1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề

92 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 4,15 MB

Nội dung

Mục tiêu của mô đun + Nêu được các yếu tố của không gian, không gian kiến trúc và cấu trúckhông gian + Nêu được nguyên lý của thiết kế nội thất + Thiết kế được nội thất trong 1 không gi

Trang 1

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Trường cao đẳng nghề Công Nghệ và Nông Lâm § ông

Bắc

T i li u dùng cho h c sinhài liệu dùng cho học sinh ệu dùng cho học sinh ọc sinh

Môn đun 21 THIẾT KẾ NỘI THẤT

Thêi gian:260 giê (LT: 75 giê; TH: 185 giê)

Ngêi biªn so¹n: Nguyªn Hång Nhiªn Ngêi tham gia: TrÇn ThÞ Huª

Tháng 10 n¨m 2010

Bµi gi¶ng

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Mô đun thiết kế nội thất cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng

cơ bản về thiết kế nội ngoại thất nói chung Tạo cho người học có khả năngtham gia hoặc trực tiếp thiết kế nội thất các công trình của tư nhân cũng nhưcông cộng Nội dung của tài liệu này gồm :

Bài 1: Không gian nội thất

Bài 2: Không gian xác định

Bài 3: Phân tích không gian hiện có hoặc không gian đặt ra

Bài 4: Các yếu tố của nội thất

Bài 5: Nguyên lý thiết kế nội thất

Bài 6: Bố cục màu sắc

Bài 7: Hình chiếu phối cảnh

Bài 8: Hình chiếu phối cảnh các căn phòng

Bài 9: Thiết kế nội thất

Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, tìm hiểuthực tế và nhận được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đén nay tài liệu đãhoàn thành Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sựđón nhận và đóng góp ý kiến bổ xung để cuốn sách này được hoàn chỉnh hơntrong lần tái bản sau

Xin trân trọng cảm ơn

Trang 3

MÔ ĐUN 21: THIẾT KẾ NỘI THẤT

Tổng số 260 giờ ( Lý thuyết: 75 giờ; Thực hành: 185 giờ)

I Vị trí, tính chất của mô đun

+ Vị trí mô đun: Được bố trí sau khi kết thúc các mô đun chuyên môn cơbản và mô đun gia công dưỡng gá

+ Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc

II Mục tiêu của mô đun

+ Nêu được các yếu tố của không gian, không gian kiến trúc và cấu trúckhông gian

+ Nêu được nguyên lý của thiết kế nội thất

+ Thiết kế được nội thất trong 1 không gian sẵn có

+ Thiết kế nội thất cho một phòng làm việc bất kỳ theo yêu cầu củakhách hàng

+ Chấp hành tốt qui định trong học tập

III Nội dung mô đun

1 N i dung t ng quát v phân ph i th i gianội dung tổng quát và phân phối thời gian ổng quát và phân phối thời gian ài liệu dùng cho học sinh ối thời gian ời gian

STT Tên các bài trong mô đun Thời gian

tra

3 Phân tích không gian hiện có

Trang 4

BÀI 1: KHÔNG GIAN NỘI THẤT

Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h)

I Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học sinh sẽ:

- Hiểu được không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc không gian

- Xác định được các yếu tố thiết kế nội thất, đưa ra được các giải pháp thiết

kế và thi công cho không gian nội thất

- Chấp hành tốt các qui định trong học tập, say mê học tập

II Nội dung của bài:

1 Không gian, không gian kiến trúc và cấu trúc không gian

1.1 Khái niệm không gian

Không gian là khoảng có thể xác định hoặc không xác định trong đóchứa đựng rất nhiều yếu tố như: không khí, ánh sáng, cây cảnh hoặc âmthanh

Trong đó ta chia không gian thành hai không gian chính đó là:

- Không gian tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra

- Không gian nhân tạo là do con người làm ra

Trong nội thất chúng ta quân tâm chủ yếu tới không gian nhân tạo

1.2 Không gian kiến trúc

Không gian kiến trúc là khoảng không gian nhân tạo trong đó nó baogồm các công trình đựơc xây dựng, được xác định trong một giới hạn nào

đó (sân vườn tường dậu các công trình về nhà cửa nói chung)

1.3 Cấu trúc không gian

Cấu trúc không gian bao gồm không gian thiên nhiên và không giannhân tạo Trong không gian thiên nhiên có cấu trúc cực kì phức tạp, nóbao gồm toàn bộ những gì do thiên nhiên tạo ra Vì thế trong khuôn khổcủa chương trình học chúng ta chỉ nghiên cứư không gian nhân tạo

Trong không gian nội thất người ta có thể dựa theo công năng (mụcđích sử dụng) mà chia ra các không gian khác nhau

- Không gian sân vườn và các công trình ngoài trời

- Không gian phòng:

* Không gian phong khách

* Không gian phòng ngủ

* Không gian phòng bếp

* Không gian nhà vệ sinh

* Không gian phòng sinh hoạt chung cả gia đình

* Không gian phòng tập thể dục thể thao bể bơi,

2 Các yếu tố thiết kế nội thất

2.1 Khái niệm về trang trí nội thất

Khi các công trình kiến trúc hình thành xác lập nên những không gian

có mối liên hệ tương đối với nhau được gọi là không gian kiến trúc.Trong

Trang 5

các mối quan hệ ấy có mối quan hệ giữa không gian kiến trúc bên trong

và bên ngoài

Không gian kiến trúc bên ngoài sau khi hoàn thiện công trình được gọi

là không gian ngoại thất Còn phần không gian kiến trúc bên trong đượcgọi là không gian nội thất

Công việc hoàn thiện không gian kiến trúc bên trong đưa công trinh vào

sử dụng được gọi là trang trí nội thất Trang trí nội thất có thể là sắp đặtcác đồ đạc trong phòng có thể là sơn hoàn thiện một mặt hay gắn nên đónhững hoạ tiết hoa văn trang trí đưa vào đó lọ hoa bồn hoa, chậu câycảnh Song nhìn chung những công việc như vậy đều được gọi là trang trínội thất mặc dù mức độ công việc có thể là khác nhau rất xa về tính chất

và độ phức tạp

Trang trí nội thất luôn hướng tới mục tiêu là làm đẹp không gian kiếntrúc bên trong cuả công trình cho dù đôi lúc hiệu quả của việc trang tríkhông được như mong muốn

Như vậy có thể hiểu các yêú tố nội thất bao gồm:

 Các đồ dung như bàn ghế giường tủ giá, kệ

 Các loại tranh ảnh treo tuờng

 Các vật dụng dùng làm trang trí treo tường

 Ánh sáng, đèn mầu

 Sơn tường, tranh vẽ

 Phông rèm, đăng ten

 Cây cảnh, lọ hoa, non bộ

Tất cả những thứ đó cùng vói sự sắp xếp sắp đặt sao cho khoa học phùhơp với công năng sử dụng, thẩm mỹ người sử dụng, xu hướng thời đại đó

là công việc của người thiết kế và trang trí nội thất, và đó cũng là nhữngđiều kiện các yếu tố cần có cho việc thiết kế và trang trí nội thất

Một trong những loại sàn điển hình là sàn nằm ngang chịu lực Loại sàncấu trúc nằm ngang này đựơc đặt lên trên một lớp một lớp sàn phụ - mộtloại vật liệu cấu tạo như ván dán hoặc phủ thép có thể vượt qua các dầm.Lớp sàn phụ và các dầm đảm bảo cho toàn bộ hệ thống làm việc như mộtcấu trúc đồng bộ chịu được những tải trọng tĩnh và động

Sàn cũng có thể là một tấm bê tông cốt thép chịu lực và có thể mở rộngtheo một phía hoặc theo hai phía Hình thức dầm đỡ dưới tấm sàn thường

Trang 6

phản ánh cách thức mở rộng không gian và phân bố đều lực tác dụng Sàn

bê tông có thể được đổ liền khối hoặc đúc thành các tấm lắp ghép như gỗ

Hình 1.1 Sàn nhà lát bằng gỗ

Khi sử dụng sàn betong lắp ghép không thể có sàn nhẵn phẳng bởi cácmối lắp ghép và các mối liên kết giữa sàn với dầm, bởi vậy cần phaỉ cóvật liệu hoàn thiện bề mặt sàn Để làm phẳng bề mặt không phẳng và xù

Trang 7

xì, cần phải sử lý bề sàn, có thể là phủ mặt sàn bằng một loại vật liệu nhưván sàn gỗ hoặc láng xi.

Lớp sàn hoàn thiện là lớp sàn trên cùng của cấu tạo sàn Từ đó mặt sàntrực tiếp bị hao mòn và thể hiện là bề mặt chính của căn phòng Lớp bềmặt cần phải đưa tiêu chí thẩm mỹ khi lựa chọn cân nhắc giải pháp trangtrí mặt sàn

Sự bền chắc của bề mặt sàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất Các hoạtđộng đi lại, di chuyển đồ đạc, thiết bị đều tác động lên bề mặt sàn nhữnglực va đập và mài mòn tương đối lớn Do đó vật liệu làm sàn phải có độvững chắc kết cấu cao, chụi được va đập và mài mòn

Một trong những yêu cầu đối với độ bền của sàn đó là khả năng bảo trì

độ bền, tức là việc bảo dưỡng sàn phải dễ thực hiện, đơn giản, không quáphức tạp Để duy trì độ bền cũng như dễ dàng bảo dưỡng, vật liệu làm sànphải tránh được sự bám bẩn, đọng nước, ẩm ướt gây biến mầu

Một trong những biện pháp mỹ thuật có thể hạn chế được sự bẩn của bềmặt đó là sử dụng các mầu trung tính có sắc độ trung bình, sử dụng cáchoa văn để làm hoà lẫn các vết bẩn Chất liệu bề mặt tự nhiên sẽ làm nổitrội sức hấp dẫn của nó mà xoá nhòa các vết bẩn

Độ đàn hồi của vật liệu làm sàn cũng như tính cách nhiệt của sàn cũng

có những tác động trực tiếp tới bước chân của người sử dụng Sự ấm ápcủa sàn có thể là thực hoặc ảo giác do màu sắc tạo nên Song đây là điềuhết sức ý nghiã đối với không gian nội thất Vật liệu mặt sàn có thể sưởi

