Đồng thời phải tăng cường tổ chức hạch toán kế toán, trong đó công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh giúp cho nhà quản lý nắm bắt được toà
Trang 1Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước, trong tình hình hiện nay Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì sự cạnh tranh này càng trở nên khốc liệt hơn buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới trong cung cách quản lý, phải nhanh chóng nắm bắt thông tin kịp thời và xử lý thông tin có hiệu quả Đồng thời phải tăng cường tổ chức hạch toán kế toán, trong đó công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh giúp cho nhà quản lý nắm bắt được toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị mình Từ
đó đề ra phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả của từng khâu hoạt động Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp là: “Nghiên cứu hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH An Thái”
Nội dung đề tài gồm ba chương : Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH An Thái
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH An Thái
Mục đích đề tài nhằm hệ thống hóa những kiến thức đã học về tổ chức hạch toán
kế toán và nghiên cứu quá trình tổ chức thực tế tại công ty TNHH An Thái Qua đó có thể đánh giá được những mặt còn hạn chế trong quá trình tổ chức hạch toán kế toán của công ty, nhằm đề ra những biện pháp giúp cho công tác này được hoàn thiện hơn
Trang 2Đề tài nghiên cứu trong phạm vi số liệu quý II năm 2006 Để hoàn thành đồ án này, em đã sử dụng phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê, phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
Tuy nhiên, vì trình độ và thời gian thực tập có hạn nên đồ án của em không thể tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, các anh chị, cô chú và toàn thể các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Võ Hải Thủy, các Thầy, Cô Khoa Kinh tế cùng ban lãnh đạo của công ty TNHH An Thái đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Minh Châu
Trang 3CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trang 4I KẾ TOÁN THÀNH PHẨM :
1 Khái niệm :
Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất chính và sản xuất phụ của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật quy định có thể nhập kho hay giao ngay cho khách hàng Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà sản phẩm hoàn thành có thể chia thành nhiều loại với những phẩm cấp khác nhau gọi là chính phẩm, thứ phẩm hay sản phẩm loại 1, loại 2, …
2 Nguyên tắc hạch toán :
Thành phẩm là một bộ phận của hàng tồn kho nên trong quá trình hạch toán thành phẩm, doanh nghiệp phải sử dụng đúng theo phương pháp hạch toán đã dùng đối với các loại hàng tồn kho khác Nghĩa là lựa chọn một trong hai phương pháp: kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ
Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ sản phẩm theo một trong các phương pháp thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư
Kế toán nhập xuất kho thành phẩm phải phản ánh theo giá thành thực tế Trong phương pháp kê khai thường xuyên thì tình hình nhập xuất kho thành phẩm hàng ngày
có thể ghi theo giá hạch toán, cuối tháng điều chỉnh lại theo giá thực tế Giá hạch toán được dùng để ghi chép theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức hoặc giá thành thực tế của kỳ trước
Cuối niên độ kế toán nếu có sự giảm giá phải lập dự phòng giảm giá của những thành phẩm tồn kho
3 Chứng từ :
Theo quy định của Bộ Ttài chính, tất cả cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ để làm cơ sở cho việc phản ánh và kiểm tra các đối tượng có liên quan Đối với kế toán thành phẩm thì cần thiết phải lập các chứng từ sau :
- Biên bản kiểm nghiệm sản phẩm
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Trang 5Sơ đồ 1: Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm
5.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ :
Kế toán cũng sử dụng những chứng từ bình thường để phản ánh tình hình nhập xuất và tồn kho thành phẩm Tuy nhiên trong quá trình ghi chép, kế toán chỉ phản ánh theo số lượng mà không có chỉ tiêu giá trị Do đó tài khoản tổng hợp được dùng để phản ánh tình hình nhập xuất thành phẩm trong kỳ hoàn toàn không có số phát sinh Cuối kỳ sau khi tính được giá thành phẩm sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn
