1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khủng hoảng nợ thế chấp

30 257 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 396,2 KB

Nội dung

khủng hoảng nợ thế chấp

Nợ thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ bài học từ cuộc khủng hoảng những kiến nghị cho sự thay đổi Bài viết này sử dụng khủng hoảng nợ thế chấp dưới chuẩn trong hệ thống tài chính tồn cầu như một ví dụ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong các tổ chức tài chính. Cũng như Oxy, con người quan tâm đến sự thiếu vắng quản trị rủi ro chỉ khi thiếu nó.Thơng thường, khi hoat động, chúng ta thường xem nhẹ nó. Khi ngừng hoạt động, hệ thống “chuyển động” chậm lại và dừng hẳn I. GIỚI THIỆU Vào tháng 8/2007, cuộc khủng hoảng vay thế chấp dưới chuẩn đột nhiên nổi lên trên thị trường tài chính Mỹ mà khơng có bất kì dấu hiệu cảnh báo nào. đã lan đến những trung tâm tài chính khác như: London, Tokyo, Paris, Frankfurt. Đây lần đầu tiên nhiều ngân hàng lớn rơi vào cuộc khủng hoảng này Một vài dấu hiệu đầu tiên của “tai hoạ” : 1. Ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mĩ – Bear Stearns, đã thơng báo rằng 2 trong nhiều quỹ bảo hiểm của đã mất hơn ½ tài sản do sự sụt giảm mạnh giá trị của danh mục đầu tư vay thế chấp của nó. Các khách hàng thì khơng thể rút tiền lại và trở nên vơ vọng khi mà những khoản đầu tư của họ tiếp tục bị “bay hơi”. 2. Banque Nationale Paribas (BNP), ngân hàng lớn nhất của Pháp đã đình chỉ hoạt động đối với các quỹ bảo hiểm của vì thị trừơng chứng khốn cầm cố trở nên kém lỏng 3. Hai trong năm ngân hàng lớn nhất của Trung Hoa ( Ngân hàng Trung hoa và Ngân hàng Thương Mại và Cơng Nghiệp Trung hoa) đã thơng báo những khoản lỗ trị giá 11 tỷ đơ la vì các khoản vay cầm cố trở nên nguy hiểm 4. Ở Anh, lần đầu tiên kể từ sau cuộc đại khủng hoảng, dân chúng đã xếp hàng trước cửa ngân hàng Northern Rock để rút tiền của họ trước khi q trễ. Những bức ảnh về sự kiện này đã tạo ra những cú sốc đến tồn cầu THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ khu vực vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ. Vào tháng 8/2007, tỷ lệ thanh tốn trễ đã tăng 36%, đạt kỷ lục cao nhất trong 16 năm qua. Trong khi đấy, những người sở hữu nhà khác đã thấy rằng tài sản của họ giảm từ việc thanh tốn chậm trễ đến việc tịch thu tài sản để thế nợ với tỷ lệ tăng gấp đơi so với năm 2006. Xem xét kĩ lưỡng hơn thì đó là các khoản vay thế chấp dưới chuẩn, chiếm 16% quỹ vốn vay thế chấp, nhưng chiếm khoảng 50% các khoản vỡ nợ. II. NGUỒN GỐC CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG 1. Lãi suất thấp Cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thối. Fed đã phản ứng bằng cách liên tục cắt giảm lãi suất. Chính sách tiền tệ mở rộng đã khuyến khích các hoạt động kinh tế. Và đến giữa năm 2002, nền kinh tế phục hồi. Lo sợ rằng, tình hình suy thối sẽ trở lại. Chủ tịch FED Alan Greenspan và những đồng nghiệp đã quyết định giữ lãi suất Fed ở mức 1% trong suốt 2 năm 2003 và 2004 Căn cứ vào “tín hiệu” của ngân hàng Trung ương, những thị trường tài