ấm bằng nhiệt bức xạ và giữ ấm bằng tính cách nhiệt của sàn Mặt sàncũng có thể trở nên ấm hơn nếu bề mặt mềm, êm màu sắc từ trung bình tới

ấm, nóng Tuy nhiên đối với từng vùng khí hậu mà có phương án xử lýmặt sàn cho phù hợp

Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, mặt sàn mát dịu, sáng bóng là phù hợphơn cả

Cần đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn khi lựa chọn giải pháp sử lý sàntrong các phòng có không khí ẩm ướt, lúc này mặt sàn trơn, nhẵn bóngrất dễ xảy ra những tai nạn khôn lường

Mặt sàn cứng là mặt phản sạ không gian, khuyếch đại tiếng ồn, mặt sànmềm có thể làm giảm tiếng ồn và các va chạm trong quá trình sử dụng.Vật liệu sàn mềm, mịn, xốp sẽ triệt tiêu âm thanh, và cách âm tốt

Màu mặt sàn nhạt có thể phản sạ lại ánh sáng chiếu vào nó, từ đó sẽ làmcho căn phòng sáng sủa và thoáng đãng hơn các mặt sàn có màu tối đậm.Sắc màu nhạt sẽ làm tăng thêm ánh sáng trong căn phòng, sắc màu sẫm

xẽ làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng, làm giảm ánh sáng trong phòng.Ngoài ra màu cũng tác động lên cảm giác của con người như:

Màu sắc ấm sẽ năng cao tính kích động của căn phòng

Mầu ấm trầm cho ta cám giác ổn định, an toàn

Màu sắc lạnh gợi sự rông rãi và nhấn mạnh sự bằng phẳng của bềmặt sàn

Màu lạnh thẫm lại tạo ra chiều sâu, chắc chắn của căn phòng

Trang 8

Khác với các mặt tường và trần của căn phòng, mặt sàn đóng vai tròtruyền các chất lượng không gian Chất liệu và sự vững chắc của sàn tiếpsúc và ảnh hưởng ngay tới cảm nhận của ta khi đi lại tiếp súc trên bề mặtcủa sàn.

Chất lượng của sàn và cách bố trí sẽ tạo ra các hoạ tiết, các hoa văn chosàn, đó chính là chất liệu đã hiển thị và truyền tải thông tin về bản chấtcủa vật liệu và tính chất của không gian nội thất

Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình Tường tạo ra các bềmặt trong và ngoài của ngôi nhà, đồng thời là sự bảo vệ và giới hạn khônggian bên trong Tường đóng vai trò ngăn cách, phân chia không gian

Hình 1.2 Tường nhà

Tường có nhiều loại chúng được phân chia ra theo kết cấu, kích thước(chiều dày) theo chức năng chịu lực và các chức năng đặc biệt khác Song nhìn chung, trong không gian nội thất thì tường là một mặt phẳng

Trang 9

tương đối rộng Màu sắc và chất liệu của tường thường được sử dụng đểnối về một ý đồ nào đó, bởi nó là một mảng màu chiếm diện tích gần nhưlớn nhất trong căn phòng

Cho dù như vậy, tường cũng chỉ là phần nền làm nổi bật hơn các đồ đạcbên trong không gian nội thất Bởi thế màu sắc của chúng thường được sử

lý nhẹ nhàng Nếu có một mảng tường nào đó cần trang trí màu sắc mạnhhơn thì mảng tường đó chỉ chiếm diện tích không quá 1/4 tổng diện tíchtường

Tường thường đực sử lý bằng vôi ve, sơn Trong một số trường hợptường đựơc ốp bằng các loại vật liệu như gỗ, đá gạch.v.v Trong trườnghợp này chúng ta đã tạo cho chúng một sức căng nhất định về cảm giáccủa thị giác Bởi thế muốn nhấn mạnh một mảng tường nào đó thì nênchọn đó là trung tâm điểm nhìn, điểm nhấn

Trên tường thường có các lỗ mở, hốc, đây cũng chính là đặc thù củatường mới có thể dễ dàng có được Các lỗ mở kết nối không gian này vớikhông gian khác, dường như tạo cho ta thấy cảm giác liên tục của sự vậnđộng không gian

2.2.3 Trần nhà

Trang 10

Hình 1.3 Trần nhà

Trần là yếu tố giới hạn phần bên trên của không gian nội thất Trần làmột yếu tố đặc biệt của không gian nội thất Trên trần thường là nơi lắpđặt các hệ thống chiếu sáng và nhìn chung là thoáng vì không có các đồđạc che lấp

Trong một không gian lớn trần rộng sẽ dễ dàng gây cảm giác rộng,trống trải buồn tẻ Chính vì những đặc thù ấy, việc thiết kế tạo ra các hệthống hoạ tiết trang trí và các hoạ tiết trang trí và hệ thống đèn trang trítrên đó là hết sức cần thiết và quan trọng

Trần có thể được gắn trực tiếp vào khung kết cấu hoặc treo trên mái.Cũng như sàn, trần cũng có thể được sơn màu khác nhau, khác với màutường, hoặc bằng các chất liệu như gỗ, nhựa Song cần hết sức lưu ý tới

độ cao của trần Từ độ cao ấy, ta xác định các giải pháp về màu sắc vàhình thức của trần

Trang 11

Chiều cao của trần có một ảnh hưởng chủ yếu đến tỷ lệ của không gian.Các trần cao có su hướng tạo ra cảm giác không gian thoáng đãng cởi mở,thông thoáng và cũng gây được không khí trang trọng.

Các trần thấp gây không khí gần gũi nhấn mạnh tới sự che trở củachúng và cho ta cảm giác ấm cúng riêng biệt

Trần sáng màu sẽ làm tăng chiều cao của trần, ngược lại với trần thấp,tối màu xẽ làm giảm chiều cao của trần xuống

Các hệ thống đèn treo trên trần cũng cần có độ cao phù hợp với độ caocủa trần

Chiều rộng của phòng cũng cần đề cập tới trong thiết kế trần Trần rộngcũng có thể tạo thêm nhiều hoa văn, hoạ tiết, hơn nữa có thể phân thànhcác môdul theo sự bố trí không gian trên mặt bằng

Đối với những trần hẹp thì các hoạ tiết hoa văn trang trí trên đố cần đơngiản

Đối với những không gian hẹp, chiều cao lại lớn như các loại nhà tầng

“rưỡi” hiện nay thì cần sử lý trần bằng cách thêm vào những giới hạn giả,tức là chúng sẽ làm lẫn màu trần với một phần của tường để tạo ra cảmgiác ảo là bề mặt trần rộng hơn, chiều cao trần thấp xuống Một số trườnghợp thì ngược lại, cần có độ cao ảo giác lớn hơn chiều cao thực Khi đóphải có giải pháp hoà một phần tường vào trần, làm phần màu trần nhỏ lạiTrong các không gian của công trình thương mại, một hệ thống trầntheo modul hoá thường được sử dụng để thống nhất hoá và làm linh hoạttrong bố cục các thiết bị chiếu sáng và phân bố những vị trí phát sáng Hệthống điển hình gồm các mảng ở trần modul hoá được đỡ bởi một mảngkim loại treo vào kết cấu bên trên Những mảng này thường có thể bóc ra

để thay mới

Trần có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau, có thể là hình vuông, hìnhtròn, cong, hình cầu, trụ Trong một số trường hợp, trần được trang tríbằng các bức hoạ được vẽ trực tiếp trên đó

Trần có mái dốc thường mang lại cảm giác một sự định hướng chongười quan sát Hướng này thường được bắt đầu từ đỉnh nóc của mái rồimen theo các sườn dốc xuống các phần tường

Trần vòm dùng uốn cong một mặt phẳng để làm dịu chỗ tiếp giáp vớicác mặt tường xung quanh, hợp nhất giữa mặt phẳng thẳng đứng và mặtngang làm cho không gian bao quanh có cảm giác mềm mại

Trần có hình tự do khác biệt với phẩm chất phẳng của tường và sàn, do

đó cuốn hút được sự chú ý của người nhìn

Các cửa sổ, cửa đi lại làm gián đoạn các phần bức tường Chức năngcủa cử sổ và cử đi là dùng lưu thông giưa không gian này với không giankhác, làm thông không gian trong và ngoài nhà và giữa các phòng, tạo ramối quan hệ nhất định giữa các không gian

Các kích thước của cửa sổ và cửa đi không chỉ liên quan đến mặt tường

mà còn liên quan trực tiếp tới các kích thước riêng của con người Chúng

Trang 12

lưng, khi một cửa sổ rộng dùng để mở rộng hiển thị một không gian làmcho không gian của chúng rộng ra.

Cửa sổ quá rộng có thể không phù hợp với tỷ lệ của con người Khi đócửa sổ có thể chia nhỏ thành nhiều ô cho phù hợp

Cảnh sau của cửa sổ đã trở thành một phần tổng hoà với không gian nộithất Chúng không chỉ tạo ra một điểm nhìn từ trong phòng ra ngoài, màcòn truyền đạt thông tin hiển thị về vị trí hiện tại của chúng ta trongkhông gian Chúng hình thành mối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong.Trong khi xác định quy cách, hình dáng vị trí, đặt các cửa sổ cho mộtcăn phòng cần cân nhắc để có những chỗ nhìn qua được, những khungcảnh tĩnh hay động mà chúng ta sẽ nhận được sau khung cửa

Cửa sổ không phải đơn thuần là giải quyết phần lấy sáng, thông hơi, màcửa sổ còn đóng vai trò như một bức tranh sống ba chiều Khi đó cần cótới các giải pháp phân chia các cửa sổ sao cho bố cục của bức tranh sốngnày trọn vẹn và có ý nghĩa

Khung cảnh bên ngoài cũng có thể giúp che khuất một cảnh khôngmuốn có của không gian bên trong hay tạo ra một quang cảnh không giangần gũi với thiên nhiên

Kích cỡ và hướng của cứa sổ đóng vai trò điều tiết số lượng, chất lượngánh sáng tự nhiên trong phòng Lượng ánh sáng hiển nhiên là phụ thuộcvào kích thước và hướng cửa, một vấn đề thường xuyên gắn kết với vớiánh sáng ban ngày là độ chói, nó gây ra sự tương phản quá mức giữa độsáng của lỗ mở cửa sổ và độ tối của tường phần kề bên