TK 155
TK157 TK154
Nhập kho thành phẩm gửi bán bị trả lại
Nhập kho thành phẩm đã tiêu thụ bị trả lại
Đánh giá tăng thành phẩm
tồn kho
Kiểm kê thành phẩm phát hiện thừa trong định mức
Kiểm kê thành phẩm phát hiện thừa ngoài định mức
Xuất kho thành phẩm gửi
đi bán
Xuất kho thành phẩm tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp
Đánh giá thành phẩm tồn kho
Kiểm kê thành phẩm phát hiện thiếu trong định mức
Kiểm kê thành phẩm phát hiện thiếu ngoài định mức
Xuất kho thành phẩm góp vốn liên doanh
Trang 6thành, nhập kho trong kỳ và kiểm kê số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ, kế toán mới tính giá thực tế sản phẩm xuất kho trong kỳ và ghi vào tài khoản tổng hợp Phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm xuất kho trong kỳ thường dùng là phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ
Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm
II KẾ TOÁN TIÊUTHỤ THÀNH PHẨM :
1 Khái niệm : 1.1 Khái niệm :
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm :
- Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hoá mua vào
- Cung cấp dịch vụ: thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán
- Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
TK412 TK631
Kết chuyển thành phẩm tồn kho, hàng còn gửi bán cuối kỳ
Kết chuyển thành phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ
Trang 71.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu : Doanh thu bán hàng: Ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả năm điều kiện sau :
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Doanh thu cung cấp dịch vụ: ghi nhận khi thoả mãn tất cả bốn điều kiện sau :
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó
1.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu : 1.3.1 Chiết khấu thương mại :
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thượng mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên
“Hoá đơn GTGT ” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết
Trang 8khấu thương mại hưởng cho người mua Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào tài khoản 521
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521 Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại
Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán
Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên nợ TK 521.Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán
1.3.1.3 Tài khoản sử dụng :
· TK 521 - Chiếc khấu thương mại
· TK 5211: Chiết khấu hàng hoá
· TK 5212: Chiết khấu thành phẩm
· TK 5213: Chiết khấu dịch vụ
1.3.2 Hàng bán bị trả lại : 1.3.2.1 Khái niệm :
Doanh thu của hàng bán bị trả lại do lỗi thuộc về doanh nghiệp như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng, hàng sai quy cách, …
1.3.2.2 Nguyên tắc hạch toán :
Tài khoản 531 chỉ chỉ phản ánh lô hàng bị trả lại (tính theo đúng đơn giá ghi trên hoá đơn) Trường hợp bị trả lại một phần số hàng đã bán thì chỉ phản ánh vào tài khoản này giá trị của số hàng bị trả lại đúng bằng số lượng hàng bị trả lại nhân đơn giá trên hoá đơn khi bán
Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc bán hàng bị trả lại mà doanh nghiệp phải chịu thì được phản ánh vào TK 641 – Chi phí bán hàng
Cuối kỳ, tổng giá trị hàng bán bị trả lại kết chuyển vào tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần
1.3.2.3 Tài khoản sử dụng :
· TK 531 – Hàng bán bị trả lại
Trang 91.3.3 Giảm giá hàng bán : 1.3.3.1 Khái niệm :
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do mua hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
2 Nguyên tắc hạch toán doanh thu :
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau đây :
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất nhập khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu)
- Đối với doanh thu nhận bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thu ngoại tệ; trường hợp ngoại tệ không được Ngân hàng công bố tỷ giá, thì phải quy đổi tỷ giá do Bộ Tài chính quy định
- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng
Trang 10- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi vào doanh thu theo giá trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định
- Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kỹ thuật … người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu này phải được theo dõi riêng biệt trên các tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại, hoặc tài khoản 532
- Giảm giá hàng bán, hoặc tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại
- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ hạch toán vào bên Có tài khoản 131 – “Phải thu khách hàng” về khoản tiền đã thu khách hàng Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về giá trị hàng đã giao, đã thu trước tiền hàng, phù hợp với điều kiện ghi nhận doanh thu
- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có ghi nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm thuê tài sản
- Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo hoặc trợ giá, trợ cấp Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phản ánh trên tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
3 Chứng từ :
Các loại hoá đơn liên quan đến bán hàng gồm :
- Hóa đơn giá trị gia tăng loại 3 liên khổ lớn (mẫu số 01 – GTKT – 3LL)
- Hóa đơn giá trị gia tăng loại 2 liên khổ nhỏ (mẫu số 01 – GTKT – 2LL)
- Hóa đơn giá trị gia tăng loại 3 liên khổ lớn (mẫu số 02 – GTTT – 3LL)
Trang 11- Hóa đơn giá trị gia tăng loại 2 liên khổ nhỏ (mẫu số 02 – GTTT – 3LL)
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
- Hoá đơn cước vận chuyển
- Hoá đơn dịch vụ
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
Đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu thì có thêm các chứng từ sau :
· TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
· TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
· TK 5112: Doanh thu bán sản phẩm
· TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ
· TK 5114: Doanh thu trợ giá
5 Sơ đồ hạch toán :
Trang 12Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng Ghi chú:
(*) Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(**) Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
III KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH :
1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính : 1.1 Nội dung :
Doanh thu hoạt động tài chính gồm: Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức
và lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
1.2 Tài khoản sử dụng :
· TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
TK 511
TK521 TK333
Doanh thu bán hàng cho
nợ (*)
Bán hàng theo phương thức đổi hàng
Trả lương công nhân bằng
sản phẩm
Doanh thu bán hàng
(**)
Trang 131.3 Sơ đồ hạch toán :
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính : 2.1 Nội dung :
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên
quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn … 2.2 Tài khoản sử dụng :
Thu từ hoạt động góp vốn
liên doanh
Hoàn nhập dự phòng hoạt động tài chính
Lãi hoạt động đầu tư chứng khoán Khoản chiết khấu thanh toán được hưởng
Trang 14TK131
TK111,112,311
TK413
Chi phí nhượng bán chứng khoán
Lỗ do đầu tư chứng khoán
Lỗ do liên doanh (trừ vào vốn góp)
Chi phí góp vốn liên doanh
Kết chuyển bất động sản bán
Chi phí khấu hao, chi phí khác TSCĐ cho thuê hoạt động
Lỗ do bán ngoại tệ
Chiết khấu thanh toán khâu bán
Lãi tiền vay
Chênh lệch tỷ giá
Chênh lệch lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Chênh lệch hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
để xác định KQKD
TK 911
Trang 153 Kế toán chi phí bán hàng : 3.1 Nội dung :
Chi phí bán hàng là chi phí cho quá trình tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ Bao gồm: chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, bảo hành, …
3.2 Tài khoản sử dụng :
· TK 641 – Chi phí bán hàng
3.3 Sơ đồ hạch toán :
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp : 4.1 Nội dung :
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động quản lý của doanh nghiệp như: Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác
4.2 Tài khoản sử dụng :
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 641
TK152,153,142 TK334,338
Chi phí dịch vụ thuê ngoài
Chi phí dịch vụ thuê ngoài
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng để xác định KQKD
Doanh nghiệp
có chu kỳ kinh doanh dài trong
kỳ không có sản phẩm tiêu thụ cuối kỳ
Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định KQKD khi có tiêu thụ sản phẩm
Trang 16TK 642
TK152,153,142 TK334,338
Chi phí dịch vụ thuê ngoài
Các khoản làm giảm chi phí
Cuối kỳ kết chuyển chi phí QLDN để xác định KQKD
Doanh nghiệp
có chu kỳ kinh doanh dài trong
kỳ không có sản phẩm tiêu thụ cuối kỳ
Kết chuyển chi phí QLDN
để xác định KQKD khi có tiêu thụ sản phẩm
TK111,112,138
4.3 Sơ đồ hạch toán :
Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
5 Kế toán thu nhập khác : 5.1 Nội dung :
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gồm: thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, …
5.2 Tài khoản sử dụng :
· TK 711 – Thu nhập khác
5.3 Sơ đồ hạch toán :
Trang 17Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
6 Kế toán chi phí khác : 6.1 Nội dung :
Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường gây ra, chẳng hạn: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, …
Xử lý xoá sổ nợ không xác định được chủ
Thu tiền phạt do đối tác
vi phạm hợp đồng
TK111,112 Thu nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay
đòi được(đồng thời ghi Có TK004)
TK333 Miễn giảm thuế thuộc năm trước
(trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
TK111,112
TK111,112,1388
TK111,112,131 Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
Thu nhập năm trước bị bỏ xót
Trang 18Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán chi phí khác
7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh : 7.1 Nội dung :
Kết quả kinh doanh hàng hoá, sản phẩm là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Tuỳ theo từng hoạt động kinh doanh mà kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, hàng hoá đã được thực hiện của các bộ phận khác nhau trong công ty
Các khoản doanh thu và thu nhập thuần được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần
Trang 197.4 Sơ đồ hạch toán :
Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển giá vốn hàng bán TK632
Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính
TK635
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp TK641,642
Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí QLDN kỳ trước TK1422
Kết chuyển chi phí khác TK811
Kết chuyển lãi
TK 421
TK511 Kết chuyển doanh thu thuần
TK 911
TK521,531,532
Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
TK515 Kết chuyển doanh thu tài chính
TK711 Kết chuyển thu nhập khác
Kết chuyển lỗ
Trang 20CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH AN THÁI
Trang 21A TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH AN THÁI
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH AN THÁI :
Công ty được thành lập bởi quyết định số: 001472 /QĐUB ngày15/06/1996 của UBND Tỉnh ĐakLak
Địa điểm công ty: Số 219 Đinh Tiên Hoàng - Phường Tự An – Thành Phố Buôn
Mê Thuộc - Tỉnh ĐakLak
Điện Thoại: 050.854311
Fax : 050.859549
Email : anthai-coltd@yaoo.com
Tài khoản số: 710A00008
Giấy phép kinh doanh số: 049948 /GPKD, ngày 29/06/1996 của Sở Kế hoạch đầu
tư Tỉnh ĐakLak
Đại diện công ty: Giám đốc Nguyễn Xuân Hùng
Khi vừa thành lập, do còn mới nên công ty chỉ kinh doanh một số mặt hàng như: bia, rượu, nước giải khát … Khi tạo được chỗ đứng trên thị trường và niềm tin của khách hàng, năm 1998 công ty đã mở rộng thêm nhiều mặt hàng kinh doanh như: hạt điều, cà phê và các loại nông sản Cùng lúc đó, công ty mở thêm chi nhánh ở Gia Lai, sau đó ở Sài Gòn và Hà Nội
Năm 2002, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng cùng với những điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu đầu vào, công ty đã xây dựng nhà máy chế biến cà phê Lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn vì đây là lĩnh vực mới của công ty nhưng nhờ vào uy tín và chất lượng sản phẩm, công ty cũng tạo được niềm tin ở khách hàng Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước, công ty còn mở rộng công tác xuất khẩu, mở rộng quan hệ hợp tác với các đơn vị bạn để tiến hành xuất khẩu trực tiếp Nhờ đó nâng cao trình độ, uy tín của công ty ở thị trường trong và ngoài nước Với quy mô sản xuất ngày càng lớn mạnh trong những năm qua, công ty
đã chú trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật mới; đầu tư trang thiết bị; đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề cho đội ngũ quản lý và công nhân trong công ty
