1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm thủ công tại doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc – khối 7 – huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam

59 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na – một vị thần đẹp của dân tộc Chăm – thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của Nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”. Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của Trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Từ thế kỷ XVIII, trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn có viết: “Kỳ lam hương xuất tự đầu núi các xã thuộc hai phủ Bình Khang và Diên Khánh xứ Quảng Nam là tốt nhất; xuất tự Quy Nhơn và Phú Yên là thứ hai. Hương ấy là do ở ruột cây gió kết thành”. Sách “Thiên nam dư hạ tập” chép rằng hai nguồn Trà Đình, Ô Kim huyện Bồng Sơn; thôn Nha Ca, nguồn Cầu Bông, huyện Phù Ly và huyện Tuy Viễn đều hàng năm cống kỳ nam hương, tức là thứ ấy. Trầm hương được tạo ra từ cây Dó bầu (tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae). Đây là một mặt hàng rất quý giá và hiếm hoi được xếp vào những bảo vật, dùng để cố định hương thơm và làm dược liệu. Theo những nghiên cứu mới tại Nhật Bản và Trung Quốc thì Trầm hương có vài dược tính rất đáng chú ý: tác dụng trên hệ thần kinh trung ương – nghiên cứu tại Viện Đông Y Hyogo, Nhật Bản; tác dụng trên các phản ứng dị ứng – nghiên cứu tại Đại học Dược Wonkang, Iksan, Nam Hàn; tác dụng kháng u bướu – theo Joural of Natural Product (Sep 1981);… Ngoài ra, Trầm hương được xem là mặt hàng quý giá nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín ngưỡng tôn giáo.

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y A Na – một vị thần đẹp của dân tộc Chăm – thường hay dạo chơi trong những cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của Nữ thần tỏa ra, quyện vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”. Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ là một nguyên liệu chất thơm quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của Trầm hương Việt Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng giềng phương Bắc. Từ thế kỷ XVIII, trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý Đôn có viết: “Kỳ lam hương xuất tự đầu núi các xã thuộc hai phủ Bình Khang và Diên Khánh xứ Quảng Nam là tốt nhất; xuất tự Quy Nhơn và Phú Yên là thứ hai. Hương ấy là do ở ruột cây gió kết thành”. Sách “Thiên nam dư hạ tập” chép rằng hai nguồn Trà Đình, Ô Kim huyện Bồng Sơn; thôn Nha Ca, nguồn Cầu Bông, huyện Phù Ly và huyện Tuy Viễn đều hàng năm cống kỳ nam hương, tức là thứ ấy. Trầm hương được tạo ra từ cây Dó bầu (tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae). Đây là một mặt hàng rất quý giá và hiếm hoi được xếp vào những bảo vật, dùng để cố định hương thơm và làm dược liệu. Theo những nghiên cứu mới tại Nhật Bản và Trung Quốc thì Trầm hương có vài dược tính rất đáng chú ý: tác dụng trên hệ thần kinh trung ương – nghiên cứu tại Viện Đông Y Hyogo, Nhật Bản; tác dụng trên các phản ứng dị ứng – nghiên cứu tại Đại học Dược Wonkang, Iksan, Nam Hàn; tác dụng kháng u bướu – theo Joural of Natural Product (Sep 1981);… Ngoài ra, Trầm hương được xem là mặt hàng quý giá nhất do có những công dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín ngưỡng tôn giáo. Do vậy, người Việt Nam đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương từ rất lâu đời. Vào thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến buộc nhân dân phải cống nộp Trầm hương hàng năm; dưới triều Nguyễn, triều đình cắt đặt các đội canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy Trầm và nạp; vào thời 1 Pháp thuộc, chính quyền thực dân Pháp kiểm soát