chính cũng đã hạ lãi suất trên một phạm vi rộng. Đặc biệt, lãi suất đối với một khoản vay cố định 30 năm là từ 4 đến 5%, thấp nhất trong vòng 40 năm qua. 2. Một nguồn cung phong phú về tính thanh khoản Đáp lại với chính sách tiền tệ nới lỏng của Fed, cung tiền trong nền kinh tế Mỹ tăng mạnh.Tất cả các loại hình cho vay của ngân hàng đã tăng đột biến về mặt khối lượng, do vậy càng góp phần mở rộng tiền tệ Khối lượng cho vay tín dụng càng tăng khi mà có dòng vốn đổ vào đều đặn. Fed đã khơng có bất kì nỗ lực nào để “khử trùng” những tác động của tiền tệ vì họ tin rằng nền kinh tế thì đang ở trong giai đoạn phục hồi. Vào cuối năm 2002, với sự tăng trưởng của nền kinh tế ,thu nhập cá nhân và lợi nhuận của cơng ty đều tăng lên đáng kể 3. Giá nhà tăng liên tục THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Cuối năm 2002, thị trường nhà ở diễn ra sơi động do: thu nhập cá nhân tăng, lãi suất vay thế chấp thấp và các khoản vay tín dụng ln sẵn có. Điều này làm cho tất cả những người tham gia trên thị trường này đều muốn tranh thủ để kiếm lời Người dân thì đổ xơ đi mua nhà trước khi giá tăng cao hơn. Nhiều nhà đầu cơ cũng đã thành cơng khi lợi dụng cơ hội này để mua các danh sách đăng kí nhà sau đó bán lại quyền sở hữu để thu lời , thậm chí trước khi chúng được xây dựng và chuyển giao.Những nhà mơ giới vay thế chấp lo lắng để dừng các giao dịch, thu về các khoản phí và chuyển đến giao dịch kế tiếp. Q trễ để nhận ra rằng đáng lẽ nhiều người mua nhà được xếp vào nợ thế chấp trả đều đặn thì lại được hướng vào đối tương vay nợ dưới chuẩn bởi vì phí của loại này cao hơn. Những người cho vay cảm thấy an tồn vì rủi ro vỡ nợ thì đang giảm theo thời gian khi mà giá nhà tăng liên tục. Và Giá trị tài sản của họ cũng tăng theo tương ứng Hầu hết các khoản vay dưới chuẩn đều theo hình thức vay thế chấp lãi suất có thể tự điều chỉnh (ARM). Theo truyền thống, những người mua thích lãi suất cố định hơn - những khoản phải thanh tốn hàng tháng khơng đổi trong suốt 30 năm . Tuy nhiên, lãi suất ARM rất thấp trong 3 đến 5 năm. Vì vậy, đã thu hút được những người mua có thu nhập thấp. Các khoản trả hàng tháng này bắt đầu tăng dần theo thời gian khi mà giá trị hợp đồng điều chỉnh đến mức cao hơn 4. Nhận thức sai lầm về rủi ro Nhìn lại, tất cả các chủ thể tham gia thị trường đã đánh giá sai về mức rủi ro thực. Cho đến khi họ nhận ra thì rủi ro đã lớn hơn rất nhiều Những người mua nhà cảm thấy họ có sự nắm giữ khá chắc khi mà giá nhà tăng cho phép họ một lối thốt dễ dàng bằng cách vay thêm lần nữa. Những người cho vay thì bán lại các khoản nợ cho các ngân hàng đầu tư để bao gói lại thành các chứng khốn hóa và bán cho các nhà đầu tư.Do vậy,người cho vay thế chấp đã nắm tiền mặt và tiếp tục tạo ra các khoản nợ tương tự, đẩy giá nhà lên cao hơn và một chu trình mới lại bắt đầu 5. Rạn nứt xuất hiện THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Tuy nhiên, vào đầu năm 2006, khi mà giá nhà xuất hiện những dấu hiệu “hạ nhiệt” thì việc bán những ngơi nhà mới đã ngừng lại. Kết quả là, sự tăng giá bắt