Trang 22II CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY :
1 Chức năng :
Công ty TNHH An Thái sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sau :
- Mua bán, phân phối bia, rượu và các loại nước giải khát, …
- Thực phẩm công nghệ: bột giặt, dầu nhờn, mua bán các loại nông sản, hạt điều,
cà phê, …
- Sản xuất và chế biến cà phê bột, cà phê hoà tan, cà phê rang
2 Nhiệm vụ :
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư và kinh doanh của công ty để công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến, sản xuất cà phê hòa tan của Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, tạo hiệu quả kinh tế, tăng cường điều kiện vật chất, xây dựng nền tảng cho công ty ngày càng phát triển vững chắc
- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn cho cán
bộ công nhân viên
- Tuân thủ các chính sách về chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, báo cáo trung thực chế độ kế toán thống kê do nhà nước quy định
- Thực hiện có cam kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng liên quan đến công ty
III CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY :
1 Cơ cấu tổ chức quản lý :
Trang 23Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ chỉ đạo gián tiếp, chức năng phối hợp chuyên môn
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận : 1.1 Giám đốc :
Giám đốc là người phụ trách chung toàn công ty và là người quyết định điều hành mọi công việc của công ty theo kế hoạch, chính sách của Nhà nước nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình tài chính của công
cà phê
Phòng kinh doanh
Phòng
kế toán tài chính
Phòng Marketing
Chi nhánh
An Cường
Chi nhánh
Phòng xuất nhập khẩu
Trang 241.3 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh :
Trực tiếp chỉ đạo điều hành các phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu, marketing và quản lý các phòng bán hàng và các chi nhánh của công ty
Hỗ trợ và tư vấn nghiệp vụ cho các phòng kế toán chi nhánh của công ty
1.6 Phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu, marketing :
Thực hiện chức năng kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá, tiếp thị sản phẩm, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng thương hiệu
1.7 Nhà máy sản xuất cà phê :
Sản xuất các dòng sản phẩm cà phê hoà tan nguyên chất, cà phê hạt rang, cà phê bột, cà phê Sunrise 3 in 1cung cấp theo các đơn đặt hàng, phân phối nội địa,và xuất khẩu
1.8 Các chi nhánh của công ty :
Hiện tại công ty có bốn chi nhánh, chịu sự quản lý trực tiếp của tổng công ty
1.8.1 Chi nhánh An Phú
Địa chỉ : 27 Bùi Huy Bích – TP Buôn Mê Thuộc - Tỉnh ĐakLak
Điện Thoại: 050.819589 Fax : 050.819.589
1.8.2 Chi nhánh An Cường
Địa chỉ : 598 Quốc lộ 14 – Chưhdrong –Tỉnh Gia Lai
Điện thoại: 059.747802 Fax : 059.747801
1.8.3 Chi nhánh An Thái Sài Gòn
Địa chỉ : 114/4-6 Bầu Cát 1 - Phường 12 - Quận Tân Binh –TP HCM
Điện thoại: 08.9491479 Fax : 08.8493023
Trang 251.8.4 Chi nhánh An Thái Hà Nội :
Địa chỉ : 21 Ngõ Giáp Bát - Đường Giải Phóng - Quận Hoàng Mai – HN
Điện thoại: 04.6648136 Fax : 04.8641958 Các chi nhánh này thực hiện nhiệm vụ phân phối các sản phẩm của công ty sản xuất và kinh doanh, phân phối các sản phẩm thương mại
2 Cơ cấu tổ chức sản xuất : 2.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty :
Sơ đồ 12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
2.1.1 Tổ thu mua :
Đây là khâu rất quan trọng đối với nghành sản xuất cà phê vì nguyên liệu là nhân
tố quan trọng quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đảm bảo được nguồn nguyên liệu là đảm bảo khâu đầu vào cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Các nhân viên ở tổ này chịu trách nhiệm về việc thu mua nguyên vật liệu, phân loại nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất
Nhà máy sản xuất
cà phê
Phân xưởng sản xuất
cà phê bột
Phân xưởng sản xuất
cà phê sunrise
3 in 1
Tổ thu mua
Tổ đóng gói
Tổ sản xuất
Trang 26Không nấm mốc, không lên men
2.2.2 Công đoạn rang :
Cà phê nhân sau khi qua lựa chọn sẽ được chuyển sang công đoạn rang Sau khi rang, yêu cầu của hạt cà phê là :
Lắng lọc Sấy phun Cô đặc
Kiểm tra
Trang 27Màu: nâu cánh dán đậm, đồng đều giữa các hạt
Kích thước hạt: thể tích khoảng 50% trước khi rang
2.2.3 Công đoạn xay :