Phần sử lý nội thất cho cửa sổ thường là các khung cửa, các giải phápchia ô cửa và cánh cửa Vị trí cửa sổ thường được thiết kế quy hoạch bởicác kiến trúc sư xây dựng, song việc sử lý ánh sáng, khắc phục nhữngnhược điểm không thể tránh khỏi của công trình kiến trúc lại là việc củacác nhà thiết kế nội thất

Trang 13

Hình 1.4 Cửa sổ, cửa đi

Cửa sổ hiện nay là có thể được làm từ nhiều loại vật liệu như gỗ, kínhkhung nhôm, kính khung nhựa, các giải pháp cửa chớp và kính màu là loại

có thể khắc phục được và điều tiết lượng ánh sáng tương đối hiệu quả.Một giải pháp khác để điều tiết lượng ánh sáng là dùng rèm vải, mành tretrúc hoặc nhựa tổng hợp

Cứa ra vào trong không gian nội thất đóng vai trò như một mặt trang trí

bề mặt tường, bởi vậy cần phải có sự lựa chọn cẩn thận các hoạ tiết, cácgiải pháp phân chia bề mặt, lựa chọn kích thước cũng như lựa chọnnguyên liệu vật liệu làm cửa

Trang 14

Cửa đi và cửa sổ là yếu tố vừa có mối quan hệ với không gian nội vàngoại thất, nó là yếu tố kết nối phong cách kiến trúc ngoại thất với phongcách kiến trúc nội thất với phong cách bài trí nội thất

Cửa và cửa sổ không chỉ giải quyết lối đi lại hay chiếu sáng đơn thuần

mà nó còn chi phối kiểu đáng của các đồ đạc bên trong không gian nộithất, phù hợp với không gian ngoại thất

Cửa ra vào thường được làm bằng gỗ một số cửa làm bằng khung nhômkính hoặc nhựa kính

Nguyên vật liệu làm cửa thường được lựa chọn xem xét rất kỹ cần thậncho phù hợp với điều kiện khí hậu của môi trường sử dụng

Cửa gỗ dễ tạo được nét đẹp thẩm mỹ, sang trọng, ấm cúng Song chúnglại có một số nhược điểm về độ bền sử dụng bởi tính co rút và trương nởcủa gỗ Sự chênh lệch giữa độ ẩm bên ngoài và bên trong, tác động củamôi trường bên ngoài là tác nhân quan trọng nhất gay phá hỏng gỗ nhiềunhất Điều này đặc biệt tác động mạnh tới gỗ nhất là các vùng khí hậunóng ẩm thất thường và nhà có sử dụng thiết bị điều hoà nhiệt độ, Trongnhững điều kiện như vậy thì giải pháp dùng cửa nhôm kính hoặc nhựakính là phù hợp hơn cả

Kính trong kết cấu của cửa đóng vai trò rất lớn, kính có thể ngăn cáchmôi trường nóng ẩm, nhiệt giữa bên trong và bên ngoài, song lại khôngngăn cản thị giác con người Kính còn dễ dàng trang trí bằng các mảngmàu sắc trong sáng Một số trường hợp kính ở cửa sổ được nâng giá trịthẩm mỹ như một tác phẩm nghệ thuật thực thụ (tranh kính)

Tranh kính thường được trang trí trên cửa sổ trong các nhà biệt thự sangtrọng hoặc trong các nhà thờ lớn, trong kiến trúc hiện đại, tranh kính cũngmanh nha được sử dụng như một tác phẩm nghệ thuật nhưng ở vị trí quantrọng hơn chứ không phải ở trên các cửa sổ kính

Khi dộ dốc của cầu thang quá lớn (từ 500 – 600 trở lên) để dung hoàgiữa chiều rộng và chiều sâu chiều cao của bậc thang, cầu thang thườngđược làm ở dạng hở

Trong trường hợp độ dốc cầu thang nhỏ chiều sâu của bậc quá lớn so vớichiếu cao của bậc có thể làm lỡ nhịp chân bước của con người khi đó cần

có giải pháp thêm chiếu nghỉ cho phù hợp Tác dụng chính của chiếu nghỉ

là là tạo nhịp nghỉ khi chiều dài của thang quá lớn cần có nhịp nghỉ bằng

để người đi có thể nghỉ chân trong chốc lát

Trang 15

Hình 1.4 Cầu thang

Hướng cầu thang trong không gian nội thất cũng thể hiện rõ ý nghĩa tâm

lý như mời chào

Phần trang trí chính của cầu thang là mặt bậc cầu thang và lan can tayvịn của nó Trong những không gian chật hẹp lan can thường xuất hiện từ

01 phía của cầu thang, đối với những không gian lớn hơn có thể có tay vịn

ở cả hai bên

Mặt cầu thang thường được làm bằng bê tông trên có ốp đá ghạch hoặc

gỗ trang trí, một số trường hợp cầu thang được làm bằng kim loại

Lan can cầu thang có thể làm bằng kim loại con sứ hoặc con tiện gỗ.Tay vịn thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại

Kích thước của cầu thang phụ thuộc vào độ lớn của căn phòng mà thiết

kế cho phù hợp

Trong nội thất ta sử dụng nhiều khung cảnh để trang trí cho công trình.Tuỳ từng vị trí, từng công trình, không gian cụ thể mà sử dụng cho hợp lýtrong đó gồm:

Trang 16

Hình 1.5 Trang trí phòng khách

- Đồ dùng trong nhà (bàn, ghê, giường, tủ, kệ và các chức năng khácnhau căn cứ vào không gian sử dụng, như phòng khách, phòng ngủ, phòngbếp, khu vệ sinh…mà lựa chọn cho phù hợp

- Tranh treo tường

- Cây cảnh, chậu hoa

- Thảm treo tường, thảm trải nền nhà

- Gương…

III Bài thực hành

1 Thiết kế trang trí nội thất sàn, trần và tường cho một căn hộ

2 Thiết kế khung cảnh nội thất cho một căn hộ

Trang 17

BÀI 2: KHÔNG GIAN XÁC ĐỊNH

Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h)

I Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học sinh sẽ:

- Nêu được đặc điểm trong không gian xác định, không gian ngoại thất,không gian nội thất

- Đánh giá được chất lượng không gian, vị trí sản phẩm

- Hình dáng

- Tỷ lệ

- Anh sáng

- Cảnh quan

- Chấp hành tốt các quy định của lớp học, làm bài tập đày đủ

II Nội dung của bài:

1 Không gian bên ngoài (ngoại thất)

Trang 18

Như vậy có thể nói ngoại thất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tổngthể chung của công trình cho dù đó là công trình công cộng hay công trình

tư nhân

Căn cứ vào từng công năng của công trình phân ra:

- Công trình nhà ở

- Công trình công cộng

- Công trình giao thông

- Cung văn hoá thể dục thể thao, du lịch văn hoá

Như vậy không gian ngoại thất bao hàm rất nhiều yếu tố, đòi hỏi ngườithiết kế thi công phải có sự am hiểu khá sâu về từng lĩnh vực trong thiết kếngoại thất trong đó phải nhắc tới các lĩnh vực cơ bản sau:

1.2 Cổng, lối đi và tường dậu

Có thể nói cổng là nơi đầu tiên ta bước vào không gian ngoại thất, mộtcông trình: thông qua nó ta phần nào hiểu được phong cách kiến trúc, tínhcách, lối sống, của một cộng đồng hay của một cá nhân nào đó

Hình 2.2 Tường dậu và cây xanh

Việc thiết kế và trang trí cho cổng nhà là vô cùng quan trọng, tuy nókhông phải là nơi che nắng che mưa, nó không phải một thứ bắt buộc chomột công trình Tuy nhiên với những công trình có diện tích tương đối lớn

Trang 19

và đứng độc lập hoặc trong khuôn khổ đất cho phép thì cổng lại là tiếng nóiđầu tiên của công trình.

Chính vì thế việc đầu tư thiết kế cho cổng tường dậu là hoàn toàn xứngđáng và cần thiết Trong đó cần hết sức lưu ý sự hài hoà với toàn bộ tổngthể công trình và cả công trình khác xung quanh nó

Một chiếc cổng đẹp, lan can bờ dậu hợp thời và ăn nhập thực sự xứngđáng để đưa vào trong tổng thể của công trình

1.3 Sân vườn

Sân là bộ phận cấu thành nên tổng thể công trình vì thế cố thể khẳngđịnh là sân rất hữu dụng dù đó là công trình lớn hay nhỏ

Hình 2.3 Sân sau bố trí cây xanh

Nó là những hình ảnh mà ta bắt gặp đầu tiên dẫn dắt con người hướng tớinhững cảm nhận, kích thích con người muốn tìm hiểu khám phá công trình.Thông qua sân vườn bước đầu ta cảm nhận đựơc tính cách gia chủ,phong thái gia chủ, xu hướng thời đại bởi vì sân trường chính là khônggian mở, không gian đầu tiên mà ta bắt gặp và cảm nhận được

Chính vì lẽ đó để có không gian sân vườn hợp lí ăn nhập với kiến trúccủa toàn thể công trình, của những công trình xung quanh người thiết kếsân vườn cần phải hiểu rõ:

- Tổng thể công trình ra sao

- Mục đích sử dụng

- Đối tượng sử dụng

Sở thích gia chủ

Trang 20

- Xu hướng thời đại

- Khuôn khổ thừa đất, hướng chủ đạo của công trình

- Các yếu tố tự nhiên) phong thuỷ, ánh sáng )

Từ những yêu cấu cơ bản trên mà ta đưa ra bản thiết kế cho ngoại thấtcủa sân vườn

- Khả năng tài chính của gia chủ

Như vậy ngay sau cổng là hệ thông sân vườn, sự nối tiếp giữa cổng vàsân vườn, sự ăn nhập giữa chúng là một yếu tố rất quan trọng Nó cho tamột cảm giác gần gũi quen thuộc ấm áp, cũng từ đó mà ta nhận biết đ ượcmột phần tính cách, phong cách sống gia chủ Trình độ, khả năng, đặc tínhcủa người thiết kế Qua đó cũng biết khả năng nhận thức và thưởng thứccài đẹp, gu thẩm mỹ của gia chủ