đầu giảm xuống rõ rệt. Ngun do là từ việc đảo ngược chính sách tiền tệ của Fed. Chính sách tiền tệ mở rộng liên tục trong những năm qua đã làm xuất hiện những dấu hiệu của lạm phát. Và Fed đã phản ứng lại bằng cách tăng lãi suất. Chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed đã làm cho lãi suất ARM bắt đầu tăng cao hơn. Lãi suất tăng đã gây bất ngờ đối với các chủ sỡ hữu dưới chuẩn (sub prime owners). Do tình trạng tài chính q eo hẹp nên nhiều người đã khơng có đủ khả năng để thanh tốn. Tỷ lệ nợ q hạn và vỡ nợ tăng đột biến. Chính điều này đã đối nghịch với những điều kiện đảm bảo nền kinh tế ổn định bởi vì lãi suất mặc dù có khuynh hướng tăng nhưng vẫn ở mức thấp do những tiêu chuẩn có tính lịch sử III. CƠ CHẾ CHO VAY THẾ CHẤP Một khoản vay thế chấp đúng chuẩn là một khoản vay có chất lượng cao. được quyết định một cách cẩn thẩn bởi một nhân viên tín dụng và được thế chấp bằng những giấy tờ của người đi vay để chứng minh khả năng thanh tốn cho ngân hàng, bao gồm : thu nhập hàng năm, tiểu sử nghề nghiệp, hồ sơ vay mượn trước đây, tài sản và các khoản nợ. Một khoản vay thế chấp dưới chuẩn là một khoản vay đấy tính rủi ro, có chất lượng thấp. thì khơng được xem xét kĩ lưỡng và thường được bảo đảm bởi ít hoặc khơng có giấy tờ để chứng minh khả năng tài chính của người đi vay để có thể trả lãi hàng tháng và thanh tốn khoản vay. Theo truyền thống, một người đi vay phải trình ngân hàng đơn xin vay vốn. được xem xét bởi một nhân viên tín dụng và phải được chứng minh rõ ràng. Đồng thời, Người vay phải đưa ra giấy tờ liên quan đến thu nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản và các khoản nợ. Ngân hàng có thể đồng ý cho vay thế chấp với lãi suất cố định trong suốt 30 năm hoặc cho vay thế chấp theo lãi suất có thể tự điều chỉnh (ARM). Đa số người đi vay chọn hình thức vay theo lãi suất cố định. Vào thập niên 80, khi mà số lượng các doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, các ngân hàng cho rằng thủ tục cho vay theo kiểu truyền thống thì q cồng kềnh và khơng hiệu quả. Do vậy, Họ đã bắt đầu sử dụng “Điểm tín dụng” (credit score) của khách hàng để THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN quyết định mức tín dụng thích hợp. Mỗi cơng dân Mỹ đều có một điểm tín dụng, một con số từ 300 đến 850, nhằm phản ánh lịch sử thanh tốn của cá nhân ấy. Có 3 cơ quan thu nhập thơng tin về các hồ sơ thanh tốn của khách hàng, Các ngân hàng lấy trung bình của 3 điểm này để quyết định mức tín dụng phù hợp. Tuy nhiên, Những người cho vay vẫn phải có những giấy tờ về thu nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản nhưng có thể đơn giản hơn. Cuối cùng, Những nhân viên cho vay thực hiện các quyết định cho vay trước hết là dựa trên điểm tín dụng Vào thập kỉ đầu của những năm 2000, khi mà sự bùng nổ nhà đất trở nên đầy hấp dẫn, thì tất cả những giấy tờ đều được tổ chức hợp lý đến mức có thể nhất. Những khoản vay này còn được gọi là “những khoản vay khơng giấy tờ” bởi vì chúng thì hầu như khơng được bảo đảm bởi bất kì giấy tờ nào. Điểm tín dụng