1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề

272 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 272
Dung lượng 30,75 MB

Nội dung

Lời nói đầuSản phẩm Mộc không chỉ là loại sản phẩm có tính năng đơn giản về sửdụng mà còn là một loại sản phẩm nghệ thuật mang tính phổ biến rộng rãi trongnhân dân, nó vừa làm thỏa mãn đ

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC

KHOA CHÊ BIẾN GỖ

-GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC

Lạng sơn,, tháng 10 năm 2010

Trang 2

Lời nói đầu

Sản phẩm Mộc không chỉ là loại sản phẩm có tính năng đơn giản về sửdụng mà còn là một loại sản phẩm nghệ thuật mang tính phổ biến rộng rãi trongnhân dân, nó vừa làm thỏa mãn được một số đặc tính trực tiếp về công dụng, lạivừa dùng cho con người chiêm ngưỡng, làm cho con người trong quá trình tiếpxúc và sử dụng sẽ tạo ra những cảm giác thích thú cũng như làm cho tinh thần

có được khả năng liên tưởng phong phú

Những tính năng của sản phẩm mộc được gắn liền với hầu hết các mặttrong cuộc sống của con người, nó có quan hệ mật thiết tới các phương thứcsống của con người như ăn, ở, mặc, đi lại hay tới các phương thức hoạt động củacon người như: công tác, học tập, vui chơi giải trí Theo sự phát triển của khoahọc kỹ thuật và xã hội cũng như sự biến đổi không ngừng phương thức sống cửcon người, đồ mộc được dùng trong nhà hàng, khách sạn, dùng trong thươngnghiệp, dùng trong văn phòng làm việc, trong gia đình nhà bếp, tủ trang sức, đồdùng cho trẻ em đã có sự phát triển nhanh chóng, nó đã mở ra một hướng quaquá trình sản xuất và phát triển

Thiết kế sản phẩm mộc là tạo những nét văn hóa khác nhau trên sản phẩm

để có thể thỏa mãn được những yêu cầu về tâm sinh lý khác nhau của người sửdụng, nó thể hiện rõ được tính phổ biến trong sử dụng của sản phẩm

Trên cơ sở tài liệu dịch tiếng trung, giáo trình thiết kế nội thất và đồ giadụng, công nghệ sản xuất đồ gia dụng – Bộ môn Thiết kế sản phẩm mộc-Trường Đại học Lâm nghiệp, những tài liệu trong và ngoài nước, chúng tôi đã

cố gắng tổng hợp những nội dung cơ bản nhất, đáp ứng mục tiêu chương trìnhđào tạo Mô đun “Thiết kế sản phẩm mộc”, cập nhập kiến thức mới nhất để phục

vụ việc giảng dạy và học tập cho giáo viên và sinh viên

Trang 3

Mục lục

Bài 5 Kết hợp phương pháp truy bắt điểm trong các lệnh vẽ 96

Bài 10 Những yếu tố của cơ thể con người liên quan đến

việc thiết kế sản phẩm bàn, ghế, giường, tủ 149

Trang 4

Bài 1: QÚA TRÌNH THIẾT KẾ Mục tiêu:

Cung cấp những kiến thức cơ bản về sản phẩm và thiết kế sản phẩm mộclàm nền tảng cho các phần học tiếp theo của môn học

Cung cấp những kiến thức cơ bản chung nhất về các loại nguyên vật liệuđược sử dụng trong công nghệ sản xuất hàng mộc

Nội dung:

- Những nguyên lý cơ bản của sản phẩm mộc

- Nguyên tắc và các bước thiết kế sản phẩm mộc

- Các phương thức liên kết cơ bản của sản phẩm mộc

- Kiến thức về lựa chọn và sử dụng nguyên liệu, tính toán kỹ thuật

- Các loại vật liệu có chức năng bảo vệ và trang trí (dán mặt, dán cạnh)

- Giới thiệu các loại linh kiện liên kết và các loại vật liệu phụ khác

Trang 5

I Những nguyên lý cơ bản của sản phẩm mộc

1.1 Tính đa dạng của sản phẩm mộc

Nói đến tính đa dạng của sản phẩm mộc, trước tiên chúng ta phải khẳngđịnh sản phẩm mộc vô cùng đa dạng và phong phú Tính đa dạng của sản phẩmmộc thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, dạng liênkết, kết cấu cho tới hồn văn hoá chứa đựng bên trong từng sản phẩm đều muônhình, muôn vẻ

Ta có thể nhận thấy sự đa dạng ấy ngay khi nhận xét các khái niệm về sảnphẩm mộc Thực tế, cho tới nay, chưa có một định nghĩa nào cụ thể và đầy đủ vềsản phẩm mộc

Theo truyền thuyết cổ của người Phương Đông, có lẽ chữ "Mộc" trongkhái niệm sản phẩm mộc được lấy trên quan điểm Ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ

- Hoả - Thổ, năm loại vật liệu chính cấu thành trời đất Nhưng ngày nay, với sựphát triển của nền văn minh hiện đại thì đồ mộc đâu còn nhất thiết là sản phẩmlàm từ "Mộc" Ví dụ như các loại bàn ghế được thay thế toàn bộ bằng vật liệuInox và kính hoặc nhôm, sắt uốn Song, ở một khía cạnh nào đó nó lại đúng, rấtđúng Ví dụ, một bức tượng bằng đồng hoặc thạch cao thì không thể gọi là sảnphẩm mộc, nhưng nếu nó được tạc bằng gỗ thì lại có thể gọi là sản phẩm mộc(đồ mộc mỹ nghệ)

Trang 7

Tóm lại, sản phẩm mộc chỉ là một cách gọi Tuy chúng ta chưa có đượcmột định nghĩa cụ thể và đầy đủ về sản phẩm mộc, song chúng ta vẫn có thểnhận được ra nó một cách khái quát như sau:

Các sản phẩm được làm từ gỗ được gọi chung là sản phẩm mộc Các sảnphẩm mộc có nhiều loại, có nguyên lý kết cấu đa dạng và được sử dụng vàonhiều mục đích khác nhau Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tìm thấy nhữngsản phẩm mộc thông dụng như: bàn, ghế, giường, tủ trong xây dựng nhà cửa,chúng ta cũng thường phải sử dụng các loại cửa sổ và cửa ra vào bằng gỗ Ngoài

ra các sản phẩm mộc còn có thể là các công cụ, chi tiết máy hay các mặt hàng

mỹ nghệ, trang trí nội ngoại thất

Trang 8

Ngoài gỗ ra, các vật liệu khác như mây, tre, chất dẻo tổng hợp, kim loại cũng có thể được dùng thay thế gỗ trong sản xuất đồ mộc Các loại vật liệu này

có thể thay thế một phần hoặc thay thế toàn bộ gỗ trong sản xuất hàng mộc

Cũng chính từ sự đa dạng của sản phẩm mộc, các cách thức phân loại sảnphẩm mộc kéo theo cũng hết sức phong phú Để phân loại sản phẩm mộc, ta cầncăn cứ vào những quan điểm khác nhau cho phù hợp với các yêu cầu về nghiêncứu, phát triển cũng như tổ chức sản xuất của xã hội Phù hợp với điều kiện lịch

sử, xã hội hiện nay, ta có thể đứng trên một số quan điểm sau để phân loại sảnphẩm mộc:

- Phân loại theo ngành sản xuất

- Phân loại theo sử dụng

- Phân loại theo cấu tạo của sản phẩm

Phân loại theo ngành sản xuất, do đặc thù của nguyên liệu, có thể phân rathành sản phẩm mộc ván nhân tạo, mộc gỗ tự nhiên, sản phẩm mộc song mây tređan

Phân loại theo sử dụng, sản phẩm mộc có thể phân ra: mộc gia đình - mộccông cộng; mộc gia dụng - mộc xây dựng