việc chặt đốn cây Dó bầu để khai thác Trầm; sau năm 1975, do bị bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây Dó bị bệnh, bị bom đạn hủy hoại nên sản sinh ra những loại trầm kỳ rất tốt. Những đội công nhân chuyên nghiệp được thành lập để khai thác Trầm hương, nguy hiểm rất nhiều song ma lực Trầm kỳ vẫn thôi thúc nhiều người “ngậm ngãi tìm trầm” đi sâu hơn vào đại ngàn, ai cũng mong kiếm được một ít “vốn liếng hời”. Bên cạnh những nguy hiểm, dân đi điệu đã vi phạm nghiêm trọng đến chủ trương quản lý và bảo vệ rừng. Đến cuối thập niên 90, nguồn Trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần như bị cạn kiệt, để bảo vệ tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn việc khai thác, mua bán Trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm. Trước nhu cầu tiêu dùng Trầm hương trên thế giới, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu phương pháp tạo trầm cho cây Dó bầu để khai thác Trầm hương và chưng cất thành tinh dầu Trầm hương. Ngày 17/9/2007, tại số 2 - Ngọc Hà - Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo “Cây Dó bầu và Trầm hương - Thực trạng và Định hướng phát triển”. Để phát triển cây Dó bầu và sản xuất Trầm hương hiệu quả, bền vững; Bộ giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau: Viện Khoa học Lâm nghiệp: chủ trì, phối hợp với Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Đại học Lâm nghiệp và các Viện, Trường khác trong cả nước tiếp tục nghiên cứu để sớm khẳng định: các loài Dó bầu có thể trồng ở từng vùng để cho năng suất Trầm cao nhất, kỹ thuật trồng Dó bầu và kỹ thuật tạo Trầm có hiệu quả cao, kỹ thuật chưng cất tinh dầu Trầm, công nghệ chế biến các sản phẩm từ Trầm, diễn biến thị trường các sản phẩm từ Trầm,… Hiện nay, cây Dó bầu và tinh dầu Trầm hương có giá trị rất lớn. Một cây Dó bầu 7 năm tuổi chưa cấy tạo Trầm được thu mua tại chỗ với giá 500.000 VNĐ; cây Dó đã tạo Trầm hương , thời gian tạo Trầm khoảng 2 năm, lượng Trầm hương thu được khoảng 1kg Trầm loại 5/cây, giá bán 100 USD/cây. Một lít tinh dầu Trầm hương có giá dao động từ 96.000-100.000 USD (năm 1993). Nước ta là một nước có điều kiện tự nhiên phù hợp để cây Dó bầu phát triển. Hiện nay, cây Dó bầu được trồng tập trung nhiều nhất ở một số tỉnh 2 như: Quảng Nam, Bình Phước, Bình Dương, Hà Tỉnh, Khánh Hòa, An Giang, Đăk Lăk, Gia Lai, Quảng Trị,… với khoảng 30.000 hecta. Trong đó, Quảng Nam là tỉnh có diện tích trồng Dó bầu rất lớn. Có nguồn nguyên liệu dồi dào, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc đã tiến hành chưng cất tinh dầu Trầm nhưng bằng phương pháp thủ công nên năng suất và hiệu suất thu hồi chưa cao, nên việc nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị dây chuyền chưng cất này là rất cần thiết. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu trầm thủ công tại doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc – Khối 7 – Huyện Núi Thành – Tỉnh Quảng Nam”. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình trồng cây Dó bầu ở Việt Nam Trầm hương là một loại cây cao từ 30 đến 40m, vỏ màu nâu xám, nứt dọc, dễ bóc vỏ và tước ngược từ gốc lên. Lá đơn mọc cách, phiến lá mỏng hình thuôn, dài 8-10cm, rộng 3,5-5,5cm, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt. Từ xa xưa, người Việt cổ và người Hán cổ đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương. Nó được coi như là một sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê giác… Tập trung nhiều nhất ở phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc; ở miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; ở Tây nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk; ở miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, đảo Phú Quốc. Đặc biệt thấy