trở thành tiêu chuẩn duy nhất. Nếu điểm tín dụng của một cá nhân thấp thì khoản vay dành cho cá nhân ấy được xếp vào hình thức vay dưới chuẩn. Đây là một khoản vay có rủi ro cao, do vậy đi kèm với một lãi suất cao tương ứng. Tuy nhiên, người đi vay thì được dành cho một sự ưu đãi theo kiểu ARM, với lãi suất xuất phát điểm thấp. Sau đó, sẽ được điều chỉnh dần dần đến những mức cao hơn Những nhà mơi giới, người mà đã dàn xếp các khoản vay đầy rủi ro này cũng u cầu những khoản phí cao hơn. Do vậy, tồn hệ thống thì được điều khiển bởi những khối lượng vay lớn, tiêu chuẩn thấp, lãi suất cao và phí cao. Hầu hết những người cho vay đều khơng nhận ra cái bẫy mà họ đang bước vào. Cũng vào thời gian này, nhiều người đi vay đã lợi dụng sự dễ dãi của mơi trường cho vay để đầu cơ. Họ khơng dự định mua nhà để ở mà để giữ một thời gian đủ dài rồi bán lại cho một người mua khác để kiếm lời. IV. SỨC MẠNH THẦN BÍ CỦA “TÀI CHÍNH” 1. Mơ hình kinh doanh “Tạo ra và nắm giữ” (The originate-and-hold business model) Theo truyền thống, một ngân hàng giữ khoản vay trong tài khoản của để tổng hợp các khoản thanh tốn hàng tháng và vốn gốc khi đến kì hạn thanh tốn. Trường hợp, gặp khó khăn tài chính, khách hàng có thể đến ngân hàng để đăng kí gia hạn. Do vậy tránh THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN được sự vỡ nợ hoặc bị tịch thu tài sản. Điều này mang đến sự đồng ý cho cả hai bên. Người đi vay tránh được việc mất nhà. Ngân hàng cũng khơng muốn trở thành chủ nhà trong bất kì tình huống nào vì đây khơng phải là hình thức kinh doanh của họ. Sau đó, Hầu hết các ngân hàng bán một phần xác định danh mục cho vay của họ cho Hiệp hội thế chấp quốc gia Fed (Fannie Mae) hoặc Hiệp hội thế chấp quốc gia của chính phủ (Ginnie Mae). Đây là 2 cơ quan được bảo trợ bởi chính phủ (GSE) có nhiệm vụ làm tăng tính lỏng của thị trường vay thế chấp. Bằng cách bán lại này, các ngân hàng có thể có thêm vốn để cho vay nhiều hơn, do vậy đáp ứng mục đích của chính phủ về việc khuyến khích sở hữu nhà của nhân dân 2. Mơ hình “Tạo ra và phân phối" (The originate-and distribute model.) Vào thập niên 90,một hình thức tài chính mới đã xuất hiện: Đó là chứng khốn hóa được bảo đảm bởi khoản vay thế chấp (The Mortgage Backed Securities or MBS). Một nhóm gồm nhân viên các ngân hàng đầu tư đã tổ chức hình thức này theo đề nghị của FNMA. Nhóm này làm việc như sau: Một số lượng lớn các khoản vay thế chấp sẽ được gói lại cùng nhau và được thay đổi nhằm tạo niềm tin để ban hành. Các ngân hàng sử dụng quỹ góp vốn cho vay thế chấp để bảo đảm cho MBS. Mỗi MBS đều tham gia vào “chu kì tiền mặt” được tạo bởi quỹ chung .Hầu hết các khoản vay cầm cố như vậy thì được xếp vào loại có chất lượng tốt. Và các chứng khốn này thì được bán cho các nhà đầu tư tồn cầu 3. Trái khốn nợthế chấp có bảo đảm (The Collateral Mortgage Obligations (CMO)). Chính các MBS đã gây ra tình trạng bủng nổ trên thị trường nhà ở. Trong bảng cân đối kế tốn của các ngân hàng, Các khoản nợ lỏng thấp đó đột nhiên được gói thành các chứng khốn hóa để có thể giao