Một ngoại thất đẹp không thể là nơi thể hiện sự bày đặt một cách tuỳtiện, tuỳ hứng Nó là sự tổng quan của rất nhiều vấn đề, yếu tố, trong đótính chủ quan phải đặt sau tính khách quan, trong đó việc tư vần thiết kế làquan trọng, nhưng không thể bỏ qua tham khảo ý kiến, sở thích gu thẩm

mỹ của chủ công trình

2 Không gian bên trong (nội thất)

Không gian bên trong là phần quan trọng nhất của công trình, nó baogồm những không gian cơ bản sau:

2.1 Với công trình công cộng

 Không gian sảnh lớn

 Không gian phòng chờ

 Không gian hội trường, hội họp

 Không gian văn phòng làm việc

 Không gian phòng ăn

 Không gian cầu thang, khoảng giếng trời

 Không gian phòng khách, phòng ngủ

 Không gian thể thao giải trí

 Không gian công trình vệ sinh

Trang 21

2.2 Với hộ gia đình

 Không gian phòng khách

 Không gian phòng ngủ

 Không gian nhà bếp

 Không gian nhà vệ sinh

 Không gian cầu thang giếng trời

 Không gian vui chơi, thể thao

 Không gian đọc sách, làm việc

3 Không gian chuyển tiếp

Đó là khoảng không gian giao chuyển giữa hai không gian chính tạo ra,

nó là khoảng không gian sảnh, hành lang trong nhà hoặc ngoài hiên tómlại không gian chuyển tiếp là khoảng giao nhau, gắn kết các không gianchính lại với nhau tạo thành một thể thông nhất trong toàn bộ công trình.Sau đây ta tìm hiểu môt số đặc điểm chính của các không gian

Hình 2.4 Khung cảnh cận nhà 3.1 Không gian của công trình công cộng

3.1.1 Không gian sảnh

Đây là khoảng không gian đầu tiên khi bước vào không gian nhà, thường

nó được giành cho các công trình công cộng lớn như bến tàu xe, các hội

Trang 22

thường được bộ trí theo diện tích tuỳ theo quy mô lớn nhỏ, của tổng thểcông trình mà được đặt ra Nó là không gian mang tính chất chào đón, giớithiệu dừng chân tạm thời cho những người đến làm việc, giao dịch do đórất được chú trọng, gây ảnh hưởng lớn đến công trình

Hình 2.5 Không gian mặt tiền

3.1.2 Không gian phòng chờ

Đây là không gian phòng đợi cho các đối tượng đến chờ giao dịch do vậy

nó đựơc bố trí diện tích vừa phải chừng 10-30 m2 có bàn ghế ngồi chờ,trang trí nghiêm túc nhưng cởi mở

Không gian phòng đợi chờ đối với các nơi công cộng đông người cần có

đủ chỗ ngồi, thoáng mát cho người chờ có càm giác thoải mái

3.1.3 Không gian hội trường, hội họp

Đây là không gian quan trọng nhất trong tổng thể công trình, nó chiếm vịtrí trung tâm và lớn nhất về quy mô, được trang trí sao cho vừa đảm bảocông năng của công trình, vừa trang trọng nghiêm túc Nó đòi hỏi ngườithiết kế nội thất phải có khả năng bao quát chung, trang trí sắp đặt sao chohài hoà phù hợp, đồng thời toát lên được sức mạnh, đặc điểm ngành nghề,công việc chính của tập thể đó Tóm lại công năng của hội trường đượcphát huy hiệu quả nhất trên mọi phương diện

3.1.4 Không gian phòng làm việc

Đây là không gian chiếm diện tích không lớn thường từ 10-12 m2 chophòng 1-2 người, từ 15-30 m2 cho 3-7 người Đây là không gian làm việcgiành, cho các hoạt động công mang tính hành chính Vì vậy việc trang tríkhông nên cầu kì thường được bảo đảm tính nghiêm túc ấm áp thân mậttính tiện dụng, đặc biệt là giao thông trong phòng ánh sáng cho phù hợp

Trang 23

3.1.5 Không gian phòng ăn tập thể

Trong không gian này yêu cầu cần phải thoáng mát mùa hè, ấm áp mùađông có đày đủ ánh sáng chủ yếu là ánh sáng trắng Lối đi vừa đủ khôngnên quá chật, nên chia ra một số phòng riêng giành để cho một số côngviệc như tiếp khách ăn tại cơ quan Các phòng cũng có diện tích lớn nhỏkhác nhau tuỳ theo số lượng người sử dụng Bàn ghế trong phòng tuỳ vàodiện tích phòng, mục đích sử dụng mà sắp đặt cho phù hợp xu hướng chunglà: đơn giản, thân thiện, tiện dụng

3.1.6 Không gian thể thao giải trí

Đây là khoảng không gian mở hoặc kín tuỳ vào diện tích, công năng mà

bố trí cho phù hợp Tuy nhiên nó phải đảm bảo đủ rộng, bảo đảm tính liênhoàn, an toàn tiện dụng phát huy tối đa công năng, liên kết với không gianthư giãn, nghỉ ngơi, vệ sinh, điểm tâm giải khát

3.1.7 Không gian khu vệ sinh

Cần thoáng, khô ráo có thể khép kín tại các không gian khác hoặc táchrời, song cần đảm bảo tính tiện dụng nhưng không ảnh hưởng tới các khônggian khác, cần đủ ánh sáng màu sắc sáng gây cảm giác sạch sẽ

3.2 Không gian của công trình hộ gia đình

3.2.1 Không gian phòng khách

Hình 2.6 Không gian phòng khách

Trang 24

Trong gia đình không gian phòng khách được coi trọng hơn cả nó chiếm

vị trí lớn nhất ở đó được trưng bày bàn ghế tủ, trang thiết bị nghe nhìn Phòng khách là nơi đón tiếp khách, một số gia đình còn dùng làm nơisinh hoạt chung do vậy không gian phòng khách trong gia đình là rất quantrọng Tuỳ theo diện tích hiện có của gia đình mà ta bố trí phòng khách lớnhay nhỏ tuy nhiên yêu cầu trang trí phòng khách đòi hỏi ngưòi thiết kế phải

có con mắt thẩm mỹ cao kết hợp gu thẩm mỹ của gia chủ để đưa ra phương

án thi công khả thi nhất, đảm bảo công năng phù hợp với phong cách xuhướng chung, mang tính cởi mở ấm áp thân thiện có phong cách riêng.Cách trang trí cần đảm bảo tính ổn định nhất quán trong tổng thể tránh đaphong cách trong một không gian, màu sắc không nên quá sặc sỡ chóichang, cũng không nên u tối trầm lắng

3.2.2 Không gian phòng ngủ

Đây là không gian rất cần sự yên tĩnh và mang tính riêng tư cao do vậytrong khi thực hiện thiết kế thi công nội ngoại thất cần hết sức chú ý đến cátính lứa tuổi khả năng tài chính mà đưa ra phương án lựa chọn cho phùhợp, việc kê đặt bài trí cũng phải xem xét chu đáo, màu sắc phòng ngủ nên

sử dụng các màu trầm ấm tạo cảm giác thư giãn tin cậy Không nên sửdụng màu sắc sặc sỡ gây kích thích thần kinh ánh sáng trong phòng cũngnên cần điều chỉnh vừa phải không nên dùng các loại ánh sáng màu đậmđèn ngủ có chụp cường độ vừa phải Có hệ thống thông gió, không nên đểánh sáng trực tiếp chiếu vào phòng ngủ

3.2.3 Không gian phòng ăn

Không gian bếp thường được bố trí liền kề nhà ăn do vậy giữa hai khônggian nên có một bức ngăn để đảm bảo tính ngăn cách tương đối bởi phòng

ăn gia đình đôi khi cũng là nơi tiếp khách dùng cơm tại gia đình, khônggian nhà ăn thường không cần thiết quá cầu kì, xu hướng nên đơn giảntrong thiết kế nhưng vẫn phải đảm bảo công năng, tính tiện dụng, có khônggian thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt đảm bảo cho phòngluôn khô thoáng sạch sẽ

3.2.4 Không gian giếng trời và cầu thang

Cầu thang được coi là một điểm nhấn tăng thêm vẻ đẹp cho cả căn nhàvới những căn nhà rộng cầu thang còn được trang trí cầu kì, tạo điểm nhấncho gian phòng ngoài Với chức năng chính là giao thông bên cạnh đótrong những căn hộ có diện tích cho phép, người ta thường bố trí thêmgiếng trời để tăng thêm ánh sáng, lưu thông gió Giếng trời được thiết kếcùng với cầu thang tạo nên không gian gần gũi với tự nhiên

3.2.5 Không gian thể thao

Không gian thể thao rất cần sự thoáng mát về mùa hè nhưng kín gió vàomùa đông Chỗ để dụng cụ thể thao nên bố trí có hàng có lối Bố trí đầy đủánh sáng, trang trí màu tường, trân nhà thường là mầu sáng Nên bố trí khuthể thao cạnh nơi thư giãn, điểm tâm, đọc sách

Tóm lại: Không gian là tổng hợp của rất nhiều các yếu tố từ những thứ làvật chất trong thiên nhiên hoặc do con người làm ra hoặc những thứ phi vậtchất Tất cả những thứ đó được đưa vào không gian nội ngoại thất để phục

Trang 25

vụ cho cuộc sống của con người Sự kết hợp đan xen các yếu tố lại vớinhau sao cho nó phù hợp hài hoà là cả một nghệ thuật đòi hỏi người làmtrang trí nội thất cần có những khả năng nhất định nào đó bởi cuộc sống là

đa dạng phong phú bởi mỗi dân tộc mỗi gia đình thậm chí là mỗi cá nhânđều có những nhu cầu cho không gian sống riêng Tuy nhiên người làm nộithất cũng phải đạt tới giới hạn nào đó mà đa số chấp nhận Đồng thời ngườilàm nội thất cũng phải biết định hướng cho người tiêu dùng hiểu được xuhướng thời đại định hướng cho họ đi đúng và phù hợp với trào lưu chungtránh sự lạc lõng trong tập thể quần cư xung quanh Có làm được điều đóngười làm trang trí nội thất mới được xã hội thừa nhận và khẳng định vị trícủa mình trong xã hội