Theo chức năng của sản phẩm thì có: sản phẩm dạng tủ (cất đựng), sảnphẩm phục vụ chức năng ngồi (ghế), nằm (giường), sản phẩm có mặt (bàn), sảnphẩm có chức năng kết hợp

Phân loại theo cấu tạo: sản phẩm có cấu tạo dạng tủ, sản phẩm có cấu tạodạng giá đỡ, sản phẩm có cấu tạo dạng rương (hòm) Hay dựa trên những đặcđiểm nổi bật về cấu tạo, sản phẩm mộc có thể phân ra: sản phẩm có cấu tạo dạngtấm phẳng, sản phẩm có kết cấu dạng khung, sản phẩm có cấu tạo dạng cột, sảnphẩm có cấu tạo dạng hồi liền, sản phẩm có kết cấu dạng giá đỡ, sản phẩm cókết cấu đặc biệt khác

Ngoài các cách phân loại trên, hiện nay còn có một cách phân loại cũngkhá phổ biến, đó là phân loại theo chất lượng hoàn thiện và tính thương mại củasản phẩm: mộc cao cấp - mộc bình dân

Trang 9

1.2 Những yêu cầu chung của sản phẩm mộc

Mọi sản phẩm nói chung đều cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Chức năng

- Thẩm mỹ

- Kinh tế

* Phù hợp điều kiện công nghệ kỹ thuật

a/ Yêu cầu Chức năng

Mỗi sản phẩm đều có những chức năng sử dụng nhất định được thiết lậptheo ý đồ của người thiết kế, chức năng đó có thể chỉ là trang trí Yêu cầu đầutiên đối với một sản phẩm mộc là phải thoả mãn các chức năng đó

Khi xem xét, phân tích sản phẩm mộc, ta cần phải quan tâm đầy đủ đếncác chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó không chỉ có một chức năng cố định

mà còn có thể có những chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng VD: Sảnphẩm ghế, trước tiên phải đáp ứng được chức năng chính của nó là ngồi Ngoài

ra nó còn có thể được ngồi ở nhiều tư thế khác nhau, hay có thể được làm vật kê

để đứng lên làm việc gì đó Nếu khi thiết kế, điều này không được quan tâmđúng mức thì chắc chắn thiết kế sẽ không đạt yêu cầu mong muốn

b/ Yêu cầu Thẩm mỹ

Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm mộc không chỉ cần đáp ứng yêu cầu vềchức năng sử dụng mà nó cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ Nếu không cóyêu cầu về thẩm mỹ, công việc thiết kế sản phẩm mộc dường như trở thành vônghĩa Thẩm mỹ của mỗi sản phẩm có thể nói là phần hồn của mỗi sản phẩm

Một chiếc ghế để ngồi, bình thường thì nó không nói nên điều gì nhưngkhi nó được thiết kế tạo dáng theo một ý đồ thẩm mỹ, nó lại tạo ra một cảm giácthoải mái hơn cho người ngồi cũng như những người khác xung quanh khi nhìnvào nó

Thẩm mỹ là một phần của chất lượng sản phẩm kết tinh nên giá trị sảnphẩm

c/ Yêu cầu về kinh tế

Trang 10

Không chỉ riêng đối với sản phẩm mộc, một trong những yêu cầu kháquan trọng nói chung đối với một sản phẩm đó là yêu cầu về kinh tế

Tác động của kinh tế là bành trướng, rộng khắp, sản phẩm mộc không thể

là ngoại lệ Yêu cầu đối với mỗi sản phẩm có thể hướng theo mục tiêu: "Đápứng chức năng tốt nhất, có thẩm mỹ đẹp nhất nhưng phải có giá thành thấpnhất" Để làm được điều đó, trong mỗi sản phẩm ta cần có kế hoạch sử dụngnguyên vật liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá thành sản phẩm hạ.Tạo ra các sản phẩm tốt, có cấu tạo chắc chắn, bền lâu cũng có ý nghĩa kinh tếlớn đối với người sử dụng cũng như đối với xã hội

- Tính hợp lý của việc sử dụng nguyên vật liệu

- Khả năng thực hiện gia công chế tạo sản phẩm ở mức nào

Sản phẩm mộc có thể dựa trên những chỉ tiêu chính này để đánh giá nó làtốt hay chưa tốt

2 Nguyên tắc và các bước thiết kế sản phẩm mộc

- Đảm bảo công năng sản phẩm theo đúng ý đồ, mục đích thiết kế

Trong mọi công đoạn thiết kế, người thiết kế phải lấy công năng của sảnphẩm làm định hướng xuyên suốt Khi tạo dáng, ngoài mục tiêu là có mẫu mãđẹp, ta luôn phải chú ý tới khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng

Trang 11

Nguyên tắc đảm bảo công năng được chú ý nhiều nhất trong quá trìnhtính toán nguyên vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu sản phẩm.

- Đảm bảo các nguyên tắc thẩm mỹ trong thiết kế

Nguyên tắc này chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sản phẩm.Nhưng trong quá trình thi công cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinh xảo của cácmối liên kết, chất lượng bề mặt sản phẩm ảnh hưởng không ít tới chất lượngthẩm mỹ của sản phẩm

- Đảm bảo tính kinh tế cũng như sự phù hợp của công nghệ chế tạo, giacông sản phẩm

Nguyên tắc này cần đảm bảo một cách "tế nhị", tránh những lãng phíkhông cần thiết mà hiệu quả thiết kế vẫn không cải thiện được nhiều Bền, đẹp

và rẻ tiền đó là những mong ước của người sử dụng, nhưng để tìm được điểmchung đó, để có được sự giao hoà giữa người thiết kế và người sử dụng, để điđến một phương án thi công đòi hỏi người thiết kế phải đưa ra phương án thiết

kế của mình một cách thuyết phục, có cơ sở khoa học

Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm, người thiết kế phải luôn đặt ra câu hỏi:

"mẫu sẽ được gia công như thế nào?" Đây là một trong những ưu điểm củangười thiết kế có kiến thức về công nghệ

2.2 Các bước thiết kế sản phẩm mộc

Trên cơ sở các nguyên tắc thiết kế nêu trên, công việc thiết kế được thựchiện theo nhiều cách, nhiều công đoạn và tuỳ the từng điều kiện cụ thể khácnhau, người thiết kế có thể thực hiện theo cách này hay cách kia Song nhìnchung các bước thiết kế sản phẩm mộc có thể được thực hiện theo các bướcchung như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin làm cơ sở thiết kế

Trong từng điều kiện thực tế, bước này được thực hiện nặng hay nhẹ Vídụ: Xây dựng một phương án thiết kế cải tạo tổng thể sản phẩm mộc trong mộtkhách sạn năm sao, hay nhà khách Chính phủ, rõ ràng ta phải tìm hiểu hết sứccặn kẽ mọi vấn đề có liên quan như: phong tục, tôn giáo của các đối tượng cóthể tham gia sinh hoạt trong khu nhà đó Hay trước khi tung ra thị trường một

Trang 12

loại sản phẩm mới với qui mô lớn, sản xuất hàng loạt, người thiết kế phải nghiêncứu rất kỹ về đối tượng khách hàng sẽ được phục vụ Song cũng có nhữngtrường hợp, bước này được thực hiện nhẹ hơn Ví dụ: khách hàng cụ thể đặthàng theo những yêu cầu cụ thể Trong trường hợp này, rõ ràng những thông tinngoài công nghệ đã được khách hàng cung cấp (thông tin thuộc công nghệ làbản chất vốn có của người thiết kế, không nằm trong thông tin cần thu thập).