nhiều nhất trên dãy Trường Sơn. Trầm hương hay kỳ nam được hình thành từ thân gỗ của cây Dó bầu (Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte). Theo nguyên ngữ thì Trầm là chìm, hương là mùi thơm, thả xuống nước thì chìm, đốt lên thì thơm, vậy nên mới có tên gọi là trầm hương. Từ xưa, các vị vua phong kiến đã dùng Trầm hương làm vật cúng viếng. Trong y học cổ truyền, Trầm hương được coi là vị thuốc quý hiếm, được dùng để chữa trị rất nhiều bệnh. Trầm hương được tạo ở cây Dó bầu là do cây bị thương tích hoặc bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó, từ những vùng bị thương sẽ có hiện tượng tích tụ Trầm hương để chống lại các yếu tố nói trên, sản phẩm Trầm hương từ đó ra đời. Kỹ thuật cấy tạo Trầm nhân tạo ngày nay đã trở nên phổ biến với chất lượng không thua kém Trầm trong tự nhiên nhưng với thời gian nhanh hơn: Cây dó bầu chỉ sau trồng từ 6-7 năm là có thể cấy tạo trầm và sau thời gian từ 24 – 36 tháng kể từ khi cấy hóa chất là khai thác Trầm. Mặt khác, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp để cây dó bầu sinh trưởng và phát triển. 4 Những nguyên nhân trên đã làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển vườn cây dó bầu ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của “Hội Trầm hương Việt Nam” tính đến cuối năm 2004 có khoảng 22 tỉnh trong cả nước đã trồng cây dó bầu với diện tích trên 7.000 hecta trong đó diện tích có thể khai thác trầm vào khoảng 190 hecta. - Ở phía Bắc, một số tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ…vừa bắt đầu trồng trong năm 2004 do đó diện tích chưa cao. - Các tỉnh Miền Trung từ Hà Tỉnh cho đến Khánh Hòa đã trồng trên 3.240 hecta, trong đó nhiều nhất là Hà Tỉnh (840 hecta), Quảng Bình (740 hecta), kế đến là Quảng Nam (425 hecta), và còn lại các tỉnh khác. - Tây Nguyên tổng diện tích trồng khoảng 1.700 hecta bao gồm các tỉnh Kon Tum (325 hecta), Gia Lai (225 hecta), Đắc Lắc (615 hecta), Đắc Nông (226 hecta) và Lâm Đồng (265hecta). - Các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trồng được khoảng 1.743 hecta bao gồm Đồng Nai (345 hecta), Tây Ninh (218 hecta), Bình Dương (230 hecta), và nhiều nhất là Bình Phước (950 hecta). - Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm có 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang (kể cả đảo Phú Quốc) với diện tích trồng khoảng 387 hecta. Tính pháp lý của việc trồng cây Dó bầu đã được Bộ NN và PTNN xác lập tại quyết định số 16/QĐ.BNN, ngày 15/3/2005 (cây Dó bầu - Aquilaria crassna thuộc danh mục cây trồng rừng sản xuất ở 6/9 vùng sinh thái lâm nghiệp). Theo ước tính, đến năm 2010 diện tích trồng trên cả nước vào khoảng 30.000 hecta, trung bình hàng năm diện tích tăng từ 2.500 – 4.000 hecta. 2.2. Tình hình mua bán Trầm hương và chưng cất tinh dầu Trầm trên thế giới Trầm hương có nhiều công dụng đặc biệt, khó có sản phẩm nào thay thế. Nhu cầu sử dụng Trầm hương vào mục đích làm thuốc chữa bệnh, làm hương liệu sản xuất hóa mỹ phẩm và dùng vào mục đích tín ngưỡng ngày càng tăng. Nó luôn là mặt hàng quý hiếm và đắt giá. Theo CITES, khối lượng mua bán Trầm hương trên thị trường thế giới thời kỳ 1995-1997 khoảng 1.350 tấn. Theo thống kê của TRP, khoảng mấy năm gần đây khu vực Đạo giáo và Hồi giáo sử dụng hơn 2.500 tấn Trầm các loại. Ngành hóa mỹ phẩm mỗi năm 5 nhu cầu khoảng 5.000 lít tinh dầu Trầm hương loại tốt, nhưng mới đáp ứng được khoảng 100 lít. Giá mua Trầm hương được tính theo kilogam tùy thuộc vào chất lượng. Vào năm 1993, giá bán Trầm tại thị trường Dubai (Arabia Saudi) dao động từ 27 USD/kg (loại thấp nhất) đến 10.000 USD/kg (loại tốt nhất). Trong năm 1996, trên thị trường Malaixia, 1 kg Trầm hương (loại tạp) được bán với giá 5 USD, trong khi đó 1 kg Trầm