Cà phê sau khi rang 6 giờ sẽ chuyển qua máy tách đá, tạp chất và kim loại, sau đó được gàu tải chuyển đến máy xay Trong quá trình xay, những hạt có kích thước lớn hơn 1mm * 1mm sẽ được tách ra và chuyển trở lại gàu tải để tiếp tục xay, hạt nhỏ hơn
sẽ được chuyển qua công đoạn chiết xuất
2.2.4 Công đoạn chiết xuất :
Hạt cà phê sau khi đạt kích thước và chất lượng yêu cầu sẽ được cho vào các bình chiết Tại đây, tinh chất cà phê được chiết xuất với nhiệt độ bình chiết lên đến 1700 C, dòng dịch chiết ra với nhiệt độ là 1050 C và nồng độ đạt 70 Be
2.2.5 Công đoạn lắng lọc :
Dịch sau khi chiết xuất được lắng lọc trong các thùng lắng với nhiệt độ từ 60 – 70 C trong thời gian 24 giờ Đây là thời gian cần thiết để lắng bớt cặn có kích thước lớn nhằm giảm tải cho các thiết bị lọc ở các công đoạn sau Công đoạn lọc đảm bảo cho dịch cà phê đã được loại bỏ các cặn có kích thước bằng hoặc lớn hơn 0,02 micron
2.2.6 Công đoạn cô đặc :
Dịch cà phê được cô trong môi trường chân không nhằm tách bớt hàm lượng nước nhưng vẫn giữ được hương vị của tinh chất cà phê, dịch sau khi cô đặc là 300 Be
2.2.7 Công đoạn sấy phun :
Dịch trước khi sấy phun được kiểm tra các chi tiết như: độ Be, nhiệt độ, hàm lượng cặn …
Trong quá trình sấy luôn chú ý đến nhiệt độ tháp sấy, tốc độ phun, áp lực khí nén Thành phẩm, cà phê sấy luôn luôn phải đạt tiêu chuẩn về độ ẩm, khối lượng riêng, kích thước hạt, màu sắc…
2.2.8 Công đoạn kiểm tra :
Kiểm tra thành phẩm có đủ tiêu chuẩn về chất lượng để xuất xưởng hay không Trong quá trình sản xuất luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và luôn đặt ra mục tiêu là không để bất kỳ một sản phẩm nào không đạt xuất xưởng ra thị trường
Trang 28IV TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY :
1 Tình hình lao động :
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Trình độ văn hóa cũng như trình độ tay nghề của người lao động chiếm vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động cũng như khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Bảng 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
2004/2003
Chênh lệch 2005/2004 Chỉ tiêu
Tổng Lao Động 140 100 165 100 210 100 25 17,86 45 27,27
* Bộ Phận LĐ + Trực tiếp 110 78,57 135 81,82 178 84,76 25 22,73 43 31,85
* Độ tuổi +Dưới 30 80 57,14 90 54,55 123 58,57 10 12,50 33 36,67 + Từ 30 - 50 55 39,29 68 41,21 80 38,10 13 23,64 12 17,65
Nhận xét :
Số lao động năm 2004 tăng 25 người tương đương tăng 17,86% so với năm 2003;
Số lao động năm 2005 so với năm 2004 là 45 người tương đương tăng 27,27% Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng lao động của công ty ngày càng có xu hướng tăng
Trang 29Lao động (Người)
Nguyên nhân là do số lượng đơn đặt hàng của công ty tăng, công ty mở rộng sản xuất
…
- Xét về bộ phận lao động: Bộ phận lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn, năm
2003 là 78,57%, năm 2004 là 81,82%, đến năm 2005 chiếm 84,76% Điều này cũng phù hợp với tình hình sản xuất của công ty Công ty đang mở rộng sản xuất nên số lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao
- Xét về trình độ chuyên môn: số lượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học
chiếm tỷ lệ thấp Năm 2004 là 9,7%, năm 2005 có 7,62% Tuy nhiên, toàn bộ số lao động này đều nằm trong ban quản lý của công ty Điều này cho thấy lao động ở bộ phận quản lý có trình độ chuyên môn cao
0 50 100 150 200 250
2.1 Quy mô và kết cấu tài sản :
Tài sản là yếu tố đầu vào rất quan trọng mà doanh nghiệp nào muốn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có Để đánh giá được tình hình biến động về tài sản của công ty, ta thiết lập bảng phân tích sau :
Trang 30Bảng 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
ĐVT: Nghìn Đồng
2004/2003
Chênh lệch 2005/2004 CHỈ TIÊU
Trang 31Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2003 là 16.348.491 nghìn đồng, sang năm 2004 tổng tài sản của công ty là 20.012.927 nghìn đồng tức là tăng 3.664.436 nghìn đồng tương đương tăng 22,41% Đến năm 2005, tổng tài sản của công ty là 22.521.520 nghìn đồng Như vậy, so với năm 2004 tổng tài sản tăng 2.508.593 nghìn đồng tương đương tăng 12,53% Nguyên nhân dẫn đến tổng tài sản tăng lên là do các nguồn sau :