Đây là công đoạn đòi hỏi người thiết kế có một kiến thức nhất định vềcông nghệ

Chiếu theo các mục đích của bước tạo dáng, ta phải lựa chọn nguyên vậtliệu cũng như các kết cấu chi tiết cho phù hợp Các mối liên kết giữa các chi tiết,

bộ phận phải được lựa chọn đảm bảo công năng của sản phẩm

Cho dù chúng ta lựa chọn cách thức liên kết như thế nào, sử dụng nguyênvật liệu ra sao thì chúng ta vẫn không thể sao nhãng các nguyên tắc thiết kế:Đảm bảo công năng - thẩm mỹ đẹp - kinh tế và phù hợp công nghệ sản xuất

Trang 13

Bước 4: Lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch thi công.

Phiếu công nghệ gia công chi tiết chính là sản phẩm của bước công việcnày Các phần, các bộ phận, chi tiết của sản phẩm được bóc tách chi tiết tới mứccần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện sản xuất hiện có

Mức độ bóc tách sản phẩm chi tiết tới đâu là phụ thuộc vào điều kiện thựctiễn sản xuất hiện có Ví dụ: chi tiết tay co ngăn kéo bằng gỗ Nếu điều kiện sảnxuất hiện có không thể sản xuất được ta có thể lựa chọn một kiểu tay co phù hợphiện có trên thị trường Vấn đề này, thực tế được lưu ý ngay từ khi tạo dáng sảnphẩm

Bước 5: Chế thử - kiểm tra, đánh giá - nghiệm thu.

Trong thực tiễn sản xuất, ở các cơ sở sản xuất nhỏ rất ít diễn ra công đoạnnày, nó thường chỉ được thực hiện ở những cơ sở sản xuất có quy mô tương đốilớn, sản xuất hàng loạt

Thực chất, mục đích chủ yếu của bước công việc này là đánh giá chấtlượng thiết kế từ đó rút ra các bài học qua các ưu nhược điểm của thiết kế

3 Các phương thức liên kết cơ bản của sản phẩm mộc

3.1 Phân tích cấu trúc cơ bản của một sản phẩm mộc

Sản phẩm mộc có cấu tạo rất đa dạng và phong phú, song phân tích cấutrúc của chúng, ta thấy sản phẩm mộc được cấu tạo bởi các chi tiết và bộ phậngiống như các loại sản phẩm khác Các chi tiết có thể liên kết với nhau tạo thành

bộ phận Các bộ phận và các chi tiết liên kết với nhau tạo thành sản phẩm Mức

độ phức tạp về kết cấu của một sản phẩm tuỳ thuộc vào số lượng, cách thức vàgiải pháp của các liên kết

Trang 14

Như vậy, chi tiết có thể được phân thành nhiều loại khác nhau:

- Theo hình dạng, các chi tiết có thể phân ra: chi tiết thẳng, chi tiết cong,chi tiết song tròn, chi tiết tiện tròn

- Theo chức năng, chi tiết có thể phân thành: chi tiết cấu trúc, chi tiết liênkết và chi tiết trang trí

Trang 15

b) Bộ phận.

Bộ phận gồm nhiều chi tiết liên kết với nhau (theo kiểu cố định hay có thểtháo rời) tạo thành một phần cấu tạo có chức năng xác định trong kết cấu củasản phẩm Ví dụ: Cánh tủ là một bộ phận bao gồm cả khoá và bản lề Các bộphận đều có chức năng riêng xác định, được đảm bảo bằng những giải pháp cấurạo thích hợp Việc phân chia bộ phận có ý nghĩa về phương diện tổ chức lắp rápsản phẩm Các chi tiết và bộ phận có thể được tiêu chuẩn hoá về hình dạng vàkích thước Về mặt cấu trúc, một bộ phận có thể thay thế bằng một chi tiết

3.2 Liên kết cơ bản của sản phẩm mộc

Trong sản phẩm mộc có nhiều loại liên kết, các dạng liên kết này có thểphân thành các nhóm như sau:

Cũng có thể phân loại liên kết theo liên kết cứng và liên kết động (liên kếtbản lề là liên kết động - có thể xoay được)

Nhìn chung, sự phân loại các liên kết chỉ mang tính tương đối, điều cốtyếu của sự phân loại ở đây là phải phù hợp với mục đích sử dụng của việc phânloại

Sau đây, chúng ta sẽ đề cập đến một số giải pháp liên kết cơ bản sau:

Liên kết mộng.

Trang 16

Mộng là một hình thức cấu tạo có hình dạng xác định được gia công tạothành ở đầu cuối của chi tiết theo hướng dọc thớ, nhằm mục đích liên kết với lỗđược gia công trên chi tiết khác của kết cấu Cấu tạo của mộng có nhiều dạng,song cơ bản là vẫn bao gồm thân mộng và vai mộng.

Thân mộng để cắm chắc vào lỗ Vai mộng để giới hạn mức độ cắm sâucủa mộng, đồng thời cũng có tác dụng chống chèn dập mộng và đỡ tải trọng.Thân mộng có thể thẳng hoặc xiên, có bậc hay không có bậc, tiết diện có thể làhình tròn hay hình chữ nhật Thân mộng có thể liền khối với chi tiết, nhưng cũng

có thể là thân mộng mượn, không liền với chi tiết mà được gia công ngoài, cắmvào đầu chi tiết tạo thành mộng

Liên kết mộng là loại liên kết trục và lỗ giữa thân mộng và lỗ mộng nhằmtạo ra mối liên kết cứng giữa hai chi tiết Độ cứng vững của liên kết phụ thuộcvào tính chất của nguyên vật liệu, kích thước và hình dạng của lỗ và mộng, cũngnhư các chế độ gia cố bằng đinh, chốt, nêm, ke hay sử dụng keo dán

a) Liên kết bằng đinh và vít.

Đinh và vít được dùng để liên kết các chi tiết của sản phẩm mộc Nhiềutrường hợp, đinh và vít đóng một vai trò quan trọng trong liên kết của sản phẩm

Trang 17

mộc Tuy nhiên chúng có một nhược điểm là dễ bị ôxy hoá làm hư hỏng mốiliên kết Đinh và vít nói chung để làm trung gian liên kết các chi tiết lại với nhautheo cách thức liên kết cứng Song vai trò và khả năng ứng dụng của mỗi loạiđều khác biệt nhau.

c) Liên kết bulông.

Liên kết bằng bulông là một dạng liên kết tháo rời có khả năng chịu lựclớn Trong công nghệ sản xuất hàng mộc, liên kết bằng bulông được ứng dụngphổ biến, nhất là các sản phẩm có kích thước lớn phải vận chuyển đi xa Liênkết bằng bu lông được ứng dụng ở các mối liên kết giữa nóc tủ và hồi tủ, giữavai giường và chân giường (hay đầu giường), giữa vai bàn và chân bàn

Khi sử dụng liên kết bằng bulông cần chú ý một số yêu cầu cơ bản sau:

- Đảm bảo tính thẩm mỹ của liên kết

- Dễ tháo lắp

- Không ảnh hưởng đến không gian sử dụng bên trong của sản phẩm

Có nhiều kiểu bulông với nhiều giải pháp liên kết khác nhau Trong cácsản phẩm có kết cấu dạng khung, các dạng bu lông thường dùng là loại bu lôngđầu tròn

Trong công nghệ sản xuất hiện đại, các sản phẩm mộc lắp ghép tấm đượcchú ý nhiều về các giải pháp liên kết tháo rời bằng bu lông - ốc vít

II NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT HÀNG MỘC

1 Gỗ xẻ và ván nhân tạo

1.1 Gỗ xẻ (gỗ tự nhiên)

Gỗ tự nhiên là nguyên liệu lý tưởng cho sản xuất hàng mộc Gỗ là nguyênliệu cơ bản trong công nghệ sản xuất đồ mộc Với tình trạng gỗ tự nhiên ngàymột khan hiếm như hiện nay, sự mất cân bằng giữa cung và cầu về loại nguyênliệu này đã bội hoá giá trị sử dụng của mặt hàng gỗ tự nhiên