III Bài thực hành

1 Hãy thiết kế thi công nội thất cho một gia đình có 4 người

2 Hãy thiết kế thi công ngoại thất cho một gia đình có 4 người

Trang 26

BÀI 3: PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN HOẶC KHÔNG GIAN ĐẶT RA

Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h)

I Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học sinh sẽ:

Xác định được mô hình không gian

Phân biệt được các không gian trong nội thất

Phân tích được các hoạt động của người sử dụng, không gian xác định

Bố trí được mặt bằng trong không gian nội thất

có ích bao gồm toàn bộ sân vườn nhà ở các công trình phụ trợ khác

Tuỳ vào mục đích sử dụng, mà người làm nội thất đưa ra phương ánchọn cho mỗi đề mục của công trình

Việc thiết kế và thi công nội ngoại thất cần chú ý đặc biệt tơi công năngcủa công trình, những yêu cầu đề ra của chủ công trình tuy nhiên ngườithiết nội thất cũng cần phải đưa ra được những căn cứ khoa học nhưng xuhướng thời đại những phương án đơn giản nhất nhưng hiệu quả phù hợpvới nhưng khả năng tài chính của chủ sở hữu Có được những điều kiệntrên việc thiết kế thi công mới thực sự đưa ra được một không gian có íchlợi cao nhất khả thi nhất

2 Mối quan hệ giữa các hoạt động

2.1 Quan hệ giữa thiết kế và thi công

Trong trang trí nội thất việc thiết kế là dựa trên không gian hiện có đãđược xây dựng định hình rõ ràng Như vậy việc thiết kế được biểu hiện đầy

đủ công năng của không gian từ đó mà đưa ra được bản thiết kế hợp lí nhất

bố cục chặt chẽ thống nhất về phong cách ổn định xét trên mọi khía cạnh

- Chỉ ra được cụ thể từng hạng mục thi công cách thức thực hiện tiến độthực hiện đề ra được yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho mỗi đề mục mỗi côngđoạn Đưa ra các phương án, các tình huống xảy ra trong qúa trình thicông, từ đó có được phương án giải quyết tốt nhất, bản thiết kế công trìnhphải mang tính khả thi cao

- Việc thiết kế cần lưu ý tới khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu, tránhdùng những nguyên liệu không có khả năng tìm kiếm hoặc không có khảnăng thay thế sửa chữa hoặc những loại nguyên liệu khó thi công Nguyênliệu có độ bền vững và độ an toàn cao, không gây lãng phí và tốn kémkhông đáng có

- Khi có được bản thiết kế cho công trình ta tiến hành tổ chức thi côngđây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện công trình Do vậy mỗi đề mục

Trang 27

thi công phải hết sức cụ thể, tỉ mỉ chính xác tuân thủ nghiêm chỉnh theothiết kế tránh tuỳ tiện trong thi công.

- Cần xác định rõ các thứ tự đề mục thi công tránh chồng chéo gây lộnxộn khó khăn trong quá trình thi công, làm giảm thẩm mỹ của công trình

- Việc sắp đặt đồ đạc nội thất cũng hết sức chặt chẽ trong bố cục từ màusắc, kiểu dáng, chất liệu các vị trí thứ tự sắp đặt cũng cần phải tuân thủnghiêm theo thiết kế từ đó mới phát huy hết được công năng của côngtrình, đồng thời tổng thể công trình mới mang tính thống nhất, hài hoà

2.2 Mối quan hệ giữa con người và không gian nội thất

Trong không gian nội thất con ngườì đóng vai trò làm chủ, nội thất đóngvai trò người phục vụ Tuy nhiên, đây lại là mối quan hệ mang tính hữu cơgắn bó với nhau hết sức chặt chẽ nó tác động qua lại lẫn nhau không thểtách dời Chính vì những lẽ đó mà việc bố trí một không gian hài hoà phùhợp với con người sử dụng không gian đó là cả một nghệ thuật tổng hợp tất

Trang 28

Trong đó cần hết sức chú ý tới tính toàn diện, tính thống nhất, tính thờiđại để bố trí sắp xếp không gian cho phù hợp

3 Thích hợp không gian

Trong không gian nội ngoại thất việc bố trí được một không gian thíchhợp theo đúng nghĩa là cả một nghệ thuật Sau đây ta nghiên cứu các quyluật của tổ hợp không gian

3.1 Biểu cảm trong tổ hợp không gian mặt bằng

Biểu cảm hay còn gọi là bố cục tạo hình không gian hình khối kiến trúc

là bố trí sắp xếp bố cục các chức năng hoạt động tạo thành một không gianhay một tổ hợp nhiều không gian, kiến tạo thành hình khối kiến trúc vớimột quy mô đáp ứng công năng để tìm kiếm một giải pháp tổ hợp có hiệuquả thẩm mỹ cao Người làm nội thất cần nắm được những đặc điểm củabiểu cảm của các loại không gian và hình khối và các cách bố cục trongsáng tác

Hình 3.2 Bố cục mặt bằng phòng ngủ 3.2 Hình thức và mỹ cảm của không gian

Không gian kín đựơc giới hạn tầm nhìn ra ngoại cảnh ở các hướng tạocảm giác tĩnh, yên ổn, an toàn, tạo điều kiện tập trung tư tưởng và thư giãntốt Tuy nhiên hình dáng phòng, trần, quan hệ giữa diện tích sàn, trần và độcao sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lí, đến tính vô hướng hay định hướng củakhông gian

3.3 Không gian lưu thông

Trang 29

Không gian lưu thông đó là không gian bị giới hạn bằng các bức tườngbao chắn một cách cứng nhắc và rõ ràng Không gian lưu thông tạo ra cảmgiác thoải mái, an toàn, đồng thời cũng gây ra ấn tượng bất ngờ và sựphong phú trong quá trình di chuyển.

3.4 Không gian nửa kín nửa hở

Không gian nửa kín nửa hở là khi một hay nhiều hướng của không gianđựơc mở hay ngăn kín không gian hoàn toàn, ngăn che bằng vách thủngcác không gian này tạo cảm giác thoải mái có điều kiện tiếp xúc với thiênnhiên vừa gây được cảm giác thoải mái yên ổn, gây được ấn tượng tự docởi mở không bị tù túng

3.5 Không gian hở có giới hạn

Không gian hở có giới hạn là các không gian có mái che như sân vườnkhoảng trống giữa các ngôi nhà cho cảm giác vừa riêng tư vừa công cộng,

có được sự tự do thoải mái

3.6 Không gian mở vô hạn

Không gian mở vô hạn chỉ có tác dụng tạo tầm nhìn thoáng đãng nhưngthường gây cảm giác hư vô, chống rỗng, sự bé nhỏ hoặc thiếu chủ động củacon người và sự khống chế của ngoại cảnh

4 Bố cục mặt bằng

Hình 3.3 Bố cục mặt bằng

Trang 30

Hiệu quả của nghệ thuật trong bố trí không gian mặt bằng thường chútrọng giải quyết các vấn đề sau.

Mối quan hệ không gian rành mạch rõ ràng hợp lí, đựơc tổ chức theođúng trình tự dây chuyền ngắn gọn, dễ nhận diện và nắm bắt được hệ thốngthông qua các trục tuyến tổ hợp Đặc biệt là logic phát triển của giải pháp

tổ chức các mối quan hệ trong ngoài, chính phụ, yêu cầu liên hệ hay phâncách của sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, có phân biệt rõ trọngtâm khối chính khối phụ rõ ràng

Sự phong phú của hình thức không gian có sự kết hợp hiệu quả với môitrường, ánh sáng, chất liệu màu sắc của kết cấu bao che của độ cao khácnhau của nền trần, của 3 loại không gian kín hở, nửa kín nửa hở Nhưngkhông làm mất tính đặc thù của không gian đó

Tránh được các không gian chết các không gian vô ích trong khi phối kếthợp các hình thức mặt bằng và không gian Tạo được sự chắt chẽ hợp lí và

sự thoải mái cân bằng tâm lí cho người sử dụng bên trong các không gian.Nâng cao hiệu quả kinh tế của không gian đó

Trang 31

BÀI 4: CÁC YẾU TỐ CỦA THIẾT KẾ NỘI THẤT

Thời gian: 30h (LT: 10h; TH:20 h)

I Mục tiêu của bài:

Học xong bài này học sinh sẽ:

Nêu được các yếu tố của thiết kế nội thất

Đánh gia được chất lượng không gian

Vị trí sắp đặt đồ đạc nội thất

Thiết kế hình dáng, tỉ lệ, ánh sáng, cảnh quan

Chấp hành tốt các nội quy của lớp, ghi chép và làm bài tập đầy đủ

II Nội dung:

1 Cấu trúc nội thất

1.1 Các yếu tố nội thất

Các bộ phận cấu thành nên không gian nội thất được gọi là các yếu tố nộithất Các yếu tố này có tác dụng giới hạn không gian, tô điểm bài trí khônggian hay thực hiện một chức năng sử dụng nào đó của không gian nội thất.Tất cả các yếu tố như: sàn, trần, tường, cầu thang, cửa đi, cửa sổ, đồ đạc,vật dụng, vật trang trí…trong phòng đều được coi là các yếu tố của nộithất Con người cũng được coi là một yếu tố đặc biệt trong không gian nộithất Yếu con người chi phối mọi yếu tố khác trong không gian nội thấtPhân chia kết cấu của không gian nội thất, hiểu và đánh giá đúng các đặctính của các loại hình khối cơ bản, nhằm đưa ra phương án thi công nội thấtcho công trình một cách tối ưu nhất về mọi mặt Cần chú ý tới sự dịchchuyển không gian trong không gian nội thất, sự thay đổi không gian, sựcần thiết của thay đổi không gian Thiết kế cấu trúc nội thất gồm nhữngthành phần cơ bản sau:

1.2 Sàn

Sàn là một mặt phẳng nằm ngang của không gian nội thất, là những bềmặt chịu tải trọng của con người và những đồ đạc khác bày biện trên đó Trước tiên, yêu cầu đối với sàn là phải có kết cấu chịu được những tảitrọng cần thiết một cách an toàn và bề mặt của chúng phải đủ bền để khôngnhững chống chịu lại các va chạm cơ học mà còn chống chịu được các tácđộng vật lý như ẩm, nhiệt

Một trong những loại sàn điển hình là sàn có dầm ngang chịu lực hoặctường chịu lực Loại sàn cấu trúc nằm ngang này được đặt lên trên một lớpsàn phụ - một loại vật liệu cấu tạo như ván dán hoặc phủ thép, có thể vượtqua cac dầm Lớp sàn phụ và các dầm đảm bảo cho toàn bộ hệ thống làmviệc như một cấu trúc đồng bộ, chịu được những tải trọng tĩnh và động.Sàn cũng có thể là một tấm bê tông cốt thép chịu lực và có thể mở rộngtheo một phía hoặc hai phía Hình thức đỡ dưới tấm sàn thường phản ánhcách thức mở rộng không gian và phân bố đều lực tác dụng Sàn bê tông cóthể được đổ liền khối hoặc đúc thành các tấm lắp ghép như gỗ

Trang 32

Khi sử dụng sàn bê tông lắp ghép, không thể có sàn nhẵn phẳng bởi cácmối lắp ghép và liên kết giữa sàn với dầm, bởi vậy cần phải có vật liệuhoàn thiện bề mặt sàn Để làm phẳng bề mặt xù xì và không phẳng đó, cầnphải có một yêu cầu cụ thể đối với việc làm sàn, có thể là phủ mặt sàn bằngmột loại vật liệu như ván, hoặc láng xi.