dịch trên thị trường vốn. Đây là một phát minh có tính lịch sử. tương tự với phát minh trái phiếu phân vụn (the junk bond concept ) của Michael Milken vào những năm 1980 THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN + Khi mà số lượng các khoản vay thế chấp được gói tăng theo hàm số mũ, thì số lượng các khoản vay dưới chuẩn trong số ấy chiếm khá cao. Do vậy, quỹ chung bao gồm các phần có chất lượng khơng như nhau.Có những phần thì an tồn tuyệt đối.Một vài phần thì có chất lượng trung bình. Phần Còn lại thì đầy rủi ro + Vì các nhà đầu tư trên thị trường có những sở thích rủi ro khơng giống nhau. Các quy định về bảo hiểm bắt buộc các quỹ tương hỗ, quỹ lương chỉ được mua những tài sản có chất lượng cao. Đối với các nhà đầu tư khác, như các quỹ bảo hiểm, họ có khả năng linh hoạt về tín dụng nhiều hơn. Do vậy, các khoản vay thế chấp thì được gói thành các nợthế chấp được bảo đảm theo 3 gói khác nhau: + Gói cao cấp (The super tranche): thì được xếp vào loại AAA và có thứ tự đầu tiên để nhận tiền mặt từ các khoản thanh tốn thế chấp + Gói mezzanine (The mezzanine tranche): có điểm tín dụng thấp hơn, do vậy nằm ở vị trí tiếp theo để nhận các khoản thanh tốn +Gói equity (The equity tranche): Đây là gói có rủi ro cao nhất và xếp vị trí cuối cùng trong chuỗi thanh tốn, sau 2 gói trên. Do có những mức độ rủi ro khác nhau nên mỗi gói có những mức độ hưởng lợi khác nhau. Gói equity co rủi ro cao nhất nên sẽ hưởng nhiều lợi nhuận nhất và ngước lại, gói super có rủi ro thấp nhất nên sẽ hưởng ít lợi nhuận hơn các gói còn lại 4. Trái khốn nợ có bảo đảm (The Collateralized Debt Obligations (CDO)) CMO thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của nhóm đầu tư với những khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau. Cùng vào thời gian này, khoa học tài chính tiếp tục phát triển hết sức phức tạp. Cùng với những khoản nợthế chấp, bây giờ nhóm các tài sản bảo đảm cũng bao gồm một số lượng lớn những khoản vay của cơng ty, những khoản vay mua ơ tơ, thẻ tín dụng , thậm chí là cả các khoản nợ LBO. Các khoản vay này còn được gọi là CDO. Cấu trúc của hết sức phức tạp. Các khoản bảo đảm thì khơng đồng nhất. Các gói được chia nhỏ theo một sắp xếp phức tạp các tiêu chuẩn thanh tốn. Mỗi gói có những đặc điểm và những rủi ro khác nhau. THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN Chính sự phức tạp này đòi hỏi việc cấu trúc cần phải được thực hiện. Và nhiệm vụ này khơng chỉ thuộc về những nhân viên ngân hàng mà còn là nhóm các chun gia, tiến sĩ Tốn học, thống kê và các kĩ sư tài chính. Một sự thiết lập cấu trúc đã được chạy trên một máy chủ trong suốt cuối tuần để hồn thành V. BÚNG NỔ KHỦNG HOẢNG VAY DƯỚI CHUẨN Các ngân hàng thương mại và những nhà mơi giới vay dưới chuẩn đã thực hiện các khoản cho vay ban đầu, sau đó đưa chúng đến các ngân hàng đầu tư để chuyển hóa thành MBS, CMO, CDO Các ngân hàng thương mại thì vui mừng khi đưa các tài sản ra ngồi bảng cân đối kế tốn bằng cách bán các khoản vay. Họ tránh được gánh nặng vì nắm giữ lượng dự trữ vốn theo điều khoản