loại đầu bảng có giá 1.000 USD. Ở thị trường Anh, tinh dầu Trầm hương thương phẩm được mua bán với giá khoảng 64.000 bảng Anh/kg. Trầm hương mua bán trên thị trường hầu hết là khai thác từ thiên nhiên. Các nước có nguồn Trầm hương cung cấp cho thế giới tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan. Tuy nhiên, nạn khai thác Trầm hương vào những năm cuối thế kỉ XX có tính chất hủy diệt cây Dó, làm cho nguồn cung cấp Trầm hương trên thị trường ngày càng cạn kiệt. Chẳng hạn, năm 1993, Indonexia khai thác và xuất khẩu hơn 611 tấn thì năm 1997 chỉ còn 302 tấn; Campuchia năm 1995 khai thác và xuất khẩu 133,8 tấn thì 3 năm sau chỉ còn 13,2 tấn; Ấn Độ năm 1995 xuất khẩu 15,1 tấn thì năm 1997 chỉ còn 1,4 tấn. Malaixia là nước khai thác và xuất khẩu gỗ Trầm hương nhiều nhất. Năm 1991, lượng Trầm hương xuất khẩu của Malaixia chiếm 25% tổng lượng Trầm hương nhập khẩu của các nước A rập, trị giá chừng 2,25 triệu USD. Nước xuất khẩu Trầm đứng thứ hai là Singapo với khoảng 2,1 triệu USD. Tiếp đến là Inđônêxia, Thái Lan và Ấn Độ. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ Trầm hương với khối lượng đáng kể. Năm 1985, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 66.000 kg Trầm hương; đến năm 1990, nhập được 28.000 kg và tới năm 1994, Hoa Kỳ cũng đã nhập được 31.000 kg. Trước tình hình tiêu thụ Trầm hương lớn như thế, nhưng hiện nay chỉ có vài nước Châu Á là trồng được cây Dó bầu và chưng cất được tinh dầu Trầm hương như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,…chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tinh dầu của thế giới. Nhưng các xưởng chưng cất cũng còn nhỏ, thiết bị chưa hiện đại nên hiệu suất thu hồi cũng còn hạn chế. 6 2.3. Tình hình mua bán Trầm hương và chưng cất tinh dầu Trầm ở Việt Nam Cây Dó bầu đã từng được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Giờ đây, Bộ NN- PTNT đã đưa ra khỏi danh sách nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, diện tích trồng cây dó bầu ở nước ta hiện khoảng 30.000ha. Nếu được bảo đảm về chất lượng giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như công nghệ chế biến, chưng cất tinh dầu, cây Dó có thể mang lại giá trị siêu lợi nhuận. Hiện nay, diện tích cây Dó bầu ngày càng được mở rộng, nhưng đầu ra chưa ổn định nên gây cho bà con không ít khó khăn. Có những vườn Dó bầu trị giá hàng tỷ đồng nhưng chưa biết bán cho ai. Vậy có nên mở cửa cho trồng đại trà và khai thác Trầm hương không? Đó là câu hỏi được các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng đặt ra trong hội thảo khoa học đánh giá khả năng tạo trầm của cây dó bầu và thị trường tiêu thụ đã được Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 23-10-2008, tại Hà Nội. Sản phẩm Trầm hương, nhất là tinh dầu có thị trường tiềm năng rộng lớn vì đó là nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược quý hiếm mà ngành hương liệu - mỹ phẩm hướng tới để cho ra những sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm được coi là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp và sự quyến rũ của phụ nữ. Các ngành Đông Y, dược phẩm, các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo và Phật giáo, có nhu cầu sử dụng trầm hương ngày càng nhiều. Ở Việt Nam, theo thống kê của ngành thương mại từ năm 1986-1990, khai thác và xuất khẩu khoảng 1.136,9 tấn Trầm hương. Cũng như các nước khác, số lượng ngày càng giảm sút. Như năm 1985, khai thác và xuất khẩu 216,1 tấn thì năm 1990 chỉ còn 73,4 tấn. Những năm tiếp theo, khối lượng Trầm hương mua bán trên thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên nhiên đã cạn kiệt và bị ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước và Công ước Quốc tế cấm mua bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), nên cung cách xa cầu, làm cho giá cả càng tăng lên. Tinh dầu Hiện nay, tìm mua được nhang Trầm khá hiếm và giá rất mắc. Trầm hương còn mắc hơn gấp bội, tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất một lít tinh dầu Trầm hương có giá từ 5.000 đến 100.000 USD. 7 Bảng 2.1. Giá mua bán một số loại tinh dầu trên thế giới Số TT Tên cây Tên khoa học Tên thương phẩm (tiếng Anh) Giá 1 kg tinh dầu (đô la Mỹ) Ghi chú 1 Cam chanh Citrus sinensis (L.) Osbeck Orange oil 1,87-2,25 Năm 1990 2 Bạc hà á Mentha arvensis L. var. piperascens Malinv. Ex Holimes Cornmint oil 22,00 - 3 Bạch đàn Eucalyptus globulus Labill, E. polybractea R.T. Baker… Eucalyptus oil cineole type 6,60 - 4 Chanh Citrus limon (L.) Burm. f. Lemon oil 17,60 - 5 Trầm hương Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte và A. malaccensis Lamk. Agar wood oil 96.000- 100.000 1993 6 Quế Cinnamomum cassia J.S. Presl. Chinese cassia bark oil 52-70 Tinh dầu vỏ quế (Theo tài liệu của Lawrence,1993; Chung R.C.K & Purwaningsh, 1999). Tinh dầu Trầm hương có giá trị và thu lợi nhuận kinh tế cao như vậy nhưng việc sản xuất tinh dầu Trầm hương từ trước đến nay tại Việt Nam vẫn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Phương pháp thủ công này gọi là “lôi cuốn hơi nước”, phương pháp này dễ thực hiện, ít tốn kém nhưng sản lượng 8 tinh dầu lấy ra còn hạn chế. Những xưởng chế biến tinh dầu Trầm hương mọc lên trên khắp cả nước, nhưng chủ yếu bằng công nghệ thủ công nên chất lượng và năng suất còn thấp. Nhiều nhóm doanh nhân ở Thái Lan cũng đến Việt Nam đầu tư dây chuyền chưng cất tinh dầu Trầm cũng chưa giải quyết được đầu ra cho các chủ vườn Dó bầu. 2.4. Tình hình chưng cất tinh dầu Trầm tại Quảng Nam 2.4.1. Diện tích cây Dó bầu trong tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam là tỉnh có diện tích đất trồng cây Dó bầu lớn trong cả nước, chủ yếu tập trung ở huyện Tiên Phước. Số lượng và diện tích cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước năm 2004 được thể hiện ở bảng tổng hợp sau đây: Bảng 2.2. Số lượng và diện tích cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước (Năm 2004) TT Tên xã Tổng số cây Diện tích (ha) 01 Tiên Lãnh 13.140 11,94 02 Tiên Ngọc 10.758 9,77 03 Tiên Hiệp 4.758 4,32 04 Tiên An 34.374 31,25 05 Tiên Cảnh 3.504 3,18 06 Tiên Mỹ 2.259 2,05 07 Tiên Kỳ 7.722 7,02 08 Tiên Châu 130 0,12 09 Tiên Phong 2.400 2,18 10 Tiên Lộc 2.870 2,61 11 Tiên Lập 4.068 3,70 12 Tiên Thọ 5.159 4,69 13 Tiên Sơn 3.012 2,74 14 Tiên Cẩm 3.450 3,14 15 Tiên Hà 2.214 1,93 ∑ 99.728 90,64 9 Ngoài ra, cây Dó bầu còn được trồng rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh như huyện Nông Sơn, Hiệp Đức, … Hiện nay, các cây Dó từ 5-7 tuổi rất nhiều. 2.4.2. Tình hình tiêu thụ và chưng cất tinh dầu Trầm Hiện nay, Quảng Nam có hai cơ sở chưng cất tinh dầu Trầm, một là doanh nghiệp Hồng Ngọc ở khối 7, thị trấn Núi Thành và hai là xưởng của ông Phùng ở Tam Xuân 2, Núi Thành. Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc được thành lập vào năm 2005, chủ doanh nghiệp là bà Nguyễn Thị Ngọc. Bên cạnh việc chế tác các sản phẩm mỹ nghệ, Doanh nghiệp còn chưng cất tinh dầu Trầm từ cây Dó. Cả dây chuyền có 64 nồi và được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Tùy từng loại nguyên liệu mà thời gian và lượng tinh dầu thu được khác nhau. Với nguyên liệu tốt thì khoảng 700-800kg Dó thì thu được 1 lít tinh dầu, còn nguyên liệu bình thường thì từ 2-3 tấn Dó mới thu được 1 lít tinh dầu. Giá bán tinh dầu dao động từ 8.000-11.000 USD/lít. Đầu ra của tinh dầu Trầm hương Hồng Ngọc chủ yếu là xuất khẩu qua các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Ai Cập,… Bên cạnh việc chiết xuất tinh dầu Trầm, Doanh nghiệp còn thu mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây Dó đã có Trầm, góp phần giải quyết một lượng lao động lớn của tỉnh Quảng Nam. 2.5. Nguyên lý chưng cất Chưng là phương pháp dùng để tách các hỗn hợp lỏng cũng như các hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi của các cấu tử khác nhau). 