Lớp sàn hoàn thiện là lớp trên cùng của cấu tạo sàn Từ đó, mặt sàn trựctiếp bị mài mòn và thể hiện là một bề mặt chính của căn phòng, cần phảiđưa tiêu chí thẩm mỹ khi lựa chọn, cân nhắc giải pháp trang trí mặt sàn

Sự bền chắc của bề mặt sàn vẫn là yếu tố quan trọng nhất đối với sàn.Các hoạt động đi lại, di chuyển đồ đạc, thiết bị đều tác động lên bề mặt sànnhững lực va đập, mài mòn tương đối lớn Do đó vật liệu làm sàn phải có

độ vững chắc kết cấu cao, chịu được mài mòn và va đập

Một trong những yêu cầu đối với độ bền của sàn đó là khả năng bảo trì

độ bền đó, tức là việc bảo dưỡng sàn phải dễ thực hiện, đơn giản, khôngquá phức tạp Để duy trì độ bền cũng như dễ dàng bảo dưỡng, vật liệu làmsàn phải tránh được sự bám bẩn, đọng ẩm, ít biến màu

Một trong những biện pháp mỹ thuật có thể hạn chế được sự bẩn, cũ của

bề mặt đó là sử dụng các màu trung tính có sắc độ trung bình, sử dụng cáchoa văn để làm nhoà, lẫn các vết bẩn Chất liệu bề mặt tự nhiên sẽ làm nổitrội sự hấp dẫn của nó mà xoá nhoà các vết bẩn

Độ đàn hồi của vật liệu làm sàn cũng như tính cách nhiệt của sàn cũng cónhững tác động trực tiếp tới bước chân của người sử dụng Sự ấm áp củasàn có thể là thực hoặc ảo giác do màu sắc tạo nên, song đây là điều hếtsức ý nghĩa đối với không gian nội thất Vật liệu mặt sàn có thể sưởi ấmbằng nhiệt bức xạ và giữ ấm bằng tính cách nhiệt của sàn Mặt sàn cũng cóthể trở nên ấm hơn nếu bề mặt mềm, êm, màu sắc từ trung bình tới ấm,nóng Tuy nhiên đối với từng vùng khí hậu mà có những quyết định vềphương án xử lý mặt sàn

Đối với vùng khí hậu nóng ẩm, một mặt sàn mát dịu, sáng bóng là phùhợp hơn cả

Cần đặc biệt chú ý tới vấn đề an toàn khi lựa chọn giải pháp xử lý sàntrong các căn phòng ẩm ướt, lúc này, mặt sàn trơn, bóng có thể dẫn đếnnhững tai nạn khôn lường

Mặt sàn cứng là mặt phản xạ âm thanh, khuyếch đại tiếng ồn Mặt sànđàn hồi có thể giảm bớt được các tiếng ồn và va chạm trong quá trình sửdụng Vật liệu mặt sàn mịn, mềm, hoặc xốp sẽ triệt tiêu âm, có tính năngcách âm rất tốt

Màu mặt sàn nhạt có thể phản xạ lại ánh sáng chiếu vào nó, từ đó sẽ làmcăn phòng sáng sủa và thoáng đãng hơn các mặt sàn có màu tối Sắc màunhạt sẽ làm tăng ánh sáng ở trong phòng, sắc màu sẫm sẽ hấp thụ ánh sánglàm giảm ánh sáng trong phòng Màu sáng ấm sẽ nâng cao tính kích độngcủa căn phòng, còn màu ấm trầm thì lại cho ta cảm giác ổn định, an toàn.Màu sáng lạnh gợi sự rộng rãi và nhấn mạnh sự bằng phẳng của bề mặt sàn.Màu lạnh thẫm lại tạo ra chiều sâu, chắc của căn phòng

Trang 33

Khác với các mặt tường và trần của căn phòng, mặt sàn đóng vai tròtruyền các chất lượng trung gian, chất liệu và sự vững chắc của sàn tiếpxúc trực tiếp với ta khi đi lại trên bề mặt của nó.

Chất liệu của sàn và cách bố trí sẽ tạo ra những hoa văn hoạ tiết của mặtsàn Đó chính là chất liệu đã hiển thị thông tin về bản chất của vật liệu vatính chất của không gian nội thất

Một mặt sàn trung tính không có hoa văn được dùng như một nền đơngiản thì chưa nói được điều gì, song khi sàn đó được sử dụng hoa văn, hoạtiết trang trí thì nó mang đầy ý nghĩa Đây chính là một yếu tố nổi trội củasàn trong không gian nội thất

Hoa văn của sàn có thể được sử dụng để xác định một khu vực, xác địnhmột giới hạn hay xác định một lối đi lại hoặc có thể chỉ là để trang trí chosinh động, tránh sự nhàm chán bởi nhịp lặp đi lặp lại của các modul trênnền

Hoa văn của sàn khi được quan sát trên diện rộng, nó trở nên nhỏ bé vàtạo thành một chất liệu Lúc này chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới nhịpđiệu của hoa văn bởi chính những hoa văn riêng rẽ ấy sẽ giao hoà với nhau

để tạo ra các hàng, lối Các hàng, lối này sẽ gây hiệu ứng ảo trong sự cảmnhận kích thước của con người

Một số chất liệu làm sàn thông dụng:

1.2.1 Sàn gỗ

Sàn gỗ được ưa chuộng bởi tính chất ấm áp và tự nhiên của vật liệu Nó

dễ dàng tạo ra sự sang trọng trong cảm nhận của người nhìn Gỗ là loại vậtliệu có tính đàn hồi và độ bền cơ học tương đối phù hợp cho mặt sàn, sàn

gỗ dễ bảo quản, sửa chữa và thay thế

Hình 4.1 Sàn gỗ

Trang 34

Gỗ được sử dụng làm sàn có thể là các loại gỗ cứng như: Sồi trắng, Sồi

đỏ, Thích, Hồ đào, Lim; cũng có thể là các loại gỗ mềm hơn như: Thông,

Pơ mu Gỗ làm sàn hiện nay rất chú trọng tới sự đồng nhất về màu sắc vàvân thớ Các khuyết tật như mắt chết, nấm mốc, sâu, mọt đều được loại trừ

Gỗ làm sàn có thể sử dụng các tấm gia công sẵn theo dạng thanh, tấm.Tấm ván sàn thường có kích thước rộng từ 60-150mm và dày từ 8-15mm.Chiều dài của tấm tuỳ theo các giải pháp ghép trên mặt sàn Để đảm bảotiếp xúc giữa các tấm ván sàn, các tấm này được soi rãnh như hình vẽ.Sàn gỗ cũng có thể ghép được những hoạ tiết trang trí bằng những thayđổi về màu sắc của các tấm gỗ và kích thước các tấm gỗ khác nhau

Bề mặt gỗ làm sàn thường được sơn phủ bằng màng trang sức trong suốt

để giữ lại nét đẹp tự nhiên vốn có của gỗ

Gỗ làm sàn phải được xử lý chế độ ẩm rất chặt chẽ bởi sự thay đổi độ ẩm

sẽ là hư hỏng các mối ghép liên kết giữa các tấm gỗ Đối với một số loại gỗ

dễ bị sâu hại, mối mọt, cần có các giải pháp bảo quản phù hợp

Một trong những giải pháp không thể thiếu đối với sàn gỗ đó là giải phápche các phần tiếp giáp giữa chân tường với sàn bằng các phào chân tường.Giải pháp này không những đó vai trò thẩm mỹ trong việc che khuất cácphần, các khe gia công, tạo một giới hạn phần sàn một cách rõ ràng mà nócòn giúp việc vệ sinh được dễ dàng hơn

2.1.2 Sàn lát gạch và đá.

Gạch nung, đá là những vật liệu rắn, bền Tuỳ theo hình dáng và hoa văncủa các viên gạch, có thể sắp xếp chúng theo một ý đồ nhất định Nhữngvật liệu làm sàn này có thể làm cho căn phòng mát mẻ, dễ dàng tạo các cảmxúc theo ý muốn

Hình 4.2 Sàn gạch, cầu thang lát đá

Trang 35

Gốm dùng lát sàn là loại mô-za-ích nhiều mảnh nhỏ, đất sét tự nhiênhoặc ghép sứ dạng đất sét tự nhiên không có thạch anh và không lẫn cácmàu đất Sứ có thể tạo nhiều màu óng ánh, có kế cấu rắn chắc, không thấmnước.