Tuy nhiên giá trị của nó chỉ thực sự phát huy khi nó được sử dụng đúngchỗ, hợp cách Khi sử dụng gỗ tự nhiên cần chú ý tới một số đặc trưng cơ bảnsau:

- Tính chất cơ học

Trang 18

Tuỳ theo mục đích sử dụng, chức năng của chi tiết mà ta lựa chọn loại gỗ

có các đặc tính cơ học cho phù hợp Nếu chọn gỗ có tính chất cơ học không phùhợp có thể gây ra những nhược điểm lớn đối với sản phẩm và có thể dẫn đến sựmất an toàn chức năng của sản phẩm Các tính chất cơ học cần được quan tâm

đó là: Sức chịu nén ép, sức chịu trượt, sức chịu uốn, modul đàn hồi, độ cứng,sức chịu tách, khả năng bám đinh

- Sức chịu nén ép của gỗ (có thể là nén dọc hoặc ngang thớ)cần được lưu

ý khi chọn giải pháp cho liên kết mộng bởi sức chịu nén ép kém sẽ làm chomộng dễ bị chèn dập, liên kết yếu, có thể bị phá huỷ khi sử dụng

- Sức chịu trượt chủ yếu phải quan tâm khi sản phẩm có chi tiết cong,hướng chịu lực dễ gây hiện tượng trượt dọc thớ

- Sức chịu uốn là tính chất cần được quan tâm nhiều nhất trong thiết kếsản phẩm mộc Trong kết cấu sản phẩm mộc ta thường xuyên bắt gặp các chi tiếtchịu uốn như các kệ đỡ ngang Nếu ứng suất uốn xuất hiện trong chi tiết vượtquá giới hạn cho phép của gỗ, chi tiết sẽ bị phá huỷ

- Modul đàn hồi ảnh hưởng trực tiếp tới độ võng của chi tiết gỗ Trongthiết kế cần tính toán lựa chọn loại gỗ có modul đàn hồi phù hợp, đảm bảo tínhthẩm mỹ của sản phẩm

- Độ cứng của gỗ cần được lựa chọn để đảm bảo sức chống chịu va đập,

cọ sát của sản phẩm với các vật xung quanh khi sử dụng cũng như trong quátrình sản xuất, song nó cũng phải phù hợp với điều kiện gia công

Trang 19

- Sức chịu tách của gỗ là tính chất cần được tìm hiểu kỹ, trước khi giacông bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng các mối liên kết mộng và liên kếtbằng đinh.

b) Đặc tính chống chịu sâu mọt của gỗ.

Khả năng chống chịu sâu mọt của gỗ là một trong những tác nhân quyếtđịnh chất lượng sản phẩm Ngày nay, tuy có nhiều phương pháp bảo quản gỗtương đối hữu hiệu song những loại gỗ có sức chống chịu tự nhiên đối với mốimọt vẫn được ưa chuộng bởi một số phương pháp bảo quản gỗ đặc biệt là bảoquản bằng hoá chất vẫn ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý người sử dụng

Tóm lại, khi sử dụng gỗ có khả năng bị sâu mọt xâm hại, ta cần phải cóphương án xử lý bảo quản phù hợp

Trong từng điều kiện thiết kế, từng mục đích sử dụng cụ thể mà ta có thểlựa chọn loại gỗ có chất lượng màu sắc, vân thớ cho phù hợp

d) Độ mịn của bề mặt gỗ.

Do cấu tạo thô đại của mỗi loại gỗ khác nhau kéo theo độ mịn bề mặt củachúng cũng khác nhau Nhìn chung gỗ có độ mịn bề mặt càng cao, càng dễ chonhững sản phẩm đẹp bởi có thể tạo ra độ bóng theo ý muốn mà không cần thiếttới lớp bả lót

Trang 20

e) Tính chất co rút của gỗ.

Gỗ có tính chất co rút khi thay đổi độ ẩm là một nhược điểm lớn của loạinguyên liệu này Tính chất co rút phụ thuộc vào cấu tạo của từng loại gỗ Sự corút của các chi tiết trong sản phẩm mộc có thể gây ra nhiều khuyết tật cho sảnphẩm như: cong vênh, nứt nẻ,

Nhìn chung, sự co rút dọc thớ của gỗ là không đáng kể, nó chỉ vào khoảng0,1% đến 0,3% Theo hướng xuyên tâm, mức độ co rút vào khoảng 3% đến 6%.Còn theo hướng tiếp tuyến, mức độ co rút lớn hơn, mức độ co rút từ 5% đến12%

Do vậy khi thiết kế cần quan tâm tới lượng dư kích thước co rút cho phôiliệu cũng như chi tiết hoàn thiện Bản chất của sự co rút là sự thay đổi độ ẩm gỗbởi vậy cần hết sức lưu ý tới độ ẩm gỗ cũng như độ ẩm của môi trường sử dụng

f) Tỷ trọng của gỗ.

Tỷ trọng của gỗ là một chỉ tiêu mang tính tổng hợp, nhiều chỉ tiêu khác cóliên quan mật thiết với chỉ tiêu này, đặc biệt là các chỉ tiêu về tính chất cơ họccủa gỗ

Đối với việc sản xuất hàng mộc dân dụng, tỷ trọng của gỗ không nên quálớn bởi gỗ có tỷ trọng lớn vừa khó gia công, vừa nặng nề trong sử dụng Tấtnhiên, xét về độ bền thì thông thường, gỗ có tỷ trọng lớn sẽ có độ bề cao hơn

Tỷ trọng hợp lý của gỗ sử dụng trong sản xuất hàng mộc thường là 0,4 đến 0,5g/cm3

g) Tính chất gia công của gỗ.

Tính chất gia công của gỗ thường chỉ gỗ khó hay dễ gia công Tính chấtgia công của gỗ thường gắn liền với nhiều tính chất cơ lý và cấu tạo của gỗ Gỗ

để sản xuất hàng mộc cần phải dễ gia công đặc biệt là phải phù hợp với chế độgia công trong một số trường hợp như chạm khắc hay tiện tròn Cần phân biệt

gỗ dễ bào với gỗ khó bào, gỗ dễ đánh nhẵn với gỗ khó đánh nhẵn, gỗ dễ đóngđinh với gỗ khó đóng đinh

Trang 21

Tóm lại gỗ khó gia công ảnh hưởng rất lớn đến quá trình công nghệ vàchất lượng sản phẩm, cần hết sức lưu ý khi lựa chọn gỗ và phương pháp giacông.

1.2 Ván nhân tạo.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ cũng như nhằm khắc phục các nhượcđiểm của gỗ tự nhiên, từ gỗ có thể sản xuất ra các loại gỗ nhân tạo như ván dăm,ván dán, ván sợi hay ván mộc

1.2.1 Ván dăm.

Như chúng ta đã biết, ván dăm có tính chất ổn định kích thước cao hơnhẳn so với gỗ tự nhiên, bởi vậy, ván dăm được sử dụng rất phổ biến trong côngnghệ sản xuất đồ mộc, nhất là các loại đồ mộc lắp ghép tấm phẳng

Thông thường, trên bề mặt ván dăm đượng bọc phủ một lớp ván vừa là đểtrang trí, vừa là để bảo vệ ván Hiện nay ở một số làng nghề đã trang trí bề mặtván dăm bằng chạm khảm như làm trên gỗ và kết quả cho thấy chất lượng cũngkhông thua kém sản phẩm chạm khảm trên gỗ Một số cơ sở sản xuất thì phủ lên

bề mặt một lớp bả matit rồi kéo vân trang trí và phun sơn cũng cho những sảnphẩm có chất lượng thẩm mỹ khá ấn tượng