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: nhìn chung tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn tăng dần qua các năm Năm 2004 là 10.294.868 nghìn đồng (tỷ trọng lên tới 51,44%), tăng hơn năm 2003 là 826.001 nghìn đồng tương đương tăng 8,72% Đến năm 2005 tiếp tục tăng 1.255.037 nghìn đồng hay tăng 12,19% so v ới n ăm 2004(chiếm 51,28% trong tổng tài sản) Tài sản lưu động và đầu tư ngắn tăng chủ yếu
là do các khoản phải thu của công ty qua các năm có xu hướng tăng Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty còn chưa tốt Phải thu năm 2004 tăng so với năm
2003 là 1.386.778 nghìn đồng hay tăng 27,39% Năm 2005 tăng 910.568 nghìn đồng tương đương tăng 14,12% so với năm 2004 Nhìn chung các khoản phải thu có xu hướng tăng chứng tỏ biện pháp thu hồi nợ của công ty là chưa có hiệu quả, công ty còn bị chiếm dụng vốn khá cao Do vậy, công ty nên chú trọng đến việc thu hồi nợ này Nếu thực hiện tốt công tác quản lý công nợ thì sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao năm 2003 chiếm 57,92%, năm 2004 chiếm 51,44%, năm 2005 chiếm 51,28% trong tổng tài sản
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Trong năm 2004, tài sản cố định và đầu tư
dài hạn đạt 9.718.059 nghìn đồng (chiếm tỷ trọng là 48,56%), tăng 2.838.435 nghìn đồng so với năm 2003 tức tăng 41,26% Sang năm 2005, tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại tăng so với năm 2004 là 1.253.556 nghìn đồng tương đương tăng 12,9% (chiếm 48,72% tổng tài sản) Điều này là do tài sản cố định của công ty có tăng Năm 2004 tăng 2.838.435 nghìn đồng hay tăng 42,78% so với năm 2003 Năm 2005 tăng 1.253.556 nghìn đồng tương đương tăng 13,23% so với năm 2004 vì công ty đã xây dựng nha để xe cho nhân viên, mua thêm phương tiện vận tải để chở hàng …
Trang 32Triệu đồng
0 5000 10000 15000 20000 25000
Tổng Tài Sản TSLĐ & ĐTNH TSCĐ & ĐTDH
Biểu đồ 2: Biểu đồ về biến động tài sản của công ty
2.2 Quy mô và kết cấu nguồn vốn :
Vốn là điều kiện không thể thiếu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, vì đây là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp Do đó, việc phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 33Bảng 3: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY ĐVT: Nghìn Đồng
2004/2003
Chênh lệch 2005/2004 Chỉ Tiêu
2.Lãi chưa phân phối 2.161.642 13,22 2.450.408 12,24 2.821.260 12,52 288.766 13,36 370.852 15,13
TỔNG NGUỒN VỐN 16.348.491 100,00 20.012.927 100,00 22.521.520 100,00 3.664.436 22,41 2.508.593 12,53
Trang 34Nhận xét :
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty năm 2003 là 16.348.491 nghìn đồng, sang năm 2004 tổng nguồn vốn của công ty là 20.012.927 nghìn đồng tức là tăng 3.664.436 nghìn đồng tương đương tăng 22,41% so với năm
2003 Đến năm 2005, tổng nguồn vốn của công ty lên đến 22.521.520 nghìn đồng tức tăng 2.508.593 nghìn đồng tương đương tăng 12,53% Nguyên nhân dẫn đến tổng nguồn vốn tăng là do các nhân tố sau :
Nợ phải trả: Nợ phải trả của công ty năm 2004 tăng 1.677.867 nghìn đồng tương
đương tăng 21,85% so với năm 2003 (chiếm tỷ trọng trên 40%) Sang năm 2005, nợ phải trả tăng thêm 756.104 nghìn đồng hay tăng 8,08% so với năm 2004 (chiếm 44,91% trong tổng nghuồn vốn) Nguyên nhân là do :
- Nợ ngắn hạn: năm 2004, nợ ngắn hạn của công ty tăng 1.677.867 nghìn đồng
tương đương tăng 23,34% so với năm 2003 Năm 2005 tăng 756.104 nghìn đồng hay tăng 8,52% so với năm 2004 Vì cà phê có theo mùa nên công ty phải có chiến lược thu mua để dự trữ Do đó, công ty vay ngắn hạn để mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
Nguồn vốn chủ sở hữu: Trong năm 2004, viêc đầu tư sản xuất kinh doanh cùng
với việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty đã làm cho sản phẩm công ty tiêu thụ mạnh và mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh làm lợi nhuận phân phối cao Yếu tố tích cực đã làm cho nguồn vốn quỹ năm 2004 tăng 1.986.569 nghìn đồng (chiếm 53,24% trong tổng nghuồn vốn) tương đương tăng 22,92% so với năm 2003 Sang năm 2005, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn mang lại hiệu quả cao nên các các quỹ được bổ sung thêm làm cho nguồn vốn quỹ năm 2005 so với năm 2004 tăng 1.752.489 nghìn đồng hay tăng 16,45%(chiếm tỷ trọng trên 55% )
Trang 35Triệu đồng
0 5000 10000 15000 20000 25000
Tổng Nguồn Vốn
Nợ Phải Trả Nguồn Vốn CSH