Gạch lát nung và gạch bông là vật liệu lát sàn có kích thước lớn hơn.Gạch lát nung và gạch bông được làm như gốm mô-za-ích đều hay đổ mồhôi, dễ bẩn và hay biến màu

Đá lát sàn là một loại vật liệu rắn, mặt sàn có độ bền cao, nhiều màu sắc.Những mạch đá ngẫu nhiên truyền đạt được những cảm xúc nhất định Đáđược gia công thành hình vuông hoặc hình dạng bất kỳ nào đó có quy cáchhoặc không có quy cách Những loại đá như đá hoa cẩm thạch thì tự nó đã

có những hình thức sang trọng, quý phái

Ngoài ra, cũng có thể dùng sàn bê tông như một mặt sàn hoàn thiện Nếumặt sàn phẳng và nhẵn, cần giữ gìn chống bẩn Có thể trộn màu trong khi

đổ bê tông để tạo ra màu sắc theo ý muốn như dạng granito Hoàn thiệnbằng cách sắp xếp, tổ hợp các viên đá theo một ý tưởng nhất định cũng tạo

ra được một chất liệu bề mặt sàn hấp dẫn Đối với sân trời thì việc tạo racác gân mạch giống như mô-za-ích là một giải pháp hợp lý bởi nó gây đượccảm giác phong trần, bền chắc, hoàn toàn phù hợp với một không gian gầngũi với thiên nhiên

Các vật liệu làm sàn đàn hồi cung cấp cho sàn một bề mặt kinh tế, chắcđặc, không hấp thụ, với độ bền tương đối tốt và dễ bảo quản Độ đàn hồicủa chúng có thể đảm bảo theo yêu cầu về yên tĩnh và tiện nghi cho việc đilại trên đó Mức độ tiện nghi của sàn không chỉ phụ thuộc vào vật liệu đànhồi mà còn phụ thuộc vào loại lót nền và độ cứng của lớp nền đỡ dưới

1.2.3 Sàn trải thảm.

Thảm sàn là loại vật liệu mềm nên nó có thể tạo ra một mặt sàn có nhiềutính năng khác nhau như: đàn hồi, ấm áp, hấp thụ âm giảm ồn, an toàn vàtiện nghi cho việc đi lại, một số loại thảm dễ bảo quản và vệ sinh

Thảm có rất nhiều loại khác nhau, trong phạm vi bài giảng, chúng ta chỉquan tâm tới tác dụng thẩm mỹ của thảm trong không gian nội thất

Trong thiết kế nội thất, thảm có thể được trải toàn bộ hoặc cục bộ Thảmtrải toàn bộ có thể tạo ra chất lượng thẩm mỹ qua hoạ tiết, hoa văn trang trítrên nó Trải thảm cục bộ được sử dụng để nhấn mạnh một khu vực khônggian nào đó

1.3 Tường

Tường là bộ phận kiến trúc chủ yếu của công trình Tường tạo ra các mặtngoài của ngôi nhà đồng thời là sự bảo vệ và giới hạn các không gian bêntrong Tường đóng vai trò ngăn cách, phân chia không gian

Tường có nhiều loại được phân ra theo kết cấu, kích thước (chiều dày),theo chức năng chịu lực và các chức năng đặc biệt khác Song nhìn chung,trong không gian nội thất thì tường là một mặt phẳng tương đối rộng Màusắc và chất liệu của tường thường được sử dụng để nói về một ý đồ nào đóbởi nó là mảng màu chiếm diện tích gần như lớn nhất trong căn phòng

Trang 36

Cho dù như vậy, song tường cũng chỉ là phần nền làm nổi bật hơn các đồđạc bên trong không gian nội thất, bởi thế màu sắc của chúng thường được

xử lý nhẹ nhàng Nếu có một mảng tường nào đó cần trang trí chất liệumạnh hơn thì mảng tường đó phải chiếm tỷ lệ diện tích không quá 1/4 tổngdiện tích tường

Tường thường được xử lý màu bằng vôi, ve hoặc quét sơn Trong một sốtrường hợp, tường được ốp bởi các loại vật liệu như gỗ, nhựa tổng hợp haygranito một phần Trong trường hợp này chúng ta cần hết sức chú ý tớiphần tiếp giáp giữa tường với trần và tường với sàn

Đối với những mảng tường cong, bản thân hình dạng của chúng đã tạocho chúng một sức căng nhất định về thị giác, bởi thế nếu cần nhấn mạnhmột mảng tường nào đó thì nên chọn những mảng tường như vậy là trungtâm điểm nhấn

Trên tường thường có các lỗ mở, hốc Đây cũ là một đặc thù mà chỉ cótường mới có thể dễ dàng có được Các lỗ mở kết nối không gian này vớikhông gian khác dường như tạo cho ta cảm giác thấy sự liên tục, sự vậnđộng của không gian

Trần có thể được gắn trực tiếp vào khung kế cấu hoặc treo dưới mái.Cũng như sàn, trần cũng có thể được sơn khác màu với tường hay ốp mặtbằng chất liệu gỗ hoặc nhựa Song điều đặc biệt cần chú ý đối với trần là

độ cao của trần Từ độ cao ấy, ta xác định các giải pháp về màu sắc và hìnhthức của trần

Chiều cao của trần có một ảnh hưởng chính yếu về tỷ lệ của không gian.Các trần cao có xu hướng tạo cảm giác không gian cởi mở, thông thoáng,sang trọng Chúng cũng có thể gây một không khí trang trọng Các trầnthấp nhấn mạnh chất lượng che chở của chúng và cho ta cảm giác ấm cúng,riêng biệt

Trần sáng màu sẽ là tăng chiều cao trần, ngược lại trần tối màu sẽ làgiảm chiều cao của trần xuống

Các hệ thống đèn treo trên trần cũng cần có độ cao phù hợp với độ caocủa trần

Chiều rộng của phòng cũng cần đề cập tới trong thiết kế trần Trần rộng

có thể tạo thêm nhiều hoa văn, hoạ tiết, hơn nữa có thể phân thành cácmodul theo sự bố trí không gian trên mặt bằng Đối với những trần hẹp thìcác hoạ tiết trang trí trên đó cần đơn giản

Đối với những không gian hẹp, chiều cao lại lớn như các loại nhà "tầngrưỡi" hiện nay thì cần xử lý trần bằng cách thêm vào những giới hạn giả

Trang 37

Tức là chúng ta sẽ làm lẫn màu trần với một phần của tường để tạo ra ảogiác là bề mặt trần rộng hơn, chiều cao trần thấp xuống Một số trường hợpthì ngược lại, cần có độ cao ảo lớn hơn chiều cao thực Khi đó lại phải cógiải pháp nhoà một phần tường vào trần, làm phần màu trần nhỏ lại.

Trong các không gian của công trình thương mại, một hệ thống trần treomodul hoá thường được sử dụng để thống nhất hoá và làm linh hoạt trong

bố cục các thiết bị chiếu sáng và phân bố những vị trí phát sáng Hệ thốngđiển hình gồm các mảng ở trần modul hoá được đỡ bởi một mạng kim loạitreo vào kết cấu bên trên Những mảng này thường có thể bóc ra để thaymới

Trần có thể có nhiều kiểu dáng khác nhau, có thể là hình vuông, hìnhtròn, cong, cầu, trụ Trong một số trường hợp, trần được trang trí bằng cácbức hoạ được vẽ trực tiếp lên đó

Trần có mái dốc thường mang lại một sự định hướng cho người quan sát.Hướng này thường được bắt đầu từ đỉnh nóc của mái rồi men theo các sườndốc xuống các phần tường

Trần vòm dùng uốn cong một mặt phẳng để làm dịu chỗ tiếp giáp với cácmặt tường xung quanh, hợp nhất giữa mặt phẳng thẳng đứng và mặt nganglàm cho không gian bao quanh có hình dáng mềm dẻo

Trần có hình tự do khác biệt với phẩm chất phẳng của tường và sàn, do

đó cuốn hút sự chú ý của người nhìn

1.5 Cửa đi và cửa sổ

Các cửa sổ và cửa đi lại làm gián đoạn các mặt tường Chức năng củacửa và cửa sổ là lưu thông không gian này với không gian khác, tạo ra mộtmối quan hệ nhất định giữa các không gian

Kích thước và tỷ lệ của cửa sổ không chỉ liên quan đến mặt tường mà nócòn liên quan trực tiếp tới các kích thước riêng của con người Chúng ta đãquen thuộc với cửa sổ cao quá đầu và có bậu cao ngang thắt lưng Khi mộtcửa sổ rộng dùng để mở rộng hiển thị một không gian, làm cho quang cảnhcủa nó rộng ra Cửa sổ quá lớn có thể không phù hợp với tỷ lệ của conngười, khi đó, cửa sổ có thể được chia nhỏ thành nhiều ô cho phù hợp với

tỷ lệ người

Cảnh sau cửa sổ trở thành một phần tổng hoà với không gian nội thất.Chúng không chỉ tạo ra một điểm nhìn từ trong phòng ra ngoài, mà còntruyền đạt thông tin hiển thị về vị trí hiện tại của chúng ta trong khônggian, chúng hình thành một mối quan hệ giữa bên ngoài và bên trong

Trong khi xác định quy cách, hình dáng và vị trí đặt các cửa sổ cho mộtcăn phòng cần cân nhắc để có những chỗ nhìn qua được, những khung cảnhtĩnh hay động mà chúng ta sẽ nhận được sau khung cửa

Cửa sổ không phải đơn thuần là giải quyết việc lấy sáng, thông hơi, màcửa sổ còn đóng vai trò như một bức tranh sống ba chiều Khi đó cần chú ýtới các giải pháp phân chia các cửa sổ sao cho bố cục của bức tranh sốngnày trọn vẹn và có ý nghĩa Khung cảnh bên ngoài cũng có thể giúp che

Trang 38

khuất một cảnh không muốn có của không gian bên trong hay tạo ra mộtquang cảnh gần gũi với thiên nhiên.