Trong công nghệ sản xuất đồ mộc từ ván dăm, một vấn đề cần đặc biệtquan tâm là che bọc các cạnh của ván Đối với ván dăm được trang sức bằngphương pháp bả thì cạnh của ván thường cũng được bả kín Còn đối với các loạiván trang trí bằng dán phủ mặt thường được trang trí bằng cách dán cạnh(phương pháp bả cạnh cũng có thể sử dụng trong trường hợp này) Nẹp dán cạnh

Trang 22

ván dăm có thể là ván lạng tự nhiên, nẹp nhựa (PVC), nẹp gỗ chữ T, nẹp cao su,nhựa mềm

Khi lựa chọn ván dăm làm nguyên liệu trong sản xuất hàng mộc cần quantâm tới các tính chất cơ - lý - hoá, tính độc hại và một số tính chất có yêu cầuđặc biệt khác

1.2.2 Ván dán.

Ván dán thường được sử dụng thay thế cho ván gỗ tự nhiên ở nhiều vị trínhư mặt bàn, mặt ghế hay các hồi tủ, vách tủ ván dán có thể uốn cong hayđược gia công theo phương pháp ép định hình Ván dán trước đây thường được

sử dụng với chiều dày từ 4 đến 6mm, và kết cấu từ 3 đến 5 lớp Ngày nay, cácloại ván dán có chiều dày từ 10mm trở lên đã được sử dụng tương đối nhiều,ứng dụng như ván dăm

Ván dán thông thường được trang sức bằng một lớp ván lạng tự nhiênhoặc ván lạng tổng hợp có chất lượng bề mặt tương đối đẹp, các cạnh thườngđược xử lý bằng các nẹp gỗ hoặc phẳng, hoặc có hình chữ T, có mòi hoặc khôngmòi cạnh

Các khuyết tật thường gặp khi sử dụng ván dán trong sản xuất hàng mộc

là phồng rộp bề mặt hoặc bong mép ván bởi vậy khi lựa chọn các phương án liênkết cần hết sức lưu ý tới phần mép cạnh của ván

Trong công nghệ sản xuất hàng mộc hiện nay, chúng ta thường thấy vándán được sử dụng trong các kết cấu tấm pano Nếu được xử lý trang trí bề mặttốt, chất lượng thẩm mỹ của chúng không thua kém sản phẩm được làm bằng gỗ

tự nhiên, hơn nữa nó lại hơn hẳng gỗ tự nhiên bởi tính ổn định kết cấu của nó

Hiện nay, ở một số nước đã xuất hiện một loại ván dán đặc biệt, chúngđược kết cấu bởi các tấm ván mỏng xếp song song (ván dán xếp vuông góc) đó

là ván LVL Loại vật liệu này đã và đang được nghiên cứu đưa vào sản xuất tạiViệt Nam Loại vật liệu này có thể thay thế các loại gỗ tự nhiên ở các vị trí cókết cấu khung, hộp rất tốt bởi chúng có thể khắc phục rất tốt các yếu điểm của

gỗ tự nhiên Ván LVL có chiều dày lớn hơn nhiều so với ván dán thông thường

và nó có thể được xẻ thành các thanh, có thể làm khung cửa, chân bàn

Trang 23

1.2.3 Ván sợi.

Ván sợi có nhiều loại, theo phương pháp có ván sợi ướt, ván sợi khô; theohình thức sản phẩm có ván sợi định hình và ván sợi không định hình; theo tínhchất có ván sợi chịu nước, ván sợi cách âm, cách nhiệt

Ván sợi thông thường có cường độ uốn tĩnh khoảng 2000 đến 4000N/cm2 KLTT loại ép cứng là trên 800 kg/m3, loại ép vừa từ 500 đến 700kg/m3, loại nhẹ (xốp) có thể dưới 400 kg/m3

Ván sợi được chú ý chủ yếu là nhờ những tính năng đặc biệt như cách âm,cách nhiệt của nó

1.2.4 Ván mộc, ván ghép thanh.

Ván mộc là loại ván được sản xuất để làm đồ mộc có cấu tạo cơ bản là lõiđược ghép bằng gỗ xẻ hay tấm tổ ong cho một khung xác định và lớp áo đượcdán bọc bằng các lớp ván mỏng (ván dán, ván bóc hoặc ván lạng)

Ván mộc thường được sản xuất từ các tấm định hình tạo thành các bộphận của sản phẩm mộc Ví dụ như mặt bàn, đầu giường, vách, hồi tủ, cánhcửa Hiện nay, trong sản xuất cũng có những loại ván mộc không có khung

Ván ghép thanh là loại ván được ghép từ các thanh gỗ xẻ nhỏ gọi là thanh

cơ sở để tạo ra một tấm ván có độ rộng lớn hơn rất nhiều so với kích thước củathanh cơ sở Loại ván này có thể được phủ mặt hoặc không phủ mặt tuỳ theo yêucầu sản phẩm cụ thể Người ta có thể trang sức ván ghép thanh bằng một màngtrang sức trong suốt nếu các thanh cơ sở đã được tuyển chọn có chất lượng tốt,tương đối đồng đều

2 Vật liệu dán mặt.

Đối với các loại ván nhân tạo, thường thì bề mặt có chất lượng thẩm mỹthấp nên nó thường được phủ bọc bằng một lớp ván phủ mặt có thể là ván mỏng,ván lạng tự nhiên, ván lạng tổng hợp hay giấy trang trí

Việc dán phủ bề mặt ván không chỉ là để giải quyết yếu điểm thẩm mỹcủa ván nhân tạo mà còn có ý nghĩa như một lớp bảo vệ (đôi khi nó cũng làmtăng cường độ ván một cách đáng kể) Bởi vậy khi lựa chọn cần chú ý tới tínhbảo vệ của ván phủ mặt phù hợp với từng điều kiện sử dụng cụ thể

Trang 24

2.1 Ván lạng.

Ván lạng là một loại ván có chiều dày rất nhỏ, thường từ 0,3 đến 0,7mm

và còn có thể mỏng hơn như thế Loại ván này thường được lạng từ những loại

gỗ quý, có vân thớ đẹp, dễ gia công

Về cơ bản, tính chất của ván lạng gỗ cũng giống như tính chất của loại gỗlàm ra nó Song cần lưu ý là ván rất mỏng nên dễ bị rách nát và bị hút ẩm trở lại.Kích thước ván thường không được lớn nên cần lợi dụng một cách triệt để nhất

Khi sử dụng ván lạng để trang trí cho các loại ván nhân tạo cần lưu ý tớichất lượng bề mặt ván nền và keo dán bởi ván lạng có chiều dày rất mỏng nênchất lượng bề mặt ván nền xấu hay tính toán keo không tốt sẽ làm giảm chấtlượng trang trí

2.2 Giấy trang trí.

Giấy trang trí là sản phẩm nhân tạo nên kích thước của nó có thể lớn hơnrất nhiều so với ván lạng (có thể tới 10 m2); chiều rộng thường từ 1,2 đến 1,5m;chiều dài từ 1,5 đến 2m

Chính vì đây là một loại sản phẩm nhân tạo, bởi vậy mà các hoa văn hoạtiết và màu sắc trên nó được tạo ra rất đa dạng, phong phú Các hoạ tiết có thểchính là các vân thớ giống như gỗ tự nhiên, có thể hoạ tiết là một motuyp trangtrí nào đó hay là cả một bức tranh phong cảnh Và đặc biệt độ nhẵn, bóng bềmặt của nó có thể rất cao, điều mà gỗ tự nhiên khó có thể đạt được bởi cấu tạosợi gỗ, lỗ mạch của gỗ

Giấy trang trí có thể tạo được bề mặt có độ rắn chắc rất cao, sự va chạm

cơ giới thường không để lại dấu vết trên bề mặt ván Nhiệt độ mà giấy trang trí

có thể chịu được cũng tương đối cao, tính chống ẩm và chống hút nước tốt, chịuđược các loại hoá chất có tính Bazơ hay Axít yếu