10 [...]... trình công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm - Phân tích ưu, nhược điểm của công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm - Một số biện pháp cải tiến công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất thu hồi tinh dầu Trầm 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tư ng nghiên cứu Cây Dó bầu: nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, tính đặc thù của cây Dó bầu Kỹ thuật tạo Trầm cho... Nhưng hiện nay, công nghệ và thiết bị của dây chuyền chưng cất tinh dầu Trầm thủ công còn là dấu hỏi lớn Chưa có nhiều công trình nghiên cứu cách lấy tinh dầu từ cây Dó bầu Vì thế, việc nghiên cứu công nghệ và thiết bị của dây chuyền này là cấp thiết 2 .7. 3 Đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất thu hồi tinh dầu Trầm Đây là dây chuyền chưng cất thủ công nên hệ thống dây... hiệu suất thu hồi tinh dầu Trầm cao Sau quá trình nghiên cứu công nghệ thiết bị của dây chuyền này, tôi đề xuất vài biện pháp cải tiến nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất thu 13 hồi tinh dầu Trầm cho xưởng chưng cất của Doanh nghiệp Hồng Ngọc nói riêng và các xưởng thủ công trong cả nói chung 2.8 Các nội dung nghiên cứu chính - Tìm hiểu đặc điểm của cây Dó bầu - Tìm hiểu kỹ thuật tạo trầm cho cây Dó... trình công nghệ chưng cất tinh dầu Trầm 4.5.1 Cơ sở lý thuyết của quá trình chưng cất Chưng cất tinh dầu nhằm mục đích tách phần dầu theo nhiệt độ sôi của các cấu tử có trong dầu mà không xảy ra sự phân hủy Hơi nhẹ bay lên và ngưng tụ thành chất lỏng Tùy theo biện pháp tiến hành chưng cất mà người ta 30 phân chia quá trình thành chưng đơn giản, chưng phức tạp, chưng cất trong chân không và chưng cất. .. tế và xã hội đang là vấn đề có ý nghĩa quan trọng Cây Dó bầu đã tạo Trầm mang lại giá trị kinh tế rất lớn nên việc nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh thái của nó; phương pháp cấy tạo Trầm để tìm ra hướng tác động thích hợp nhằm thu được lượng tinh dầu cao nhất là cần thiết 2 .7. 2 Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm thủ công Tinh dầu Trầm có giá trị rất lớn Nhưng hiện nay, công. .. cho cây Dó bầu Công nghệ và các thiết bị trong dây chuyền chưng cất tinh dầu trầm thủ công 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập các thông tin liên quan trên các tạp chí, các bài báo, từ mạng internet và các sách chuyên ngành Phỏng vấn trực tiếp chủ vườn trồng cây dó bầu; chủ doanh nghiệp, các kỹ sư và công nhân làm việc tại dây chuyền chưng cất tinh dầu trầm 3.2.2 Phương... dầu Trầm có mùi thơm tư ng tự như mùi tinh dầu hương lau và tinh dầu đinh hương do trong thành phần của tinh dầu có các cấu tử dạng tự do 20 Tinh dầu Trầm hương có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d . Quy trình công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm - Phân tích ưu, nhược điểm của công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm - Một số biện pháp cải tiến công nghệ và thiết bị nhằm nâng. công nghệ và thiết bị dây chuyền chưng cất này là rất cần thiết. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu trầm thủ công tại. cấy tạo Trầm để tìm ra hướng tác động thích hợp nhằm thu được lượng tinh dầu cao nhất là cần thiết. 2 .7. 2. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm thủ công Tinh dầu Trầm có

Ngày đăng: 29/08/2014, 21:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w