Hình 4.3 Cửa sổ trong phòng khách

Kích cỡ và hướng cửa sổ đóng vai trò điều tiết số lượng, chất lượng ánhsáng tự nhiên trong phòng Lượng ánh sáng hiển nhiên là phụ thuộc vàokích thước cửa sổ và hướng của nó Một vấn đề thường xuyên gắn kết vớiánh sáng ban ngày là độ chói, nó gây ra sự tương phản quá mức giữa độsáng của lỗ mở cửa sổ và độ tối của phần tường kề bên

Phần xử lý nội thất cho cửa sổ thường là các khung cửa, các giải phápchia ô cửa và cánh cửa Vị trí cửa sổ thường được kiến trúc sư thiết kế quyhoạnh, song việc xử lý ánh sáng, khắc phục những nhược điểm không thểtránh khỏi của công trình kiến trúc lại là việc của người thiết kế nội thất.Cửa sổ hịên nay có thể được làm từ nhiều loại nguyên liệu như: gỗ, kínhkhung nhôm, kính khung nhựa Các giải pháp cửa chớp và kính màu là loại

có thể khắc phục và điều tiết lượng sáng tương đối hiệu quả Một giải pháphiệu quả nữa đó là rèm vải, mành tre trúc hoặc nhựa tổng hợp

Cửa ra vào trong không gian nội thất đóng vai trò như một mặt trang trítrên mặt tường, bởi vậy, cần có lựa chọn cẩn thận các hoạ tiết, các giảipháp phân chia bề mặt cũng như lựa chọn nguyên vật liệu làm cửa

Cửa và cửa sổ là yếu tố vừa có quan hệ với không gian ngoại thất, vừa cóquan hệ với không gian nội thất, nó là yếu tố kết nối phong cách kiến trúcngoại thất với phong cách bài trí nội thất Cửa và cửa sổ không chỉ giải

Trang 39

quyết lối đi lại hay chiếu sáng đơn thuần mà nó còn chi phối kiểu dáng củacác đồ đạc bên trong không gian nội thất.

Cửa ra vào thường được làm bằng gỗ, một số loại cửa sử dụng khungnhôm kính hoặc nhựa kính

Nguyên vật liệu làm cửa và cửa sổ cần được xem xét lựa chọn cẩn thậnphù hợp với điều kiện khí hậu của môi trường sử dụng

Cửa gỗ dễ tạo nét đẹp thẩm mỹ, sang trọng, ấm cúng, song chúng lại cómột số nhược điểm về độ bề sử dụng bởi tính co rút và trương nở của gỗ

Sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa không gian bên trong và không gianbên ngoài là tác nhân gây hỏng cửa nhiều nhất, điều này đặc biệt tác độngmạnh trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm và trong nhà có sử dụng thiết bịđiều hoà nhiệt độ Trong những điều kiện như thế thì các loại cửa kínhkhung nhôm hoặc nhựa lại chiếm ưu thế

Kính trong kết cấu cửa và cửa sổ đóng vai trò rất lớn Kính có thể ngăncách môi trường ẩm và nhiệt giữa bên trong và bên ngoài, song lại khôngngăn cách thị giác của con người Kính còn dễ dàng trang trí bằng cácmảng màu sắc trong sáng Một số trường hợp kính ở cửa sổ được nâng giátrị thẩm mỹ như một tác phẩm nghệ thuật thực thụ (tranh kính)

Tranh kính thường được trang trí trên cửa sổ trong các ngôi nhà, biệt thựquý tộc sang trọng hoặc trong các nhà thờ lớn Trong kiến trúc hiện đại,tranh kính cũng manh nha được sử dụng như một tác phẩm nghệ thuậtnhưng ở vị trí quan trọng hơn, chứ không phải ở trên các cửa sổ kính

Hình 4.4 Cầu thang trong phòng khách

Trang 40

1.6 Cầu thang gỗ

Cầu thang là yếu tố giúp con người di chuyển theo phương thẳng đứnggiữa các tầng nhà với nhau Cầu thang trong không gian nội thất có ý nghĩarất lớn về mặt thẩm mỹ, nó cũng có tiến nói riêng trong môi trường nộithất

Điểm mấu chốt của cầu thang là hướng cầu thang, độ dốc, phân đoạn cácchiếu nghỉ và đặc biệt là tỷ lệ chiều cao và sâu của bậc thang Chiều cao vàchiều sâu của bậc thang quyết định tính tiện nghi của cầu thang, sự vậnđộng của con người khi lên xuống cầu thang phải ăn khớp Tuy nhiên tỷ lệnày lại phụ thuộc vào độ dốc của cầu thang

Khi độ dốc của cầu thang quá lớn (từ 500 đến 600 trở lên), để dung hoà

tỷ lệ giữa chiều cao và chiều sâu bậc, cầu thang thường được làm ở dạng

hở Trong trường hợp độ dốc nhỏ, chiều sâu của bậc quá lớn so với chiềucao bậc có thể làm lỡ nhịp chân bước của con người Khi đó cần có giảipháp thêm chiếu nghỉ cho phù hợp Tác dụng chính của chiếu nghỉ là tạonhịp nghỉ khi chiều dài của thang quá lớn, cần có những nhịp bằng đểngười đi có thể nghỉ chân trong chốc nát

Hướng của cầu thang trong không gian nội thất cũng thể hiện rõ ý nghĩatâm lý như mời chào

Phần trang trí chính của cầu thang là mặt bậc thang và lan can tay vịncủa nó Trong những không gian chật hẹp, lan can thường xuất hiện ở mộtphía của cầu thang, đối với những không gian lớn hơn có thể có lan can ở

cả hai phía cầu thang

Mặt cầu thang thường được làm bằng bê tông trên có ốp đá, gạch hoặc

gỗ trang trí, một số trường hợp cầu thang được làm bằng kim loại

Lan can cầu thang có thể được làm bằng kim loại, con sứ hoặc con tiệngỗ

Tay vịn thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại

Kích thước của cầu thang có thể tham khảo qua hình vẽ

1.7 Bệ nhà và hè rãnh

Bệ tường là phần tường ốp phủ bên ngoài được tính từ mặt vỉa hè thềmnhà đến đọ cao nền tầng trệt, phần này ta có thể bố trí ốp đá xẻ hoặc gạchmộc tuy nhiên nó cũng cần phaỉ đảm bảo bền vững với môi trường mưanắng bảo vệ được nền nhà

Xung quanh thường được bố trí hè rãnh để thoát nước đồng thời tạo sựphân cách rõ ràng giữa tường nhà và các không gian khác như lối đi sânvườn

1.8 Bồn hoa và bậc tam cấp

Ngay tiếp sau lối đi từ không gian sân vườn vào nhà ta thường bố trí bậctam cấp có kích thước rộng khoảng 300-320mm, có độ cao 150-200 mm.hai bên ta bố trí bồn hoa tuỳ theo hình dáng quy mô công trình mà bố tríkiểu dáng kích thước bồn hoa cho phù hợp

Ngày đăng: 30/08/2014, 14:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3. Trần nhà - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 1.3. Trần nhà (Trang 10)
Hình 1.4. Cửa sổ, cửa đi - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 1.4. Cửa sổ, cửa đi (Trang 13)
Hình 1.4. Cầu thang - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 1.4. Cầu thang (Trang 15)
Hình 1.5. Trang trí phòng khách - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 1.5. Trang trí phòng khách (Trang 16)
Hình 2.1 Khung cảnh bên ngoài nhà - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 2.1 Khung cảnh bên ngoài nhà (Trang 17)
Hình 2.2 Tường dậu và cây xanh - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 2.2 Tường dậu và cây xanh (Trang 18)
Hình 2.3 Sân sau bố trí cây xanh - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 2.3 Sân sau bố trí cây xanh (Trang 19)
Hình 2.5 Không gian mặt tiền - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 2.5 Không gian mặt tiền (Trang 22)
Hình 3.3 Bố cục mặt bằng - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 3.3 Bố cục mặt bằng (Trang 29)
Hình 4.1. Sàn gỗ - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 4.1. Sàn gỗ (Trang 33)
Hình 4.2. Sàn gạch, cầu thang lát đá - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 4.2. Sàn gạch, cầu thang lát đá (Trang 34)
Hình 4.3. Cửa sổ trong phòng khách - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 4.3. Cửa sổ trong phòng khách (Trang 38)
Hình 4.5. Cảnh xung quoanh căn hộ 1.9. Ban công - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 4.5. Cảnh xung quoanh căn hộ 1.9. Ban công (Trang 41)
Hình 4.6. Toàn cảnh căn hộ - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 4.6. Toàn cảnh căn hộ (Trang 43)
Hình 4.7. Bài trí phòng ngủ - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 4.7. Bài trí phòng ngủ (Trang 44)
Hình 5.2  Phòng giải trí - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 5.2 Phòng giải trí (Trang 49)
Hình 5.3  Trang trí nội thất - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 5.3 Trang trí nội thất (Trang 51)
Hình 5.4  Phòng khách 8. Nhấn mạnh - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 5.4 Phòng khách 8. Nhấn mạnh (Trang 53)
Hình 6.1. Bài trí màu sắc phòng khách - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 6.1. Bài trí màu sắc phòng khách (Trang 55)
Hình 6.2  Bài trí ánh sáng tự nhiên - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 6.2 Bài trí ánh sáng tự nhiên (Trang 56)
Hình 6.3  Bài trí chất liệu màu sắc tương phản 3. Chất liệu bề mặt - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 6.3 Bài trí chất liệu màu sắc tương phản 3. Chất liệu bề mặt (Trang 58)
Hình 8.1  Hình vẽ toàn cảnh phòng khách 2.2. Vẽ phối cảnh một phần phòng khách - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 8.1 Hình vẽ toàn cảnh phòng khách 2.2. Vẽ phối cảnh một phần phòng khách (Trang 73)
Hình 8.4  Hình vẽ phối cảnh toàn cảnh bếp - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 8.4 Hình vẽ phối cảnh toàn cảnh bếp (Trang 75)
Hình 8.6  Hình vẽ phối cảnh bàn ăn 4. Vẽ phối cảnh phòng ngủ - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 8.6 Hình vẽ phối cảnh bàn ăn 4. Vẽ phối cảnh phòng ngủ (Trang 76)
Hình 8.7  Hình vẽ phối cảnh toàn cảnh phòng ngủ 4.2. Vẽ phối cảnh cận cảnh - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 8.7 Hình vẽ phối cảnh toàn cảnh phòng ngủ 4.2. Vẽ phối cảnh cận cảnh (Trang 77)
Hình 8.8  Hình vẽ phối cảnh không gian giường ngủ III. Bài thực hành - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 8.8 Hình vẽ phối cảnh không gian giường ngủ III. Bài thực hành (Trang 78)
Hình 9.6  Bài trí không gian phòng ngủ - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 9.6 Bài trí không gian phòng ngủ (Trang 88)
Hình 9.7  Hình vẽ phối cảnh không gian phòng bếp - Giáo trình thiết kế nội thất trình độ cao đẳng nghề
Hình 9.7 Hình vẽ phối cảnh không gian phòng bếp (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w