2.3 Vật liệu xử lý cạnh.

Có nhiều phương pháp để xử lý cạnh ván sử dụng trong sản xuất hàngmộc Bả matít rồi phun sơn cạnh ván là một trong những phương pháp xử lýcạnh ván Song điều chúng ta cần tìm hiểu trong mục này là các loại vật liệukhác dùng để xử lý dán cạnh cho ván

Trang 25

Xử lý dán cạnh ván có rất nhiều loại vật liệu và nhiều phương pháp thựchiện Có thể dán cạnh bằng ván lạng, gỗ xẻ, PVC và có thể là dán keo trực tiếp,

ép nhiệt hay ép nguội, liên kết mộc

Trong xử lý dán cạnh ván, ngoài việc quan tâm tới chất lượng chung củachất liệu và chất lượng của mối liên kết, cần đặc biệt lưu ý tới phần chuyển tiếpgiữa bề mặt ván với mặt cạnh Đây là vị trí dễ gây hư hỏng nhất, khi thiết kế cần

có những giải pháp phù hợp

Đối với những chi tiết có đường cong lượn cần lựa chọn loại vật liệu dáncạnh có độ dẻo dai phù hợp

2.4 Linh kiện liên kết.

Các loại linh kiện liên kết có thể kể tới là các loại đinh, vít, bản lề hay cácloại ke kim loại liên kết trợ lực, ngăn kéo

Theo vật liệu có đinh sắt, đinh đồng, đinh nhôm

Theo phương pháp sử dụng có đinh đóng thường, đinh ghim, đinh bắn

2.4.2 Vít.

Về công dụng thì cũng giống như đinh, song để tăng khả năng bám đinh,vít có các vòng gen xoắn ốc Liên kết bằng vít có thể tháo lắp một cách dễ dàng

mà lại có khả năng bám đinh vượt trội so với liên kết bằng đinh

Liên kết bằng vít thường được sử dụng trong những trường hợp hai chitiết liên kết có ứng suất tách, kéo vuông góc bề mặt Ví dụ đối với các cánh cửa

có kích thước lớn, liên kết giữa bản lề với khung và cánh cần được sử dụng bằngvít (lưu ý khi thi công cần yêu cầu vặn vít chứ không đóng vít để đảm bảo chấtlượng liên kết)

Trang 26

Vít cũng có nhiều loại khác nhau, song chúng được phân biệt chủ yếu bởiđầu mũ của nó Có loại đầu mũ lục lăng, đầu mũ tròn vát, đầu mũ lồi, đầu mũphẳng, khoá mở một rãnh (sử dụng torvit dẹt - 2 cạnh), khoá mở 2 rãnh (sử dụngtorvit 4 cạnh)

2.4.3 Liên kết bulon, vít cấy.

Loại liên kết này hoàn toàn có thể tháo lắp dễ dàng, chủ yếu được sử dụng

để liên kết các modul thành một sản phẩm có kích thước lớn

Khác với vít, các gen của bulon không bám trực tiếp vào chi tiết mộc cầnliên kết mà nó bám vào gen của đai ốc Điều này tránh được sự phá huỷ liên kếtkhi tháo lắp nhiều lần

2.4.2 Liên kết bản lề.

Trang 27

Tất cả các loại linh kiện liên kết trên đều là những loại linh kiện liên kếtdùng cho liên kết cứng (cố định), liên kết bản lề là loại liên kết động (xoay).

Hiện nay có rất nhiều kiểu xoay khác nhau kéo theo là nhiều loại bản lềkhác nhau Bản lề quay với trục cố định (1 điểm cố định), trục quay di động (2điểm cố định)

Loại trục quay cố định có thể kể đến như: Bản lề quả nhót, bản lề lá, bản

lề goong, bản lề Pi vô,

Bản lề có trục quay di động là loại bản lề khi quay, vị trí tâm quay thayđổi (do có 2 điểm cố định) tạo ra một sức căng định hướng, trong sản xuất còngọi loại bản lề này là bản lề bật

2.5 Các vật liệu khác.

Trong thiết kế và sản xuất hàng mộc, thực tế còn rất nhiều những loại vậtliệu khác mà chúng ta có thể sử dụng Ví dụ: đá xẻ, gương kính, vải, da, sợi

Trang 28

III.MỐIQUAN HỆ GIỮA ĐỒ MỘC VỚI CON NGƯỜI

1 Quan hệ giữa đồ mộc với con người

Con người là nguồn gốc của mọi thiết kế Thiết kế sản phẩm mộc thựcchất là giải quyết mối quan hệ giữa con người với đối tượng thiết kế Mối quan

hệ ấy càng được nghiên cứu sâu sắc thì khả năng đáp ứng của đồ mộc đối vớinhu cầu sử dụng của con người càng hiệu quả

1.1 Mối quan hệ trực tiếp

Kích thước của mỗi sản phẩm được tạo ra đều dựa trên cơ sở kích thướccủa con người, có nghĩa là sản phẩm và con người có một mối quan hệ nhấtđịnh Trong thiết kế, kích thước của sản phẩm chịu sự chi phối bởi kích thước vàtrạng thái tư thế hoạt động của con người

Những mối quan hệ gắn liền với các hoạt động ổn định trong thời giantương đối dài như: ngồi, nằm, tì mặt, tựa được gọi là những mối quan hệ trựctiếp Trong mối quan hệ trực tiếp, các kích thước của sản phẩm thường có ràngbuộc tương đối chặt chẽ với kích thước con người hơn rất nhiều so với mối quan

hệ gián tiếp Ví dụ: Kích thước chiều cao của mặt ngồi luôn gắn liền với kíchthước từ đầu gối tới gót chân và tư thế ngồi của con người

Trang 29

1.2 Mối quan hệ gián tiếp

Mối quan hệ gián tiếp là mối quan hệ không phải trực tiếp Trong mốiquan hệ gián tiếp, kích thước của các sản phẩm ít chịu ràng buộc hơn bởi cáckích thước của con người, tất nhiên nó vẫn chịu sự chi phối nhất định Ví dụ:Chiều rộng tủ rộng hay hẹp một chút cũng không ảnh hưởng đến trạng thái ổnđịnh của con người

Mục đích của việc phân loại các mối quan hệ là để chúng ta có thể phântích yêu cầu sản phẩm trong thiết kế Sau khi phân tích, chúng ta sẽ thiết lậpđược hệ thống ưu tiên các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm

2 Quan hệ giữa hoạt động của con người với bố trí đồ mộc

Bố trí đồ mộc ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động của con người

2.1 Tác dụng của đồ mộc

Khi thiết kế, chúng ta đều cần phân tích tác dụng của đồ mộc đối với conngười Bởi tác dụng của chúng sẽ quyết định việc sắp đặt phù hợp với các hoạtđộng của con người

Trang 30

Ví dụ: Ghế để ngồi Chúng ta cần quan tâm tơí các vấn đề như: lối đi đểvào chỗ ngồi, tư thế ngồi, hướng nhìn khi ngồi (theo mục đích của việc ngồi),không gian quanh vị trí ngồi

Mỗi một sản phẩm được tạo ra đều có một chức năng nhất định theo mụcđích của người thiết kế Khi phân tích chức năng của sản phẩm cần chú ý tớimọi chức năng chính, chức năng phụ và cả những chức năng có thể phát sinhtrong quá trình sử dụng Ví dụ: Bàn làm việc, khi phân tích chịu lực, ta khôngnên chỉ tính tới lực tỳ tác dụng lên mặt bàn khi viết mà cần chú ý tới những tácđộng phát sinh như: vận chuyển, kê đặt, có những lúc nó có thể bị ngồi tựa lên;Hay ghế ngồi có đôi khi được sử dụng để kê hoặc đứng lên mặt ngồi Tất cảnhững vấn đề này đều phải được quan tâm một cách thấu đáo