của Hiệp ước Basel I. Do vậy, đối với các quỹ đã thực hiện theo đấy có thể được sử dụng để tiến hành cho vay hay đầu tư nhiều hơn. Một vài ngân hàng đã giữ lại phần lời để trả lãi các chứng khốn vay thế chấp, do vậy có thể thu được những khoản phí dịch vụ đáng kể. Phần lớn các CMO và CDO được bán cho các quỹ bảo hiểm. Vì đội ngũ khách hàng khá phức tạp nên các quỹ bảo hiểm được quy định một cách khá lỏng. Họ khơng phải đưa ra các báo cáo tài chính và ít người thì biết về các chiến lược đầu tư của họ. Nhưng khách hàng của hình thức tài chính kỳ lạ này trải rộng khắp tồn cầu, ở cả Châu Âu, Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) và cả ở Trung Đơng Vào tháng 8/2007, giá nhà đã ngừng tăng và bắt đầu giảm. Một lý do chính là do chính sách tiền tệ thắt chặt đã đẩy lãi suất cao lên. Như một quy luật trong tài chính doanh nghiệp, khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của các chứng khốn thu nhập cố định sẽ giảm đáng kể. Trong khi đấy, Các danh mục đầu tư của các quỹ bảo hiểm được lấp đầy bởi các CMO và CDO và Giá trị của chúng bắt đầu giảm. Điều này khiến Các nhà đầu tư u cầu trả lại tiền cho họ. Các quỹ bảo hiểm thiếu sự thanh khoản và phải tạm ngưng các đặc lợi. Một tâm lý hoang mang bao trùm kháp thị trường. Giá trị của những danh mục đầu tư này càng giảm mạnh Các ngân hàng đầu tư đã nhận thấy việc kinh doanh chứng khốn hóa đang “trở nên cạn dần” vì sự giảm sút khối lượng các khoản vay thế chấp mới. Chính bản thân họ cũng THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN đã thực hiện những vụ đầu tư lớn vào các chứng khốn này trong suốt thời kì bùng nổ khi mà lợi nhuận rất lớn. Bây giờ, các vụ đầu tư này đã giảm giá trị gây ra những thua lỗ trong bảng cân đối kế tốn. Khi mà thị trường trở nên ngày càng yếu, nhiều tổ chức đã cố gắng để tháo gỡ.Những khó khăn đẫn đến các vấn đề liên quan đến tính thanh khỏan . Thiếu tính lỏng đồng nghĩa với việc có ít hoặc khơng tồn tại người mua. Theo ngơn ngữ của thương mại thì thị trường thưa thớt. Hơn nữa, trong một thị trường thưa thớt, ít giao dịch được thực hiện và giá trị thị trường của nhiều chứng khốn khơng thể được xác định một cách khách quan. Do vậy, thất bại trong việc định giá. Sự khơng chắc chắn này dẫn đến một sự đóng băng các giao dịch và thị trường bị tê liệt Theo dõi những gì đã diễn ra thì tồn bộ q trình từ việc cho vay thế chấp ban đầu đến đóng gói, phân phối và thu lời chỉ có thể được thực hiện trong một mơi trường lãi suất thấp, tính lỏng cao và một niềm tin mãnh liệt vào thị trường. Sẽ có một dòng người mua khơng ngớt đổ vào thị trường để lái tiến lên. Sau đó, Những người bán có thể kết thúc với một khoản lợi nhuận để quay lại một chu trình giao dịch khác. Tương tự như trong trò chơi “music chairs”, nhạc dừng là một thời gian nguy hiểm. Vào tháng 8/2007, nhạc đã dừng (hoặc ít nhất đã yếu hơn) trên thị trường nhà ở. Những nghi ngờ về giá trị của tât cả các khoản bảo đảm ưu đãi (underlying collateral )bắt đầu xuất hiện. Q trình định giá tài sản sụp đổ. Thị trường mất phương hướng và