Biểu đồ 3: Biểu đồ về biến động nguồn vốn của công ty
3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm : 3.1 Khái quát về sản phẩm của công ty :
Trong nhiều năm qua, công ty luôn cố gắng đa dạng hoá sản phẩm của mình để ngày càng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Sản phẩm của công ty gồm các loại sau :
Sản phẩm cà phê bột: Cà phê đặc biệt, cà phê con voi, cà phê bình minh, cà phê
bình nguyên, cà phê KING WEASEL, …
Sản phẩm cà phê hạt rang: Cà phê hạt rang đặc biệt, cà phê hạt rang cao cấp, cà
phê hạt rang KING WEASEL, cà phê hạt rang ROBUSTA, …
Sản phẩm cà phê hoà tan: sản phẩm được đóng gói vào bao 4 lớp chống ẩm hoặc
Trang 36Bảng 4: SẢN LƯỢNGCÀ PHÊ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY ĐVT: Tấn
Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Loại
Trang 37Nhận Xét :
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình sản xuất cà phê năm 2003 là 2.487.441 tấn, năm 2004 là 2.744.290 tấn Như vậy so với năm 2003, năm 2004 tăng 10,33 % tương đương tăng 256.849 tấn Sang năm 2005, sản xuất được 2.993.027 tấn tăng 248.737 tấn tương đương tăng 9,06 % so với năm 2004 Trong đó :
- Cà phê rang năm 2004 tăng 9,46% hay tăng 68.611 tấn so với năm 2003 Năm
2005 tăng 48.168 tấn tương đương tăng 6,06% so với năm 2004
- Năm 2004, cà phê bột tăng 4,45% tương đương tăng 41.402 tấn so với năm
2003 Năm 2005 tăng 112.206 tấn hay tăng 11,44% so với năm 2004
- Cà phê hoà tan năm 2004 so với năm 2003 tăng 18,38% hay tăng 57.764 tấn Năm 2005 tăng 43.566 tấn tương đương tăng 11,71% so với năm 2004
- Năm 2004, cà phê sunrise tăng 17,23% tương đương tăng 89.072 tấn so với năm 2003 Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 45.797 tấn tương đương tăng 7,56% Nhìn chung tình hình sản xuất của công ty có xu hướng ngày càng tăng Có được điều này là do :
- Chỉ tiêu về sản xuất của các mặt hàng này năm 2004 cao hơn năm 2003, năm
2005 cao hơn 2004
- Số lượng lao động qua các năm tăng lên
- Công tác tiêu thụ tốt
- Tận dụng hết công suất máy móc
à Đối với các sản phẩm bán chạy công ty sẽ tập trung nguồn nhân lực vào đó, ngược lại sẽ hạn chế chỉ tiêu sản xuất Có như vậy mới đảm bảo được kế hoạch sản xuất, hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu, vừa đảm bảo lợi nhuận ổn định
3.3 Tình hình tiêu thụ :
Thị trường tiêu thụ của công ty thể hiện sản phẩm của công ty có được khách hàng
ưa chuộng không, và việc thực hiện công tác tiêu thụ của công ty có tốt không Để biết được điều đó ta xem xét qua các bảng sau :
Trang 38Bảng 5: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY ĐVT: Tấn
Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 Loại
Trang 39Nhận xét :
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình sản xuất cà phê năm 2003 là 2.382.668 tấn, năm 2004 là 2.618.934 tấn Như vậy so với năm 2003, năm 2004 tăng 9,92% tương đương tăng 236.266 tấn Sang năm 2005 tăng 225.855 tấn tương đương tăng 8,62% so với năm 2004.Trong đó :
- Cà phê rang năm 2004 tăng 10,31% hay tăng 69.547 tấn so với năm 2003 Năm
2005 tăng 71.292 tấn tương đương tăng 9,58% so với năm 2004
- Năm 2004 cà phê bột tăng 3,87% so với năm 2003 tương đương tăng 35.134 tấn Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 47.904 tấn hay tăng 5,08%
- Cà phê hoà tan năm 2004 so với năm 2003 tăng 17,54% tương đương tăng 53.074 tấn Năm 2005 tăng 43.340 tấn tương đương tăng 12,19% so với năm 2004
- Năm 2004 cà phê sunrise tăng 15,75 % tương đương tăng 78.511 tấn so với năm 2003 Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 63.319 tấn hay tăng 10,94%
Nhìn chung tình hình sản xuất của công ty có xu hướng ngày càng tăng Có được điều này là do :
- Công ty đã xây dựng các chỉ tiêu về tiêu thụ năm 2004 cao hơn năm 2003, năm
2005 cao hơn năm 2004
- Công ty đã sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hợp lý, là yếu tố làm
hạ giá thành Từ đó việc tiêu thụ của công ty chiếm ưu thế hơn các đối thủ cạnh tranh
- Công ty đã đầu tư thiết bị chuyên dùng và đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước Do đó có nhiều khách hàng đến đặt hàng tại công ty, đặc biệt là các hợp đồng xuất khẩu
Trang 40Sản lượng (NghìnTấn)
0 500 1000 1500 2000 2500 3000
Sản Xuất Tiêu Thụ
Biểu đồ 4: Biểu đồ về sản lượng cà phê sản xuất và tiêu thụ của công ty