2.2 Các kích thước trong bố trí đồ mộc

Khi bố trí các sản phẩm mộc trong phông gian nội thất, điều đầu tiên cầnquan tâm đó là công năng của sản phẩm đó Ngoài ra cần phải đặc biệt lưu ý đếntính thẩm mỹ, môi trường cũng như một số nguyên tắc mang tính truyền thốngvăn hoá

Trong phần này, chúng ta quan tâm chủ yếu đến các kích thước cần thiết

để đáp ứng công năng của sản phẩm, còn các nguyên tắc về thẩm mỹ và truyềnthống văn hoá sẽ được trình bày ở phần sau (Phần trang trí nội thất)

Nguyên tắc chung là phải đảm bảo tính tiện nghi, dễ lắp ráp và tính thẩm

mỹ của sản phẩm Đối với mặt ngồi bằng ván cứng không có khung, có thể liênkết đinh từ trên xuống Còn đối với mặt ngồi có khung, thường có giải pháp liênkết với các thang đỡ trên hệ chân từ dưới lên (tốt nhất là nên dùng vít)

- Phù hợp với khí hậu nơi sử dụng

- Có hình dạng, màu sắc đạt giá trị thẩm mỹ cao

Trang 31

Bài 2: TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ Mục tiêu:

Cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên tắc tạo dáng trong thiết kế sảnphẩm mộc

độ bền của sản phẩm được đặt lên hàng đầu và tính thẩm mỹ của sản phẩm bịcoi nhẹ Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sản xuất, hiện đạihơn, chính xác hơn, nguồn nguyên liệu đa dạng hơn thì vấn đề thẩm mỹ của sảnphẩm lại là mấu chốt chính quyết định đến giá trị của sản phẩm Cùng một loạinguyên liệu, cùng một loại hình sản phẩm, nhưng sản phẩm nào có mẫu mã,hình thức đẹp hơn, hấp dẫn hơn thì giá của nó có thể cao hơn hẳn so với sảnphẩm kia

Vậy tạo dáng sản phẩm là gì? Thực chất, tạo dáng sản phẩm mộc là mộtcông đoạn trong thiết kế sản phẩm ở đó, người thiết kế đưa ra các phương án vềhình dạng, dáng dấp của sản phẩm theo một số nguyên tắc mỹ thuật nhất định vàđặc biệt là người thiết kế có thể lồng ghép các ý tưởng sáng tạo của mình vàosản phẩm để sản phẩm có một ý nghĩa nào đó, đây chính là phần hồn của sảnphẩm

Trang 32

Ví dụ lưng tựa của một chiếc ghế, đơn thuần về mặt chức năng, nó chỉđược dùng để tựa lưng trong trạng thái ngồi nghỉ của con người Nhưng khi hìnhdạng của lưng tựa đó được cách điệu theo một hình nào đó, ví dụ hình trái tim,chúng ta sẽ có cảm nhận ngay đến tình yêu đôi lứa, ý nghĩ của người cảm nhận

sẽ được thu hút tới những tình cảm lứa đôi, sự trung thuỷ, sự lãng mạn hay sự uỷmị

Cái gì đã làm cho người ta có cảm giác như vậy? Đó chính là sự kỳ diệucủa thiết kế tạo dáng Tâm hồn của người thiết kế sẽ được thổi vào những sảnphẩm, đồ vật quanh ta làm cuộc số trở nên tươi đẹp hơn, thi vị hơn

Cụ thể trong thiết kế tạo dáng, người thiết kế sẽ phác ra những đường nét,hình khối mà họ tưởng tượng thấy với những tâm trạng, trạng thái tình cảm nhấtđịnh, nhưng không phải là vô thức mà họ phải luôn hướng tới cái mà họ đanglàm, sắp làm và sẽ làm Người thiết kết tạo dáng luôn luôn phải nghĩ tới họ đangthiết kế cái gì, chức năng chính là để làm gì, chức năng phụ là gì và đặc biệt là

họ phải có một vốn kiến thức nhất định về mỹ thuật Người thiết kế không thểchỉ đưa ra mẫu mã theo ý tưởng của mình mà không tuân theo những nguyên tắcthẩm mỹ bởi mục tiêu của thiết kế tạo dáng là nâng cao tính thẩm mỹ của sảnphẩm Người sử dụng không thể chấp nhận một sản phẩm có ý tưởng thiết kếnhưng không đẹp

1.2 Các đặc trưng tạo dáng

Với những khái niệm như trên về tạo dáng sản phẩm thì ta thấy ngườithiết kế đã tác động đến tâm lý người sử dụng thông qua thị giác Dáng của sảnphẩm được tạo ra trên cơ sở hình học và nhìn chung, chúng có thể được giảiphẫu thành các phần như sau:

- Điểm: Điểm là một chấm nhỏ tương đối trong một môi trường rộng lớnhơn nó rất nhiều lần Một chấm mực trên một mặt giấy được coi là một điểm;một thành phố lớn trên bản đồ thế giới cũng chỉ là một chấm nhỏ (điểm); trái đấtcủa chúng ta trong thiên hà cũng chỉ là một điểm chấm nhỏ

Trang 33

Điểm đánh dấu một vị trí trong không gian, không có chiều dài, chiềurộng và chiều sâu, nó tĩnh tại, vô hướng Điểm có thể đánh dấu sự kết thúc củamột đường, là giao điểm của hai đường hay là góc của một mặt phẳng, khối.

Trang 34

- Đường: Tập hợp của nhiều điểm sẽ tạo thành đường Chúng ta sẽ có đườngthẳng nếu điểm tịnh tiến theo một hướng và sẽ có đường cong nếu điểm chuyểndịch theo các hướng thay đổi Cần phải lưu ý khi vết của điểm dịch chuyển phảilớn hơn nhiều so với kích thước của điểm thì ta mới coi đó là đường.

Đường có một chiều đó là chiều dài Như vậy khác với điểm tĩnh tại vôhướng, đường có hướng xác định và có sự biến đổi Đặc trưng của đường là độdài, độ đậm nhạt và độ uốn lượn của nó

Một đặc trưng quan trọng của đường đó là hướng của đường Đường nằmngang cho ta cảm giác ổn định, ôn hoà, đường thẳng đứng lại cho ta cảm giáccân bằng Đường xiên lệch so với đường nằm ngang và thẳng đứng sẽ gợi cảmgiác trỗi dậy, rơi, bất ổn Đường cong lại cho ta những cảm giác về sức căng uốn

mà chính cảm giác này kết hợp với cảm giác động của những đường xiên đã tạo

ra những cảm giác chắc chắn hơn Chính những đường uốn lượn lên xuống đãtạo những nhịp điệu những nhịp thở rất gần gũi với sự phát triển tự nhiên

Trang 35

- Mặt: Vết của đường khi chuyển dịch sẽ tạo ra mặt, mặt sẽ là mặt phẳngnếu đường là đường thẳng và hướng dịch chuyển của chúng không đổi Trongthực tế, khi chiều dày của vật nhỏ hơn nhiều lần so với chiều dài và rộng thì tacũng coi vật đó có đặc trưng mặt.

Hình là đặc điểm cơ bản của mặt, nó được mô tả bởi những đường viềnbiên Nếu không có các đường viền biên của mặt chúng ta sẽ không thể nhận

Trang 36

thức chính xác về mặt Đặc trưng của mặt chính là hình dạng và chất liệu bềmặt.

Trang 37

- Khối: Cũng như vậy thì khối được cấu thành bởi nhiều mặt Đối vớikhối, trong tạo dáng chúng ta quan tâm tới các bề mặt (diện) của khối mà khôngphân biệt nó là đặc hay rỗng.

