũng chính là một trong những nguyên tắc dạy học hiện nay, đó là đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển của đất nước. + Ba là, giáo dục đạo đức cộng sản là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Quá trình tự giáo dục là sự tiếp tục giáo dục đạo đức ở chủ thể, là mặt bên trong, nội tâm cả quá trình giáo dục đạo đức do xã hội thực hiện đối với mỗi cá nhân. [...].. .Những người thực hiện: 1 Nguyễn Thu Hiền – Nhóm trưởng 2 Bùi Thị Ngọc Anh – Thư kí 3 Nguyễn Minh Ánh 4 Hoàng Thị Châm 5 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt 6 Lưu Thị Ngọc 7 Nguyễn Thu Hường 8 Dương Thị Quyên 9 Nguyễn . CHƯƠNG 5: NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐẠO ĐỨC MỚI 1. Vai trò của đạo đức mới trong sự nghiệp xây dựng chủ. người tốt việc tốt thì sẽ được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ (VD: Em Nguyễn Văn Nam sau khi cứu 5 em nhỏ ở Nghệ An đã bị chết đuối khi em đang là một học sinh lớp 12 vào ngày 30/4/2013) hay các. hoặc: Mục tiêu giáo dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động Mới đây, Luật Giáo dục (20 05) ghi rõ: 1. Mục tiêu của Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,