khả năng vận hành VI. NHỮNG TÁC ĐỘNG BẤT LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1. Quỹ Bảo hiểm Điều đầu tiên có thể nhận thấy là sự thắt chặt tín dụng. Các quỹ này nắm lượng lớn các CMO và CDO. Hơn nữa, chúng có tính chất như 1 lực đòn bẩy. Với mỗi đơ la nhận từ những nhà đầu tư của nó, một quỹ bảo hiểm có thể mượn thêm 29 đơ la để đầu tư, kết quả là được “đòn bẩy” lên 30 lần. Những khoản vay mượn này (hầu hết là từ các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư) thì được thế chấp bởi các doanh mục đầu tư chứng khốn của họ. Khi các khoản bảo đảm này bắt đầu giảm giá trị, những lệnh gọi kí quỹ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN (margin calls) được thực hiện.Đó là lý do tại sao vào đầu tháng 8/ 2007, 2 quỹ bảo hiểm Bear Stearns đã gặp phải những vấn đế liên quan đến tính thanh khoản. Những khó khăn tương tự cũng đã xảy ra với các quỹ của BNP (Banque Nationale Paribas) hay Lehman Brothers Đầu năm 2008, nhiều quỹ ở Mỹ và EU đã phá sản và “cuốn theo” vốn của các nhà đầu tư. Sự sụp đổ “nghiêm trọng” nhất là của Carlyle Capital Inc, một cơng ty con của tập đồn Carlyle. 2. Ngân hàng Nhiều tổ chức tài chính (gồm có Citigroup, Goldman Sachs, Bank of America) đã thiết lập các tổ chức gọi là các sản phẩm đầu tư được cấu trúc SIV (Structured Investment Vehicles). Những tài sản rủi ro (hầu hết liên quan đến vay thế chấp) thì được chuyển giao đến các SIVs này, sau đó SIVs đã thâm nhập vào thị trường thương phiếu tìm nguồn tài chính. Khi các chứng khốn thế chấp (mortgage securities) “rơi tự do”, thị trường thương phiếu đã mất 300 tỷ đơ la vào cuối năm 2007. Nhiều SIVs khơng thể làm mới lại các thương phiếu của họ ( nợ ngắn hạn, được gia hạn hằng ngày hoặc hàng tuần) Vào tháng 11/2007, một kế hoạch cứu nguy đã được đưa ra bởi một nhóm hợp tác giữa các ngân hàng lớn với sự ủng hộ hồn tồn từ Fed. Một quỹ sẽ được thiết lập, với số vốn là 80 tỷ đơ la. Quỹ này sẽ mua các chứng khốn nợ từ SIV với mức giá thấp hơn, làm tăng tính thanh khoản và hạn thiểu rủi ro trong bản cân đối kế tốn của họ. Do vậy thị trường có thể được hồi sinh. Những cuộc đàm phán giữa các ngân hàng kéo dài “lê thê” hàng tháng trong khi thị trường đã trở nên xấu hơn rất nhiều Cuối cùng, kế hoạch cứu nguy này đã bị ngừng lại vào cuối năm 2007,và mỗi ngân hàng tự giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình. Đã khơng có sự lựa chọn nào khác ngồi việc chuyển các tài sản SIV của họ về lại “bảng cân đối kế tốn của họ”. Kết quả là, từng ngân hàng đã thơng báo những sự thua lỗ nặng khi họ định giá lại các danh mục đầu tư của họ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN . Nợ thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ bài học từ cuộc khủng hoảng những kiến nghị cho sự thay đổi Bài viết này sử dụng khủng hoảng nợ thế chấp dưới. sản để thế nợ với tỷ lệ tăng gấp đơi so với năm 2006. Xem xét kĩ lưỡng hơn thì đó là các khoản vay thế chấp dưới chuẩn, chiếm 16% quỹ vốn vay thế chấp,

Ngày đăng: 25/03/2013, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w