Với các hình thức như vậy, mỗi sản phẩm của chúng ta sẽ có những hìnhdáng tạo ra nét đặc trưng của sản phẩm Một sản phẩm có thể là dạng đường(mắc áo), đường kết hợp với mặt (bàn ghế "Xuân Hoà" hay thuần mặt nhưnhững sản phẩm bàn bằng ván nhân tạo

Trang 39

1.3 Cơ sở tạo dáng

Từ những hình thức đặc trưng tạo dáng như trên, khi tạo dáng ta cần xâydựng phương án trên cơ sở hình thành các điểm, đường, mặt, khối trên sản phẩmtheo ý đồ thiết kế

Khi thiết kế tạo dáng cần dựa trên một số cơ sở tạo dáng như sau:

- Chức năng chủ yếu và thứ yếu của sản phẩm

Mọi kiểu dáng được xây dựng phải dựa trên chức năng của sản phẩm Vídụ: giường nằm, rõ ràng chúng ta phải có một mặt phẳng đủ rộng để đáp ứngchức năng nằm của sản phẩm Cho dù chiếc giường có được tạo dáng thành hìnhtròn, vuông, ô van hay trái tim đi nữa thì nó vẫn phải đảm bảo một mặt nằmthuận lợi cho việc nghỉ ngơi

Ngoài ra các chức năng phụ của sản phẩm sẽ đóng vai trò tô điểm làmphong phú dáng điệu của sản phẩm

- Tạo dáng cần dựa trên các nguyên tắc thẩm mỹ để sản phẩm có chấtlượng thẩm mỹ tốt, giá trị cao

- Tâm lý người sử dụng

Cần có những điều tra về tâm lý, phong tục, tập quán của người sử dụngtrước khi tạo dáng

Trang 40

- Nguyên vật liệu sử dụng.

Chúng ta cần phải biết nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng trong thiết

kế là gì để có các tạo dáng phù hợp ở đây không những là để phù hợp côngnghệ sản xuất mà còn phù hợp với các ý niệm thẩm mỹ Ví dụ, sản phẩm đượcsản xuất bằng kim loại, kích thước của nó không nên quá lớn, gây cảm giác nặng

nề mà nên làm mảnh nhỏ, nhẹ nhàng, vừa tiết kiệm nguyên vật liệu, vừa tạodáng thanh thoát, song vẫn không yếu ớt

Ngày đăng: 30/08/2014, 14:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình là đặc điểm cơ bản của mặt, nó được mô tả bởi những đường viền biên. Nếu không có các đường viền biên của mặt chúng ta sẽ không thể nhận - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình l à đặc điểm cơ bản của mặt, nó được mô tả bởi những đường viền biên. Nếu không có các đường viền biên của mặt chúng ta sẽ không thể nhận (Trang 35)
Hình dạng được phân biệt nhờ những đường biên giới hạn, chính nhờ những đường này mà ta có thể phân biệt được hình này với hình khác. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình d ạng được phân biệt nhờ những đường biên giới hạn, chính nhờ những đường này mà ta có thể phân biệt được hình này với hình khác (Trang 43)
Hình ban đầu Sauk khi - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình ban đầu Sauk khi (Trang 104)
Hình ban đầu Sauk khi Array - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình ban đầu Sauk khi Array (Trang 106)
Hình 10-2. Hình cảm giác sai thường gặp. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 2. Hình cảm giác sai thường gặp (Trang 151)
Hình 10-1. Cảm giác sai Poggendorf. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 1. Cảm giác sai Poggendorf (Trang 151)
Hình 10-4. Cấu tạo cơ bản của nhãn cầu. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 4. Cấu tạo cơ bản của nhãn cầu (Trang 153)
Thị lực là 1; khi góc nhìn nhỏ nhất là 0.5’ thì thị lực là 2. Bảng thị lực thường dùng các chữ cái C hoặc E để nhận biết. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
h ị lực là 1; khi góc nhìn nhỏ nhất là 0.5’ thì thị lực là 2. Bảng thị lực thường dùng các chữ cái C hoặc E để nhận biết (Trang 154)
Hình 10-7. Cấu tạo cơ bản của não người. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 7. Cấu tạo cơ bản của não người (Trang 160)
Hình 10-8. Cấu tạo cơ bản của bán cầu đại não người. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 8. Cấu tạo cơ bản của bán cầu đại não người (Trang 161)
Hình 10-9. Cánh tay đòn xương cơ thể người. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 9. Cánh tay đòn xương cơ thể người (Trang 163)
Hình 10-11. Lực thao tác của cánh tay ở tư thế ngồi. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 11. Lực thao tác của cánh tay ở tư thế ngồi (Trang 166)
Bảng 10-6. Giới hạn tốc độ động tác và tần suất của các bộ phận của cơ thể - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Bảng 10 6. Giới hạn tốc độ động tác và tần suất của các bộ phận của cơ thể (Trang 167)
Bảng 10-7. Thời gian phản ứng của người đối với các loại tín hiệu kích thích. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Bảng 10 7. Thời gian phản ứng của người đối với các loại tín hiệu kích thích (Trang 169)
Bảng 10-9. ảnh hưởng của số lượng đối tượng lựa chọn đối với thời gian phản ứng. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Bảng 10 9. ảnh hưởng của số lượng đối tượng lựa chọn đối với thời gian phản ứng (Trang 170)
Hình 10-12. Phương hướng động tác của tay và thời gian phản ứng. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 12. Phương hướng động tác của tay và thời gian phản ứng (Trang 171)
Hình 10-13. Mặt và trục chuẩn đo cơ thể người. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 13. Mặt và trục chuẩn đo cơ thể người (Trang 173)
Hình 10-14. Kích thước cơ thể người tư thế đứng - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 14. Kích thước cơ thể người tư thế đứng (Trang 176)
Hình 10-16. Kích thước ngang cơ thể người Bảng 10-12. Kích thước cơ thể người tư thế đứng (mm) - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 16. Kích thước ngang cơ thể người Bảng 10-12. Kích thước cơ thể người tư thế đứng (mm) (Trang 177)
Bảng 10-14. Kích thước ngang của cơ thể người (mm) - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Bảng 10 14. Kích thước ngang của cơ thể người (mm) (Trang 178)
Hình 10-17. Phạm vi hoạt động của các bộ phận của cơ thể - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 17. Phạm vi hoạt động của các bộ phận của cơ thể (Trang 185)
Hình 10-20. phạm vi lớn nhất tay có thể với tới ở các trạng thái của tư thế. - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 20. phạm vi lớn nhất tay có thể với tới ở các trạng thái của tư thế (Trang 187)
Hình 10-19: Nhân tố tiếp cận dễ hình thành hình ảnh - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 19: Nhân tố tiếp cận dễ hình thành hình ảnh (Trang 193)
Hình 10-21: Nhân tố phương hướng dễ hình thành hình ảnh - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 21: Nhân tố phương hướng dễ hình thành hình ảnh (Trang 194)
Hình 10-20: Nhân tố tiệm biến dễ hình thành hình ảnh - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 20: Nhân tố tiệm biến dễ hình thành hình ảnh (Trang 194)
Hình 10-24: Nhân tố đóng kín dễ hình thành hình ảnh - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
Hình 10 24: Nhân tố đóng kín dễ hình thành hình ảnh (Trang 195)
3. HÌNH CHIẾU BÀN ĂN - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
3. HÌNH CHIẾU BÀN ĂN (Trang 214)
2. Hình chiếu của giường - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
2. Hình chiếu của giường (Trang 240)
3. Hình chiếu đứng một số loại giường - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
3. Hình chiếu đứng một số loại giường (Trang 246)
4. Hình ảnh một số loại giường - Giáo trình mô đun thiết kế sản phẩm mộc trình độ cao đẳng nghề
4. Hình ảnh một số loại giường (Trang 247)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w